-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết môn Quản trị Logistic
Một số khái niệm thuộc bộ môn Quản trị Logistic (có giải thích chi tiết) giúp sinh viên dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức!
Quản trị logistic 4 tài liệu
Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Tóm tắt lý thuyết môn Quản trị Logistic
Một số khái niệm thuộc bộ môn Quản trị Logistic (có giải thích chi tiết) giúp sinh viên dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức!
Môn: Quản trị logistic 4 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 741 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
1.EXW(Ex Work nơi đi) - Giao tại xưởng
Ex Work là giá xuất xưởng; có nghĩa là theo điều kiện này, người bán sẽ giao hàng
cho người mua tại cơ sở người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định khác (ví dụ:
xưởng, nhà máy, kho hàng…) theo quy định trên hợp đồng. Sau đó, bên mua chất
hàng lên phương tiện vận tải của mình.
Mọi rủi ro từ lúc bên bán giao hàng cho bên mua thì bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm.
Với điều kiện này, người bán phải thực hiện trách nhiệm và chi phí tối thiểu, còn
người mua thực hiện trách nhiệm và chi phí tối đa. �� Bên bán phải: ��
Chuẩn bị, đóng gói hàng sẵn sàng tại xưởng (xí nghiệp, kho, cửa hàng..,)
đúng theo hợp đồng bán hàng ��
Chuyển giao cho người mua: hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa có liên quan. ��
Người mua đã nhận hàng thì người bán hết mọi trách nhiệm �� Bên mua phải: ��
Nhận hàng tại xưởng của người bán �� Thanh toán tiền hàng ��
Tiến hành việc tổ chức vận chuyển và làm tất cả các công việc để đưa hàng
ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình (thuê PTVC nội địa - quốc tế, làm thủ
tục thông quan xuất- nhập khẩu, mua bảo hiểm…) ��
Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại xưởng của người bán
(phí bốc dỡ, phí vận chuyển nội địa, chi phí làm thủ tục thông quan xuất - nhập
khẩu, nộp thuế xuất - nhập khẩu, mua bảo hiểm, cước vận chuyển quốc tế, chi phí bến bãi lưu kho…)
2. FCA (Free Carrier) - Giao cho người chuyên chở
"Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là bên bán giao hàng hóa cho bên chuyên
chở hoặc một người khác do bên mua chỉ định, tại cơ sở bên bán hoặc tại một địa
điểm chỉ định khác. Các bên phải xác định rõ về địa điểm tại nơi được chỉ định để
giao hàng, vì rủi ro chuyển cho bên mua ở địa điểm đó. �� Bên bán phải: ��
Chuẩn bị hàng hóa phù hợp với hợp đồng và xếp hàng lên phương tiện
chuyên chở do người mua chỉ định. ��
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu ��
Chuyển giao cho người mua: các chứng từ hàng hóa có liên quan. ��
Chịu các chi phí đến khi thông quan xuất khẩu (phí bốc hàng lên PTVT nội địa, phí
vận chuyển nội địa đến điểm giao hàng, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có) �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Thuê phương tiện vận chuyển quốc tế; nội địa bên nhập khẩu �� Làm
thủ tục thông quan nhập khẩu ��
Chịu mọi chi phí kế từ sau khi thông quan xuất khẩu (phí bến bãi cảng đi,
cảng đến; cước biển; phí bốc dỡ hàng lên tàu; mua bảo hiểm; nộp thuế và lệ phí
nhập khẩu; phí vận chuyển nội địa đến đích) ��
Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho
người vận tải được chỉ định
3. FAS (Free Alongside Ship) - Giao hàng dọc mạn tàu
“Giao hàng dọc mạn tàu” có nghĩa là người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí
cho đến khi hàng được đặt dọc mạn tàu, trên cầu cảng hoặc xà lan tại cảng bốc quy
định. Nghĩa vụ của các bên được giải thích như sau: �� Bên bán phải: ��
Chuẩn bị hàng hóa phù hợp với hợp đồng ��
Giao hàng dọc mạn con tàu chỉ định, tại cảng chỉ định. ��
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu ��
Chuyển cho người mua: hóa đơn, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các
chứng từ khác có liên quan. ��
Chịu mọi phí tổn, rủi ro và tổn thất cho đến khi hàng được giao dọc mạng
tàu (phí vận tải nội địa, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu; phí bến bãi cảng đi) �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. ��
Thông báo cho người bán ngày giao hàng và lên tàu. ��
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu ��
Chịu mọi phí tổn, rủi ro và tổn thất từ khi hàng được giao dọc mạng tàu
(Phí bốc dỡ hàng lên tàu; cước biển; mua bảo hiểm; phí bến bãi tại cảng đến; nộp
thuế và lệ phí nhập khẩu; phí vận chuyển nội địa).
4. FOB (Free On Board) - Giao hàng lên tàu
“Giao hàng lên tàu” - theo điều kiện này, người bán chịu mọi trách nhiệm và chi
phí mua hàng cho đến khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định. Từ
thời điểm đó trở đi người bán không còn trách nhiệm gì nữa. �� Bên bán phải: ��
Chuẩn bị hàng hóa phù hợp với hợp đồng ��
Giao hàng lên con tàu chỉ định. ��
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu ��
Chuyển cho người mua: hóa đơn, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các
chứng từ khác có liên quan. ��
Chịu mọi phí tổn, rủi ro và tổn thất cho đến khi hàng được giao lên tàu (phí
vận chuyển nội địa, bốc dỡ nội địa bên đi, phí bến bãi cảng đi, chi phí bốc hàng lên tàu.. ). �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. ��
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu ��
Chịu mọi phí tổn, rủi ro và tổn thất từ khi hàng được giao lên tàu (cước vận
chuyển quốc tế, mua bảo hiểm, phí bến bãi cảng đến, nộp thuế, lệ phí nhập khẩu,
vận chuyển nội địa bên NK…)
5. CFR (Cost and Freight) - Tiền hàng và cước phí
“Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là người bán sắp xếp và thanh toán các chi phí
và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng chỉ định. Tuy nhiên, rủi
ro chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng hóa đã được chất lên tàu, tức
là trước khi vận chuyển chính diễn ra.
Người bán không chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa qua hẳn lan can tàu ở cảng dỡ. �� Bên bán phải: ��
Chuẩn bị hàng hóa phù hợp với hợp đồng ��
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu ��
Thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích. ��
Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng. ��
Chuyển cho người mua: hóa đơn, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các
chứng từ khác có liên quan. ��
Chịu mọi chi phí đến khi tàu đến cảng đích (phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ
nội địa bên đi, phí bến bãi cảng đi, chi phí bốc hàng lên tàu, cước biển). ��
Chịu mọi rủi ro và tổn thất cho đến khi hàng được giao lên tàu �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu ��
Chịu mọi rủi ro và tổn thất từ khi hàng được giao lên tàu ��
Chịu mọi chi phí từ khi hàng bắt đầu được dỡ tại cảng đích (phí dỡ hàng
tại cảng đến, mua bảo hiểm, phí bến bãi cảng đến, nộp thuế, lệ phí nhập khẩu, vận chuyển nội địa bên NK)
6. CIF (Cost Insurance and Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Điều kiện CIF được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán trong thương
mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển.
Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá
thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
CIF ngoài trừ phần bảo hiểm người xuất khẩu mua thay cho người nhập khẩu, các
phần còn lại giống điều kiện CFR.
Giống như điều kiện CFR, rủi ro chuyển từ người bán sang người mua sau khi
hàng hóa đã được chất lên tàu, tức là trước khi vận chuyển chính diễn ra.
7. CPT (Carriage Paid To) - Cước phí trả tới
Theo điều kiện CPT thì bên bán giao hàng cho bên mua tại địa điểm đến đã chỉ
định. Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được
giao cho bên vận tải đầu tiên �� Bên bán phải: ��
Giống như điều kiện CFR, ngoại trừ người bán phải thu xếp và trả cước
phí vận chuyển hàng hóa tới nơi quy định, mà nơi này có thể là bãi Container nằm
sâu trong đất liền.thanh toán cước phí vận tải tới điểm đến đã chỉ định. �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Làm thủ tục và trả chi phí thông quan, thuế nhập khẩu. �� Mua bảo hiểm hàng hóa. ��
Thuê PTVT nội địa chở hàng về kho
8. CIP (Carriage and Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới
Điều kiện CIP địa điểm giao hàng và địa điểm chuyển giao rủi ro giống với điều
kiện CPT. Ngoại trừ, người xuất khẩu sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa thay cho người nhập khẩu. �� Bên bán phải: ��
Giống như CPT, nhưng người bán chịu thêm việc mua bảo hiểm hàng hóa cho người nhập khẩu. �� Bên mua phải: ��
Giống như CPT, nhưng người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa của mình
9. DAT (Delivered At Terminal) - Giao tại bến
“Giao tại bến”có nghĩ người bán giao hàng hóa, sau khi hàng đã được dỡ ra khỏi
phương tiện vận tải quốc tế, được đặt tại nơi người mua quy định. Người bán sẽ
chịu mọi rủi ro và chi phí khi đem hàng tới điểm đến đó. �� Bên bán phải: ��
Giao hàng đúng theo quy định của hợp đồng ��
Thu xếp vận chuyển hàng hóa tới ga/trạm của Cảng hoặc nơi đích quy định. ��
Chuyển giao hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác. ��
Chịu mọi rủi ro, tổn thất và phí về hàng hóa trước khi hàng được chuyển giao
cho người mua tại nơi đến. �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí để đưa hàng về kho
(nộp thuế, lệ phí nhập khẩu, phí vận chuyển nội địa…) ��
Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao tại nơi đến quy định 10. DAP
(Delivered At Place) - Giao tại nơi đến
“Giao hàng tại nơi đến”có nghĩa là bên bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới
quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ xuống tại
điểm đến chỉ định. Bên bán sẽ chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến nơi chỉ định. �� Bên bán phải: ��
Người bán thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng
hóa tới nơi đích quy định tại nước người mua, trừ nghĩa vụ làm thủ tục và trả chi
phí thông quan, thuế nhập khẩu. �� Bên mua phải: �� Thanh toán tiền hàng ��
Làm thủ tục và trả chi phí thông quan, thuế nhập khẩu. ��
Nhận hàng tại nơi quy định và chịu rủi ro về hàng hóa kể từ khi nhận
hàng. 11. DDP (Delivered Duty Paid) - Giao hàng tại đích đã nộp thuế
“Giao hàng tại đích đã nộp thuế” có nghĩa là người bán giao hàng đến địa điểm
thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến
khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và hải quan xuất nhập khẩu. Người mua
chỉ cần phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng tại kho của mình. Lưu ý:
Trong 11 điều kiện, có 4 điều kiện (FAS, FOB, CFR, CIF) chỉ áp dụng cho vận tải
biển; và 7 điều kiện còn lại (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP) có thể áp
dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.