TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SOÁT | Pháp luật đại cương | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Pháp luật đại cương (KHXH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI SOẠN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề : TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SOÁT
- Mở đầu: Giới thiệu bà thuyết trình
Đặt câu hỏi mở đầu cho buổi thuyết trình Vậy :
+ Theo các bạn hiểu và biết về pháp luật Việt Nam hay có thể nhờ đến sự trợ giúp
của công cụ tìm kiếm có thể cho mình biết về suy nghĩ và sự hiểu của các bạn
liên quan đến khái niệm Tòa án nhân dân
1.Khái niệm : Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm năm cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa
án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự.[1]
Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất
trong hệ thống luật pháp.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành
chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương Theo điều 3 ( Luật tổ chức tòa án Nhân Dân 2014 )
Đứng đầu tòa án Nhân dân là Chánh Án tòa án nhân dân tối cao với nhiệm kì 5 năm do Quốc Hội bầu
Ngoài ra còn có Tòa án Quân sự các cấp.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng :Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Nhiệm vụ: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan,
toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào
kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc
không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
( khoản 1,2 Điều 2 Luật tổ chức tòa án Nhân Dân 2014) lOMoAR cPSD| 39651089
Tùy tình tiết vụ việc sẽ được sử áp dụng các cấp tòa khác nhau và các loại hình tòa
án khác nhau khi xét sử .
3. Mục đích của việc thành lập tòa án Tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 có quy định
nhiệm vụ của Tòa án thì Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hiến pháp nhấn mạnh rằng bảo vệ công lý, quyền con người, quyền
công dân là những nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là
nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án phải là nơi mà mọi
người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, sự thật; có nhiệm vụ bảo vệ công lý
khi quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại; khi công dân
yêu cầu Toà án giải quyết mọi tranh chấp thì Toà án có trách nhiệm thụ lý
giải quyết mà không có quyền từ chối.
4.Nguyên tắc xét sử
Điều 103 ( Hiến pháp 2013)
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ
trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm
cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc
giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của
đương sự được bảo đảm.
Điều 104 ( Hiến Pháp 2013)
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. lOMoAR cPSD| 39651089
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ
trường hợp do luâṭđịnh.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm
áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Viện Kiểm Sát
1.Khái niệm: Viện kiểm sát Nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện
kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Đứng đầu bởi Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Do Quốc hội bầu
chọn) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo
công tác của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
(Theo điều 107, 108 Hiến Pháp 2013)
2. Chức năng và nhiệm vụ
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
( theo điều 2 Luật tổ chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân 2014) lOMoAR cPSD| 39651089
Bảng sơ đồ tổ chúc bộ máy hành chính của Tòa Án Nhân Dân
và Viện Kiểm Sát Nhân Dân Điểm giống nhau :
- Đều đươc thành lập bởi Quốc Hội
- Đều chịu trách nhiệm về việc thực thi công lý theo pháp luật Việt Nam
Điểm Khác nhau : https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/so-sanh-toa-
an-nhan-dan-va-vien-kiem-sat-nhan-dan-7473