Tóm tắt lý thuyết chương 1 - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
+ Nghĩa rộng: là chủ nghĩa Mác Lênin luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người, từ CNTB lên CNXH và CNCS. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 1. Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học I. Sự ra đời của CNXHKH
- CNXHKH được hiểu theo hai nghĩa:
+ Nghĩa rộng: là chủ nghĩa Mác Lênin luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và
chính trị - xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người, từ CNTB lên CNXH và CNCS.
+ Nghĩa hẹp: Là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác Lênin, gồm Triết học, Kinh tế chính trị và CNXHKH.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tháng 2/1848) đánh dấu sự ra đời của CNXHKH, là cương lĩnh
chính trị soi đường cho giai cấp công nhân
- Bộ Tư bản của Mác = CNXHKH
- Chống Đuyrinh = Chủ nghĩa Mác
1. Hoàn cảnh ra đời CNXHKH
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Những năm 40 thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh và lan rộng các nước Pháp, Đức.
+ Tạo ra nền đại công nghiệp với phương thức sản xuất tiến bộ => Mâu thuẫn giữa LLSX mang
tính xã hội >< Quan hệ sx dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX
+ Giai cấp tư sản và Giai cấp vô sản (Giai cấp công nhân) ra đời => Mâu thuẫn giai cấp
=> Phong trào công nhân diễn ra
=> Tất yếu cần Hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam
b. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
- Tiền đề khoa học tự nhiên (Tiền đề khoa học cho CNDV biện chứng và lịch sử): cuối tk 18, đầu tk 19 + Học thuyết tiến hóa
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng + Học thuyết tế bào
- Tiền đề tư tưởng lý luận
+ Triết học cổ điển Đức (Hêghen, Feurbach)
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Adam Smith, D.Ricardo)
+ Chủ nghĩa không tưởng phê phán (tiền đề lý luận trực tiếp): Lên án, phê phán chế độ quân chủ
chuyên chế và TBCN; Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội, tương lai; Thức tỉnh giai cấp
công nhân và người lao động. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Nó không thể vạch ra lối thoát thật sự
vì Không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê, quy luật pt của xh tư bản
2. Vai trò của Mác và Angghen
- Mác và Ăngghen kế thừa hạt nhân hợp lý của phép biện chứng và quan điểm duy vật => Xây dựng
nên Chủ nghĩa duy vật biện chứng => Chuyển biến lập trường chính trị từ Dân chủ cách mạng sang Cộng sản chủ nghĩa - Ba phát kiến vĩ đại
+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử
+ Học thuyết về giá trị thặng dư => hai thuyết này biến cnxh thành một khoa học
+ Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: thủ tiêu TBCN, xây dựng CNXH và
CNCS, lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng XHCN.
II. Các giai đoạn phát triển cơ bản của CNXHKH
1. Mác và Ăngghen phát triển CNXHKH
a. Thời kì từ năm 1848 đến Công xã Pari (1871)
b. Thời kì từ sau Công xã Pari đến năm 1895
=> Mác và Ăngghen đã phát hiện ra vai trò của giai cấp công nhân trong việc thủ tiêu CNTB, xây
dựng CNXH nên đã biến CNXH không tưởng thành khoa học
2. Lênin vận dụng và phát triển CNXHKH trong điều kiện mới a. Trước CMT10 Nga b. Sau CMT10 Nga
=> LEnin xây dụng thành công Nhà nước Xôviet nên đã biến CNXHKH thành hiện thực
3. Sự vận dụng và sáng tạo CNXHKH từ sau khi Lenin qua đời đến nay
III. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH 1. Đối tượng
- Những quy luật CT- XH của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
- Những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung nhất là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Ngoài ra còn chú trọng những phương pháp kết hợp lịch sử và logic, khảo sát và phân tích, so
sánh, các phương pháp có tính liên ngành, tổng kết thực tiễn
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu a. Về mặt lý luận b. Về mặt thực tiễn
- Chưa có quốc gia nào xây dựng thành công CNXH, nên việc học tập và nghiên cứu gặp khó khăn,
lý thuyết khác xa thực tiễn