-
Thông tin
-
Quiz
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học phổ thông | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học phổ thông | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học phổ thông | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường trung học phổ thông | Đại học Sư Phạm Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH NGỌC LỚP A5K72 ; MSV: 725601292
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết về Hàn Mạc Tử như sau:
“Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mạc Tử nhiều lắm. Có người bảo: 'Hàn Mạc Tử? thơ với
thẩn gì! toàn là nói nhảm.' Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: 'Thơ gì mà rắc rối thế! mình
tưởng có ý nghĩa khuất khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình!' Xuân Diệu có lẽ
cũng nghĩ đến Hàn Mạc Tử trong khi việt đoạn này: 'Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái
độ những nhà chân thi sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa
nhảy, miệng vừa kêu: tôi điên đây! tôi điên đây! -- Điên cũng không dễ làm như người ta
tưởng đâu. Nếu không biết điên, tốt hơn là cứ tỉnh táo như thường mà yên lặng sống.'Nhưng
tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mạc Tử. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn
Mạc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mạc Tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ
Hàn Mạc Tử đâu có phải chuyện dễ. Đã khúc mắt mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy tập. Họ
thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thang vắng, họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài
thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên một vì giáo chủ. Chế Lan Viên nói quả
quyết: 'Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ
biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử”.
Bằng những hiểu biết của mình về người đọc và tiếp nhận văn học, hãy lí giải và trình bày
quan điểm của mình về cuộc tranh luận trên Bài làm
Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được sáng tạo theo quy luật của tình cảm, là
kết quả của "nỗi thống khổ và sự giải thoát". Tác phẩm văn chương tiềm ẩn bao điều về cuộc
sống, con người... và khả năng khơi gợi ở người đọc những rung cảm sâu xa. Song để phát
hiện, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, sống với nó quả là điều không mấy
dễ dàng và không phải ai cũng làm được.
Đến đây ta lại nhắc đến nỗi mong ước của thi sĩ Nguyễn Hành: “Tiếng kêu não nùng của con
cuốc, cuối cùng cũng chỉ lơ lửng treo trên cành cây mà thôi. Ta kêu bằng văn chương, vằng
cữ nghĩa, đến tập thơ này là tột cùng của sự đau khổ rồi… Ai là người nghe thấy được, để
nối tiếp tiếng kêu của tập thơ này mà kêu thêm lên”. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy vai trò của
người đọc cùng sự tiếp nhận tác phẩm của họ và quan trọng biết nhường nào. Nếu ví tác
phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ
đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời,
còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ được
định đoạt tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được
người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ thuật
được viết xong nhưng nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai đoái hoài tới
thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác
phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ,
lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ
sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình,
người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình
tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô
khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là
hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ
thuật theo tâm trí mình.
Người đọc là đối tượng mà văn học cần truyền tải và cũng là con thuyền giúp nhà văn đi qua
những bão giông, úa tàn của vô thường, của vũ trụ. Dẫu vậy, vấn đề tiếp nhận vẫn còn là một
câu chuyện nan giải, chưa có hồi kết.
Tác phẩm ban đầu chỉ là một dạng giá trị tinh thần bên trong những cảm xúc, tư tưởng của
nhà văn. Sau đó, nhờ những phẩm chất đặc biệt, những giá trị tinh thần này được truyền tải
dưới dạng chất liệu là ngôn từ, trở thành một dạng giá trị vật chất. Một công trình thật đồ sộ
và lắm gian lao, thế nhưng đây lại chỉ mới là những bước đầu của một hành trình dài. Cuộc
đời của tác phẩm chỉ bắt đầu khi nhà văn kết thúc nó. Như một sinh mệnh thực thụ, tác phẩm
ra đời, đến đây công cuộc thai nghén của nhà văn đã kết thúc, tác phẩm được “cắt rốn” ra
khỏi suy nghĩ nhà văn, đến với đời, hoàn toàn độc lập. Hành trình sống, đi tìm chỗ đứng của
bản thân để tồn tại sẽ tùy vào nó và xã hội xung quanh, nhà văn không thể can thiệp nữa. Và
rồi, khi nó đến được với người đọc, quá trình tiếp nhận bắt đầu được thực hiện, giờ đây, nhà
văn và tác phẩm tách biệt nhau, mỗi người đều có một cuộc đời khác. Chỉ đến lúc này, tác
phẩm mới chính thức được công nhận là một tác phẩm toàn vẹn.
Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp, là mối quan hệ giữa người nói và người nghe,
người viết và người đọc, người bày tỏ và người lắng nghe, cảm thông. Bao giờ người viết
cũng mong độc giả sẽ hiểu mình, sẽ thấu cảm những điều mình muốn gửi gắm, kí thác qua
những con chữ. Song đấy không phải là điều đơn giản. Cao Bá Quát từng trăn trở rằng “ cái
khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ”. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn,
vì thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người người rất khác nhau, cảm xúc thẩm mỹ lại thay đổi theo
thời đại. Dẫu không có được sự hoàn toàn, dẫu chỉ là trò chơi hay ván cờ may rủi, tác giả và người đọc .
Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách
thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc. Tiếp nhận văn chương là một
hoạt động xã hội - lịch sử luôn đòi hỏi phải mang tính khách quan. Phải thấy, văn bản là một
tổ chức có tính liên kết và mạch lạc. Văn bản có các đặc điểm thể loại, từ ngữ và hình ảnh có
những ý nghĩa do truyền thống văn hóa dân tộc và thời đại quy định. Người đọc không thể
bất chấp các đặc trưng biểu đạt của văn bản, không thể tùy tiện cắt xén câu văn hay áp đặt ý
nghĩa. Như thế văn bản vẫn là phương thức tồn tại khách quan của tác phẩm, quy định hoạt
động tiếp nhận của người đọc. Sự tiếp nhận phải phù hợp với dữ liệu khách quan của văn bản
mới thực sự có giá trị. Do đó, cần khẳng định tính khách quan của tiếp nhận. Mọi người đọc
đều có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận của mình, song sự cảm nhận đó phải có cơ sở trong toàn bộ văn bản.
Dưới những khía cạnh trong đời sống lịch sử xã hội, những biến chuyển của xã hội sẽ tác
động tới suy nghĩ, tư tưởng, những định kiến của con người khi nhìn nhận một vấn đề. Tác
phẩm có thể không phù hợp với giai đoạn này nhưng lại là “bất hư” với giai đoạn khác. Một
tác phẩm bị quên lãng vào thời đại mà nó sinh ra, lại vẫn có thể sáng rực như ngôi sao xẹt vào
những thế kỉ sau. Vậy nên, việc đánh giá sự thành bại, hay dở của một tác phẩm văn học,
luôn cần soi chiếu nhiều phương diện khác nhau. Thời Nguyễn Công Trứ, khi mà Nho giáo
và những ràng buộc đối với người phụ nữ vẫn còn thì ông thẳng thắn nhận xét, cho Kiều là “
đáng kiếp tà dâm”. Nhưng đến thời Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, khi thời đại mới đang đề
cao tiếng nói cá nhân, những tình cảm rất riêng tư, mộc mạc, thì một nhân vật như Kiều lại
được khóc thay, trân trọng.
Ngoài tính khách quan vẫn còn một phần quan trọng khác ta không thể bỏ qua đó chính là
khả năng sáng tạo của người đọc. Người đọc và nhà văn sẽ cùng thực hiện chức năng sáng
tạo, hay còn gọi là “đồng sáng tạo”. Nhưng phải hiểu rằng, đây hoàn toàn là hai lối sáng tạo
khác nhau. Với nhà văn sẽ là sáng tạo ra tác phẩm mới, ra một đứa con tinh thần đến với
người đọc. Faulre nói rằng “ Viết thông minh là không viết hết”, nên quá trình sáng tạo của
người đọc bắt đầu. Người đọc sẽ hiểu, thâm nhập sâu vào hệ thống ý nghĩa và hình tượng
trong tác phẩm, rồi phát hiện ra những khía cạnh mới, những lối nghĩ mới trong không gian
đa chiều của tác phẩm. vị trí và vai trò của tác phẩm trong đời sống lịch sử cũng nhờ thế mà
được khẳng định một cách sâu sắc hơn. Nhưng số phận của tác phẩm không chỉ ở người đọc,
mà còn ở “phẩm chất bên trong” (Phạm Văn Đồng), nên người đọc cũng cần hạn chế những
lối đọc xa rời thực tế, xa rời ý nghĩa ban đầu, tiếp nhận không có nghĩa là người đọc hoàn
toàn tự do muốn hiểu văn bản thế nào cũng được.
Từ xa xưa, trong Triết học về tâm thức, Hêgen đã kêu gọi hãy xem xét tác phẩm trong một hệ
thống quan hệ “tác giả - tác phẩm - người đọc”, vì ông cho rằng sự tồn tại của tác phẩm chỉ
bao gồm ba yếu tố hữu cơ ấy thôi. Các nhà văn Trung Quốc xưa cho rằng tác phẩm chỉ tồn tại
trong lòng của tri kỉ cứ không phải trên trang giấy. Vì vậy, viết lách là một công việc của trái
tim và tác phẩm chỉ thực sự tồn tại nếu con người ý thức được nó. Chính người đọc đã giải
cứu tác phẩm khỏi hầm mộ sách, thổi sức sống vào đó và để nó bước đi giữa cuộc đời và tâm
hồn. Tác phẩm sẽ được tái sinh trong tâm trí người đọc, vì vậy, mỗi tác phẩm là một lời mời
gọi chân thành đến trái tim của người đọc: Hãy đến và chia sẻ với tôi để tôi có thể sống một
cuộc đời mới. Sự sống động của tác phẩm không nằm ở mệnh lệnh truyền giáo của binh lính,
linh mục mà nằm ở tầm nhìn, sự cảm nhận lâu dài của cá nhân người đọc.
Mặt khác, người đọc đóng một vai trò cụ thể trong quá trình sáng tạo của tác giả, chi phối quá
trình sáng tạo cũng như nội dung và hình thức của tác phẩm. Người đọc đóng vai trò đồng
sáng tạo trong quá trình tiếp nhận. Tác phẩm là một bộ mã, nhà văn là người kĩ mã và người
đọc là người giải mã. Ở Việt Nam, các khái niệm về quá trình tiếp nhận và vai trò của người
đọc được nhìn nhận qua lăng kính học thuật đáng tin cậy. Dễ dàng nhận thấy những luận
điểm này rất gần với những gì J.Paul.Sartre đã nói: Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ
có thể xuất hiện trong vận đông. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ
thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài
sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng.
Từ những yếu tố trên, có thể thấy, tiếp nhận văn học là một khái niệm rất đa dạng, nhiều
nghĩa nhưng có tầm quan trọng rất lớn đối với tác phẩm và cuộc đời của nhà văn. Đánh giá
một tác phẩm hay hay dở phụ thuộc vào phẩm chất của tác giả, giá trị mà nó mang lại cho đời
sống văn học và tác động của những giá trị này đối với sự thay đổi của xã hội. Trên thực tế,
không thể nói chắc chắn tác phẩm nào sẽ thành công hay thất bại. Là sản phẩm dùng biết bao
ý tưởng của nhà văn, thế giới tinh thần và cảm xúc của nhà văn,... nó chưa nao giờ là điều thất bại.
Những ngày viết "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh - Hoài Chân đã dành tới ngót 1 tháng chỉ
để đọc thơ Hàn Mặc Tử. Và cũng như độc giả yêu thơ Hàn Mặc Tử, họ theo ông suốt cả
"vườn thơ rộng rinh không bờ bến", để mang theo cảm giác "càng đi xa càng ớn lạnh", ớn
lạnh bởi thơ chính là tiếng khóc của người thơ, vốn không hề kêu tiếng nào trong những ngày
bệnh tật hành hạ, và chỉ "thét lên bằng thơ".
Thơ Hàn Mặc Tử đã được chú giải bằng nhiều cách, nhìn ngắm từ nhiều khía cạnh. Có thể
chiêm ngưỡng thơ ông bằng một tâm hồn sẵn cảm xúc âm nhạc hay màu sắc. Có thể mượn
tâm phân học tố cáo ở người thơ một nhân vật bệnh hoạn, và thơ ông như một cách giải tỏa
ẩn ức. Có thể tìm thấy trong thơ ông những lời ca tụng hay những xúc cảm chân thật trước
cái đẹp, tình yêu, kỷ niệm, đấng thiêng liêng… một thi sĩ biết mình là thi sĩ. Nghĩa là sự cám
dỗ, mê hoặc của vũ trụ hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử có thể đẩy cảm quan theo một chiều
hướng hay đến một chân trời nào đó. Làm sao có thể phê phán trên chính những lời chú giải
khi thơ tự nó không nói lên gì, nó chỉ nói lên cái người thưởng ngoạn cảm xúc thấy, nghe
thấu được: thưởng ngoạn, chú giải là
lời nói của người sáng tạo. tước đoạt
Người ta không thể đọc thơ như người ta nhìn ngắm một món đồ tử phía ngoài. Đọc cũng là
một cách gia nhập. Người đọc thơ không là kẻ mang đến cho thơ một lời chú giải. Phải nói
hắn chỉ là kẻ mang lời chú giải ra khỏi thơ, bởi lời chú giải về thơ không ở ngoài mà ở ngay
trong thơ, nó là một với thơ. Nghĩa là thơ không chỉ là thơ nữa. Và thi sĩ không chỉ là người
làm thơ một cách thơ ngây hay sung sướng
Trong cái nhìn nghệ thuật của Hàn Mặc Tử, cái sự lạ kia biểu hiện như một cảnh thực, thứ
hiện thực ảo. Cái sự lạ trong vũ trụ thơ ấy xuất hiện cùng với tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ
ngàng của chủ thể trữ tình.
Tiếng động sau vùng lau cỏ mọc
Tiếng ca chen lấn từ trong ra…
Áo quần vo xắn lên đầu gối
Da thịt, trời ơi! Trắng rợn mình…
Nụ cười dưới ấy và trên ấy
Không hẹn, đồng nhau nở lẳng lơ… (Nụ cười)
Gió rủ nhau đi trốn cả rồi
Nhỏ to, câu chuyện, ô kìa coi
Trong lau như có điều chi lạ
Hai bóng lung lay thấy cọ mài… (Khóm vi lau)
Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ
Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
Lời nguyện, gẫm xanh như màu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ
Nhà thơ đi tìm cái lạ chưa đủ, anh ta cần phải chiếm lĩnh cho được cái kì dị. Hai thứ đó đan
xen với nhau tạo ra hứng thơ mạnh mẽ và vô tận.
Lời thơ ngậm cứng, không rên rỉ
Và máu tim anh vọt láng lai
Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt
Tiếng vang tha thiết dội muôn nơi…
Tiếng thông vi vút như van lơn…
Mây buồn vơ vẩn bay đầu non…
Ngây tình, bóng liễu câm không nói
Trong khóm vi lau có tiếng than (Trên bờ)
Nhưng vườn thơ của Hàn Mặc Tử có phải được dựng lên một cách dễ dàng? Chưa ai công
bằng khi đứng trước tài thơ, nguồn thơ lạ lùng của Hàn Mặc Tử. Chưa ai công nhận những
câu thơ siêu linh - mới cho đến tận hôm nay.
Chỉ có Chế Lan Viên sớm nhìn ra tài thơ, con đường thơ của thi sĩ họ Hàn. Ông nói: “Mai
kia, những cái tầm thường, mực thước sẽ mất đi, còn lại chút gì đáng kể của thời này, đó là
Hàn Mạc Tử.” Lời tiên đoán ấy, ngoài Chế Lan Viên, không ai viết nổi. Phải can đảm lắm,
Chế Lan Viên mới viết lời giới thiệu xác quyết mạnh mẽ nhường đó.
Thì ra công cuộc cầm bút, chắp bút nào cũng đầy thử thách, đòi hỏi người nghệ sĩ phải dám
dấn thân. Tuỳ từng tư tưởng, kinh nghiệm, thẩm mĩ của mỗi độc giả mà tác phẩm có muôn
ngàn cuộc sống khác nhau. Vì thế, tác phẩm vừa là nó, vừa chẳng là nó. Sự thú vị trong đa
dạng tiếp nhận cũng chẳng kém sự thú vị trong đa dạng sáng tạo. Vì thế sức sáng tạo của nhà
văn, qua bạn đọc cứ nhân lên đến vạn lần. Và thế là nghệ thuật có sự sống vĩnh hằng vì nghệ
thuật có hai con đường: sáng tạo hay là chết.
Có niềm say mê, khát khao thôi, chưa đủ, mặc dù điều đó rất đáng quí. Tài năng ư? Dĩ nhiên
cần, nhưng chưa xong. Số phận của nhà văn và tác phẩm vẫn do người đọc định đoạt. Nói về
cuộc tranh luận phải được chứng minh bằng mấy thế kỉ kia, Chế Lan Viên đã đúng nhưng
Xuân Diệu cũng không hề sai khi cho rằng “Người thơ ấy tốt hơn cứ tỉnh táo mà “yên lặng
sống”. Tất cả đều là những khách quan, chủ quan mà nhà thơ buộc phải gánh trên vai. Đời
sống của tác phẩm không phải tính bằng thời gian nhà văn thai nghén ra nó. Có những sản
phẩm nghệ thuật mới ra đời đã chết yểu và mãi mãi không phục sinh vì thiếu vắng độc giả.
Lại có những tác phẩm cổ xưa vẫn dồi dào sức sống nhờ quá trình thụ cảm còn tiếp tục.
Vậy nên, tiếp nhận văn học không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có chỗ đứng mà còn giúp
người đọc sống nhiều kiếp người. Có cơ hội trải nghiệm nó như thể đó là cuộc đời của mình.
Từ đó, nội tâm, phản ánh và tự thanh lọc được lặp đi lặp lại để trở thành một người tốt hơn.
Văn học đào tạo con người như vậy. Nhờ văn học mà ta có thể thay đổi cả giai cấp, thay đổi
cả thời đại. Nói đến văn học là nói đến cảm xúc, tình cảm sâu sắc và lâu dài. Những gì bạn có
nhờ tình yêu sẽ ở lại với bạn lâu dài. Văn là tình yêu, con người cũng là tình yêu, văn học
sinh ra từ con người và con người cũng nhờ văn học mà hoàn thiện mình, luôn tìm kiếm và
hướng đến chân, thiện, mỹ.
Văn học trường tồn và đi mãi với thời gian, vượt qua những vô thường và bao sự vô tâm của
dòng đời, văn học được dựng xây bởi giá trị. Mà giá trị thì không bao giờ bị những bão
giông của năm tháng làm cho vụn vỡ. Nó được lưu truyền và gìn giữ trong lòng người, trong
suy nghĩ và tâm tư của thế nhân, từ đó nảy nở biết bao tư tưởng của thời đại. Tác phẩm có thể
chỉ được tạo ra trong một khắc, nhưng sinh mệnh của nó là bất tử (đối với các kiệt tác). Độc
giả chính là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Tiếp nhận sẽ mãi và luôn
luôn, được khai hoa kết quả trong tác phẩm, trong lòng người đọc, và trong cuộc đời nhà văn.
Để rồi, từ đó, nó trả hương cho nhân thế.