Tóm tắt vi mô Chương 4, 5, 6 đã chuyển đổi | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Lợi ích (Utility - U): là sự thoả mãn và hài lòng do hàng hoá tiêu dùng mang lại. Tổng lợi ích (Total Utility - TU): là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng hàng hoá nhất định mang lại. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
CHƯƠNG 4: LÍ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Các khái niệm
- Lợi ích (Utility - U): là sự thoả mãn và hài lòng do hàng hoá tiêu dùng mang lại
- Tổng lợi ích (Total Utility - TU): là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng
một số lượng hàng hoá nhất định mang lại
- Lợi ích cận biên (Marginal Utility - MU): là lợi tích tăng thêm khi tiêu dùng thêm 1
đơn vị sản phẩm với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác
2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Quy luật: Lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu hướng giảm xuống khi hàng hoá
đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên
mức tiêu dùng các hàng hoá khác.
- Hay: Mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung ít hơn
đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó.
3. Lợi ích cận biên và đường cầu
- Đường cầu: thể hiện lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau
- Lợi ích cận biên: lợi ích cận biên của hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng càng sẵn
sàng trả mức giá cao hơn. Có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng 1 hàng hoá/dịch vụ
- Đường cầu có sự tương tự về dạng với đường lợi ích cận biên. Theo quy luật lợi ích
cận biên giảm dần, đường cầu có dạng dốc xuống
4. Thặng dư tiêu dùng (CS): phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng thu
được khi tiêu dùng 1 đơn vị hàng hoá nào đó với chi phí thu được từ lợi ích đó. (Thặng
dư tiêu dùng là lợi ích ròng mà người tiêu dùng thu được từ việc mua sản phẩm.)
5. Đường ngân sách (BL): biểu thị các kết hợp hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng có thể
mua được với mức thu nhập nhất định với giá của hai hàng hóa là cho trước.
- Phương trình đường ngân sách: X.Px + Y.Py = I (I là thu nhập)
- Độ dốc đường ngân sách: -Px/Py
(Đường ngân sách có độ dốc âm)
6. Lựa chọn tối ưu:
7. Đường bàng quan:
- Là tập hợp các hàng hóa mang lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng
- Tỉ lệ thay thế cận biên:
CHƯƠNG 5: SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN 1. Hàm sản xuất:
Q = f( K L) (K là tư bản: máy móc,… còn L là lao động)
- Ngắn hạn là khoảng thời gian mà ít nhất 1 yếu tố cố định còn dài hạn là khoảng
thời gian mà tất cả các yếu tố biến đổi
2. Sản xuất trong ngắn hạn: Q=f(L)
- Năng suất bình quân của lao động:
- Năng suất lao động cận biên: MPL =
+ Quy luật năng suất cận biên giảm dần: Trong hầu hết các quá trình sản xuất, năng
suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống kể từ một
điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất, ceteris paribus.
+ Quan hệ giữa MPL và APL •
MP < AP: L tăng thì AP giảm dần •
MP = AP: AP đạt tối đa, đường MP cắt đường AP tại điểm cực đại của đường AP
3. Lí thuyết chi phí
- Chi phí kinh tế (toàn bộ chi phí) = Chi phí hiện (chi phí kế toán) + Chi phí ẩn - Các chi phí ngắn hạn
Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định (FC) + Chi phí biến đổi (VC) + Chi phí bình quân:
+ Chi phí cận biên: MC = TC’Q = VC’Q
- Đường biểu diễn các chi phí ngắn hạn:
+ Đường MC có hình chữ U
+ Đường AVC, ATC có dạng chữ U; AVC tiệm cận ATC (khi Q càng lớn thì
ATC và AVC càng tiến sát về nhau nhưng không tiếp xúc nhau)
+ Đường AFC có dạng hyperbol
+ MC đi qua điểm thấp nhất của ATC và AVC
Khi MC > AVC: Q tăng thì AVC giảm dần
Khi MC < AVC: Q tăng thì AVC giảm dần
Khi MC = AVC: AVC đạt min; MC cắt AVC tại điểm cực tiểu của AVC -
Lợi nhuận: = TR − TC lớn nhất khi MR=MC
CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Các giả định
+ Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau
+ Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất + Thông tin hoàn hảo
+ Các hãng tự do gia nhập và rút khỏi thị trường
- Hãng cạnh tranh hoàn hảo + Đặc điểm •
Quy mô rất nhỏ so với thị trường •
Không có sức mạnh thị trường : Hãng CTHH là hãng chấp nhận giá / Đường
cầu của hãng CTHH là đường nằm ngang tại mức giá của thị trường •
Hãng CTHH chỉ đưa ra quyết định về sản lượng tại MR = AR = P
+ Quyết định sản lượng trong ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo •
Quyết định sản lượng tại mức MC = P •
Điểm hoà vốn: đạt được tại mức sản lượng thoả mãn P = ATCmin. Khi đó
hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Nếu P < ATCmin tại mọi mức sản
lượng thì doanh nghiệp sẽ chịu lỗ. Nếu P < ATC nhưng P > AVC thì hãng sẽ
tiếp tục sản xuất do doanh số bán vẫn bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định •
Điểm đóng cửa: đạt tại mức sản lượng P = AVCmin. Khi đó hãng nên đóng cửa sản xuất. •
Đường cung ngắn hạn của hãng CTHH là đường chi phí cận biên nằm trên điểm đóng cửa .
+ Thặng dư sản xuất •
Thặng dư sản xuất (PS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích biên
và chi phí biên của nhà sản xuất: PS = TR - VC •
Tính PS của hãng CTHH bằng hình học: PS bằng diện tích phần nằm trên đường
MC, dưới mức giá và được giới hạn bởi sản lượng •
Lợi ích ròng của xã hội (Net social benefit - NSB): NSB = PS + CS. Lợi ích
ròng xã hội đạt tối đa khi thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
2. Thị trường độc quyền - Các giả định •
Chỉ có một hãng duy nhất cung cấp trên thị trường •
Sản phẩm không có hàng hoá thay thế gần gũi •
Hoàn toàn không có sự gia nhập thị trường
- Nguyên nhân hình thành thị trường độc quyền •
Sở hữu về phát minh sáng chế •
Kiểm soát toàn bộ các yếu tố đầu vào •
Quy định của chính phủ: giấy phép kinh doanh, luật bản quyền, bằng sáng chế,… •
Độc quyền tự nhiên: ATC giảm khi Q tăng
- Đặc điểm của hãng độc quyền •
Hãng độc quyền là người đặt giá •
Đường cầu của hãng độc quyền chính là đường cầu thị trường, và cũng chính
là đường doanh thu bình quân •
Doanh thu cận biên nhỏ hơn giá ở mọi sản lượng: MR < P. Hãng độc quyền
chỉ sản xuất ở phần đường cầu co giãn •
Quyết định sản xuất của hãng độc quyền: MR = MC - Sức mạnh độc quyền •
Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp CTHH và doanh nghiệp độc quyền
bán nằm ở sức mạnh thị trường: ➢
Doanh nghiệp CTHH: P = MC = MR. ➢
Doanh nghiệp độc quyền: P > MC = MR
Chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên càng lớn thì sức mạnh của hãng càng lớn
Chỉ số Lerner (mức độ sức mạnh độc quyền):
Chỉ số này càng lớn thì sức mạnh của hãng độc quyền càng lớn •
Phần mất không từ sức mạnh độc quyền:
Hãng độc quyền bán không có đường cung vì không có mối quan hệ 1-1 giữa giá và sản lượng •
Ảnh hưởng của thuế: tính vào chi phí cận biện của hãng độc quyền: MC2=MC1+t
- Chính sách phân biệt giá
Phần này quan tâm đến chính sách phân biệt giá cấp 1 (phân biệt giá hoàn hảo) •
Mở rộng sản xuất đến sản lượng Q* (mức tối ưu cho xã hội) •
Nguyên tắc: mức sản lượng Q = Q*, mức giá khác nhau tuỳ khách hàng. Tại Q*:P=MC
3. Thị trường cạnh tranh độc quyền - Các giả định
+ Số lượng các hãng lớn
+ Sản phẩm của mỗi hãng là khác biệt
+ Các hãng cạnh tranh dựa trên sự khác biệt sản phẩm, giá cả và phương thức quảng cáo
+ Ít khó khăn khi gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường
- Đường cầu của hãng cạnh tranh độc quyền
+ Đường cầu dốc xuống, độ dốc nhỏ
+ Hãng có thể quyết định mức giá cho sản phẩm của mình
- Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền
+ Trong ngắn hạn: hãng tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng thoả mãn MR = MC + Trong dài hạn •
Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế kích thích sự gia nhập của các hãng
mới. Mặt khác, thua lỗ tạo ra sự thoát khỏi thị trường của các hãng. •
Khi có hãng mới gia nhập, các hãng đang tồn tại sẽ mất đi một phần thị
phần, đường cầu dịch sang trái. Điều này làm giảm sản lượng và mức giá tối đa
hoá lợi nhuận. Lợi nhuận kinh tế của các hãng sẽ giảm. Tương tự với trường hợp
các hãng rút khỏi thị trường •
Do vậy, lợi nhuận kinh tế trong dài hạn của các hãng cạnh tranh
độc quyền gần về 0. Khi đó P = ATC.
- Cạnh tranh độc quyền và hiệu quả kinh tế
+ Tổng thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất lớn, gần đạt bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Vẫn tạo ra phần mất không đối với xã hội, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với thị trường độc quyền
+ Hãng hoạt động với công suất dư thừa, sản lượng thấp hơn sản lượng ở mức chi phí
trung bình tối thiểu: Q* < QATC min thặng dư tiêu dùng thấp hơn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Tuy người tiêu dùng bị thiệt, nhưng cạnh tranh độc quyền vẫn là một thị trường tương đối hiệu quả:
• Sức mạnh độc quyền tương đối nhỏ phần mất không do sức mạnh độc quyền bán là nhỏ
• Đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm
4. Thị trường độc quyền tập đoàn - Đặc điểm
+ Chỉ có một số ít hãng, sản xuất phần lớn mức cung của thị trường
ĐQTĐ thuần tuý: sản xuất các sản phẩm giống nhau (xi măng, sắt, thép,…). ĐQTĐ
phân biệt: sản xuất các sản phẩm khác nhau (ô tô, máy bay,…)
+ Sức mạnh thị trường của mỗi hãng là tương đối lớn . Quyết định sản xuất của
mỗi hãng có ảnh hưởng đáng kể đến mức giá thị trường. Các hãng ĐQTĐ có sự
phụ thuộc chặt chẽ vào nhau: mỗi hãng khi ra quyết định sẽ phải cân nhắc phản
ứng của đối thủ cạnh tranh. Một sự thay đổi về giá hay sản lượng sẽ dẫn đến sự
thay đổi từ các hãng đối thủ
+ Cản trở đối với sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường là tương đối lớn
+ 2 loại thị trường ĐQTĐ: •
ĐQTĐ không cấu kết: các hãng hoạt động độc lập và cạnh tranh với nhau •
ĐQTĐ cấu kết: các hãng cấu kết để giảm áp lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận
- Quyết định cấu kết hoặc cạnh tranh - tình thế lưỡng nan của người tù
- Mô hình đường cầu gãy và sự cứng nhắc của giá + Giả thiết:
• Nếu hãng tăng giá, các hãng đối thủ sẽ không phản ứng gì, hãng bán được ít
hàng hoá hơn (theo luật cầu)
• Nếu hãng giảm giá và hi vọng lượng cầu tăng, các hãng khác phản ứng bằng
cách cũng giảm giá xuống làm lượng cầu của hãng tăng ít hơn so với kì
vọng, tạo nên đường cầu gãy khúc Q tăng từ QB lên QD -
Tuy nhiên đối thủ của hãng quyết định đặt giá P2 thì đường cầu gãy khúc từ P2 -
Như vậy với giá là P3, lượng cầu thực tế chỉ là QC < QD
+ Giá cả kém linh hoạt và doanh thu cận biên o Đường cầu gãy khúc là sự hợp thành
của hai đường cầu riêng biệt, mỗi đường cầu có đường doanh thu cận biên MR riêng của nó •
Nhà ĐQTĐ đạt lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng MR = MC •
Do 2 đoạn MR1, MR2 bị gián đoạn tạo ra một mức giá kém linh hoạt của hãng •
Nguyên nhân: một hãng không thể trả giá thấp mà không bị trả đũa, cũng như
không thể trả giá cao mà không bị tổn thất về thị phần
Q* là sản lượng tối ưu của tất cả các mức chi phí cận biên nằm giữa MC1 và
MC2, khi đó mức giá “cứng nhắc” tại P*