-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tôn giáo tại Ấn Độ | nghiên cứu tôn giáo | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Nghiên cứu tôn giáo 12 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tôn giáo tại Ấn Độ | nghiên cứu tôn giáo | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Nghiên cứu tôn giáo 12 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Ấn Độ là một đất nước của tôn giáo, là quê hương của hai trong số những tôn giáo lớn nhất thế
giới như đạo Hinđu, đạo Phật, ngoài ra còn có các đạo Jain, đạo Xích. Từ mấy ngàn năm nay,
tôn giáo vẫn giữ một vai trò lớn trong đời sống tâm linh của con người Ấn Độ. a. Đạo Bà la môn
- Đạo Bàlamôn xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, có thể nói là sớm nhất, ngay từ đầu thiên niên kỷ I
TCN, khi người Aryan đã làm chủ phần lớn bán đảo Ấn Độ và bắt đầu xây dựng những quốc gia đầu tiên.
- Đạo này hình thành trên cơ sở của đạo Vêđa. Đạo Bàlamôn là tôn giáo của xã hội có giai cấp
và nhà nước đầu tiên do người Aryan lập ra ở Ấn Độ.
- Đạo Bàlamôn hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều tín ngưỡng nguyên thuỷ, là một tôn giáo
không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ…Giáo lý căn bản của đạo
Bàlamôn được trình bày trong bộ kinh Vêđa.
+ Đạo Bàlamôn là tôn giáo đa thần, trong đó tôn thờ thần Brahma là Đấng Tối cao, là đấng đã
sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật và loài người. Phò tá Brahma có thần Vishnu (thần Bảo vệ), thần Siva (thần phá hoại).
+ Đạo Bàlamôn tuyên truyền thuyết luân hồi và nghiệp báo. Đạo giải thích rằng linh hồn của mỗi
người là một bộ phận của Brahma, mà Brahma thì tồn tại vĩnh hằng nên khi con người chết đi,
linh hồn sẽ còn mãi và luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau. Cuộc sống con người ở kiếp
sau phụ thuộc vào chính hành động, lời nói, suy nghĩ của họ ở kiếp trước. Nếu kiếp trước là
người ngoan đạo, sùng kính các thần, thực hiện đúng các nguyên tắc của đạo Bàlamôn thì ở kiếp
sau, thân phận sẽ được ở đẳng cấp cao hơn, ngược lại sẽ rơi xuống địa vị thấp kém hơn, thậm chí
biến thành súc vật. Vì thế sống ở kiếp này, con người phải phấn đấu để được đầu thai ở kiếp sau
tốt hơn. Giai cấp thống trị Ấn Độ đã lợi dụng điều này để ngăn chặn sự phản kháng của quần chúng nhân dân.
+ Đạo Bàlamôn cho rằng xã hội phân chia thành các đẳng cấp là do ý chí của thần thánh nên nó
tồn tại vĩnh viễn. Do đó, đạo Bàlamôn trở thành công cụ bảo vệ chế độ đẳng cấp bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ.
Trước khi đạo Bàlamôn ra đời, chế độ đẳng cấp đã xuất hiện trong quá trình tan rã của chế
độ công xã nguyên thủy của người Arya, toàn bộ cư dân chia thành 4 đẳng cấp:
Bàlamôn là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo
Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến binh
Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm nghề chăn nuôi, làm ruộng, thủ công, buôn bán. lOMoAR cPSD| 42619430
Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận, không có tư liệu sản xuất.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp là do sự phân hoá giai cấp, sự phân công về
nghề nghiệp, sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng uy lực của thần linh để
giải thích hiện tượng xã hội ấy. Luật Manu chép: “Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay,
đùi và bàn chân của mình, ngài (thần Brahma) đã tạo nên Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra”
Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh ra từ bộ
phận cao quý nhất của thân thể Brahma, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa, Bàlamôn có
quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy”
Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai đẳng cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của đạo
Bàlamôn và cả ba đẳng cấp trên được quan niệm là những người sinh hai lần, còn Suđra không
được dự các buổi lễ tôn giáo và được quan niệm là những người sinh một lần.
+ Chú trọng tế lễ thần thánh rất xa xỉ. Mỗi cuộc tế lễ gọi là lễ hiến sinh, giết nhiều trâu bò, lễ lớn
giết hàng trăm trâu bò. Lễ càng lớn thì càng được thần thánh phù hộ nhiều. Lúc đầu còn giết tù
binh để tế lễ, về sau chỉ giết trâu bò.
- Đạo Bàlamôn đã đươc truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Đến khoảng thế kỷ VI
TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới gọi là đạo Phật, đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.
- Sau này, đạo Bàlamôn cải biến tiếp thu một số tín điều của tôn giáo khác: bổ sung thêm một
số kinh kệ, thần thánh, thay đổi một số lễ nghi, trở thành Ấn Độ giáo (Hinđu giáo)
b) Hinđu giáo (Ấn Độ giáo)
Thế kỷ VII, đạo Phật suy sụp ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng, đến khoảng thế kỷ
VIII, IX, đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển,
về nghi thức tế lễ…từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu (hay Ấn Độ giáo)
Đạo Hinđu theo nguyên nghĩa có nghĩa là “tôn giáo của người Ấn Độ
- Giáo lý đạo Hinđu về cơ bản không có gì khác so với giáo lý của đạo Bàlamôn. Những quan
điểm cốt lõi về số phận của con người vẫn được giữ nguyên vẹn (luân hồi, nghiệp báo, giải
thoát). Theo những quan niệm đó, số phận của con người ở kiếp này phụ thuộc vào chính hành
động của con người ở kiếp trước. Con người có thể được giải thoát khi mà linh hồn của cá
nhân người đó hoà nhập vào linh hồn của vũ trụ nhưng điều này rất khó xảy ra.
- Về thần linh: Hinđu giáo không chỉ tiếp nhận những vị thần linh của đạo Bàlamôn mà còn sáng
tạo ra rất nhiều thần khác. Vì thế, Hinđu giáo là tôn giáo đa thần, trong đó có 3 thần được tôn
thờ hơn cả: Brama, Visnu, Siva nhưng địa vị của Brama ngày càng mờ nhạt trong khi đó vai trò
của Visnu và Siva ngày càng được đề cao, tạo thành những giáo phái riêng biệt. Đạo Hinđu chia
thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva (trong thời kỳ này đạo Hinđu có điều lOMoAR cPSD| 42619430
kiện phát triển xuống miền Nam Ấn Độ, rồi từ đó lan rộng ra các vùng Đông Nam Á, đặc biệt là giáo phái Siva). Thần Vishnu
Thần Vishnu là vị thần cao nhất, là thần sáng tạo, còn được gọi là thần tay phải (tay phải đưa
lên,khuỷu tay gấp lại cong lên , lòng bàn tay phải đua ra trước (động tác abhayamudra: không
kinh sợ). Những vật thường có ở nơi Vishnu là một ốc tù và, một tràng hạt cầu kinh, một hoa
sen. Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành. Vishnu được mô tả
với bốn cánh tay, nhiều đầu, có nhiều hóa thân khác nhau (avataras) nhằm gìn giữ đạo đức và
văn minh của nhân loại. Narayanna (con cua Nara: người đầu tiên, bằng hữu) được hiểu là “nơi
cư ngụ chung của con người”. Trong thiên anh hùng ca Ramayanna, Vishnu xuất hiện là con
của Nara. Trong thiên anh hùng ca Mahabharata Vishnu xuất hiện với danh xưng Krishna để
giảng thuyết nền đức lý vĩ đại của người anh hùng Arjuna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita).
Vishnu ngủ bốn tháng trong năm, nghỉ ngơi trong vòng cuộn của rắn Ananta hay rắn Sesanaga.
Shiva được đánh thức bởi một nghi lễ đặc biệt. Người phối ngẫu thường xuyên với Vishnu là nữ
thần may mắn Lakshmi. Đối thủ chính của Vishnu là Yama (thần chết). Vishnu ngồi trên lưng
con vật thiêng đầu người mình chim Garuda để di chuyển. Garuda chuyên ăn tươi nuốt sống nuốt sống lũ ác quỷ. Thần Shiva
Thần Shiva tượng trưng cho phương diện nam tính của vũ trụ: có tính tàn phá, bất khả tiên liệu,
vì thần cũng là một lực sinh hóa. Thần biểu lộ lưỡng tính với những đối cực từ khổ hạnh đến
dục lạc cuồng phong. Tùy theo tâm trạng và ý đồ mà Shiva là hiện thân cho Đấng Sáng tạo,
Đấng Bảo lưu, Đấng Hủy diệt. Shiva hay trầm tư quán tưởng trong ngôi nhà tâm linh ở trên núi Kailas trong dãy Himalayas.
Shiva tay phải cầm đinh ba (trisula), tay phải khác cái trống nhỏ damaru biểu thị cho nhịp điệu
sáng tạo. Cả hai đều là những công cụ ma thuật gắn liền với pháp thuật nguyên sơ (primitive
shamanism). Một đầu thòng lọng trói buộc linh hồn (pasa) ám chỉ đến quãng đời tu sĩ khổ hạnh
lang thang khắp các dãy núi của Himalayas của thần. Cây cung dhanus và quyền trượng gada
gắn trên đầu cái đầu lâu tượng trưng cho quyền lực hủy diệt của thần Shiva.
Shiva thường được trình bày là dương vật cương cứng (linga), biểu thị khả năng sáng tạo của
thần với tư cách là “người cho hạt giống“.Người phối ngẫu của Shiva là Shaktis. Shakis thường
được trình bày là yoni, xuất hiện với nhiều khuôn mặt khác nhau: khi là nữ thần Mahadevi vĩ
đại đầy năng động, khi là Parvati con gái của Sơn thần Himalayas, khi là Gauri, Sati hay Uma
trong lúc khuyến thiện, nhưng cũng có thể xuất hiện là nữ thần Kali hay Durga khủng khiếp
trong lúc ra tay trừng ác. Con vật mà thần Shiva cưỡi là bò mộng Nandin. Shiva còn vào vai của
Chúa tể của Nghệ thuật múa Nataraja (còn gọi là Người điều lý nhịp điệu vũ trụ). lOMoAR cPSD| 42619430
Mỗi buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông
mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái
đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền.
- Về tục lệ, cũng như đạo Bàlamôn, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Lúc
này, chế độ đẳng cấp cũ Vácna đã chuyển biến sang Casta, xuất hiện nhiều đẳng cấp mới gọi là jati.
Hinđu giáo là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn truyền bá sang một số nước Đông
Nam Á, đặc biệt là Cămpuchia từ thời Ăngko trở về trước. Ngày nay, ở Ấn Độ có khoảng 84%
tổng số cư dân theo đạo Hinđu. Ngoài Ấn Độ, đa số dân Nêpan và đảo Bali ở Inđônêxia, gần
20% dân số Bănglađét và Xri Lanca vẫn theo đạo Hinđu. *Lưu ý:
- Đạo Hinđu là một tôn giáo trục của Ấn Độ, chiếm tới 83% dân số (theo số liệu thống kê năm
1971). Tuy nhiên mức độ lan toả sang các nước khác để trở thành tôn giáo thế giới lại không
mạnh mẽ như đạo Phật hay đạo Islam.
- Đạo Hinđu không phải là một tôn giáo nguyên dạng thuần khiết mà là tổng hợp của những hệ
thống tôn giáo – tín ngưỡng - triết học. Đó là một tôn giáo không có người sáng lập, không có
giáo chủ, giáo điều và một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ. Mặt khác, đạo Hinđu ở một
dạng thức uyển chuyển thường xuyên biến thái, tiếp thu và đồng hoá ảnh hưởng của những tôn giáo khác. c. Đạo Phật
Quê hương của đạo Phật là đất nước Ấn Độ cổ đại, ra đời ở một miền đất nhỏ ở vùng biên giới
đông bắc Ấn Độ, từ trên 2600 năm nay, đạo Phật đã truyền bá khắp đất nước này và đi tới hầu
hết các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á, thu hút hàng trăm triệu tín đồ, trở thành một
trong những tôn giáo lớn nhất của loài người.
Tuy nhiên như một nghịch lý, trong khi đạo Phật có những ảnh hưởng rất sau rộng ở bên ngoài
Ấn Độ, thì tại quê hương của mình, vị trí của đạo Phật ngày càng thu hẹp trước sự mở rộng
của đạo Hinđu. Theo thống kê hiện nay, 83% dân số Ấn Độ theo đạo Hinđu còn theo đạo Phật
thì chưa đầy 1% dân số [8]
* Sự ra đời của đạo Phật
- Vào thế kỷ VI TCN, đạo Phật - một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại, đã ra đời ở
Ấn Độ. Người sáng lập ra tôn giáo này là Sitđạtta Gôtama, hiệu là Sakia Muni (Thích Ca Mâuni)
– Sakia: tên thị tộc, bộ lạc Phật xuất hiện, Muni: Thánh → Sakia Muni: Thánh của tộc Sakia.
Đạo Phật ra đời ở Đông Bắc Ấn Độ, ở chân núi Himalaya, (nay là Nêpan). lOMoAR cPSD| 42619430
- Đạo Phật ra đời trong hoàn cảnh đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp Vácna đang thịnh hành,
những mâu thuẫn trong lòng xã hội rất sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa quảng đại quần chúng
nhân dân với hai đẳng cấp trên và mâu thuẫn giữa quý tộc Ksatơrya với Bàlamôn. Vì lúc này,
đẳng cấp Ksatơrya đã nắm chính quyền, có thế lực về kinh tế, chính trị, nhưng địa vị xã hội vẫn
thấp hơn Bàlamôn nên họ đấu tranh chống lại đẳng cấp Bàlamôn.
Theo truyền thuyết, đức Phật Thích Ca là người sáng lập ra đạo Phật, tuy nhiên giáo lý nhà Phật
cho rằng Thích Ca không phải là đức Phật duy nhất. Theo tiếng Phạn, Buddha có nghĩa là
“Đấng giác ngộ”. Phật Thích Ca chỉ là một trong những đấng giác ngộ đó, nhưng là một đức
Phật chí tôn có thực trong lịch sử. Cuộc đời của Phật Thích Ca chủ yếu được biết đến qua một
số kinh truyện và Phật thoại, trong đó, bên ngoài cái nhân lõi lịch sử có thực là một vầng hào
quang của những truyền thuyết và huyền thoại.
Phật Thích Ca tên thật là Sitđatta Gôtama (tên khác: Shakyamuni, Shakya Gauma), sinh năm 563
TCN, là hoàng tử của bộ tộc Xakya (Thích Ca), có thủ đô là thành Kapilavatstu (ngày nay ở biên
giới giáp Nêpan, đông bắc Ấn Độ). Mẹ Sítđatta là hoàng hậu Maya xinh đẹp, hiền dịu và thông
minh. Sítđạtta thuộc dòng dõi đẳng cấp vũ sĩ Ksatơrya.
Truyền thuyết cho rằng đức Phật đã có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con vua xứ
Sakya. Kiếp gần nhất của đức Phật là một con voi trắng 6 ngà. Vẫn theo truyền thuyết,
hoàng hậu Maya nằm mơ thấy con voi trắng đó đi vào mạn sườn phải của mình, rồi có thai,
sinh ra hoàng tử cũng từ mạn sườn đó.
Từ nhỏ, Sítđạtta đã có một trí tuệ thiên bẩm phi thường với một lòng thương cảm sâu xa đối với
chúng sinh. Lần đầu ra đồng dự lễ cày tịch điền của vua, nhìn thấy trên luống cày lật đất có
nhiều sâu bọ bị giết hại, vị hoàng tử thiếu niên đó đã ngồi thiền định dưới một gốc cây, suy tư về
nỗi khổ của muôn loài.
Để Sítđatta có thể quên đi nỗi u sầu nhân thế, vua cha đã kén nàng công chúa kiều diễm
Yasôđara làm vợ hoàng tử, cho hoàng tử sống trong những cung điện lộng lẫy xa hoa, luôn
có tiệc tùng múa hát. Dù thế, cuộc đời nhung lụa đó cũng không cám dỗ nổi chàng trai trẻ ưu
tư, Sítđạtta vẫn không nguôi nghĩ về những nỗi bất hạnh của con người.
Vào một đêm tối trời, Sítđatta quyết định từ biệt cha mẹ, vợ con, lặng lẽ rời kinh đô trong bộ
áo tu hành giản dị, lúc đó ông vừa tròn 29 tuổi.
Gôtama đã miệt mài đi khắp các nẻo đường tìm nơi tu luyện. Ngài đã gặp những đạo sĩ
Bàlamôn, cùng họ tu hành ép xác trong suốt 6 năm trời ròng rã, thân thể khô hép gầy mòn,
nhưng vẫn không tìm được chân lý cứu nhân độ thế. Gôtama bèn từ bỏ lối sống khổ hạnh, trở lại
sinh hoạt ăn uống bình thường.
Một buổi trưa, sau khi uống một bát sữa do một thiếu nữ chăn bò dâng lên, Gôtama xuống
sông tắm rửa rồi đến ngồi thiền định dưới một gốc bồ đề, tự hứa lần này vẫn không tìm thấy
đạo thì quyết không đứng dậy nữa. lOMoAR cPSD| 42619430
Theo truyền thuyết, ngay đêm đầu tiên ma quỷ đã kéo đến, khi thì hiện thành lửa khói mây mù
để doạ nạt, khi thì hoá ra những cô gái đẹp lẳng lơ quyến rũ. Những âm mưu đó đều vô hiệu.
Gôtama đã chiến thắng mọi thử thách và cuối cùng vào tảng sáng đã tìm ra được chân lý “tứ
diệu đế”, thấy được nguyên nhân sâu xa và phương cách diệt trừ nỗi khổ trần thế, trở thành đức
Phật. Lúc đó ngài vừa 35 tuổi.
Phật Thích Ca còn ngồi thiền định 48 ngày nữa, giác ngộ mọi lẽ uyên thâm về đạo, rồi đến ngoại
ô thành Vanarasi giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho 5 người bạn cũ của mình tại khu vườn
Lộc Dã. Năm người này đã trở thành những đồ đệ đầu tiên của Phật Thích Ca.
Từ đó, số người quy theo đức Phật Thích Ca ngày càng nhiều, cùng đức Phật đi khắp nơi truyền
đạo, gọi là các Tì Kheo họp thành đoàn thể Tăng Già, chẳng bao lâu đã lên tới 60 người. Trong
đó, một số vua chúa và trưởng giả đã tự bỏ tiền ra cúng hiến hoặc xây những tu việc cho đức
Phật giảng đạo, nổi tiếng nhất là hai tu viện Trúc Lâm và Kỳ Viên.
Ít lâu sau, đức Phật về thăm kinh đô quê hương và đã giác ngộ cho cha mẹ, vợ con, anh em
trong gia đình trở thành những người sùng đạo.
Liên tục trong 45 năm, mỗi năm chỉ trừ ba tháng mùa mưa, Phật Thích Ca đã không quản ngại
đường xa vất vả đi giảng đạo khắp mọi nơi. Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao sức yếu, đức
Phật đã triệu tập các Tì Kheo quanh vùng để nghe lời Phật dạy trước lúc qua đời. Sau khi ăn
bữa cơm cuối cùng ở gia đình một người thợ rèn, giác ngộ cho một tín đồ cuối cùng là một cụ
già 120 tuổi, Phật đã nằm dưới bóng hai hàng cây mà tịch diệt. Các tín đồ đã tin rằng Phật đã
nhập tịch vào cõi Niết Bàn. Câu nói cuối cùng của đức Phật là “Hỡi các Tì Kheo, hãy hiểu rằng
tất cả những gì đang tồn tại đây rồi sẽ qua đi. Vậy các người càng nên không ngừng dốc tâm gắng sức!”
Các đồ đệ đã làm lễ hoả táng thi hài đức Phật và phân phát tro tàn (xá lợi) cho 8 nơi; tại đó người
ta đã dựng nên những bảo tháp để lưu trữ tro tàn của Phật. Bốn nơi có liên quan đến cuộc đời của
Phật, sau này đã trở thành những địa điểm hành hương, nổi tiếng là khu vườn nơi Phật sinh, gốc
bồ đề nơi Phật đắc đạo, vườn Lộc Dã nơi Phật thuyết pháp lần đầu và vườn cây nơi Phật tịch diệt.
* Một số nội dung chính của học thuyết Phật giáo
Tương truyền Phật có một câu nổi tiếng: “trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải các chân
lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát nỗi đau khổ. Cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn, học
thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt” → hạt nhân tư tưởng là đề cao lòng yêu thương của con
người với đồng loại, chúng sinh, là sự thiết tha mong muốn giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau.
- Nội dung căn bản của đạo Phật là Tứ diệu đế: 4 chân lý mầu nhiệm.
+ Khổ đế: chân lý về nỗi khổ: cho rằng cuộc đời con người đầy rẫy những khổ ải, cuộc đời là bể
khổ, khổ đau gần như một yếu tố tuyệt đối gắn với con người. lOMoAR cPSD| 42619430
Có 8 nỗi khổ lớn: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, oán hận hội khổ, ngũ thủ uẩn khổ, sở
cầu bất đắc, thụ biệt ly khổ.
+ Tập đế: nguồn gốc của các nỗi khổ: cho rằng do những ham muốn dục vọng của con người
không kiềm chế được gây nên những nỗi khổ đó. Chừng nào ham muốn còn tồn tại, còn tiếp tục
thì vòng luân hồi vẫn bám lấy con người.
+ Diệt đế: cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ: phải từ bỏ ham muốn, từ bỏ dục vọng,
tham vọng, sự giận dữ, từ bỏ sự mê muội (từ bỏ tham – sân – si)
+ Đạo đế: nói về các con đường đúng đắn để đi đến sự giải thoát: 8 con đường (bát chính đạo)
• đạo 1: chính kiến - hiểu biết: nhận biết đúng đán, hiểu sự vật như vốn đang có, hiểu đúng là
“thấu suốt”, hiểu sự vật ở bản chất của nó.
• đạo 2: chính tư duy – nghĩ đúng, phải từ bỏ những ý muốn, ham muốn vị kỷ, ác ý, tàn bạo tham
lam, phải luôn hướng ý nghĩ của mình, gắn ý nghĩ của mình với lòng thương yêu, không có thái
độ bạo lực với sinh linh.
• đạo 3: chính ngữ - nói đúng: là không nói dối, không nói xấu, không vu khống, không nói lời
thô bạo, không nói ba hoa, phải nói sự thật, phải dùng những từ ngữ thân thiện, dễ chịu, nói vào
nơi thích hợp, không thì im lặng.
• đạo 4: chính nghiệp – hành động đúng: hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức, không
được có hành động phá huỷ sự sống, không ăn cắp, không buôn bán bất lương, không quan hệ
tình dục không chính đáng, phải giúp người khác sống một cuộc đời yên lành.
• đạo 5: chính mệnh – phương tiện kiếm sống đúng: không kiếm sống theo một nghề có hại cho
người khác. Không bán vũ khí, rượu, phải sống bằng một nghề đáng trọng
• đạo 6: chính tịnh tiến - nỗ lực đúng: phải có ý chí, kiên quyết để ngăn cản sự xuất hiện của
những trạng thái tinh thần xấu xa, nhơ bẩn, phải từ bỏ những trạng thái tệ hại đã có ở con
người, xuất hiện những trạng thái tinh thần tốt và lành mạnh.
• đạo 7: chính niệm – chú tâm đúng: phải có một sự chú tâm tỉnh táo, phải có ý thức cẩn thận
để kiểm soát được các hoạt động của thân thể cũng như những hoạt động của tinh thần.
• đạo 8: chính định - tập trung đúng: tập trung tâm và thần vào đạo lý một cách đúng đắn nhất để
loại bỏ cả những ý nghĩ không lành mạnh, những ham muốn đam mê, những suy nghĩ có ý
phiền muộn, loại bỏ cả những trạng thái tinh thần hạnh phúc hay đau buồn để giữ lại sự vắng
lặng thanh thản của con người.
8 con đường này còn gọi là “lối đi”, “lối giữa” (trung đạo), giúp con người tránh được hai
cực, một cực là theo đuổi hạnh phúc trong sự lệ thuộc vào các lạc thú giác quan, cực thứ
hai là tìm kiếm giải thoát trong sự hành xác khổ ải. lOMoAR cPSD| 42619430
8 con đường này phải được thực hiện đồng thời vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, nó nhằm thực hiện 3 yếu tố là trí năng – hành vi đạo đức - kỷ luật tinh thần.
Làm tốt 8 điều này con người sẽ từ bỏ được dục vọng, từ bỏ nguồn gốc gây ra nỗi khổ,
có thể đạt tới sự giác ngộ, đạt tới cõi Niết Bàn (Nivarna) - xứ sở không có dục vọng.
Như vậy, đạo Phật đã xuất phát từ thế giới thực tại, từ cuộc sống thực của con người, một cuộc
sống đầy rẫy đau khổ để chỉ ra rằng con người phải nội luyện bằng sự tu dưỡng rất nghiêm ngặt
của mình để thoát ra khỏi thế giới thực, thoát khỏi hàng rào thời gian và không gian ràng buộc để
đi tới một thế giới khác không có khổ đau, phiền muộn, không sinh, không diệt.
- Về thế giới quan: đạo Phật nêu ra thuyết “duyên khởi”: mọi sự vật hiện tượng đều do nhân
duyên, có 12 nhân duyên, quan hệ theo kiểu quan hệ nhân - quả. Vật này có - vật kia có, cái
này không – cái kia không, vật này sinh - vật kia sinh, cái này diệt – cái kia diệt.
Từ thuyết “duyên khởi”, đạo Phật nêu ra 3 quan điểm:
+ vô tạo giả: không có vị thần linh tối cao nào tạo ra vũ trụ (phủ nhận quan điểm của đạo
Bàlamôn và các đạo khác về sáng thế)
+ vô ngã: không có linh hồn bất tử (khác với đạo Bàlamôn, chống lại đạo Bàlamôn)
+ vô thường: mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi và có thể mất đi trong chốc lát
Như vậy, đạo Phật chủ trương vô thần nhưng lại duy tâm chủ quan vì Phật lý giải nhân duyên
do tâm – yếu tố tinh thần - mà ra.
- Về xã hội: đạo Phật không thừa nhận chế độ đẳng cấp: “không thể có đẳng cấp trong những
dòng máu con người cùng đỏ như nhau, không thể có đẳng cấp trong những giọt nước mắt
con người cùng mặn như nhau”. Đạo Phật ra đời là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp. * Đánh giá: - Tích cực:
+ Đạo Phật chủ trương giải thoát con người khỏi mọi nỗi khổ đau, chủ trương thực hiện bình
đẳng chúng sinh, không thừa nhận đẳng cấp, khuyên con người làm điều thiện, phản đối dùng
bạo lực → chứa đựng tư tưởng nhân đạo, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng,
góp phần làm “loãng” đi rất nhiều những quan niệm khắt khe của đạo Bàlamôn.
+ Đạo Phật đã đưa ra được một lý thuyết giải thoát về tinh thần cho quần chúng bị áp bức, nhân
dân tìm thấy ở đạo Phật một đức tin mới, một niềm hy vọng, một sự an ủi cho cuộc sống của họ.
+ Nghi lễ của đạo Phật đơn giản, không tốn kém, rườm rà, phù hợp với cuộc sống của quần chúng nhân dân
+ Trong lịch sử, đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lịch sử Ấn Độ cổ đại lOMoAR cPSD| 42619430
Về mặt chính trị: ảnh hưởng tích cực đến đường lối cai trị của một số ông vua đồng thời là tín
đồ Phật giáo (ví dụ vua Asôka)
Về mặt văn hoá: ảnh hưởng đậm nét trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, ngôn ngữ, văn chương, giáo dục…
- Tiêu cực: Con đường giải thoát của Phật liệu có thể đưa quần chúng nhân dân thoát khỏi bể
khổ trong thực tế hay không?, có làm thay đổi được tình hình xã hội hay không?
Về thực chất, những tư tưởng căn bản của Phật học đã mang tính chất nhị nguyên, vừa có tư
tưởng duy vật vừa có tư tưởng duy tâm, nhập thế và yếm thế, chứa đựng cả sự kêu gọi giác ngộ,
giải thoát về tư tưởng và sự cam chịu, an phận trong cuộc sống. Vì vậy, về sau các giai cấp
thống trị đã khai thác đạo Phật ở những khía cạnh bi quan, bảo thủ và tiêu cực.
* Sự phát triển và truyền bá đạo Phật
- Ngay sau khi ra đời, Phật giáo đã được đông đảo quần chúng hưởng ứng, số tín đồ tăng nhanh,
lôi kéo thị dân và một bộ phận quý tộc tham gia. Vua Ấn Độ đầu tiên theo Phật giáo là Bimbisara
(vương quốc Magađa – thế kỷ VI TCN).
- Vào thế kỷ III TCN, dưới thời vua Asôka, Phật giáo trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Đại hội Phật
giáo lần thứ ba (253 TCN) đã hoàn chỉnh kinh Phật.
- Sau khi đức Thích Ca qua đời, giáo lý đạo Phật dần dần được ghi chép lại thành kinh Phật
qua bốn hội nghị kết tập Phật giáo.
+ Hội nghị kết tập lần I (sau khi Phật diệt độ): 500 đại biểu tăng ni đã họp lại trong 7 tháng để
cùng nhau tụng đọc lại tất cả những lời dạy bảo của Phật lúc sinh thời, chia thành Kinh (giáo
lý nhà Phật) và Luật (kỷ luật tu hành)
+ Hội nghị lần II, lần III sau định thêm bộ Luận (giải thích, phát triển giáo lý). Cả ba bộ Kinh,
Luật, Luận được ghi lại bằng tiếng Phạn, gọi chung là Tam Tạng.
+ Hội nghị lần IV (cuối I đầu II sau công nguyên) được nhà vua Kaniska bảo trợ, người ta đã
chỉnh lý lại một lần nữa tất cả các văn bản của kinh Tam Tạng gồm khoảng 300.000 bài và cho
khắc vào những tầm bảng đồng trong 12 năm ròng, sau đó đem tàng trữ trong các bảo tháp.
- Vào những thế kỷ tiếp giáp công nguyên, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ sang bên ngoài
Trung Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là vào Đông Nam Á, vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ trở thành
một tôn giáo lớn của nhân loại. Đồng thời, trong nội bộ Phật giáo có sự phân hoá thành hai tông
phái: Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Giống nhau: đều thừa nhận vai trò của Phật Thích Ca, công nhận quan điểm cơ bản giáo lý
của đức Phật, lấy Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) làm kim chỉ nam cho học thuyết của mình. Khác nhau: lOMoAR cPSD| 42619430
+ Tiểu Thừa (cỗ xe nhỏ) chủ trương tu luyện và giải thoát theo quy mô nhỏ, ở từng cá nhân Đại
Thừa (cỗ xe lớn) chủ trương một sự giải thoát đông đảo cho nhiều người trong quần chúng.
+ Đại Thừa có nhiều ảnh hưởng ở Đông Á, Đông Bắc Á. Tiểu Thừa có nhiều ảnh hưởng ở Nam
Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hai phái: Tiểu Thừa ở phần đất phía
Nam và Đại Thừa ở quốc gia Đại Việt.
- Trong những thế kỷ tiếp theo, phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo ở Ấn Độ đã ngày càng bị
thu hẹp trước sự phát triển của đạo Hinđu và sau đó là của đạo Hồi. d. Đạo Jain-Kỳ Na
xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI
Đạo Jaina là một môn phái đòi hỏi sự tu hành khổ hạnh nhất trong tất cả các tôn giáo tại Ấn Độ.
Giáo lý của đạo Jaina cho rằng cách để có được tự do từ vòng luân hồi là sống một cuộc sống
tu hành khổ hạnh. Nó cũng chủ trương kiềm chế gây hại cho bất cứ sinh linh nào trong một học
thuyết được biết với tên gọi là ahimsa (bất tổn sinh). Đạo Jaina không có một vị thần chính nào
những có nhiều vị thần địa diện cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Đạo Jaina hiện đại do Vardhamana, còn được gọi là Mahavira sáng lập. Ông được coi là người
cùng thời với đức Phật Buddha vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Cả đức Mahavira và đức
Phật Buddha đều có dòng dõi quý tộc và đều từ bỏ tất cả của cải quyền lực để sống một cuộc đời tu hành khổ hạnh.
Ba giáo lý cơ bản được gọi là Ba báu vật của dạo Jaina là: lòng tin đúng, hiểu biết đúng và hành
xử đúng. Tất cả tín đồ của đạo Jaina đều phải tuân theo năm mahavrata (năm lời thề lớn) đó là:
không làm ác, không có tài sản, không nói dối, không trộm cắp và tiết chế nhục dục. Các tín đồ
đạo Jaina là những người ăn chay nghiêm ngặt và đòi hỏi phải thực hiện một số nghi thức hành lễ mỗi ngày.
Đạo Jaina được chia thành hai hệ phái chính: Digambara (Lõa hình – không mặc quần áo) và
Svetambara (Chỉ mặc đồ trắng). Hệ phái Svetambara cử hành một nghi thức được biết là puja,
trong đó những người hành lễ làm tám biểu tượng cúng bái trước hình ảnh của một tirthankara (Thầy cả). e. Đạo Sikh-
Từ thế kỉ VIII, đạo Phật hoàn toàn suy, đạo Hinđu trở thành tôn
giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Cũng vào thời kì này, đạo Hồi bắt đầu
đƣợc truyền vào Ấn Độ và từ thế kỉ XIII về sau thì trở thành tôn
giáo có thế lực ở quốc gia này.
Dựa trên giáo lí của đạo Hinđu và đạo Hồi, đến cuối thế kỉ
XV đầu thế kỉ XVI, ở Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới gọi là
đạo xích. Chữ "Sikh" vốn bắt nguồn từ chữ Sishya nghĩa là "đệ tử".
Ngƣời sáng lập đạo Xích là Nanac Đép (Nanak Dev, 1469- 1538).
Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất, chống
việc thờ các tƣợng thần. Họ phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu
và đạo Hồi, không hành hƣơng đến các con sông nhƣ đạo Hinđu.
Kinh thánh của đạo xích là Gran Sahep bao gồm tác phẩm lOMoAR cPSD| 42619430
của 10 giáo sĩ đạo xích cùng với kinh của đạo Hinđu và kinh của
đạo Hồi. Ngôi đền thờ lớn nhất của đạo xích là đền vàng ở bang Punjap.
Về mặt xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện
sự khoan dung và yêu mến mọi ngƣời, coi trọng sự mến khách,
sẵn sàng giúp đỡ những ngƣời đến nƣơng náu trong đền thờ của họ.
Đến thế kỉ XVII, giáo sĩ Gôbin Xinh bổ sung cho đạo Xích yếu
tố vũ trang để đối phố với nạn khủng bố ngƣời theo đạo Xích.
Từ đó tên của nam tín đồ đạo Xích đều có thêm chữ Xinh.
Đồng thời giáo sĩ Gôbin Xinh quy định 5 đặc điểm của tín đồ đạo Xích là:
- Không cắt tóc, không cạo râu.
- Luôn luôn mang theo lƣợc chải đầu bằng gỗ hoặc ngà. - Mặc quần ngắn.
- Đeo vòng tay bằng sắt.
- Mang kiếm ngắn hoặc dao găm.
Ngày nay số tín đồ đạo xích chiếm khoảng 2% dân số Ấn
Độ. Họ đòi tách bang Punjap khỏi Ấn Độ để thành lập một nƣớc
độc lập gọi là Khalixtan.