Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp là gì? | Lịch sử 11

"Cần Vương" là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Tuy nhiên, quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Lịch Sử 11 211 tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp là gì? | Lịch sử 11

"Cần Vương" là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Tuy nhiên, quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp là gì?
Cần Vương là tên một phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta vào cuối thế
kỷ thứ XIX do sĩ phu, văn thân lãnh đạo. Vậy nh chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp
là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê m hiểu trong bài viết lần này nhé.
Mục lục bài viết
1. Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương
"Cần Vương" là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tp
hợp hệ thng các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cớc từ năm 1885 đến năm 1896 với sự ởng
ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Tuy nhiên, quy mô của phong tràoy còn riêng rẽ và mang
nh địa phương.
2. Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?
Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả ớc đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua
chống lại thực dân. Chính lời kêu gọi đó đã dẫn lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả
ớc. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa êu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa)
do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo, …
3. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
Sau khi nắm được khái niệm phong trào Cần Vương là gì, chúng ta sẽ m hiểu sâu hơn về phong trào
này. Vy nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương là gì? Theo đó:
Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884. Dưới sự ủng hộ nhit
nh của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động. Cuc phản công dưới sự lãnh đạo của
Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885.
Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán,
lúc này chiếu Cần Vương lần thứ nhất được ban ra.
Chiếu Cần Vương lần thứ hai cũng được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm
1885. Từ đó làm bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến theo phong trào Cần Vương.
4. Mục êu và nh chất của phong trào Cần vương là gì?
Theo từ Hán nghĩa, “Cần Vương” có nghĩa là giúp vua xây dựng đất nước, phò trợ vua qua những khó
khăn. Chiếu Cần Vương ra đời trong lúc thực dân Pháp đang đàn áp nhân dân ta. Phong trào Cần
Vương là cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi với thực dân, thông qua chiếu Cần Vương được ban bố
khắp cả ớc và diễn ra vào những năm 1885 đến năm 1896 với quy mô nhỏ và riêng rẽ mang nh
chất địa phương. Phương pháp đấu tranh của phong trào Cần Vương chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ
trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, ...
Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được biên soạn nhằm:
Tố cáo lên tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
Tố cáo sự phản bội của một số quan lại.
Lên án nh bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên.
Khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi.
Thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả ớc cùng tham gia cuộc
chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
Phong trào đã diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì. Cũng nhờ có Chiếu Cần Vương
lòng dân được vực dậy một cách mạnh mẽ. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa êu biểu
như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy
(Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng
lãnh đạo, … có tác dụng kêu gọi nhân dân khắp cớc tham gia vào cuộc chiến chống lại thực dân
Pháp lúc bây giờ.
Chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng đến giới văn thân và sĩ phu yêu nước: Đây là bộ phận trí thức phong
kiến, nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”, trước khi có chiếu Cần Vương, họ bị giằng xé trong mối
mâu thuẫn giữa “trung quân” và “ ái quốc, … Khi chiếu Cần Vương ra đời, mâu thuẫn trong lòng họ
được giải tỏa, lúc này yêu nước đồng nghĩa với giúp vua cứu nước nên họ rt hăng hái tham gia
phong trào.
Chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân: Nhân dân không bị ràng buộc nhiều với tư
ởng quan điểm phong kiến nhưng lòng yêu nước rất nồng nàn, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh
chống Pháp ngay cả khi triều đình không tổ chức, kêu gọi. Thậm chí, họ còn “chống cả Triều lẫn Tây”
khi triều đình đầu hàng, nhưng khi có chiếu Cần Vương, họ có điều kiện được tập hợp đông đảo hơn,
nên tham gia nhiệt nh hơn, sáng tạo hơn, sôi nổi hơn, …
Tóm lại, về nh chất, phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp, tuy nhiên lại bị chi
phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (bi vì phong trào này được phát động nhằm giúp vua chống Pháp,
y dựng lại vương triều phong kiến).
5. Diễn biến và ý nghĩa của phong trào Cần Vương
Vdiễn biến của phong trào Cần Vương, chúng ta m hiểu vdiễn biến của phong trào này qua hai
giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1885 - 1988): Phong trào diễn ra với danh nghĩa Cần Vương
Phong trào Cần Vương được diễn ra rời rạc và nhỏ lẻ chưa tạo được ếng vang và sự liên kết giữa các
cuộc khởi nghĩa ở các địa phương lại với nhau.
- Lúc đầu, “Triều đình Hàm Nghi” với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và
Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi
Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là
trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để
chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây dựng lực lượng
kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.
- Tháng 12/1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánh xuống 1 dụ kêu hàng, nhưng
không một ai trong “Triều đình Hàm Nghi” chịu buông súng.
- Ngược lại, chưa bao giờ cả ớc ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đến như thế ới ngọn cờ Cần
Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam
K. Ở Trung K, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân; Quảng Nam là Trần Quang
Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình; Bình Định là Mai Xuân Thưởng.
- Bắc Kì cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang,
Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, … Đặc biệt, xứ Bắc Kì ng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa có
sức chiến đấu mạnh mẽ, có ếng vang như THin ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật
Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đc
Th, Hương Khê (Hà Tĩnh), ...
Giai đoạn 2 (1888 - 1996): Mặc dù vua Hàm Nghi đã bị bắt nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn ếp tục diễn ra
sôi nổi
Tuy nhiên thì vẫn như giai đoạn 1 vẫn chưa có sự thng nhất về sự đoàn kết của từng địa phương với
nhau, vẫn chỉ là khởi nghĩa rời rạc chưa có sự nhất quán trong vấn đề cơ cấu và quản lý.
- Đêm 01/11/1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Tơng Quang Ngọc tại vùng núi
Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày đi Angiêri.
- Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số ng các cuộc khởi nghĩa có giảm bt, nhưng lại tập trung
thành những trung tâm kháng chiến lớn.
- Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc ến công dài ngày đầu tháng 01/1887 của
3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế
hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi
Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.
- Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là
Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa
Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.
- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa
phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba
Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.
- Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi
nghĩa đầu ên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao
Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, … đã đưa cuộc khởi nghĩa này
lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương.
- Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng
những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang)
kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho
quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo
kiểu năm 1874 của Pháp.
- Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn
Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng của Phan Đình
Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng
3/1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được là một
thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.
- Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28/12/1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại
xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ ớng của ông cũng bị gic Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm
1896, những ếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chm dt.
Như vậy qua các giai đoạn ta thấy được ý nghĩa của phong trào cần vương thực tế thì đây là phong
trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, êu
biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đấu tranh chống lại thực dân Pháp,
khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.
Về ý nghĩa, phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống
chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi,
rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân
tộc Việt Nam.
Phong trào đã thể nh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đồng
thi, phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ
độc lập dân tộc sau này. Cụ thể là những bài học về:
Xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
Tchức và xây dựng lực lượng chiến đấu.
Phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
Đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất.
Trên đây là toàn văn bài viết của Luật Minh Khuê về nh chất của phong trào Cần Vương chống thực
dân Pháp là gì? Hi vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông n hữu ích. Luật Minh Khuê xin
chân thành cảm ơn.
| 1/4

Preview text:

Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp là gì?
Cần Vương là tên một phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta vào cuối thế
kỷ thứ XIX do sĩ phu, văn thân lãnh đạo. Vậy tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp
là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.

Mục lục bài viết
1. Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương
"Cần Vương" là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập
hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng
ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Tuy nhiên, quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

2. Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?
Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua
chống lại thực dân. Chính lời kêu gọi đó đã dẫn lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả
nước. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa)
do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo, …

3. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
Sau khi nắm được khái niệm phong trào Cần Vương là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phong trào
này. Vậy nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương là gì? Theo đó:

Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884. Dưới sự ủng hộ nhiệt
tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động. Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của
Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885.

Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán,
lúc này chiếu Cần Vương lần thứ nhất được ban ra.

Chiếu Cần Vương lần thứ hai cũng được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm
1885. Từ đó làm bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến theo phong trào Cần Vương.

4. Mục tiêu và tính chất của phong trào Cần vương là gì?
Theo từ Hán nghĩa, “Cần Vương” có nghĩa là giúp vua xây dựng đất nước, phò trợ vua qua những khó
khăn. Chiếu Cần Vương ra đời trong lúc thực dân Pháp đang đàn áp nhân dân ta. Phong trào Cần
Vương là cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi với thực dân, thông qua chiếu Cần Vương được ban bố
khắp cả nước và diễn ra vào những năm 1885 đến năm 1896 với quy mô nhỏ và riêng rẽ mang tính

chất địa phương. Phương pháp đấu tranh của phong trào Cần Vương chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ
trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, ...

Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được biên soạn nhằm:
Tố cáo lên tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
Tố cáo sự phản bội của một số quan lại.
Lên án tính bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên.
Khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi.
Thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả nước cùng tham gia cuộc
chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
Phong trào đã diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì. Cũng nhờ có Chiếu Cần Vương mà
lòng dân được vực dậy một cách mạnh mẽ. Trong đó, có thể kể đến một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
như: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) do Phạm Bành - Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy
(Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng
lãnh đạo, … có tác dụng kêu gọi nhân dân khắp cả nước tham gia vào cuộc chiến chống lại thực dân Pháp lúc bây giờ.

Chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng đến giới văn thân và sĩ phu yêu nước: Đây là bộ phận trí thức phong
kiến, nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”, trước khi có chiếu Cần Vương, họ bị giằng xé trong mối
mâu thuẫn giữa “trung quân” và “ ái quốc”, … Khi chiếu Cần Vương ra đời, mâu thuẫn trong lòng họ
được giải tỏa, lúc này yêu nước đồng nghĩa với giúp vua cứu nước nên họ rất hăng hái tham gia phong trào.

Chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân: Nhân dân không bị ràng buộc nhiều với tư
tưởng quan điểm phong kiến nhưng lòng yêu nước rất nồng nàn, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh
chống Pháp ngay cả khi triều đình không tổ chức, kêu gọi. Thậm chí, họ còn “chống cả Triều lẫn Tây”
khi triều đình đầu hàng, nhưng khi có chiếu Cần Vương, họ có điều kiện được tập hợp đông đảo hơn,
nên tham gia nhiệt tình hơn, sáng tạo hơn, sôi nổi hơn, …

Tóm lại, về tính chất, phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp, tuy nhiên lại bị chi
phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (bởi vì phong trào này được phát động nhằm giúp vua chống Pháp,
xây dựng lại vương triều phong kiến).

5. Diễn biến và ý nghĩa của phong trào Cần Vương
Về diễn biến của phong trào Cần Vương, chúng ta tìm hiểu về diễn biến của phong trào này qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1885 - 1988): Phong trào diễn ra với danh nghĩa Cần Vương
Phong trào Cần Vương được diễn ra rời rạc và nhỏ lẻ chưa tạo được tiếng vang và sự liên kết giữa các
cuộc khởi nghĩa ở các địa phương lại với nhau.

- Lúc đầu, “Triều đình Hàm Nghi” với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và
Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi
Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là
trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để
chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây dựng lực lượng
kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.

- Tháng 12/1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánh xuống 1 dụ kêu hàng, nhưng
không một ai trong “Triều đình Hàm Nghi” chịu buông súng.

- Ngược lại, chưa bao giờ cả nước ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đến như thế dưới ngọn cờ Cần
Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam
Kỳ. Ở Trung Kỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân; Quảng Nam là Trần Quang
Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình; Bình Định là Mai Xuân Thưởng.

- Bắc Kì cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang,
Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, … Đặc biệt, xứ Bắc Kì cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa có
sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở
Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức
Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh), ...

Giai đoạn 2 (1888 - 1996): Mặc dù vua Hàm Nghi đã bị bắt nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi
Tuy nhiên thì vẫn như giai đoạn 1 vẫn chưa có sự thống nhất về sự đoàn kết của từng địa phương với
nhau, vẫn chỉ là khởi nghĩa rời rạc chưa có sự nhất quán trong vấn đề cơ cấu và quản lý.

- Đêm 01/11/1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc tại vùng núi
Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày đi Angiêri.

- Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung
thành những trung tâm kháng chiến lớn.

- Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng 01/1887 của
3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế
hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi
Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.

- Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là
Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa
Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.

- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa
phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba
Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.

- Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi
nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao

Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, … đã đưa cuộc khởi nghĩa này
lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương.

- Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng
những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang)
kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho
quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo
kiểu năm 1874 của Pháp.

- Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn
Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng của Phan Đình
Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng
3/1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được là một
thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.

- Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28/12/1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại
xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm
1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt.

Như vậy qua các giai đoạn ta thấy được ý nghĩa của phong trào cần vương thực tế thì đây là phong
trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu
biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đấu tranh chống lại thực dân Pháp,
khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.

Về ý nghĩa, phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống
chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi,
rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Phong trào đã thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đồng
thời, phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ
độc lập dân tộc sau này. Cụ thể là những bài học về:

Xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
Tổ chức và xây dựng lực lượng chiến đấu.
Phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
Đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất.
Trên đây là toàn văn bài viết của Luật Minh Khuê về tính chất của phong trào Cần Vương chống thực
dân Pháp là gì? Hi vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin chân thành cảm ơn.