Trong hệ thống thần thoại Hy Lạp nổi tiếng | nghiên cứu tôn giáo | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Nghiên cứu tôn giáo
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
trong hệ thống thần thoại Hy Lạp nổi 琀椀ếng, có một nhân vật tên là
Sisyphus. Anh là con trai của vua Aeolus và Enarete. Sisyphus đã kết hôn
với Merope, sau đó họ có với nhau 4 người con. Đồng thời anh là người
sáng lập cũng chính là vị vua đầu tiên của Ephyra ( Corinth). Sinh ra trong
dòng dõi đáng kính như vậy, nghĩ rằng Sisyphus có một cuộc sống hưởng
thụ, sung túc đến suốt đời. Nhưng đời không như là mơ, số phận đã có
một con đường khác cho anh, một kế hoạch chứa đầy sự trớ trêu vĩnh cửu.
Sisyphus trong những năm tháng cai trị vương quốc của mình, đã giúp vương
quốc trở thành một trung tâm thương mại và hàng hải thịnh vượng. Tuy nhiên,
bên dưới vỏ bọc của sự thịnh vượng, ngài quốc vương say sưa trong một khao khát vô độ về
quyền lực, sự giàu có cùng với sự tàn nhẫn và ranh ma. Anh đã bày mưu hãm hại các thương
nhân nước ngoài, bằng cách giết họ trong cung điện của mình nếu điều đó đem lại lợi ích cho
Ephyra. Anh ta thích thú với thú vui bệnh hoạn này vì nó chứng minh rằng ạnh ta là một vị vua tàn
nhẫn. Những hành động bệnh hoạn này đã xúc phạm đến bộ luật Xenia - một bộ luật được lập
ra bởi thần Zeus tối cao nhằm thể hiện sự hiếu khách đối với các khách du lịch và ghé thăm vương quốc
Tuy nhiên đỉnh điểm của drama mới thực sự bắt đầu từ đây. Một hôm, thần Zeus vì bị thu hút
bởi sắc đẹp của Aegina - con gái của thần sông Asopus, ông đã nổi máu đàn ông muốn chiếm
đoạt ngay lập tức nên đã bắt cóc cô. Đen đủi sao cảnh bắt cóc đã bị Sisyphus nhìn thấy và anh
đã lợi dụng nó để trục lợi cho mình. Khi ấy, Sisyphus hứa sẽ tiết lộ cho Asopus về nơi ở hiện
tại của Aegina, đổi lại, Asopus phải tạo ra một con suối chảy trên thành cổ Corinth, mong muốn
tham lam tăng sự giàu có cho bản thân mình.
Tuy nhiên, niềm vui của Sisyphus không kéo dài bao lâu. Thù cũ chưa trả thù mới lại tới, thần
Zeus ra lệnh cho thần chết Thanatos đưa Sisyphus đến Tartarus - tầng sâu nhất của địa ngục,
nơi dành cho những kẻ phạm tội tày trời với những hình phạt khủng khiếp. Không thể chết dễ
như vậy được, Sisyphus ranh ma hỏi Thanatos cách thức hoạt động của những sợi xích. Khi
Thanatos đang cho anh ta xem kỹ năng điêu luyện của mình, Sisyphus đã chớp cơ hội trói
ngược Thanatos vào chính xích của mình và lật ngược thế cờ. Thần chết lại bị trói bởi cái xích
của thần chết, nên chả còn ai đi bắt người trên Trái Đất xuống địa ngục nữa, mọi người như
được sống bất tử vậy. Nhưng sau một thời gian, mọi chuyện bắt đầu náo loạn và nghiêm
trọng hơn. Thần chiến tranh Ares đã quạu vì thú vui giết chết kẻ địch trong trận chiến không còn
vì bọn họ đều bất tử, Ares đã quyết định đi kiếm ông thần chết để hỏi chuyện, ai ngờ ổng đang bị
trói do mánh khóe của Sisyphus, sau đó Ares đã giải thoát cho Thanatos, rồi đi kiếm chuyện với
Sisyphus và bắt anh giao cho Thanatos
Biết rằng lần này không trốn được, nhưng với bản chất ham sống, thích hưởng thụ + dòng máu
ranh mãnh luôn nằm trong người, trước khi chết, Sisyphus nói với vợ Merope hãy ném xác chết của
mình vào giữa quảng trường thành phố, hòng chuẩn bị cho kế hoạch tái sinh của mình
Vì không được chôn cất tử tế nên anh không được vào thẳng địa ngục của Hades – vua của địa
ngục mà chỉ dừng lại bên bờ sông Styx. Bấy giờ ông bắt đầu tiếp cận với Persephone – vợ của
Hades và than vãn với bộ mặt giả tạo rằng ông có một người vợ rất tệ, khi chồng mình chết mà lOMoAR cPSD| 42619430
cũng không biết đường chôn cất cho đàng hoàng, xin nữ thần cho tôi về lại dương thế để tôi tẩn cho
một trận và giáo huấn lại cách chôn cất thi thể cùng cách thức tổ chức lễ tang sao cho đúng, xong
việc, tôi xin lại xuống địa ngục này và sống trọn đời làm tôi tớ cho thần
Vì mềm lòng, bà đã không cảnh giác trước kế hoạch của Sisyphus, dễ dàng đồng ý và cho
phép anh quay lại dương gian gặp vợ mình. Lên đến nơi, Sisyphus đã mắng vợ vì đã không
chôn cất thi thể của mình và tổ chức một đám tang đúng nghĩa như một người vợ yêu thương nên
làm, nhưng hoàn thành xong việc thì anh bùng kèo, không chịu quay lại địa ngục. Một lần nữa, vị
vua này đã đánh bại được các vị thần bằng chính những lời xảo trá của mình và tiếp tục cuộc
sống vương giả của bậc đế vương, nhưng chiến thắng của ông ta sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ở dưới địa ngục, hai vợ chồng Hades, Persephone chờ mãi, chờ mãi, mà cũng chẳng
thấy Sisyphus quay lại. Biết mình đã bị lừa, Hades vô cùng tức giận gọi Thanatos đến
và ra lệnh phải bắt ngay linh hồn Sisyphus xuống đây ngay. Nhưng từ vụ lần trước nên
Thanatos đã rén và không dám lại gần Sisyphus nữa, bởi lẽ đó công việc này được
chuyển giao sang cho thần Hermes bắt Sisyphus về lại địa ngục lần thứ 2
Lần này Sisyphus hết cơ hội lươn lẹo vì chuyện này đã đến tai của Zeus và ông quyết định can
thiệp vào. Zeus đã chán ngấy với những chiêu trò gian manh, xảo quyệt và ghét cái điệu bộ
kiêu ngạo của Sisyphus. Vì thế để tránh đêm dài lắm mộng, Zeus đã bắt Sisyphus ngày ngày
phải vần, lăn một tảng đá cực lớn, từ dưới đất lên ngọn núi cao dốc đứng ở Tatarus. Tảng đá
đã bị bỏ bùa, vì vậy Sisyphus cứ lăn tảng đá đến gần tới đỉnh núi thì nó lại bật ra khỏi tay lao
xuống dốc. Thế là bao nhiêu mồ hôi, công sức mất hết. Sisyphus lại phải bắt tay làm lại từ đầu,
xuống chân núi lăn tảng đá lên. Ngày này qua ngày khác, anh cứ phải làm công việc khổ sai
cực hình như thế, một công việc vô nghĩa, không có kết quả và vĩnh cửu, như một lời nhắc
nhở, thấm thía với tội lỗi mà anh ta đã phạm phải.
Do đó, dựa trên điển tích này, thuật ngữ “Sisyphean” được ra đời để mô tả một nhiệm vụ
vừa mất thời gian và vừa khó khăn, vô ích, không mang lại kết quả , không thể hoàn thành
Trong câu chuyện, ta có thể thấy lòng tham của Sisyphus có thể đại diện cho khao khát
không biết điểm dừng của con người trong việc đạt được sự giàu có, quyền lực và
hạnh phúc vật chất. Sisyphus đã phạm phải tội ác và bị phạt vì lòng tham vô độ của
mình, tượng trưng cho việc con người chúng ta thường mải đắm chìm trong sự thỏa
mãn vật chất và quên mất điểm dừng của sự tìm kiếm này. Qua đây ta có thể thấy lòng
tham vô độ không chỉ làm mất đi ý nghĩa và mục tiêu trong cuộc sống, mà còn có thể
gây ra những hậu quả tiêu cực và tạo ra sự khó khăn và bất hạnh cho chính mình.
Ngoài ra, từ việc tảng đá của Sisyphus khi gần đến đỉnh núi thì lại lăn trở ngược xuống
chân núi, ta cũng có thể thấy được sự luân hồi vòng tròn của một đời người. Là 1 vòng
tuần hoàn lặp đi lặp lại, sinh lão bệnh tử rồi lại quay ngược về sinh, phải tái sinh
chuyển kiếp qua nhiều kiếp sống khác nhau, cho thấy được sự khó khăn, vất vả, sự
chịu đựng của linh hồn con người. Vì vậy muốn thoát ra khỏi vòng tròn vĩnh hằng này,
đòi hỏi phải có một sự nỗ lực phi thường, một sự cố gắng vượt bậc hơn người hòng
đạt đến sự giác ngộ, sự giải thoát cuối cùng, thoát khỏi cảnh trầm luân