Tóm tắt Thần Trụ trời Ngữ Văn 10 Cánh diều
Tóm tắt Thần Trụ trời Cánh diều được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết gửi tới bạn đọc những bài tóm tắt về tác phẩm Thần Trụ trời. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết.
Chủ đề: Bài 1: Thần thoại và sử thi (CD)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tóm tắt Thần Trụ trời CD
Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 1
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam
giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự
xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm
chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát
được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
Tóm tắt tác phẩm Thần Trụ trời mẫu 2
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với
ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình
đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy,
chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột
đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao,
biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này
được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ
đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn
dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát: "Ông Đếm cát Ông Tát bể (biển) Ông Kể sao Ông Đào sông Ông Trồng cây Ông Xây rú (núi) Ông Trụ trời."
Nội dung chính Thần trụ trời
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với
ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình
đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy,
chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột
đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao,
biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng.
Bố cục Thần trụ trời
- Phần 1 ( từ đầu đến “sang núi kia”): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện.
- Phần 2 (tiếp đến ... “ bây giờ là biển cả”): Lí giải sự hình thành trời và đất.
- Phần 3 (Còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn.