Tóm tắt lý thuyết môn Luật Hình sự phần Tội phạm về đặc trưng các loại tội phạm

Tóm tắt lý thuyết môn Luật Hình sự phần Tội phạm về đặc trưng các loại tội phạm của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
-
ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TỘI DANH Chương II: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự và sức khỏe con người (Keiz)
Điều 123 - Điều 129, Điều 132: cấu thành tội phạm vật chất, yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra
=> lưu ý cần phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu qu
Điều 130, Điều 131, Điều 133: không yêu cầu phải có hậu quả chết người
Lỗi cố ý: Điều 123, Điều 124 (cố ý trực tiếp cố ý gián tiếp), Điều 126, Điều 131 - Điều 136, Điều 140
Điều 156
Lỗi vô ý: Điều 128 (vô ý vì quá tin và vô ý do cẩu thả), Điều 129, Điều 138, Điều 139
Lỗi vô ý và lỗi cố ý: Điều 127, Điều 130, Điều 137, Điều 140
Trong một số CTTP tăng nặng của một số tội, luật quy định hỗn hợp lỗi như: cố ý gây thương tích dẫn
đến làm chết người (điểm a khoản 4 Điều 134); hiếp dâm làm nạn nhân chết (điểm c khoản 3 Điều
141); hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân chết (điểm e khoản 3 Điều 142); cưỡng dâm làm nạn nhân chết
(điểm c khoản 3 Điều 143); cưỡng dâm trẻ em làm nạn nhân chết (điểm d khoản 3 Điều 144). Trong
trường hợp này, tội phạm được thực hiện với hỗn hợp lỗi thì người người phạm tội cố ý với hành vi
vô ý với hậu quả chết người đã xảy ra.
Điều 123. Tội giết người
- Giết người là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác
- Hành vi khách quan: hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của người khác - Hậu quả: chết người
- Hành vi khách quan là nguyên nhân trực tiếp đưa hậu quả nạn nhân bị tử vong
- Lỗi:
+ Lỗi cố ý trực tiếp
+ Lỗi cố ý gián tiếp: hậu quả chết người thì định tội danh là tội giết người; nếu nạn nhân chỉ bị thương tích thì
định tội danh là tội cố ý gây thương tích
- Giết hai người trở lên không phụ thuộc giết các nạn nhân cùng một lúc hoặc các thời điểm khác
nhau. Cũng được coi giết hai người trở lên trong trường hợp người phạm tội ý định giết nhiều
người và đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội Lưu ý:
- Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì cấu thành Tội giết người ở giai đoạn tội phạm chưa đạt
- Phá thai không được xem giết người. Giết phụ nữ đang mang thai không được xem giết nhiều
người => là tình tiết định khung tăng nặng
- Người giết người đều chung một mục đích tước đoạt tính mạng con người, nhưng động thì
khác nhau. Động cơ không phải là yếu tố định tội giết người nhưng trong một số trường hợp là yếu tố
định khung hình phạt
- Những dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh,...có ý nghĩa xác định mức độ nguy hiểm chứ
không có ý nghĩa định tội
-
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
- Điều này quy định 2 tội: (1) Tội giết con mới đẻ; (2) Tội vứt bỏ con mới đẻ
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt - người mẹ
- Đối tượng: con mới đẻ trong 07 ngày tuổi
lOMoARcPSD|36443508
-
Hành vi khách quan: dạng hành động (bóp cổ, vứt,...) không hành động như (không cho con
dẫn đến đứa trẻ chết) => hậu quả đứa trẻ chết là bắt buộc. Người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi
- Khoản 1: giết
- Khoản 2: vứt bỏ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Lưu ý:
- Bất kai không phải người mẹ thực hiện hành vi này sẽ cấu thành tội giết người (Điều 123). Đứa
sau 7 ngày tuổi mà bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ thì không phạm tội này
- Tội vứt bỏ con mới đẻ không có hậu quả đứa trẻ chết thì không cấu thành tội phạm
- Tội giết con mới đẻ mà hậu quả đứa trẻ chưa chết thì phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- A có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với B hoặc người thân của B. Dẫn đến hậu quả B giết A thì
định tội ở Điều 125.
- Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc
- Hành vi trái pháp luật của nạn nhân thể chỉ một hành vi cụ thể nhưng cũng thể một chuỗi
hành vi lặp đi lặp lại có tính chất áp bức tương đối nặng nề, nếu tách riêng sự kích động này thì không
coi kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển sự việc thì được co mạnh hoặc rất mạnh
Lưu ý:
- Trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện hành vi giết người là kích động mạnh => không
còn khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường nhưng chưa mất hẳn khả
năng nhận thức. Trạng thái của họ gần như người điên (người mất trí), trạng thái này xảy ra trong
chốc lát, sau đó tinh thần trở lại bình thường
- Nếu nạn nhân là người điên hay trẻ em dưới 14 tuổi hành vi làm cho người phạm tội bị kích động
mạnh thì cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
những người này không có lỗi do họ không nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm
- Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc với người thân thích
của người đó nếu đang diễn ra mà người phạm tội có hành vi chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng => Điều 126
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội => cần căn cứ vào Điều 22 và Điều 24
- Điều này quy định hai tội là:
+ Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đối tượng tác động: người có hành vi xâm hại đến
lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân. Và phải thỏa mãn các điều kiện
Đang có hành vi tấn công nguy hiểm, trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, lợi ích chính đáng của công dân
Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của người bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công
Hành vi phòng vệ đã rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết
+ Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Đối tượng tác động: người phạm tội.
Và phải thỏa mãn các điều kiện
Việc sử dụng vũ lực là do không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực
do dùng vũ lực là để bắt giữ người phạm tội
Hành vi dùng vũ lực đã rõ ràng vượt quá mức cần thiết - Hậu quả: nạn nhân chết => bắt buộc
lOMoARcPSD|36443508
-
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
- Đối tượng tác động: nạn nhân của hành vi phạm tội ynhững người vi phạm pháp luật và bị người
thi hành công vụ sử dụng lực để bắt giữ hoặc ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên cũng
trường hợp người bị hại không phải người vi phạm pháp luật nhưng bị trúng đạn lỗi của
người thi hành công vụ
- Mặt khách quan
+ Làm chết người do dùng vũ lực (sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ lực khác) ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép trong lúc đang thi hành công vụ.
+ Vũ khí: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ
+ Công cụ hỗ trợ: là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ,...
- Động thi hành công vụ dấu hiệu bắt buộc. Nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi
thường tính mạng, sức khỏe của người khác sử dụng khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân
thì cấu thành tội phạm khác như Điều 123, Điều 134,...
- Hậu quả: nạn nhân chết => bắt buộc
- Chủ thể: người thi hành công vụ. Trong thực tiễn xét xử, người thi hành công vụ được hiểu người
có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác,...). Tuy
nhiên, người thực hiện nghĩa vụ công dân vì lợi ích chung của xã hội mà đã sử dụng một công cụ nào
đó (dao, gậy,...) để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó
xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác thì cũng được xem phạm tội trong khi thi
hành công vụ
Điểm khác biệt và giống nhau của Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
(Điều 126) và Điều 127
- Giống: thực hiện khi đang thi hành công vụ (trường hợp công dân tự nguyện tham gia bắt giữ người
phạm tội cũng được coi là người thi hành công vụ)
- Khác:
+ Đối tượng tác động: Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người phạm tội.
Còn Điều 127 có thể không phải là người phạm tội như người không tuân lệnh của người thi hành công vụ,
có hành vi chống đối người thi hành công vụ (hành vi của họ không phải là tội phạm)
+ Hành vi khách quan: Điều 126 - hành vi sử dụng vũ lực trong trường hợp pháp luật cho phép nhưng đã sử
dụng vượt quá mức cần thiết y hậu quả chết người. Điều 127 - hành vi dùng lực ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép dẫn đến chết người
+ Lỗi: Điều 126 - lỗi vô ý. Điều 127 - lỗi vô ý và cố ý
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
- Hành vi phạm tội làm chết người do sử dụng điện trái phép đã được thực tiễn tổng kết như sau: +
Sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người => xét xử tội giết người (Điều 123) +
Sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì phân biệt:
Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo), biết việc mắc điện
trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc thái độ bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết => Tội giết người (Điều 123)
Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển
báo nguy hiểm tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả người bị điện giật
chết => Tội vô ý làm chết người (Điều 128)
lOMoARcPSD|36443508
-
- Lỗi: vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả Lưu ý:
- Trường hợp thực hiện hành vi với lỗi vô ý nhưng hậu quả nạn nhân không chết
thì hành vi đó có thể cấu thành tội vô ýy thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác (Điều 138) nếu thỏa mãn yếu tố t lệ thương tật
Không phải mọi trường hợp vô ý gây hậu quả chết người đều cấu thành tội này mà tùy từng trường hợp
có thể cấu thành các tội ở Điều 129, Điều 127
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Ngoài những dấu hiệu chung của tội vô ý làm chết người thì tội này cũng có những dấu hiệu riêng:
+ Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính: quy tắc nghề nghiệp là các quy tắc an
toàn trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định như điện lực, khai thác rừng,... Trong một số nh vực nghề nghiệp,
hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm chết người là hành vi khách quan của một số tội phạm khác như
một số tội phạm trong lao động sản xuất (Điều 295); trong lĩnh vực y tế (Điều 315)...Quy tắc hành chính
các quy tắc trong quản lýnh chính do các cơ quan hành chính quy định nquy tắc về việc đốn, tỉa nhánh
cây xanh trên đường phố
+ Quy tắc nghề nghiệp: người phạm tộinghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp +
Quy tắc hành chính: chủ thể thường
Điều 130. Tội bức tử
- Đối tượng tác động: người có mối quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội. Sự lệ thuộc này thể do quan
hệ hôn nhân, gia đình, công tác, thầy trò hoặc tôn giáo tín ngưỡng,...
- Hành vi khách quan: tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục
- Hậu quả: người đó tự sát (chết hay không không quan trọng) nguyên nhân dẫn đến hậu quả phải
do hành vi khách quan trên
- Chủ thể: chủ thđặc biệt, giữa người phạm tội nạn nhân mối quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia
đình, nuôi dưỡng, tín ngưỡng
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
- Điều này quy định hai tội là:
+ Tội xúi giục người khác tự sát: hành vi cố ý kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng
của họ
+ Tội giúp người khác tự sát: tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều
kiện đó để tự sát
- Lỗi: cố ý
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Hành vi của một người thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết
- Đối tượng tác động: người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nghĩa là nạn nhân sắp chết hoặc
có thể chết như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra,...
- Hành vi khách quan: dạng không hành động, thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp. “Thấy” là phát hiện người khác đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng
- Hậu quả: tử vong => bắt buộc, tội này chỉ cấu thành khi nạn nhân tử vong
- Lỗi: cố ý
lOMoARcPSD|36443508
-
Điều 133. Tội đe dọa giết người
- Khách thể: xâm phạm tính mạng của người khác
- Mặt khách quan
+ Hành vi khách quan: bằng lời nói hoặc việc làm cho người bị đe dọa sẽ tước đoạt tính mạng của người khác.
Hình thức thể hiện: trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư từ hoặc qua các phương tiện truyền thông
khác…
+ Tội phạm chỉ cấu thành khi sự đe dọa thể hiện ở mức độ nghiêm trọng làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa sẽ được thực hiện
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý
- Chủ thể: chủ thể thường
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội nàyhành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác gây thiệt hại về sức khỏe cho họ
dưới dạng thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định
- Khách thể: sức khỏe của người khác. Hành vi tự gây thương tích cho chính mình không cấu thành tội
này. Tự gây thương tích cho mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể cấu thành tội ở Điều 332
- Khách quan:
+ Hành vi khách quan: hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: thể hiện ở dạng thương tích, tổn hại về sức khỏe. Thương tích là những vết
thương để lại trên cơ thể của người bị hại vì thế mà làm suy giảm sức khỏe của họ như vết rách cơ,...Tổn hại
về sức khỏe là sự rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể nạn nhân khiến sức khỏe họ bsuy giảm như rối
loạn hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,...Tổn hại về sức khỏe không tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của một
bộ phận nào đó của cơ thể khiến sức khỏe của nạn nhân bị suy giảm.
+ Xác định mức độ thiệt hại về sức khỏe bằng tỷ lệ tổn thương thể. Thông thường để cấu thành tội phạm
thì tỷ lệ tổn thương cơ thể phải từ 11% trở lên. Đối với các trường hợp sau thì tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới
11% cũng đủ cấu thành tội phạm:
Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn khnăng gây nguy hại cho nhiều người
Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không
có khả năng tự vệ
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
Có tổ chức
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp
tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thuê y thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê
Có tính chất côn đồ
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Chú ý: điểm a khoản 4 Điều 134 thì hậu quả của tội phạm nàythể là thiệt hại về tính mạng. Đây trường
hợp cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Áp dụng trường hợp này đòi hỏi phải có hỗn hợp lỗi,
tức là người phạm tội cố ý với việcy thương tích, vô ý với hậu quả chết người. Thương tích dẫn đến chết
người trước hết phải thương tích nặng làm cho nạn nhân chết thương ch nặng y. dụ: đâm vào
hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên chết.
lOMoARcPSD|36443508
-
Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp y thương tích không phải là thương
tích nặng nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị
chết sớm hơn, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết
Không phải mọi trường hợp đều cố ý gây thương tích đều cấu thành tội này mà có thể cấu thành tội ở Điều 136
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh
Là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% trở lên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó
- Có dấu hiệu chung với Điều 134 nhưng có những có dấu hiệu riêng như:
+ Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
+ Nguyên nhân gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân
+ Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã xâm phạm đến người phạm tội hoặc người thân thích
của họ
- Hậu quả: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Điều này quy định 2 tội là: (1) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; (2) Tội gây thương tích hoặc y tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội => tỷ lệ thương tổn cơ thể của 2 tội này đều từ
31% trở lên, các mặt của tội (1) đều giống với Điều 126; tội (2) là hành vi vì bắt giữ người phạm tội nhưng
vượt quá mức cần thiết mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác
=> Hậu quả: từ 31% trở lên, nếu dưới 31% thì hành vi đó không cấu thành tội phạm
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi khách quan là nguyên nhân đưa đến hậu quả. Tùy theo hậu quả mà định tội
khác nhau (Điều 126 hoặc Điều 136)
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi đang thi hành công vụ
- Các mặt giống với Điều 127. Nhưng hậu quả tỷ lệ tổn thương thể từ 31% chưa hậu quả chết
người. Nếu tỷ lệ tổn thương dưới 31% thì không cấu thành tội phạm này
Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khách thể: sức khỏe của người khác
- Khách quan:
+ Hành vi khách quan là hành vi vô ý gây thương tích cho người khác. Hành vi đó thường là hành vi vi phạm
các quy tắc an toàn chung mà gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác
+ Hậu quả: tỷ lệ tổn thương từ 31% trở lên, t lệ tổn thương chưa đạt 31% thì hành vi gây thiệt hại về sức khỏe
thì không cấu thành tội phạm
lOMoARcPSD|36443508
-
Điều 139. Tội ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Các mặt giống với tội ở Điều 129 nhưng hậu quả là tỷ lệ tổn thương là từ 31% trở lên, nếu tỷ lệ tổn thương
cơ thể chưa đạt 31% thì hành vi gây thiệt hại về sức khỏe chưa cấu thành tội phạm
Điều 140. Tội hành hạ người khác
- Khách thể: xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Đối tượng tác động là người có quan hệ lệ thuộc, mối
quan hệ lệ thuộc đó xuất phát từ quan hệ công tác hoặc quan hệ tín ngưỡng (Đối tượng ở Điều 130 bao gồm
đối tượng ở Điều 140 và Điều 185)
- Hành vi khách quan: hành vi mang tính chất độc ác, tàn bạo như đánh đập gây đau khổ về thể chất nhưng
chưa đến mức gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người lệ thuộc (Điều 130 là đến mức người lệ
thuộc tự sát)
- Lưu ý: hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình => Điều 185
lOMoARcPSD|36443508
-
Lỗi: vô ý
Điều 141. Tội hiếp dâm
- Khách thể: xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Đối tượng tác động người từ đủ 16
tuổi trở lên không phân biệt giới tính
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan là giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân
Giao cấu: hành vi xâm nhập của bphận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ
xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định đã thực hiện không phụ thuộc vào
việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập
Hành vi quan hệ tình dục khác:
Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn người khác
Dùng bộ phận khác của cơ thể, dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác
Trái ý muốn của nạn nhân: người bi hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí
của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội
Thủ đoạn phạm tội: dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người
bị hại lâ, vào một trong những hoàn cảnh sau: (1) Người bị hại không thể chống cự được (bị tai nạn, bị
ngất, bị trói,...); (2) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành
vi (say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc mê,...)
Thủ đoạn khác: đầu độc nạn nhân, cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc ngủ; hứa hẹn cho tốt nghiệp,
cho đi học, đi thi đấu ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Chú ý: khoản 3 Điều 141 Hiếp dâm làm nạn nhân chết chỉ áp dụng trong trường hợp hỗn hợp lỗi, nghĩa là cố
ý trong việc thực hiện hành vi ý với hậu quả. Còn trường hợp hiếp dâm, người phạm tội làm chết
người do cố ý thì phải định thành hai tội danh: tội giết người và hiếp dâm
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Cũng giống với Điều 141 nhưng khác nhau ở độ tuổi tội này có đối tượng dưới 16 tuổi. Hành vi giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi cũng là tội hiếp dâm ở Điều 142
Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Khách thể: xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đối tượng tác động: người đủ 16 tuổi trở lên.
Quan trọng là đối tượng tác động phải là (1) người lệ thuộc hoặc đang trong tình trạng lệ thuộc người phạm
tội - người lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng hoặc (2) người đang
trong tình trạng quẫn bách - người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự
mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác
- Khách quan: hành vi khách quan của tội này là hành vi ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Sự hứa hẹn phải mang tính chất khống chế vì nạn nhân đang
trong tình trạng quẫn bách cần sự giúp đỡ. Nếu sự hứa hẹn không mang tính chất khống chế tư tưởng để
được giao cấu thì không cấu thành tội phạm này
lOMoARcPSD|36443508
-
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Cũng giống với Điều 144 nhưng khác nhau ở độ tuổi là tội này có đối tượng từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi. Mọi hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người dưới 13 tuổi đều cấu thành tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dụng khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi
- Khách thể: xâm phạm sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13 đến dưới
16 tuổi. Đối tượng tác động: người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không phân biệt giới tính
- Khách quan: (1) giao cấu trái phép; (2) thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Khác với Điều 142, Điều 144 là Điều này có sự thuận tình của nạn nhân. Với hành vi giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù được sự thuận tình của nạn nhân thì vẫn cấu thành
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
- Khách thể: xâm phạm sự phát triển lành mạnh của người dưới 16 tuổi. Đối tượng tác động: người dưới 16
tuổi không phân biệt giới tính
- Khách quan: hành vi dâm ô nhưng không nhằm mục đích quan hệ nh dụng gồm một trong các hành vi sau:
+ Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác
của người dưới 16 tuổi
+ Dùng bộ phận khác trên cơ sở tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi
+ Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên thể họ tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm của
người phạm tội hoặc của người khác
+ Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, người năng lực TNHS từ đủ 18 tuổi trở lên. Người dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi trên không phạm tội này
Điều 147 đến Điều 156 mạnh dạn đoán hông ra thi :v, các điều này cũng đơn giản chứ không có gì quá
khó khăn. Tuy nhiên có vài lưu ý sau:
Không phải mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV cố ý lây truyền bệnh cho người khác đều cấu thành
tội này. Mà trường hợp nạn nhân biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ =>
không cấu thành Điều 148
Trường hợp biết mình bị nhiễm HIV phạm tội về tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm,...) => tình tiết định
khung tăng nặng chứ không cấu thành Điều 148
Tội mua bán người (Điều 150) hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu
việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu TNHS không phụ thuộc
vào việc bị hại biết hay không mình bị mua bán. Nạn nhân người dưới 16 tuổi thì cấu thành Tội mua
bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu (Hà Trang) Điều 168: Tội cướp tài sản khách thể: Tác động lên
hai đối tượng là tài sản và thân thể con người, xâm phạm đồng thời 2 quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và
quan hệ nhân thân.
lOMoARcPSD|36443508
-
khách quan: Tội cướp tài sản cấu thành tội phạm cắt xén, Mặt khách quan của tội phạm chỉ bắt buộc đối
với hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dùnglực hoặc đe dọa dùng
lực ngay tức khắc, hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
+ Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người ( không phải vật) Làm cho người này
lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Tức là trong ý thức của người phạm tội Hành vi dùng vũ lực
nhằm làm cho sự chống cự của nạn nhân không xảy ra hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc người bị
tấn công tê liệt ý chí nên không dám chống cự) vd: Bắn, đánh, trói, chém
+ Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực tức thời khi nhằm
làm cho người bị đe dọa không dám chống cự. Người đe dọa tin rằng người bị đe dọa sẽ không dám chống
trả lại khi bị chiếm đoạt tài sản vì sợ bị tác động (ăn đấm) ngay lập tức. Để phân biệt với tội phạm xâm phạm
sở hữu điều 169 điều 170, hiểu chỗ phải đe dọa xảy ra ngay tức khắc làm cho người bị đe
dọa lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Làm thế nào để biết là hành vi đe dọa dùng vũ lực có xảy
ra ngay tức khắc hay không cần Căn cứ vào nội dung và hình thức đe dọa ( Đe dọa làm gì, thái độ đe dọa,
công cụ, phương tiện sử dụng để đe dọa…); tương quan lực lượng giữa hai bên; hoàn cảnh, không gian và
thời gian phạm tội; tình hình trật tự xh lúc và nơi xảy ra hành vi đe dọa…Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc chỉ cần nhằm làm cho người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa dùng lực đó là hiện thực, sẽ xảy ra
ngay lập tức mà không cần biết thực sự người phạm tội có ý định đó hay không (dùng súng giả đi cướp nên
nạn nhân tin rằng nh chống cự sẽ bị bắn lủng sọ nên sợ hỏng dám chống cự, dù rằng thằng cướp không
ý định bắn đó súng giả thôi); hoặc là trên thực tế hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc không làm cho
nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Nạn nhân quá dũng cảm nên đã vùng dậy đánh thằng
cướp khi đe dọa dùng lực, đưa dao kề cổ thôi nhưng nạn nhân ko sợ múc luôn) thì vẫn được
xem là hành vi khách quan của tội cướp tài sản.
+ Hành vi khác làm cho Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi đi dùng
bất cứ thủ đoạn nào làm cho nạn nhân không thể kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản vd: cho nạn nhân
ún thuốc ngủ, thuốc độc, gây mê, gây tê,.. hành vi vừa kể nó cũng làm tê liệt Sự Kháng Cự của nạn nhân
*Tội cướp tài sản cấu thành tội phạm cắt xén Nên tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một
trong các hành vi nêu trên, bất kể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa.
chủ thể: người Năng lực trách nhiệm hình sự đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều
168 và điều 12 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể trở thành chủ thể của tội cướp con ngựa ô ngựa ô ngựa
ố ô.
chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. mục đích phạm tọi là nhằm chiếm đoạt tài sản - đây là dấu hiệu để phân biệt
tội CƯỚP TÀI SẢN với tội khác trong BLHS (TỘI GIẾT NGƯỜI, TỘI HIẾP DÂM, TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH). trong trường hợp này Cũng được xemmục đích nhằm chiếm đoạt tài sản nếu
người phạm tội đang hoặc đã chiếm đoạt được tài sản bằng các thủ đoạn khác thì bị giành lại nên đã
dùng lực đe dọa dùng lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản đó, thì hành vi
phạm tội đã chuyển hóa từ các hình thức chiếm đoạt tài sản khác sang tội cướp tài sản
lưu ý 1 số điều sau:
- Người phạm tội lấy được tài sản hay không thì tội phạm vẫn hoàn thành ( Do tội cướp tài sản có cấu
thành cắt xén)
- Nếu Hậu quả xảy ra là thiệt hại về nh mạng thì cầu phân biệt hai trường hợp: trường hợp người phạm
tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội đó
tội giết người và tội cướp tài sản . Người phạm tội không có ý định giết người mà chị có ý định cướp
lOMoARcPSD|36443508
-
tài sản nhưng chẳng may người bị hại bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người.
Nếu sau khi đã cướp tài sản bị đuổi bắt mà người phạm tội giết người để tẩu thoát thì còn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người.
- Chỉ coi là hành hung để tẩu thoát khi người phạm tội vứt bỏ lại tài sản, chỉ chạy thoát thân
- Nếu Hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị
hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên
Điều 169: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản khách thể: Tác động lên hai đối tượng là tài sản và cơ thể
con người; xâm phạm 2 khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
khách quan: Người phạm tộihành vi bắt cóc (Bắt,giam, giữ người trái pháp luật) người khác làm con tin
nhằm uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản làm cho họ sợ mà phải giao tài sản. Người bị bắt cóc các thường
là chủ sở hữu, người đang quản lý tài sản hoặc người có quan hệ về tình cảm, huyết thống, công việc… với
chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Hành vi bắt c thể được thực hiện bằng Nhiều thủ đoạn khác nhau
như dùng vũ lực, dụ dỗ, mua chuộc, lừa dối. bắt cóc xong người phạm tội đe dọa người quản lý tài sản (có
thể qua mail, sđt, sms, messenger, zalo, fb, ig, thư…) đưa tài sản không thì t sẽ múc con tin. => Cách thức
thực hiện hành vi đe dọa không ý nghĩa trong việc định tội. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có cấu
thành cắt xén Nên tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi bắt cóc con tin nhằm
chiếm đoạt tài sản; “ chiếm đoạt tài sản” không phải là hành vi khách quan của cấu thành tội phạm này.
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu hành vi bắt cóc con tin nhưng không
có mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà có thể cấu thành tội
phạm khác trong bộ luật hình sự.
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Hành vi chiếm đoạt trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS ở tội
này chứ không phải tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153) Điều 170: tội cưỡng đoạt tài sản khách
thể: xâm phạm Hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân khách quan: Hành vi khách
quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực nó không diễn ra ngay tức khắc không làm
cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí hành vi đe dọa chưa đủ sức mãnh liệt làm cho người bị hại lâm vào tình
trạng không thể chống cự được, mà chỉ khả năng khống chế ý chí của nạn nhân, nạn nhân vẫn còn khả
năng điều kiện để suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động Trong một giới hạn nhất định)
+ có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác (Là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, Danh dự, sự
uy tín in bằng bất cứ thủ đoạn nào. đe dọa hủy hoại tài sản, đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm
đạo đức của nạn nhân; or đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín…)
* Tội cưỡng đoạt tài sản cấu thành cắt xén, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong
các hành vi nêu trên. Chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan cấu thành tội
phạm. Nên nếu người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên chưa thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản thì tội phạm đã hoàn thành.
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu không mục đích chiếm đoạt tài sản
in thời không phạm tội này. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
lOMoARcPSD|36443508
-
chủ thể: Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản người năng lực trách nhiệm hình sự đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
lưu ý: Hành vi phạm tội đối với người bị hại được thực hiện công khai là công khai về hành vi phạm tội
chứ không phải công khai bản thân người phạm tội Điều 171 tội cướp giật tài sản khách thể: Xâm phạm
quyền sở hữu của chủ tài sản, đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản thường là
những tài sản nhỏ, gọn, nhẹ ( túi xách, cách điện thoại di động, máy, dây chuyền máy tính xách tay…) hoặc
là tài sản có khả năng di chuyển một cách nhanh chóng, dễ ( ô tô, xe máy…)
khach quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội cướp
giật tài sản khác với hành vi chiếm đoạt trong một số tội phạm khác ở hai dấu hiệu tài sản được chiếm đoạt
một cách công khai (Không lén lút, giữ bí mật hành vi phạm tội của mình mà để cho nạn nhân thể phát
hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản ngay khi hành vi này đang được thực hiện người, phạm tội nhận thức được
người đang quản lý tài sản có khả năng biết được hành vi phạm tội khi đang xảy ra Nhưng họ không có
ý định che giấu) và nhanh chóng (Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận tài sản,
nhanh chóng lẩn trốn, trong đó là dấu hiệu nhanh chóng có ý nghĩa quan trọng nhất để định tội danh, sự sơ
hở của người quản lý tài sản có thể là có sẵn hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra)
*Trong quá trình cướp giật tài sản thể người phạm tội có sử dụng sức mạnh vật chất để giật, giành tài sản
chứ Không nhằm mục đích tác động lên thân thể của người đang quản tài sản nhằm làm cho họ liệt ý
chí hoặc sợ mà phải giao tài sản.
*Tội cướp giật tài sản cấu thành tội phạm vật chất, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài
sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản. Trong trường hợp sau khi giật được tài sản, người phạm tội bị truy
đuổi nên đã bỏ lại tài sản để chạy trốn hoặc bị người truy đuổi lấy lại tài sản đó thì tội phạm vẫn được coi là
đã hoàn thành (trị giá của tài sản không có ý nghĩa trong việc định tội)
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. nhà làm luật không
quy định mục đích phạm tội và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1
số lưu ý
Chạy trốn là một đặc trưng của tội này, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
Trong quá trình thực hiện hành vi giật, Nếu người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản
chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùnglực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để
chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ chuyển hóa thành hành vi cướp tài sản
Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, tất đây cũng là một đặc trưng
để phân biệt với những trường hợp phm tội khác như hành vi trộm cắp, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không
tính công khai trắng trợn Điều 172 tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khách thể: Khách thể của tội này
là quyn sở hữu tài sản, đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc
dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một trong các điểm a,b,c,d Khoản
1 điều 172 bộ luật hình sự
khách quan: Hành vi được thực hiện trong hoàn cảnh người quản tài sản không có điều kiện ngăn cản hành
vi chiếm đoạt tài sản (Nạn nhân bị gãy chân, bị liệt, Biết người khác lấy tài sản của mình nhưng không th
ngăn chặn được…) nên người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt tài sản đó mà không sợ Sự
lOMoARcPSD|36443508
Kháng Cự (Bởi vì không có điều kiện, khả năng kháng cự) của người đang quản lý tài sản. Hành vi diễn ra
một cách công khai.
* Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất nên tội phạm hoàn thành khi người phạm
tội chiếm hữu được tài sản trên thực tế, định lượng của đối tượng c động hậu quluật định của tội
phạm, sẽ bị coi là phạm tội khi thiệt hại về tài sản ở mức từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm d khoản 1 điều 172 bộ luật hình sự. chủ
quan: Lỗi cố ý trực tiếp, Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định 1
số lưu ý
Xem giá tài sản chiếm lại thỏa mãn tội này hay không việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình
thường ( không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản)
người phạm tội sau khi đã thực hiện xong một tội phạm nào đó (như tội giết người, và tội cố ý gây thương
tích, tội hiếp dâm…) làm cho người bị hại không còn khả năng, hoặc bị hạn chế khả năng bảo vệ tài
sản, Thì mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trường
hợp này không phải là tội cướp tài sản, Mà là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Nếu người phạm tội sau khi đã chiếm đoạt được Tài sản, Bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài
sản bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài
sản. Điều 168 BLHS
Điều 173: Tội trộm cắp tài sản
Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (Tài sản bị trộm cắp phải có trị giá từ 2 triệu
đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một trong các
điểm a,b,c,d,đ khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự)
khách quan: tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, nên mặt khách quan của tội phạm bao gồm
3 yếu tố (Hành vi, đi hậu quả, tả mối quan hệ nhân quả):
+ Hành vi: hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút,mật. (tuy nhiên cũng trường
hợp người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu, người quản
lý tài sản nếu cho rằng điều này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản thì đây vẫn là dấu hiệu của tội
trộm cắp tài sản)
+ Hậu quả: chiếm được tài sản thì tội phạm hoàn thành. không chiếm được tài sản thì phạm tội giai đoạn
chưa đạt. (Hành vi trộm cắp tài sản được coi hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội đã chiếm hữu
được tài sản trên thực tế, để xác định được thời điểm cần phải cân nhắc trên cơ sở dựa vào đặc Điểm, vị trí
tài sản bị chiếm đoạt được)
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi khách quan là nguyên nhân dẫn đến hậu quả
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, Mong muốn chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân Động mục đích
phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội trộm cắp tài sản.
chủ thể: để để người đạt độ tuổi khi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự 1
Số lưu ý:
Xem giá tài sản chiếm đoạt có thỏa mãn Tội Này hay không
nếu người phạm tội sau khi đã chọn được tài sản, Bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản
bằng cách hành hung người khác thì ngng phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản
lOMoARcPSD|36443508
Dấu hiệu lén lút Ở đây chỉ cần đối với người chủ sở, người Quản tài sản chứ không nhất thiết là phải
lén lút với tất cả mọi người.
Điều 174: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách thể: xâm phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản
của họ, đối tượng tác động là tài sản (có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định
tại một trong các điểm a,b,c,d khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự) Khách quan:
chủ thể sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản, tức là nạn nhân tự nguyện đưa tài sản cho người phạm
tội. dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối đ
chiếm đoạt tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất. tội phạm hoàn thành khi người phạm tội nhận
được tài sản từ người quản lý tài sản và có khả năng chiếm giữ, Sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu để định tội
Chủ thể người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự một số
lưu ý:
Người thực hiện hành vi làm giả các Giấy tờ, i liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự kể về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu ca cơ quan, tổ chức; Tôi sử dụng con dấu hoặc tài liệu
giả của cơ quan, tổ chức điều 341 bởi vì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu ca cơ quan, tổ chức để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 2 khách thể khác nhau được bộ luật Hình sự bảo vệ
Điều 175: phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản in
Khách thể: quan hệ sở hữu. đối tượng tác động của tội này là tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp
pháp cho người phạm tội trên sở hợp đồng. (tài sản bị chiếm đoạt của tội phạm y phải giá trị từ 4
trieu trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều
175 Bộ luật hình sự).
Khách quan: người phạm tội đã nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp, ngay thẳng, sau đó dùng thủ
đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản Mặc dù có điều kiện, khả
năng nhưng cố tình không trả hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có
khả năng trả lại tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất. hậu quả của tội phạm là thiệt hại
về tài sản từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.
Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu định tội. Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.
Chủ thể: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Một
số lưu ý:
tài sản ban đầu được giao một cách ngay thẳng, thật, ốp rồi sau đó có dùng thủ đoạn để chiếm đoạt một
phần hoặc toàn bộ số tài sản đó
cũng được coi chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đã sử dụng tài sản mình đã vay, mượn, hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản cho bên vay, cho mượn hoặc giao tài sản
lOMoARcPSD|36443508
Mục đích chiếm đoạt giải phát sinh sau khi đã nhận được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp. Đây
là điểm khác biệt cơ bản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 176: Tội chiếm giữ trái phép tài sản
Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản. đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý
của chủ sở hữu như tài sản bị đánh rơi, Bị Bỏ Quên, bị giao nhầm; tài sản không xác định được chủ sở hữu
hoặc những tài sản bị chôn, Dấu, vùi lấp hay chìm đắm được tìm thấy. tài sản in bị chiếm giữ trái phép phải
có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc là di vật, cổ vật.
Khách quan: người phạm tội có được tài sản một cách ngẫu nhiên, họ không có hành vi cố ý dịch chuyển trái
phép tài sản của người khác thành tài sản của mình. hành vi phạm tội này được thực hiện dưới dạng không
hành động phạm tội. Nếu một người ngẫu nhiên được tài sản của người khác, họ không nhận được yêu
cầu nhận lại tài sản từ chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm và họ không trả lại
tài sản, thi ho không phạm tội.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản cho các chủ thể có quyền sau khi
họ đã u cầu được nhận lại tài sản. tên người thực hiện hành vi trên chỉ bị coi phạm tội Nếu họ cố tình
không giao nộp tài sản do ngẫu nhiên có được sau khi có yêu cầu trả lại hoặc giao nộp tại tài sản của người
quyền. cùng với việc không giao nộp Tài sản, người phạm tội thể thực hiện hành vi Chiếm Hữu, sử
dụng hoặc định đoạt tài sản đó
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Điều 177: tội sử dụng trái phép tài sản
Khách thể: để không xâm phạm đến quyn định đoạt tài sảnchỉ xâm phạm quyền sử dụng tài sản trong
một khoảng thời gian nhất định. Đối tượng tác động của hành vi sử dụng trái phép tài sản những tài sản
mà vì sử dụng chúng không làm cho giá trị của tài sản đó bị mất đi, Đồng thời có thể mang lại cho người sử
dụng tài sản những lợi ích vật chất nhất định ( xe máy, ô , ca nô, ghe thuyền…) Các thiết bị máy móc…
Tiền có thể là đối tượng tác động của tội phạm. những tài sản mà vì sử dụng chúng sẽ làm mất đi gtrị tài
sản như phân bón, Thuốc trừ sâu, thực phẩm,... thì không phải là đối tượng tác động của nhóm tội phạm y.
tài sản bị sử dụng trái phép phải có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên, hoặc tài sản là di vật, cổ vật Nếu không
thuộc trường hợp quy định tại điều BLHS219, 220 BLHS
Khách quan: hành vi khai thác công dụng do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu trong
một khoản thời gian nhất định, Sau đó lại trả về cho chủ sở hữu
Chủ quan: lỗi cố ý, Động vụ lợi dấu hiệu định tội của tội sử dụng trái phép tài sản, Nếu hành vi sử
dụng trái phép các tài sản nói trên nhưng không có động cơ vì vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này.
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Điều 178: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khách thể quyền sở hữu tài sản. phản đối tượng tác động là tài sản hữu hình, không có tầm quan trọng về an
ninh quốc gia.
khách quan : Chủ thể phạm tội có hành vi hủy hoại tài sản (Khó Có khả năng phục hồi), tên hành vi cố ý làm
hư hỏng tài sản ( nó có khả năng phục hồi). Gây thiệt hại tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu
đồnng nhung thuoc một trong các trường hợp áp luat dinh. Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
lOMoARcPSD|36443508
Điều 179: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp
khách thể: để quyền sở hữu tài sản của của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp nêu trên
Khách quan: hành vi thiếu trách nhiệm mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản, Thiếu trách nhiệm
hành vi của người trách nhiệm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) vi phạm các quy định
về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để mất mát, hư hỏng, lãng
phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là tội cấu thành vật chất, vì vậy hành vi thiếu trách nhiệm để mất mát, hư hỏng, lãng phí nói trên chỉ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả của tội phạm xảy ra. Hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tài
sản của Nhà nước, quan, tổ chức, doanh nghiệp tri giá trị từ 10 trieu đồng trở lên, ngoài ra không còn
thiệt hại nào khác. Thiệt hại về tài sản phải do chính hành vi thiếu trách nhiệm gây ra mới hậu quả của tội
phạm này, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra tkhông được tính để xác định hậu
quả của tội phạm này. Chủ quan: lỗi vô ý
chủ thể: để ngoài hay dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, sự người
phạm tội còn phải thêm dấu hiệu có trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, Trông coi, bảo vtài sản
tên của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp.
Điều 180: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Khách thể: quan hệ sở hữu. đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của người khác trị gtừ 100 triệu
đồng trở lên.
Khách quan: hành vi vi phạm các quy tắc an toàn liên quan đến bảo vệ tài sản, không tuân thủ hoặc tuân thủ
không đúng, không đầy đủ các quy tắc an toàn gây thiệt hại đến tài sản. tri giá tài sản bị thiệt hại phải từ 100
triệu đồng trở lên. trên đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa bắt buộc trong
việc định tội.
Chủ quan: Lỗi vô ý
Chủ thể: để Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
nếu họ có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp mà vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản này thì phạm tội theo điều 179
Chương VII: Các tội về mai thúy (Keiz 6 điều luật đầu + Hà Trang các điều luật còn lại)
Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là các hóa chất không thể thiếu được trong q
trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban
hành Lỗi: cố ý trực tiếp Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các cây khác
có chứa chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chính sách của Nhà nước về cấm trồng cây thuốc phiện, y ca, cây cần sa
hoặc các loại cây khác chứa chất ma túy. Đối tượng tác động: cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần
sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
lOMoARcPSD|36443508
- Khách quan: hành vi trồng (gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của y) y thuốc phiện,
cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Người thực
hiện hành vi trồng thuộc vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 247 sẽ bị truy cứu TNHS
- Tội này có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành
vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
- Lỗi cố ý
Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về sản xuất chất ma túy. Đối tượng tác động:
các chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
Với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã sẵn như pha chế thuốc phiện
thành dung dịch để tiêm chích, nghiền heroin từ bánh thành bột để hít…thì không coi hành vi sản
xuất trái phép chất ma túy
- Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các
chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan của tội y hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái
phép chất ma y cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy bất cứ nơi nào mà không nhằm
mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn
không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.
- Hành vi tàng trữ chỉ coi tội nếu rơi vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 249 => phải thỏa mãn định
lượng (Điều 248 không quy định về định lượng)
- Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động:
các chất ma túy
- Khách quan:
+ Hành vi khách quan: hành vi vận chuyển trái phép chất ma y. Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi
dịch chuyển bất hợp pháp chất ma túy từ nơi y đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các
phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường
sắt,...; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần,...) không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay
sản xuất trái phép chất ma túy khác.
+ Người giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, biết mục đích mua bán
trái phép chất ma túy của người đó => bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai
trò đồng phạm
+ Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thuộc một trong
các trường hợp khoản 1 Điều 250
Lưu ý: hành vi vận chuyển trái phép chất ma y > khái niệm vận chuyển hàng hóa. thể hành vi dịch
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong 1 khoảng không gian chật hẹp từ gầm giường sang giá sách, từ túi
người này sang túi người khác trong 1 phòng, thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng 1 người
Nhận vận chuyển nhưng giấu 1 ít để sử dụng => tội tàng trữ và tội vận chuyn
lOMoARcPSD|36443508
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động:
các chất ma túy
- Khách quan: hành vi mua bán trái phép chất ma túy
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác bao gồm cviệc bán hộ chất ma y cho người khác để hưởng tiền
công hoặc các lợi ích khác
+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Dùng chất ma y nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu
mà có)
+ Dùng tài sản không phải tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người
khác
+ Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép
chất ma túy => bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy
=> Tội phạm hoàn thành khi thực hiện hành hành vi mua bán trái phép chất ma y thuộc một trong các trường
hợp nêu trên
- Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất
ma túy
- Khách quan: hành vi chiếm đoạt chất ma túy. Chiếm đoạt chất ma y là hành vi chiếm đoạt chất ma túy của
người khác dưới các hình thức: trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công
nhiên chiếm đoạt… Hành vi chiếm đoạt coi là tội phạm nếu thuộc vào khoản 1 Điều 252
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép
chất ma túy
- Quy định 4 tội:
+ Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý về tiền chất dùng vào việc sản xuất
chất ma túy. Đối tượng tác động: các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất may
- Khách quan: các hành vi này đều giống với các nh vi tàng trữ, vận chuyn, mua bán, chiếm đoạt chất
ma túy
+ Hành vi tàng trữ trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Hành vi vận chuyển trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Hành vi mua bán trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Hành vi chiếm đoạt trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
=> Các hành vi này chỉ bị coi tội phạm nếu thuộc vào khoản 1 Điều 253 hoàn thành khi thực hiện một
trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất thuộc một trong các trường hợp
nêu trên
lOMoARcPSD|36443508
- Chỉ bị truy cứu TNHS tại Điều 253 nếu các hành vi được thực hiện nhằm mục đích để sản xuất
trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy.
Trường hợp không chứng minh được thì không bị truy cứu TNHS tại Điều 253 mà tùy trường hợp cụ
thể có thể bị truy cứu TNHS về tội khác theo quy định của BLHS
Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động:
các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
- Cũng chia thành 4 tội, mặt khách quan giống với Điều 253
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động: người sử dụng trái phép
chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy là một trong các hành vi sau
+ Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác
+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma y, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy
+ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác
thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể
người khác; cung cấp trái phép chất ma y cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị
ma túy dưới bất k hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…); chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn
địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý); chuẩn bị phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
(mua, xin, tàng trữ,...); tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể họ
=> Hoàn thành khi thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động: người sử dụng trái phép
chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, là hành cho thuê,
cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm hành vi của người địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình
hoặc do mình quản lý biết người khác đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho thuê cho
mượn
+ Có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là trường hợp người có địa điểm
thuộc thẩm quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác (không phải ông bà cha mẹ
con cháu anh chị em ruột vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.
Không cho thuê mượn địa điểm nhưng lại để mặc cho họ sử dụng hoặc để mặc nhiều người sử dụng
=> Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
Lưu ý: người địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết họ dùng địa điểm đó không phải
để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy mà dùng địa điểm đó để
đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác => xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở Điều 255
lOMoARcPSD|36443508
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó thể gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội.
- Khách quan: hành vi khách quan hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma y.
Cưỡng bức người khác sử dụng ti phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma
túy trái với ý muốn của họ
- Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng bức
Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó thể gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội.
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Lôi kéo
là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người
khác
- Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi lôi kéo
Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người
thìkhông cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)
Nhận định này là Sai. Đối với lỗi cố ý trực tiếp thì hậu quả chết người không mang ý nghĩa định tội mà chỉ mang ý
nghĩa xác đnh thời điểm tội phạm hoàn thành. Chỉ khi thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả chết người mới
là cơ sở để xác định tội phạm.
2. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết nhiều người.
Nhận định này Sai. dấu hiệu “giết phụ nữ thai” và dấu hiệu” giết nhiều người” 2 dấu hiệu định khung
tăng nặng khác nhau của Tội giết người. CSPL: Điều 123 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
3. Tình tiết “giết nhiều người” luôn đòi hỏi phải có hậu quả 2 người chết trở lên.
Nhận định này Sai. Bởi lẽ trong trường hợp giết nhiều người với lỗi cý gián tiếp không có hậu quả chết
người xảy ra thì vẫn sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng là “giết nhiều người”.
4. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS)
Nhận định này là Sai. Trường hợp người giết trẻ em không phải là người mẹ hoặc là người mẹ nhưng người mẹ này
không rơi vào hoàn cảnh theo quy định tại Điều 124 BLHS thì sẽ cấu thành Tội giết người chứ không cấu thành
Tội giét con mới đẻ.
5. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)
Nhận định này là Sai. Tội bức tử không quy định dấu hiệu định tội là hậu quả chết người xảy ra, mà chỉ cần người
bị hại có hành vi tự sát là đã cấu thành tội bức tử. CSPL: Điều 130 BLHS.
6. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội
giúpngười khác tự sát (Điều 131 BLHS)
Nhận định nay là Sai. Trường hợp bản thân người phạm tội tự mình tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu
cầu của họ thì người này vẫn phạm Tội giết người chứ không phải Tội giúp người khác tự sát.
7. Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng đã
làmmất 1 bộ phận cơ thể của nạn nhân.
Nhận định này là Sai. Gây cố tật nhẹ được hiểu là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ dưới 11% và làm mất đi 1
bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc làm mất hoặc làm giảm chức năng hoạt động của 1 bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc
làm ảnh hưởng đến thẩm m. CSPL: Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP.
8. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác theo
quyđịnh tại Điều 140 BLHS.
Nhận định này Sai. Bởi đối xử tàn ác bao gồm hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm phạm thân thể con
người. Do đó, nếu thỏa các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích thì sẽ cấu thành Tội cố ý gây thương tích. 9. Mọi
hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em đều cấu thành Tội giao cấu với trẻ em (Điều 145 BLHS)
lOMoARcPSD|36443508
Nhận định này Sai. Trong trường hợp thực hiện hành vi giao cấu dù là thuận tình với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ
cấu thành Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 142 BLHS)
10. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân
Nhận định này là Sai. Đối với trường hợp phạm Tội giao cấu với trẻ em (Điều 145 BLHS) thì hành vi này là hành
giao cấu trái pháp luật nhưng là giao cấu thuận tình.
11. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi
chiếmđoạt tài sản.
Nhận định này Sai. Từ chối giao trả lại tài sản giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên được th
cấu thành Tội chiếm giữ tài sản trái phép. Hành vi khách quan của tội này không được xem hành vi tính
chất chiếm đoạt.
12. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168BLHS) chỉ là người
đangquản lý tài sản.
Nhận định y là Sai. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản có thể không chỉ là người
đang quản lý tài sản mà còn có thể là người mà người phạm tội cho rằng người đó đang hoặc sẽ cản trở hành vi
chiếm đoạt tài sản của mình.
13. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.
Nhận định này Sai. Vì Tội cướp tài sản xâm phạm 2 khách thể là quyền sở hữu quyền nhân thân nên đối tượng
tác động của tội này không chỉ là tài sản mà còn là thân thể của con người.
14. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạttài
sản (Điều 140 BLHS).
Nhận định này đúng. Trong một số trường hợp nếu việc uy hiếp tinh thần người quản tài sản bằng cách sử
dụng vũ lực mà đủ dấu hiệu cấu thành Ti cố ý gây thương ch thì sẽ bị truy cứu TNHS cả 2 tội là Ti cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
15. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ
cấuthành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhận định này là Sai. Chiếm đoạt tài sản của người khácgiá trị từ 4 triệu đồng trở lên phải bằng 1 thủ đoạn gian
dối (đánh tráo, rút bớt tài sản, bỏ trốn...) thông qua hợp đồng vay tài sản thì mới cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
16. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174
BLHS)
Nhận định này Sai. Hành vi này không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà sẽ cấu thành Tội lưu hành
tiền giả (Điều 207 BLHS)
17. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều
cấuthành Tội buôn lậu (Điều 188BLHS).
Nhận định này là Sai. Bởi lẽ đối với những loại hàng hóa có tính năng, công dụng đặc biệt như vũ khí quân dụng,
ma túy...thì người phạm tội này sẽ không bị truy cứu Tội buôn lậu mà bị truy cứu ở các tội phạm khác tương ứng.
18. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội tàng trữ, vận chuyển, buôn
bánhàng cấm (Điều 191 BLHS)
Nhận định này là Đúng. Bởi lẽ, một số loại hàng cấm như ma túy, vũ khí quân dụng...không phải là đối tượng tác
động của Tội này
19.Mọi trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
(Điều 250 BLHS)
Nhận định này Sai. Trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy với mục đích bán số ma túy này thì sẽ cấu
thành Tội mua bán trái phép chất ma túy.
| 1/21

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508 -
ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TỘI DANH Chương II: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự và sức khỏe con người (Keiz)
Điều 123 - Điều 129, Điều 132: cấu thành tội phạm vật chất, yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra
=> lưu ý cần phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả
Điều 130, Điều 131, Điều 133: không yêu cầu phải có hậu quả chết người
Lỗi cố ý: Điều 123, Điều 124 (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp), Điều 126, Điều 131 - Điều 136, Điều 140 Điều 156
Lỗi vô ý: Điều 128 (vô ý vì quá tin và vô ý do cẩu thả), Điều 129, Điều 138, Điều 139
Lỗi vô ý và lỗi cố ý: Điều 127, Điều 130, Điều 137, Điều 140
Trong một số CTTP tăng nặng của một số tội, luật quy định hỗn hợp lỗi như: cố ý gây thương tích dẫn
đến làm chết người (điểm a khoản 4 Điều 134); hiếp dâm làm nạn nhân chết (điểm c khoản 3 Điều
141); hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân chết (điểm e khoản 3 Điều 142); cưỡng dâm làm nạn nhân chết
(điểm c khoản 3 Điều 143); cưỡng dâm trẻ em làm nạn nhân chết (điểm d khoản 3 Điều 144). Trong
trường hợp này, tội phạm được thực hiện với hỗn hợp lỗi
thì người người phạm tội cố ý với hành vi và
vô ý với hậu quả chết người đã xảy ra.

Điều 123. Tội giết người -
Giết người là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác -
Hành vi khách quan: hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của người khác - Hậu quả: chết người -
Hành vi khách quan là nguyên nhân trực tiếp đưa hậu quả nạn nhân bị tử vong - Lỗi: + Lỗi cố ý trực tiếp
+ Lỗi cố ý gián tiếp: hậu quả chết người thì định tội danh là tội giết người; nếu nạn nhân chỉ bị thương tích thì
định tội danh là tội cố ý gây thương tích -
Giết hai người trở lên không phụ thuộc là giết các nạn nhân cùng một lúc hoặc ở các thời điểm khác
nhau. Cũng được coi là giết hai người trở lên trong trường hợp người phạm tội có ý định giết nhiều
người và đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội Lưu ý: -
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì cấu thành Tội giết người ở giai đoạn tội phạm chưa đạt -
Phá thai không được xem là giết người. Giết phụ nữ đang mang thai không được xem là giết nhiều
người => là tình tiết định khung tăng nặng -
Người giết người đều có chung một mục đích là tước đoạt tính mạng con người, nhưng động cơ thì
khác nhau. Động cơ không phải là yếu tố định tội giết người nhưng trong một số trường hợp là yếu tố
định khung hình phạt
-
Những dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh,...có ý nghĩa xác định mức độ nguy hiểm chứ
không có ý nghĩa định tội
-
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ -
Điều này quy định 2 tội: (1) Tội giết con mới đẻ; (2) Tội vứt bỏ con mới đẻ -
Chủ thể: chủ thể đặc biệt - người mẹ -
Đối tượng: con mới đẻ trong 07 ngày tuổi lOMoARcPSD| 36443508 -
Hành vi khách quan: ở dạng hành động (bóp cổ, vứt,...) và không hành động như (không cho con bú
dẫn đến đứa trẻ chết) => hậu quả đứa trẻ chết là bắt buộc. Người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi
- Khoản 1: giết -
Khoản 2: vứt bỏ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết Lưu ý: -
Bất kỳ ai không phải người mẹ thực hiện hành vi này sẽ cấu thành tội giết người (Điều 123). Đứa bé
sau 7 ngày tuổi mà bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ thì không phạm tội này -
Tội vứt bỏ con mới đẻ không có hậu quả đứa trẻ chết thì không cấu thành tội phạm -
Tội giết con mới đẻ mà hậu quả đứa trẻ chưa chết thì phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh -
A có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với B hoặc người thân của B. Dẫn đến hậu quả B giết A thì
định tội ở Điều 125. -
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc -
Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể nhưng cũng có thể là một chuỗi
hành vi lặp đi lặp lại có tính chất áp bức tương đối nặng nề, nếu tách riêng sự kích động này thì không
coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển sự việc thì được co là mạnh hoặc rất mạnh Lưu ý: -
Trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện hành vi giết người là kích động mạnh => không
còn khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường nhưng chưa mất hẳn khả
năng nhận thức.
Trạng thái của họ gần như người điên (người mất trí), trạng thái này xảy ra trong
chốc lát, sau đó tinh thần trở lại bình thường -
Nếu nạn nhân là người điên hay trẻ em dưới 14 tuổi có hành vi làm cho người phạm tội bị kích động
mạnh thì cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vì
những người này không có lỗi do họ không nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm -
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc với người thân thích
của người đó nếu đang diễn ra mà người phạm tội có hành vi chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
=> Điều 126
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội => cần căn cứ vào Điều 22 và Điều 24 -
Điều này quy định hai tội là:
+ Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đối tượng tác động: người có hành vi xâm hại đến
lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân. Và phải thỏa mãn các điều kiện ●
Đang có hành vi tấn công nguy hiểm, trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, lợi ích chính đáng của công dân ●
Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của người bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công ●
Hành vi phòng vệ đã rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết
+ Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Đối tượng tác động: người phạm tội.
Và phải thỏa mãn các điều kiện ●
Việc sử dụng vũ lực là do không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực ●
Lý do dùng vũ lực là để bắt giữ người phạm tội ●
Hành vi dùng vũ lực đã rõ ràng vượt quá mức cần thiết -
Hậu quả: nạn nhân chết => bắt buộc lOMoARcPSD| 36443508 -
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ -
Đối tượng tác động: nạn nhân của hành vi phạm tội này là những người vi phạm pháp luật và bị người
thi hành công vụ sử dụng vũ lực để bắt giữ hoặc ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên cũng
có trường hợp người bị hại không phải là người có vi phạm pháp luật nhưng bị trúng đạn vì lỗi của người thi hành công vụ - Mặt khách quan
+ Làm chết người do dùng vũ lực (sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ lực khác) ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép trong lúc đang thi hành công vụ. +
Vũ khí: vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ +
Công cụ hỗ trợ: là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ,... -
Động cơ vì thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc. Nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi
thường tính mạng, sức khỏe của người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân
thì cấu thành tội phạm khác như Điều 123, Điều 134,... -
Hậu quả: nạn nhân chết => bắt buộc -
Chủ thể: người thi hành công vụ. Trong thực tiễn xét xử, người thi hành công vụ được hiểu là người
có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác,...). Tuy
nhiên, người thực hiện nghĩa vụ công dân vì lợi ích chung của xã hội mà đã sử dụng một công cụ nào
đó (dao, gậy,...) để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó
xâm phạm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác thì cũng được xem là phạm tội trong khi thi hành công vụ
Điểm khác biệt và giống nhau của Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
(Điều 126) và Điều 127 -
Giống: thực hiện khi đang thi hành công vụ (trường hợp công dân tự nguyện tham gia bắt giữ người
phạm tội cũng được coi là người thi hành công vụ) - Khác:
+ Đối tượng tác động: Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người phạm tội.
Còn Điều 127 có thể không phải là người phạm tội như người không tuân lệnh của người thi hành công vụ,
có hành vi chống đối người thi hành công vụ (hành vi của họ không phải là tội phạm)
+ Hành vi khách quan: Điều 126 - hành vi sử dụng vũ lực trong trường hợp pháp luật cho phép nhưng đã sử
dụng vượt quá mức cần thiết gây hậu quả chết người. Điều 127 - hành vi dùng vũ lực ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép dẫn đến chết người +
Lỗi: Điều 126 - lỗi vô ý. Điều 127 - lỗi vô ý và cố ý
Điều 128. Tội vô ý làm chết người -
Hành vi phạm tội làm chết người do sử dụng điện trái phép đã được thực tiễn tổng kết như sau: +
Sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người => xét xử tội giết người (Điều 123) +
Sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì phân biệt:
● Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo), biết việc mắc điện
trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc thái độ bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết
=> Tội giết người (Điều 123)
● Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển
báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…, nhưng hậu quả là có người bị điện giật
chết => Tội vô ý làm chết người (Điều 128) lOMoARcPSD| 36443508 -
- Lỗi: vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả Lưu ý:
- Trường hợp thực hiện hành vi với lỗi vô ý nhưng hậu quả nạn nhân không chết
thì hành vi đó có thể cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác (Điều 138) nếu thỏa mãn yếu tố tỷ lệ thương tật
Không phải mọi trường hợp vô ý gây hậu quả chết người đều cấu thành tội này mà tùy từng trường hợp
có thể cấu thành các tội ở Điều 129, Điều 127
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính -
Ngoài những dấu hiệu chung của tội vô ý làm chết người thì tội này cũng có những dấu hiệu riêng:
+ Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính: quy tắc nghề nghiệp là các quy tắc an
toàn trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định như điện lực, khai thác rừng,... Trong một số lĩnh vực nghề nghiệp,
hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm chết người là hành vi khách quan của một số tội phạm khác như
một số tội phạm trong lao động sản xuất (Điều 295); trong lĩnh vực y tế (Điều 315)...Quy tắc hành chính
các quy tắc trong quản lý hành chính do các cơ quan hành chính quy định như quy tắc về việc đốn, tỉa nhánh
cây xanh trên đường phố +
Quy tắc nghề nghiệp: người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp +
Quy tắc hành chính: chủ thể thường
Điều 130. Tội bức tử -
Đối tượng tác động: người có mối quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội. Sự lệ thuộc này có thể do quan
hệ hôn nhân, gia đình, công tác, thầy trò hoặc tôn giáo tín ngưỡng,... -
Hành vi khách quan: tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục -
Hậu quả: người đó tự sát (chết hay không không quan trọng) và nguyên nhân dẫn đến hậu quả phải do hành vi khách quan trên -
Chủ thể: chủ thể đặc biệt, giữa người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia
đình, nuôi dưỡng, tín ngưỡng
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát -
Điều này quy định hai tội là:
+ Tội xúi giục người khác tự sát: hành vi cố ý kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ
+ Tội giúp người khác tự sát: tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát - Lỗi: cố ý
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng -
Hành vi của một người thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết -
Đối tượng tác động: người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nghĩa là nạn nhân sắp chết hoặc
có thể chết như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra,... -
Hành vi khách quan: ở dạng không hành động, thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp. “Thấy” là phát hiện người khác đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng -
Hậu quả: tử vong => bắt buộc, tội này chỉ cấu thành khi nạn nhân tử vong - Lỗi: cố ý lOMoARcPSD| 36443508 -
Điều 133. Tội đe dọa giết người -
Khách thể: xâm phạm tính mạng của người khác - Mặt khách quan
+ Hành vi khách quan: bằng lời nói hoặc việc làm cho người bị đe dọa sẽ tước đoạt tính mạng của người khác.
Hình thức thể hiện: trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư từ hoặc qua các phương tiện truyền thông khác…
+ Tội phạm chỉ cấu thành khi sự đe dọa thể hiện ở mức độ nghiêm trọng làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa sẽ được thực hiện -
Mặt chủ quan: lỗi cố ý -
Chủ thể: chủ thể thường
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác -
Tội này là hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác gây thiệt hại về sức khỏe cho họ
dưới dạng thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định -
Khách thể: sức khỏe của người khác. Hành vi tự gây thương tích cho chính mình không cấu thành tội
này. Tự gây thương tích cho mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể cấu thành tội ở Điều 332 - Khách quan: +
Hành vi khách quan: hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: thể hiện ở dạng thương tích, tổn hại về sức khỏe. Thương tích là những vết
thương để lại trên cơ thể của người bị hại vì thế mà làm suy giảm sức khỏe của họ như vết rách cơ,...Tổn hại
về sức khỏe là sự rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể nạn nhân khiến sức khỏe họ bị suy giảm như rối
loạn hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,...Tổn hại về sức khỏe không tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của một
bộ phận nào đó của cơ thể khiến sức khỏe của nạn nhân bị suy giảm.
+ Xác định mức độ thiệt hại về sức khỏe bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể. Thông thường để cấu thành tội phạm
thì tỷ lệ tổn thương cơ thể phải từ 11% trở lên. Đối với các trường hợp sau thì tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới
11% cũng đủ cấu thành tội phạm: ●
Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người ●
Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm ●
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ ●
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình ● Có tổ chức ●
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ●
Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp
tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc ●
Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê ● Có tính chất côn đồ ●
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Chú ý: điểm a khoản 4 Điều 134 thì hậu quả của tội phạm này có thể là thiệt hại về tính mạng. Đây là trường
hợp cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Áp dụng trường hợp này đòi hỏi phải có hỗn hợp lỗi,
tức là người phạm tội cố ý với việc gây thương tích, vô ý với hậu quả chết người. Thương tích dẫn đến chết
người trước hết phải là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này. Ví dụ: đâm vào
hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên chết. lOMoARcPSD| 36443508 -
Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trường hợp gây thương tích không phải là thương
tích nặng nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị
chết sớm hơn, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết
Không phải mọi trường hợp đều cố ý gây thương tích đều cấu thành tội này mà có thể cấu thành tội ở Điều 136
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh
Là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% trở lên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của
nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó -
Có dấu hiệu chung với Điều 134 nhưng có những có dấu hiệu riêng như: +
Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
+ Nguyên nhân gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
+ Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã xâm phạm đến người phạm tội hoặc người thân thích của họ -
Hậu quả: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Điều này quy định 2 tội là: (1) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; (2) Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội => tỷ lệ thương tổn cơ thể của 2 tội này đều từ
31% trở lên, các mặt của tội (1) đều giống với Điều 126; tội (2) là hành vi vì bắt giữ người phạm tội nhưng
vượt quá mức cần thiết mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác
=> Hậu quả: từ 31% trở lên, nếu dưới 31% thì hành vi đó không cấu thành tội phạm
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi khách quan là nguyên nhân đưa đến hậu quả. Tùy theo hậu quả mà định tội
khác nhau (Điều 126 hoặc Điều 136)
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi đang thi hành công vụ
- Các mặt giống với Điều 127. Nhưng hậu quả là tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 31% và chưa có hậu quả chết
người. Nếu tỷ lệ tổn thương dưới 31% thì không cấu thành tội phạm này
Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác -
Khách thể: sức khỏe của người khác - Khách quan:
+ Hành vi khách quan là hành vi vô ý gây thương tích cho người khác. Hành vi đó thường là hành vi vi phạm
các quy tắc an toàn chung mà gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác
+ Hậu quả: tỷ lệ tổn thương từ 31% trở lên, tỷ lệ tổn thương chưa đạt 31% thì hành vi gây thiệt hại về sức khỏe
thì không cấu thành tội phạm lOMoARcPSD| 36443508 -
Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Các mặt giống với tội ở Điều 129 nhưng hậu quả là tỷ lệ tổn thương là từ 31% trở lên, nếu tỷ lệ tổn thương
cơ thể chưa đạt 31% thì hành vi gây thiệt hại về sức khỏe chưa cấu thành tội phạm
Điều 140. Tội hành hạ người khác
- Khách thể: xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Đối tượng tác động là người có quan hệ lệ thuộc, mối
quan hệ lệ thuộc đó xuất phát từ quan hệ công tác hoặc quan hệ tín ngưỡng (Đối tượng ở Điều 130 bao gồm
đối tượng ở Điều 140 và Điều 185)
- Hành vi khách quan: hành vi mang tính chất độc ác, tàn bạo như đánh đập gây đau khổ về thể chất nhưng
chưa đến mức gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người lệ thuộc (Điều 130 là đến mức người lệ thuộc tự sát)
- Lưu ý: hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình => Điều 185 lOMoARcPSD| 36443508 - Lỗi: vô ý
Điều 141. Tội hiếp dâm -
Khách thể: xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Đối tượng tác động là người từ đủ 16
tuổi trở lên không phân biệt giới tính - Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan là giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân ●
Giao cấu: hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ
xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào
việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập ●
Hành vi quan hệ tình dục khác:
Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn người khác
Dùng bộ phận khác của cơ thể, dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác ●
Trái ý muốn của nạn nhân: người bi hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí
của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội ●
Thủ đoạn phạm tội: dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ●
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người
bị hại lâ, vào một trong những hoàn cảnh sau: (1) Người bị hại không thể chống cự được (bị tai nạn, bị
ngất, bị trói,...); (2) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành
vi (say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc mê,...) ●
Thủ đoạn khác: đầu độc nạn nhân, cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc ngủ; hứa hẹn cho tốt nghiệp,
cho đi học, đi thi đấu ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Chú ý: khoản 3 Điều 141 Hiếp dâm làm nạn nhân chết chỉ áp dụng trong trường hợp hỗn hợp lỗi, nghĩa là cố
ý trong việc thực hiện hành vi mà vô ý với hậu quả. Còn trường hợp hiếp dâm, người phạm tội làm chết
người do cố ý thì phải định thành hai tội danh: tội giết người và hiếp dâm
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
- Cũng giống với Điều 141 nhưng khác nhau ở độ tuổi là tội này có đối tượng dưới 16 tuổi. Hành vi giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi cũng là tội hiếp dâm ở Điều 142
Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Khách thể: xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đối tượng tác động: người đủ 16 tuổi trở lên.
Quan trọng là đối tượng tác động phải là (1) người lệ thuộc hoặc đang trong tình trạng lệ thuộc người phạm
tội - là người lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng hoặc (2) là người đang
trong tình trạng quẫn bách - là người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự
mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác
- Khách quan: hành vi khách quan của tội này là hành vi ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Sự hứa hẹn phải mang tính chất khống chế vì nạn nhân đang
trong tình trạng quẫn bách cần sự giúp đỡ. Nếu sự hứa hẹn không mang tính chất khống chế tư tưởng để
được giao cấu thì không cấu thành tội phạm này
lOMoARcPSD| 36443508 -
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Cũng giống với Điều 144 nhưng khác nhau ở độ tuổi là tội này có đối tượng từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi. Mọi hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người dưới 13 tuổi đều cấu thành tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dụng khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi -
Khách thể: xâm phạm sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13 đến dưới
16 tuổi. Đối tượng tác động: người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không phân biệt giới tính -
Khách quan: (1) giao cấu trái phép; (2) thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Khác với Điều 142, Điều 144 là Điều này có sự thuận tình của nạn nhân. Với hành vi giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi dù được sự thuận tình của nạn nhân thì vẫn cấu thành
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
- Khách thể: xâm phạm sự phát triển lành mạnh của người dưới 16 tuổi. Đối tượng tác động: người dưới 16
tuổi không phân biệt giới tính
- Khách quan: hành vi dâm ô nhưng không nhằm mục đích quan hệ tình dụng gồm một trong các hành vi sau:
+ Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác
của người dưới 16 tuổi
+ Dùng bộ phận khác trên cơ sở tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi
+ Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể họ tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm của
người phạm tội hoặc của người khác +
Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, người có năng lực TNHS và từ đủ 18 tuổi trở lên. Người dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi trên không phạm tội này
Điều 147 đến Điều 156 mạnh dạn đoán hông ra thi :v, các điều này cũng đơn giản chứ không có gì quá
khó khăn. Tuy nhiên có vài lưu ý sau:
Không phải mọi trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác đều cấu thành
tội này. Mà trường hợp nạn nhân biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ =>
không cấu thành Điều 148

Trường hợp biết mình bị nhiễm HIV mà phạm tội về tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm,...) => tình tiết định
khung tăng nặng chứ không cấu thành Điều 148
Tội mua bán người (Điều 150) hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu
việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt. Việc truy cứu TNHS không phụ thuộc
vào việc bị hại có biết hay không mình bị mua bán. Nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì cấu thành Tội mua
bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu (Hà Trang) Điều 168: Tội cướp tài sản khách thể: Tác động lên
hai đối tượng là tài sản và thân thể con người, xâm phạm đồng thời 2 quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. lOMoARcPSD| 36443508 -
khách quan: Tội cướp tài sản có cấu thành tội phạm cắt xén, Mặt khách quan của tội phạm chỉ bắt buộc đối
với hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc, hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
+ Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người ( không phải vật) Làm cho người này
lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Tức là trong ý thức của người phạm tội Hành vi dùng vũ lực
nhằm làm cho sự chống cự của nạn nhân không xảy ra hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc người bị
tấn công tê liệt ý chí nên không dám chống cự) vd: Bắn, đánh, trói, chém
+ Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực tức thời khi nhằm
làm cho người bị đe dọa không dám chống cự. Người đe dọa tin rằng người bị đe dọa sẽ không dám chống
trả lại khi bị chiếm đoạt tài sản vì sợ bị tác động (ăn đấm) ngay lập tức. Để phân biệt với tội phạm xâm phạm
sở hữu ở điều 169 và điều 170, hiểu rõ ở chỗ nó phải đe dọa xảy ra ngay tức khắc và làm cho người bị đe
dọa lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Làm thế nào để biết là hành vi đe dọa dùng vũ lực có xảy
ra ngay tức khắc hay không cần Căn cứ vào nội dung và hình thức đe dọa ( Đe dọa làm gì, thái độ đe dọa,
công cụ, phương tiện sử dụng để đe dọa…); tương quan lực lượng giữa hai bên; hoàn cảnh, không gian và
thời gian phạm tội; tình hình trật tự xh lúc và nơi xảy ra hành vi đe dọa…Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc chỉ cần nhằm làm cho người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa dùng vũ lực đó là hiện thực, sẽ xảy ra
ngay lập tức mà không cần biết thực sự người phạm tội có ý định đó hay không (dùng súng giả đi cướp nên
nạn nhân tin rằng mình chống cự sẽ bị bắn lủng sọ nên sợ hỏng dám chống cự, dù rằng thằng cướp không có
ý định bắn vì đó súng giả thôi); hoặc là trên thực tế hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc không làm cho
nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Nạn nhân quá dũng cảm nên đã vùng dậy đánh thằng
cướp khi nó đe dọa dùng vũ lực, nó đưa dao kề cổ thôi nhưng nạn nhân ko sợ múc nó luôn) thì vẫn được
xem là hành vi khách quan của tội cướp tài sản.
+ Hành vi khác làm cho Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi đi dùng
bất cứ thủ đoạn nào làm cho nạn nhân không thể kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản vd: cho nạn nhân
ún thuốc ngủ, thuốc độc, gây mê, gây tê,.. hành vi vừa kể nó cũng làm tê liệt Sự Kháng Cự của nạn nhân
*Tội cướp tài sản có cấu thành tội phạm cắt xén Nên tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một
trong các hành vi nêu trên, bất kể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa.
chủ thể: người có Năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều
168 và điều 12 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể trở thành chủ thể của tội cướp con ngựa ô ngựa ô ngựa ố ô.
chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. mục đích phạm tọi là nhằm chiếm đoạt tài sản - đây là dấu hiệu để phân biệt
tội CƯỚP TÀI SẢN với tội khác trong BLHS (TỘI GIẾT NGƯỜI, TỘI HIẾP DÂM, TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH). trong trường hợp này Cũng được xem Là có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
nếu
người phạm tội đang hoặc đã chiếm đoạt được tài sản bằng các thủ đoạn khác thì bị giành lại nên đã
dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản đó, thì hành vi
phạm tội đã chuyển hóa từ các hình thức chiếm đoạt tài sản khác sang tội cướp tài sản

lưu ý 1 số điều sau: -
Người phạm tội có lấy được tài sản hay không thì tội phạm vẫn hoàn thành ( Do tội cướp tài sản có cấu thành cắt xén) -
Nếu Hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cầu phân biệt hai trường hợp: trường hợp người phạm
tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội đó
là tội giết người và tội cướp tài sản . Người phạm tội không có ý định giết người mà chị có ý định cướp lOMoARcPSD| 36443508 -
tài sản nhưng chẳng may người bị hại bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người.
Nếu sau khi đã cướp tài sản bị đuổi bắt mà người phạm tội giết người để tẩu thoát thì còn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người. -
Chỉ coi là hành hung để tẩu thoát khi người phạm tội vứt bỏ lại tài sản, chỉ chạy thoát thân -
Nếu Hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị
hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên
Điều 169: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản khách thể: Tác động lên hai đối tượng là tài sản và cơ thể
con người; xâm phạm 2 khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
khách quan: Người phạm tội có hành vi bắt cóc (Bắt,giam, giữ người trái pháp luật) người khác làm con tin
nhằm uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản làm cho họ sợ mà phải giao tài sản. Người bị bắt cóc các thường
là chủ sở hữu, người đang quản lý tài sản hoặc người có quan hệ về tình cảm, huyết thống, công việc… với
chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Hành vi bắt cóc có thể được thực hiện bằng Nhiều thủ đoạn khác nhau
như dùng vũ lực, dụ dỗ, mua chuộc, lừa dối. bắt cóc xong người phạm tội đe dọa người quản lý tài sản (có
thể qua mail, sđt, sms, messenger, zalo, fb, ig, thư…) đưa tài sản không thì t sẽ múc con tin. => Cách thức
thực hiện hành vi đe dọa không có ý nghĩa trong việc định tội. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có cấu
thành cắt xén Nên tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi bắt cóc con tin nhằm
chiếm đoạt tài sản; “ chiếm đoạt tài sản” không phải là hành vi khách quan của cấu thành tội phạm này.
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi bắt cóc con tin nhưng không
có mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà có thể cấu thành tội
phạm khác trong bộ luật hình sự.
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Hành vi chiếm đoạt trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHS ở tội
này chứ không phải tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153) Điều 170: tội cưỡng đoạt tài sản khách
thể:
xâm phạm Hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân khách quan: Hành vi khách
quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực nó không diễn ra ngay tức khắc không làm
cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí hành vi đe dọa chưa đủ sức mãnh liệt làm cho người bị hại lâm vào tình
trạng không thể chống cự được, mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của nạn nhân, nạn nhân vẫn còn khả
năng điều kiện để suy nghĩ cân nhắc quyết định hành động Trong một giới hạn nhất định)
+ có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác (Là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, Danh dự, sự
uy tín in bằng bất cứ thủ đoạn nào. đe dọa hủy hoại tài sản, đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc vi phạm
đạo đức của nạn nhân; or đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín…)
* Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành cắt xén, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong
các hành vi nêu trên. Chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan cấu thành tội
phạm. Nên nếu người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà chưa thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản thì tội phạm đã hoàn thành.
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu không vì mục đích chiếm đoạt tài sản
in thời không phạm tội này. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc để định tội. lOMoARcPSD| 36443508 -
chủ thể: Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
lưu ý: Hành vi phạm tội đối với người bị hại được thực hiện công khai là công khai về hành vi phạm tội
chứ không phải công khai bản thân người phạm tội Điều 171 tội cướp giật tài sản khách thể: Xâm phạm
quyền sở hữu của chủ tài sản, đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản thường là
những tài sản nhỏ, gọn, nhẹ ( túi xách, cách điện thoại di động, máy, dây chuyền máy tính xách tay…) hoặc
là tài sản có khả năng di chuyển một cách nhanh chóng, dễ ( ô tô, xe máy…)
khach quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội cướp
giật tài sản khác với hành vi chiếm đoạt trong một số tội phạm khác ở hai dấu hiệu tài sản được chiếm đoạt
một cách công khai (Không lén lút, giữ bí mật hành vi phạm tội của mình mà để cho nạn nhân có thể phát
hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản ngay khi hành vi này đang được thực hiện người, phạm tội nhận thức được
người đang quản lý tài sản có khả năng biết được hành vi phạm tội khi nó đang xảy ra Nhưng họ không có
ý định che giấu) và nhanh chóng (Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng tiếp cận tài sản,
nhanh chóng lẩn trốn, trong đó là dấu hiệu nhanh chóng có ý nghĩa quan trọng nhất để định tội danh, sự sơ
hở của người quản lý tài sản có thể là có sẵn hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra)
*Trong quá trình cướp giật tài sản có thể người phạm tội có sử dụng sức mạnh vật chất để giật, giành tài sản
chứ Không nhằm mục đích tác động lên thân thể của người đang quản lý tài sản nhằm làm cho họ tê liệt ý
chí hoặc sợ mà phải giao tài sản.
*Tội cướp giật tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài
sản ra khỏi sự quản lý của chủ tài sản. Trong trường hợp sau khi giật được tài sản, người phạm tội bị truy
đuổi nên đã bỏ lại tài sản để chạy trốn hoặc bị người truy đuổi lấy lại tài sản đó thì tội phạm vẫn được coi là
đã hoàn thành (trị giá của tài sản không có ý nghĩa trong việc định tội)
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. nhà làm luật không
quy định mục đích phạm tội và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để định tội
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1 số lưu ý
Chạy trốn là một đặc trưng của tội này, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc
Trong quá trình thực hiện hành vi giật, Nếu người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản
chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để
chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ chuyển hóa thành hành vi cướp tài sản

Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, tất đây cũng là một đặc trưng
để phân biệt với những trường hợp phạm tội khác như hành vi trộm cắp, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không
có tính công khai trắng trợn Điều 172 tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khách thể:
Khách thể của tội này
là quyền sở hữu tài sản, đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc
dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một trong các điểm a,b,c,d Khoản
1 điều 172 bộ luật hình sự
khách quan: Hành vi được thực hiện trong hoàn cảnh người quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản hành
vi chiếm đoạt tài sản (Nạn nhân bị gãy chân, bị liệt, Biết người khác lấy tài sản của mình nhưng không thể
ngăn chặn được…) nên người phạm tội có thể công khai chiếm đoạt tài sản đó mà không sợ Sự lOMoARcPSD| 36443508
Kháng Cự (Bởi vì không có điều kiện, khả năng kháng cự) của người đang quản lý tài sản. Hành vi diễn ra một cách công khai.
* Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất nên tội phạm hoàn thành khi người phạm
tội chiếm hữu được tài sản trên thực tế, Và định lượng của đối tượng tác động là hậu quả luật định của tội
phạm, sẽ bị coi là phạm tội khi thiệt hại về tài sản ở mức từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm d khoản 1 điều 172 bộ luật hình sự. chủ
quan:
Lỗi cố ý trực tiếp, Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định 1 số lưu ý
Xem giá tài sản chiếm lại có thỏa mãn tội này hay không việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình
thường ( không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản)

người phạm tội sau khi đã thực hiện xong một tội phạm nào đó (như tội giết người, và tội cố ý gây thương
tích, tội hiếp dâm…) làm cho người bị hại không còn khả năng, hoặc bị hạn chế khả năng bảo vệ tài
sản, Thì mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trường
hợp này không phải là tội cướp tài sản, Mà là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Nếu người phạm tội sau khi đã chiếm đoạt được Tài sản, Bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài
sản bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài
sản. Điều 168 BLHS

Điều 173: Tội trộm cắp tài sản
Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (Tài sản bị trộm cắp phải có trị giá từ 2 triệu
đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại một trong các
điểm a,b,c,d,đ khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự)
khách quan: tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất, nên mặt khách quan của tội phạm bao gồm
3 yếu tố (Hành vi, đi hậu quả, tả mối quan hệ nhân quả):
+ Hành vi: có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật. (tuy nhiên cũng có trường
hợp người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu, người quản
lý tài sản nếu cho rằng điều này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản thì đây vẫn là dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản)
+ Hậu quả: chiếm được tài sản thì tội phạm hoàn thành. không chiếm được tài sản thì phạm tội ở giai đoạn
chưa đạt. (Hành vi trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội đã chiếm hữu
được tài sản trên thực tế, để xác định được thời điểm cần phải cân nhắc trên cơ sở dựa vào đặc Điểm, vị trí
tài sản bị chiếm đoạt được) +
Mối quan hệ nhân quả: hành vi khách quan là nguyên nhân dẫn đến hậu quả
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, Mong muốn chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân Động cơ và mục đích
phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội trộm cắp tài sản.
chủ thể: để để người đạt độ tuổi khi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự 1 Số lưu ý:
Xem giá tài sản chiếm đoạt có thỏa mãn Tội Này hay không
nếu người phạm tội sau khi đã chọn được tài sản, Bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản
bằng cách hành hung người khác thì ngng phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản lOMoARcPSD| 36443508
Dấu hiệu lén lút Ở đây chỉ cần đối với người chủ sở, người Quản lý tài sản chứ không nhất thiết là phải
lén lút với tất cả mọi người.
Điều 174: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách thể: xâm phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản
của họ, đối tượng tác động là tài sản (có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định
tại một trong các điểm a,b,c,d khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự) Khách quan:
chủ thể sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản, tức là nạn nhân tự nguyện đưa tài sản cho người phạm
tội. dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất. tội phạm hoàn thành khi người phạm tội nhận
được tài sản từ người quản lý tài sản và có khả năng chiếm giữ, Sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu để định tội
Chủ thể người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự một số lưu ý:
Người thực hiện hành vi làm giả các Giấy tờ, Tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự kể về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tôi sử dụng con dấu hoặc tài liệu
giả của cơ quan, tổ chức điều 341 bởi vì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 2 khách thể khác nhau được bộ luật Hình sự bảo vệ

Điều 175: phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản in
Khách thể: quan hệ sở hữu. đối tượng tác động của tội này là tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp
pháp cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. (tài sản bị chiếm đoạt của tội phạm này phải có giá trị từ 4
trieu trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự).
Khách quan: người phạm tội đã nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp, ngay thẳng, sau đó dùng thủ
đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản Mặc dù có điều kiện, khả
năng nhưng cố tình không trả hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có
khả năng trả lại tài sản.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cấu thành tội phạm vật chất. hậu quả của tội phạm là thiệt hại
về tài sản từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.
Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu định tội. Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.
Chủ thể: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Một số lưu ý:
tài sản ban đầu được giao một cách ngay thẳng, thật, ốp rồi sau đó có dùng thủ đoạn để chiếm đoạt một
phần hoặc toàn bộ số tài sản đó
cũng được coi là chiếm đoạt tài sản trong trường hợp đã sử dụng tài sản mà mình đã vay, mượn, hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản cho bên vay, cho mượn hoặc giao tài sản
lOMoARcPSD| 36443508
Mục đích chiếm đoạt giải phát sinh sau khi đã nhận được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp. Đây
là điểm khác biệt cơ bản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 176: Tội chiếm giữ trái phép tài sản
Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản. đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý
của chủ sở hữu như tài sản bị đánh rơi, Bị Bỏ Quên, bị giao nhầm; tài sản không xác định được chủ sở hữu
hoặc những tài sản bị chôn, Dấu, vùi lấp hay chìm đắm được tìm thấy. tài sản in bị chiếm giữ trái phép phải
có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc là di vật, cổ vật.
Khách quan: người phạm tội có được tài sản một cách ngẫu nhiên, họ không có hành vi cố ý dịch chuyển trái
phép tài sản của người khác thành tài sản của mình. hành vi phạm tội này được thực hiện dưới dạng không
hành động phạm tội. Nếu một người ngẫu nhiên có được tài sản của người khác, họ không nhận được yêu
cầu nhận lại tài sản từ chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm và họ không trả lại
tài sản, thi ho không phạm tội.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản cho các chủ thể có quyền sau khi
họ đã yêu cầu được nhận lại tài sản. tên người thực hiện hành vi trên chỉ bị coi là phạm tội Nếu họ cố tình
không giao nộp tài sản do ngẫu nhiên có được sau khi có yêu cầu trả lại hoặc giao nộp tại tài sản của người
có quyền. cùng với việc không giao nộp Tài sản, người phạm tội có thể thực hiện hành vi Chiếm Hữu, sử
dụng hoặc định đoạt tài sản đó
chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Điều 177: tội sử dụng trái phép tài sản
Khách thể: để không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản mà chỉ xâm phạm quyền sử dụng tài sản trong
một khoảng thời gian nhất định. Đối tượng tác động của hành vi sử dụng trái phép tài sản là những tài sản
mà vì sử dụng chúng không làm cho giá trị của tài sản đó bị mất đi, Đồng thời có thể mang lại cho người sử
dụng tài sản những lợi ích vật chất nhất định ( xe máy, ô tô, ca nô, ghe thuyền…) Các thiết bị máy móc…
Tiền có thể là đối tượng tác động của tội phạm. những tài sản mà vì sử dụng chúng sẽ làm mất đi giá trị tài
sản như phân bón, Thuốc trừ sâu, thực phẩm,... thì không phải là đối tượng tác động của nhóm tội phạm này.
tài sản bị sử dụng trái phép phải có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên, hoặc tài sản là di vật, cổ vật Nếu không
thuộc trường hợp quy định tại điều BLHS219, 220 BLHS
Khách quan: hành vi khai thác công dụng do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu trong
một khoản thời gian nhất định, Sau đó lại trả về cho chủ sở hữu
Chủ quan: lỗi cố ý, Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của tội sử dụng trái phép tài sản, Nếu có hành vi sử
dụng trái phép các tài sản nói trên nhưng không có động cơ vì vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này.
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Điều 178: tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khách thể quyền sở hữu tài sản. phản đối tượng tác động là tài sản hữu hình, không có tầm quan trọng về an ninh quốc gia.
khách quan : Chủ thể phạm tội có hành vi hủy hoại tài sản (Khó Có khả năng phục hồi), tên hành vi cố ý làm
hư hỏng tài sản ( nó có khả năng phục hồi). Gây thiệt hại tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu
đồnng nhung thuoc một trong các trường hợp áp luat dinh. Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lOMoARcPSD| 36443508
Điều 179: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp
khách thể: để quyền sở hữu tài sản của của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp nêu trên
Khách quan: hành vi thiếu trách nhiệm mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản, Thiếu trách nhiệm
là hành vi của người có trách nhiệm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) vi phạm các quy định
về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để mất mát, hư hỏng, lãng
phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là tội có cấu thành vật chất, vì vậy hành vi thiếu trách nhiệm để mất mát, hư hỏng, lãng phí nói trên chỉ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả của tội phạm xảy ra. Hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tài
sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tri giá trị từ 10 trieu đồng trở lên, ngoài ra không còn
thiệt hại nào khác. Thiệt hại về tài sản phải do chính hành vi thiếu trách nhiệm gây ra mới là hậu quả của tội
phạm này, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra thì không được tính để xác định hậu
quả của tội phạm này. Chủ quan: lỗi vô ý
chủ thể: để ngoài hay dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, sự người
phạm tội còn phải thêm dấu hiệu có trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, Trông coi, bảo vệ tài sản
tên của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp.
Điều 180: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Khách thể: quan hệ sở hữu. đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của người khác có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Khách quan: hành vi vi phạm các quy tắc an toàn liên quan đến bảo vệ tài sản, không tuân thủ hoặc tuân thủ
không đúng, không đầy đủ các quy tắc an toàn gây thiệt hại đến tài sản. tri giá tài sản bị thiệt hại phải từ 100
triệu đồng trở lên. trên đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa bắt buộc trong việc định tội.
Chủ quan: Lỗi vô ý
Chủ thể: để Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
nếu họ có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản của nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp mà vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản này thì phạm tội theo điều 179
Chương VII: Các tội về mai thúy (Keiz 6 điều luật đầu + Hà Trang các điều luật còn lại)
Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là các hóa chất không thể thiếu được trong quá
trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban
hành Lỗi: cố ý trực tiếp Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các cây khác có chứa chất ma túy
-
Khách thể: xâm phạm chính sách của Nhà nước về cấm trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa
hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Đối tượng tác động: cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần
sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định lOMoARcPSD| 36443508 -
Khách quan: hành vi trồng (gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây) cây thuốc phiện,
cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Người thực
hiện hành vi trồng thuộc vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 247 sẽ bị truy cứu TNHS -
Tội này có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành
vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy - Lỗi cố ý
Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về sản xuất chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất ma túy -
Khách quan: hành vi khách quan là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
Với các hành vi nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chất ma túy đã có sẵn như pha chế thuốc phiện
thành dung dịch để tiêm chích, nghiền heroin từ bánh thành bột để hít…thì không coi là hành vi sản
xuất trái phép chất ma túy - Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất ma túy -
Khách quan: hành vi khách quan của tội này là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái
phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm
mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy
. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn
không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. -
Hành vi tàng trữ chỉ coi là tội nếu rơi vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 249 => phải thỏa mãn định
lượng
(Điều 248 không quy định về định lượng) - Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất ma túy - Khách quan:
+ Hành vi khách quan: hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi
dịch chuyển bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các
phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường
sắt,...; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần,...) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay
sản xuất trái phép chất ma túy khác.
+ Người giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán
trái phép chất ma túy của người đó => bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm
+ Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thuộc một trong
các trường hợp khoản 1 Điều 250
Lưu ý: hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy > khái niệm vận chuyển hàng hóa. Có thể là hành vi dịch
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong 1 khoảng không gian chật hẹp từ gầm giường sang giá sách, từ túi
người này sang túi người khác trong 1 phòng, thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng 1 người
Nhận vận chuyển nhưng giấu 1 ít để sử dụng => tội tàng trữ và tội vận chuyển lOMoARcPSD| 36443508
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất ma túy -
Khách quan: hành vi mua bán trái phép chất ma túy
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền
công hoặc các lợi ích khác +
Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác +
Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có)
+ Dùng tài sản không phải tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác +
Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác +
Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
+ Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép
chất ma túy => bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy
=> Tội phạm hoàn thành khi thực hiện hành hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp nêu trên - Lỗi: cố ý trực tiếp
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động: các chất ma túy
- Khách quan: hành vi chiếm đoạt chất ma túy. Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi chiếm đoạt chất ma túy của
người khác dưới các hình thức: trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công
nhiên chiếm đoạt… Hành vi chiếm đoạt coi là tội phạm nếu thuộc vào khoản 1 Điều 252
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy - Quy định 4 tội: +
Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý về tiền chất dùng vào việc sản xuất
chất ma túy. Đối tượng tác động: các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy -
Khách quan: các hành vi này đều giống với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt chất ma túy +
Hành vi tàng trữ trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Hành vi vận chuyển trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Hành vi mua bán trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy +
Hành vi chiếm đoạt trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
=> Các hành vi này chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc vào khoản 1 Điều 253 và hoàn thành khi thực hiện một
trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất thuộc một trong các trường hợp nêu trên lOMoARcPSD| 36443508 -
Chỉ bị truy cứu TNHS tại Điều 253 nếu các hành vi được thực hiện nhằm mục đích để sản xuất
trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy
.
Trường hợp không chứng minh được thì không bị truy cứu TNHS tại Điều 253 mà tùy trường hợp cụ
thể có thể bị truy cứu TNHS về tội khác theo quy định của BLHS
Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động:
các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy -
Cũng chia thành 4 tội, mặt khách quan giống với Điều 253
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động: người sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy là một trong các hành vi sau +
Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác
+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy
+ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác
thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể
người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị
ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…); chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn
địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý); chuẩn bị phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
(mua, xin, tàng trữ,...); tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể họ
=> Hoàn thành khi thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động: người sử dụng trái phép chất ma túy
- Khách quan: hành vi khách quan là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, là hành cho thuê,
cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình
hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho thuê cho mượn
+ Có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là trường hợp người có địa điểm
thuộc thẩm quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác (không phải ông bà cha mẹ
con cháu anh chị em ruột vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.
Không cho thuê mượn địa điểm nhưng lại để mặc cho họ sử dụng hoặc để mặc nhiều người sử dụng
=> Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
Lưu ý: người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải
để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy mà dùng địa điểm đó để
đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác => xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở Điều 255 lOMoARcPSD| 36443508
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. -
Khách quan: hành vi khách quan là hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma
túy trái với ý muốn của họ -
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng bức
Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy -
Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. -
Khách quan: hành vi khách quan là hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Lôi kéo
là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác -
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi lôi kéo
Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người
thìkhông cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)
Nhận định này là Sai. Đối với lỗi cố ý trực tiếp thì hậu quả chết người không mang ý nghĩa định tội mà chỉ mang ý
nghĩa xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Chỉ khi thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả chết người mới
là cơ sở để xác định tội phạm.
2. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết nhiều người.
Nhận định này là Sai. Vì dấu hiệu “giết phụ nữ có thai” và dấu hiệu” giết nhiều người” là 2 dấu hiệu định khung
tăng nặng khác nhau của Tội giết người. CSPL: Điều 123 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
3. Tình tiết “giết nhiều người” luôn đòi hỏi phải có hậu quả 2 người chết trở lên.
Nhận định này là Sai. Bởi lẽ trong trường hợp giết nhiều người với lỗi cố ý gián tiếp mà không có hậu quả chết
người xảy ra thì vẫn sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng là “giết nhiều người”.
4. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124 BLHS)
Nhận định này là Sai. Trường hợp người giết trẻ em không phải là người mẹ hoặc là người mẹ nhưng người mẹ này
không rơi vào hoàn cảnh theo quy định tại Điều 124 BLHS thì sẽ cấu thành Tội giết người chứ không cấu thành Tội giét con mới đẻ.
5. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)
Nhận định này là Sai. Tội bức tử không quy định dấu hiệu định tội là hậu quả chết người xảy ra, mà chỉ cần người
bị hại có hành vi tự sát là đã cấu thành tội bức tử. CSPL: Điều 130 BLHS.
6. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành Tội
giúpngười khác tự sát (Điều 131 BLHS)
Nhận định nay là Sai. Trường hợp bản thân người phạm tội tự mình tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu
cầu của họ thì người này vẫn phạm Tội giết người chứ không phải Tội giúp người khác tự sát.
7. Gây cố tật nhẹ được hiểu chỉ là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng đã
làmmất 1 bộ phận cơ thể của nạn nhân.
Nhận định này là Sai. Gây cố tật nhẹ được hiểu là trường hợp gây thương tích với tỷ lệ dưới 11% và làm mất đi 1
bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc làm mất hoặc làm giảm chức năng hoạt động của 1 bộ phận cơ thể nạn nhân hoặc
làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. CSPL: Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP.
8. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác theo
quyđịnh tại Điều 140 BLHS.
Nhận định này là Sai. Bởi vì đối xử tàn ác bao gồm hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm phạm thân thể con
người. Do đó, nếu thỏa các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích thì sẽ cấu thành Tội cố ý gây thương tích. 9. Mọi
hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em đều cấu thành Tội giao cấu với trẻ em (Điều 145 BLHS)
lOMoARcPSD| 36443508
Nhận định này là Sai. Trong trường hợp thực hiện hành vi giao cấu dù là thuận tình với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ
cấu thành Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 142 BLHS)
10. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân
Nhận định này là Sai. Đối với trường hợp phạm Tội giao cấu với trẻ em (Điều 145 BLHS) thì hành vi này là hành
giao cấu trái pháp luật nhưng là giao cấu thuận tình.
11. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi
chiếmđoạt tài sản.
Nhận định này là Sai. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được có thể
cấu thành Tội chiếm giữ tài sản trái phép. Hành vi khách quan của tội này không được xem là hành vi có tính chất chiếm đoạt.
12. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168BLHS) chỉ là người
đangquản lý tài sản.
Nhận định này là Sai. Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản có thể không chỉ là người
đang quản lý tài sản mà còn có thể là người mà người phạm tội cho rằng người đó đang hoặc sẽ cản trở hành vi
chiếm đoạt tài sản của mình.
13. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.
Nhận định này là Sai. Vì Tội cướp tài sản xâm phạm 2 khách thể là quyền sở hữu và quyền nhân thân nên đối tượng
tác động của tội này không chỉ là tài sản mà còn là thân thể của con người.
14. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạttài
sản (Điều 140 BLHS).
Nhận định này là đúng. Trong một số trường hợp nếu việc uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản bằng cách sử
dụng vũ lực mà đủ dấu hiệu cấu thành Tội cố ý gây thương tích thì sẽ bị truy cứu TNHS ở cả 2 tội là Tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
15. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ
cấuthành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nhận định này là Sai. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên phải bằng 1 thủ đoạn gian
dối (đánh tráo, rút bớt tài sản, bỏ trốn...) thông qua hợp đồng vay tài sản thì mới cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
16. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
Nhận định này là Sai. Hành vi này không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà sẽ cấu thành Tội lưu hành
tiền giả (Điều 207 BLHS)
17. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều
cấuthành Tội buôn lậu (Điều 188BLHS).
Nhận định này là Sai. Bởi lẽ đối với những loại hàng hóa có tính năng, công dụng đặc biệt như vũ khí quân dụng,
ma túy...thì người phạm tội này sẽ không bị truy cứu Tội buôn lậu mà bị truy cứu ở các tội phạm khác tương ứng.
18. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội tàng trữ, vận chuyển, buôn
bánhàng cấm (Điều 191 BLHS)
Nhận định này là Đúng. Bởi lẽ, một số loại hàng cấm như ma túy, vũ khí quân dụng...không phải là đối tượng tác động của Tội này
19.Mọi trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)
Nhận định này là Sai. Trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy với mục đích bán số ma túy này thì sẽ cấu
thành Tội mua bán trái phép chất ma túy.