Tìm hiểu về Tòa án nhân dân - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dâncấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân quận,huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Tìm hiểu về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Trả lời:
1. Cơ sở hiến định, pháp định
Tòa án nhân dân
Theo Điều 102 đến Điều 106, Hiến pháp 2013 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
2014
Viện kiểm sát nhân dân
Theo Điều 107 đến Điều 109, Hiến pháp 2013 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân 2014
2. Cơ cấu tổ chức: cơ cấu thành viên/cơ cấu cơ quan
Tòa án nhân dân
cấu tổ chức của Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân
cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân quận,
huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự.
- Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, tòa án nhân dân cấp cao nhất
trong hệ thống luật pháp. Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Tòa án nhânn cấp cao có thẩm quyền pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành
chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa
hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình người chưa thành niên; Trường
hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác
theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán;
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình
người chưa thành niên; Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Căn
cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa
chuyên trách; Bộ máy giúp việc.
- Tòa án nhân dân huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh tương đương thể
Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa gia đình người chưa thành niên, Tòa xử hành
chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa
chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 yêu cầu, thực tế xét xử mỗi
1
Tòa án nhânn huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tương đương, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Tòa án nhân
dân cấp huyện có Bộ máy giúp việc.
- Tòa án quân sự chỉ dừng lại ở mức độ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo kháng nghị. Giám đốc thẩm và tái thẩm
vẫn thuộc chức năng của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam một hệ thống độc lập được tổ chức bốn cấp,
gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao .
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
3. Chức năng, nhiệm vụ
Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sốnghội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện
các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh
tụng ra bản án, quyết định việc tội hoặc không tội, áp dụng hoặc không áp dụng
hình phạt, biện pháp pháp, quyết định về quyền nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân
thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hiệu lực pháp luật phải được quan, tổ
chức, nhân tôn trọng; quan, tổ chức, nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành.
Viện kiểm sát nhân dân
2
* Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm t hoạt
động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtư pháp
- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Kiểm sát hoạt động pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, nhân trong hoạt động
pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước, quyền công dân, bảo vệ , bảo vệ lợi ích của ,
quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
4. Thực trạng tổ chức và hoạt động
Tòa án nhân dân
Hiện nay, các đạo luật về pháp được ban hành, hoàn thiện một bước tổ chức bộ máy
của hệ thống tòa án nhân dân các cấp. Trong đó, xây dựng hệ thống tòa án gồm 4 cấp; đổi
mới cách thức tổ chức phiên tòa theo hướng tiếp thu hạt nhân hợp của hình tranh
tụng; đổi mới hình thức phòng xử án; đội ngũ chức danh pháp trong tòa án nhân dân
các cấp cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng chất lượng. Thẩm quyền của
tòa án nhânn các cấp được xác định ràng, cụ thể hơn, thẩm quyền của tòa án nhân
dân cấp huyện được mở rộng. Cơ chế giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của
tòa án nhân dân các cấp được tăng cường. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tòa án nhân
dân các cấp được nâng cao; chất lượng tranh tụng trong xét xử có bước tiến bộ rõ rệt; thủ
tục hành chính pháp tại tòa án được đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động; các bản án, quyết định và thêm một số hoạt động của tòa án được công khai...
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền pháp nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người dân. Tổ chức bộ máy và thẩm
quyền của tòa án nhân dân các cấp còn những bất cập dẫn tới hạn chế hiệu quả hoạt
động của tòa án. Đội ngũ cán bộ, công chức tòa án còn thiếu; chế độ, chính sách dành cho
các chức danh pháp chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Thủ tục tố tụng pháp
3
còn bất cập, làm giảm hiệu quả hoạt động xét xử của tòa án. Kinh phí, cơ sở vật chất chưa
đáp ứng được yêu cầu chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tòa án; hợp tác quốc
tế về pháp còn hạn chế. chế lãnh đạo của Đảng đối với tòa án sự giám sát của
các cơ quan dân cử còn bất cập.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi nhanh chóng,
tạo ra nhiều hội cũng như thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu về cải cách
pháp. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số đang tạo ra những biến chuyển
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế hội. Kinh tế trong nước gặp khó khăn do ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID-19 sự bất ổn về chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các vi phạm
pháp luật, tội phạm tranh chấp diễn biến ngày càng phức tạp; xuất hiện thêm nhiều
phương thức phạm tội mới, tội phạm mới, nhất là tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm
phi truyền thống; tội phạm tham nhũng tuy đã được kiềm chế, nhưng vẫn còn phức tạp,
gây bức xúc trong xã hội.
Cùng với đó, cải cách pháp nước ta đang đứng trước những mâu thuẫn giữa thực
trạng quá tải công việc với yêu cầu tinh giản biên chế; giữa thực hiện chế độ, chính sách
theo quy định với bảo đảm chế độ theo yêu cầu thực tế. Pháp luật nội dung tố tụng
pháp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn giải quyết tranh chấp công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí... Đòi hỏi của
người dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp ngày càng cao. Tòa án nhân
dân các cấp phải thực sự chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con
người; công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp chế hội chủ nghĩa, đấu tranh hiệu quả với
các loại tội phạm.
Việc đổi mới tổ chức hoạt động của tòa án nhân dân các cấp tiến trình tất yếu để
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để tòa
án nhân dân các cấp hoàn thành sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Đó cũng trách nhiệm thiêng liêng của tòa
án được quy định trong Hiến pháp năm 2013, các đạo luật về pháp chức năng của
cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân
Trong bộ máy nhà nước ta, viện kiểm sát nhân dân (VKSND) vị trí, vai trò rất quan
trọng. Theo quy định của Hiến pháp pháp luật, VKSND quan thực hành quyền
công tố kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động pháp, góp phần bảo đảm
cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thống nhất. Trong những năm gần đây,
thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách tư pháp, VKSND các
cấp đã nỗ lực phấn đấu, tập trung đổi mới sâu rộng về tổ chức, bộ máy, cán bộ và phương
thức hoạt động đểng cao hiệu quả công tác, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
4
của ngành kiểm sát nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thiết thực đấu tranh
phòng, chống tội phạm, bảo vệ Nhà nước, chế độ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức và công dân
Trong những năm vừa qua, ngành Kiểm t không ngừng đẩy mạnh việc soát, sắp
xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn đầu mối, hiệu lực, hiệu quả; tăng
cường gắn trách nhiệm của người đứng đầuquan, đơn vị với công tác tổ chức cán
bộ, công tác xây dựng Ngành và công tác chuyên môn nghiệp vụ; phát huy vai trò và bản
lĩnh của người đứng đầu đơn vị với phương châm: “Lãnh đạo phải công tâm, công bằng,
gương mẫu cấp dưới phải trung thực, trách nhiệm, tận tụy”. Ngành Kiểm sát đã chú
trọng luân chuyển, chuyển đổi, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản để rèn
luyện, thử tháchđào tạo toàn diện, nhất là đối với cán bộ cấp chiến lược. Đâybước
đột phá, biện pháp cần thiết góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cho Viện
kiểm sát các cấp.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của ngành kiểm sát trong những năm
qua đã thể hiện rõ nét sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
5
| 1/5

Preview text:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Tìm hiểu về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Trả lời:
1. Cơ sở hiến định, pháp định
Tòa án nhân dân
Theo Điều 102 đến Điều 106, Hiến pháp 2013Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Viện kiểm sát nhân dân
Theo Điều 107 đến Điều 109, Hiến pháp 2013 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
2. Cơ cấu tổ chức: cơ cấu thành viên/cơ cấu cơ quan
Tòa án nhân dân
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân
cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân quận,
huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. -
Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất
trong hệ thống luật pháp. Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. -
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành
chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa
hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Trường
hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác
theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc. -
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán;
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và
người chưa thành niên; Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Căn
cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa
chuyên trách; Bộ máy giúp việc. -
Tòa án nhân dân huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể
có Tòa hình sự; Tòa dân sự; Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành
chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa
chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi 1
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Và Tòa án nhân
dân cấp huyện có Bộ máy giúp việc. -
Tòa án quân sự chỉ dừng lại ở mức độ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo kháng nghị. Giám đốc thẩm và tái thẩm
vẫn thuộc chức năng của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được tổ chức ở bốn cấp, gồm: -
Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - V
iện kiểm sát nhân dân cấp cao . -
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. -
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. -
Viện kiểm sát quân sự các cấp.
3. Chức năng, nhiệm vụ
Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện
các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh
tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng
hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Viện kiểm sát nhân dân 2
* Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng
hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. -
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước ,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
4. Thực trạng tổ chức và hoạt độngTòa án nhân dân
Hiện nay, các đạo luật về tư pháp được ban hành, hoàn thiện một bước tổ chức bộ máy
của hệ thống tòa án nhân dân các cấp. Trong đó, xây dựng hệ thống tòa án gồm 4 cấp; đổi
mới cách thức tổ chức phiên tòa theo hướng tiếp thu hạt nhân hợp lý của mô hình tranh
tụng; đổi mới hình thức phòng xử án; đội ngũ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân
các cấp cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Thẩm quyền của
tòa án nhân dân các cấp được xác định rõ ràng, cụ thể hơn, thẩm quyền của tòa án nhân
dân cấp huyện được mở rộng. Cơ chế giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của
tòa án nhân dân các cấp được tăng cường. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngành tòa án nhân
dân các cấp được nâng cao; chất lượng tranh tụng trong xét xử có bước tiến bộ rõ rệt; thủ
tục hành chính tư pháp tại tòa án được đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động; các bản án, quyết định và thêm một số hoạt động của tòa án được công khai...
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền tư pháp nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người dân. Tổ chức bộ máy và thẩm
quyền của tòa án nhân dân các cấp còn có những bất cập dẫn tới hạn chế hiệu quả hoạt
động của tòa án. Đội ngũ cán bộ, công chức tòa án còn thiếu; chế độ, chính sách dành cho
các chức danh tư pháp chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Thủ tục tố tụng tư pháp 3
còn bất cập, làm giảm hiệu quả hoạt động xét xử của tòa án. Kinh phí, cơ sở vật chất chưa
đáp ứng được yêu cầu chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tòa án; hợp tác quốc
tế về tư pháp còn hạn chế. Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với tòa án và sự giám sát của
các cơ quan dân cử còn bất cập.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi nhanh chóng,
tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu về cải cách tư
pháp. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số đang tạo ra những biến chuyển
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế trong nước gặp khó khăn do ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID-19 và sự bất ổn về chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các vi phạm
pháp luật, tội phạm và tranh chấp diễn biến ngày càng phức tạp; xuất hiện thêm nhiều
phương thức phạm tội mới, tội phạm mới, nhất là tội phạm công nghệ thông tin, tội phạm
phi truyền thống; tội phạm tham nhũng tuy đã được kiềm chế, nhưng vẫn còn phức tạp,
gây bức xúc trong xã hội.
Cùng với đó, cải cách tư pháp ở nước ta đang đứng trước những mâu thuẫn giữa thực
trạng quá tải công việc với yêu cầu tinh giản biên chế; giữa thực hiện chế độ, chính sách
theo quy định với bảo đảm chế độ theo yêu cầu thực tế. Pháp luật nội dung và tố tụng tư
pháp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn giải quyết tranh chấp và công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí... Đòi hỏi của
người dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp ngày càng cao. Tòa án nhân
dân các cấp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con
người; là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.
Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân các cấp là tiến trình tất yếu để
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để tòa
án nhân dân các cấp hoàn thành sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Đó cũng là trách nhiệm thiêng liêng của tòa
án được quy định trong Hiến pháp năm 2013, các đạo luật về tư pháp và chức năng của
cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân
Trong bộ máy nhà nước ta, viện kiểm sát nhân dân (VKSND) có vị trí, vai trò rất quan
trọng. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, VKSND là cơ quan thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm
cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong những năm gần đây,
thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách tư pháp, VKSND các
cấp đã nỗ lực phấn đấu, tập trung đổi mới sâu rộng về tổ chức, bộ máy, cán bộ và phương
thức hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ 4
của ngành kiểm sát nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thiết thực đấu tranh
phòng, chống tội phạm, bảo vệ Nhà nước, chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức và công dân
Trong những năm vừa qua, ngành Kiểm sát không ngừng đẩy mạnh việc rà soát, sắp
xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn đầu mối, hiệu lực, hiệu quả; tăng
cường và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với công tác tổ chức cán
bộ, công tác xây dựng Ngành và công tác chuyên môn nghiệp vụ; phát huy vai trò và bản
lĩnh của người đứng đầu đơn vị với phương châm: “Lãnh đạo phải công tâm, công bằng,
gương mẫu và cấp dưới phải trung thực, trách nhiệm, tận tụy”. Ngành Kiểm sát đã chú
trọng luân chuyển, chuyển đổi, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý để rèn
luyện, thử thách và đào tạo toàn diện, nhất là đối với cán bộ cấp chiến lược. Đây là bước
đột phá, là biện pháp cần thiết góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cho Viện kiểm sát các cấp.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của ngành kiểm sát trong những năm
qua đã thể hiện rõ nét sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. 5