Tìm hiểu về nguồn Luật an ninh mạng - môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Tìm hiểu về nguồn Luật an ninh mạng - môn Truyền thông đa phương tiện| Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Đăng trên tạp chí Cộng sản ngày 25/9/2019. Tên bài: Hoàn
thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay.
Viết bởi Nguyễn Minh Chính.
Tóm tắt: - Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ
không gian mạng, bao gồm bảo vệ hệ thống thông tin quan
trọng, ngăn chặn vi phạm pháp luật, triển khai hoạt động bảo
vệ an ninh mạng, và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Luật này nhắm
đến việc nâng cao năng lực bảo vệ an ninh mạng, tăng cường
hiệu quả đấu tranh chống lại các hành vi tấn công, gián điệp,
chiếm đoạt thông tin.Những thách thức trong an ninh mạng:Các
thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để phá hoại nội bộ
và tuyên truyền kích động; tin giả, thông tin xấu độc đang lan
rộng; hệ thống mạng Việt Nam là mục tiêu của các cuộc tấn
công mạng quy mô lớn và nghiêm trọng.
2. Tạp chí Công thương. Đăng ngày 10/3/2023. Tên bài: Kết
quả nghiên cứu: Thực trạng an toàn thông tin mạng hiện
nay ở Việt Nam và giải phóng phòng chống vi phạm pháp
luật trên không gian mạng. Viết bởi: THS. Lâm Đông Hồ - ThS. Nguyễn Xuân Hoàng Tóm tắt
An toàn thông tin: Bảo vệ dữ liệu, hệ thống trên mạng
khỏi truy cập, sử dụng, tiết lộ trái phép.An ninh mạng:
Đảm bảo không gian mạng không gây hại cho an ninh
quốc gia, trật tự xã hội, quyền lợi cá nhân.Tội phạm sử
dụng công nghệ cao:Sử dụng công nghệ cao để phạm
tội. Thực trạng an toàn thông tin mạng tại Việt
Nam: Tình trạng phức tạp, liên tục xảy ra tấn công, xâm
nhập dữ liệu; năm 2019-2020, số vụ tấn công mạng
giảm do các biện pháp phòng ngừa được nâng cao. Giải pháp phòng chống:
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức.
Trau dồi kỹ năng nhận diện tấn công mạng.
Sử dụng biện pháp kỹ thuật để phòng vệ.
Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ, phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan chuyên trách.
3. Tạp chí Tuyên giáo. Đăng bài: 17/7/2018. Tên bài: Hiểu về
Luật An ninh mạng. Viết bởi: Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Minh Huế.
Tóm tắt: Đại hội Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh
mạng vào ngày 12/6/2018 nhằm bảo vệ: An ninh quốc gia
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng Luật quy định rõ về:
Phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm an ninh mạng
như tuyên truyền chống nhà nước, gián điệp mạng, tấn công mạng
Triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng như thẩm
định, giám sát, ứng phó sự cố
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bảo vệ an ninh mạng.
4. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Đăng ngày: 1/3/2019. Tên
bài: Luật An ninh mạng – 1 bảo đảm quan trọng trong
thực thi quyền con người. Viết bởi: TS. CAO ĐỨC
THÁI-ThS. VŨ TRỌNG LÂM
Tóm tắt: Luật An ninh mạng được thông qua vào năm
2018, có hiệu lực từ năm 2019 nhằm bảo vệ an ninh
quốc gia và quyền con người.
Các thế lực thù địch đã chống phá Luật An ninh mạng,
cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư và tự do ngôn luận.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy các quyền con người được
bảo đảm, bao gồm quyền tự do ngôn luận và sử dụng internet.
Luật An ninh mạng tuân thủ Hiến pháp, pháp luật quốc
tế và chỉ hạn chế những hành vi vi phạm an ninh quốc
gia, xâm hại quyền lợi hợp pháp.
Luật không vi phạm quyền riêng tư hay tự do ngôn luận,
mà ngược lại bảo vệ quyền con người khỏi thông tin sai lệch và độc hại.
Quốc gia có quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên không
gian mạng và yêu cầu các doanh nghiệp mạng lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Luật An ninh mạng là công cụ bảo vệ quyền con người,
bảo vệ đất nước khỏi các hành vi phá hoại và chống chế độ.
5. Tạp chí Lý luận chính trị. Đăng ngày: 27/7/2020. Tên bài:
Nhìn lại 1 năm thực hiện pháp luật về an ninh mạng.
Viết bởi: PGS, TS Nguyễn Thị Ngọc Hoa và ThS Bùi Thị Long.
Tóm tắt: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Luật An ninh mạng
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng.
Cải thiện thể chế pháp lý về thực hiện pháp luật nói
chung và pháp luật về an ninh mạng nói riêng.
Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật về an ninh mạng.
Bổ sung thêm chế tài mạnh mẽ hơn để răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước
cần tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh mạng.
6.Trên trang: Trường Đại học An ninh nhân dân. Tên
bài: Luật An ninh mạng và vấn đề con người. Người viết: Nguyễn Viết tăng
Tóm tắt: về Luật An ninh mạng và vấn đề con người
1. Luật An ninh mạng
Bảo vệ an ninh mạng quốc gia.
Ngăn chặn xâm phạm quyền con người trên không gian mạng.
2. Các quy định về bảo vệ quyền con người
Luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm: quyền sống, tự do,
riêng tư, uy tín, tự do ngôn luận.
Luật không cấm các công ty nước ngoài cung cấp dịch
vụ trực tuyến hoặc cấm sử dụng không gian mạng.
3. Phản ứng của các đối tượng thù địch
Xuyên tạc Luật vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Kích động phản đối Luật.
4. Ý kiến phản bác
Luật An ninh mạng không vi phạm quyền tự do ngôn
luận hoặc quyền riêng tư.
Luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân
và tổ chức trên không gian mạng.
6. Tạp chí Tia sáng. Đăng ngày: 9/3/2021. Tên bài: Phổ cập
Luật An ninh mạng ở bậc phổ thông: Dạy gì, tránh gì?
Tóm tắt: Nội dung giáo dục:Nêu được các khái niệm cơ bản
về an ninh mạng; Bảo vệ thông tin cá nhân trước các mối đe
dọa; Hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong sử dụng
mạng.Đánh giá hiệu quả giáo dục: cần được thiết kế để
không chỉ tuyên truyền mà còn phát triển tư duy biện luận
pháp lý; Cần tích hợp nội dung vào các môn học sẵn có như
Tin học, Giáo dục công dân, Ngữ văn.Bất cập trong cách
định hình tư duy về an ninh mạng:Việc phổ cập Luật An
ninh mạng chỉ tập trung vào khía cạnh địa-chính trị quân đội,
bỏ qua khía cạnh xã hội của an ninh mạng.Vị trí của an
ninh mạng trong giáo dục phổ thông: phân biệt giữa an
ninh xã hội trên mạng và an ninh quốc phòng trong an ninh mạng
8.Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Đăng ngày: 8/5/2018 .Tên
bài: Làm sao để các quy định mới của Luật An ninh mạng
ảnh hưởng ít nhất tới DN?. Người viết: Anh Quyên.
Tóm tắt: Tại Hội thảo về xây dựng dự thảo Luật An ninh
Mạng, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh cần xác
định rõ các hành vi đe dọa an ninh mạng và cân nhắc hài
hòa giữa an ninh và phát triển công nghệ thông tin. Các
quy định dự thảo Luật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
doanh nghiệp công nghệ, bao gồm tăng chi phí hoạt động,
tuân thủ và giấy phép. Có ý kiến cho rằng cần cho phép
doanh nghiệp tuân theo tiêu chuẩn an ninh quốc tế và
không yêu cầu đặt máy chủ tại Việt Nam một cách bắt buộc.
9.Báo Công an Nghệ An. Đăng ngày: 18/2/2020. Tên
bài:. Hiệu quả của Luật An ninh mạng sau hơn 1 năm đi
vào cuộc sống. Người viết: Ngọc Anh.
Tóm tắt: Luật An ninh mạng đã tạo môi trường mạng
trong sạch hơn, xử lý nghiêm hành vi tung tin sai sự
thật, bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo hoạt động kinh
doanh trực tuyến. Những lợi ích thiết thực này đã thuyết
phục được những người hoài nghi ban đầu về việc thực thi Luật.
10.Trang Đại học Tân trào. Đăng ngày:6/11/2021. Tên bài:
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN LUẬT AN NINH MẠNG.
TÓM TẮT: CLB Truyền thông và Hội SV Trường ĐH Tân
Trào đã tổ chức hoạt động tuyên truyền luật an ninh
mạng nhằm nâng cao nhận thức của SV về luật này: Đào
tạo về ngôn ngữ và hành vi trên mạng; Bảo vệ quyền lợi
trên mạng; Tham gia thi pháp luật và viết về hành động
đẹp trên mạng; Xây dựng các trang/nhóm truyền thông
tích cực; Triển khai các phong trào tạo môi trường mạng
lành mạnh; Hướng dẫn kỹ năng sử dụng mạng an toàn
và ứng xử văn hóa trên mạng