Tình hình tội phạm - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạmhoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định.-THTP được thể hiện thông qua thực trạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Những vấn đề chung 1. Khái niệm 1.1. Định nghĩa
- Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm
hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định.
-THTP được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của THTP, trên cơ sở
đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn. 1.2.
Cấu trúc trong và cấu trúc ngoài của tình hình tội phạm Cấu trúc trong
Xét về cấu trúc trong được hợp thành bởi 2 yếu tố hay hai nội dung, bao gồm yếu tố thực trạng và
yếu tố nội dung. Thực trạng phản ánh tình hình tội phạm xét trong tổng thể tĩnh, còn diễn biến
phản ánh tình hình tội phạm xét trong tổng thể vận động. Cấu trúc ngoài
Cấu trục ngoài cũng gồm 2 phần: phần rõ và phần ẩn -
Phần rõ là Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện và xử lí về hình sự
Tội phạm rõ khi có đủ 3 nhân tố:
+ Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm;
+ Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát;
+ Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi phạm luật hình sự.
Thời điểm được coi là tội phạm rõ khá sớm ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về
tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm luật hình sự.
Xác định tội phạm rõ nên dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không đơn
thuần là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế), và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác
về thực trạng của tình hình tội phạm. Thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế được lưu trữ ở
cơ quan cảnh sát là đầy đủ nhất vì thông thường, khi có tội phạm xảy ra, người dân thường báo
cho cơ quan cảnh sát biết. Và khi xác nhận là có tội phạm, cơ quan cảnh sát sẽ lập hồ sơ.
Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn
số liệu xét xử hình sự của Toà án vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình
tội phạm chính là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế.
Bởi vì, không phải mọi vụ án xảy ra thì các cơ quan chức năng đều truy tìm ra thủ phạm và tất
cả các bị cáo đều bị đưa ra xét xử. Thực tế cho thấy, số vụ án hình sự xảy ra so với số vụ án
hình sự đã tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử có độ vênh khá lớn. Con số vụ án hình sự tìm ra
thủ phạm và bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với con số vụ án hình sự xảy ra trên
thực tế. Do vậy, nếu đánh giá tình hình tội phạm mà chỉ dựa vào số liệu xét xử của Toà án thì
chắc chắn phản ánh không đúng vì thực chất nó chỉ phản ánh phần nổi của tảng băng chìm. Đó
là chưa kể đến số liệu xét xử của toà án về số vụ, bị cáo sẽ không thể "khớp" về thời gian so
với số vụ, bị cáo xảy ra trên thực tế bởi vì nhiều vụ phạm tội xảy ra một thời gian khá lâu, sau
đó người phạm tội mới bị đưa ra xét xử; hoặc tuy có phát hiện ra thủ phạm nhưng do khách
quan, án bị tồn đọng và xét xử chậm.
Ví dụ: vụ cướp tài sản xảy ra vào năm 2002, nhưng mãi đến tận năm 2007 nhóm phạm tội mới
bị bắt, bị đưa ra xét xử vào cuối năm 2007 và như vậy, sẽ có trong số liệu xét xử của năm
2007. Như vậy, đây là vụ án bị xét xử vào năm 2007 chứ không phải là xảy ra vào năm 2007.
Nếu dùng số liệu này làm tội phạm rõ để đánh giá về thực trạng của tình hình tội cướp xảy ra
vào năm 2007 thì sẽ không lô gic nếu như không muốn nói là phản ánh sai lệch về tình hình tội
cướp năm 2007 (bởi vì thực chất vụ án xảy ra vào năm 2002).
Như vậy khi coi số liệu từ toà án làm căn cứ để mô tả tội phạm rõ, ta nên lấy số liệu của cơ
quan cảnh sát thì hợp lí hơn, phù hợp hơn với xu thế các nước vẫn sử dụng để xác định tội phạm rõ. - Phần ẩn:
Có rất nhiều khái niệm về tội phạm ẩn, trong tội phạm học nước ngoài có 2 đặc tính nhận dạng tội phạm ẩn:
+ Chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện;
+ Không có trong thống kê hình sự chính thức.
Vậy tội phạm ẩn theo chúng tôi là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không
được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và
do vậy chưa bị đưa ra xét xử chưa có trong thống kê hình sự thống nhất.
Bao gồm 2 loại: tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan
+ Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, nhưng do nguyên
nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội - không có thông tin về
vụ án (ví dụ: nạn nhân đã bị giết chết trong rừng và người phạm tội đã che giấu bằng thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt và không có người chứng kiến vụ việc).
+ Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ hoặc cơ quan
chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không được
thụ lí, xử lí hình sự và do đó không có trong số liệu thống kê (ví dụ: cán bộ điều tra đã được
người dân báo về vụ phạm tội nhưng do nhận hối lộ của người phạm tội nên cơ quan điều tra
chỉ lập hồ sơ xử lí hành chính; hoặc cán bộ điều tra đã được người dân báo về vụ phạm tội
nhưng vì quen biết người phạm tội nên không lập hồ sơ xử lí hình sự mà lại đứng ra làm trung
gian xúc tiến việc bồi thường của người phạm tội đối với nạn nhân...).
Có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm. Nạn nhân không tố cáo về vụ phạm tội có thể là do:
Bị người phạm tội (hoặc người nhà người phạm tội) đe dọa;
Không tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật;
Sợ phiền hà hoặc sợ công khai bí mật đời tư ...
+ Nguyên nhân từ phía người phạm tội. Người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn quá
tinh vi xảo quyệt, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng hoặc người phạm
tội đã đưa hối lộ...
+ Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng như thái độ thiếu tinh thần trách nhiệm, 62 cán bộ
có hành vi nhận hối lộ để không xử lí vụ việc hoặc do nể nang, quen biết nên bao che không xử lí vụ việc...
+ Nguyên nhân từ phía người làm chứng. Người làm chứng không dám tố cáo hoặc đứng ra
làm chứng vụ việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sợ bị trả thù, sợ liên lụy khó khăn
cho bản thân, quen biết hoặc là người thân của người phạm tội...
Để xác định tội phạm ẩn có thể dựa vào một số nguồn như: số liệu từ bệnh viện, trạm y tế để
xác định tội phạm ẩn đối với một số tội như tội phạm giao thông, tội cố ý gây thương tích. Số
liệu từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lí, trung tâm hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh để xác
định tội phạm ẩn đối với một số tội như nhóm tội phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình... 1.3.
Các đặc điểm của tình hình tội phạm
- Đặc điểm về phạm vi: THTP luôn gắn với các phạm vi – phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và
phạm vi thời gian. Phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi
nhóm tội phạm (như nhóm tội tham nhũng, nhóm tội xâm phạm sở hữu…) và phạm vi tội phạm cụ thể
(như tội giết người, tội nhận hối lộ…). Ngoài ra, các phạm vi đó còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc
điểm nhất định của tội phạm. Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng, phạm
vi địa phương hoặc phạm vi ngành, lĩnh vực. Phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10
năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó.
Đặc điểm này của THTP đ o
i hỏi khi nghiên cứu THTP, người nghiên cứu phải xác định rõ ràng ngay từ đầu các phạm vi này.
- Đặc điểm về nội dung: THTP luôn gắn với các đặc điểm về nội dung – đặc điểm về mức độ, đặc điểm
về cơ cấu và tính chất, đặc điểm về xu hướng vận động. Đặc điểm về mức độ cùng với đặc điểm về cơ
cấu và tính chất hợp thành đặc điểm về thực trạng của tội phạm. Đặc điểm về xu hướng vận động
thường được gọi là đặc điểm về động thái của tội phạm. Như vậy, đặc điểm về nội dung đ o i hỏi người
nghiên cứu THTP phải làm rõ đặc điểm về thực trạng và về động thái của tội phạm.
- Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lí và tính vận động: Tội phạm – hiện tượng xă hội tạo nên “bức
tranh THTP” luôn có tính pháp lí vì được phản ánh trong luật hình sự. Chỉ những hiện tượng xă hội
xảy ra đă được quy định trong luật hình sự mới có thể là “nguyên liệu” tạo ra “bức tranh THTP”. Thay
đổi của luật sẽ làm thay đổi “nguyên liệu” và qua đó làm thay đổi “bức tranh”. Như vậy, có thể nói:
THTP có tính phụ thuộc pháp lí. Đồng thời với đặc điểm này, THTP cũng có tính vận động – không ổn
định theo thời gian và không gian. Đặc điểm này đ o
i hỏi người nghiên cứu phải chú ý đến các điều kiện kinh tế-xă hội và môi trường pháp
lí trong đó có môi trường pháp lí hình sự khi xem xét, đánh giá THTP.
- Đặc điểm về tính tuyệt đối và tính tương đối: Tình hình tội phạm luôn
tồn tại khách quan và có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì
những lí do khách quan và chủ quan khác nhau. THTP mà chúng ta nhận thức được chỉ là THTP tương
đối so với THTP thực là THTP tuyệt đối. Vấn đề đặt ra là cần loại trừ những yếu tố có thể làm sai lệch
nhận thức để chúng ta đến gần nhất với THTP tuyệt đối.
Câu hỏi nhận định
1. Tội phạm trong tội phạm học là tội phạm trong đối tượng nghiên cứu Luật hình sự.
Nhận định Sai. Vì tội phạm trong tội phạm học là tội phạm hiện thực nghiên cứu về số liệu thống kê tội
phạm tại các cơ quan, Toà án còn tội phạm của luật hình sự là tội phạm pháp lý ( được xem là tội phạm
khi có đầy đủ trong cấu thành tội phạm).
2. Khi xác định tội phạm rõ thì dựa trên số vụ án đưa ra xét xử trên thực tế
Nhận định sai: Vì phải dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế thông thường, khi có tội phạm
xảy ra, người dân thường báo cho cơ quan cảnh sát biết và sẽ đựoc lập hồ sơ nhưng có thể không được đưa ra xét xử. trắc nghiệm:
1. Thế nào là tội phạm ẩn?
A. Là tội phạm phản ánh thực tế qua các số liệu toà án
B. Là tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm
quyền hoặc chưa bị phát hiện
C. Là tội phạm được phản ánh qua số vụ án được đưa ra xét xử Đáp án B
2. Phân loại tình hình tội phạm
- Theo tiêu chí phạm vi đối tượng có thể có:
+ Tình hình tội phạm của tất cả các tội phạm
+ Tình hình tội phạm của nhóm tội phạm cụ thể
+ Tình hình tội phạm của tội phạm cụ thể
+ Tình hình tội phạm trong lĩnh vực cụ thể
+ Tình hình tội phạm trong ngành cụ thể
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là người chưa thành niên thực hiện
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là nữ thực hiện
+ Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là trẻ em
+ Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là nữ ...
- Theo tiêu chí phạm vi không gian có thể có:
+ Tình hình tội phạm toàn cầu
+ Tình hình tội phạm khu vực (quốc tế)
+ Tình hình tội phạm của một quốc gia
+ Tình hình tội phạm của một vùng, miền (thuộc một quốc gia)
+ Tình hình tội phạm của một địa phương…
3. Ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm
- Ý nghĩa của nghiên cứu tình hình tội phạm: Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho
chúng ta “bức tranh" toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra. “Bức tranh” toàn cảnh này không chỉ thể hiện
đặc điểm định lượng (tổng số tội phạm cũng như tổng số người phạm tội - con số phản ánh mức độ
nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên trong của
tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã
xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội
phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như
về tính chất) của tình trạng này.
Nghiên cứu tình hình tội phạm không chỉ dừng lại ở mô tả “bức tranh tội phạm” mà đòi hỏi
còn phải phân tích “bức tranh”, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh giá đầy đủ
và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra - nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất.
Mô tả và phân tích “bức tranh tội phạm” trong nghiên cứu tình hình tội phạm không phải chỉ
để “biết” những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải thích, phát hiện nguyên nhân, để dự liệu tội
phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm: Nghiên cứu tình hình tội phạm với mục đích
để đánh giá, phát hiện nguyên nhân, để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới là
dạng nghiên cứu mô tả trong nghiên cứu thực nghiệm. Đó là quá trình gồm hai bước:
- Bước thu thập dữ liệu thực tiễn phản ánh nội dung định lượng và nội dung định tính của thực
trạng và diễn biến cùa tội phạm trong đơn vị không gian và thời gian xác định. Đó là dữ liệu về số
lượng tội phạm và người phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm mà qua đó phản ánh được tính
chất của tội phạm trong thời gian tổng thể và trong từng năm. Bước này đòi hỏi phải có phương pháp
tìm kiếm luận cứ thực tế.
- Bước xử lí các dữ liệu đã thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết mô tả tình hình tội
phạm và đi đến các nhận định về thực trạng và diễn biến của tội phạm được nghiên cứu. Bước này đòi
hỏi phải có phương pháp tổ chức chứng minh luận điểm khoa học.
a) Về bước thứ nhất: Đây là bước quan trọng, tạo cơ sở cho bước thứ hai. Trong bước thu thập
dữ liệu này, với các đòi hỏi của yêu câu mô tả thì các phương pháp tiếp cận cần phải được lựa chọn là:
tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận.
Để có thể tiếp cận bộ phận đúng đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng đúng các phương pháp
chọn mẫu. Trong đó, các phương pháp chọn mẫu thường được lựa chọn là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập dữ liệu thường được ưu tiên sử dụng trong thực tế là phương pháp phân
tích thứ cấp dữ liệu. Trước hết là các dữ liệu có trong thống kê tội phạm của các cơ quan tư pháp trung
ương và địa phương (công an, viện kiểm sát và toà án). Việc thu thập các dữ liệu thống kê tội phạm có
sẵn này cần được tận dụng tối đa.
Tuy nhiên, các thống kê tội phạm có sẵn này đều có giới hạn mà không thể đáp ứng được tất cả
các yêu cầu của người nghiên cứu. Do vậy, người nghiên cứu bên cạnh việc sử dụng dữ liệu đã có sẵn
trong thống kê vẫn cần phải tự thu thập các dữ liệu khác qua việc phân tích các dữ liệu có trong các
bản án hình sự. Đây cũng là dạng đặc thù của phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu.
Nội dung các dữ liệu thu thập theo kiểu này được người nghiên cứu đặt ra để đảm bảo phục vụ
mục đích nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể nghiên cứu toàn bộ các bản án
thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Ở đây, người nghiên cứu không thể chọn cách tiếp cận tổng thể
mà phải chọn cách tiếp cận bộ phận, vấn đề được đặt ra là chọn bộ phận nào? Với số lượng bao nhiêu?
Người nghiên cứu không thể tuỳ tiện chọn mà phải tuân theo các nguyên tắc chọn mẫu để đảm bảo tính
đại diện.Cùng với phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu trên, người nghiên cứu còn có thể sử dụng
một số phương pháp khác để thu thập dữ liệu như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp điều tra tự thuật.
b) Về bước thứ hai: Đây là bước xử lí các dữ liệu đã thu thập được. Đối với các dữ liệu dưới
dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định lượng của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về mức độ
cũng như diễn biến của tội phạm xét về mức độ) thì việc xử lí được thực hiện với phương pháp thống kê.
Đối với các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm (thực trạng của tội phạm
xét về tính chất cũng như diễn biến của tội phạm xét về tính chất) thì việc xử lí được thực hiện với
phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến về tính chất của tội phạm được nghiên cứu.
Đó là hai phương pháp xử lí dữ liệu cùng được sử dụng khi nghiên cứu tình hình tội phạm. Xử
lí các dữ liệu để đi đến các nhận định về tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng các
phương pháp kiểm chứng giả thuyết. Thông thường phương pháp kiểm chứng được sử dụng là phương
pháp chứng minh giả thuyết. Nhận định đúng/sai
1. Số liệu thống kê tình hình tội phạm phản ánh đầy đủ tình hình tội phạm.
Nhận định sai. Tình hình tội phạm trên thực tế gồm hai phần: phần rõ của tình hình tội phạm và phần
ẩn của tình hình tội phạm, trong đó phần rõ bao gồm tất cả các tội phạm rõ và phần ẩn bao gồm tất cả
các tội phạm ẩn. Trên thực tế, chỉ có số tội phạm rõ mới được xác định qua thống kê. Chính vì vậy số
liệu thống kê tình hình tội phạm không phản ánh đầy đủ tình hình tội phạm.
2. Trong Tội phạm học, phương pháp thống kế chỉ được sử dụng để mô tả phần hiện rõ của tình hình tội phạm.
Nhận định sai. Trong Tội phạm học, phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả đa số thông số của
tình hình tội phạm. Ví dụ như cơ cấu, động thái, thiệt hại của tình hình tội phạm.
3. Cùng với phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu người nghiên cứu còn có thể sử dụng một số
phương pháp khác để thu thập dữ liệu.
Nhận định đúng. Người nghiên cứu còn có thể sử dụng một số phương pháp khác để thu thập dữ liệu
như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng ván, phương pháp điều tra tự thuật.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Phân loại tình hình tội phạm theo mấy tiêu chí? A. 1 tiêu chí B. 2 tiêu chí C. 3 tiêu chí D. 4 tiêu chí
Đáp án: B. 2 tiêu chí
II: Thực trạng của tội phạm
Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian
và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất. Nghiên cứu thực trạng của tội phạm là nghiên cứu
hai đặc điểm của thực trạng - Đặc điểm về mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số
lượng người phạm tội và đặc điểm về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm cũng như của người phạm tội.
1.Thực trạng của tội phạm xét về mức độ
Thực trạng của tội phạm xét về mức độ được phản ánh qua các thông số: Tổng các tội phạm đã
xảy ra và tổng những người đã phạm các tội đó trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định.
Ngoài ra, thuộc về các thông số phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ còn có thể là tổng các nạn nhân.
Thông số này chỉ đặt ra đối với một số nhóm tội và tội nhất định như nhóm tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ với tội danh cụ thể như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác hoặc như nhóm tội xâm phạm tình dục với tội danh cụ thể như tội hiếp dầm, tội cưỡng dâm.
Tổng phản ánh mức độ của tội phạm ở tất cả các trường hợp là: “tội phạm đã xảy ra” và “người phạm tội”:
-Tội phạm đã xảy ra bao gồm tội phạm đã được phát hiện và tội phạm không hoặc chưa được phát hiện.
- Tội phạm đã được phát hiện bao gồm tội phạm được xét xử và tội phạm không hoặc chưa được xét xử.
- Tội phạm được xét xử gồm trường hợp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án
kết tội chưa có hiệu lực pháp luật.
- Tội phạm đã xảy ra bao gồm tội phạm đã được phát hiện và tội phạm không hoặc chưa được phát hiện.
- Tội phạm đã được phát hiện bao gồm tội phạm được xét xử và tội phạm không hoặc chưa được xét xử.
- Tội phạm được xét xử gồm trường hợp bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án
kết tội chưa có hiệu lực pháp luật.
- Cả hai trường hợp - bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án kết tội chưa có hiệu
lực pháp luật cũng bao gồm trường hợp đã được thể hiện trong thống kê tội phạm và trường hợp không
được thể hiện trong thống kê tội phạm vì những lý do khác nhau.
Như vậy, tổng tội phạm cũng như tổng người phạm tội đã bị kết án có hiệu lực pháp luật và đã được
thể hiện trong thống kê tội phạm mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng của tội phạm xét về mức
độ. Đó là thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ. Thực trạng thực xét về mức độ còn bao gồm thực
trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn còn lại.
Hiện nay có các quan niệm khác nhau về vấn đề này. Có quan niệm cho ràng thuộc về thực trạng của
tội phạm có thông số về nạn nhâm có quan niệm không đồng ý như vậy vì cho ràng hiêu như thế nào là
nạn nhân và thống kê sô lượng nạn nhân ở các tội phạm không rõ ràng, đơn giàn như xác định số tội
phạm và số người phạm tội. Do vậy. dễ có sự không thống nhất trong cách hiểu về nạn nhân và số nạn
nhân. Hơn nừa. ở những tội phạm nhất định mà việc xác định thông số này là có thê và cần thiết thì
thông số này cỏ thế được xác định trong phần nghiên cứu thực trạng xét về tính chất.
Khi xác định tổng “tội phạm đã xảy ra” cũng như tổng “người phạm tội” cũng cần chú ý:
- Con số về tội phạm với con số về vụ án cũng như con số về người phạm tội không phải luôn luôn
trùng nhau. Một vụ án có thể có nhiều tội phạm và một tội phạm có thể có nhiều người thực hiện tội phạm; ...
- Thời điểm tội phạm xảy ra và thời điểm tội phạm được xét xử cũng như thời điểm được đưa vào
thống kê tội phạm là khác nhau.
Tổng tội phạm đã xảy ra cũng như tổng người phạm tội (trong phạm vi đối tượng, phạm vi không gian
và phạm vi thời gian) là các con số phản ánh thực trạng của tội phạm về mức độ. Bên cạnh các thông
số này còn có các thông số khác cùng thể hiện thực trạng của tội phạm về mức độ. Đó là:
- Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội từng năm trong đơn vị thời gian đã xác định.
- Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội bình quân năm trong đơn vị thời gian đã xác định.
2. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất
Tội phạm là thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời
gian xác định, trong đó tồn tại đan xen các hệ thống thống nhất khác nhau. Mỗi hệ thống thống nhất
này là một loại cơ cấu của tội phạm theo một đặc điểm nhất định của tội phạm.
- Cơ cấu theo các chương tội phạm của Bộ luật hình sự: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội
phạm đã thực hiện thuộc từng chương cũng như tỉ trọng người phạm tội của các tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo các tội danh (tội cụ thể) của Bộ luật hình sự: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội
phạm đã thực hiện thuộc từng tội danh cũng như tỉ trọng người phạm tội của tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo 4 loại tội - Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt
nghiêm trọng (Điều 8 Bộ luật hình sự): Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm đã thực
hiện thuộc từng loại tội cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo 2 loại tội - Tội cố ý, tội vô ý: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm cố ý,
tội phạm vô ý đã thực hiện cũng như tỉ trọng người phạm tội Cơ cấu theo đơn vị không gian xảy ra tội
phạm: Đó là cơ cấu theo địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.của các loại tội đó so với tổng thể. -
- Cơ cấu theo hình thức thực hiện - Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm hay đồng phạm có tổ chức: Theo
cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các hình thức phạm tội (đặc biệt là hình thức phạm tội có tổ chức) so với tổng thể.
- Cơ cấu theo loại (và mức) hình phạt đã tuyên: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các loại
hình phạt đã áp dụng (đặc biệt là hình phạt tử hình, tù chung thân và hình phạt tù ở mức cao) so với tổng thể.
- Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm của hành vi phạm
tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Công cụ, phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời
gian, địa điểm phạm tội; hoàn cảnh, động cơ cũng như lý do dẫn đến hành vi phạm tội...
- Cơ cấu theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm: Theo cơ cấu này thì hậu quả của tội phạm cần xác
định và thống kê là thiệt hại về thể chất (chết người; thương tích và mức độ thương tích) và thiệt hại về
vật chất (tính ra tiền).
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm nhân thân
của người phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Người phạm tội là người chưa thành
niên, là người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; hoặc là đặc điểm về nghề nghiệp, về địa vị xã hội, về
trình độ văn hoá, về hoàn cảnh gia đình...
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân: Theo cơ cấu này thì nạn nhân cần được xác
định và thống kê trước hết là phụ nữ, trẻ em. Nhận định đúng sai
1.Đơn vị tính của tổng phản ánh mức độ của tội phạm ở tất cả các trường hợp là: “tội phạm đã xảy ra”
và “người phạm tội” đúng hay sai. A. Đúng B. Sai
III. DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM
Là sự thay đổi thực trạng của tội phạm về mức độ về tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định.
Là một nội dung của tình hình TP mà việc phân tích nội dung này cho phép dự đoán hướng vận động
của tội phạm trong thời gian tiếp theo.
Kết quả phản án thực trang của TP ở năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu được coi là kết quả
gốc ( kết quả thu được của các năm tiếp theo được đối chiếu với kết quả gốc và với kết quả của năm trước đó )
Xét về mức độ: Tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giảm hoặc trong tình trạng dao động khi tăng khi giảm.
Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung
hay của tính nghiêm trọng ở một khía cạnh cụ thể
vd khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên hay khía cạnh mức độ, tính chất hậu quả của tội phạm.
Đánh giá tình hình TP thực, bao gồm cả phần hiện và phần ẩn của tình hình tội phạm ( Đánh giá diễn
biến của TP khi dựa trên số liệu thuộc phần hiện của tình hình TP chỉ đảm bảo độ chính xác khi độ ẩn
có sự ổn định tương đối)
Các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai số liệu là số liệu về tổng tội
phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó.
Nghiên cứu diễn biến của TP để thấy được xu hướng vận động của hiện tượng TP, đồng thời phải đòi
hỏi giải thích được nguyên nhân của sự vận động, đặc biệt là các biến động bất thường, đó là một trong
các cơ sở giúp cho việc dự báo tội phạm cũng như việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Tình hình tội phạm tại Việt Nam hiện nay
Số vụ phạm tội, số bị cáo được đưa ra xét xử nhìn chung có xu hướng tăng theo từng năm. Mức độ
nguy hiểm của tình hình tội phạm nghiêm trọng hơn, điều này không chỉ thể hiện ở số vụ phạm tội
trung bình hằng năm trên năm mươi ngàn vụ của tội phạm,trên cơ số của tội phạm mà còn thể hiện ở
các tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất