-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt nội dung chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tóm tắt nội dung chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩ xã hội khoa học 42 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Tóm tắt nội dung chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tóm tắt nội dung chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩ xã hội khoa học 42 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
I. Sự ra đời của CNXHKH
Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Theo nghĩa rộng:
CNXHKH là Chủ nghĩa Mac-Lenin: Luận giải từ giác độ triết học; K.Tế học C.Trị và
CT-XH về sự chuyển biến XH loài người từ CNTB lên CNXH và CNCS. Theo nghĩa hẹp:
CNXHKH là một trong ba bộ phận cấu thành nên chủ nghĩa Mac-Lenin: Triết học Mác
- Lênin; KTCT Mác-Lênin và CNXHKH.
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Những năm 40 thế kỷ 19: Cuộc cách mạng chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ -> đại
công nghiệp -> Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
-Xuất hiện 2 giai cấp đối lập nhau: Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân -> mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa với quan hệ sản xuất dựa
trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
-Phong trào đấu tranh nổ ra:
Hiến chương Anh (1836-1848)
Công nhân Xiledi (Đức 1844)
Công nhân Lyon (Pháp, 1831-1834)
Giai cấp công nhân trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập.
Đk kinh tế - xã hội không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng mà còn là mảnh
đất hiện thực cho sự ra đời 1 lý luận mới, tiến bộ - CNXHKH.
b. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
Tiền đề khoa học
- Thành tựu khoa học đầu thế kỷ 19:
Học thuyết tế bào (Theor Schwann 1810-1882)
Học thuyết tiến hóa (Charles Darwin 1809-1882)
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Mayer 1814-1878, Joule
1818-1889 , Helnholtz 1821-1894)
Tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các nhà sáng lập CNXHKH nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị - xã hội đương thời.
Tiền đề tư tưởng lý luận
- Thành tựu khoa học xã hội:
Triết học cổ điển Đức
Kinh tế chính trị cổ điển Anh CNXH không tưởng Pháp
Là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải
phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc
lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc,
nhưng lại đưa ra con đường, biện pháp sai lầm, đó là bằng giáo dục,
thuyết phục và tuyên truyền hòa bình… cho lý tưởng của họ.
- Giá trị của CNXH không tưởng Pháp:
+ Tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN.
+ Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về XH tương lai: tổ chức sx, phân phối sản phẩm
XH; vai trò của công nghiệp và KH-KT…
+ Thức tỉnh g/c công nhân và người lao động chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN.
- Hạn chế của CNXH không tưởng:
+ Không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của XH loài người; bản chất
và quy luật vận động của CNTB.
+ Không phát hiện ra lực lượng XH tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến CM
từ CNTB lên CNCS – giai cấp công nhân.
+ Không chỉ ra được biện pháp cải tạo XH áp bức, bất công đương thời.
2. Vai trò của C.Mac và Ph.Angghen
a. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị
- Nhận thấy được mặt tích cực và hạn chế trong triết học
Phoiơbắc và Hêghen => kế thừa “cái hạt nhân hợp lý” => xây dựng học thuyết mới chủ
nghĩa duy vật biện chứng
- C.Mác (1831 - 4/1844): chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy
vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường CSCN
Tác phẩm: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen – Lời nói đầu (1844)”
- Ph.Ăngghen (từ 1843): chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy
vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường CSCN.
Tác phẩm: “Tình cảnh nước Anh”; “Lược khảo khoa kinh tế - chính trị”
b. Ba phát kiến vĩ đại của Mác và Angghen
Chủ nghĩa duy vật lịch sử Trên cơ sở kế thừa:
+ “Cái hạt nhân hợp lý”; lọc bỏ quan điểm duy tâm, thần bí của triết học Hêghen
+ Những giá trị duy vật và loại bỏ quan điểm siêu hình của triết học Phoiơbắc + Các thành tựu KHTN
Chủ nghĩa duy vật: khẳng định về mặt triết học là sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi
của CNXH là tất yếu như nhau
Học thuyết về giá trị thặng dư
C.Mác-Ph.Ăngghen đi sâu nghiên cứu nền sx công nghiệp và nền KT TBCN => Tác
phẩm “Tư bản” => Học thuyết giá trị thặng dư
Khẳng định về phương diện KT là sự diệt vong của CNTB và sự ra đời tất yếu của CNXH
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân (Chương II nghiên cứu)
G/c công nhân có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng thành công CNXH và CNCS
Khắc phục được hạn chế của CNXH không tưởng - phê phán => sự diệt vong của
CNTB và thắng lợi của CNXH
c. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của CNXHKH
-Tháng 2/1848: Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” do C.Mác và
Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trên toàn thế giới.
-Là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế
-Là ngọn cờ dẫn dắt g/c công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu
tranh chống CNTB, giải phóng loài người khỏi sự áp bức, bóc lột g/c
hòa bình, tự do và hạnh phúc.
-Những luận điểm cốt lõi trong “TNCĐCS”:
+ G/c công nhân phải tự giải phóng mình và toàn XH khỏi sự phân chia
g/c, áp bức, bóc lột và đấu tranh g/c => tổ chức ra được chính đảng của mình
+ Sự sụp đổ của CNTB và sự thắng lợi của CNXH là như nhau
+ G/c CN có sứ mệnh l/sử là thủ tiêu CNTB, là lực lượng tiên phong
trong quá trình xây dựng CNXH và CNCS
+ Các g/c cần có sự liên minh để đánh đổ chế độ phong kiến, tiến lên
CNCS; tiến hành cách mạng không ngừng
II. Các giai đoạn phát triển cơ bản của CNXHKH
1. Mac và Angghen phát triển CNXHKH a.
TK từ 1848 đến Công xã Pari 1871
- Là thời kỳ của những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản ở các nước Tây Âu (1848- 1852):
+ Quốc tế I thành lập (1864)
+ Tập 1 của bộ “Tư bản” của C.Mác xuất bản (1867)
- Tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát
triển nhiều nội dung của CNXHKH:
+ Đập tan nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản
+ Kết hợp đấu tranh của g/c vô sản với đấu tranh của g/c nông dân
+ Xây dựng khối liên minh giữa g/c công nhân với g/c nông dân
b. TK sau Công xã Pari đến 1895
- C.Mác-Ph.Ăngghen: bổ sung và phát triển tư tưởng đập tan bộ máy nhà nước quan liêu,
không đập tan nhà nước tư sản nói chung
- Công xã Pari là 1 hình thái nhà nước của g/c công nhân
- Luận chứng sự ra đời, phát triển của CNXH KH
- Mác-Ănghen nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của CNXHKH:
“Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó, nghiên cứu chính ngay bản chất của sự biến
đổi ấy và bằng cách ấy làm cho g/c hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự
nghiệp ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ”
- Mác-Ănghen yêu cầu tiếp tục bổ sung và phát triển CNXHKH phù hợp với điều kiện lịch sử mới
- Mác-Ănghen thừa nhận sai lầm về dự báo khả năng nổ ra của những cuộc cách mạng vô sản ở châu Âu
- Là cơ sở để Lênin và các nhà tư tưởng lý luận tiếp tục bổ sung và phát triển
- Lênin đánh giá chủ nghĩa Mác: “Học thuyết Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác”
2. V.I.Lênin vận dụng và phát triển CNXHKH trong điều kiện mới
a. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga
- Đấu tranh chống các trào lưu phi mácxít (chủ nghĩa dân túy tự do, phái kinh tế, phái mácxít
hợp pháp) => bảo vệ chủ nghĩa Mác => thâm nhập vào Nga
- Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của g/c công nhân, về nguyên tắc tổ chức,
cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của đảng
- Hoàn chỉnh lý luận về cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới…
- Phát hiện ra quy luật phát triển không đều về KT và CT của CNTB trong thời kỳ CNĐQ
Cách mạng có thể nổ ra và thắng lợi ở 1 số nước, thậm chí ở 1 nước riêng lẻ
- Xác định bản chất dân chủ của chế độ chuyên chính vô sản; chức năng thống trị và chức năng XH của CCVS
- Trực tiếp lãnh đạo Đảng tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng
=> giành chính quyền về tay g/c công nhân và nhân dân lao động Nga
b. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đến năm 1924 - Chuyên chính vô sản
- Về thời kỳ quá độ chính trị từ CNTB lên CNCS
- Về cương lĩnh xây dựng CNXH ở nước Nga - Về chế độ dân chủ
- Về cải cách hành chính bộ máy nhà nước
3. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của CNXHKH từ sau khi V.I.Lênin qua đời đến nay
a. Thời kỳ từ năm 1924 đến trước năm 1991
- Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra (1939-1945)
- Liên Xô có vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh
- Liên Xô trở thành cường quốc CNXH về nhiều mặt * Nội dung cơ bản:
- Hội nghị đại biểu các ĐCS và công nhân quốc tế (11/1957): tổng kết 9 quy luật chung của
công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH
- 1/1960 HN đại biểu 81 ĐCS và CN quốc tế: đưa ra khái niệm “Thời đại ngày nay”; xác
định nhiệm vụ là bảo vệ và củng cố hòa bình, ngăn chặn đế quốc, tăng cường đoàn kết
- Tồn tại những bất đồng, đấu tranh giữa CN Mác-Lênin với chủ nghĩa xét lại, giáo điều biệt phái b. Từ 1991 đến nay
- Cuối thập niên 80, đầu 90 của TK XX: CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ
- Các nước XHCN còn lại tiếp tục công cuộc cải cách, đổi mới và phát triển để khẳng định
tính đúng đắn của CNXH, của CN Mác-Lênin: Trung Quốc, Việt Nam…
* Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ Đại hội VI (1986):
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật của cách mạng VN trong điều kiện ngày nay.
- Kết hợp đổi mới KT với đổi mới CT, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đảm bảo ổn định CT.
- Xây dựng và phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò kiến tạo, quản lý của NN.
- Phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị.
- Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế
- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
* Một số bài học sau hơn 30 năm đổi mới ở Việt Nam:
- Chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập DT và CNXH.
- Đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích nhân dân, dựa vào nhân dân.
- Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan.
- Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ; chủ động, hội nhập
quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
- Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
III. Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH
1. Đối tượng nghiên cứu của CNXHKH
Là những quy luật, tính quy luật CT-XH của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển
của hình thái KT-XH CSCN mà giai đoạn thấp là CNXH; những nguyên tắc cơ bản, những
điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của g/c công
nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ CNTB lên CNXH và CNCS.
2. Phương pháp nghiên cứu của CNXHKH
- PP luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin.
- PP n/cứu cụ thể, liên ngành và tổng hợp:
+ PP kết hợp lôgic và lịch sử: là PP đặc trưng và quan trọng của CNXHKH.
+ PP k/sát và phân tích về mặt CT-XH dựa trên các điều kiện KT-XH cụ thể: là PP đặc thù của CNXHKH + PP so sánh
+ PP phân tích, thống kê, điều tra XH học, sơ đồ hóa…
+ PP tổng kết thực tiễn về CT-XH
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH
* Về mặt lý luận
- Trang bị những nhận thức CT-XH và PP luận KH về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến sự
hình thành, phát triển hình thái KT-XH CSCN, giải phóng XH, giải phóng con người
- CNXHKH không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới theo quy luật tự nhiên, phù
hợp với tiến bộ,văn minh
- Có căn cứ nhận thức KH để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những
nhận thức sai lệch, chống phá của CNĐQ và bọn phản động
* Về mặt thực tiễn
- Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, sự thoái trào của hệ thống XHCN…=> N/cứu, học
tập CNXHKH có ý nghĩa chính trị cấp bách.
- Kiên định, tự tin tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng XHCN.
- Giáo dục niềm tin KH cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng XHCN và con đường đi lên CNXH.
HẾT CHƯƠNG 1