Tổ chức hàng không trên thế giới - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Tổ chức hàng không trên thế giới - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi thảo luận số 2
3 TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI
1. TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG THẾ GIỚI –
INTERNATIONAL CIVIL AVIATION ORGANIZATION (ICAO):
- Khái niệm: Tổ chức hàng không dân dụng thế giới được thành lập
ngày 04/04/1947 tại Montreal, Canada. Đây là một tổ chức của Liên
Hợp Quốc hệ thống hóa các nguyên tắc và kĩ thuật của dẫn đường
hàng không quốc tế, nhằm tạo điều kiện và phát triển ngành vận tải
hàng không quốc tế để đảm bảo sự lớn mạnh và an toàn một cách có
thứ tự. ICAO đưa ra các tiêu chuẩn và những điều thực tế liên quan
đến đường dẫn hàng không, bên cạnh đó còn ngăn chặn mọi sự xuyên
nhiễu trái pháp luật, làm thuận tiện các quy trình bay từ nước này
sang nước khác trong hàng không dân dụng. Thêm vào đó, ICAO còn
định nghĩa những cách thức để điều tra tai nạn giao thông dựa theo
công ước hàng không dân dụng quốc tế (công ước Chicago) để các cơ
quan hàng không của các quốc gia dựa vào cơ sở đó mà thực hiện. - Mục đích:
+ Bảo đảm an toàn và phát triển có trật tự ngành hàng không dân
dụng quốc tế trên toàn cầu.
+ Khuyến khích các phương pháp cải tiến, kỹ thuật thiết kế và khai
thác tàu bay nhằm mục đích hòa bình.
+ Khuyến khích phát triển các đường hàng không, cảng hàng
không và các phương tiện bảo đảm không lưu cho ngành hàng không dân dụng quốc tế.
+ Đáp ứng nhu cầu của nhân dân thế giới về vận tải hàng không
một cách an toàn, hiệu quả.
+ Tránh lãng phí tiền của gây ra bởi sự cạnh tranh không hợp lý.
+ Bảo đảm sự tôn trọng hoàn toàn các quyền của các quốc gia
thành viên và bảo đảm cho các quốc gia thành viên một cơ hội như
nhau trong khai thác hàng không.
+ Tránh sự phân biệt đối xử trong ngành hàng không dân dụng quốc tế trên toàn cầu.
+ Tăng cường an toàn bay an ninh hàng không quốc tế.
+ Đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành hàng không quốc tế trong mọi khía cạnh.
- Cơ cấu của ICAO: gồm
1) Đại hội đồng là cơ quan tối cao của ICAO gồm tất cả đại diện
các nước thành viên. Mọi vấn đề quan trọng đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của Đại hội đồng. Cứ 3 năm, Đại hội đồng họp một lần
do Hội đồng triệu tập vào thời gian thích hợp.
2) Hội đồng là cơ quan thường trực gồm có đại diện của 27 nước
do Hội nghị bầu. Các cơ quan của Hội đồng gồm có Ủy ban không
vận; Ủy ban không tải; Ủy ban pháp luật; Ủy ban phối hợp tài trợ;
Ủy ban chống các can thiệp trái phép vào các hoạt động của ngành
hàng không… Hội đồng có chức năng hành chính, trọng tài, thông tin, tư vấn…
3) Ban thư ký có nhiệm vụ thực hiện công việc hàng ngày của
ICAO. Đứng đầu ban thư ký là tổng thư ký.
-Các trụ sở của ICAO:
+ Trụ sở chính của ICAO được đặt tại Montreal – Canada. ICAO
cũng bao gồm bảy ủy ban khu vực được các quốc gia thành viên
tán thành và phê chuẩn cho việc thực hiện các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế của ICAO
+ Chi nhánh Châu Á Thái Bình Dương (Bangkok – Thailand).
+ Ủy ban Đông và Nam Phi (Nairobi – Kenya).
+Ủy ban châu Âu và Bắc Đại Tây Dương (Paris – Pháp).
+ Văn phòng Trung Đông (Cairo – Ai Cập).
+ Ủy ban Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribbean (Mexico City – Mexico).
+ Ủy ban Nam Mỹ (Lima – Peru).
+Ủy ban Tây và Trung Phi (Dakar – Senegal).
- Tình đến 1111, ICAO có 191 thành viên chính thức. Việt Nam trở
thành thành viên chính thức vào 12/04.1981.
- Ngày 6/12/1996, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có Nghị quyết số
51-33 tuyên bố Ngày 07 tháng 12 là ngày Hàng không dân dụng quốc tế.
- Năm 1994, ICAO và Việt Nam đã thống nhất việc Việt Nam tiếp
quản phần phía nam Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh diễn ra vào
dịp kỷ niệm 50 năm ký kết công ước Chicago. Do vậy, ngày 8/12
năm nay cũng là dịp Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam kỷ niệm
19 năm tiếp quản điều hành phần phía nam Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.
2. HIỆP HỘI VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ -
INTERNATIONAL AIR TRANSPORT ASSOCIATION (IATA) - Khái niệm
IATA được thành lập vào 4/1945 tại La Habana, Cuba. Đây là
một hiệp hội thương mại hàng không quốc tế có trụ sở tại
Montreal, Quebec, Canada (Đây cũng là trụ sở của Tổ chức Hàng
không Dân dụng Quốc tế (ICAO) nhưng là một tổ chức riêng biệt).
Tổ chức này được kế nhiệm từ Hiệp hội Vận chuyển Hàng không
Quốc tế (International Air Traffic Association) thành lập tại The
Hague, Hà Lan vào năm 1919, đây là năm đầu tiên có dịch vụ theo lộ trình quốc tế.
Khi vừa thành lập, IATA có 57 thành viên đến từ 31 quốc gia,
chủ yếu tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng đến ngày nay hiệp hội đã
có đến 270 thành viên gia nhập đến từ 140 quốc gia trên thế giới.
IATA là thành viên của ATAG hay còn được gọi là Nhóm hành
động Vận Tải Hàng Không.
- Vai trò của tổ chức:
+ IATA xác định các tiêu chuẩn vận chuyển hàng không
+ Tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các công ty hàng không.
+ Chỉ định các thủ tục vận chuyển hàng hóa.
+ Xác định các tiêu chuẩn cho thiết kế thiết bị đầu cuối và quản lý nó
+ Đóng một vai trò trong quá trình tiêu chuẩn hóa thiết bị được sử dụng.
+ Đơn giản hóa hoạt động kinh doanh và giúp xây dựng các mối quan hệ trong ngành
+ Ngoài ra, IATA cũng quan tâm sâu sắc đến việc làm cho ngành
hàng không trở nên bền vững hơn và đang thực hiện một số sáng
kiến về tính bền vững của hàng hóa nhằm giải quyết các vấn đề
môi trường, xã hội và kinh tế. - Ý nghĩa của IATA:
+ Thúc đẩy sự phát triển của vận chuyển hàng không một cách an
toàn và thường xuyên vì lợi ích của toàn thể nhân dân trên thế giới.
+ Khuyến khích sự phát triển thương mại hàng không.
+ Phối hợp hành động trong dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường
hàng không giữa các đơn vị hàng không có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Nghiên cứu hợp tác với ICAO cùng các tổ chức khác để cùng
nhau thống nhất các quy định quốc tế về luật lệ của hàng không, các tập quán hàng không.
+ IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ
thuật, pháp lý, tài chính của vận tải đường hàng không. Trong đó
quan trọng nhất chính là việc điều chỉnh cơ cấu của giá vé và giá
cước của tất cả hội viên.
- Trụ sở chính và cơ quan khu vực IATA:
IATA đặt trụ sở tại Montreal của Canada nhằm giải quyết tất cả
vấn đề phát sinh tại Châu Mỹ và 1 trụ sở tại Geneva của Thụy Sỹ
nhầm giải quyết vấn đề phát sinh ở Châu Âu, châu Phi và Trung
Đông. Ngoài ra IATA còn có một văn phòng tại Singapore để
kiểm soát quá trình hoạt động tại Thái Bình Dương và châu Á.
3. HIỆP HỘI HÃNG HÀNG KHÔNG CHÂU ÂU –
ASSOCIATION OF EUROPEAN AIRLINES (AEA) - Khái niệm:
Hiệp hội được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1952 khi
các chủ tịch của Air France, KLM, Sabena Airlines và Swissair lập
nhóm khảo sát liên hợp. AEA là tổ chức gồm 33 hãng hàng không Châu Âu. - Mục đích:
Mục đích của Hội là đại diện cho quyền lợi các hội viên trong
Liên minh Châu Âu và các tổ chức quốc tế khác.
- Trụ sở chính: Brussels