-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (Tiếp theo)
Xin giới thiệu Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (Tiếp theo) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các bạn học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chương 2: Cấu trúc tế bào (KNTT) 28 tài liệu
Sinh học 10 538 tài liệu
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (Tiếp theo)
Xin giới thiệu Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (Tiếp theo) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các bạn học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương 2: Cấu trúc tế bào (KNTT) 28 tài liệu
Môn: Sinh học 10 538 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
SINH HỌC 10 Bài 10 - TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. Khung xương tế bào:
Là một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Chức năng như một giá đỡ, tạo hình dạng cho tế bào động vật và neo giữ các bào quan. II. Màng sinh chất: a. Cấu tạo:
Màng sinh chất có cấu trúc khảm động dày 9nm
Gồm một lớp kép phôtpholipit. Có các phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt.
Các tế bào động vật có colestêron làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào, prôtêin liên kết với lipit tạo
lipôprôtêin hay liên kết với cacbohyđrat tạo glicôprôtêin b. Chức năng:
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc( bán thấm).
Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
Glicôprôtêin - "dấu chuẩn" giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào "lạ" (tế bào của các cơ thể khác).
III. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất a. Thành tế bào
Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.
Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào. b. Chất nền ngoại bào:
Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (cacbohyđrat liên kết với prôtêin kết
hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác).
Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin.
B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Tại sao tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc?
Câu 2. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không
phải từ một số tế bào có kích thước lớn?
Câu 3. Kích thước nhỏ của tế bào có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?
Câu 5. Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì
cơ thể lại xảy ra hiện tượng đào thải?
Document Outline
- SINH HỌC 10 Bài 10 - TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)