Tội đua xe trái phép - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Tội đua xe trái phép - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật hình sự I 38 tài liệu

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
2 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tội đua xe trái phép - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Tội đua xe trái phép - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
Tội đua xe trái phép
Điều 266. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây
thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này
hoặc đã bị về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thìkết án
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có
trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Tại nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
A) Khách thể:
– Tội phạm xâm phạm về các qui định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
– Hành vi đua xe trái phép còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác và an toàn, trật tự nơi công cộng.
B) Mặt Khách quan:
– Tội phạm thể hiện ở hành vi đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ. Việc đua xe này trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi thể hiện ở việc điều khiển các phương tiện giao thông là ô tô xe máy, các
phương tiện có gắn động cơ khác chạy tốc độ cao trên một quãng đường nhất định và
trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hành vi đua xe thường xảy ra ở
những đường phố lớn, trên các đường quốc lộ, tỉnh lộ và thường xảy ra vào
những lớn hoặc khi có các sự kiện về thể thao, văn hóa.v.v…ngày lễ
– Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là khi có một trong 2 tình tiết sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Người có hành vi đua xe trái phép cũng có thể đồng thời là người có hành vi tổ
chức đua xe trái phép, trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm về cả hai tội là
tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép
- Người sau khi lên xe vẫn không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe,
nhưng trên đường đi người điều khiển xe đã thực hiện việc đua mà người ngồi sau xe
buộc phải ngồi lại trên xe, không có hành vi cổ vũ, reo hò và các hành vi khác hưởng
ứng việc đua xe thì họ sẽ không bị coi là người đua xe trái phép.
C) Mặt chủ quan:
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý
- Lỗi cố ý: Trường hợp mặt khách quan của tội phạm chỉ có những dấu hiệu hành vi
nguy hiểm ( đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc tổ
chức đua xe trái phép hoặc đã bị kết án về một trong các tội đua xe trái phép, tổ chức
đua xe trai phép, chưa được xóa án tích). Trường hợp này người phạm tội đã sự nhận
thức rõ ràng về hậu quả, sự nguy hiểm cho xã hội và những người xung quanh của
hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đua xe trái phép. Hay còn có thể gọi là
tái phạm.
- Lỗi vô ý ( Vô ý do quá tự tin): Trường hợp mặt khách quan của tội phạm có dấu hiệu
hậu quả nguy hiểm cho xã hội ( làm chết hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác). Trường hợp này
người phạm tội có nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình nhưng cho rằng bản thân sẽ làm chủ được tay lái, làm chủ được tốc độ của xe
nên hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
D) Chủ thể
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật định
| 1/2

Preview text:

Tội đua xe trái phép
Điều 266. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây
thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có
trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Tại nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. A) Khách thể:
– Tội phạm xâm phạm về các qui định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
– Hành vi đua xe trái phép còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác và an toàn, trật tự nơi công cộng. B) Mặt Khách quan:
– Tội phạm thể hiện ở hành vi đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ. Việc đua xe này trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi thể hiện ở việc điều khiển các phương tiện giao thông là ô tô xe máy, các
phương tiện có gắn động cơ khác chạy tốc độ cao trên một quãng đường nhất định và
trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hành vi đua xe thường xảy ra ở
những đường phố lớn, trên các đường quốc lộ, tỉnh lộ và thường xảy ra vào
những ngày lễ lớn hoặc khi có các sự kiện về thể thao, văn hóa.v.v…
– Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là khi có một trong 2 tình tiết sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Người có hành vi đua xe trái phép cũng có thể đồng thời là người có hành vi tổ
chức đua xe trái phép, trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm về cả hai tội là
tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép
- Người sau khi lên xe vẫn không biết người điều khiển xe sẽ thực hiện việc đua xe,
nhưng trên đường đi người điều khiển xe đã thực hiện việc đua mà người ngồi sau xe
buộc phải ngồi lại trên xe, không có hành vi cổ vũ, reo hò và các hành vi khác hưởng
ứng việc đua xe thì họ sẽ không bị coi là người đua xe trái phép. C) Mặt chủ quan:
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý
- Lỗi cố ý: Trường hợp mặt khách quan của tội phạm chỉ có những dấu hiệu hành vi
nguy hiểm ( đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc tổ
chức đua xe trái phép hoặc đã bị kết án về một trong các tội đua xe trái phép, tổ chức
đua xe trai phép, chưa được xóa án tích). Trường hợp này người phạm tội đã sự nhận
thức rõ ràng về hậu quả, sự nguy hiểm cho xã hội và những người xung quanh của
hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đua xe trái phép. Hay còn có thể gọi là tái phạm.
- Lỗi vô ý ( Vô ý do quá tự tin): Trường hợp mặt khách quan của tội phạm có dấu hiệu
hậu quả nguy hiểm cho xã hội ( làm chết hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác). Trường hợp này
người phạm tội có nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình nhưng cho rằng bản thân sẽ làm chủ được tay lái, làm chủ được tốc độ của xe
nên hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. D) Chủ thể
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật định