-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt giáo trình xã hội học pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tóm tắt giáo trình xã hội học pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Xã hội học (XHH) 6 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tóm tắt giáo trình xã hội học pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tóm tắt giáo trình xã hội học pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học (XHH) 6 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Chương I: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT
RIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật
- Bối cảnh: Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật
- Các điều kiện kinh tế- xã hội
- Chủ nghĩa tư bản dựa trên cạnh tranh tự do chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Dẫn dến sự phá sản của hệ thống pháp luật cũ.
- Sự khủng hoảng trong cách tiếp cận của Luật học khi nghiên cứu pháp
luậtthời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Luật học kêu gọi sự vào cuộc của các ngành khoa học xã hội khác
- Xã hội học đã nhanh chóng vào cuộc cùng Luật học tìm hiểu thực trạng các
quan hệ xã hội nảy sinh trong chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Hình thành lĩnh vực nghiên cứu gíap ranh giữa Xã hội và luật học => Xã
hội pháp luật xuất hiện
2. Các trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu
2.1 Trường phái xã hội học pháp luật Châu Âu
- De La Brede – Montesquieu (1689 -1755) là nhà tư tưởng người Pháp. Tác
phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu xuất bản năm 1748 là cơ sở
cho các nghiên cứu xã hội học pháp luật ( Tác phẩm nên mua đọc) nội dung liên quan
- Jean Jacques Rousseau (1712- 1778) sinh tại Geneva, là nhà nghiên cứu
thuộc trào lưu Khai sáng. Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm
1762, lý giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của
thuyết quyền tự nhiên và thoả thuận xã hội. (tìm đọc)
- Karl Marx (1818-1883) cho rằng pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của
nhà nước -> Tính giai cấp của pháp luật
- Emile Durkhiem (1858-1917) -> người khởi xướng xây dựng lý thuyết chức
năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất
lớn về lý thuyết và phương pháp đối với sự phát triển của xã hội học nói
chung và xã hội học pháp luật nói riêng
- Max Weber (1864-1920) Nhà xã hội học người Đức: Nhiệm vụ của xã hội
học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như nhà nước, pháp luật tổ chức, công
đồng… với tư cách là hành động của cá nhân đang tương tác với nhau
- Ngoài ra, có thể kể đến: Eugen Erlich (1862-1922) – nhà xã hội học pháp
luật người Áo: Leon Petrazycki (1867-1931) – nhà xã hội học pháp luật người Ba Lan.
2.2. Trường phái xã hội học pháp luật hoa Kỳ:
- Roscoe Pound (1870-1964) – nhà cải cách hàng đầu về tư tưởng pháp lý của
thế kỉ XX. Tư tưởng: Chuyển từ “pháp luật trên giấy tờ” -> “pháp luật trong hành động”
- Talcott Parsons (1902-1979) – nhà nghiên cứu thuộc trường phái chức năng
luận -> Lý thuyết hành động xã hội
2.3. Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luât ở Việt Nam:
- Ở Việt nam, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ, đi
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà luật học.
- Các lý luận về xã hội học pháp luật đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu bởi
nhà luật học Đào Trí Úc -> Đưa xã hội học pháp luật vào chương trình đào
tạo sau đại học của chuyên ngành Luật học
- Xẫ hội học pháp luật được các nhà xã hội học ở Việt Nam nghiên cứu và
đưa vào chương trình giảng dạy từ những năm 90 của thế kỷ trước
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật.
1.1. Quan điểm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
- Trong xã hội học pháp luật phương Tây truyền thống, một trong những vấn
đề quan trọng đối với xa hội học pháp luật là tính quy định xã hội của pháp luật
- Đối với trào lưu pháp luật tự do ở Châu Âu, xã hội học pháp luật phải bắt
đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt
- Trào lưu hiện thực trong luật học Mỹ thì cho rằng, đối tượng nghiên cứu
của xã hội học pháp luật là hành vi pháp luật
1.2 Các nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
- Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại,
hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội, trong mối liên hệ của nó với
các loại chuẩn mực xã hội khác nhua
- Nghiên cứu tính quy định xã hội của pháp luật
- Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc thù của các quy luật và sự tương tác của
pháp luật trong hệ thống xã hội và các phân hệ của cơ cấu xã hội
- Nghiên cứu bản chất phân loiaj hậu quả các cơ chế của hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực của pháp luật
2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các khoa học pháp lý
2.1. Mỗi quan hệ giữa xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước và pháp luật
- Lý luận về nhà nước pháp luật -> Xã hội học pháp luật -> Lý luận về nhà
nước pháp luật -> Xã hội học pháp luật
2.2. Mối quan hệ giữa Xã hội học pháp luật và các khoa học pháp lí chuyên ngành
- Xã hội học pháp luật đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực chuyên ngành của
khoa học pháp lý và đã đạt được những thành tựu nhất định do ứng dụng các
phương pháp của xã hội học và các khái niệm của xã hội học để nghiên cứu
khía cạnh xã hội của các lĩnh vực pháp luật cụ thể thể
III. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
- Các phương pháp chung bao gồm;
+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp lịch sử và logic
+ Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phân tích tài liệu + Phương pháp quan sát + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp phát vấn
+ Phương pháp thực nghiệm
IV. Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật 1. Chức năng nhận thức
- Trang bị cho người học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính
quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng
trí thức cuả xã hội học pháp luật
- Hoạt động điều tra, khảo sát về các sự kiện, hiện tuọng pháp luật của xã hội học pháp để cung cấp bằng chứng thực nghiệm
- Tạo cơ sở phát triển tư cuy khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng
xã hội và quá trình xã hội trên cơ sở khoa học. 2. Chức năng thực tiễn
- Xây dựng củng cố những luận cứ khoa học giúp cho Đảng và Nhà nước
hoạch định chủ trương,
chính sách, pháp luật đúng đắn kịp thời phù hợp
- Cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những
mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch mà từ đó tiến hành sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật. 3. Chức năng dự báo:
- Đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện hiện
tượng pháp luật trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn
- Dự báo tác động pháp luật (RIA) giúp các chủ tểh có thẩm quyền nhận biết những khả năng có
thể xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành
- Đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong tương lai, giúp
cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp phòng, chống hành vi sai lệch và tội phạm Chương 3
MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI
I Khái niệm bản chất xã hội của pháp luật
1. Khái niệm pháp trong xã hội học pháp luật
Theo quan niệm thứ nhất, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp
cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡmg
chế, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
Quan điểm thứ 2, xuất phát từ quan niệm thế giới hình thành bằng sự vận
động của vật chất, sự vận động ấy có những quy luật không thể thay đổi, tất
thảy mọi vật đều phải tuân theo những quy luật không do nó tạo nên, kể cả
con người. Đó là luật của tự nhiên, Luật tự nhiên là quy luật tồn tại độc lập
với hệ thống pháp luật được tạo ra bởi một trật tự chính trị hay một quốc gia.
Nó xuất phát từ bản chất của con người và lấy ý chí con ngườilàm nền tảng
2.Bản chất xã hội của pháp luật
2.1. Tính quy định xã hội của pháp luật
Pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ xã
hội, tức là những nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế,
quan hệ xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
2.2. Tính chuẩn mực của pháp luật
Theo quan điểm xã hội học pháp luật, pháp luật được tiếp cận nghiên cứu với
tư cách một chuẩn mực xã hội. Vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó
là những “khuôn mẫu”, “thước đo” được xác định một cách tương đối cụ thể ,
trong việc giới hạn hành vi của con người.
2.3. Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật luôn phản ánh quan điểm, đưòng lối chính trị của giai cấp nắm
quyền lực nhà nước và đảm bảo cho quyền lực đó được triển khai nhanh
chóng, rộng rãi trên quy mô toàn xã hội
2.4. Tính cưỡng chế của pháp luật
Nhà nước không chỉ xây dựng và ban hành pháp luật, mà còm có các biện
pháp tác động nhằm đảm cho pháp luậy được tôn trọng và thực hiện thông
qua việc nhà nước thường xuyên củng cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể
hiện quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù …
III. Pháp luật trong mối liên hệ với các phân hệ của cơ cấu xã hội
1. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội- nhân khẩu (dân số)
1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội-nhân khẩu (dân số)
Cơ cấu xã hội – nhân khẩu (dân số) là tổng số daan được phân loại theo giới
tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
1.2. Các vấn đề pháp luật về cơ cấu xã hội – nhân khẩu
- Các vấn đề pháp luật với cơ cấu giới tính (nam-nữ)
- Các vấn đề pháp luật với cơ cấu lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, trung niên, người cao tuổi)
- Các vấn đề pháp luật với cơ cấu về tình trạng hôn nhân (chưa bao giờ kết
hôn, đang trong hôn nhân, goá phụ, ly thân, ly hôn, liên minh tự do)
2. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội - lãnh thổ
2.1. Khái niệm cơ cấu xã hội - lãnh thổ