Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 4 | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 4 | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 4 | Trường đại học Lao động - Xã hội

Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 4 | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

3 K 1.5 K lượt tải Tải xuống
Chương 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN,
VÌ NHÂN DÂN
I - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1972), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách
mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới
chạy”.
+ Khẳng định Đảng công sản “Như người cầm lái” cho con thuyền cách mạng là
quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam.
Đây chính là khẳng định tất yếu xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc
Việt Nam.
+ Việc bảo đảm và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là
một nguyên tắc vận hành của xã hội Việt Nam từ khi có Đảng.
*Sự ra đời của Đảng
- Các yếu tố cho sự ra đời của Đảng:
+ Học thuyết Mác - Lênin cho rằng: sự ra đời của Đảng cộng sản là sự kết hợp
của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
+ Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước.
- Luận điểm của Hồ Chí Minh đã phát triển sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin
bằng cách đưa thêm yếu tố đó chính là phong trào yêu nước.
+ Các phong trào tuy khác nhau nhưng đều chung mục tiêu giành độc lập và tự
do cho dân tộc.
2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh:
a) Đảng là đạo đức, là văn minh:
- Mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều
phải nhằm mục đích hoạt động của Đảng.
- Đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu
dưỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước.
- Theo Hồ Chí Minh, một đảng văn minh (hay còn gọi đó là “một Đảng cách
mạng chân chính”) thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của
dân tộc.
+ Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ
của dân tộc và của nhân loại.
+ Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử cho nhân
dân, dân tộc giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho Tổ quốc và đưa lại tự do, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật, Đảng không phải là tổ chức đứng trên dân tộc.
+ Đội ngũ đảng viên phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công
tác và cuộc sống hằng ngày.
+ Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi ích dân tộc
Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các
quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các dân tộc
trên thế giới.
b) Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng:
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động.
- Tập trung dân chủ.
- Tự phê bình và phê bình.
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn.
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân.
- Đoàn kết quốc tế.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên:
- Những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên:
+ Phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
+ Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan
điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
+ Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
+ Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo.
+ Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực.
- Trong các quan điểm của Hồ Chí Minh, có những cách xử lý các mối quan hệ
với những đức tính:
+ Nghiêm khắc và độ lượng.
+ Kỷ luật và khoan hòa.
+ Phòng đi trước và đi liền với chống.
+ Xử lý ba mối quan hệ đối với người, đối với việc và đối với mình đều trên cơ
sở vừa có lý vừa có tình.
- Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ.
+ Phải chú trọng huẩn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu quả.
+ Phải đề bạt đúng cán bộ.
+ Phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng.
+ Phải kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương.
+ Phải chống bệnh địa phương cục bộ.
+ Phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ.
+ Phải phòng và chống các tiêu cực trong công tác cán bộ.
+ Phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ.
II – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO
NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
1. Nhà nước dân chủ
a) Bản chất của giai cấp nhà nước
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam mới là một nhà nước
mang bản chất của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Việt Nam thể hiện trên các phương diện sau:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền.
+ Tính định hướng XHCN.
+ Theo nguyên tác tập trung dân chủ.
*Trong nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân
dân và tính dân tộc
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua nhiều thế hệ của dân tộc.
+ Luôn nhất quán, kiên trì với mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân.
+ Tổ chức nhân dân tiến hành kháng chiến và đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Nhà nước của nhân dân
*Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả
mọi quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân.
- Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua 2 hình thức:
+ Dân chủ trực tiếp.
+ Dân chủ gián tiếp.
- Quyền lực của nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân.
- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình và bãi nhiệm.
- Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân.
c) Nhà nước do nhân dân
*Trong tư tưởng HCM, nhà nước do dân là:
+ Nhà nước do dân làm chủ.
+ Cần coi trọng việc giáo dục nhân dân.
d) Nhà nước vì nhân dân
*Nhà nước vì nhân nhân là nhà nước:
- Phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
- Được lòng dân khi cán bộ vừa có đức, có tài.
2. Nhà nước pháp quyền
a) Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
*Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong
đời sống chính trị, xã hội. Chính vì vậy người luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền
tảng pháp lý cho nhà nước Việt nam mới.
- Trước cách mạng tháng 8: Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam lên hội nghị
Vécxay => Yêu cầu cải cách nền pháp lý ở Đông Dương để người bản xứ được
đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật.
- Sau CMT8:
+ Tuyên bố sự hợp pháp của Chính phủ trong bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Đề nghị tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
(6/1/1946).
b) Nhà nước thượng tôn pháp luật
*Trong tư tưởng HCM, biện pháp quan trọng nhất để nhà nước quản lý hiệu quả
là bằng Hiến pháp và pháp luật:
- Cần làm tốt công tác lập pháp.
- Trực tiếp tham gia soạn thảo Hiến pháp (1946,19530).
- Ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh cùng nhiều văn bản luật.
* Chú trọng việc đưa pháp luật vào đời sống, đảm bảo việc thi hành pháp luật và
giám sát thi hành luật
- Hồ Chí Minh chỉ rõ:
+ Sự cần thiết của việc năng cao trình độ dân trí, tuyên truyền, giác dục ý thức
pháp luật cho nhân dân.
+ Nêu cao tính nhiêm minh của pháp luật.
+ Khuyến khích nhân dân giám sát nhà nước thực thi pháp luật.
+ Nhắc nhở cán bộ cần gương mẫu, tuân thủ pháp luật.
c) Pháp quyền nhân nghĩa
- Trước hết là nhà nước: Tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con
người.
- Trong nhà nước pháp quyền nhân nghĩa là pháp luật phải có tính nhân văn,
khuyến thiện, lấy mục đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh làm căn bản.
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a) Kiểm soát quyền lực của nhà nước
- Để đảm bảo sự hiệu quả của nhà nước khi vận hành, HCM rất chú trọng đến vấn
đề kiểm soát quyền lực:
+ (Khẳng định) Kiểm soát quyền kực nhà nước là tất yếu.
+ (Cũng theo Hồ Chí Minh) Đảng có quyền và có trách nhiệm kiểm soát quyền
lực của nhà nước.
+ (Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc) Nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực của
nhà nước.
b) Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước
- Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục những điểm
tiêu cực như sau:
+ Đặc quyền, đặc lợi (như cậy quyền thế làm trái phép).
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu.
+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Cán bộ thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện.
+ Khách quan: Công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước chưa tốt.
- Giải pháp:
+ Thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Pháp luật, kỷ luật phải nghiêm minh.
+ Cần lấy giáo dục, cảm hóa làm cốt lõi.
+ Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.
III – VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC XÂY
DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
1. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
a) Đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn:
- Chủ trương phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Vận dụng & phát triển sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn,
thời kỳ.
b) Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng:
- Thể chế hóa và biến thành hành động tích cực nhất.
- Thực thi và phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chiến lược.
- Người đứng đầu có trách nhiệm làm gương tốt để mọi người noi theo.
c) Chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn Đảng:
- Thường xuyên chỉnh đốn nội bộ để Đảng xứng đáng là người cầm quyền và Đảng
viên xứng đáng là lãnh đạo, “đày tớ trung thành” của nhân dân.
- Làm cho Đảng luôn “là đạo đức, là văn minh”.
- Quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh về thống
nhất giữa nói và làm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để Đảng sử dụng,
phát huy tốt quyền lực do dân giao phó phục vụ cho sự phát triển của dân tộc,
đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đất nước hùng cường,
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
- Nhắc nhở sinh viên:
+ Đang là Đảng viên phải thực hiện tốt đường lối, quan điểm, chủ trương, điều lệ
Đảng, là công dân gương mẫu, là sinh viên tốt.
+ Chưa là Đảng viên thì cần nghiên cứu, học tập tốt tư tưởng HCM, phấn đấu trở
thành Đảng viên hoặc tích cực ủng hộ Đảng, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng
cường quốc năm châu (Hồ Chí Minh đã viết trong “Thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tháng 9/1945).
2. Xây dựng Nhà nước
a) Phải xây dựng Nhà nước thật trong sạch, vững mạnh:
- Đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.
- Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ để
nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát.
- Quản lí đất nước theo pháp luật, coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền & nghĩa vụ công dân.
- Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước (nhất là cơ
chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp); xác định rõ hơn quyền hạn & trách nhiệm của mỗi quyền.
- Quy định rõ cơ chế phối hợp trong thực hiện & kiểm soát các quyền ở cấp chính
quyền.
- Phân định rõ thẩm quyền & trách nhiệm giữa các cơ quan ở Trung ương và địa
phương.
- Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: Đảng phải lãnh đạo về
đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách.
- Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của
mỗi tổ chức, mỗi cấp.
- Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh (cơ sở & cấp huyện), mở
rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lí.
- Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát thực thi công
vụ.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách theo hướng khuyến khích nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; đánh giá, đề
bạt, bổ nhiệm dựa vào tiêu chí bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,
hiệu quả thực thi nhiệm vụ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.
- Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền phải thực hành tiết kiệm.
b) Đổi mới, tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước:
- Nâng cao hiệu quả thực hiện & đổi mới phương thức lãnh đạo.
- Thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương thành chính sách, pháp luật,
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng
cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chính & tư pháp; các tổ chức phải gương
mẫu tuân thủ.
- Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm
quyền tiền đề tất yếu: sự trong sạch, vững mạnh của Đảng là yếu tố quyết định
cho sự thành công của xây dựng Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
| 1/8

Preview text:

Chương 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
I - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

- Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1972), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách
mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
+ Khẳng định Đảng công sản “Như người cầm lái” cho con thuyền cách mạng là
quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
 Đây chính là khẳng định tất yếu xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam.
+ Việc bảo đảm và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là
một nguyên tắc vận hành của xã hội Việt Nam từ khi có Đảng. *Sự ra đời của Đảng
- Các yếu tố cho sự ra đời của Đảng:
+ Học thuyết Mác - Lênin cho rằng: sự ra đời của Đảng cộng sản là sự kết hợp
của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
+ Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Luận điểm của Hồ Chí Minh đã phát triển sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin
bằng cách đưa thêm yếu tố đó chính là phong trào yêu nước.
+ Các phong trào tuy khác nhau nhưng đều chung mục tiêu giành độc lập và tự do cho dân tộc.
2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh:
a) Đảng là đạo đức, là văn minh:

- Mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảng đều
phải nhằm mục đích hoạt động của Đảng.
- Đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu
dưỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước.
- Theo Hồ Chí Minh, một đảng văn minh (hay còn gọi đó là “một Đảng cách
mạng chân chính”) thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc.
+ Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ
của dân tộc và của nhân loại.
+ Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử cho nhân
dân, dân tộc giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho Tổ quốc và đưa lại tự do, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật, Đảng không phải là tổ chức đứng trên dân tộc.
+ Đội ngũ đảng viên phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công
tác và cuộc sống hằng ngày.
+ Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi ích dân tộc
Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các
quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các dân tộc trên thế giới.
b) Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng:
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. - Tập trung dân chủ.
- Tự phê bình và phê bình.
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn.
- Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân. - Đoàn kết quốc tế.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên:
- Những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên:
+ Phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
+ Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan
điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
+ Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
+ Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo.
+ Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực.
- Trong các quan điểm của Hồ Chí Minh, có những cách xử lý các mối quan hệ với những đức tính:
+ Nghiêm khắc và độ lượng. + Kỷ luật và khoan hòa.
+ Phòng đi trước và đi liền với chống.
+ Xử lý ba mối quan hệ đối với người, đối với việc và đối với mình đều trên cơ
sở vừa có lý vừa có tình.
- Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ.
+ Phải chú trọng huẩn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu quả.
+ Phải đề bạt đúng cán bộ.
+ Phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng.
+ Phải kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương.
+ Phải chống bệnh địa phương cục bộ.
+ Phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ.
+ Phải phòng và chống các tiêu cực trong công tác cán bộ.
+ Phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ.
II – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN 1. Nhà nước dân chủ
a) Bản chất của giai cấp nhà nước

- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam mới là một nhà nước
mang bản chất của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
Việt Nam thể hiện trên các phương diện sau:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền. + Tính định hướng XHCN.
+ Theo nguyên tác tập trung dân chủ.
*Trong nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua nhiều thế hệ của dân tộc.
+ Luôn nhất quán, kiên trì với mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân.
+ Tổ chức nhân dân tiến hành kháng chiến và đi lên chủ nghĩa xã hội.
b) Nhà nước của nhân dân
*Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả
mọi quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân.
- Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua 2 hình thức: + Dân chủ trực tiếp. + Dân chủ gián tiếp.
- Quyền lực của nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân.
- Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình và bãi nhiệm.
- Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân.
c) Nhà nước do nhân dân
*Trong tư tưởng HCM, nhà nước do dân là:
+ Nhà nước do dân làm chủ.
+ Cần coi trọng việc giáo dục nhân dân.
d) Nhà nước vì nhân dân
*Nhà nước vì nhân nhân là nhà nước:
- Phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
- Được lòng dân khi cán bộ vừa có đức, có tài.
2. Nhà nước pháp quyền
a) Nhà nước hợp hiến, hợp pháp

*Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong
đời sống chính trị, xã hội. Chính vì vậy người luôn chú trọng vấn đề xây dựng nền
tảng pháp lý cho nhà nước Việt nam mới.
- Trước cách mạng tháng 8: Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam lên hội nghị
Vécxay => Yêu cầu cải cách nền pháp lý ở Đông Dương để người bản xứ được
đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật. - Sau CMT8:
+ Tuyên bố sự hợp pháp của Chính phủ trong bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Đề nghị tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946).
b) Nhà nước thượng tôn pháp luật
*Trong tư tưởng HCM, biện pháp quan trọng nhất để nhà nước quản lý hiệu quả
là bằng Hiến pháp và pháp luật:
- Cần làm tốt công tác lập pháp.
- Trực tiếp tham gia soạn thảo Hiến pháp (1946,19530).
- Ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh cùng nhiều văn bản luật.
* Chú trọng việc đưa pháp luật vào đời sống, đảm bảo việc thi hành pháp luật và giám sát thi hành luật - Hồ Chí Minh chỉ rõ:
+ Sự cần thiết của việc năng cao trình độ dân trí, tuyên truyền, giác dục ý thức pháp luật cho nhân dân.
+ Nêu cao tính nhiêm minh của pháp luật.
+ Khuyến khích nhân dân giám sát nhà nước thực thi pháp luật.
+ Nhắc nhở cán bộ cần gương mẫu, tuân thủ pháp luật.
c) Pháp quyền nhân nghĩa
- Trước hết là nhà nước: Tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người.
- Trong nhà nước pháp quyền nhân nghĩa là pháp luật phải có tính nhân văn,
khuyến thiện, lấy mục đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh làm căn bản.
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a) Kiểm soát quyền lực của nhà nước

- Để đảm bảo sự hiệu quả của nhà nước khi vận hành, HCM rất chú trọng đến vấn
đề kiểm soát quyền lực:
+ (Khẳng định) Kiểm soát quyền kực nhà nước là tất yếu.
+ (Cũng theo Hồ Chí Minh) Đảng có quyền và có trách nhiệm kiểm soát quyền lực của nhà nước.
+ (Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc) Nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực của nhà nước.
b) Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước
- Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục những điểm tiêu cực như sau:
+ Đặc quyền, đặc lợi (như cậy quyền thế làm trái phép).
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu.
+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. - Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Cán bộ thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện.
+ Khách quan: Công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước chưa tốt. - Giải pháp:
+ Thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Pháp luật, kỷ luật phải nghiêm minh.
+ Cần lấy giáo dục, cảm hóa làm cốt lõi.
+ Huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.
III – VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC XÂY
DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
1. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
a) Đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn:
- Chủ trương phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Vận dụng & phát triển sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn, thời kỳ.
b) Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng:
- Thể chế hóa và biến thành hành động tích cực nhất.
- Thực thi và phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chiến lược.
- Người đứng đầu có trách nhiệm làm gương tốt để mọi người noi theo.
c) Chú trọng hơn nữa công tác chỉnh đốn Đảng:
- Thường xuyên chỉnh đốn nội bộ để Đảng xứng đáng là người cầm quyền và Đảng
viên xứng đáng là lãnh đạo, “đày tớ trung thành” của nhân dân.
- Làm cho Đảng luôn “là đạo đức, là văn minh”.
- Quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh về thống
nhất giữa nói và làm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để Đảng sử dụng,
phát huy tốt quyền lực do dân giao phó  phục vụ cho sự phát triển của dân tộc,
đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho đất nước hùng cường,
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. - Nhắc nhở sinh viên:
+ Đang là Đảng viên phải thực hiện tốt đường lối, quan điểm, chủ trương, điều lệ
Đảng, là công dân gương mẫu, là sinh viên tốt.
+ Chưa là Đảng viên thì cần nghiên cứu, học tập tốt tư tưởng HCM, phấn đấu trở
thành Đảng viên hoặc tích cực ủng hộ Đảng, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng
cường quốc năm châu (Hồ Chí Minh đã viết trong “Thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
tháng 9/1945). 2. Xây dựng Nhà nước
a) Phải xây dựng Nhà nước thật trong sạch, vững mạnh:
- Đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nâng cao 
hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.
- Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ để
nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát.
- Quản lí đất nước theo pháp luật, coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền & nghĩa vụ công dân.
- Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước (nhất là cơ
chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp); xác định rõ hơn quyền hạn & trách nhiệm của mỗi quyền.
- Quy định rõ cơ chế phối hợp trong thực hiện & kiểm soát các quyền ở cấp chính quyền.
- Phân định rõ thẩm quyền & trách nhiệm giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương.
- Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: Đảng phải lãnh đạo về
đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách.
- Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của
mỗi tổ chức, mỗi cấp.
- Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh (cơ sở & cấp huyện), mở
rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lí.
- Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát thực thi công vụ.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách theo hướng khuyến khích nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; đánh giá, đề
bạt, bổ nhiệm dựa vào tiêu chí bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,
hiệu quả thực thi nhiệm vụ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.
- Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền  phải thực hành tiết kiệm.
b) Đổi mới, tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước:
- Nâng cao hiệu quả thực hiện & đổi mới phương thức lãnh đạo.
- Thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương thành chính sách, pháp luật,
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng
cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chính & tư pháp; các tổ chức phải gương mẫu tuân thủ.
- Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm
quyền  tiền đề tất yếu: sự trong sạch, vững mạnh của Đảng là yếu tố quyết định
cho sự thành công của xây dựng Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.