Tóm tắt soạn đề Câu hỏi triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt soạn đề Câu hỏi triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin ( triết học )
Trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40425501
(trang 2)Câu 1:Triết học là gì?phân tích nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết
học theo quan điểm của triết học mác – lenin? Liên hệ thực tiễn?
(trang 3)Câu 2: Phân tích MQHBC giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết
học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 5)Câu 3:Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của triết
học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 6)Câu 4: phân tích nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm của triết học
mác-lenin? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 8)Câu 5 : Phân tích cặp phạm trù CHUNG-RIÊNG–ĐƠN NHẤT theo quan
điểm của triết học mác- lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 10)Câu 6: Phân tích cặp phạm trù NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ theo quan
điểm của triết học mác-lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 12)Câu 7: Phân tích cặp phạm trù NỘI DUNG-HÌNH THỨC theo quan điểm
của triết học mác-lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 14 )Câu 8: Phân tích cặp phạm trù TẤT NHIÊN-NGẪU NHIÊN theo quan
điểm của triết học mác- lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 16)Câu 9 : Phân tích cặp phạm trù BẢN CHẤT-HIỆN TƯỢNG theo quan
điểm của triết học mác- lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 18)Câu 10: Phân tích cặp phạm trù KHẢ NĂNG–HIỆN THỰC theo quan
điểm của triết học mác- lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 20)Câu 11: Phân tích nội dung NỘI DUNG QUY LUẬT từ những sự thay đổi
về Lượng dẫn đến những thay đổi về Chất và ngược lại (QL lượng-chất) theo quan
điểm của triết học mác- lenin?rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 23)Câu 12: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập ( QL mâu thuẫn) theo quan điểm của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 26)Câu 13: Phân tích nội dung quy luật Phủ định của phủ định theo quan
điểm của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? 1 lOMoAR cPSD| 40425501
(trang 27)Câu 14: Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên theo quan điểm của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
(trang 30)Câu 15: Phân tích nội dung nội dung quy luật Quan hệ sản suất phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản suất theo quan điểm của triết
học mác- lenin ?Liên hệ với quá trình nhận thức và vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay?
(trang 32)Câu 16: Phân tích nội dung quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng theo quan điểm của triết học Mác- lenin ? liên hệ với quá
trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
(trang 34)Câu 17: Phân tích MQHBC giữa Tồn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan
điểm của triết học Mác- lenin? liên hệ với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay? TRẢ LỜI :
Câu 1:Triết học là gì?phân tích nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học theo
quan điểm của triết học mác – lenin? Liên hệ thực tiễn?
• Triết học là hệ thống tri thức lý luận phổ quát nhất của con người về thế giới , về vị
thế và khả năng của con người trong thế giới ấy.
• Phân tích nội dung và ý nghĩa về vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của
triết học mác – lenin :
Ph. Ăng ghen khái quát : vấn đề cơ bản của triết học ,đặc biệt là triết học hiện đại , đó là
vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại ( giữa ý thức và vật chất)
[ chỉ có 1 vấn đề là quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất ] Vấn
đề cơ bản của triết học :
- Mặt thứ nhất: giải quyết vấn đề giữa vật chất, ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định.
- Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
-Mặt thứ nhất:giúp chúng ta xác định được thế giới quan- bản thể hiện của các nhà triết học.
+ vật chất có trước ý thức: chủ nghĩa duy vật
+ý thức có trước vật chất: chủ nghĩa duy tâm 2 lOMoAR cPSD| 40425501
-Mặt thứ 2: xác lập nhận thức luận của các nhà triết học , các trường phái triết học.
+ nếu các nhà triết học, các trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức được thế
giới của con người thì đó là những nhà triết học, nhà khoa học dựa trên thuyết khả tri
luận hay thuyết có thể biết.
+ còn những nhà triết học, các trường phái triết học nào phủ nhận hay con người không
có khả năng nhận thức được thế giới thì đó là thuyết bất khả tri luận hay thuyết không thể biết.
+nếu hoài nghi về khả năng nhận thức của con người hoặc là có thể hoặc là không thể thì
đó là những nhà triết học, các trường phái triết học đứng trên lập trường nhận thức luận hoài nghi luận.
*Liên hệ thực tiễn: Thời đại công nghệ 4.0 với nhu cầu tìm hiểu thế giới hiện đại bằng
các loại thết bị hiện đại.sự xuất hiện của điện thoại thông minh, máy tính, lap top mở
rộng nhận thức của con người về thế giới xung quanh chứng minh vật chất : máy tính, lap
top… quyết định ý thức : sự mở rộng hiểu biết của con người.
Câu 2: Phân tích MQHBC giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết học
mác-lenin? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sang tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người,
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
*Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
-Vai trò của vật chất đối với ý thức:
+Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
-Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất 3 lOMoAR cPSD| 40425501
+Thứ nhất: ý thức tác động trở lại thế giới vật chất , thường thay đổi chậm so với sự biến
đổi của thế giới vật chất .
+Thứ hai:sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+Thứ ba: vai trò của ý thức thực hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
Ý thức tác động đến vật chất theo hai chiều hướng :
- Nếu ý thức phản ánh đúng => tác động tích cực, định hướng sự phát triển của thế giới vật chất
- Nếu ý thức phản ánh sai => tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của thế giới vật chất.
+ Thứ 4: Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại hiện nay.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Tôn trọng khách quan: nhận thức và hành động theo quy luật khách quan
- Phát huy năng động chủ quan; phát huy vai trò của tri thức khoa học và cách mạng
trong hoạt động thực tiễn.
Chống: tuyệt đối hóa vật chất, điều kiện khách quan => chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Tuyệt đối hóa năng động => chủ quan, duy ý chí.
*Liên hệ thực tiễn:
Đối với bản thân đầu tiên phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được
những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
Sau đó Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu
của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.
Rồi tiếp đến Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.
Và Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố
khách quan và điều kiện khách quan.
Câu 3:Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của triết học mác-
lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? 4 lOMoAR cPSD| 40425501
“ mối liên hệ” khái niệm chỉ sự phụ thuộc, sự tác động quy định lẫn nhau giữa các bộ phận
cấu thành sự vật, hay giữa các sự vật với nhau.
“ mối liên hệ phổ biết” khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các
sự vật hiện tượng của thế giới, đồng thời dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật
hiện tượng của thế giới trong đó nổi bật những mối liên hệ phổ biến nhất.
*Tính chất của mối liên hệ:
-Tính khách quan: đây là tính chất vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng, xuất phát từ tính
thống nhất của thế giới, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
+ cơ sở của mối liên hệ:tính thống nhất vật chất.
-Tính phổ biến:không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào tồn tại 1 cách riêng
lẻ, cô lập tuyệt đối mà chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động,
chuyển hóa lẫn nhau. Diễn ra tất cả các lĩnh vực : tự nhiên, xã hội và tư duy.
-Tính đa dạng, phong phú , muôn vẻ : mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ
thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có
tính chất và vai trò khác nhau. *Ý nghĩa PPL -Quan điểm toàn diện:
+xem xét SVHT trong mối liên hệ giữa nó với các SVHT khác.
+xem xét tất cả các bộ phận, các yếu tố cấu thành lên SVHT.
+ xem xét có trọng tâm, trọng điểm.
-Quan điểm lịch sử- cụ thể :
+ khi xem xét SVHT phải chú ý đến hoàn cảnh phát sinh, điều kiện mà sự vậy ấy đang tồn tại.
+xem xét SVHT cần xem xét tính đặc thù để có phương pháp phù hợp.
*Liên hệ thực tiễn:
Bản thân em có nhiều mối liên hệ, nhưng với vai trò là sinh viên mối liên hệ quan trọng
nhất là trình độ nhận thức tri thức, khoa học. Thầy cô nhiều nhưng không học cô này thì
học cô khác, bạn bè không chơi bạn này thì chơi với bạn khác,… nhưng cái để làm nên 5 lOMoAR cPSD| 40425501
các sự vật sau khi mình có được bằng đại học đó là tiếp cận tri thức khoa học, có quá trình tích lũy.
Với đời sống thực tiễn: tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi vùng khác nhau mỗi
nơi có một đặc sản khác nhau….
Có nhiều chính sách để vừa phát triển KT- XH , vừa giảm đi covid, đề cao cảnh giác
toàn xã hội thực hiện chính sách 5k ngay từ đầu,… khuyến khích người dân nâng cao sức
khỏe và chia theo từng giai đoạn cụ thể của từng vùng miền mà chúng ta thực hiện chính
sách giãn cách xã hội.Ví dụ: tâm điểm đầu tiên là miền nam toàn bộ sức người sức của bỏ
ra để giảm phòng chống dịch. Sau khi đưa được trở lại trạng thái bình thường thì lại đưa
về để củng cố lại những gì đã tiêu hao.Và trong tình hình hiện nay 1 số quốc gia vẫn đang
lựa chọn đóng cửa để ngăn chặn dịch thì chúng ta tiến hành mở cửa trở lại vừa chống
dịch an toàn vừa phát triển kinh tế. VN sẵn sàng làm bạn với các quốc gia trên thế giới
và đặt các mối liên hệ quan hệ ngoại giao với các nước XHCN , các nước trong khu vực
các nước phát triển.Trước 1945, có nhiều tầng lớp giai cấp chúng ta lựa chọn tầng lớp
nhân dân lao động giữ vị trí lãnh đạo,tiến hành đổi mới toàn diện kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục làm trọng tâm.
Câu 4: phân tích nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm của triết học mác-lenin?
rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
*Phát triển: là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động theo hướng đi lên, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.
*Tính chất của sự phát triển:
-Tính khách quan nguồn gốc của sự vật phát triển nằm bên trong SVHT. Chính sự liên hệ,
tương tác giữa các mặt, các yếu tố trong sự vận động của sự vật khiến cho sự vật không
ngừng phát triển => phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý
muốn con người => quản lý mâu thuẫn giải quyết vấn đề đó.
Vd: một số cây trong tự nhiên, cây ngô thụ phấn từ gió, nhưng 1 số cây cần sự tác động của con người.
-Tính phổ biến: phát triển là khuynh hướng chung của mọi SVHT trong tự nhiên, xã hội
và tư duy để dẫn tới sự ra đời của cái mới hoàn thiện và tiến bộ hơn. Sự phát triển diễn ra ở mọi lúc mọi nơi.
Vd:sự phát triển về thế giới tự nhiên, tất cả loài đông vật; thực vật ;của con người.
Sự phát triển của cá nhân, tư duy 6 lOMoAR cPSD| 40425501
-Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi SVHT song trong
mỗi SVHT có quá trình phát triển không giống nhau. SVHT tồn tại trong không gian, thời
gian khác nhau có sự phát triển khác nhau.
Con đường phát triển diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, song không đơn giản như
đường thẳng mà quanh co, phức tạp như hình “ xoáy ốc”.
Vd: con người tất yếu sẽ chọn cho mình một nghề nghiệp khác nhau, và con đường sau này khác nhau.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới
và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan
điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, “… Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự
phát triển, trong “sự tự vận động”…, trong sự biển đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi
hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
– Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng
đượcviệc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm
về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo
thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.
– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động
thựctiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này
đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải
đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.
– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt
cầnphải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co,
phức tạp trong quá trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức
và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).
– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm
phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
cải tạo chính bản thân của con người.
*Liên hệ thực tiễn: Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu
dài, khó khăn, nhiều thử thách và cũng có lúc sự lãnh đạo của Đảng mắc phải những bệnh 7 lOMoAR cPSD| 40425501
chung của các nước xã hội chủ nghĩa như : bệnh giáo điều, bệnh bảo thủ trì trệ, chủ quan
duy ý chí … dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế xã hội. Theo quy luật tiến hóa của
lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” .Nhận định này xuất phát từ nguyên
lý về sự phát triển và quan điểm phát triển trong triết học Mác Lênin và thực tiễn tình hình
thế giới cũng như tình hình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh
chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi
sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. Trong quá trình
đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm
bảo thủ, trì trệ, định kiến. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX có viết : “... Xóa bỏ mặc cảm, định
kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở,
tin tưởng lẫn nhau hướng tới tương lai”.
Việc Đảng ta kiên trì đổi mới xây dựng đất nước phát triển theo con đường XHCN là căn
cứ vào quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở tin tưởng vào sự
tất thắng của chủ nghĩa cộng sản mặc dù trong bối cảnh lịch sử hiện nay CNXH trên thế
giới đang ở giai đoạn thoái trào và công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước
ta cũng như các nước XHCN.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các sự vật
phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự
vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là
quá trình khó khăn, phức tạp. Do đó vận dụng quan điểm về sự phát triển vào thực tiễn xây
dựng CNXH ở nước ta hiện nay, trong điều kiện CNXH đã thoái trào và sụp đổ; CNĐQ và
các thế lực thù địch không ngừng chống phá các nước XHCN còn lại thì quan điểm của
Đảng CSVN là kiên quyết chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, định kiến
và nhận định: Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới
đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.
Câu 5 : Phân tích cặp phạm trù CHUNG- RIÊNG – ĐƠN NHẤT theo quan điểm
của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? *Khái niệm:
-Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng được
hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).
-Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những
có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác. 8 lOMoAR cPSD| 40425501
-Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật,
hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
*Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết
vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn
tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không
tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực.
Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các
đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải
quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng
tồn tại như đối tượng vật chật cảm tính; số khác (Béccli) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó
trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại
khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua các đặc điểm sau:
– Cái chung tồn tại trong cái riêng, vì cái chung là một mặt, một thuộc tính của cái
riêng,không có cái chung tồn tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn
nhất. – Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất và cái
chung. (Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung;
các mặt cá biệt, không lặp lại của sự vật, hiện tượng đó là biểu hiện cái đơn nhất. Còn các
mặt lặp lại ở nhiều sự vật hiện tượng thì biểu hiện cái chung).
– Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là một chỉnh thể độc lập với cái khác, là cái phongphú
hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
– Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâusắc
hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại
ở nhiều cái riêng cùng loại.
– Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Trongnhững
điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau: khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái
chung thì nó thể hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn
nhất thì nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ. *Ý nghĩa PPL:
-Nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của
một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem
lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận
dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng
(cái riêng) có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng
không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã
được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ 9 lOMoAR cPSD| 40425501
thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
-Nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì khi sử
dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức hiện có
của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái
thích hợp với điều kiện nhất định đó.
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn
nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái
đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi
để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi
trở thành “cái đơn nhất”.
*Liên hệ thực tiễn:
Ở trường học trong phạm vi giữa hai bạn sinh viên A và B thì bạn A là một cái riêng còn
bạn B cũng là một cái riêng. Ở hai bạn sinh viên này sẽ có những thuộc tính giống nhau
như cùng là sinh viên, cùng giới tính hay là cùng lứa tuổi thì những cái giống nhau này là
cái riêng A và cái riêng B. Cái đơn nhất là chỉ có ở bạn A hoặc là chỉ có ở bạn B ví dụ như
dấu vân tay của mỗi bạn, thì dấu vân tay của bạn A chỉ có ở bạn A không có bất kì sự vật
hiện tượng nào khác, và của B cũng vậy không giống vân tay của bạn A. Tại bởi vì mỗi
người đều có một dấu vân tay khác nhau.
Câu 6 : Phân tích cặp phạm trù NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
*Khái niệm của nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi xuất
hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ,
để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả.Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng cótác
dụng đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả
được gọi là hoàn cảnh.
*Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả -
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. 10 lOMoAR cPSD| 40425501
+Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự
nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
+Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau
tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
+Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh
hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác
nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
+Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:
-Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
-Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
-Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
-Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
+Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ
động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.
-Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
+Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một
hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là
kết quả và ngược lại.
+Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ
trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không
bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu
nào là bắt đầy hay cuối cùng. *Ý nghĩa PPL:
-Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện
tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người
có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khó học là phải
tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong
bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng
ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
-Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào
đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất
hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò
khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan, … Đồng
thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích 11 lOMoAR cPSD| 40425501
hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến họt động và hạn chế sự hoạt
động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
-Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải
khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thức đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
*Liên hệ thực tiễn:Trong nông nghiệp chúng ta bị mất mùa nó sẽ do những nguyên nhân
tạo nên như hạn hán, sâu bệnh, giống không tốt, hay chăm bón không đúng quy trình thì
chúng ta có thể thấy một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra thì khi nhận thức
được các vấn đề này thì sẽ giúp chúng ta có thể nhìn thấy được nhiều nguyên nhân trong
một kết quả gây ra. Và khi nhận thức được mất mùa là do nhiều nguyên nhân gây ra thì
chúng ta sẽ tìm biện pháp hạn chế triệt tiêu những nguyên nhân dẫn đến mất mùa như tìm
cách triệt tiêu sâu bệnh, chọn giống tốt, chăm bón cẩn thận đúng kĩ thuật thì khi kết hợp
triệt tiêu nhiều nguyên nhân xấu đó thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Nếu mà ta chỉ nhìn nó theo
một nguyên nhân như do sâu bệnh mà bỏ qua các nguyên nhân kia thì kết quả mất mùa vẫn sẽ xảy ra.
Câu 7: Phân tích cặp phạm trù NỘI DUNG – HÌNH THỨC theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? *Khái niệm
– Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
– Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ
tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong triết học với hình thức bên ngoài của sự
vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.
*Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
-Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.
+Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật nào chỉ
có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung. Do vậy,
nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.
+Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt, những yếu tố
này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau.
+Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức.
Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau. 12 lOMoAR cPSD| 40425501
-Nội dung quyết định hình thức:Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung
có vai trò quyết định đến hình thức.
Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn
hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn định.
Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội
dung. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung.
Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
- Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung.
+Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có nghĩa là
hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập nhất định và
tác động tích cực trở lại nội dung.
+Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật.
Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương
đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc
nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa.
Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình
thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến
đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.
*Ý nghĩa phương pháp luận
-Không tách rời nội dung với hình thức: Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội
dung với hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:
+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.
+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.
-Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật:Vì nội dung quyết định hình thức
nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn
làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó.
-Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:Vì hình thức có thể kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi 13 lOMoAR cPSD| 40425501
mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp
vào tiến trình phát triển của sự vật theo hướng có lợi nhất.
Nếu muốn sự vật phát triển tiếp, cần tạo điều kiện để hình thức phù hợp với nội dung.
Ngược lại, nếu thấy sự vật phát triển lên sẽ có hại, cần tìm cách để hình thức không phù hợp với nội dung.
-Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật: Vì cùng một nội dung, trong tình hình
phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể
hiện những nội dung khác nhau, nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức
có thể có (mới và cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu quả
cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn. Ở đây cũng cần tránh hai thái cực sai lầm:
Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ mà không áp dụng cái mới.
Hoặc phủ nhận, bỏ qua hoàn toàn cái cũ trong hoàn cảnh mới. Chủ quan, nóng vội,
thay đổi hình thức một cách tùy tiện, không có căn cứ. *Liên h th c têễn:ệ ự
Học sinh, sinh viên cần kết hợp giữa học tập và thực hành
Hồ Chủ tịch có dạy :”Học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì vô ích .Hành mà
không học thì hành không trôi chảy”
Đối với học sinh, sinh viên thì kiến thức là sức mạnh, nhưng chỉ bằng việc đưa kiến thức
vào thực tế ta mới khai thác được hết tiềm năng đó. Chúng ta không nên chỉ chăm chú
vào việc học tập trên sách vở ,học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng nó vào thực tế sao
cho hợp lý và có ích. Một học sinh, sinh viên được đánh giá là giỏi, không chỉ qua những
thứ họhọc, mà còn qua cách mà họ áp dụng ,nó như thế nào. Học tuy giỏi mà không biết
áp dụng thì xem là chưa hoàn thành mục đích thực sự của việc học, còn ngược lại nếu
kiến thức chưa vững mà lại áp dụng vào thực tế thì sẽ gây ra hậu quả khó lường. Vậy việc
học và hành là hai trường phái không thể tách rời mà luôn phụ thuộc và bổ trợ cho nhau
để cùng phát triển, tương tự như phạm trù nội dung và hình thức trong triết học.
Câu 8: Phân tích cặp phạm trù TẤT NHIÊN- NGẪU NHIÊN theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
*Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên:
-Tất nhiên là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình do những nguyên nhân bên trong
của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế
chứ không thể khác được. 14 lOMoAR cPSD| 40425501
-Ngẫu nhiên: là phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình không do mối liên hệ bản chất,
bên trong kết cấu vật chất quyết định, mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định; do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện,
có thể xuất hiện như thế này, cũng có thể xuất hiện như thế khác.
*Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
1.Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý
thức của con người.
– Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và pháthuy
vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
– Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:
+ Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
+ Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự
phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên, kể cả những
cái ngẫu nhiên rất nhỏ, ví dụ như cá tính của người lúc đầu lãnh đạo phong trào cách mạng.
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.
Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt lập với
nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ.
Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+ Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh hướng ấy
mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó
so với chiều hướng chung.
Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Còn tất cả những
gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy,
mà là những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
– Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ
màthường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.
Tức là, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại. 15 lOMoAR cPSD| 40425501
– Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông qua những mặt
này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất nhiên nhiên, nhưng qua những mặt
khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu nhiên; và ngược lại. *Ý nghĩa PPL:
-Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, khôngthể dựa vào cái ngẫu nhiên.
- Trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, đòi hỏi người ta phảicó các phương
án dự phòng nhằm chủ động đáp ứng những sự biếnngẫu nhiên có thể xảy ra.
-Vì cái tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mình qua cái ngẫu nhiên. Do đó,muốn nhận thức
được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phântích, so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.
*Liên hệ thực tiễn:
Khi chúng ta đang còn là một học sinh, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường nếu như chúng
ta tập trung nghe giảng bài, chăm chỉ học tập thật tốt thì kết quả học tập của chúng ta sẽ
đạt được cao như chúng ta mong đợi thì đó là tất nhiên. Bên cạnh đó thì nhiều bạn rủ rê
đi chơi, hay những tai tệ nạn xã hội, hay nghiện game,lười học… sẽ ảnh hưởng đến học
tập của chúng ta thì đó là ngẫu nhiên.
Câu 9 : Phân tích cặp phạm trù BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? Phạm trù là gì?
Phạm trù là những khái niệm có nội hàm rộng lớn, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc
một lĩnh vực nhất định.
Trong triết học, phạm trù được hiểu là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản
ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. •
Phạm trù bản chất là gì?
Là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. •
Phạm trù hiện tượng là gì? Nếu bản chất là cái bên trong quy định sự vận động và sự
phát triển của sự vật, hiện tượng thì phạm trù hiện tượng lại được dùng để chỉ cái biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất. 16 lOMoAR cPSD| 40425501
Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
+Bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng là biểu biện của bản chất. Không có bản chất
tách rời hiện tượng, không có hiện tượng không biểu hiện bản chất.
+Bản chất thay đổi dẫn đến hiện tượng thay đổi, bản chất mất hiện tượng sẽ mất theo.
Chính vì vậy, bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Chúng sẽ luôn tồn tại
cùng nhau, nếu bản chất cũ mất đi thì các hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Ngược
lại, khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra các hiện tượng phù hợp với nó.
– Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Sự đối lập của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng được thể hiện thông qua các yếu tố sau:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng:
vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo
điều kiện và hoàn cảnh.
+ Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.
+ Bản chất là cái tương đói ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi: -
Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi
những điều kiện, hoàn cảnh xung quanh.
-Khi các điều kiện hoàn cảnh tác động tới sự vật này thay đổi thì hiện tượng cũng
có thể thay đổi, mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ.
Ý nghĩa phương pháp luận :
– Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, phải đi sâu tìm bản chất, không
dừng ở hiện tượng, bởi bản chất là cái ở bên trong hiện tượng. –
Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy
tiện.Vì bản chất tồn tại một cách khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có
thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. –
Bản chất không tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, do đó, tìm bản chất phải
thôngqua tìm hiểu các hiện tượng bên ngoài. Cần lưu ý, trong quá trình nhận thức bản
chất của sự vật phải xem xét nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. –
Đặc biệt, để cái tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó chứ không chỉ thay đổi
hiệntượng. Bởi thay đổi được bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Có thể thấy, đây
là một quá trình vô cùng phức tạp, do đó cần kiên nhẫn, không chủ quan, nóng vội.
Như vậy, ta thấy cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù quan trọng,
thể hiện tính khoa học và đúng đắn. Xuất phát từ các đặc điểm của chúng, mỗi chúng
ta cần nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan, khoa học thông qua tìm hiểu đầy đủ,
toàn diện các hiện tượng bên ngoài. Từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn về bản chất 17 lOMoAR cPSD| 40425501
bên trong. Nhờ vậy giúp chúng ra có được nhận thức một cách đúng đắn nhất về sự vật hiện tượng.
*Liên hệ thực tiễn:
Khi chúng ta đang ngồi ngoài đồng hóng gió nếu chúng ta cảm thấy mát, và chúng ta biết
là do gió làm chúng ta mát thì đó được gọi là hiện tượng. Còn bản chất của hiện tượng
này là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nới khí áp thấp và sự
chuyển động của không khí này được thể hiện bằng hiện tượng gió.
Câu 10: Phân tích cặp phạm trù KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn?
*Khái niệm khả năng – hiện thực:
-Phạm trù khả năng:
+Chỉ những xu hướng, những cái đang còn là mồm mống, tồn tại hiện thực trong sự vật mà
trong vận động của chúng sẽ xuất hiện khi có điều kiện tương ứng.
+Khả năng là cái hiện chưa có nhưng bản thân khả năng có tồn tại.
+Khả năng là tiền đề của cái mới.
+Khả năng cũng là một trạng thái đặc biệt của hiện thực.
+Các loại khả năng: Khả năng tất nhiên: khả năng gần và khả năng xa Khả năng ngẫu nhiên. -Phạm trù hiện thực:
+Là phạm trù triết học chỉ mọi cái tồn tại thực sự trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
+Hiện thực không đồng nghĩa với hiện thực khách quan.
+Các loại hiện thực: Hiện thực vật chất Hiện thực tinh thần
*Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
-Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.
+Sở dĩ như vậy vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới biến thành hiện thực. 18 lOMoAR cPSD| 40425501
Trong thực tế, quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả năng biến thành hiện
thực, còn hiện thực này lại sản sinh ra những khả năng mới. Cả khả năng mới ấy trong
những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới.
Sự chuyển hóa cứ tiếp diễn mãi như vậy, tạo thành quá trình vô tận.
-Để khả năng biến thành hiện thực cần có vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan.
Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan.
Nói “chủ yếu” là vì trong tự nhiên không phải mọi khả năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát.
Trong lĩnh xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến thành hiện
thực còn cần có các điều kiện chủ quan. Đó là hoạt động thực tiễn của con người. Ở đây,
khả năng sẽ không bao giờ biến thành hiện thực nếu không có sự tham gia của con người.
Hoạt động có ý thức của con người có vai trò rất to lớn trong việc biến khả năng thành
hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện
thực. Nó cũng có thể điều khiển khả năng phát triển theo hướng này hay theo hướng khác
bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.
- Các khả năng có thể cùng tồn tại với nhau.
+Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng
chứ không phải chỉ có một khả năng.
+Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó, khi có thêm
những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều khả năng mới.
Đó là do với sự xuất hiện của những điều kiện mới, về thực chất, một hiện thực mới phức
tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại giữa hiện thực cũ và điều kiện mới. Từ đó làm
cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến làm tăng thêm khả năng mới.
-Sự biến đổi của mỗi khả năng.
+Mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào sự
biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể.
Do đó, muốn cho một khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì phải tạo cho
nó các điều kiện thích hợp tương ứng.
+Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều kiện
mà là một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và đủ, nếu có nó thì
khả năng nhất định biến thành hiện thực. 19 lOMoAR cPSD| 40425501
-Giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị dưới dạng cũ nữa.
-Giai cấp bị trị bị bần cùng hóa quá mức bình thường.
-Tính tích cực của quần chúng tăng lên đáng kể.
-Giai cấp cách mạng có đủ năng lực chỉ đạo, tổ chức những hành động cách mạng
mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền cũ.
Thiếu một trong các điều kiện trên, cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động.
-Cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp
hoạt động thực tiễn phù hợp.
-Nếu chỉ thấy hiện thực mà không thấy khả năng thì sẽ không dự đoán trước được tương
lai. Nếu thấy khả năng mà không thấy hiện thực sẽ dẫn tới bi quan. Nếu đồng nhất khả
năng với hiện thực sẽ ảo tưởng.
-Trong hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào hiện thực để đánh giá tình hình và phải phán
đoán đúng tính chất và xu hướng của khả năng để phát huy tối đa tính năng động chủ
quan, ứng xử kịp thời tránh tư tưởng chờ thụ động, ảo tưởng.
-Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai.
-Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự
động, nhưng trong xã hội,điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người.
*Liên hệ thực tiễn:
Hiện nay Việt Nam là một nước phát triển,có công nghiệp hiện đại,thu nhập bình quân
cao thì đây là hiện thực còn khả năng là trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một
nước phát triển khi mà phát huy được các tiềm lực của mình,sẽ đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực lớn mạnh hơn nhiều, quy mô, tiềm lực, sức cạnh
tranh của nền kinh tế được nâng lên.
Câu 11: Phân tích nội dung NỘI DUNG QUY LUẬT từ những sự thay đổi về Lượng
dẫn đến những thay đổi về Chất và ngược lại ( QL lượng- chất) theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? 20 lOMoAR cPSD| 40425501
*Vai trò của quy luật “lượng – chất” trong phép biện chứng duy vật:
QL chỉ rõ cách thức vận động và phát triển của SV,HT.Sự vận động, phát triển của SV,HT
xuất phát từ những thay đổi dần dần về lượng để dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật, sự
vật cũ mất đi sự vật mới ra đời.
A)Khái niệm “chất”, “lượng”
*Chất:là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. -Đặc điểm của chất:
+Chất của sự vật là khách quan.
+Chất bao gồm nhiều thuộc tính, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
+Một sự vật có thể có nhiều chất khác nhau.
+Chất của sự vật con quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành.
*Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển, cũng như các thuộc tính của sự vật. -Lượng có 2 loại:
+Lượng cụ thể: kích tước dài hay ngắn, nhịp độ nhanh hay chậm,trình độ cao hay thấp,…
+Lượng trừu tượng và khái quát: trình độ tri thức khoa học của 1 người, ý thức trách nhiệm
cao của người công dân.
B)Quan hệ BC giữa “chất” và “lượng”
*Sự thống nhất giữa “chất” và “lượng” trong cùng 1 sự vật:
-‘chất’ và ‘lượng’ là 2 mặt thống nhất của sự vật không thể tách rời .Không có chất thuần
túy và cũng không có lượng thuần túy.
-Sự thống nhất giữa ‘chất’ và ‘lượng’ thể hiện trong 1 giới hạn nhất định, gọi là “Độ”
(Độ là khái niệm chỉ giới hạn mà trong đó sự thay đổi lượng của sự vật chưa làm thay đổi chất của nó)
*Sự chuyển hóa giữa “lượng và chất” 21 lOMoAR cPSD| 40425501
-Sự vận động, thay đổi của sự vật bắt đầu từ những thay đổi về lượng. Lượng biến đổi dần
dần tới một mức độ nhất định sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất.
-Thời điểm có sự thay đổi chất của sự vật gọi là “điểm nút”
( Điểm nút là khái niệm chỉ điểm giới hạn , ở đó sự thay đổi lượng của sự vật đã tạo ra sự
biến đổi chất của sự vật)
-Sự thay đổi lượng của sự vật, trong những điều kiện xác định, đã dẫn đến sự ra đời chất
mới. Đây chính là “bước nhảy” trong quá trình vận động và phát triển của sự vật.
(Bước nhảy là khái niệm chỉ một giai đoạn vận động và phát triển, ở đó sự thay đổi về
lượng đã làm thay đổi căn bản về chất)
-Chất mới ra đời tác động lại lượng mới, tạo điều kiện cho lượng mới phát triển ( về quy
mô, kết cấu, trình độ và nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật)
- Các hình thức của bước nhảy:
+Theo nhịp độ: bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến.
+Theo quy mô thực hiện: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
*Sự chuyển hóa giữa “ chất” và “ lượng”
-Chất mới ra đời sẽ quyết định 1 lượng mới tương ứng với trình độ phát triển của sự vật,
đồng thời tạo điều kiện cho lượng mới tiếp tục phát triển đến điểm nút mới lại diễn ra
bước nhảy mới, làm thay đổi chất của sự vật.
Cứ như vậy làm cho sự vật vận động , biến đổi và phát triển không ngừng. C) Ý nghĩa PPL
-Muốn nhận thức SVHT cần chú ý cả hai mặt chất và lượng của nó.
-Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chú ý tích lũy về lượng, đồng thời
biết phát huy tác dụng của chất theo mục đích nhất định.
-Khắc phục 2 khuynh hướng:
+Chưa tích lũy đủ lượng, đã nóng vội muốn nhảy vọt về chất ( tả khuynh).
+Chưa dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã đủ lượng và các điều kiện ( hữu khuynh).
-Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện cho sự chuyển hóa giữa “ chất” và “ lượng”
theo mục đích nhất định. 22 lOMoAR cPSD| 40425501
*Liên hệ thực tiễn: Khi chúng ta đến trường là một sinh viên thì phải theo đuổi mục đích
hoàn thành nhiệm vụ cũng như làm tốt chức trách của một sinh viên nhưng khi đi làm thêm
thì chúng ta là một công nhân sẽ phải làm những việc mà nơi ta làm thêm yêu cầu.
Ngoài việc học đủ số tín chỉ thì chúng ta cần phải có sự học tập và rèn luyện để tích lũy đủ
kinh nghiệm vượt qua điểm đạt yêu cầu và hoàn thành đủ số tín chỉ. Không nên có suy
nghĩ là ta có bằng giỏi ở cấp 3 mà lên đại học chúng ta chểnh mảng và không chịu học gì
cả. Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra, chúng ta đã tích
lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhấtnhư ngôn ngữ, đồ vật,
màu sắc,… đến những kiến thức về các lĩnh vực trongcuộc sống như văn học, toán học,
lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu
những tri thức cơ bản về cuộc sốngtrong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học
sinh cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những kĩ năng mềm cần thiết
chocuộc sống sau này. Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và nhữngnăm trên
giảng đường đại học vẫn là thời gian quan trọng nhất bởi đó là thờiđiểm chúng ta trang bị
cho mình những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi ngườiđều phải biết trong xã hội ngày nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này làmột vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết để từ
đó có thể hiểu rõ hơn hoạtđộng và giúp hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất.
Câu 12: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (
QL mâu thuẫn) theo quan điểm của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương
pháp luận và liên hệ thực tiễn?
*Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng duy vật
-QL thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép BCDV.
-QL thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển
A)Khái niệm “mâu thuẫn” và các tính chất chung của mâu thuẫn “mâu thuẫn”
-Quan điểm siêu hình: mâu thuẫn là cái chứa đựng sự đối lập hoàn toàn, không có sự chuyển hóa cho nhau.
-Quan điểm biện chứng: mâu thuẫn là cái chứa đựng những mặt đối lập, có khả năng chuyển hóa cho nhau.
Khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các
mặt đối lập của sự vậy, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng. 23 lOMoAR cPSD| 40425501
Mặt đối lập:KN dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng
vận động trái ngược nhau, đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Tính chất chung của mâu thuẫn:
+Tính khách quan :mâu thuẫn là thuộc tính vốn có ở các sự vật hiện tượng không lệ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người.
+Tính phổ biến: mâu thuẫn có ở các SVHT trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy.
+Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn:trong sự vận động và phát triển,SVHT có nhiều
mâu thuẫn khác nhau: môi trường bên trong- mtruong bên ngoài, MT cơ bản- môi trường
kh cơ bản, MT chủ yếu- MT kh chủ yếu, MT đối kháng…
VD:trong tự nhiên quá trình đồng hóa và dị hóa, biến dị và di truyền, tương tác vật lý- hóa học:
-Trong xã hội mâu thuẫn trong xã hội có giai cấp
-Trong tư duy mâu thuẫn giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, mâu thuẫn giữa
khả năng nhận thức vô hạn của con người và năng lực nhận thức của con người trong thực tế.
B)Quá trình vận động mâu thuẫn:
- Sự thống nhất: hai mặt đối lập cùng nằm trong 1 chỉnh thể,2 mặt đối lập nương tựa, làm
tiền đề cho nhau, không tách rời nhau, có mặt này mới có mặt kia và ngược lại.
-Sự đấu tranh: đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ
và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động
lực của sự phát triển của sự vật.
-Sự chuyển hóa:các mặt đối lập chuyển hóa, biến đổi, làm cho sự vật cũ chuyển thành sự
vật mới với những mặt đối lập mới.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, có điều kiện, tạm thời. Trong thống nhất
đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của các mặt đối lập.
Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có
điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối.
*Vai trò của mâu thuẫn: 24 lOMoAR cPSD| 40425501
-Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển.
Vd: thất bại của công xã pari và thắng lợi của CM tháng X-1917
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội
-Là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình vận động và phát triển
Vd:Động lực khác nhau giữa nền kinh tế tiểu nông và nền kinh tế thị trường. C)Ý nghĩa PPL
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn,
phân tích đầy đủ các mặt đối lập về sự thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa giữa chúng để
có phương pháp giải quyết đúng đắn mâu thuẫn.
-Có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, phân tích, phân loại và xử lý mâu thuẫn ( phân
biệt vai trò, vị trí của các mâu thuẫn trong từng điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của mâu thuẫn ).
*Liên hệ thực tiễn:
Trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái
ngược với nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất,
tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng. Nếu
như không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu
dùng.Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng cho tiêu dùng, đây không
phải là đối tượng nói chúng mà là đối những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm
môi giới cho người tiêu dùng.
Do đó sản xuất không chỉ là đối tượng của tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức
tiêu dùng. Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người tiêu
dùng. Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu
cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó.Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng
chính là sự thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên
hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển.
Câu 13: Phân tích nội dung quy luật Phủ định của phủ định theo quan điểm của
triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn? 25 lOMoAR cPSD| 40425501
- Quy luật Phủ định của phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự thay thế sự vật khác
trong quá trình vận động và phát triển.
-Phủ định biện chứng là quá trình phủ biện dùng để chỉ quá trình tự thân phủ định, tự thân
phát triển, là 1 mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
*vị trí,vai trò của QL phủ định của phủ định
-Quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ KHUYNH HƯỚNG cơ bản, phổ biến của mọi sự
vận động và phát triển – đó là khuynh hướng đi lên
*nội dung của quy luật phủ định của phủ định - ND QL
+QL phủ định của phủ định là khuynh hướng con đường phát triển của thế giới vật
chất.Trong quá trình vận động của thế giới là một quá trình vô tận diễn ra theo chu kì và
theo hình thức xoáy ốc thể hiện tính biện chứng trong sự phát triển trong đó có tính kế
thừa, tính lặp lại ,tính tiến lên.
+Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lẫn phủ định của Biện
chứng đều tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự phát triển tiếp theo và tạo ra xu hướng
vận động theo chiều hướng phát triển đi lên.
+Mỗi chu kì phát triển có hai lần phủ định căn bản tạo thành hình xoáy ốc của sự phát
triển phản ảnh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật hiện tượng.
-Đặc chưng của phủ định BC
+Tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định của phủ định nằm trong chính SVHT
không lệ thuộc vào ý muốn của con người
+Tính kế thừa những nhân tố hợp lí của quy luật và loại bỏ những nhân tố trái QL.
-Ý nghĩa Phương pháp luận
+Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn về xu
hướng vận động phát triển của SVHT nhìn nhận được con đường quanh co phức tạp gồm
nhiều giai đoạn,nhiều quá trình của sự phát triển.
+Cái mới tất yếu thay thế cho cái cũ vì vậy cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ
quan của niềm tin,sự tất thắng về cái mới tiến bộ hơn cái hơn. cái mới sẽ chiến thắng cái
cũ lạc hậu ,cần khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ 26 lOMoAR cPSD| 40425501
+Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải tuân
theo nguyên tắc kế thừa ,kế thừa những nhân tố hợp lí và loại bỏ những nhân tố trái QL .
Thúc đẩy sự vật phát triển theo hướng tiến bộ.
*Vận trong trong quá trình sống học tập của bản thân Liên hệ thực tiễn với bản thân Đại
học là phủ định của THPT, THPT là phủ định của THCS, THCS là phủ định của Tiểu
học, Tiểu học là phủ định của nhà trẻ. Qua mỗi một mốc, kiến thức nạp vào sẽ phủ định
cho kiến thức cũ,từ đó giúp chúng ta có nhiều kiến thức tích luỹ,nâng cao vốn hiểu biết của bản thân mình.
Câu 14: Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên theo quan điểm của triết học mác- lenin ? rút ra ý nghĩa phương pháp
luận và liên hệ thực tiễn?
**Phạm trù hình thái KTXH
-Là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử chung để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định.
-Với 1 kiểu QHXS đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với 1 trình độ nhất định của LLXS với
1 kiến trức thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
-Hình thái KTXH là 1 hệ thống trong đó, các mặt của hình thái KTXH tác động qua lại với
nhau tạo nên quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.
-Hình thái KTXH bao gồm:LLSX,QHSX,KTTT
*Quan hệ giữa các yếu tố và cơ chế vận hành các hình thái KTXH
Hình thái KTXH là 1 hệ thống trong đó ,các mặt của hình thái KTXH tác động qua lại với
nhau tạo nên quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.Hình thái KTXH cũ
mất đi, hình thái KTXH mới tiến bộ hơn ra đời. Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người là 1
tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các hình thái KTXH.
(+cộng sản nguyên thủy – chiếm hữu nô lệ - phong kiến – tư bản chủ nghĩa – xã hội chủ nghĩa)
**Tiến trình lịch sử tự nhiên của xã hội loài người:
-Tiến trình lịch sử tự nhiên là 1 quá trình lịch sử tự nhiên.
-Sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội tuân theo quy luật khách quan.
+Chịu sự tác động của các quy luật vận động của xã hội như LLSX, QHSX, CSHT, KTTT. 27 lOMoAR cPSD| 40425501
+Tuần tự trải qua từ thấp đến cao.
+Sự phát triển bao gồm cả việc bỏ qua 1 hoặc 1 vài hình thái KTXH thấp để phát triển đi lên hình thái KTXH cao.
-Tất yếu đi lên cộng sản xã hội chủ nghĩa:
Tính chất lịch sử- tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái KTXH thể hiện:
+Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà
tuân theo các quy luật khách quan .Cơ bản nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX và quy luật KTTT phù hợp với cơ sở hạ tầng.
+Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại , của mọi
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội là từ sự phát triển của LLSX trong xã hội đó.
+Quá trình phát triển của các hình thái KTXH, tức là quá trình thay thế lẫn nhau từ thấp
lên cao của các hình thái kinh tế xã hội là do sự tác động của các quy luật khách quan làm
cho các hình thái KTXH không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong những giai đoạn.
+Đồng thời do sự tác động của các yếu tố như điều kiện địa lý, tương quan lực lượng
giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội , truyền thống văn hóa , điều kiện quốc tế,…đã tạo ra sự
phát triển phong phú đa dạng của các cộng đồng người.
Do đó, các hình thái KTXH trong những điều kiện nhất định có thể phát triển qua
những bước nhảy vọt bỏ qua một vài hình thái KTXH nhất định.
*Tính quy luật của việc bỏ qua 1 hay 1 vài hình thái KTXH trong sự phát triển :
-Xu hướng chung: cơ bản của toàn bộ lịch sử xã hội loài người là phát triển tuần tự qua các
hình thái kinh tế xã hội.
-Tính đặc thù của sự phát triển bỏ qua 1 hay 1 vài hình thái KTXH :do đặc điểm về lịch sử,
về kh gian, thời gian có quốc gia phát triển bỏ qua 1 hay 1 vài hình thái KTXH.
*Do quy luật phát triển không đều.
* Do giao lưu hợp tác quốc tế…
-Bản chất của sự phát triển rút ngắn:rút ngắn các giai đoạn, bước đi của nền văn minh loài
người, cốt lỗi là sự tăng trưởng nhảy vọt của LLSX
=> tiến trình lịch sử tự nhiên bao hàm cả phát triển tuần tự và phát triển bỏ qua. 28 lOMoAR cPSD| 40425501
-Hình thái KTXH cộng sản Chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan của lịch sử xã hội:
+Phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài người.
+Do những mâu thuẫn nội tại cơ bản trong lòng xã hội tư bản quyết định sự vận động phát triển của xã hội đó.
+Xuất hiện những tiền đề vật chất cho sự ra đời, phát triển xã hội mới.
**Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng:
-Đem lại một cuộc CM trong quan niệm về lịch sử xã hội.
-Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội.
-Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên CNXH của nước ta.
-Cơ sở khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận.
**Liên hệ thực tiễn:Ngày nay,CNTB hiện đại bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư
bản toàn cầu hóa, có nhiều thành tựu trong giải phóng, phát triển LLSX,phát triển khoa
học và công nghiệp nên đã đạt được năng suất lao động cao.Song, CNTB vẫn không thể
khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó, các cuộc khủng hoảng
KTXH,các tệ nạn xã hội, nhất là khi đại dịch covid 19 diễn ra lại càng làm bộc lộ rõ bản
chất chế độ chính trị-xã hội của các nước này không vì sức khỏe, hạnh phúc của đại đa số
nhân dân lao động.Các phong trào đấu tranh quản kháng xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ ,
với những nội dung và hình thức mới ở nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua,
càng làm bộc lộ rõ sự thật về những mâu thuẫn mang tính bản chất không thể hóa giải của
chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 15: Phân tích nội dung nội dung quy luật Quan hệ sản suất phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản suất theo quan điểm của triết học
máclenin ?Liên hệ với quá trình nhận thức và vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay?
Khái niệm Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành
trong quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự
nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự
nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.
*Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất: 29 lOMoAR cPSD| 40425501
- Người lao động : có kĩ năng, kĩ xảo sản xuất, có sức lực kết hợp vs trí lực thành sức lao
động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất - Tư liệu sản xuất: + Đối tượng lao động + Công cụ lao động + Các tư liệu khác - Khoa học
Khái niện Quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu
các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân
phối các sản phẩm làm ra… Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành
và phát triển một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người. *Ba kiểu quan hệ:
- Quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất
- Quan hệ giữa người với người trong tổ chức quản lý sản xuất
- Quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm lao động
1.Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản suất và quan hệ sản xuất:
*Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định sự vận
động và phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản suất là 2 mặt của một phương thức sản xuất có tác
động biện chứng,trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất còn quan hệ
sản xuất tác động trở lại với lực lượng sản xuất.
- Khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất phải thay đổi theo cho phù hợp . 30 lOMoAR cPSD| 40425501
*Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
- Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là đòi hỏi khách quan của nền
sản xuất .Đó là một trạng thái trong đó QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX và
“tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển.
- Nếu QHSX đi sau hay vượt trước trình độ phát triển của LLSX đều không phù hợp. Sự
phù hợp diễn ra trong sự vận động phát triển, là 1 quá trình thường xuyên nảy sinh mâu
thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
- Sự tác động của mối QHSX theo 2 chiều hướng đó là thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển của LLSX . Khi QHSX phù hợp với LLSX thì nền sản xuất phát triển đúng hướng,
quy mô sản xuất được mở rộng . Nếu QHSX không phù hợp thì sẽ kìm hãm ,thậm trí phá hoại LLSX.
2.Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX có ý nghĩa rất lớn đối
với nhận thức và thực tiễn,muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu phát triển từ LLSX
- Trước hết trong thực tiễn muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển LLSX ,trước
hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động.
- Muốn xóa bỏ và thiết lập một QHSX mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của LLSX
tất yếu kinh tế chống tùy tiện chủ quan duy ý trí.
- Vận dụng quan điểm đường lối chính sách là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc đổi
mới tư suy kinh tế của Đảng cộng sản VN
3.Liên hệ thực tiễn
Về công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước
-Thuộc phạm trù của lực lượng sản xuất và vận động không ngoài biện chứng nội tại
của phương thức sản xuất, vấn đề công nghiệp hóa gắn chặt với hiện đại hóa, trước hết
phải được xem xét từ tư duy triết học. Trước khi đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
muốn thành công trên đất nước thì phải có tiềm lực về kinh tế con người, trong đó lực
lượng lao động là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra phải có sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đây mới là nhân tố cơ bản nhất.
-Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với tiềm năng lao
động lớn cần cù, thông minh, sáng tạo và có kinh nghiệm lao động nhưng công cụ của
chúng ta còn thô sơ. Nguy cơ tụt hậu của đất nước ngày càng được khắc phục. Đảng ta 31 lOMoAR cPSD| 40425501
đang triển khai mạnh mẽ một số vấn đề của đất nước về công nghiệp hóa – hiện đại hóa
trước hết trên cơ sở một cơ cấu sở hữu hợp quy luật gắn liền với một cơ cấu các thành
phần kinh tế hợp quy luật, cũng như cơ cấu một xã hội hợp giai cấp. Cùng với thời cơ
lớn, những thử thách ghê gớm phải vượt qua để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh công bằng văn minh hãy còn phía trước mà
nội dung cơ bản trong việc thực hiện là phải nhận thức đúng đắn về quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
Câu 16: Phân tích nội dung quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng theo quan điểm của triết học Mác- lenin ? liên hệ với quá trình xây
dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
*Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
-Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. CSHT bao gồm:
+QHSX thống trị - giữ vai trò chủ đạo, quyết định xu hướng chung của đời sống KT-XH, chi phối các QHSX khác.
+QHSX tàn dư – là QHSX của xã hội trước còn tồn tại trong đời sống KT-XH.
+QHSX mầm mống: Là QHSX của xã hội phát triển kế tiếp ( tương lai) , nảy sinh và tồn
tại thực tròn kết cấu kinh tế của một xã hội cụ thể.
Sự tồn tại 3 loại hình QHXS trên phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của LLSX.
CSHT của XH VN trong thời kì quá độ là một cơ cấu kinh tế thống nhất của nhiều
thành phần, được xác lập trên cơ sở chế độ đa loại hình QHSX ( trên cả 3 mặt : sở
hữu, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm : sở hữu công cộng là nền tảng).
-Kiến trúc thượng tầng:
+Hình thái ý thức xã hội là toàn bộ những quan điểm, chính trị, pháp quyền, triết học, tôn
giáo, đạo đức, nghệ thuật…
+Với những thiết chế XH tương ứng như : nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể XH.
*Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: 32 lOMoAR cPSD| 40425501
-Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT, biểu hiện:
+CSHT quyết định tính chất và nội dung của KTTT.
+Những biến đổi trong CSHT tạo ra yêu cầu khách quan phải có sự thay đổi tương ứng
KTTT; ảnh hưởng tới sự thay đổi của các yếu tố trong KTTT.
+CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi.
-Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT, biểu hiện:
+KTTT bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó ( đây là chức năng của
KTTT. Trong XH có giai cấp, KTTT bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị XH).
-Có 2 xu hướng tác động của KTTT đối với CSHT:
+Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ tạo động lực thúc
đẩy kinh tế phát triển.
+Nếu KTTT tác động ngược chiều với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm kinh tế phát triển. *Ý nghĩa PPL:
-Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
-Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới- ổn định- phát triển.
-Trong quá trình lãnh đạo CM VN, Đảng ta đã rất quan tâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này.
*Liên hệ với quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay: Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ
tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng
mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó.Cơ chế bao
cấp tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan liêu. Cơ chế kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay thì tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả Cơ sở hạ
tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hướng ở nước ta hiện nay tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn
định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng
trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng
trưởng được cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng ở nước ta hiện nay
ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù 33 lOMoAR cPSD| 40425501
hợp vối yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố
thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực
và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh
được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh
nghiệp nhà nước từng bưóc được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày
càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi
mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ
phận quan trọng của nền kinh tế nước ta...
Câu 17:Phân tích MQHBC giữa Tồn tại XH và ý thức XH theo quan điểm của triết
học Mác-lenin?liên hệ với quá trình XD và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay? *Khái niệm:
-Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội.
-Ý thức XH là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã
hội,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
*MQHBC giữa Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
-Tồn tại xã hội quyết định nội dung của ý thức xã hội.
-Ở mỗi tồn tại xã hội nhất định thì sẽ hình thành nên ý thức xã hội tương ứng và khi
phương thức sản suất thay đổi thì toàn bộ những yếu tố thuộc ý thức xã hội như tư tưởng,
quan điểm, chính trị, phát quyền triết học,… thuộc ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.
-Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở chỗ :gồm các mặt sau của ý thức xã hội:
+Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa của tồn tại xã hội. +Sự
tác động qua lại giữa các hình thái của Ý thức xã hội + Ý
thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. 34 lOMoAR cPSD| 40425501
-Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể.
-Vai trò của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng và
quá trình xâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân.
*Ý nghĩa phương pháp luận
-Từ sự quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội yêu cầu trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn muốn giải thích, loại bỏ hay tạo dựng tư tưởng,quan điểm nào đó trong đời
sống tinh thần cần phải bắt nguồn từ đời sống vật chất của xã hội.
-Từ sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội yêu cầu trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn bên cạnh việc không ngừng nâng cao cuộc sống vật chất phải chú
trọng việc nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
*Liên hệ với quá trình XD và hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay? 35