-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn | Kết nối tri thức
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn.
Preview text:
BÀI 31. VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. CÁC VIRUT KÍ SINH Ở VI SINH VẬT, THỰC VẬT VÀ CÔN TRÙNG
1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ) - Có khoảng 3000 loài.
- Virut kí sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn,…) hoặc vi sinh
vật nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi,..)
- Virut gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh
khối, thuốc trừ sâu sinh học, mì chính…
2. Virut kí sinh ở thực vật:
- Có khoảng 1000 loài. Đa số các virut có bộ gen là ARN mạch đơn.
- Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:
+ Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật.
+ Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng.
+ Một số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
- Đặc điểm cây bị nhiễm virut:
+ Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất.
+ Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn, héo, vàng và rụng.
+ Thân bị lùn hoặc còi cọc.
- Cách phòng bệnh do vi sinh vật:
+ Chọn giống cây sạch bệnh + Vệ sinh đồng ruộng.
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
3. Virut kí sinh ở côn trùng:
- Xâm nhập qua đường tiêu hóa.
- Virut xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
- Gây bệnh cho côn trùng hoặc dùng côn trùng làm ổ chứa rồi thông qua côn trùng
gây bệnh cho động vật và người.
II. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học:
Sản xuất interferon – IFN, sản xuất insulin… * Cơ sở khoa học:
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không liên đến quá
trình nhân lên của chúng.
- Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.
- Dùng phagơ làm vật chuyển gen. * Quy trình:
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim.
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp.
- Nhiễm phagơ tái tở hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN * IFN có tác dụng:
- Chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
2. Trong nông nghiệp:
- Sản xuất thuốc trừ sâu từ virut.
- Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:
+ Thuốc trừ sâu từ virut có tính đặc hiệu cao, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
+ Dễ sản xuất, hiệu quả trừ sâu cao, giá thành hạ.
B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Cho ví dụ một số ứng dụng cụ thể của virut.
Câu 2. Trình bày con đường xâm nhiễm của virut vào cơ thể thực vật và các biện
pháp phòng bệnh do virut gây ra ở thực vật.
Câu 3. Trình bày nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ.
Câu 4. Virut khác với các sinh vật có cấu tạo tế bào như thế nào?
Câu 5. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm
thế nào để giảm bớt thiệt hại do virut gây ra trong công nghệ vi sinh?
Document Outline
- BÀI 31. VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN