Tóm tắt Chương 1: Tổng quan hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Tóm tắt Chương 1: Tổng quan hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trần Minh Hạnh
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
Học Viện Hàng Không Việt Nam
Học phần: Tổng quan về HKDD
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
VỀ NGÀNH
HÀNG KHÔNG
DÂN DỤNG
1
Trần Minh Hạnh
MỤC LỤC
Phần I/ Tổng quan về ngành HKDD trên thế giới:
1, Lịch sử phát triển ngành HKDD
2, Các lĩnh vực cơ bản trong ngành HKDD
3, Đặc trưng của ngành HKDD
4, Các xu thế phát triển của HKDD thế giới
5, Vai trò của ngành HKDD
Phần II/ Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam:
1, Lịch sử hình thành và phát triển ngành HKVN
2, Lịch sử phát triển Vietnamairlines
3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam
4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay
2
Trần Minh Hạnh
Phần I
Tổng quan về ngành
Hàng Không Dân Dụng
trên thế giới
3
Trần Minh Hạnh
1, Lịch sử phát triển ngành HKDD:
- Vào năm 1485:
Leonardo đã phác họa bản thiết kế một chiếc máy bay dựa trên cấu trúc của chim
và dơi, tuy nhiên, chưa có ghi chép nào xác nhận là ông đã dựng được chiếc máy
bay này.
Hơn nữa theo những chuyên viên thời nay thì vì không có động cơ, chiếc máy bay
khó hoàn toàn có thể nào cất cánh.
- Vào năm 1886:
kỹ sư người Pháp – Clément Ader (1841 – 1925) đã phong cách thiết kế chiếc
máy bay có hình thù nửa dơi, nửa máy hơi nước mang tên Éole.
Sau đó, Ader mở màn chế tạo một chiếc máy bay mới mang tên Avion II. Dù Ader
nói rằng ông đã bay thử nó vào năm 1892, nhưng rốt cục không ai tin ông cả, và
cũng không có vật chứng chứng minh điều này.
- Ngày 17/12/1903: Chuyến bay đầu tiên trên thế giới
Máy bay do hai anh em nhà Wright tự chế, sải cánh 12m; nặng hơn 300kg;
động cơ xăng 12 mã lực.
Kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét (120 ft).
Đặt tại Viện bảo tàng Hàng không Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian
tại Washington, D. C.
- Đầu Thế chiến thứ nhất: máy bay độngtrở nên thiết thực trong vai trò máy bay
trinh sát, chỉ điểm pháo binh và tấn công vào các căn cứ điểm tại mặt đất.
- 20-21/5/1927: Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương của Charles Lindbergh
4
Trần Minh Hạnh
Tên máy bay: Spirit of St. Louis.
Chuyến bay thẳng qua Đại Tây Dương từ New York (Mỹ) đến Paris (Pháp) với
tổng thời gian là 33 giờ 30 phút.
- Giữa hai cuộc đại chiến: Máy bay Douglas DC-3 ra đời (là đầu tiênmáy bay dân dụng loại lớn
mang lại lợi nhuận bằng hình thức vận chuyển hành khách)
- Tháng 11/ 1944, tại Hội nghị về HKDD thế giới ở Chicago:
Tổ chức HKDD Quốc tế - ICAO (International Civil Aviation
Organization) thuộc được thành lập với sự tham gia của 52Liên Hiệp Quốc
nước.
Trách nhiệm: soạn thảo, đưa ra các quy định về hàng không trên toàn
thế giới.
- Năm 1957:
Máy bay phản lực chở khách Boeing
707 ra đời thúc đẩy sự phát triển của
HKDD và vận tải hàng không.
Xuất hiện máy bay giá rẻ, tăng kh
năng phục vụ trong những quãng
đường nhỏ, thể bay trong mọi điều
kiện thời tiết.
- : Thập niên 1960
Vật liệu composite: ứng dụng làm thân máy bay, giúp hoạt động hiệu quả hơn.
Những sáng kiến quan trọng lĩnh vực trang bị máy móc và điều khiển máy bay: tụ
điện thể rắn, hệ thống định vị toàn cầu, vệ tinh viễn thông, máy tính màn hình
Luxeon
- /1961: Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào 12/4 vũ trụ
- 21/6/1969: Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên .mặt trăng
- 21/6/2004: trở thành máy bay nhân đầu tiên thực hiện chuyến bay raSpaceShipOne
ngoài không gian.
5
Trần Minh Hạnh
2, Các lĩnh vực cơ bản trong ngành HKDD:
- Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD và các cơ quan liên quan (hải quan, cửa khẩu,
kiểm dịch y tế…)
- Vận tải hàng không: vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng không chung do các nhà
vận chuyển/ hãng hàng không thực hiện.
- Kết cấu hạ tầng hàng không: Các cảng hàng không, các sân bay, dịch vụ không lưu…
- Công nghiệp hàng không: Sản xuất, bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân, càng, các cấu
kiện thiết bị điện tử… trên tàu bay.
- Các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không: Các dịch vụ thương mại kỹ thuật mặt
đất, cung ứng xăng dầu, cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, huấn luyện, đào tạo, giải trí…
- Sử dụng dịch vụ vận tải hàng không: hành khách các khách hàng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, các đại lý gom hàng hóa, người sử dụng dịch vụ…
- Có 5 yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau để tạo nên HKDD:
Vận tải hàng không (vai trò trung tâm): trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính của
ngành HKDD; tạo nguồn thu chính từ giá cước vận chuyển; vừa điều kiện để
phát triển các lĩnh vực còn lại vừa là đối tượng để các lĩnh vực này phục vụ.
Cảng hàng không
Quản lý bay dân dụng
Dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
3, Đặc trưng của ngành HKDD:
- Là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến,
có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước,
- Có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản
xuất kinh doanh.
- Trong ngành hàng không, vận tải hàng không là hoạt động toàn cầu, có tính quốc tế cao
bởi vì mạng đường bay của các hãng hàng không có ở cả trong nước và quốc tế.
- Việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, quy mô và lĩnh vực hoạt động rộng lớn, đòi
hỏi hàng không phải đẩy mạnh công tác huấn luyện đào tạocông tác việc nghiên cứu
triển khai trong sản xuất kinh doanh.
4, Các xu thế phát triển của hàng không dân dụng thế giới:
a, Tự do hóa vận tải hàng không:
- Những thập kỷ trước, vận tải hàng không diễn ra chặt chẽ trong khuôn khổ quốc gia
trên cơ sở điều tiết song phương.
6
Trần Minh Hạnh
- Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, vận tải hàng không được đặc trưng bởi
xu thế giảm dần mức độ kiểm soát nhà nước dần thay thế bằng tự do hóa cạnh tranh
qua các dạng sau đây:
Hiệp định song phương phi điều tiết, thực hiện nguyên tắc “mở cửa bầu trời” như
các trường hợp Mỹ-Singapore, Mỹ-Hàn quốc, Úc-New Zealand ...
Hiệp định đa phương, điển hìnhhiệp định đa phương về các quyền thương mại
của dịch vụ hàng không không thường lệ Châu Âu (Paris, 30/4/1956); về các
quyền thương mại của các dịch vụ hàng không không thường lệ trong ASEAN
(Manila, 13/3/1971); …
Tạo thị trường vận tải hàng không chung, điển hình trường hợp của cộng đồng
Châu Âu (EU) với sự tham gia của Na uy, Thụy điển tháng 1/1994; Hiện nay
EU Mỹ bắt đầu cuộc đàm phán về thỏa thuận “Bầu trời mở” nhằm tự do hóa
hoạt động hàng không xuyên Đại Tây Dương.
Hiện nay, các nước trong khối ASEAN đang xây dựng chương trình hành động
tiến tới xây dựng thị trường hàng không ASEAN thống nhất vào năm 2015.
b, Đa dạng hóa quyền sở hữu, giảm thiểu quyền kiểm soát của nhà nước đối
với kinh doanh vận tải và thương mại hàng không:
- Thể hiện thông qua việc nhân hoá, cổ phần hoá cácng hàng không, các dịch vụ
trong dây chuyền vận tải hàng không và các hoạt động liên quan đến vận tải hàng không.
- Quá trình nhân hoá, cổ phần hóa các hãng hàng không diễn ra chậm chạp thận
trọng hơn nhiều so với bước đi chung của toàn bộ nền kinh tế.
c, Thương mại cảng hàng không hình thành, cạnh tranh giữa các trung
tâm trung chuyển hàng không:
- Là một xu hướng tất yếu, khách quan do:
Ngành HKDD từng bước chuyển từ hoạt động công ích là chủ yếu trở thành ngành
kinh tế với mục tiêu thương mại là chủ yếu.
Chuyển hướng huy động vốn từ ngân sách nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân
và nước ngoài.
- Chủ yếu tập trung ở các cảng hàng không quốc tế và một số cảng hàng không nội địa có
lưu lượng hành khách, hàng hóa thông qua tương đối lớn
- Diễn ra tất cả các khu vực như giữa Pa-ri, Luân-đôn, Am-stéc-đam, Phrăng-phuốc
Châu Âu; giữa Tô-ky-ô, Xê-un, Hồng Kông, Đài Loan ở Bắc Á; Băng Cốc, Xinh-ga-po,
Kua-la-lăm-pơ ở Đông Nam Á...
7
Trần Minh Hạnh
d, Hợp nhất, liên minh, liên kết, chuyên môn hóa các hãng hàng không:
- Là hiện tượng chung của quá trình tích tụ tư bản.
- Là hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa vận tải hàng không.
- Là điều kiện để phát triển thành các tập đoàn hàng không, có sự chuyên môn hóa vận tải
hàng không.
5, Vai trò của ngành HKDD:
- Có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân bổ các nguồn lực, các sản phẩm,
thực hiện chức năng như hệ tuần hoàn trong nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo mối liên hệ giữa các ngành, các lĩnh vực của hệ thống kinh tế- xã hội.
- Hầu hết các ngành, lĩnh vực của mỗi quốc gia và toàn thể cộng đồng thế giới đều chịu
ảnh hưởng của hoạt động vận tải hàng không như: Mở rộng hoạt động kinh doanh trên
phạm vi toàn cầu; Tăng thêm sức mạnh của nền kinh tế quốc dân; Tác động đến tăng
trưởng kinh tế; Tác động đến lĩnh vực đầu tư; Thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế; Tạo
điều kiện để phát triển vùng lãnh thổ; Là cầu nối để hội nhập quốc tế của các quốc gia.
8
Trần Minh Hạnh
Phần II
Tổng quan về ngành
Hàng Không Việt Nam
9
Trần Minh Hạnh
1, Lịch sử hình thành và phát triển:
- Sự phát triển của ngành HKVN chia làm : giai đoạn 1956 – 1975; giai3 giai đoạn chính
đoạn 1976 – 1989; giai đoạn 1990 – nay
a, Giai đoạn trước năm 1956:
10 giờ 30 ngày 10/12/1910: Lần đầu tiên một chiếc máy bay cánh quạt, loại bốn
cánh nhãn hiệu Farman 2 (một loại máy bay được coi là tiên tiến và phổ biến nhất
vào thời đó) đã xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn của Việt Nam, do phi công Van
Den Born - người Pháp - cầm lái
Đến năm 1920: khi thành lập phi đội Nam kỳ, Pháp lấy phần lớn diện tích của làng
Tân Sơn Nhất để xây dựng sân bay và lấy tên làng đặt luôn cho sân bay, nền đất,
có một đường băng, xung quanh trồng cỏ chỉ.
Năm 1921: tuyến bay thẳng Hà Nội - Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt
bay mất 8 giờ 30 phút
Ngày 24-6-1932: Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy sắm một chiếc máy bay và
làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau
Cuối năm 1933: chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng Hàng không Pháp (Air
France) bay tuyến Paris - Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới
hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất.
Năm 1935: sân bay Nha Trang hoàn tất và đem vào sử dụng với đường băng dài
khoảng 1.050 m, đường lưu không có hướng bay gần Đông Bắc - Tây Nam. Đến
Năm 1937: thành lập Sở Hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở
Hàng không dân sự.
Tháng 6/1945: Bác Hồ chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc thôn Đồng Đon,
xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để vận chuyển quân sự của
mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt Nam – có thể coi là sân bay “quốc tế”
đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Tháng 4/1946: khi cựu hoàng Bảo Đại trao cho chính quyền cách mạng hai chiếc
máy bay riêng của mình (cánh quạt Tigermoth và Morane)
Chiều 14-5-1949: chiếc Tigermoth được phép cất cánh trên đường băng dài 450m,
rộng 25m ở bản Soi Đúng bên bờ sông Gâm, bay vài vòng lượn ở độ cao 800 -
1.000m, phi công hàng binh Đức cho máy bay hạ cánh nhưng trượt xuống sông
làm gãy cánh quạt và vỡ kính chắn gió.
Ngày 9/3/1949: thành lập Ban nghiên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân nhân dân; tìm hiểu
hoạt động của không quân Pháp và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chống lại
chúng; chuẩn bị cơ sở vật chất tài liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ và
nhân viên kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện mở rộng hoạt động khi có thời cơ.
10
Trần Minh Hạnh
Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955: theo giờ Hà Nội, sân bay Gia Lâm không còn nằm
trong khu quản chế của Đông Dương.
Ngày 3/3/1955: thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu
trưởng, có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có; tổ chức chỉ huy các
chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ
chức xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội
trong giai đoạn mới.
b, Giai đoạn 1 (1956 -1975):
15/1/1956: Được tổ chức thành Cục HKDD, trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong những năm đầu thành lập, chỉ một vài máy bay cánh quạt hạng vừa
nhẹ như: IL-14, AN-2, Aero-45…
24/1/1959: Thành lập Cục không quân trên sở tổ chức lực lượng của Ban
nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng
Ngày 1/5/1959: thành lập Trung đoàn Không quân vận tải 919 - đơn vị bay vận tải
quân sự - hàng không dân dụng, tiền thân của Đoàn bay 919.
Một số đường bay được khai thác Bắc Việt Nam: Gia lâm đi Quảng bình, Sơn la…
nhưng Nhà nước bao cấp hoàn toàn. Nhiệm vụ chính phục vụ quốc phòng, kinh doanh
vận tải hàng không chỉ là nhiệm vụ thứ yếu.
7/6/1963: Thành lập lại Cục Hàng không dân dụng
22/10/1963: Quân chủng Phòng không - Không quân chính thức được thành lập
trên cơ sở cơ quan và lượng của Binh chủng Phòng không và Cục Không quân.
Ngày 15/5/1975: máy bay chuyên của HKDD Việt Nam đã bay từ Nội
Sài Gòn chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và đoàn đại biểu Đảng
c, Giai đoạn 2 (1976 – 1989):
11/2/1976, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam ( ) trực thuộc HộiHKDDVN
đồng Chính phủ được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy trung ương, Bộ
Quốc phòng và được tổ chức như một đơn vị quân đội.
1976: Các đường bay quốc tế lần lượt được mở đi Lào, Cămphuchia, Trung quốc,
Thái lan, Malaysia, Singapore…
Từ ngày 20/8/1976: Chính phủ cho phép Ngành hàng không dân dụng bán vé hành
khách cước hàng hóa, tuy nhiên đối tượng được mua rất hạn chế, thủ tục chặt
chẽ, phức tạp
Tháng 6/1976: Tổng cục ra quyết định về việc thay số đăng ký, sơn cờ và chữ trên
các loại máy bay để thống nhất quản nhà nước chủ quyền quốc gia đối với
phương tiện vận tải hàng không và phù hợp với tập quán quốc tế
11
Trần Minh Hạnh
24/3/1979: Bộ Quốc Phòng ra Quyết định thành lập Trường Hàng không Việt
Nam.
1/3/1980: Chính phủ Việt Nam tuyên bố gia nhập Công ước về Hàng không dân
dụng quốc tế ký tại Chicago.
Ngày 12/4/1980: HKDDVN chính thức trở thành thành viên của ICAO.
Năm 1982: Nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài; Nhà khách A sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất được khánh thành
Năm 1983: ngành HK Việt Nam đưa vào sử dụng thêm máy bay Boeing B-707.
d, Giai đoạn 3 (1990 đến nay):
- Là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của ngành HKVN.
- Về mặt tổ chức:
Ngày 22/8/1989: Tổng công ty hàng không trực thuộc Tổng Cục HKDDVN được
thành lập.
Tháng 4/1993: Chính phủ đã thành lập Vietnam Airlines một loạt các doanh
nghiệp khác trực thuộc Cục HKDDVN.
Ngày 27/5/1996: Chính phủ thành lập Tổng công ty HKVN theo hình Tổng
công ty 91 trên sở lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt liên kết 20 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành HKDDVN.
Năm 2001: Cục HKDDVN được chuyển về trực thuộc Bộ giao thông vận tải
Năm 2003: Cục HKDDVN đổi tên thành Cục hàng không Việt Nam (2003).
Từ năm 2006, Tổng công ty HKVN tổ chức theo hình công ty mẹ công ty
con với công ty mẹ là Vietnam Airlines.
Từ 1/1/2007 Luật HKDD sửa đổi có hiệu lực, cho ra đời nhiều hãng hàng không tư
nhân và doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành HKDD.
Phù hợp với Luật HKDD, trong năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay
miền được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền trực thuộc Bộ
giao thông vận tải các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc
Cục HKVN.
Năm 2008: Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt Nam được thành lập trên
sở tổ chức lại Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ giao thông
vận tải.
Năm 2013: Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt Nam đổi tên thành Tổng
công ty quản lí bay Việt Nam
- Về sản xuất kinh doanh:
Đội máy bay được chuyển đổi từ dòng công nghệ máy bay Liên Xô (cũ) sang các
loại máy bay hiện đại của Mỹ và phương Tây như Boeing, Airbus, ATR, Foker.
12
Trần Minh Hạnh
Mạng đường bay được mở rộng đến các châu lục trên thế giới.
Các cảng hàng không sân bay và dịch vụ quảnkhông lưu được đầu hiện đại
hóa phục vụ yêu cầu phát triển của vận tải hàng không.
Đến năm 2007, ngành HKVN khai thác khoảng 50 máy bay, với mạng đường bay
đến 41 điểm của 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới23 đường bay đến 16
tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2019 – 2020: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyến bay của các hãng
gần như không có, hoạt động kinh doanh bị đình trệ.
2, Lịch sử phát triển Vietnamairlines:
Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam làm nòng cốt và gồm 20 doanh nghiệp trong nghành
17/12/1999: Ra mắt chương trình KHTX Bông Sen Vàng dưới tên gọi Golden
Lotus Plus (GLP)
Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới – Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt
trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác máy bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên,
khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay toàn diện
Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA
Năm 2009: Mở rộng hình thức gia nhập chương trình KHTX qua các kênh Online
Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam;
ra mắt thẻ hội viên hạng Bạch kim (Hạng thẻ cao nhất trong chương trình KHTX
của Vietnam Airlines)
Năm 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch
chứng khoán TP HCM
04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015
02/07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới
tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900 XWB, đồng thời ra mắt hệ thống
nhận diện thương hiệu mới và bộ nhận diện chương trình Khách hàng Thường
xuyên mới mang tên Lotusmiles
07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu
chuẩn của Skytrax
2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản)
01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán
UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị
trường
12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu
hội viên Bông Sen Vàng
07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần thứ 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4
sao (2016, 2017 và 2018)
13
Trần Minh Hạnh
11/2018: Chính thức đón tàu A321neo đầu tiên trong đội máy bay; chuyển giao
quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
Tháng 02/2019: Ra mắt ứng dụng di động VNA trên hệ điều
hành Android và iOS phiên bản hoàn toàn mới
Tháng 10/2019: VNA chào đón máy bay thứ 100 trong toàn đội bay, là chiếc máy
bay Boeing 787-10 Dreamliner thân rộng hiện đại
Tháng 12/2019: Kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình KHTX Bông Sen Vàng
và chào đón hội viên thứ 3 triệu của VNA
3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam:
- Góp phần đảm bảo và đáp ứng nhu cầu vận tải của đất nước.
- Đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước.
- Góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Là một trong những cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay:
a, Cục HKVN:
- Trực thuộc Bộ Giao thông vận tải,
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà
nước về HKDD trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách hàng không theo quy định
của pháp luật.
- Trực thuộc Cục HKVN có các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam và các đơn
vị sự nghiệp là Tạp chí hàng không Việt Nam và Trung tâm y tế Hàng không.
b, Các Tổng công ty Cảng:
- Các tổng công ty Cảng miền Bắc, Trung Nam được thành lập năm 2008
- Tên quốc tế: Airports Corporation of Vietnam - JSC" - viết tắt ACV
- Trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trên cơ sở tổ chức lại Cụm cảng hàng không sân bay
miền Bắc, Trung, Nam
- Thực hiện chức năng đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh các cảng hàng không, sân
bay và kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại sân bay.
- Trực tiếp quản lý và khai thác toàn bộ sân bay dân dụng (thời điểm năm 2013 là 22 sân
bay dân dụng) tại Việt Nam
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Bắc có: sân bay Nội Bài; Cát Bi tại ; Hải Phòng Vân
Đồn tại ; Điện Biên tại ; Nà Sản tại ; inh tại .Quảng Ninh Điện Biên Phủ Nà Sản V Vinh
14
Trần Minh Hạnh
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Trung có: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay
quốc tế Phú Bài, Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay Phù Cát, Sân bay Pleiku, Sân bay
Đông Tác, Sân bay Chu Lai
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Nam có: Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Liên
Khương, Sân bay T Nóc, Sân bay Buôn Ma Thuột, Sân bay Cà Mau, Sân bay Cỏ Ống,
Sân bay Rạch Giá, Sân bay Dương Đông,...
c, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM):
- Trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm quản lý bay dân dụng
Việt Nam,
- Thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay, đầu đảm
bảo trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay sản xuất các linh kiện phụ tùng vật bảo
đảm bay.
- Có 9 đơn vị trực thuộc và 1 công ty con:
Công ty Quản lý bay miền Bắc;
Công ty Quản lý bay miền Trung;
Công ty Quản lý bay miền Nam;
Trung tâm Quản lý luồng không lưu;
Trung tâm Thông báo tin tức hàng không;
Trung tâm Đào tạo – huấn luyện nghiệp vụ Quản lý bay;
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không;
Trung tâm khí tượng hàng không;
Ban Quản lý dự án chuyên ngành Quản lý bay;
Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay (công ty con).
d, Học viện hàng không Việt Nam:
- Thành lập ngày 17/7/2006 trên cơ sở Trường hàng không Việt Nam
- Trực thuộc Bộ GTVT dù đã độc lập tài chính, đào tạo cả hệ đại học và cao đẳng
- Thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.
e, Tổng công ty Hàng không Việt Nam:
- Được thành lập ngày 27/05/1996
- Thực hiện kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận
tải hàng không, đồng thời kinh doanh đa ngành nghề thông qua việc đầu tư vốn vào các
doanh nghiệp khác là công ty con hoặc công ty liên kết.
- Trong Tổng công ty HKVN có 2 doanh nghiệp vận tải hàng không là Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO).
15
Trần Minh Hạnh
f, Jetstar - Pacific Airlines và các hãng hàng không tư nhân:
- Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines: được thành lập ngày 13/4/1991, đổi tên
thành Jetstar – Pacific Airlines Jetstar Pacific và sử dụng thương hiệu vào năm 2008.
- Cũng trong thời gian này một số hãng hàng không tư nhân đã ra đời theo Luật
HKDDVN như: VietJet Air, Bamboo Airways, Indochina Airlines, Mekong Aviation,
Trai Thien Air Cargo…
*Hãng Vietjet Air (VJ): Thành lập từ năm 2007, chuyên cung cấp các vé máy bay có giá
rẻ đến với khách hàng. Hiện nay, hãng đang khai thác nhiều chuyến bay đến khắp các
tỉnh thành trong nước cũng như tại quốc tế. Số lượng chuyến bay trong ngày rất lớn cùng
lượng khách khá là đông đảo. Hai dòng máy bay A320 và A321 là 2 dòng hiện đại, trang
bị tối tân mà hãng đang khai thác
*Hãng Bamboo Airways (QH): mới thành lập vào năm 2017 dưới sự quản lý của tập
đoàn FLC, trụ sở của hãng không đặt tại sân bay Phú Cát của tỉnh Bình Định. Chuyến
bay đầu tiên cất cánh vào ngày 10/10/2018. Hãng hàng không này cũng đã khai thác
nhiều chuyến bay trong nước và dự kiến sẽ mở nhiều đường bay quốc tế. Hiện nay các
máy bay mà hãng này đang khai thác cũng rất hiện đại như Boeing 787 – 9 Dreamliner,
Airbus A321Neo.
* Một số trường đại học đào tạo Kỹ sư hàng không như:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp)
Học Viện Hàng Không Việt Nam
Trường Cao Đẳng Quốc Tế Kent (đào tạo QTKD – Vận Tải Hàng Không và tiếp
viên hàng không)
16
| 1/16

Preview text:

Trần Minh Hạnh
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Học Viện Hàng Không Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
Học phần: Tổng quan về HKDD CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 1 Trần Minh Hạnh MỤC LỤC
Phần I/ Tổng quan về ngành HKDD trên thế giới:
1, Lịch sử phát triển ngành HKDD
2, Các lĩnh vực cơ bản trong ngành HKDD
3, Đặc trưng của ngành HKDD
4, Các xu thế phát triển của HKDD thế giới 5, Vai trò của ngành HKDD
Phần II/ Tổng quan về ngành hàng không Việt Nam:
1, Lịch sử hình thành và phát triển ngành HKVN
2, Lịch sử phát triển Vietnamairlines
3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam
4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay 2 Trần Minh Hạnh Phần I
Tổng quan về ngành
Hàng Không Dân Dụng trên thế giới 3 Trần Minh Hạnh
1, Lịch sử phát triển ngành HKDD: - Vào năm 1485:
● Leonardo đã phác họa bản thiết kế một chiếc máy bay dựa trên cấu trúc của chim
và dơi, tuy nhiên, chưa có ghi chép nào xác nhận là ông đã dựng được chiếc máy bay này.
● Hơn nữa theo những chuyên viên thời nay thì vì không có động cơ, chiếc máy bay
khó hoàn toàn có thể nào cất cánh. - Vào năm 1886:
● kỹ sư người Pháp – Clément Ader (1841 – 1925) đã phong cách thiết kế chiếc
máy bay có hình thù nửa dơi, nửa máy hơi nước mang tên Éole.
● Sau đó, Ader mở màn chế tạo một chiếc máy bay mới mang tên Avion II. Dù Ader
nói rằng ông đã bay thử nó vào năm 1892, nhưng rốt cục không ai tin ông cả, và
cũng không có vật chứng chứng minh điều này.
- Ngày 17/12/1903: Chuyến bay đầu tiên trên thế giới
● Máy bay do hai anh em nhà Wright tự chế, có sải cánh 12m; nặng hơn 300kg;
động cơ xăng 12 mã lực.
● Kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét (120 ft).
● Đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C.
- Đầu Thế chiến thứ nhất: máy bay có động cơ trở nên thiết thực trong vai trò máy bay
trinh sát, chỉ điểm pháo binh và tấn công vào các căn cứ điểm tại mặt đất.
- 20-21/5/1927: Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương của Charles Lindbergh 4 Trần Minh Hạnh
● Tên máy bay: Spirit of St. Louis.
● Chuyến bay thẳng qua Đại Tây Dương từ New York (Mỹ) đến Paris (Pháp) với
tổng thời gian là 33 giờ 30 phút.
- Giữa hai cuộc đại chiến: Máy bay Douglas DC-3 ra đời (là máy bay dân dụng loại lớn đầu tiên
mang lại lợi nhuận bằng hình thức vận chuyển hành khách)
- Tháng 11/ 1944, tại Hội nghị về HKDD thế giới ở Chicago:
● Tổ chức HKDD Quốc tế - ICAO (International Civil Aviation
Organization) thuộc Liên Hiệp Quốc được thành lập với sự tham gia của 52 nước.
● Trách nhiệm: soạn thảo, đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới. - Năm 1957:
● Máy bay phản lực chở khách Boeing
707 ra đời � thúc đẩy sự phát triển của
HKDD và vận tải hàng không.
● Xuất hiện máy bay giá rẻ, tăng khả
năng phục vụ trong những quãng
đường nhỏ, có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết. - Thập niên 1960:
● Vật liệu composite: ứng dụng làm thân máy bay, giúp hoạt động hiệu quả hơn.
● Những sáng kiến quan trọng lĩnh vực trang bị máy móc và điều khiển máy bay: tụ
điện thể rắn, hệ thống định vị toàn cầu, vệ tinh viễn thông, máy tính và màn hình Luxeon
- 12/4/1961: Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ
- 21/6/1969: Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
- 21/6/2004: SpaceShipOne trở thành máy bay tư nhân đầu tiên thực hiện chuyến bay ra ngoài không gian. 5 Trần Minh Hạnh
2, Các lĩnh vực cơ bản trong ngành HKDD:
- Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD và các cơ quan liên quan (hải quan, cửa khẩu, kiểm dịch y tế…)
- Vận tải hàng không: vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng không chung do các nhà
vận chuyển/ hãng hàng không thực hiện.
- Kết cấu hạ tầng hàng không: Các cảng hàng không, các sân bay, dịch vụ không lưu…
- Công nghiệp hàng không: Sản xuất, bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân, càng, các cấu
kiện thiết bị điện tử… trên tàu bay.
- Các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không: Các dịch vụ thương mại kỹ thuật mặt
đất, cung ứng xăng dầu, cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, huấn luyện, đào tạo, giải trí…
- Sử dụng dịch vụ vận tải hàng không: hành khách và các khách hàng có nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, các đại lý gom hàng hóa, người sử dụng dịch vụ…
- Có 5 yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau để tạo nên HKDD:
● Vận tải hàng không (vai trò trung tâm): trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính của
ngành HKDD; tạo nguồn thu chính từ giá cước vận chuyển; vừa là điều kiện để
phát triển các lĩnh vực còn lại vừa là đối tượng để các lĩnh vực này phục vụ. ● Cảng hàng không ● Quản lý bay dân dụng
● Dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không
● Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
3, Đặc trưng của ngành HKDD:
- Là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến,
có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước,
- Có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh.
- Trong ngành hàng không, vận tải hàng không là hoạt động toàn cầu, có tính quốc tế cao
bởi vì mạng đường bay của các hãng hàng không có ở cả trong nước và quốc tế.
- Việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, quy mô và lĩnh vực hoạt động rộng lớn, đòi
hỏi hàng không phải đẩy mạnh công tác huấn luyện đào tạo và công tác việc nghiên cứu
triển khai trong sản xuất kinh doanh.
4, Các xu thế phát triển của hàng không dân dụng thế giới:
a, Tự do hóa vận tải hàng không:
- Những thập kỷ trước, vận tải hàng không diễn ra chặt chẽ trong khuôn khổ quốc gia và
trên cơ sở điều tiết song phương. 6 Trần Minh Hạnh
- Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, vận tải hàng không được đặc trưng bởi
xu thế giảm dần mức độ kiểm soát nhà nước và dần thay thế bằng tự do hóa cạnh tranh qua các dạng sau đây:
● Hiệp định song phương phi điều tiết, thực hiện nguyên tắc “mở cửa bầu trời” như
các trường hợp Mỹ-Singapore, Mỹ-Hàn quốc, Úc-New Zealand ...
● Hiệp định đa phương, điển hình là hiệp định đa phương về các quyền thương mại
của dịch vụ hàng không không thường lệ ở Châu Âu (Paris, 30/4/1956); về các
quyền thương mại của các dịch vụ hàng không không thường lệ trong ASEAN (Manila, 13/3/1971); …
● Tạo thị trường vận tải hàng không chung, điển hình là trường hợp của cộng đồng
Châu Âu (EU) với sự tham gia của Na uy, Thụy điển tháng 1/1994; … Hiện nay
EU và Mỹ bắt đầu cuộc đàm phán về thỏa thuận “Bầu trời mở” nhằm tự do hóa
hoạt động hàng không xuyên Đại Tây Dương.
● Hiện nay, các nước trong khối ASEAN đang xây dựng chương trình hành động
tiến tới xây dựng thị trường hàng không ASEAN thống nhất vào năm 2015.
b, Đa dạng hóa quyền sở hữu, giảm thiểu quyền kiểm soát của nhà nước đối
với kinh doanh vận tải và thương mại hàng không:

- Thể hiện thông qua việc tư nhân hoá, cổ phần hoá các hãng hàng không, các dịch vụ
trong dây chuyền vận tải hàng không và các hoạt động liên quan đến vận tải hàng không.
- Quá trình tư nhân hoá, cổ phần hóa các hãng hàng không diễn ra chậm chạp và thận
trọng hơn nhiều so với bước đi chung của toàn bộ nền kinh tế.
c, Thương mại cảng hàng không và hình thành, cạnh tranh giữa các trung
tâm trung chuyển hàng không:

- Là một xu hướng tất yếu, khách quan do:
● Ngành HKDD từng bước chuyển từ hoạt động công ích là chủ yếu trở thành ngành
kinh tế với mục tiêu thương mại là chủ yếu.
● Chuyển hướng huy động vốn từ ngân sách nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài.
- Chủ yếu tập trung ở các cảng hàng không quốc tế và một số cảng hàng không nội địa có
lưu lượng hành khách, hàng hóa thông qua tương đối lớn
- Diễn ra ở tất cả các khu vực như giữa Pa-ri, Luân-đôn, Am-stéc-đam, Phrăng-phuốc ở
Châu Âu; giữa Tô-ky-ô, Xê-un, Hồng Kông, Đài Loan ở Bắc Á; Băng Cốc, Xinh-ga-po,
Kua-la-lăm-pơ ở Đông Nam Á... 7 Trần Minh Hạnh
d, Hợp nhất, liên minh, liên kết, chuyên môn hóa các hãng hàng không:
- Là hiện tượng chung của quá trình tích tụ tư bản.
- Là hậu quả tất yếu của quá trình tự do hóa vận tải hàng không.
- Là điều kiện để phát triển thành các tập đoàn hàng không, có sự chuyên môn hóa vận tải hàng không.
5, Vai trò của ngành HKDD:
- Có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân bổ các nguồn lực, các sản phẩm,
thực hiện chức năng như hệ tuần hoàn trong nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo mối liên hệ giữa các ngành, các lĩnh vực của hệ thống kinh tế- xã hội.
- Hầu hết các ngành, lĩnh vực của mỗi quốc gia và toàn thể cộng đồng thế giới đều chịu
ảnh hưởng của hoạt động vận tải hàng không như: Mở rộng hoạt động kinh doanh trên
phạm vi toàn cầu; Tăng thêm sức mạnh của nền kinh tế quốc dân; Tác động đến tăng
trưởng kinh tế; Tác động đến lĩnh vực đầu tư; Thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế; Tạo
điều kiện để phát triển vùng lãnh thổ; Là cầu nối để hội nhập quốc tế của các quốc gia. 8 Trần Minh Hạnh Phần II
Tổng quan về ngành Hàng Không Việt Nam 9 Trần Minh Hạnh
1, Lịch sử hình thành và phát triển:
-
Sự phát triển của ngành HKVN chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1956 – 1975; giai
đoạn 1976 – 1989; giai đoạn 1990 – nay
a, Giai đoạn trước năm 1956:
● 10 giờ 30 ngày 10/12/1910: Lần đầu tiên một chiếc máy bay cánh quạt, loại bốn
cánh nhãn hiệu Farman 2 (một loại máy bay được coi là tiên tiến và phổ biến nhất
vào thời đó) đã xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn của Việt Nam, do phi công Van
Den Born - người Pháp - cầm lái
● Đến năm 1920: khi thành lập phi đội Nam kỳ, Pháp lấy phần lớn diện tích của làng
Tân Sơn Nhất để xây dựng sân bay và lấy tên làng đặt luôn cho sân bay, nền đất,
có một đường băng, xung quanh trồng cỏ chỉ.
● Năm 1921: tuyến bay thẳng Hà Nội - Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút
● Ngày 24-6-1932: Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy sắm một chiếc máy bay và
làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau
● Cuối năm 1933: chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng Hàng không Pháp (Air
France) bay tuyến Paris - Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới
hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất.
● Năm 1935: sân bay Nha Trang hoàn tất và đem vào sử dụng với đường băng dài
khoảng 1.050 m, đường lưu không có hướng bay gần Đông Bắc - Tây Nam. Đến
● Năm 1937: thành lập Sở Hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự.
● Tháng 6/1945: Bác Hồ chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc thôn Đồng Đon,
xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để vận chuyển quân sự của
mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt Nam – có thể coi là sân bay “quốc tế”
đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
● Tháng 4/1946: khi cựu hoàng Bảo Đại trao cho chính quyền cách mạng hai chiếc
máy bay riêng của mình (cánh quạt Tigermoth và Morane)
● Chiều 14-5-1949: chiếc Tigermoth được phép cất cánh trên đường băng dài 450m,
rộng 25m ở bản Soi Đúng bên bờ sông Gâm, bay vài vòng lượn ở độ cao 800 -
1.000m, phi công hàng binh Đức cho máy bay hạ cánh nhưng trượt xuống sông
làm gãy cánh quạt và vỡ kính chắn gió.
● Ngày 9/3/1949: thành lập Ban nghiên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu.
Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân nhân dân; tìm hiểu
hoạt động của không quân Pháp và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chống lại
chúng; chuẩn bị cơ sở vật chất tài liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ và
nhân viên kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện mở rộng hoạt động khi có thời cơ. 10 Trần Minh Hạnh
● Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955: theo giờ Hà Nội, sân bay Gia Lâm không còn nằm
trong khu quản chế của Đông Dương.
● Ngày 3/3/1955: thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu
trưởng, có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có; tổ chức chỉ huy các
chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ
chức xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.
b, Giai đoạn 1 (1956 -1975):
15/1/1956: Được tổ chức thành Cục HKDD, trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong những năm đầu thành lập, chỉ có một vài máy bay cánh quạt hạng vừa và
nhẹ như: IL-14, AN-2, Aero-45…
24/1/1959: Thành lập Cục không quân trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban
nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng
Ngày 1/5/1959: thành lập Trung đoàn Không quân vận tải 919 - đơn vị bay vận tải
quân sự - hàng không dân dụng, tiền thân của Đoàn bay 919.
� Một số đường bay được khai thác ở Bắc Việt Nam: Gia lâm đi Quảng bình, Sơn la…
nhưng Nhà nước bao cấp hoàn toàn. Nhiệm vụ chính phục vụ quốc phòng, kinh doanh
vận tải hàng không chỉ là nhiệm vụ thứ yếu.
7/6/1963: Thành lập lại Cục Hàng không dân dụng
22/10/1963: Quân chủng Phòng không - Không quân chính thức được thành lập
trên cơ sở cơ quan và lượng của Binh chủng Phòng không và Cục Không quân.
Ngày 15/5/1975: máy bay chuyên cơ của HKDD Việt Nam đã bay từ Hà Nội và
Sài Gòn chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và đoàn đại biểu Đảng
c, Giai đoạn 2 (1976 – 1989):
● 11/2/1976, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) trực thuộc Hội
đồng Chính phủ được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy trung ương, Bộ
Quốc phòng và được tổ chức như một đơn vị quân đội.
● 1976: Các đường bay quốc tế lần lượt được mở đi Lào, Cămphuchia, Trung quốc,
Thái lan, Malaysia, Singapore…
● Từ ngày 20/8/1976: Chính phủ cho phép Ngành hàng không dân dụng bán vé hành
khách và cước hàng hóa, tuy nhiên đối tượng được mua rất hạn chế, thủ tục chặt chẽ, phức tạp
● Tháng 6/1976: Tổng cục ra quyết định về việc thay số đăng ký, sơn cờ và chữ trên
các loại máy bay để thống nhất quản lý nhà nước và chủ quyền quốc gia đối với
phương tiện vận tải hàng không và phù hợp với tập quán quốc tế 11 Trần Minh Hạnh
● 24/3/1979: Bộ Quốc Phòng ra Quyết định thành lập Trường Hàng không Việt Nam.
● 1/3/1980: Chính phủ Việt Nam tuyên bố gia nhập Công ước về Hàng không dân
dụng quốc tế ký tại Chicago.
● Ngày 12/4/1980: HKDDVN chính thức trở thành thành viên của ICAO.
● Năm 1982: Nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài; Nhà khách A sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất được khánh thành
● Năm 1983: ngành HK Việt Nam đưa vào sử dụng thêm máy bay Boeing B-707.
d, Giai đoạn 3 (1990 đến nay):
- Là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của ngành HKVN. - Về mặt tổ chức:
● Ngày 22/8/1989: Tổng công ty hàng không trực thuộc Tổng Cục HKDDVN được thành lập.
● Tháng 4/1993: Chính phủ đã thành lập Vietnam Airlines và một loạt các doanh
nghiệp khác trực thuộc Cục HKDDVN.
● Ngày 27/5/1996: Chính phủ thành lập Tổng công ty HKVN theo mô hình Tổng
công ty 91 trên cơ sở lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt và liên kết 20 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành HKDDVN.
● Năm 2001: Cục HKDDVN được chuyển về trực thuộc Bộ giao thông vận tải
● Năm 2003: Cục HKDDVN đổi tên thành Cục hàng không Việt Nam (2003).
● Từ năm 2006, Tổng công ty HKVN tổ chức theo mô hình công ty mẹ – công ty
con với công ty mẹ là Vietnam Airlines.
● Từ 1/1/2007 Luật HKDD sửa đổi có hiệu lực, cho ra đời nhiều hãng hàng không tư
nhân và doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành HKDD.
● Phù hợp với Luật HKDD, trong năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay
miền được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền trực thuộc Bộ
giao thông vận tải và các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc Cục HKVN.
● Năm 2008: Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt Nam được thành lập trên cơ
sở tổ chức lại Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
● Năm 2013: Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt Nam đổi tên thành Tổng
công ty quản lí bay Việt Nam
- Về sản xuất kinh doanh:
● Đội máy bay được chuyển đổi từ dòng công nghệ máy bay Liên Xô (cũ) sang các
loại máy bay hiện đại của Mỹ và phương Tây như Boeing, Airbus, ATR, Foker. 12 Trần Minh Hạnh
● Mạng đường bay được mở rộng đến các châu lục trên thế giới.
● Các cảng hàng không sân bay và dịch vụ quản lý không lưu được đầu tư hiện đại
hóa phục vụ yêu cầu phát triển của vận tải hàng không.
● Đến năm 2007, ngành HKVN khai thác khoảng 50 máy bay, với mạng đường bay
đến 41 điểm của 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và 23 đường bay đến 16
tỉnh thành trong cả nước.
● Năm 2019 – 2020: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chuyến bay của các hãng
gần như không có, hoạt động kinh doanh bị đình trệ.
2, Lịch sử phát triển Vietnamairlines:
● Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
● Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam làm nòng cốt và gồm 20 doanh nghiệp trong nghành
● 17/12/1999: Ra mắt chương trình KHTX Bông Sen Vàng dưới tên gọi Golden Lotus Plus (GLP)
● Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới – Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt
trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
● Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác máy bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên,
khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay toàn diện
● Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA
● Năm 2009: Mở rộng hình thức gia nhập chương trình KHTX qua các kênh Online
● Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam;
ra mắt thẻ hội viên hạng Bạch kim (Hạng thẻ cao nhất trong chương trình KHTX của Vietnam Airlines)
● Năm 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
● 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015
● 02/07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới
tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900 XWB, đồng thời ra mắt hệ thống
nhận diện thương hiệu mới và bộ nhận diện chương trình Khách hàng Thường
xuyên mới mang tên Lotusmiles
● 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax
● 2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản)
● 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán
UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường
● 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng
● 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần thứ 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016, 2017 và 2018) 13 Trần Minh Hạnh
● 11/2018: Chính thức đón tàu A321neo đầu tiên trong đội máy bay; chuyển giao
quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
● Tháng 02/2019: Ra mắt ứng dụng di động VNA trên hệ điều
hành Android và iOS phiên bản hoàn toàn mới
● Tháng 10/2019: VNA chào đón máy bay thứ 100 trong toàn đội bay, là chiếc máy
bay Boeing 787-10 Dreamliner thân rộng hiện đại
● Tháng 12/2019: Kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình KHTX Bông Sen Vàng
và chào đón hội viên thứ 3 triệu của VNA
3, Vai trò của ngành hàng không Việt Nam:
- Góp phần đảm bảo và đáp ứng nhu cầu vận tải của đất nước.
- Đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước.
- Góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Là một trong những cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4, Tổ chức của ngành HKVN hiện nay: a, Cục HKVN:
- Trực thuộc Bộ Giao thông vận tải,
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà
nước về HKDD trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật.
- Trực thuộc Cục HKVN có các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam và các đơn
vị sự nghiệp là Tạp chí hàng không Việt Nam và Trung tâm y tế Hàng không.
b, Các Tổng công ty Cảng:
- Các tổng công ty Cảng miền Bắc, Trung Nam được thành lập năm 2008
- Tên quốc tế: Airports Corporation of Vietnam - JSC" - viết tắt ACV
- Trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trên cơ sở tổ chức lại Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, Trung, Nam
- Thực hiện chức năng đầu tư, quản lý, khai thác, kinh doanh các cảng hàng không, sân
bay và kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại sân bay.
- Trực tiếp quản lý và khai thác toàn bộ sân bay dân dụng (thời điểm năm 2013 là 22 sân
bay dân dụng) tại Việt Nam
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Bắc có: sân bay Nội Bài; Cát Bi tại Hải Phòng; Vân
Đồn tại Quảng Ninh; Điện Biên tại Điện Biên Phủ; Nà Sản tại Nà Sản; Vinh tại Vinh. 14 Trần Minh Hạnh
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Trung có: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay
quốc tế Phú Bài, Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay Phù Cát, Sân bay Pleiku, Sân bay Đông Tác, Sân bay Chu Lai
- Trực thuộc Cảng HK sân bay miền Nam có: Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Liên
Khương, Sân bay Trà Nóc, Sân bay Buôn Ma Thuột, Sân bay Cà Mau, Sân bay Cỏ Ống,
Sân bay Rạch Giá, Sân bay Dương Đông,...
c, Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM):
- Trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam,
- Thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay, đầu tư đảm
bảo trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay và sản xuất các linh kiện phụ tùng vật tư bảo đảm bay.
- Có 9 đơn vị trực thuộc và 1 công ty con:
● Công ty Quản lý bay miền Bắc;
● Công ty Quản lý bay miền Trung;
● Công ty Quản lý bay miền Nam;
● Trung tâm Quản lý luồng không lưu;
● Trung tâm Thông báo tin tức hàng không;
● Trung tâm Đào tạo – huấn luyện nghiệp vụ Quản lý bay;
● Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không;
● Trung tâm khí tượng hàng không;
● Ban Quản lý dự án chuyên ngành Quản lý bay;
● Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay (công ty con).
d, Học viện hàng không Việt Nam:
- Thành lập ngày 17/7/2006 trên cơ sở Trường hàng không Việt Nam
- Trực thuộc Bộ GTVT dù đã độc lập tài chính, đào tạo cả hệ đại học và cao đẳng
- Thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.
e, Tổng công ty Hàng không Việt Nam:
- Được thành lập ngày 27/05/1996
- Thực hiện kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận
tải hàng không, đồng thời kinh doanh đa ngành nghề thông qua việc đầu tư vốn vào các
doanh nghiệp khác là công ty con hoặc công ty liên kết.
- Trong Tổng công ty HKVN có 2 doanh nghiệp vận tải hàng không là Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO). 15 Trần Minh Hạnh
f, Jetstar - Pacific Airlines và các hãng hàng không tư nhân:
- Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines: được thành lập ngày 13/4/1991, đổi tên
thành Jetstar – Pacific Airlines Jetstar Pacific
và sử dụng thương hiệu vào năm 2008.
- Cũng trong thời gian này một số hãng hàng không tư nhân đã ra đời theo Luật
HKDDVN như: VietJet Air, Bamboo Airways, Indochina Airlines, Mekong Aviation,
Trai Thien Air Cargo…

*Hãng Vietjet Air (VJ): Thành lập từ năm 2007, chuyên cung cấp các vé máy bay có giá
rẻ đến với khách hàng. Hiện nay, hãng đang khai thác nhiều chuyến bay đến khắp các
tỉnh thành trong nước cũng như tại quốc tế. Số lượng chuyến bay trong ngày rất lớn cùng
lượng khách khá là đông đảo. Hai dòng máy bay A320 và A321 là 2 dòng hiện đại, trang
bị tối tân mà hãng đang khai thác

*Hãng Bamboo Airways (QH): mới thành lập vào năm 2017 dưới sự quản lý của tập
đoàn FLC, trụ sở của hãng không đặt tại sân bay Phú Cát của tỉnh Bình Định. Chuyến
bay đầu tiên cất cánh vào ngày 10/10/2018. Hãng hàng không này cũng đã khai thác
nhiều chuyến bay trong nước và dự kiến sẽ mở nhiều đường bay quốc tế. Hiện nay các
máy bay mà hãng này đang khai thác cũng rất hiện đại như Boeing 787 – 9 Dreamliner, Airbus A321Neo.

* Một số trường đại học đào tạo Kỹ sư hàng không như:
● Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
● Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
● Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp)
● Học Viện Hàng Không Việt Nam
Trường Cao Đẳng Quốc Tế Kent (đào tạo QTKD – Vận Tải Hàng Không và tiếp viên hàng không) 16