-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tóm tắt slide bài giảng kiến thức trọng tâm - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm: Luật Hình sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tóm tắt slide bài giảng kiến thức trọng tâm - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm: Luật Hình sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Chương 5: Pháp Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự. I.
Khái quát về pháp luật hình sự.
1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.
Khái niệm: Luật Hình sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy.
Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
Phương pháp điều chỉnh: phương pháp quyền uy.
2. Các nguyên tắc của Luật Hình sự.
(1) Nguyên tắc pháp chế.
(2) Nguyên tắc dân chủ.
(3) Nguyên tắc nhân đạo.
(4) Nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và hợp tác quốc tế.
(5) Một số nguyên tắc khác II. Tội Phạm.
1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm.
Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện Đặc điểm:
Tính nguy hiểm cho xã hội.
Tính trái pháp luật hình sự. Tính có lỗi.
Tính phải chịu hình phạt.
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm.
(1) Khách thể: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại. (2) Mặt khách quan.
Khái niệm: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội
phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Các dấu hiệu, hành vi phạm tội;.
Hậu quả nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm.
Các dấu hiệu bên ngoài khác như: địa điểm, thời gian, hoàn cảnh phạm tội. (3) Chủ thể
Cá nhân: là cá nhân là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm.
Pháp nhân: Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
khi có đủ các điều kiện sau đây:
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp
thuận của pháp nhân thương mại.
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. (4) Mặt chủ quan
Khái niệm: trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội do họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra
cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó.
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích. Lỗi:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin.
Lỗi vô ý vì cẩu thả.
3. Phân loại tội phạm.
Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt từ đến 03 năm.
Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình từ trên 15
năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. III.
Trách nhiệm hình sự. 1. Khái niệm
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu truy cứu TNHS đối với từng loại tội phạm cụ thể Điều 27 BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
5 năm đối với các tội ít nghiêm trọng.
10 năm đối với các tội nghiêm trọng.
15 năm đối với các tội rất nghiêm trọng.
20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng IV. Hình Phạt.
1. Khái niệm hình phạt.
Hình phạt: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.
2. Mục đích hình phạt.
Mục đích của hình phạt: là kết quả cuối cùng mà Nhà nước mong muốn
đạt được khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội.
3. Hệ thống hình phạt. Bao gồm: Hình phạt chính; Hình phạt bổ sung. V.
Giải quyết vụ án hình sự.
Các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.
(1) Khởi tố vụ án hình sự.
(2) Điều tra vụ án hình sự. (3) Truy tố.
(4) Xét xử vụ án hình sự.
Chương 6: Pháp Luật Dân Sự Và Tố Tụng Dân sự. I.
Khái quát pháp luật dân sự. 1. Khái niệm
Là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và quan
hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự
do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể đó.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Phương pháp điều chỉnh: là phương pháp bình đẳng thỏa thuận II. Quan hệ nhân thân.
1. Khái niệm quan hệ nhân thân, quyền nhân thân.
Quan hệ nhân thân gắn liền với yếu tố nhân thân (giá trị nhân thân) của
chủ thể. Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải
được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức.
Quyền nhân thân: Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác
12 quyền nhân thân:
2. Phân loại quan hệ nhân thân.
QHNT không gắn với tài sản.
QHNT gắn với tài sản. III. Quan hệ tài sản.
Khái niệm Tài sản: Là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản
bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản* có thể là
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Khái niệm quyền sở hữu tài sản: Quyền chiếm hữu. Quyền sử dụng. Quyền đinh đoạt. IV.
Pháp luật hôn nhân và gia đình.
1. Khái quát chung về pháp luật hôn nhân – gia đình.
Đối tượng điều chỉnh: QHXH trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Giữa vợ và chồng. Giữa cha mẹ và con.
Giữa người thân thích ruột thịt.
Phương pháp điều chỉnh: Bình Đẳng và Tự Nguyện.
Đặc trưng luật hôn nhân và gia đình.
Tính tự nguyện trong hôn nhân.
Tính bền vững của hôn nhân.
Hôn nhân chỉ tồn tại giữa những người khác nhau về giới tính.
Tính chất một vợ một chồng.
Tính chịu sự quy định của pháp luật. V. Thừa kế.
1. Khái niệm thừa kế.
Di sản thừa kế: là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để
lại thừa kế như vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.
Tài sản riêng của người chết.
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Các loại thừa kế: Thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo pháp luật.
Chương 7: Pháp Luật Lao Động I.
Khái quát về luật lao động.
1. Khái niệm và đặc trưng của Luật Lao động.
Khái niệm: Luật lao động là 01 ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đặc trưng của Luật Lao động:
Thiết lập trên cơ sở chủ yếu là HĐLĐ.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải
tuân thủ nội quy lao động do NSDLĐ đặt ra.
Có sự tham gia của công đoàn trong quá trình phát sinh, thay đổi chấm dứt QHPLLĐ.
2. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động.
Luật Lao động điều chỉnh 03 nhóm QHLĐ:
Quan hệ lao động mang tính chất cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ.
Quan hệ mang tính chất tập thể.
Các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến QHLĐ.
Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp thỏa thuận.
Phương pháp mệnh lệnh.
Phương pháp thông qua hoạt động của công đoàn tác động vào các
quan hệ phát sinh trong quá trình lao động.
Chủ thể trong QHLĐ mang tính chất cá nhân: Người lao động.
Người sử dụng lao động.
3. Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động.
Nguyên tắc bảo vệ NLĐ.
Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ.
Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Nguyên tắc tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ những quy phạm pháp
luật lao động quốc tế. II. Hợp đồng lao động.
1. Khái quát về HĐLĐ.
Khái niệm: HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có
trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ.
Phân loại:
HĐLĐ không xác định thời hạn.
HĐLĐ xác định thời hạn.
Hình thức:
HĐLĐ phải giao kết bằng văn bản.
HĐLĐ có thể giao kết bằng lời. 2. Giao kết HĐLĐ.
Thử việc:
Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tiền lương thử việc: Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85%
mức lương của công việc đó.
3. Chấm dứt HĐLĐ. Bao gồm:
Đương nhiên chấm dứt HĐLĐ.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ. o
Của người sử dụng lao động. o Của người lao động. III.
Tiền Lương và bảo hiểm xã hội. 1. Tiền lương.
Khái niệm: Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo thoả
thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc
chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Kỳ hạn trả lương:
NLĐ hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương theo giờ,
ngày, tuần; được gộp lương nhưng không quá 15 ngày.
NLĐ hưởng lương theo tháng được trả lương 1 tháng/lần hoặc nửa tháng/lần.
Trường hợp bất khả kháng thì được trả chậm nhưng không quá 30 ngày.
Tiền lương làm thêm giờ:
Vào ngày thường: Ít nhất bằng 150%.
Vào ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200%.
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất bằng 300%
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần;
trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ
trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. IV.
Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
1. Kỷ luật lao động.
Khái niệm: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời
gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao
động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Nội quy lao động:
NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Nội quy lao động phải quy định: thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; trật tự
nơi làm việc; an toàn, vệ sinh lao động; các hành vi vi phạm kỷ luật và
hình thức kỷ luật, trách nhiệm vật chất…
Hình thức xử lý kỷ luật lao động: Khiển trách.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. Cách chức. Sa thải.