Tìm hiểu về Herbert Spencer - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lý thuyết Đại cương sơ cấp | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tìm hiểu về Herbert Spencer - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lý thuyết Đại cương sơ cấp | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

267 134 lượt tải Tải xuống
CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU HERBERT SPENCER (1820-1903)
I. Tiểu sử:
Herbert Spencer nhà triết học hội học, một trong những trí thức tiêu
biểu nhất của thời đại Victoria - khoảng thế kỉ thứ 19, được giới triết học xem
cha đẻ của triết học tiến hóa, một trong những người đặt nền tảng vững
chắc cho sự phát triển của xã hội học.
1. Cuộc đời:
Herbert Spencer sinh ngày 27 tháng 4 năm 1820 tại Derbyshire, Anh.
Herbert Spencer chưa hề được đào tạo qua một trường lớp chính quy nào
nhưng lại kiến thức uyên thâm về cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học
hội. Toàn bộ tri thức của ông được chủ yếu nhờ tự học kết hợp
với sự rèn giũa của người thân trong gia đình, đặc biệt cha chú
ông.
Gia đình ông truyền thống về giáo dục. Cha của ông, William
George Spencer, được biết đến người sáng lập của một trường học sử
dụng phương pháp giảng dạy độc đáo. George ban đầu tập trung vào
giáo dục Herbert về khoa học, đồng thời, sau này Herbert được giới
thiệu về duy triết học thông qua cách thành viên của George trong
Hội Triết học Derby. Chú của ông, Thomas Spencer, đã đóng góp trong
quá trình giáo dục Herbert bằng cách hướng dẫn ông về toán học, vật lý,
tiếng Latinh và tư duy tự do và chính trị tự do thương mại.
Với nền tảng tri thức, tưởng chịu ảnh hưởng lớn bởi cha chú
mình, Spencer kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên
ông bắt đầu thực sự chú ý tới hội học từ năm 1873. Quan điểm
tưởng hội học của ông chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi bối cảnh
kinh tế nước Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Thời điểm đó Anh
Chủ nghĩa Tư Bản phát triển tới đỉnh cao, xã hội Anh rất phồn thịnh
Cả cuộc đời, ông chưa từng kết hôn sau này thì qua đời vào ngày 8
tháng 12 năm 1903 tại Brighton, Sussex. Ông được an táng tại Nghĩa
trang Gate gần mộ của George Eliot và Karl Marx.
2. Sự nghiệp:
Ông đã từng làm kỹ xe lửa nhà báo trước khi đạt được tiếng
vang nhờ các tác phẩm của mình:
- Từ năm 1841 đến 1845, ông đã cộng tác với cách một nhà
báo chuyên về kinh tế hội học trong 2 chuyên mục với các
chủ đề dành riêng cho khoa học thời điểm ấy cùng các phong trào
về quyền bầu cử.
- Từ năm 1848 đến 1853, ông biên tập viên phụ của tạp chí
Kinh tế. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đồng thời xuất
bản cuốn sách đầu tiên của mình vào khoảng năm 1950.
Về sau, các tác phẩm của Spencer nhận được nhiều sự chú ý bởi các nhà
xuất bản hàng đầu nước Anh. vậy, Spencer đã quyết định kiếm sống
bằng việc viết lách. Chuyển đến London sinh sống, ông góp mặt vào
câu lạc bộ những quý ông đẳng cấp nhất giao lưu vớicủa thành phố
các nhà thông thái hàng đầu thời kỳ đó.
Không lâu trước khi qua đời, năm 1901, Spencer đã được đề cử giải
thưởng Nobel Hòa Bình và một năm sau đó là giải Nobel Văn học.
Tới năm 1944, Herbert Spencer được nhận giải thưởng danh giá Nobel
Sinh học hoặc Y học cho những khám phá liên quan đến các chức
năng biệt hóa cao của các sợi thần kinh đơn lẻ.
3. Tác phẩm chính:
- Tĩnh học xã hội (1950)
- Chuyên luận "Cơ sở của Tâm lý học" (1955)
- Nghiên cứu xã hội học (1873)
- Các nguyên lý xã hội học (1876 - 1896)
- Xã hội học mô tả (1873 - 1881)
- Người chống lại nhà nước (1884)
- Hệ thống Triết học Tổng hợp (1862 - 1896)
Kết luận: thể nhận thấy rằng, trong suốt cuộc đời cống hiến gần hết cho
công cuộc nghiên cứu, đi cùng với đó nổi bật tinh thần tự học hăng say
của mình, Spencer đã để lại một sự nghiệp thành công với những đóng góp
to lớn cho nhân loại trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong
ngành xã hội học.
II. Tư tưởng xã hội học chủ yếu:
Nội dung tưởng chủ yếu đóng vai trò quan trọng nhất trở thành sở để
Spencer mở rộng các công trình đóng góp của mình chính tưởng, quan
điểm tiến hóa xã hội.
Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, hội vận động phát triển theo quy
luật. Spencer đưa ra giải thích rằng: chỉ nhân nào, hệ thống hội nào
khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới thể tồn tại
được trong cuộc đấu tranh sinh tồn - đây chính khái niệm “survival of the
fittest” - “sự sống sót của những kẻ phù hợp nhất”. Tuy một vài quan
điểm bác bỏ công sức sáng tạo ra định nghĩa này của Spencer cho rằng ông
chỉ người điều chỉnh định nghĩa ấy, song không thể phủ nhận chính
tưởng nổi bật nhất của ông. Khái niệm “sự sống sót của những kẻ phù hợp nhất”
lần đầu xuất hiện trong tác phẩm Những nguyên Sinh học (1864) của Spencer.
Trong đó ông đã phát hiện sự song hành giữa những ý tưởng của mình
Charles Darwin (nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh) về thế giới tự
nhiên: sự sống sót của những người phù hợp nhất của Spencer đã thể hiện khái
niệm “chọn lọc tự nhiên” của Darwin. Trong khi Darwin tập trung vào sinh học
để nghiên cứu về sự tiến hóa, Spencer cho rằng duy tiến hóa thể được
áp dụng một cách rộng rãi hơn thế: điều khiển cả hội nói chung. Ngày
nay, tên tuổi của Spencer gắn liền với “chủ nghĩa Darwin hội”, cho rằng
những con người xứng đáng với thành quả họ tạo ra: người thành công xứng
đáng được hưởng thành quả, còn kẻ thất bại đáng phải chịu sự thất bại do mình
gây nên.
Bên cạnh đó, một tưởng khác của Spencer cũng nhận được nhiều sự chú ý
đó ông chủ trương rằng hội học phải hướng tới tìm ra các quy luật
nguyên chung, bản để giải thích hiện thực hội. tưởng này của ông
chịu ảnh hưởng bởi một số ngành khoa học tự nhiên như vật học khoa học
thực chứng của Auguste Comte.
III. Những đóng góp của Herbert Spencer cho xã hội học:
1. Các đóng góp tiêu biểu:
1.1. Nguyên lý cơ bản của xã hội học Spencer:
a. Xã hội như là cơ thể sống:
Từ thuật ngữ “xã hội học” của Comte, Spencer đã định nghĩa hội học
“khoa học về các quy luật các nguyên tổ chức của hội”.
đây, ông hiểu xã hội như là các “cơ thể siêu hình hữu cơ”.
Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, hữu cơ, hội cũng vận
động phát triển theo quy luật. Chính vì thế mà:
- hội học nhiệm vụ phát hiện ra quy luật, nguyên của cấu trúc
và của .quá trình của xã hội
- hội học tập trung vào việc tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm
chung, phổ biến phổ quát, những mối liên hệ nhân quả giữa các sự
vật, hiện tượng xã hội.
Spencer cho rằng thể vận dụng các nguyên khái niệm của sinh
vật học về cấu chức năng để nghiên cứu “cơ thể hội”. Một
nguyên bản nhất của hội học nguyên tiến hóa. Theo ông,
hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ hội
cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân
đến hội cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền
vững và ổn định.
Ngoài nguyên tiến hóa hội, Spencer cũng đưa ra một nguyên
khác. Ông nhận thấy rằng quy của thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ
thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa dẫn đến hình thành phát
triển các quá trình hội. Trong số đó quá trình điều tiết kiểm
soát, vận hành duy trì hoạt động quá trình phân chia các nguồn lực
giữa các bộ phận cấu thành nên hội. Do đó, hội học nhiệm vụ
chỉ ra các loại yếu tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ
bản chất của các quá trình đó. Spencer chia các “tác nhân của hiện
tượng xã hội” một số loạithành như sau:
- Thứ nhất, loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống
hội gồm các đặc điểm về trí tuệ, thể lực các trạng thái xúc cảm.
- Thứ hai, các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách
quan như các đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi.
- Thứ ba, loại biến (tác nhân) “tự sinh”, bắt nguồn từ các điều kiện
bên trong bên ngoài như quy dân số, mật độ dân số của hội
và các với nhau.mối liên hệ giữa các xã hội
Đây chính ba loại biến (tác nhân) rất quan trọng đối với quá
trình tiến hóa của xã hội.
Giống như thể sống, hội hàng loạt các nhu cầu tồn tại, điều
này đòi hỏi phải xuất hiện các quan hoạt động theo nguyên tắc
chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu của thể hội. Spencer
cho rằng, hội chỉ thể phát triển lành mạnh khi các quan chức
năng của hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của hội. thực
chất đây là chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
Spencer đã chỉ ra những điểm khác nhau giống nhau của thể
hội, so với với cơ thể sinh học, đó là:
- Đặc điểm khác nhau: hội thì được cấu thành bởi các bộ phận
khả năng ý thức tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp,
thông qua ngôn ngữ ký hiệu, .
- Đặc điểm giống nhau: cả thể hội thể sinh học đều khả
năng sinh tồn phát triển. Cả hai loại thể này đều tuân theo những
quy luật tăng kích cỡ của thể tăng tính chấtnhư làm trình độ
chuyên môn hóa chức năng. Các bộ phận của thể tác động lẫn
nhau chặt chẽ đến mức thay đổi một bộ phận kéo theo thay đổi các
bộ phận khác. Mỗi bộ phận một thể vi mô, một quan, một tế
bào: hội một hệ thống gồm các tiểu hội; thể sống thì được cấu
tạo bởi nhiều tế bào. Giống như các thể sống, với cách thể
siêu hình hữu cơ, hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy
thoái kế tiếp nhau, tức tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân v.v…
nhằm thích nghi với môi trường xung quanh.
b. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học:
Spencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, hội học hàng loạt
những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của
hội học bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu như các
hiện tượng, quá trình hội luôn gắn liền với các nhân, với tất cả
những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, hành động phức
tạp, đa dạng. Điều đó làm cho hội học không phải khoa học chính
xác mặc đối tượng nghiên cứu của hội học lịch sử tự nhiên sự
tiến hóa của các hội. Từ đó, Spencer phân biệt hai loại vấn đề: khó
khăn khách quan chủ quan.
- Khó khăn khách quan: liên quan tới vấn đề số liệu: rất khó đo lường
các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, tức các đặc điểm
nhân, các nhóm hội, trong khi các hiện tượng hội không ngừng
vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh
hưởng bởi trạng thái tình cảm tâm trạng hội; một số vấn đề
nghiên cứu này gây chú ý nhiều hơn một số vấn đề kia. Nhà hội học
lựa chọn một số vấn đề này bỏ qua, không nghiên cứu một số vấn đề
quan trọng khác.
- Khó khăn chủ quan: loại khó khăn này thường liên quan đến người
nghiên cứu: Chẳng hạn, tình cảm nhân như “thiên vị chính trị”,
“thiên vị giai cấp”, “thiên vị tôn giáo” đều thể gây ra những khó
khăn chủ quan trong nghiên cứu hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ
yếu vấn đề trình độ tri thức, kỹ năng tay nghề nghiên cứu của
nhà hội học; Làm thế nào để xác định trúng vấn đề mình nghiên
cứu?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ khách quan, chính xác chân
thực của phân tích hội học? Những vấn đề như vậy chủ yếu thuộc
về năng lực của người nghiên cứu.
Việc phân biệt vấn đề khách quan chủ quan của phương pháp luận
nghiên cứu chỉ mang tính ước lệ tương đối. Điều quan trọng là,
Spencer đã nhấn mạnh tính cấp bách cần thiết của việc nghiên cứu
các phương pháp làm khoa học. Các nhà khoa học cần nghiên cứu
tuân thủ các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn các kỹ thuật nghiên cứu
của xã hội học khi tiến hành nghiên cứu.
1.2. Xã hội học về loại hình xã hội và thiết chế xã hội:
Spencer sử dụng hai khái niệm “tĩnh học hội” “động học hội” của
Comte. Để từ đây, ông cho rằng, tĩnh học hội nghiên cứu trạng thái cân
bằng của một hội hoàn hảo; động học hội nghiên cứu quá trình tiến
tới sự hoàn hảo của hội. Spencer tin tưởng rằng, sự tiến hóa của hội tất
yếu sẽ đưa hội tiến từ hội thuần nhất, đơn giản hội đa dạng phức
tạp; từ trạng thái bất ổn định, không hoàn hảo trạng thái cân bằng, hoàn
hảo.
a. Phân loại các xã hội:
Cách thứ nhất: Phân loại hội thành hội quân hội công
nghiệp do Herbert Spencer căn cứ vào các đặc điểm của quá trình
tiến hoá tuần hoàn, bởi ông cho rằng quá trình tiến hóa hội từ kiểu
này sang kiểu kia phụ thuộc vào thể chế lãnh đạo của đất nước trong
từng thời kỳ. Hay nói cách khác: quá trình ấy còn tuỳ thuộc vào thời
kỳ chiến tranh hay hòa bình.
- hội quân sự chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung,
độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng chiến tranh.
Hoạt động của các cấu hội (các tổ chức hội) các nhân bị nhà
nước kiểm soát chặt chẽ.
- hội công nghiệp đặc trưng cấu tổ chức ít tập trung, ít độc
đoán để phục vụ các mục tiêu hội sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Mức độ kiểm soát của nhà nước đối với nhân các cấu hội
thấp.
dụ, tổ chức của hội thể chuyển đổi từ tập trung, độc đoán (kiểu
quân sự) sang phi tập trung, dân chủ (kiểu công nghiệp) rồi lại trở về
tập trung, độc đoán (kiểu quân sự) rồi lại sang kiểu công nghiệp, cứ thế
tuần hoàn.
Cách thứ hai: phân loại dựa trên việc chỉ ra phân tích các giai đoạn
tiến hóa hội, các đặc điểm cấu dân số của mỗi loại hội.
Theo cách phân loại này, hội tiến hóa từ hội đơn giản đến hội
hỗn hợp bậc một, đến hội hỗn hợp bậc hai, hội hỗn hợp bậc ba.
Tương ứng với mỗi loại hội tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều
chỉnh, hệ thống vận hành (gồm các cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn
hóa, phong tục, luật pháp, cộng đồng) và hệ thống phân phối.
dụ, cấu kinh tế hội đơn giản săn bắn, hái lượm, hội
hỗn hợp bậc một nông nghiệp, hội hỗn hợp bậc hai cũng
nông nghiệp nhưng sự phân công lao động phức tạp hơn trước,
hội hỗn hợp bậc ba công nghiệp. hội hỗn hợp thường quy
dân số lớn, mức độ phân hóa, chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với
xã hội đơn giản.
Như vậy, các hội hiện đại sẽ thuộc loại hội hỗn hợp bậc ba
nếu theo cách phân loại của Spencer.
b. Xã hội học về thiết chế xã hội:
Thiết chế hội khuôn mẫu, kiểu tổ chức hội đảm bảo đáp ứng
nhu cầu hội, đồng thời kiểm soát hoạt động của các nhân các
nhóm trong hội. ông cho rằng thiết chế hội nào giúp hội thích
nghi, tồn tại phát triển được thì thiết chế đó được duy trì củng cố.
Trong số các thiết chế hội ông đặc biệt chú ý tới thiết chế gia đình,
dòng họ, nghi lễ, chính trị, tôn giáo và kinh tế.
- Thiết chế gia đình dòng họ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu
bản của mọi loài, đó là duy trì nòi giống.
- Thiết chế nghi lễ đáp ứng nhu cầu liên kết kiểm soát các quan hệ
hội của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, hiệu,
nghi thức…
- Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên
trong và bên ngoài xã hội.
- Thiết chế tôn giáo yếu tố bản niềm tin vào lực lượng siêu
tự nhiên.
- Thiết chế kinh tế nhằm thực hiện yêu cầu thích nghi của tổ chức
hội đối với môi trường thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con
người về các sản phẩm và dịch vụ.
Spencer khi nghiên cứu về thiết chế hội đã cho rằng cả hội nói
chung các thiết chế hội nói riêng đều cùng tuân theo quy luật tiến
hóa.
2. Đánh giá vai trò các đóng góp của Spencer:
Thứ nhất: Các khái niệm đặc biệt nguyên hội học của Spencer
ý nghĩa rất quan trọng đối với phương diện thuyết của khoa học hội
học. Chẳng hạn như sau này, những phân tích về tác nhân của hội các
nguyên tiến hóa hội, nguyên về cấu hội của ông đóng vai trò
nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận trong hội học. Để phát
triển tưởng của Spencer, Durkheim - đại diện tiêu biểu cho trường phái chức
năng, đã tập trung nghiên cứu các bộ phận, các yếu tố khác nhau của tổ chức
hội trong việc đáp ứng các nhu cầu tồn tại của cả hệ thống xã hội.
Thứ hai: Mặc hội học của Spencer không tinh vi theo chuẩn mực, nhưng
đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các
trường phái thuyết hội học hiện đại, cũng như trở thành tiền đề
bản cho những trường phái hội học mới xuất hiện. Một số minh chứng
thể kể đến như: Cách tiếp cận cấu của Spencer đã được các nhà hội học
Durkheim, Parsons, Merton cùng những người khác kế thừa phát triển
thành trường phái cấu chức năng luận khá nổi tiếng trong hội học.
Hay bóng dáng của hội học Spencer còn in đậm nét trong cách tiếp cận hệ
thống, thuyết tổ chức hội, thuyết phân tầng hội các nghiên
cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội.
Cách phân tích của Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học
như quy mật độ dân số đã mở đầu cho trường phái sinh thái học
người (human ecology) “trường phái Chicago” (Chicago School) phát
triển thế kỷ XX. Các trường phái này quan tâm đến phân tích ảnh hưởng giữa
các quá trình dân số như tăng dân số, phân bố dân các quá trình hội như
phân hóa, cạnh tranh và lối sống thành thị.
Tựu chung lại, những đóng góp của ông tuy gặp nhiều tranh cãi, nhưng
chúng vẫn rất giá trị trong việc phục vụ cho nhu cầu của thời đại thể
hiện mong muốn thống nhất kiến thức với nhu cầu biện minh khoa học của
bản thân ông.
IV. Vị trí quan trọng của Spencer trong ngành xã hội học:
thể khẳng định rằng Herbert Spencer xứng đáng được xem một trong
những người đặt nền tảng vững chắc cho sự ra đời của hội học. Ông đã
để lại những đóng góp, di sản to lớn của mình trong sự nghiệp nghiên cứu, được
thể hiện qua những kho tàng tác phẩm - chính những kiệt tác của Spencer: kể
từ cuốn sách đầu của ông, “Tĩnh học về hội” (Social Statics) cho đến tập
cuối của bộ Nguyên lý xã hội học.
Các học giả công chúng hiện đại, một cách dễ hiểu, thể không hoàn toàn
tán đồng với những tưởng của ông hiện tại các tác phẩm cũng như tên
tuổi của Spencer không còn được chú ý cho lắm, thì ông vẫn được ghi nhận
tượng đài sức ảnh hưởng lớn tới lịch sử hình thành phát triển của
hội học.
NGUỒN THAM KHẢO CHÍNH:
1. Học viện Hành chính Quốc gia, "Chương II: Sự ra đời phát triển của hội
học", Giáo trình hội học đại cương, xuất bản lần 2, Nguyễn Hữu Khiển, Chủ
biên. Thành phố Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Nội, trang số
16-17.
2. Trường Đại học Trà Vinh, “Chương 1: Sự hình thành phát triển của hội
học”, Tài liệu giảng dạy môn hội học đại cương, Kiều Văn Đạt, biên soạn.
Lưu hành nội bộ, trang số 7.
3. Nguyễn Đức Chiện (2005), “Vài nét về một số khuynh hướng thuyết hội
học ở Châu Âu thế kỷ XX”, Tạp chí Xã hội học.
4. Harry Burrows, "Herbert Spencer", Britannica, Dec 4.2021.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8:
72. Bùi Ngọc Bình Minh
80. Nguyễn Bùi Bảo Ngọc
84. Hoàng Thị Lan Nhi
86. Chu Thị Kiều Nhung - nhóm trưởng
90. Nguyễn Hoàng Quyên
110. Nguyễn Bảo Trang
| 1/10

Preview text:

CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU HERBERT SPENCER (1820-1903) I. Tiểu sử:
Herbert Spencer là nhà triết học và xã hội học, một trong những trí thức tiêu
biểu nhất của thời đại Victoria - khoảng thế kỉ thứ 19, được giới triết học xem
là cha đẻ của triết học tiến hóa, và là một trong những người đặt nền tảng vững
chắc cho sự phát triển của xã hội học. 1. Cuộc đời:
● Herbert Spencer sinh ngày 27 tháng 4 năm 1820 tại Derbyshire, Anh.
● Herbert Spencer chưa hề được đào tạo qua một trường lớp chính quy nào
nhưng lại có kiến thức uyên thâm về cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã
hội. Toàn bộ tri thức của ông có được chủ yếu nhờ tự học và kết hợp
với sự rèn giũa của người thân trong gia đình, đặc biệt là cha và chú ông.
● Gia đình ông có truyền thống về giáo dục. Cha của ông, William
George Spencer, được biết đến là người sáng lập của một trường học sử
dụng phương pháp giảng dạy độc đáo. George ban đầu tập trung vào
giáo dục Herbert về khoa học, và đồng thời, sau này Herbert được giới
thiệu về tư duy triết học thông qua tư cách là thành viên của George trong
Hội Triết học Derby. Chú của ông, Thomas Spencer, đã đóng góp trong
quá trình giáo dục Herbert bằng cách hướng dẫn ông về toán học, vật lý,
tiếng Latinh và tư duy tự do và chính trị tự do thương mại.
→ Với nền tảng tri thức, tư tưởng chịu ảnh hưởng lớn bởi cha và chú
mình, Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và
ông bắt đầu thực sự chú ý tới xã hội học từ năm 1873. Quan điểm tư
tưởng xã hội học của ông chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi bối cảnh
kinh tế nước Anh cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Thời điểm đó ở Anh
Chủ nghĩa Tư Bản phát triển tới đỉnh cao, xã hội Anh rất phồn thịnh
● Cả cuộc đời, ông chưa từng kết hôn và sau này thì qua đời vào ngày 8
tháng 12 năm 1903 tại Brighton, Sussex. Ông được an táng tại Nghĩa
trang Gate gần mộ của George Eliot và Karl Marx. 2. Sự nghiệp:
● Ông đã từng làm kỹ sư xe lửa và nhà báo trước khi đạt được tiếng
vang nhờ các tác phẩm của mình:
- Từ năm 1841 đến 1845, ông đã cộng tác với tư cách là một nhà
báo chuyên về kinh tế và xã hội học trong 2 chuyên mục với các
chủ đề dành riêng cho khoa học thời điểm ấy cùng các phong trào về quyền bầu cử.
- Từ năm 1848 đến 1853, ông là biên tập viên phụ của tạp chí
Kinh tế. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đồng thời xuất
bản cuốn sách đầu tiên của mình vào khoảng năm 1950.
● Về sau, các tác phẩm của Spencer nhận được nhiều sự chú ý bởi các nhà
xuất bản hàng đầu nước Anh. Vì vậy, Spencer đã quyết định kiếm sống
bằng việc viết lách. Chuyển đến London sinh sống, ông góp mặt vào
câu lạc bộ những quý ông đẳng cấp nhất của thành phố và giao lưu với
các nhà thông thái hàng đầu thời kỳ đó.
● Không lâu trước khi qua đời, năm 1901, Spencer đã được đề cử giải
thưởng Nobel Hòa Bình và một năm sau đó là giải Nobel Văn học.
● Tới năm 1944, Herbert Spencer được nhận giải thưởng danh giá Nobel
Sinh lý học hoặc Y học cho những khám phá liên quan đến các chức
năng biệt hóa cao của các sợi thần kinh đơn lẻ. 3. Tác phẩm chính: - Tĩnh học xã hội (1950)
- Chuyên luận "Cơ sở của Tâm lý học" (1955)
- Nghiên cứu xã hội học (1873)
- Các nguyên lý xã hội học (1876 - 1896)
- Xã hội học mô tả (1873 - 1881)
- Người chống lại nhà nước (1884)
- Hệ thống Triết học Tổng hợp (1862 - 1896)
→ Kết luận: Có thể nhận thấy rằng, trong suốt cuộc đời cống hiến gần hết cho
công cuộc nghiên cứu, đi cùng với đó nổi bật là tinh thần tự học hăng say
của mình, Spencer đã để lại một sự nghiệp thành công với những đóng góp
to lớn cho nhân loại trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong ngành xã hội học.
II. Tư tưởng xã hội học chủ yếu:
Nội dung tư tưởng chủ yếu đóng vai trò quan trọng nhất và trở thành cơ sở để
Spencer mở rộng các công trình đóng góp của mình chính là tư tưởng, quan điểm tiến hóa xã hội.
Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy
luật. Spencer đưa ra giải thích rằng: chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có
khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại
được trong cuộc đấu tranh sinh tồn - đây chính là khái niệm “survival of the
fittest” - “sự sống sót của những kẻ phù hợp nhất”. Tuy có một vài quan
điểm bác bỏ công sức sáng tạo ra định nghĩa này của Spencer và cho rằng ông
chỉ là người điều chỉnh định nghĩa ấy, song không thể phủ nhận nó chính là tư
tưởng nổi bật nhất của ông. Khái niệm “sự sống sót của những kẻ phù hợp nhất”
lần đầu xuất hiện trong tác phẩm Những nguyên lý Sinh học (1864) của Spencer.
Trong đó ông đã phát hiện sự song hành giữa những ý tưởng của mình và
Charles Darwin (nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh) về thế giới tự
nhiên: sự sống sót của những người phù hợp nhất của Spencer đã thể hiện khái
niệm “chọn lọc tự nhiên” của Darwin. Trong khi Darwin tập trung vào sinh học
để nghiên cứu về sự tiến hóa, Spencer cho rằng tư duy tiến hóa có thể được
áp dụng một cách rộng rãi hơn thế: nó điều khiển cả xã hội nói chung. Ngày
nay, tên tuổi của Spencer gắn liền với “chủ nghĩa Darwin xã hội”, cho rằng
những con người xứng đáng với thành quả mà họ tạo ra: người thành công xứng
đáng được hưởng thành quả, còn kẻ thất bại đáng phải chịu sự thất bại do mình gây nên.
Bên cạnh đó, một tư tưởng khác của Spencer cũng nhận được nhiều sự chú ý
đó là ông chủ trương rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các quy luật và
nguyên lý chung, cơ bản để giải thích hiện thực xã hội. Tư tưởng này của ông
chịu ảnh hưởng bởi một số ngành khoa học tự nhiên như vật lý học và khoa học
thực chứng của Auguste Comte.
III. Những đóng góp của Herbert Spencer cho xã hội học:
1. Các đóng góp tiêu biểu:
1.1. Nguyên lý cơ bản của xã hội học Spencer:
a. Xã hội như là cơ thể sống:
● Từ thuật ngữ “xã hội học” của Comte, Spencer đã định nghĩa xã hội học
là “khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội”. Ở
đây, ông hiểu xã hội như là các “cơ thể siêu hình hữu cơ”.
● Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, hữu cơ và vô cơ, xã hội cũng vận
động và phát triển theo quy luật. Chính vì thế mà:
- Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra quy luật, nguyên lý của cấu trúc
và của quá trình của xã hội.
- Xã hội học tập trung vào việc tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm
chung, phổ biến, phổ quát và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự
vật, hiện tượng xã hội.
● Spencer cho rằng có thể vận dụng các nguyên lý và khái niệm của sinh
vật học về cơ cấu và chức năng để nghiên cứu “cơ thể xã hội”. Một
nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Theo ông,
xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ
cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã
đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định.
● Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer cũng đưa ra một nguyên lý
khác. Ông nhận thấy rằng quy mô của cơ thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ
thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa dẫn đến hình thành và phát
triển các quá trình xã hội. Trong số đó có quá trình điều tiết và kiểm
soát, vận hành và duy trì hoạt động và quá trình phân chia các nguồn lực
giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có nhiệm vụ
chỉ ra các loại yếu tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ
và bản chất của các quá trình đó. Spencer chia các “tác nhân của hiện
tượng xã hội” thành một số loại như sau:
- Thứ nhất, là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã
hội gồm các đặc điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm.
- Thứ hai, là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách
quan như các đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi.
- Thứ ba, là loại biến (tác nhân) “tự sinh”, bắt nguồn từ các điều kiện
bên trong và bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số của xã hội
và các mối liên hệ giữa các xã hội với nhau.
→ Đây chính là ba loại biến (tác nhân) rất quan trọng đối với quá
trình tiến hóa của xã hội.
● Giống như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại, và điều
này đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc
chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể xã hội. Spencer
cho rằng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức
năng của xã hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Và thực
chất đây là chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
● Spencer đã chỉ ra những điểm khác nhau và giống nhau của cơ thể xã
hội, so với với cơ thể sinh học, đó là:
- Đặc điểm khác nhau: Xã hội thì được cấu thành bởi các bộ phận có
khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp,
thông qua ngôn ngữ, ký hiệu.
- Đặc điểm giống nhau: cả cơ thể xã hội và cơ thể sinh học đều có khả
năng sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những
quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ
chuyên môn hóa chức năng. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn
nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở một bộ phận kéo theo thay đổi ở các
bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế
bào: xã hội là một hệ thống gồm các tiểu xã hội; cơ thể sống thì được cấu
tạo bởi nhiều tế bào. Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể
siêu hình hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy
thoái kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã v.v…
nhằm thích nghi với môi trường xung quanh.
b. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học:
● Spencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt
những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của
xã hội học bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu như là các
hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn liền với các cá nhân, với tất cả
những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, và hành động phức
tạp, đa dạng. Điều đó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính
xác mặc dù đối tượng nghiên cứu của xã hội học là lịch sử tự nhiên và sự
tiến hóa của các xã hội. Từ đó, Spencer phân biệt hai loại vấn đề: khó
khăn khách quan và chủ quan.
- Khó khăn khách quan: liên quan tới vấn đề số liệu: rất khó đo lường
các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, tức là các đặc điểm
cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng
vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh
hưởng bởi trạng thái tình cảm và tâm trạng xã hội; một số vấn đề
nghiên cứu này gây chú ý nhiều hơn một số vấn đề kia. Nhà xã hội học
lựa chọn một số vấn đề này mà bỏ qua, không nghiên cứu một số vấn đề quan trọng khác.
- Khó khăn chủ quan: loại khó khăn này thường liên quan đến người
nghiên cứu: Chẳng hạn, tình cảm cá nhân như “thiên vị chính trị”,
“thiên vị giai cấp”, “thiên vị tôn giáo” đều có thể gây ra những khó
khăn chủ quan trong nghiên cứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ
yếu là vấn đề trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề nghiên cứu của
nhà xã hội học; Làm thế nào để xác định trúng vấn đề mà mình nghiên
cứu?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ khách quan, chính xác và chân
thực của phân tích xã hội học? – Những vấn đề như vậy chủ yếu thuộc
về năng lực của người nghiên cứu.
● Việc phân biệt vấn đề khách quan và chủ quan của phương pháp luận
nghiên cứu chỉ mang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là,
Spencer đã nhấn mạnh tính cấp bách và cần thiết của việc nghiên cứu
các phương pháp làm khoa học. Các nhà khoa học cần nghiên cứu và
tuân thủ các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và các kỹ thuật nghiên cứu
của xã hội học khi tiến hành nghiên cứu.
1.2. Xã hội học về loại hình xã hội và thiết chế xã hội:
Spencer sử dụng hai khái niệm “tĩnh học xã hội” và “động học xã hội” của
Comte. Để từ đây, ông cho rằng, tĩnh học xã hội nghiên cứu trạng thái cân
bằng của một xã hội hoàn hảo; động học xã hội nghiên cứu quá trình tiến
tới sự hoàn hảo của xã hội. Spencer tin tưởng rằng, sự tiến hóa của xã hội tất
yếu sẽ đưa xã hội tiến từ xã hội thuần nhất, đơn giản → xã hội đa dạng phức
tạp; từ trạng thái bất ổn định, không hoàn hảo → trạng thái cân bằng, hoàn hảo.
a. Phân loại các xã hội:
● Cách thứ nhất: Phân loại xã hội thành xã hội quân sư và xã hội công
nghiệp là do Herbert Spencer căn cứ vào các đặc điểm của quá trình
tiến hoá tuần hoàn, bởi ông cho rằng quá trình tiến hóa xã hội từ kiểu
này sang kiểu kia phụ thuộc vào thể chế lãnh đạo của đất nước trong
từng thời kỳ. Hay nói cách khác: quá trình ấy còn tuỳ thuộc vào thời
kỳ chiến tranh hay hòa bình.
- Xã hội quân sự có cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung,
độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh.
Hoạt động của các cơ cấu xã hội (các tổ chức xã hội) các cá nhân bị nhà
nước kiểm soát chặt chẽ.
- Xã hội công nghiệp có đặc trưng là cơ cấu tổ chức ít tập trung, ít độc
đoán để phục vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Mức độ kiểm soát của nhà nước đối với cá nhân và các cơ cấu xã hội thấp.
Ví dụ, tổ chức của xã hội có thể chuyển đổi từ tập trung, độc đoán (kiểu
quân sự) sang phi tập trung, dân chủ (kiểu công nghiệp) rồi lại trở về
tập trung, độc đoán (kiểu quân sự) rồi lại sang kiểu công nghiệp, cứ thế tuần hoàn.
● Cách thứ hai: phân loại dựa trên việc chỉ ra và phân tích các giai đoạn
tiến hóa xã hội, các đặc điểm cơ cấu và dân số của mỗi loại xã hội.
Theo cách phân loại này, xã hội tiến hóa từ xã hội đơn giản đến xã hội
hỗn hợp bậc một, đến xã hội hỗn hợp bậc hai, xã hội hỗn hợp bậc ba.
Tương ứng với mỗi loại xã hội là tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều
chỉnh, hệ thống vận hành (gồm các cơ cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn
hóa, phong tục, luật pháp, cộng đồng) và hệ thống phân phối.
Ví dụ, cơ cấu kinh tế xã hội đơn giản là săn bắn, hái lượm, ở xã hội
hỗn hợp bậc một là nông nghiệp, ở xã hội hỗn hợp bậc hai cũng là
nông nghiệp nhưng có sự phân công lao động phức tạp hơn trước, và ở
xã hội hỗn hợp bậc ba là công nghiệp. Xã hội hỗn hợp thường có quy
mô dân số lớn, mức độ phân hóa, chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với xã hội đơn giản.
→ Như vậy, các xã hội hiện đại sẽ thuộc loại xã hội hỗn hợp bậc ba
nếu theo cách phân loại của Spencer.
b. Xã hội học về thiết chế xã hội:
● Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội đảm bảo đáp ứng
nhu cầu xã hội, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cá nhân và các
nhóm trong xã hội. ông cho rằng thiết chế xã hội nào giúp xã hội thích
nghi, tồn tại và phát triển được thì thiết chế đó được duy trì và củng cố.
Trong số các thiết chế xã hội ông đặc biệt chú ý tới thiết chế gia đình,
dòng họ, nghi lễ, chính trị, tôn giáo và kinh tế.
- Thiết chế gia đình và dòng họ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu cơ
bản của mọi loài, đó là duy trì nòi giống.
- Thiết chế nghi lễ đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ
xã hội của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức…
- Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên
trong và bên ngoài xã hội.
- Thiết chế tôn giáo có yếu tố cơ bản là niềm tin vào lực lượng siêu tự nhiên.
- Thiết chế kinh tế nhằm thực hiện yêu cầu thích nghi của tổ chức xã
hội đối với môi trường và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con
người về các sản phẩm và dịch vụ.
● Spencer khi nghiên cứu về thiết chế xã hội đã cho rằng cả xã hội nói
chung và các thiết chế xã hội nói riêng đều cùng tuân theo quy luật tiến hóa.
2. Đánh giá vai trò các đóng góp của Spencer:
Thứ nhất: Các khái niệm và đặc biệt là nguyên lý xã hội học của Spencer có
ý nghĩa rất quan trọng đối với phương diện lý thuyết của khoa học xã hội
học. Chẳng hạn như sau này, những phân tích về tác nhân của xã hội và các
nguyên lý tiến hóa xã hội, nguyên lý về cơ cấu xã hội của ông đóng vai trò là
nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận trong xã hội học. Để phát
triển tư tưởng của Spencer, Durkheim - đại diện tiêu biểu cho trường phái chức
năng, đã tập trung nghiên cứu các bộ phận, các yếu tố khác nhau của tổ chức xã
hội trong việc đáp ứng các nhu cầu tồn tại của cả hệ thống xã hội.
Thứ hai: Mặc dù xã hội học của Spencer không tinh vi theo chuẩn mực, nhưng
đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các
trường phái và lý thuyết xã hội học hiện đại, cũng như trở thành tiền đề cơ
bản cho những trường phái xã hội học mới xuất hiện. Một số minh chứng có
thể kể đến như: Cách tiếp cận cơ cấu của Spencer đã được các nhà xã hội học
Durkheim, Parsons, Merton cùng những người khác kế thừa và phát triển
thành trường phái cơ cấu – chức năng luận khá nổi tiếng trong xã hội học.
Hay bóng dáng của xã hội học Spencer còn in đậm nét trong cách tiếp cận hệ
thống, lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và các nghiên
cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội.
Cách phân tích của Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học
như quy mô và mật độ dân số đã mở đầu cho trường phái sinh thái học
người (human ecology) và “trường phái Chicago” (Chicago School) phát
triển ở thế kỷ XX. Các trường phái này quan tâm đến phân tích ảnh hưởng giữa
các quá trình dân số như tăng dân số, phân bố dân cư và các quá trình xã hội như
phân hóa, cạnh tranh và lối sống thành thị.
→ Tựu chung lại, những đóng góp của ông tuy gặp nhiều tranh cãi, nhưng
chúng vẫn rất có giá trị trong việc phục vụ cho nhu cầu của thời đại và thể
hiện mong muốn thống nhất kiến thức với nhu cầu biện minh khoa học của bản thân ông.
IV. Vị trí quan trọng của Spencer trong ngành xã hội học:
Có thể khẳng định rằng Herbert Spencer xứng đáng được xem là một trong
những người đặt nền tảng vững chắc cho sự ra đời của xã hội học. Ông đã
để lại những đóng góp, di sản to lớn của mình trong sự nghiệp nghiên cứu, được
thể hiện qua những kho tàng tác phẩm - chính là những kiệt tác của Spencer: kể
từ cuốn sách đầu của ông, là “Tĩnh học về xã hội” (Social Statics) cho đến tập
cuối của bộ Nguyên lý xã hội học.
Các học giả và công chúng hiện đại, một cách dễ hiểu, có thể không hoàn toàn
tán đồng với những tư tưởng của ông và dù hiện tại các tác phẩm cũng như tên
tuổi của Spencer không còn được chú ý cho lắm, thì ông vẫn được ghi nhận là
tượng đài có sức ảnh hưởng lớn tới lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học. NGUỒN THAM KHẢO CHÍNH:
1. Học viện Hành chính Quốc gia, "Chương II: Sự ra đời và phát triển của xã hội
học", Giáo trình xã hội học đại cương, xuất bản lần 2, Nguyễn Hữu Khiển, Chủ
biên. Thành phố Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang số 16-17.
2. Trường Đại học Trà Vinh, “Chương 1: Sự hình thành và phát triển của Xã hội
học”, Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương, Kiều Văn Đạt, biên soạn.
Lưu hành nội bộ, trang số 7.
3. Nguyễn Đức Chiện (2005), “Vài nét về một số khuynh hướng lý thuyết xã hội
học ở Châu Âu thế kỷ XX”, Tạp chí Xã hội học.
4. Harry Burrows, "Herbert Spencer", Britannica, Dec 4.2021.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8: 72. Bùi Ngọc Bình Minh 80. Nguyễn Bùi Bảo Ngọc 84. Hoàng Thị Lan Nhi
86. Chu Thị Kiều Nhung - nhóm trưởng 90. Nguyễn Hoàng Quyên 110. Nguyễn Bảo Trang