Tổng cầu - Chính sách tài khóa | Đại học Lao động - Xã hội

Tổng cầu - Chính sách tài khóa | Đại học Lao động - Xã hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

Môn:
Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
38 trang 12 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tổng cầu - Chính sách tài khóa | Đại học Lao động - Xã hội

Tổng cầu - Chính sách tài khóa | Đại học Lao động - Xã hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

68 34 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG 6.
TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Trong chương trước đã trình bày các biến động ngắn hạn của nền kinh
tế với mô hình tổng cầu – tổng cung. Chương 6 sẽ nghiên cứu tổng cầu của
nền kinh tế, các thành tố của tổng cầu, các nhân tố quyết định sự biến
động của tổng cầu Chương này nhấn mạnh tình huống trong đó nền kinh tế .
còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng, vai trò của tổng cầu trong việc
quyết định mức sản lượng của nền kinh tế, việc sử dụng chính sách tài
khóa tác động đến tổng cầu nhằm ổn định nền kinh tế.
6.1. Lý thuyết của Keynes và ảnh hưởng đến tổng cầu
6.1.1. Các giả thiết của Keynes
Chương này nghiên cứu hình đơn giản của Keynes với giả thiết
liên quan đến mức giá “cứng nhắc”. Điều đó có nghĩa trong ngắn hạn,
mức sản lượng thực tế của nền kinh tế chỉ được xác định bởi tổng cầu, với
mức giá không đổi cho tới điểm mà tại đó nền kinh tế đạt tới mức sản lượng
toàn dụng lao động. Nền kinh tế không có hạn chế về tổng cung – tức nền
kinh tế có thể tiến hành sản xuất bất kỳ mức sản lượng nào được cầu tại mỗi
mức giá cho trước và có thể thuê đủ lao động, thiết bị với công suất cần thiết
để đạt được mức sản lượng đó. Đường tổng cung của nền kinh tế dạng
nằm ngang hệ số co giãn của đường tổng cung bằng vô cùng.
Hình 6.1. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu khi nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực chưa được sử dụng
6.1.2. Đường tổng chi tiêu và ảnh hưởng đến tổng cầu
6.1.2.1 . Đường tổng chi tiêu
Đường tổng chi tiêu công cxác định mức sản lượng tổng cầu
tại trạng thái cân bằng khi nền kinh tế còn dồi dào nguồn lực chưa được sử
dụng, biểu diễn mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân.
Tổng chi tiêu được đề cập ở đây là một thuật ngữ chỉ tổng chi tiêu dự
kiến của nền kinh tế, bao gồm chi tiêu dự kiến cho tiêu dùng, đầu tư, hàng
hóa dịch vụ công và xuất khẩu ròng. Thu nhập quốc dân là thu nhập thực tế
(GDP thực).
Đặc điểm của đường tổng chi tiêu
- Đường tổng chi tiêu dốc lên, cho thấy khi thu nhập quốc dân
tăng thì tổng chi tiêu cũng tăng và ngược lại.
- Đdốc của đường tổng chi tiêu nhỏ hơn 1. Nếu chúng ta v1 đường
45
0
đi qua gốc tọa độ thì đường tổng chi tiêu sẽ thoải hơn đường 45
0
.
Nguyên nhân người tiêu ng tiết kiệm một phần thu nhập ng thêm.
- Đường tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương, hàm ý
khi thu nhập quốc dân bằng không thì tổng chi tiêu của nền kinh tế vẫn
mang giá trị dương và khoản chi tiêu này được gọi là chi tiêu tự đinh.
Hình 6.2. Đường tổng chi tiêu của nền kinh tế
6.1.2.2. chi tiêuSản lượng cân bằng trong mô hình thu nhập –
Đồng nhất thức thu nhập sản lượng
Trong phần trước đã trình bày, trong toàn bộ nền kinh tế, tổng thu
nhập bằng tổng sản lượng. Điều này có thể thấy trong thực tế, trong các
giao dịch mua bán thành công, doanh thu nhận được cuối ng ng trở
thành thu nhập của các hộ gia đình như kết quả nhận được từ quá
trình cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Nếu Y được
dùng để biểu diễn thu nhập quốc dân, thì đồng nhất thức có thể viết như
sau:
GDP Y Thu nhập quốc dân
Từ đồng nhất thức trên, thể hiểu đường tổng chi tiêu theo hai
cách. Đường tổng chi tiêu một mặt cho thấy mối quan hệ giữa tổng chi
tiêu và thu nhập quốc dân. Mặt khác, đường tổng chi tiêu ng cho thấy
mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và mức sản lượng quc dân.
Sản lượng cân bằng
Dọc theo đường tổng chi tiêu, tổng chi tiêu dự kiến tại mỗi mức
thu nhập quốc dân cho thấy sức mua của hộ gia đình, doanh nghiệp và
người nước ngoài đối với các hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế; Dọc
theo đường
45
0
đường biểu diễn thu nhập (sản lượng) cho thấy tổng sản
lượng được sản xuất bởi nền kinh tế.
Thông thường doanh nghiệp chỉ sản xuất một hàng hóa nào đó
nếu họ tin rằng sẽ được mua. Điều đó nghĩa tổng sản lượng
được sản xuất bởi mọi doanh nghiệp phải phù hợp với tổng cầu về sản
lượng. Do vậy, trạng thái cân bằng đạt được là trạng thái mà tại đó tổng
chi tiêu phải bằng tổng sản lượng.
tổng sản lượng (GDP) lại bằng tổng thu nhập (Y) nên trạng thái
cân bằng trên mô hình thu nhập chi tiêu là:
AE = GDP = Y
Trên hình, trạng thái cân bằng đạt được là trạng thái mà tại đó,
với một mức thu nhập nhất định, lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất ra
đều được bán hết nhu cầu mua sắm của các tác nhân kinh tế cũng
được thỏa mãn. Do đó trạng thái cân bằng được xác định bởi giao điểm
của đường tổng chi tiêu và đường 45
0
(đường biểu diễn thu nhập). Việc
xác định thu nhập cân bằng trên cơ sở liên kết thu nhập (sản lượng) với
tổng chi tiêu gọi là cách tiếp cận thu nhập chi tiêu.
Hình 6.3. Đường tổng chi tiêu của nền kinh tế và sản lượng cân
bằng
Trên hình 6.3, trạng thái cân bằng đạt được trạng thái E
0
ứng
với mức thu nhập Y . Tại mức thu nhập này, tổng chi tiêu dự kiến bằng
0
tổng sản lượng của nền kinh tế. Nhu cầu mua sắm của các tác nhân kinh
tế bằng với tổng sản lượng của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là, tại c mức
thu nhập khác với Y thì điều gì xảy ra? Trước hết, hãy xét tại mức thu
0
nhập Y , khi đó đường tổng chi tiêu nằm trên đường 45 nên tổng
1
< Y
0
0
chi tiêu dự kiến lớn hơn mức sản lượng của nền kinh tế. Trong trường
hợp này, các hộ gia đình, doanh nghiêp, chính phủ và người nước ngoài
mức chi tiêu dự kiến cao hơn mức mà nền kinh tế đang sản xuất. Các
doanh nghiệp phải huy động hàng dự trữ trong kế hoạch ra bán. (Hàng
dự trữ trong kế hoạch những hàng hóa mà các doanh nghiệp chủ động
dự trữ để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả). Chính vì vậy dẫn
đến sự sụt giảm hàng tồn kho trong kế hoạch và các doanh nghiệp phải
mở rộng sản xuất để đắp sự sụt giảm của hàng tồn kho trong kế
hoạch. Quá trình mở rộng sản xuất sẽ tiếp tục cho đến khi không còn
chênh lệch giữa tổng chi tiêu dự kiến mức sản lượng của nền kinh
tế, tức tại mức sản lượng cân bằng Y . Như vậy, tại các mức sản
0
lượng nhỏ hơn Y , các doanh nghiệp luôn xu hướng mở rộng sản
0
xuất để bù đắp sự sụt giảm về hàng tồn kho và đưa mức sản lượng tiến
gần đến Y cuối cùng khôi phục lại mức sản lượng cân bằng Y
0
0
.
Trong trường hợp mức sản lượng Y , đường tổng chi tiêu nằm
2
> Y
0
dưới đường 45 , lượng hàng hóa nền kinh tế sản xuất vượt quá sức mua
0
của các tác nhân kinh tế, lượng hàng hóa không bán được sẽ được
giữ lại trong kho dưới dạng hàng tồn kho ngoài kế hoạch. (Hàng dự trữ
ngoài kế hoạch những hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra nhưng
không bán được). Việc hàng dự trữ ngoài kế hoạch tích tụ lại sẽ phát
sinh những tổn thất và chi phí lưu giữ, do vậy các doanh nghiệp phản
ứng bằng cách cắt giảm mức sản xuất cho đến khi mức sản lượng trở
lại Y
0
.
Như vậy, mức sản lượng cân bằng Y mức sản lượng nền
0
kinh tế luôn hướng tới. Tại bất cứ mức sản ợng nào khác với Y
0
thì
chênh lệch về hàng tồn kho luôn khiến các doanh nghiệp thay đổi mức
sản lượng theo hướng tiến gần đến và bằng Y
0
.
Công thức tính sản lượng cân bằng
Đường tổng chi tiêu (giả sử có dạng tuyến tinh) được viết như sau:
AE = A + αY (1)
Trong đó:
A: Phần chi tiêu tđịnh (Phần chi tiêu không phụ thuộc thu nhập
quốc dân)
α: Độ dốc của đường tổng chi tiêu, do đdốc của đường tổng chi
tiêu thoải hơn đường thu nhập nên 0 < α < 1.
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu phải bằng tổng thu nhập nên:
AE =Y (2)
Từ (1) và (2) ta có:
Y = A + αY
Mức sản lượng cân bằng:
Y =
6.1.2.3. Dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và sự thay đổi mức sản
lượng cân bằng
1
A
Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu
Đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển khi có những thay đổi trong
nền kinh tế làm cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người
nước ngoài quyết định chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn tại mỗi mức thu
nhập.
Sự thay đổi mức sản lượng cân bằng
Giả sử tổng chi tiêu tăng lên là Z tại mỗi mức thu nhập quốc dân.
Điều này dẫn đến sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu, từ
AE
0
đến AE
1
(hình 6.4). Trạng thái cân bằng thay đổi từ E
0
đến E , mức
1
sản lượng cân bằng được mở rộng từ Y đến Y . Sự gia tăng mức sản
0
1
lượng cân bằng lớn hơn so với sự gia tăng của tổng chi tiêu Z (do đường
tổng chi tiêu thoải hơn đường 45
0
).
Như vậy, gia tăng trong tổng chi tiêu dẫn đến một sự gia tăng lớn
hơn trong thu nhập. Để tả hiện tượng này, Keynes đã dùng thuật
ngữ số nhân chi tiêu.
Số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng gây
ra do sự thay đổi của một đơn vị trong tổng chi tiêu.
m =
hình cho thấy, số nhân chi tiêu độ gia tăng trong mức sản
lượng cân bằng tạo ra khi Z = 1. Trên đồ thị, khi đường tổng chi tiêu
dịch chuyển lên trên 1 đơn vị (tức khi tổng chi tiêu tăng lên 1 tại
mỗi mức thu nhập quốc dân), chi tiêu tự định tăng từ A đến A + 1, mức
sản lượng cân bằng thay đổi một lượng là:
Theo định nghĩa về số nhân chi tiêu thì sự thay đổi của mức sản
lượng cân bằng trên là số nhân chi tiêu (m), do đó:
m =
Và trong trường hợp tổng quát, số nhân chi tiêu sẽ được tính như
sau:
Z
YY
Z
Y
01
=
=
+
=
1
1
11
1
01
AA
YY
1
1
m =
Trong đó:
∆Y: Sự thay đổi của mức sản lượng cân bằng khi đường tổng chi
tiêu dịch chuyển;
∆A: Sự thay đổi của tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc dân.
độ dốc của đường tổng chi tiêu 0 < α < 1 nên m > 1. Độ dốc
của đường tổng chi tiêu càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn.
Hình 6.4. Thay đổi trạng thái cân bằng khi dịch chuyển đường
tổng chi tiêu
6.1.2.4. Cách tiếp cận thu nhâp chi tiêu phân tích tổng cầu tổng
cung.
a. Đường tổng cầu
Mức sản lượng cân bằng đạt được trên mô hình thu nhập – chi tiêu
ứng với một mức giá nhất định. Vậy mức sản lượng cân bằng này sẽ
thay đổi như thế nào trong trường hợp mức giá có sự thay đổi?
Với mức giá P , ứng với mức giá này đường tổng chi tiêu của nền
0
kinh tế AE ), trạng thái cân bằng trên mô hình thu nhập (P
0
chi tiêu
là E P , do
0
, mức sản lượng cân bằng là Y
0
. Giả sử mức giá tăng lên
1
tổng chi tiêu của nền kinh tế là tổng chi tiêu dự kiến về tiêu dùng, đầu
tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng nên với tác động của các hiệu
A
Y
ứng của cải, hiệu ứng lãi suất hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng
chi tiêu AE (hình 6.5
0
sẽ dịch chuyển xuống AE
1
). Trạng thái cân bằng
chuyển tới E và mức sản lượng cân bằng giảm xuống Y
1
1
.
Hình 6.5. chi tiêu Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình thu nhập –
Như vậy, ứng với mức giá P , sản lượng cân bằng đạt được trên
0
hình thu nhâp chi tiêu Y
0
, tương tự ứng với mức giá P , sản
1
lượng cân bằng đạt được trên mô hình thu nhâp . Từ đó chi tiêu là Y
1
những điểm thể hiện mối quan hệ giữa giá sản lượng cân bằng ứng
với từng mức gcó tính chất giống như (P
0
, Y ) và (P , Y
0 1 1
) sẽ nằm trên
đường tổng cầu AD của nền kinh tế (hình 6.5).
b. Các sốc làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu tác động đến
tổng cầu
Hình 6.6. Tác động của tăng chi tiêu chính phủ đến sản lượng và
mức giá
Ứng với một mức giá nhất định, bất kỳ một nhân tố nào tác động
làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu cũng dẫn đến sự thay đổi của sản
lượng cân bằng và qua đó làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ, chi
tiêu chính phủ tăng, làm tăng tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc
dân do đó đẩy đường tổng chi tiêu AE dịch chuyển lên AE . Mức
0
1
sản lượng cân bằng mở rộng từ Y đến Y . Trên hình tổng cầu
0
1
tổng cung, tại mức giá không đổi P , mức
0
sản lượng cân bằng trên
hình thu nhập chi tiêu đã mở rộng đến Y
1
.
Với lập luận trên, tại tất cả các mức giá ban đầu của nền kinh tế,
hiện tượng tác động đến tổng cầu lập lại tương tự. Có thể kết luận rằng,
đường tổng cầu AD đã dịch chuyển sang phải đến AD
0
1
(hình 6.6).
c. Những hạn chế của cách tiếp cận thu nhập chi tiêu
Tổng cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sản
lượng khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế đã sử dụng hầu hết nguồn lực hiện có, tổng cung
cần được đưa vào hình để phân tích. Hình 6.6. minh họa cho tác
động của việc tăng chi tiêu chính phủ khi tính đến sự ràng buộc từ phía
cung được biểu thị bởi một đường tổng cung độ dốc dương (đường
tổng cung AS
0
). Với mức giá không thay đổi P , việc tăng chi tiêu chính
0
phủ một lượng
G sẽ làm tăng sản lượng từ Y lên mức Y
0
1
. Trong
trường hợp đường tổng cung độ dốc dương, sản lượng thực tế chỉ
tăng lên mức Y vì mức giá không còn cố định ở mức P mà thực ra đã
1
0
tăng lên P và hấp thụ một phần sự gia tăng của tổng cầu.
1
6.1.3. Mô hình xác định sản lượng cân bằng
6.1.3.1. Mô hình xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản
đơn
Nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai thành viên là hộ gia đình và
doanh nghiệp. Do đó, phương trình đường tổng chi tiêu trong nền kinh
tế giản đơn được biểu diễn như sau:
AE = C + I
Trong đó:
C: Tiêu dùng của các hộ gia đình
I: Đầu tư
Tiếp theo sẽ xem xét từng thành tố trong tổng chi tiêu của nền kinh tế
giản đơn
Tiêu dùng của các hộ gia đình
Hàm tiêu dùng
Trên cơ sở nghiên cứu tiêu dùng với vai trò một thành tố quan
trọng trong tổng chi tiêu, đây chúng ta xét đến , tức hàm tiêu dùng
hàm thể hiện mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng của các
hộ gia đình.
Thu nhập khả dụng là tổng thu nhập các hộ gia đình nhận được từ
việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cộng với trợ cấp từ
chính phủ trừ đi phần thuế phải nộp. Hộ gia đình sử dụng phần thu
nhập khả dụng để tiêu dùng và tiết kiệm. Thu nhập khả dụng ký hiệu là
Y
d
. Trong hình kinh tế giản đơn, không vai trò của chính phủ nên
thu nhập khả dụng bằng thu nhập quốc dân (Y
d
= Y).
Khi thu nhập khả dụng tăng lên, chi tiêu của các hộ gia đình cho
lương thực thực phẩm, quần áo, nhà cửa, y tế, và một số hàng hóa dịch
vụ khác cũng tăng lên. Do vậy, khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu
dùng của các hộ gia đình cũng tăng lên.
Để biểu diễn hàm tiêu dùng, chúng ta hãy xem xét đến các yếu tố
cấu thành nên hàm tiêu dùng: xu hướng tiêu dùng cận biên và tiêu dùng
tự định
Xu hướng tiêu dùng cận biên. Lượng tiêu dùng tăng thêm khi
thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị được gọi là xu ớng tiêu dùng
cận biên (MPC).
Tiêu dùng tự định. Tiêu dùng tự định phần tiêu dùng không
phụ thuộc vào thu nhập ( . Đây là khoản tiêu dùng phải chi tiêu kể cả )
khi không có thu nhập.
Hàm tiêu dùng có dạng như sau:
d
MPCxYCC +=
Trong đó:
C là tiêu dùng
C
là tiêu dùng tự định
MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên
Đường tiêu dùng biểu diễn hàm tiêu dùng. Để biểu diễn đường
tiêu dùng, dùng một hệ trục tọa độ với trục tung biểu diễn lượng tiêu
dùng và trục hoành biểu diễn thu nhập. (Trong nền kinh tế giản đơn, thu
nhập khả dụng bằng thu nhập).
Như vậy trên đồ thị xu hướng tiêu dùng cận biên MPC chính
độ dốc của đường tiêu dùng. Tiêu dùng tự đinh ( ) hệ số chặn của
đường tiêu dùng.
Hình 6.7 biểu diễn đường tiêu dùng, với mọi mức thu nhập nhỏ
hơn Y thì tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng. Với các mức thu nhập
0
lớn hơn Y , tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng. Tại mức thu nhập
0
bằng Y , tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng
0
.
Hình 6.7. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
Sự dịch chuyển của đường tiêu dùng
Những nhân tố tác động làm cho lượng tiêu dùng của các hgia
đình thay đổi tại mỗi mức thu nhập khả dụng là những nhân tố tạo nên
sự dịch chuyển của đường tiêu dùng. dụ, thu nhập dự kiến trong
tương lai, của cải đã được tích lũy…
Xu hướng tiết kiệm cận biên
C
C
Các hộ gia đình dùng thu nhập khả dụng để tiêu ng tiết kiệm.
Như vậy, tmỗi đơn vị thu nhâp khả dụng được bổ sung các hộ gia đinh
không chỉ tiêu dùng còn tiết kiệm. Mức tiết kiệm bổ sung từ một
đơn vị thu nhập khả dụng tăng thêm được gọi là xu hướng tiết kiệm cận
biên (MPS)
Hàm tiết kiệm
Hàm tiết kiệm thể hiện mối quan hệ giữa tiết kiệm với thu nhập
khả dụng của các hộ gia đình.
Ta có: Y = C + S
d
S = Y C =>
d
S = (1)
nên MPS = 1 MPC (2)
Do đó, thay (2) vào (1) ta có:
S =
Đường biểu diễn hàm tiết kiệm gọi là đường tiết kiệm. Hình 6.7
biểu diễn hàm tiết kiệm của nền kinh tế với:
- là mức tiết kiệm của nền kinh tế tại mức thu nhập bằng không.
MPS xu hướng tiết kiệm cận biên độ dốc của đường tiết
kiệm.
Tại mức thu nhập khả dụng Y , thu nhập khả dụng vừa đtrang
0
trải chi tiêu cho tiêu dùng (Y = C), do đó tiết kiệm S=0, A được gọi là
d
điểm vừa đủ. Điểm vừa đủ điểm mà tại đó, thu nhập khả dụng vừa đủ
trang trải cho tiêu dùng và tiết kiệm bằng không.
Đầu tư
Đầu tư là thành tố quan trọng thứ hai của tổng chi tiêu. Thuật ngữ
đầu tư trong nền kinh tế giản đơn chỉ tổng đầu tư tư nhân (bao gồm cả
d
Y
S
MPS
=
)(
dd
YMPCCYS +=
d
YMPCC + )1(
d
Y
C
MPC
=
d
Y
S
MPS
=
d
YMPSC +
C
đầu tư thay thế và đầu tư tăng thêm). So với tiêu dùng, đầu tư chiếm tỉ
trọng khiêm tốn hơn. Đầu biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh
doanh. Đầu chịu tác động của một số nhân tố như lãi suất thực tế, thu
nhập hiện tại của nền kinh tế và dự tính của doanh nghiệp về triển vọng
tương lai… Xem xét hàm cầu về đầu có thể thấy được sự phụ thuộc
của đầu tư vào những yếu tố này.
Hàm cầu về đầu tư
Hàm cầu về đầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu đầu
theo kế hoạch và lãi suất thực tế (trong điều kiện các yếu tố khác và thu
nhập của nền kinh tế không đổi).
Lãi suất thực tế
Lãi suất thực tế với cách là chi phí hội của việc sử dụng đồng
vốn đầu tư. Chính vậy, đầu biến động ngược chiều với lãi suất thực
tế (hình 6.8). Đường cầu về đầu tư có dạng dốc xuống.
Hình 6.8. Đường cầu đầu tư
Khi lãi suất thực tế thay đổi, tạo ra sự di chuyển dọc đường cầu
đầu tư. Vậy, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển khi nào?
Sự dịch chuyển đường cầu đầu tư
Đường cầu đầu sẽ dịch chuyển khi sự thay đổi trong các
nhân tố như thu nhập, tâm của nhà đầu tư… Khi thu nhập của nền
kinh tế tăng, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang bên phải và ngược
lại, khi thu nhập của nền kinh tế giảm, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển
sang trái. Khi các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng của nền kinh
tế, đường cầu vđầu sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại, khi
làn sóng bi quan về đầu tư trong nền kinh tế, đường cầu đầu tư sẽ dịch
chuyển sang trái (hình 6.9)
Hình 6.9. Sự dịch chuyển đường cầu đầu tư do tâm lý kinh
doanh
Trong chương này chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chi
tiêu và thu nhập quốc dân nên giả thiết lãi suất là cho trước và mức đầu
tư không liên quan đến thu nhập hiện tại của nền kinh tế
(I = ). I
Sản lượng cân bằng
Phương trình đường tổng chi tiêu AE của nền kinh tế giản đơn
như sau:
=> =>
(vì Y
d
= Y trong nền kinh tế giản đơn)
ICAE +=
IYMPCCAE
d
++=
d
YMPCICAE ++= )(
YMPCICAE ++= )(
Như vậy, đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn chi
tiêu tự định bằng (C
+ I) và độ dốc bằng độ dốc của đường tiêu dùng và
bằng MPC.
Tại trạng thái cân bằng:
AE = Y
Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn là:
Hình 6.10. Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Để phân tích sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn, chúng
ta sử dụng số liệu trong bảng 6.1
Bảng 6.1. Các thành tố trong tổng chi tiêu
Đơn vị: Tỷ đồng
Thu nhập khả
dụng (Y
d
)
Tiêu dùng
(C)
Đầu tư (I)
Tổng chi tiêu
(AE)
80
84
50
134
120
116
50
166
160
148
50
198
200
180
50
230
240
212
50
262
280
244
50
294
320
276
50
326
( )
YYMPCIC =++
MPC
IC
Y
+
=
1
360
308
50
358
400
340
50
390
Từ bảng 6.1 thể xây dựng được phương trình của đường tiêu
dùng và đường tổng chi tiêu như sau:
=> C= 20+ 0.8Y
d
C = 20 + 0.8Y
AE = 70 + 0.8Y
Tại trạng thái cân bằng: AE =Y. Do đó mức sản lượng cân bằng
sẽ là:
hay Y = 70/ (1-0.8) = 350
Số nhân chi tiêu
Như trên chúng ta đã đề cập, số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi
của mức sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay đổi một đơn vị trong
tổng chi tiêu. Vậy trong mô hình kinh tế giản đơn, số nhân chi tiêu bằng
bao nhiêu cơ chế khuếch đại của sự thay đổi trong chi tiêu tự định
đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Phâ tích sau đây dựa vào n
hình 6.11 với giả thiết đầu của nền kinh tế tăng thêm một lượng
∆I, lúc đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng thêm một lượng ∆I tại
mỗi mức thu nhập quốc dân, đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên
là ∆I. Mức sản lượng của nền kinh tế tăng từ Y đến Y
0
1
.
d
YMPCCC +=
YMPCICAE ++= )(
MPC
IC
Y
+
=
1
Hình 6.11. Tác động của sự thay đổi chi tiêu tự định (đầu tư) đến
mức sản lượng cân bằng
Trước tiên, độ lớn của số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
sẽ được tính bằng độ mở của mức sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự
định tăng lên một đơn vị. Do vậy, số nhân chi tiêu (m) sẽ được tính như
sau:
Trong ví dụ trên, giả sử đầu tăng thêm 1 tỷ, số nhân chi tiêu của
nền kinh tế sẽ là: m = 1/(1 – 0.8) = 5
Điều đó nghĩa là, nếu đầu tăng thêm 1 tỷ, mức sản lượng cân
bằng của nền kinh tế sẽ mở rộng là 5 tỷ.
Tiếp theo, sẽ xem xét cơ chế khuếch đại của số nhân chi tiêu
Giả sử nền kinh tế tăng thêm 1 tỷ đồng vốn đầu tư, điều này tác
động đến mức sản lượng làm mức sản lượng tăng thêm 1 tỷ đồng. Phần
thu nhập tăng thêm này sẽ được phân phối cho các thành viên kinh tế.
Thu nhập tăng thêm sẽ dẫn đến sự tăng lên trong tiêu dùng một lượng
bằng MPC. ∆Y, do xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0.8 ∆Y lúc
này là 1 tỷ nên tiêu dùng của nền kinh tế sẽ tăng thêm 0.8 tỷ. Tiếp đến,
mức sản lượng lại tăng thêm 0.8 tỷ, rồi sau đó lại làm tăng tiêu dùng
0.8
2
tỷ, cứ tiếp tục như vậy, mức sản lượng lại tăng thêm 0.8
2
tỷ từ
đó lại tạo hiệu ứng tăng tiêu dùng…
Tổng hợp sự thay đổi của mức sản lượng qua các hiệu ứng nói
trên từ sự thay đổi đầu tư 1 tỷ đồng, ta có:
∆Y = (1 + 0.8 + 0.8 + …)
2
+ 0.8
3
∆Y = 5
6.1.3.2. hình xác định sản lượng trong nền kinh tế đóng sự
tham gia của chính phủ
MPCI
YY
m
=
=
1
1
01
8.01
1
=Y
Khi chính phtham gia vào nền kinh tế, ảnh hưởng này lên
hình thu nhập – thông qua hai nhân tố: chi tiêu
Ảnh hưởng của thuế
Thuế được đề cập ở đây là , tức là chênh lệch giữa thuế thuế ròng
T
X
và trợ cấp từ chính phủ (Tr). Thuế ròng T = T
X
Tr
Thuế bao gồm hai bộ phận, thuế tự định (thuế đánh độc lập với
thu nhập quốc dân và thuế đánh phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. )
Để đơn giản chúng ta giả thiết thuế đánh tỉ lệ với thu nhập quốc dân với
tỉ suất t, và trợ cấp bằng không nên thuế ròng bằng thuế.
Hàm thuế sẽ được biểu diễn như sau:
Nếu thuế đánh đầy đủ với hai bộ phận trên, đường tổng chi tiêu
của nền kinh tế sẽ vừa dịch chuyển xuống dưới do chi tiêu tự định giảm
đi một lượng bằng thuế tự định, vừa thay đổi độ dốc theo hướng thoải
hơn.
Chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ của chính phủ (G)
Đây là những khoản chi tiêu cho các dự án đầu công hoặc chi
trả lương cho các viên chức chính phủ các chi phí khác của chính
phủ. Trong mô hình chúng ta đang xét, chi tiêu chính phủ được giả thiết
cố định. Do vậy, chi tiêu chính phủ (G) tác động đến hình thu
nhâp chi tiêu thông qua tác động đến chi tiêu tự định làm dịch
chuyển đường tổng chi tiêu lên trên một lượng bằng chi tiêu chính phủ.
Công thức tính mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có
chính phủ
Phương trình đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng có chính
phủ:
AE = C + I + G
Trong đó:
=>
Có: Y = Y , ta có:
d
T. Xét trường hợp T = tY
T
YtTT +=
d
YMPCCC +=
GIYMPCCAE
d
+++=
Tại trạng thái cân bằng:
AE =Y
Mức sản lượng cân bằng sẽ là:
Số nhân chi tiêu m sẽ bằng:
Hình 6.12. Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có
chính phủ
GItYYMPCCAE +++= )(
YtMPCGICAE )1( +++=
YtMPCGICY )1( +++=
)1(1 tMPC
GIC
Y
++
=
)1(1
1
tMPC
m
=
6.1.3.3. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở có sự tham gia của người nước ngoài vào nền kinh
tế chúng ta đang xét. Chính vì vậy, tổng chi tiêu của nền kinh tế sẽ có
thêm một thành tố nữa là xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng của một nước
là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.
Xuất khẩu
Giá trị kim ngạch xuất khẩu (X) phụ thuộc vào quyết định của
người nước ngoài đối với việc mua hàng trong nước. Điều này trước
tiên phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, sau đó đến một số
nhân tố khác như thương hiệu của hàng Việt Nam, giá tương đối giữa
hàng Việt Nam so với hàng ngoại, tỉ giá hối đoái… Để đơn giản có thể
giả thiết xuất khẩu là cho trước với một giá trị cố định nào đó.
Nhập khẩu
Giá trị kim ngạch nhập khẩu (IM) phụ thuộc vào thu nhập quốc
dân và một số yếu tố khác như giá tương đối giữa hàng trong nước và
hàng nhập, tỉ giá hối đoái… Trong hình này, giả thiết giá trkim
ngạch nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào thu nhập quốc dân với xu hướng
nhập khẩu cận biên MPM, các yếu tố khác được giả thiết cố định.
Hàm nhập khẩu được biểu diễn như sau:
IM = 𝐌
+ MPMxY
Trong đó:
IM: là giá trị kim ngạch nhập khẩu
MPM: là xu hướng nhập khẩu cận biên
Y: là thu nhập quốc dân
M
: nhập khẩu tự định, thường giả định M
= 0 Khi . đó: IM =
MPMxY
Công thức tính mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Phương trình đường tổng chi tiêu của nền kinh tế mở như sau:
AE = C + I + G + X- IM
YMPMXGIYtMPCCAE ++++= )1(
Mức sản lượng cân bằng sẽ là:
MPMtMPC
XGIC
Y
+
+++
=
)1(1
Số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở được tính là:
MPMtMPC
m
+
=
)1(1
1
Hình 6.13. Xác định mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
YMPMtMPCXGICAE ++++= )1(
Bảng 6.2. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở và các thành phần
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thu
nhập
thực tế
(Y)
Tiêu
dùng
(C)
Đầu
tư (I)
Chi
tiêu
chính
phủ (G)
Xuất
khẩu
(X)
Nhập
khẩu
(IM)
Tổng
chi tiêu
(AE)
0
12.5
50
60
40
0
162.5
50
45
50
60
40
7.5
187.5
100
77.5
50
60
40
15
212.5
150
110
50
60
40
22.5
237.5
200
142.5
50
60
40
30
262.5
250
175
50
60
40
37.5
287.5
300
207.5
50
60
40
45
312.5
350
240
50
60
40
52.5
337.5
400
272.5
50
60
40
60
362.5
Giả sử thuế chiếm 20% thu nhập quốc dân, từ bảng 6.2 có thể xác
định được các hàm nhập khẩu, hàm tiêu dùng, hàm tổng chi tiêu của
nền kinh tế và mức sản lượng cân bằng.
Hàm nhập khẩu có dạng: IM = MPM.Y
∆IM = MPM. ∆Y
Từ số liệu bảng 6.2, ta có MPM = 0.15
IM = 0.15Y
Hàm tiêu dùng có dạng:
Từ số liệu bảng 6.2, ta có: = 12.5 và MPC (1-t) = 0.65
Với t = 0.2, ta có MPC = 0.8125
Do vậy, hàm tiêu dùng như sau:
C = 12.5 + 0.8125(1-0.2). Y => C = 12.5 + 0.65Y
Sau khi thay các giá trị, hàm tổng chi tiêu như sau:
AE = 12.5 + 50 + 60 + 40 + [0.8125(1-0.2) 0.15]. Y
AE = 162.5 + 0.5Y
Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:
Y = 162.5/(1-0.5) = 325
YtMPCCC )1( +=
C
6.2. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là những nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định
kinh tế thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ, trợ cấp thuế.
6.2.1. Chính sách tài khóa chủ động ảnh hưởng tới tổng cầu
6.2.1.1 . Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng chính sách tài khóa nhằm kích
thích tổng cầu và tăng mức sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi
tiêu chính phủ hoặc giảm thuế.
Trường hợp áp dụng chính sách tài khóa mở rộng
Trong trường hợp mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng
tự nhiên, chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng nhằm khôi phục lại
mức sản lượng tự nhiên bằng cách kích cầu thông qua việc tăng chi tiêu
chính phủ và giảm thuế.
Nội dung của chính sách
Hình 6.14 cho thấy, trong trường hợp nền kinh tế rơi vào suy thoái
với tổng cầu thấp, không đủ sức mua toàn bộ mức sản lượng tự nhiên
Y
*
của nền kinh tế (tại trạng thái cân bằng ban đầu E ) với mức sản
0
lượng thực tế ban đầu Y
0
< Y
*
, nền kinh tế có thất nghiệp chu kỳ, chính
phủ sẽ phải kích cầu thông qua chính sách tài khóa mở rộng.
Một biện pháp chính phủ có thtiến hành lúc này là tăng chi
tiêu của chính phủ. Nếu chính phủ quyết định tăng chi tiêu một lượng
là ∆G, chi tiêu tự định của nền kinh tế tăng thêm một lượng là ∆G. Tại
mỗi mức thu nhập quốc dân, tổng chi tiêu của nền kinh tế đều tăng lên
nên dẫn đến sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu một đoạn
bằng ∆G, từ AE đến AE , mức sản lượng cân bằng mở rộng từ Y đến
0 1 0
Y
1
. Trên mô hình tổng cầu – tổng cung, độ mở rộng mức sản lượng cân
bằng được bảo tồn nếu mức giá cố định tại P , tức trong điều kiện
0
nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng (trạng thái cân bằng E
1
trên hình tổng cầu tổng cung). Nhưng trong thực tế, đường tổng
cung ngắn hạn lạ=i dốc lên nên độ mở của mức sản lượng cân bằng sẽ
bị thu hẹp lại (ứng với trạng thái cân bằng E ). Để đảm bảo cho mức
2
sản lượng cân bằng cuối cùng trở lại Y , chi tiêu chính phcần phải
*
tăng một lượng đủ lớn ∆G sao cho m. ∆G = Y , từ đó với hạn chế
1
Y
0
về tổng cung, mức sản lượng thực tế cuối cùng sẽ được khôi phục tại
Y
*
.
Hình 6.14. Chính sách tài khóa mở rộng
Một biện pháp nữa chính phủ có thể tiến hànhgiảm thuế.
Bằng cách này thu nhập khả dụng của các hộ gia đình sẽ tăng lên, qua
đó làm tăng tiêu dùng từ đó làm tăng chi tiêu. Hình cho thấy 6.14
việc giảm thuế suất đã dẫn đến đường tổng chi tiêu xoay lên trên từ AE
0
đến AE . Điểm cân bằng mới đạt được cũng tại E trên hình tổng
2 2
cầu – tổng cung ứng với mức sản lượng cân bằng mới là Y
*
.
6.2.1.2 . Chính sách tài khóa thắt chặt
Điều kiện áp dụng
Giả sử nền kinh tế tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện
có của nền kinh tế. Sự hạn chế của tổng cung với việc sử dụng gần như
cạn kiệt nguồn lực đã làm cho việc mở rộng nền kinh tế dẫn đến mức
giá chung tăng lên gây ra hiện tượng lạm phát. Trong trường hợp này
chính phủ cần cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát.
Nội dung của chính sách
Chính sách tài khóa thắt chặt bao gồm hai phương án để cắt giảm
tổng cầu của nền kinh tế. Đó việc giảm chi tiêu chính phủ tăng
thuế. Hình 6.15 cho thấy tác động của hai biện pháp này. Trong trường
hợp chính phủ giảm chi tiêu, đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển xuống
dưới (từ AE
0
đến AE ) do tổng chi tiêu giảm đi một lượng là ∆G tại mỗi
1
mức thu nhập quốc dân. Mức sản lượng cân bằng thu hẹp từ Y đến Y
0
1
.
Với thay đổi này trên hình thu nhập chi tiêu, hình tổng cầu
tổng cung cũng chịu tác động tương ứng trong việc thu hẹp mức sản
lượng cân bằng. Tại mức giá ban đầu P , mức sản lượng đã được thu
0
hẹp từ Y đến Y . Tại mỗi mức giá ban đầu cho trước của nền kinh tế,
0
1
hiện tượng này lập lại tương tự, do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái (từ AD đến
0
AD
1
). trên hình tổng cầu tổng cung, mức sản
lượng thực tế đã trở lại Y mức giá P , do vậy lạm phát được
*
1
< P
0
kiềm chế.
Nếu như chính phủ sử dụng biện pháp tăng thuế suất để cắt giảm
tổng cầu thì biện pháp này sẽ tác động trước tiên vào thu nhập khả dụng,
từ đó làm giảm tiêu dùng, tổng chi tiêu từ đó cũng giảm, đường tổng
chi tiêu xoay xuống dưới (từ AE đến AE ), đưa mức sản lượng cân
0
2
bằng đến Y từ đó tác động đến mô hình tổng cầu – tổng cung giống
1
như biện pháp cắt giảm chi tiêu chính phủ trên đây. Như vậy, giải pháp
này cũng nhằm cắt giảm tổng cầu từ AD đến AD và qua đó đưa mức
0
1
sản lượng cân bằng của nền kinh tế về Y với mức thấp hơn P
*
giá P
1 0
Hình 6.15 . Chính sách tài khóa thắt chặt
6.2.1.3. Chính sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách
Trong trường hợp ngân sách chính phủ bị thâm hụt thì chính sách
tài khóa mở rộng gặp khó khăn. Vậy làm thế nào để vừa thể kích
thích tổng cầu lại vừa duy trì được cán cân ngân sách không đổi? Chính
sách tài khóa đáp ứng được mục tiêu này được gọi là chính sách tài khóa
có sự ràng buộc về ngân sách.
Nội dung của chính sách này là chính phủ sẽ bù đắp những khoản
tăng chi tiêu bằng việc tăng thuế.
Ngân sách chính phủ BB được tính như sau:
BB = T - G
Trong đó:
- T là thuế thu về cho ngân sách
- G là các khoản chi tiêu của chính phủ
Để bảo đảm cho cán cân ngân sách không đổi thì ∆BB = 0 hay ∆G
= ∆T.
Mô hình nghiên cứu ở phần này là mô hình nền kinh tế đóng với
thuế độc lập với thu nhập. Như vậy, phương trình đường tổng chi tiêu
sẽ như sau:
Do thuế đánh độc lập với thu nhập nên
Mức sản lượng cân bắng được tính như sau:
Giả sử chi tiêu chính phủ thay đổi một lượng ∆G thuế thay
đổi một lượng là ∆T, mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi một lượng là
Trong trường hợp chỉ có chi tiêu chính phủ thay đổi một lượng là
∆G, thuế không thay đổi thì số nhân chi tiêu của chính phủ sẽ là:
GIYMPCCGICAE
d
+++=++=
TYY
d
=
YMPCGITMPCCAE +++=
MPC
TMPC
MPC
GIC
MPC
GITMPCC
Y
++
=
++
=
111
T
MPC
MPC
G
MPC
Y
=
11
1
Trong trường hợp chỉ có thuế thay đổi một ợng là ∆T, chi tiêu
chính phủ không thay đổi thì số nhân thuế sẽ là:
Trong trường hợp cả chi tiêu chính phủ thuế đều thay đổi và
giữ nguyên cán cân ngân sách (∆G=∆T) thì số nhân ngân sách cân bằng
sẽ là 1.
Như vậy, tăng chi tiêu chính phủ 1 đơn vị sẽ mở rộng mức sản
lượng cân bằng của nền kinh tế là 1/(1 MPC), trong khi nếu thuế cũng -
tăng 1 đơn vị thì thu nhập khả dụng của các hộ gia đình sẽ giảm đi 1
đơn vị, tiêu dùng do vậy giảm MPC dẫn đến mức sản lượng cân bằng
giảm đi một lượng là MPC/(1 MPC). Tổng hợp ảnh hưởng của sự thay -
đổi bởi chi tiêu chính phủ và thuế sẽ là 1, tức là tăng chi tiêu chính phủ
và thuế lên 1 đơn vị sẽ dẫn đến mức sản lượng cân bằng chỉ tăng 1 đơn
vị. Để duy trì cán cân ngân sách không đổi, ảnh hưởng mở rộng sản
lượng của việc tăng chi tiêu chính phủ bị lấn át bởi việc thu hẹp mức
sản lượng do tăng thuế nên kết quả số nhân ngân sách cân bằng chỉ bằng
1.
Hình 6.16. Chính sách tài khóa trong trường hợp
MPC
m
G
=
1
1
MPC
MPC
m
T
=
1
ràng buộc về ngân sách
6.2.2. Cơ chế tự ổn định
Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài khóa có
tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái cắt
giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ
sự điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách.
Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế hiện đại
hệ thống thuế. Vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ đến các
hoạt động kinh tế nên khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, thu nhập của
doanh nghiệp các hộ gia đình đều giảm nên doanh thu thuế cũng
giảm. Sự cắt giảm thuế tự động như thế đã góp phần giảm bớt sự dao
động của mức sản lượng thực tế xung quanh mức sản lượng tự nhiên.
Một số khoản mục của chi tiêu chính phủ cũng đóng vai trò như
những chế tự ổn định. Đó những khoản mục như trợ cấp thất
nghiệp, bảo hiểm xã hội và các khoản chuyển giao thu nhập khác có xu
hướng tăng lên khi nền kinh tế lâm vào suy thoái. Điều đó hạn chế sự
giảm sút trong tiêu dùng mặc dù trong bối cảnh thu nhập khả dụng của
các hộ gia đình giảm đi do nền kinh tế lâm vào suy thoái. Như vậy, sự
tăng lên một cách tự đ trong các khoản chuyển giao thu nhập của ộng
chính phủ đã hạn chế bớt sự sụt giảm của tổng cầu thu hẹp biên độ
dao động của các chu kỳ kinh doanh.
6.2.3. Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
Chính sách tài khóa và cán cân ngân sách
Cán cân ngân sách chính phủ được tính bằng tổng thu nhập của
chính phủ nhận được trừ đi tổng chi tiêu cho tất cả các khoản mục của chính
phủ trong kỳ. Nói cách khác, cán cân ngân sách được tính bằng thuế ròng
trừ đi chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.
BB = (T - Tr) G
x
BB = T - G
Trong đó:
BB là cán cân ngân sách
T
X
là tổng nguồn thu từ thuế
Tr là chuyển giao thu nhập
G là chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ của chính ph
T là thuế ròng.
Khi thu nhập chính phủ nhận được tthuế ròng lớn hơn chi tiêu
của chính phủ, . Ngược lại, chi tiêu của cán cân ngân sách thặng
chính phủ lớn hơn thu nhập chính phủ nhận được từ thuế ròng thì
cán cân ngân sách thâm hụt.
Thông thường, cán cân ngân sách thước đo tốt để đánh giá chính
sách tài khóa, tuy nhiên cán cân ngân sách không chỉ chịu ảnh hưởng
từ chính sách tài khóa n chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh.
dụ, thuế suất 20%, chi tiêu chính phủ 60 tỷ USD, chúng ta
thể thấy được ảnh hưởng của mức sản lượng nền kinh tế đến cán cân
ngân sách trên hình 6.17.
Hình 6.17. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến cán cân
ngân sách
Có thể tính được mức sản lượng mà tại đó cán cân ngân sách cân
bằng như sau: Tại trạng thái cân bằng của ngân sách: T = G
tY = G => 0.2Y = 60 => Y = 300
0
Với những mức thu nhập nhỏ hơn 300, cán cân ngân sách sẽ bị
thâm hụt do tiền thuế thu được từ những mức sản lượng này không đủ
bù đắp được hoàn toàn khoản chi tiêu chính phủ là 60 tỷ USD. Ngược
lại, tại những mức thu nhập lớn hơn 300, cán cân ngân sách lại có thặng
dư.
Những phân tích trên cho thấy đôi khi cán cân ngân sách thâm hụt
không phải do chính sách tài khóa tác động đến, những nhận xét vội vã
về nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách thể sẽ đưa nền kinh tế n
sâu hơn vào suy thoái do cắt giảm chi tiêu chính phủ.
Để có thể có thước đo tốt hơn về chính sách tài khóa, người ta sử
dụng ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ.
- Cán cân ngân sách cấu BB
*
cán cân ngân sách tính cho
mức sản lượng ứng với mức sản lượng tiềm năng. Sử dụng thước đo
này khi đánh giá về chính sách tài khóa sẽ không bị ảnh hưởng của chu
kỳ kinh doanh.
- Cán cân ngân sách chu kỳ được tính bằng chênh lệch giữa cán
cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu.
BB BB
*
= (tY G) (tY - G) = t (Y Y )
*
*
Cán cân ngân sách chu kỳ cho thấy tác động của những biến động
kinh tế ngắn hạn đến cán cân ngân sách, điều đó cho phép loại trừ ảnh
hưởng của biến động kinh tế ngắn hạn đến cán cân ngân sách khi đánh
giá chính sách tài khóa của chính phủ.
Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ
Để tài trợ cho cán cân ngân sách thâm hụt, chính phủ thể sử
dụng các biện pháp sau:
- Vay tiền từ ngân hàng trung ương
Trường hợp này được hiểu như là việc tạo thêm tiền tệ cơ sở cho
nền kinh tế. Do vậy, cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng lên theo số nhân
tiền. Điều này dẫn đến gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, đây một
nguyên nhân của làm phát do cầu kéo.
- Vay tiền từ các hộ gia đình và doanh nghiệp
Trong trường hợp này chính phủ bán trái phiếu chính phủ cho hộ
gia đình và doanh nghiệp. Như vậy chính phủ sẽ phải hứa hẹn trả một
lãi suất đủ đhấp dẫn người mua. Biện pháp này cho phép chính phủ
thể tài trợ thâm hụt không cần tăng sở tiền hay giảm dự trữ
quốc tế. Tuy nhiên, nếu sử dụng biện pháp này thường xuyên sẽ có thể
làm tăng áp lực lạm phát cho tương lai nếu tỷ lệ nợ so với GDP liên tục
tăng hoặc lấn át đầu tư tư nhân do sức ép tăng lãi suất.
- Vay nước ngoài
Biện pháp này được tiến hành thông qua việc phát hành trái phiếu
ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Việc sử dụng dự trữ quốc tế để
tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát
tài chính, đồng nội tệ giảm giá mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. Phát
hành trái phiếu ra nước ngoài và giảm dự trữ quốc tế có xu hướng làm
tăng tỷ giá hối đoái và làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong
nước.
6.3. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với ổn định nền kinh
tế
Thuật ngữ “ổn định nền kinh tế” trong kinh tế học được
hiểu là phải đạt đến một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và có
thể dự báo được”.
Với mục tiêu cụ thể là một nền kinh tế với tỉ thất nghiệp bằng
mức thất nghiệp tự nhiên, tăng trưởng bền vững ổn định, tỉ lệ lạm
phát thể dự báo được một số mục tiêu khác, sự tương tác giữa
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng như những điểm cần lưu
ý khi sử dụng hai chính sách này để ổn định kinh tế mô là mối quan
tâm của các nhà hoạch định chính sách.
Chính sách tài khóa chính sách tiền tệ thể tương tác với nhau
để đạt được một trong các mục tiêu trên kinh tế mô. dụ, trong
trường hợp chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng dẫn đến
tổng cầu gia tăng gây sức ép lạm phát, nếu ngân hàng trung ương
đồng thời cắt giảm cung ứng tiền tê, qua đó tăng lãi suất thì có thể triệt
tiêu được một phần hoặc toàn bộ độ gia tăng của tổng cầu, ổn định mức
giá của nền kinh tế. Ngược lại, trong bối cảnh chính phủ cắ giảm chi t
tiêu, chính sách tiền tệ lại được phối hợp theo chiều hướng ngược lại để
khôi phục tổng cầu. Chẳng hạn như chính phủ cắt giảm chi tiêu cho dự
án đường cao tốc một khoản chi phí 10 tỷ USD, điều này làm tổng
cầu sụt giảm và mức sản lượng cân bằng sẽ bị thu hẹp. Để khôi phục lại
mức sản lượng cân bằng, ngân hàng trung ương sẽ đồng thời tăng cung
tiền, qua đó hạ lãi suất, khuyến khích đầu tăng mở rộng tổng chi
tiêu, khôi phục lại vị trí đường tổng cầu và mức sản lượng của nền kinh
tế.
Hình 6.18. Tác động của hỗn hợp chính sách tài khóa mở rộng và
chính sách tiền tệ lỏng
Sự tương tác giữa chính sách tài khóa chính sách tiền tệ còn
được thể hiện bởi hỗn hợp chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tiền tệ lỏng được gọi chính sách thích ứng (trong điều kiện nền kinh
tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng tỉ lệ thất nghiệp cao). Chính
sách này cho phép tăng cung tiền và giữ cho lãi suất không thay đổi để
duy trì đmở của mức sản lượng cân bằng do ảnh hưởng của chính sách
tài khóa.
Giả sử chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng việc
tăng chi tiêu chính phủ một lượng là ∆G, chi tiêu chính phủ tăng từ G
0
đến G . Đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển lên trên, từ AE đến AE
1 0
1
.
Trạng thái cân bằng thay đổi từ E đến E và mức sản lượng cân bằng
0
1
mở rộng từ Y đến Y . Trên mô hình tổng cầu tổng cung, đường tổng
0
1
-
cầu dịch chuyển sang phải từ AD đến AD . Do nền kinh tế còn nhiều
0
1
nguồn lực chưa sử dụng nên đường tổng cung ngắn hạn AS nằm ngang,
và mức sản lượng thực tế là Y , với ∆Y = Y = m.∆G.
1 1
Y
0
Mức thu nhập thực tế do tác động của chính sách tài khóa mở rộng
đã tăng lên đến Y , điều đó làm tăng cầu tiền, đường cầu tiền dịch
1
chuyển sang bên phải. Nếu cung tiền không đổi thì lãi suất cần phải tăng
để cân bằng thị trường tiền tệ. Do đó trên thị trường tiền tệ, lãi suất danh
nghĩa tăng từ i đến i . Giả sử lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa,
0
1
thì trên thị trường đầu tư lãi suất thực tế cũng tăng từ r đến r . Lãi suất
0
1
tăng làm lượng cầu đâu giảm (từ I đến I ). Sự sụt giảm của đầu
0 1
dẫn đến tổng chi tiêu dự kiến giảm và đường tổng chi tiêu dịch chuyển
xuống dưới, từ AE đến AE . Mức sản lượng cân bằn thu hẹp đến Y
1
2 2
.
Trên mô hình tổng cầu tổng cung, đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái đến AD . Như vậy do chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở
2
rộng khiến lãi suất tăng, đầutư nhân giảm đã làm sụt giảm tổng cầu
của nền kinh tế. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng lấn át. Cuối cùng
mức sản lượng thực tế là Y
2
< Y .
1
Nếu chính sách tiền tệ có tác động thích ứng đến ảnh hưởng trên
của chính sách tài khóa bằng cách tăng cung tiền từ MS đến MS
0
1
thì
lãi suất ban đầu i được duy trì, loại trừ được hiệu ứng lấn át và độ mở
0
của mức sản lượng từ Y đến Y được bảo toàn.
0
1
TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương 6 nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế, những nhân tố cấu
thành tổng cầu, các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và việc sử
dụng chính sách tài khóa tác động đến tổng cầu nhằm ổn định nền kinh tế.
Một số nội dung cơ bản được trình bày tại chươ như sau:ng 6
Cách tiếp cận thu nhập chi tiêu cho biết mức sản lượng cân bằng đạt -
được như thế nào trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử
dụng
Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường
tổng chi tiêu.
Sự thay đổi mức sản lượng cân bằng phụ thuộc vào chi tiêu tự định và
số nhân chi tiêu của nền kinh tế
Số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi có sự
thay đổi trong chi tiêu tự định là 1 đơn vị. Số nhân chi tiêu có giá trị lớn hơn
1.
Do đường tổng chi tiêu được sử dụng để xác định mức sản lượng cân
bằng tại một mức giá xác định nên khi mức giá thay đổi, mức sản lượng cân
bằng của nền kinh tế sẽ thay đổi do đường tổng chi tiêu dịch chuyển. Đường
biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung của nền kinh tế mức sản lượng
cân bằng là đường tổng cầu.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tài khóa để tác
động vào tổng cầu.
Việc sử dụng chính sách tài khóa chính sách tiền tệ trong ổn định
kinh tế vĩ mô là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác biệt. Những quan điểm
này dựa trên những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Trong đó hiệu quả của hai
chính sách trên và độ trễ của chính sách một trong những vấn đề các
nhà hoạch định chính sách quan tâm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài khóa?
2. Đường tổng chi tiêu dịch chuyển là do những yếu tố nào? Hãy giải thích.
3. Chênh lệch hàng tồn kho ảnh hưởng đến việc xác lập mức sản lượng
cân bằng của nền kinh tế?
4. So sánh số nhân chi tiêu trong hình kinh tế giản đơn, mô hình kinh
tế đóng và mô hình kinh tế mở.
5. Hãy phân tích nội dung của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tài khóa thắt chặt
6. Hãy phân tích vai trò của các số nhân chi tiêu trong chính sách tài khóa
có sự ràng buộc về ngân sách.
7. Tại sao cán cân ngân sách thực tế không phái là thước đo tốt để đánh g
chính sách tài khóa? Muốn loại trừ ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
đến sự thâm hụt của cán cân ngân sách cần sử dụng cán cân ngân sách
nào? Hãy giải thích
8. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào suy thoái, trình bày tác động của các
chính sách sau đến tiêu dùng, đầu và mức sản lượng thực tế của nền
kinh tê:
a. Một sự tăng lên trong chi tiêu chính phủ
b. Cắt giảm thuế suất
c. Việc mở rộng cung tiền của nền kinh tế.
9. Trong trường hợp nền kinh tế rơi vào suy thoái, nếu phải sử dụng chính
sách tài khóa sự ràng buộc về ngân sách thì kết quả sẽ như thế nào?
Nền kinh tế có bị lún sâu vào suy thoái không? Hãy giải thích.
10. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng. So sánh ảnh hưởng của chính sách này
đến tổng cầu trong trường hợp ngân hàng trung ương không can thiệp với
trường hợp ngân hàng trung ương cam kết duy trì mức lãi suất không đổi.
| 1/38

Preview text:

CHƯƠNG 6.
TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Trong chương trước đã trình bày các biến động ngắn hạn của nền kinh
tế với mô hình tổng cầu – tổng cung. Chương 6 sẽ nghiên cứu tổng cầu của
nền kinh tế, các thành tố của tổng cầu, và các nhân tố quyết định sự biến
động của tổng cầu. Chương này nhấn mạnh tình huống trong đó nền kinh tế
còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng, vai trò của tổng cầu trong việc
quyết định mức sản lượng của nền kinh tế, và việc sử dụng chính sách tài
khóa tác động đến tổng cầu nhằm ổn định nền kinh tế.
6.1. Lý thuyết của Keynes và ảnh hưởng đến tổng cầu
6.1.1. Các giả thiết của Keynes
Chương này nghiên cứu mô hình đơn giản của Keynes với giả thiết
liên quan đến mức giá “cứng nhắc”. Điều đó có nghĩa là trong ngắn hạn,
mức sản lượng thực tế của nền kinh tế chỉ được xác định bởi tổng cầu, với
mức giá không đổi cho tới điểm mà tại đó nền kinh tế đạt tới mức sản lượng
toàn dụng lao động. Nền kinh tế không có hạn chế về tổng cung – tức là nền
kinh tế có thể tiến hành sản xuất bất kỳ mức sản lượng nào được cầu tại mỗi
mức giá cho trước và có thể thuê đủ lao động, thiết bị với công suất cần thiết
để đạt được mức sản lượng đó. Đường tổng cung của nền kinh tế có dạng
nằm ngang hệ số co giãn của đường tổng cung bằng vô cùng.
Hình 6.1. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu khi nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực chưa được sử dụng
6.1.2. Đường tổng chi tiêu và ảnh hưởng đến tổng cầu
6.1.2.1. Đường tổng chi tiêu
Đường tổng chi tiêu là công cụ xác định mức sản lượng và tổng cầu
tại trạng thái cân bằng khi nền kinh tế còn dồi dào nguồn lực chưa được sử
dụng, biểu diễn mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân.
Tổng chi tiêu được đề cập ở đây là một thuật ngữ chỉ tổng chi tiêu dự
kiến của nền kinh tế, bao gồm chi tiêu dự kiến cho tiêu dùng, đầu tư, hàng
hóa dịch vụ công và xuất khẩu ròng. Thu nhập quốc dân là thu nhập thực tế (GDP thực).
Đặc điểm của đường tổng chi tiêu
- Đường tổng chi tiêu dốc lên, cho thấy khi thu nhập quốc dân
tăng thì tổng chi tiêu cũng tăng và ngược lại.
- Độ dốc của đường tổng chi tiêu nhỏ hơn 1. Nếu chúng ta vẽ 1 đường
450 đi qua gốc tọa độ thì đường tổng chi tiêu sẽ thoải hơn đường 450.
Nguyên nhân là vì người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm.
- Đường tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương, hàm ý
khi thu nhập quốc dân bằng không thì tổng chi tiêu của nền kinh tế vẫn
mang giá trị dương và khoản chi tiêu này được gọi là chi tiêu tự đinh.
Hình 6.2. Đường tổng chi tiêu của nền kinh tế
6.1.2.2. Sản lượng cân bằng trong mô hình thu nhập – chi tiêu
Đồng nhất thức thu nhập – sản lượng
Trong phần trước đã trình bày, trong toàn bộ nền kinh tế, tổng thu
nhập bằng tổng sản lượng. Điều này có thể thấy trong thực tế, trong các
giao dịch mua bán thành công, doanh thu nhận được cuối cùng cũng trở
thành thu nhập của các hộ gia đình như là kết quả nhận được từ quá
trình cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Nếu Y được
dùng để biểu diễn thu nhập quốc dân, thì đồng nhất thức có thể viết như sau:
GDP  Thu nhập quốc dân  Y
Từ đồng nhất thức trên, có thể hiểu đường tổng chi tiêu theo hai
cách. Đường tổng chi tiêu một mặt cho thấy mối quan hệ giữa tổng chi
tiêu và thu nhập quốc dân. Mặt khác, đường tổng chi tiêu cũng cho thấy
mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và mức sản lượng quốc dân.
Sản lượng cân bằng
Dọc theo đường tổng chi tiêu, tổng chi tiêu dự kiến tại mỗi mức
thu nhập quốc dân cho thấy sức mua của hộ gia đình, doanh nghiệp và
người nước ngoài đối với các hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế; Dọc
theo đường 450 đường biểu diễn thu nhập (sản lượng) cho thấy tổng sản
lượng được sản xuất bởi nền kinh tế.
Thông thường doanh nghiệp chỉ sản xuất một hàng hóa nào đó
nếu họ tin rằng nó sẽ được mua. Điều đó có nghĩa là tổng sản lượng
được sản xuất bởi mọi doanh nghiệp phải phù hợp với tổng cầu về sản
lượng. Do vậy, trạng thái cân bằng đạt được là trạng thái mà tại đó tổng
chi tiêu phải bằng tổng sản lượng.
Vì tổng sản lượng (GDP) lại bằng tổng thu nhập (Y) nên trạng thái
cân bằng trên mô hình thu nhập – chi tiêu là: AE = GDP = Y
Trên mô hình, trạng thái cân bằng đạt được là trạng thái mà tại đó,
với một mức thu nhập nhất định, lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất ra
đều được bán hết và nhu cầu mua sắm của các tác nhân kinh tế cũng
được thỏa mãn. Do đó trạng thái cân bằng được xác định bởi giao điểm
của đường tổng chi tiêu và đường 450 (đường biểu diễn thu nhập). Việc
xác định thu nhập cân bằng trên cơ sở liên kết thu nhập (sản lượng) với
tổng chi tiêu gọi là cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu.
Hình 6.3. Đường tổng chi tiêu của nền kinh tế và sản lượng cân bằng
Trên hình 6.3, trạng thái cân bằng đạt được là trạng thái E0 ứng
với mức thu nhập Y0. Tại mức thu nhập này, tổng chi tiêu dự kiến bằng
tổng sản lượng của nền kinh tế. Nhu cầu mua sắm của các tác nhân kinh
tế bằng với tổng sản lượng của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là, tại các mức
thu nhập khác với Y0 thì điều gì xảy ra? Trước hết, hãy xét tại mức thu nhập Y 0
1< Y0, khi đó đường tổng chi tiêu nằm trên đường 45 nên tổng
chi tiêu dự kiến lớn hơn mức sản lượng của nền kinh tế. Trong trường
hợp này, các hộ gia đình, doanh nghiêp, chính phủ và người nước ngoài
có mức chi tiêu dự kiến cao hơn mức mà nền kinh tế đang sản xuất. Các
doanh nghiệp phải huy động hàng dự trữ trong kế hoạch ra bán. (Hàng
dự trữ trong kế hoạch là những hàng hóa mà các doanh nghiệp chủ động
dự trữ để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả). Chính vì vậy dẫn
đến sự sụt giảm hàng tồn kho trong kế hoạch và các doanh nghiệp phải
mở rộng sản xuất để bù đắp sự sụt giảm của hàng tồn kho trong kế
hoạch. Quá trình mở rộng sản xuất sẽ tiếp tục cho đến khi không còn
chênh lệch giữa tổng chi tiêu dự kiến và mức sản lượng của nền kinh
tế, tức là tại mức sản lượng cân bằng Y0. Như vậy, tại các mức sản
lượng nhỏ hơn Y0, các doanh nghiệp luôn có xu hướng mở rộng sản
xuất để bù đắp sự sụt giảm về hàng tồn kho và đưa mức sản lượng tiến
gần đến Y0 và cuối cùng khôi phục lại mức sản lượng cân bằng Y0.
Trong trường hợp mức sản lượng Y2 > Y0, đường tổng chi tiêu nằm
dưới đường 450, lượng hàng hóa nền kinh tế sản xuất vượt quá sức mua
của các tác nhân kinh tế, và lượng hàng hóa không bán được sẽ được
giữ lại trong kho dưới dạng hàng tồn kho ngoài kế hoạch. (Hàng dự trữ
ngoài kế hoạch là những hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra nhưng
không bán được). Việc hàng dự trữ ngoài kế hoạch tích tụ lại sẽ phát
sinh những tổn thất và chi phí lưu giữ, do vậy các doanh nghiệp phản
ứng bằng cách cắt giảm mức sản xuất cho đến khi mức sản lượng trở lại Y0.
Như vậy, mức sản lượng cân bằng Y0 là mức sản lượng mà nền
kinh tế luôn hướng tới. Tại bất cứ mức sản lượng nào khác với Y0 thì
chênh lệch về hàng tồn kho luôn khiến các doanh nghiệp thay đổi mức
sản lượng theo hướng tiến gần đến và bằng Y0.
Công thức tính sản lượng cân bằng
Đường tổng chi tiêu (giả sử có dạng tuyến tinh) được viết như sau: AE = A + αY (1) Trong đó:
A: Phần chi tiêu tự định (Phần chi tiêu không phụ thuộc thu nhập quốc dân)
α: Độ dốc của đường tổng chi tiêu, do độ dốc của đường tổng chi
tiêu thoải hơn đường thu nhập nên 0 < α < 1.
Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu phải bằng tổng thu nhập nên: AE =Y (2) Từ (1) và (2) ta có: Y = A + αY
Mức sản lượng cân bằng: Y = A 1− 
6.1.2.3. Dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và sự thay đổi mức sản lượng cân bằng
Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu
Đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển khi có những thay đổi trong
nền kinh tế làm cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người
nước ngoài quyết định chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn tại mỗi mức thu nhập.
Sự thay đổi mức sản lượng cân bằng
Giả sử tổng chi tiêu tăng lên là Z tại mỗi mức thu nhập quốc dân.
Điều này dẫn đến sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu, từ
AE0 đến AE1 (hình 6.4). Trạng thái cân bằng thay đổi từ E0 đến E1, mức
sản lượng cân bằng được mở rộng từ Y0 đến Y1. Sự gia tăng mức sản
lượng cân bằng lớn hơn so với sự gia tăng của tổng chi tiêu Z (do đường
tổng chi tiêu thoải hơn đường 450).
Như vậy, gia tăng trong tổng chi tiêu dẫn đến một sự gia tăng lớn
hơn trong thu nhập. Để mô tả hiện tượng này, Keynes đã dùng thuật ngữ số nhân chi tiêu.
Số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng gây
ra do sự thay đổi của một đơn vị trong tổng chi tiêu. m = Y Y Y 1 − 0 = Z Z
Mô hình cho thấy, số nhân chi tiêu là độ gia tăng trong mức sản
lượng cân bằng tạo ra khi Z = 1. Trên đồ thị, khi đường tổng chi tiêu
dịch chuyển lên trên 1 đơn vị (tức là khi tổng chi tiêu tăng lên là 1 tại
mỗi mức thu nhập quốc dân), chi tiêu tự định tăng từ A đến A + 1, mức
sản lượng cân bằng thay đổi một lượng là: A+ 1 A 1 Y Y − = − = 1 0 1−  1−  1− 
Theo định nghĩa về số nhân chi tiêu thì sự thay đổi của mức sản
lượng cân bằng trên là số nhân chi tiêu (m), do đó: m = 1 1− 
Và trong trường hợp tổng quát, số nhân chi tiêu sẽ được tính như sau: m = Y  A Trong đó:
∆Y: Sự thay đổi của mức sản lượng cân bằng khi đường tổng chi tiêu dịch chuyển;
∆A: Sự thay đổi của tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc dân.
Vì độ dốc của đường tổng chi tiêu 0 < α < 1 nên m > 1. Độ dốc
của đường tổng chi tiêu càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn.
Hình 6.4. Thay đổi trạng thái cân bằng khi dịch chuyển đường tổng chi tiêu
6.1.2.4. Cách tiếp cận thu nhâp – chi tiêu và phân tích tổng cầu – tổng cung.
a. Đường tổng cầu
Mức sản lượng cân bằng đạt được trên mô hình thu nhập – chi tiêu
ứng với một mức giá nhất định. Vậy mức sản lượng cân bằng này sẽ
thay đổi như thế nào trong trường hợp mức giá có sự thay đổi?
Với mức giá P0, ứng với mức giá này đường tổng chi tiêu của nền
kinh tế là AE(P0), trạng thái cân bằng trên mô hình thu nhập – chi tiêu
là E0, mức sản lượng cân bằng là Y0. Giả sử mức giá tăng lên là P1, do
tổng chi tiêu của nền kinh tế là tổng chi tiêu dự kiến về tiêu dùng, đầu
tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng nên với tác động của các hiệu
ứng của cải, hiệu ứng lãi suất và hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng
chi tiêu AE0 sẽ dịch chuyển xuống AE1 (hình 6.5). Trạng thái cân bằng
chuyển tới E1 và mức sản lượng cân bằng giảm xuống Y1.
Hình 6.5. Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình thu nhập – chi tiêu
Như vậy, ứng với mức giá P0, sản lượng cân bằng đạt được trên
mô hình thu nhâp – chi tiêu là Y0, tương tự ứng với mức giá P1, sản
lượng cân bằng đạt được trên mô hình thu nhâp – chi tiêu là Y1. Từ đó
những điểm thể hiện mối quan hệ giữa giá và sản lượng cân bằng ứng
với từng mức giá có tính chất giống như (P0, Y0) và (P1, Y1) sẽ nằm trên
đường tổng cầu AD của nền kinh tế (hình 6.5).
b. Các cú sốc làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu tác động đến tổng cầu
Hình 6.6. Tác động của tăng chi tiêu chính phủ đến sản lượng và mức giá
Ứng với một mức giá nhất định, bất kỳ một nhân tố nào tác động
làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu cũng dẫn đến sự thay đổi của sản
lượng cân bằng và qua đó làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ, chi
tiêu chính phủ tăng, làm tăng tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc
dân và do đó đẩy đường tổng chi tiêu AE0 dịch chuyển lên AE1. Mức
sản lượng cân bằng mở rộng từ Y0 đến Y1. Trên mô hình tổng cầu –
tổng cung, tại mức giá không đổi P0, mức sản lượng cân bằng trên mô
hình thu nhập chi tiêu đã mở rộng đến Y1.
Với lập luận trên, tại tất cả các mức giá ban đầu của nền kinh tế,
hiện tượng tác động đến tổng cầu lập lại tương tự. Có thể kết luận rằng,
đường tổng cầu AD0 đã dịch chuyển sang phải đến AD1 (hình 6.6).
c. Những hạn chế của cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu
Tổng cầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sản
lượng khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế đã sử dụng hầu hết nguồn lực hiện có, tổng cung
cần được đưa vào mô hình để phân tích. Hình 6.6. minh họa cho tác
động của việc tăng chi tiêu chính phủ khi tính đến sự ràng buộc từ phía
cung được biểu thị bởi một đường tổng cung có độ dốc dương (đường
tổng cung AS0). Với mức giá không thay đổi P0, việc tăng chi tiêu chính
phủ một lượng là  G sẽ làm tăng sản lượng từ Y0 lên mức Y1. Trong
trường hợp đường tổng cung có độ dốc dương, sản lượng thực tế chỉ tăng lên mức Y ’
1 vì mức giá không còn cố định ở mức P0 mà thực ra đã
tăng lên P1 và hấp thụ một phần sự gia tăng của tổng cầu.
6.1.3. Mô hình xác định sản lượng cân bằng
6.1.3.1. Mô hình xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai thành viên là hộ gia đình và
doanh nghiệp. Do đó, phương trình đường tổng chi tiêu trong nền kinh
tế giản đơn được biểu diễn như sau: AE = C + I Trong đó:
C: Tiêu dùng của các hộ gia đình I: Đầu tư
Tiếp theo sẽ xem xét từng thành tố trong tổng chi tiêu của nền kinh tế giản đơn
Tiêu dùng của các hộ gia đình Hàm tiêu dùng
Trên cơ sở nghiên cứu tiêu dùng với vai trò là một thành tố quan
trọng trong tổng chi tiêu, ở đây chúng ta xét đến hàm tiêu dùng, tức là
hàm thể hiện mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.
Thu nhập khả dụng là tổng thu nhập các hộ gia đình nhận được từ
việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cộng với trợ cấp từ
chính phủ và trừ đi phần thuế phải nộp. Hộ gia đình sử dụng phần thu
nhập khả dụng để tiêu dùng và tiết kiệm. Thu nhập khả dụng ký hiệu là
Yd. Trong mô hình kinh tế giản đơn, không có vai trò của chính phủ nên
thu nhập khả dụng bằng thu nhập quốc dân (Yd = Y).
Khi thu nhập khả dụng tăng lên, chi tiêu của các hộ gia đình cho
lương thực thực phẩm, quần áo, nhà cửa, y tế, và một số hàng hóa dịch
vụ khác cũng tăng lên. Do vậy, khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu
dùng của các hộ gia đình cũng tăng lên.
Để biểu diễn hàm tiêu dùng, chúng ta hãy xem xét đến các yếu tố
cấu thành nên hàm tiêu dùng: xu hướng tiêu dùng cận biên và tiêu dùng tự định
Xu hướng tiêu dùng cận biên. Lượng tiêu dùng tăng thêm khi
thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC). C MPC  = Y  d
Tiêu dùng tự định. Tiêu dùng tự định là phần tiêu dùng không
phụ thuộc vào thu nhập (C ). Đây là khoản tiêu dùng phải chi tiêu kể cả khi không có thu nhập.
Hàm tiêu dùng có dạng như sau: C C = M + PCxY d Trong đó: C là tiêu dùng
C là tiêu dùng tự định
MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên
Đường tiêu dùng biểu diễn hàm tiêu dùng. Để biểu diễn đường
tiêu dùng, dùng một hệ trục tọa độ với trục tung biểu diễn lượng tiêu
dùng và trục hoành biểu diễn thu nhập. (Trong nền kinh tế giản đơn, thu
nhập khả dụng bằng thu nhập).
Như vậy trên đồ thị xu hướng tiêu dùng cận biên MPC chính là
độ dốc của đường tiêu dùng. Tiêu dùng tự đinh ( C ) là hệ số chặn của đường tiêu dùng.
Hình 6.7 biểu diễn đường tiêu dùng, với mọi mức thu nhập nhỏ
hơn Y0 thì tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng. Với các mức thu nhập
lớn hơn Y0, tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng. Tại mức thu nhập
bằng Y0, tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng.
Hình 6.7. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
Sự dịch chuyển của đường tiêu dùng
Những nhân tố tác động làm cho lượng tiêu dùng của các hộ gia
đình thay đổi tại mỗi mức thu nhập khả dụng là những nhân tố tạo nên
sự dịch chuyển của đường tiêu dùng. Ví dụ, thu nhập dự kiến trong
tương lai, của cải đã được tích lũy…
Xu hướng tiết kiệm cận biên
Các hộ gia đình dùng thu nhập khả dụng để tiêu dùng và tiết kiệm.
Như vậy, từ mỗi đơn vị thu nhâp khả dụng được bổ sung các hộ gia đinh
không chỉ tiêu dùng mà còn tiết kiệm. Mức tiết kiệm bổ sung từ một
đơn vị thu nhập khả dụng tăng thêm được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS) S MPS = Y d Hàm tiết kiệm
Hàm tiết kiệm thể hiện mối quan hệ giữa tiết kiệm với thu nhập
khả dụng của các hộ gia đình. Ta có: Yd = C + S  S = Yd – C => S Y = ( C − M + PC ) Y d d   S = C − + 1 ( M − PC ) Y  (1) d Vì C S MPC = v à MPS = nên MPS = 1 – MPC (2) Y  Y  d d
Do đó, thay (2) vào (1) ta có: S = C − M + PS Y  d
Đường biểu diễn hàm tiết kiệm gọi là đường tiết kiệm. Hình 6.7
biểu diễn hàm tiết kiệm của nền kinh tế với:
-C là mức tiết kiệm của nền kinh tế tại mức thu nhập bằng không.
MPS là xu hướng tiết kiệm cận biên và là độ dốc của đường tiết kiệm.
Tại mức thu nhập khả dụng Y0, thu nhập khả dụng vừa đủ trang
trải chi tiêu cho tiêu dùng (Yd = C), do đó tiết kiệm S=0, A được gọi là
điểm vừa đủ. Điểm vừa đủ là điểm mà tại đó, thu nhập khả dụng vừa đủ
trang trải cho tiêu dùng và tiết kiệm bằng không. ▪ Đầu tư
Đầu tư là thành tố quan trọng thứ hai của tổng chi tiêu. Thuật ngữ
đầu tư trong nền kinh tế giản đơn chỉ tổng đầu tư tư nhân (bao gồm cả
đầu tư thay thế và đầu tư tăng thêm). So với tiêu dùng, đầu tư chiếm tỉ
trọng khiêm tốn hơn. Đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh
doanh. Đầu tư chịu tác động của một số nhân tố như lãi suất thực tế, thu
nhập hiện tại của nền kinh tế và dự tính của doanh nghiệp về triển vọng
tương lai… Xem xét hàm cầu về đầu tư có thể thấy được sự phụ thuộc
của đầu tư vào những yếu tố này.
Hàm cầu về đầu tư
Hàm cầu về đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu đầu tư
theo kế hoạch và lãi suất thực tế (trong điều kiện các yếu tố khác và thu
nhập của nền kinh tế không đổi).
Lãi suất thực tế
Lãi suất thực tế với tư cách là chi phí cơ hội của việc sử dụng đồng
vốn đầu tư. Chính vì vậy, đầu tư biến động ngược chiều với lãi suất thực
tế (hình 6.8). Đường cầu về đầu tư có dạng dốc xuống.
Hình 6.8. Đường cầu đầu tư
Khi lãi suất thực tế thay đổi, tạo ra sự di chuyển dọc đường cầu
đầu tư. Vậy, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển khi nào?
Sự dịch chuyển đường cầu đầu tư
Đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi trong các
nhân tố như thu nhập, tâm lý của nhà đầu tư… Khi thu nhập của nền
kinh tế tăng, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang bên phải và ngược
lại, khi thu nhập của nền kinh tế giảm, đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển
sang trái. Khi các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng của nền kinh
tế, đường cầu về đầu tư sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại, khi có
làn sóng bi quan về đầu tư trong nền kinh tế, đường cầu đầu tư sẽ dịch
chuyển sang trái (hình 6.9)
Hình 6.9. Sự dịch chuyển đường cầu đầu tư do tâm lý kinh doanh
Trong chương này chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa chi
tiêu và thu nhập quốc dân nên giả thiết lãi suất là cho trước và mức đầu
tư không liên quan đến thu nhập hiện tại của nền kinh tế (I = I).
Sản lượng cân bằng
Phương trình đường tổng chi tiêu AE của nền kinh tế giản đơn như sau: AE C = I + => AE C = M + PC Y  I => d + AE =C ( I + ) M + PC Y d AE =C ( I + ) M + PC Y 
(vì Yd = Y trong nền kinh tế giản đơn)
Như vậy, đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn có chi tiêu tự định bằng (C
 + I) và độ dốc bằng độ dốc của đường tiêu dùng và bằng MPC.
Tại trạng thái cân bằng: AE = Y  (C +)I M + PC Y  Y =
Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn là: C + I Y = 1 −MPC
Hình 6.10. Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Để phân tích sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn, chúng
ta sử dụng số liệu trong bảng 6.1
Bảng 6.1. Các thành tố trong tổng chi tiêu
Đơn vị: Tỷ đồng Thu nhập khả
Tiêu dùng Đầu tư (I) Tổng chi tiêu dụng (Yd) (C) (AE) 80 84 50 134 120 116 50 166 160 148 50 198 200 180 50 230 240 212 50 262 280 244 50 294 320 276 50 326 360 308 50 358 400 340 50 390
Từ bảng 6.1 có thể xây dựng được phương trình của đường tiêu
dùng và đường tổng chi tiêu như sau: C C = M + PC Y  => C= 20+ 0.8Y d d  C = 20 + 0.8Y  AE =C ( I + ) M + PC Y   AE = 70 + 0.8Y
Tại trạng thái cân bằng: AE =Y. Do đó mức sản lượng cân bằng sẽ là: C + I  Y = hay Y = 70/ (1-0.8) = 350 1 − MPC Số nhân chi tiêu
Như trên chúng ta đã đề cập, số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi
của mức sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay đổi một đơn vị trong
tổng chi tiêu. Vậy trong mô hình kinh tế giản đơn, số nhân chi tiêu bằng
bao nhiêu và cơ chế khuếch đại của sự thay đổi trong chi tiêu tự định
đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Phân tích sau đây dựa vào
hình 6.11 với giả thiết đầu tư của nền kinh tế tăng thêm một lượng là
∆I, lúc đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng thêm một lượng là ∆I tại
mỗi mức thu nhập quốc dân, đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên
là ∆I. Mức sản lượng của nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1.
Hình 6.11. Tác động của sự thay đổi chi tiêu tự định (đầu tư) đến
mức sản lượng cân bằng
Trước tiên, độ lớn của số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
sẽ được tính bằng độ mở của mức sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự
định tăng lên một đơn vị. Do vậy, số nhân chi tiêu (m) sẽ được tính như sau: Y − Y 1 m = 1 0 =  I 1 − MPC
Trong ví dụ trên, giả sử đầu tư tăng thêm 1 tỷ, số nhân chi tiêu của
nền kinh tế sẽ là: m = 1/(1 – 0.8) = 5
Điều đó có nghĩa là, nếu đầu tư tăng thêm 1 tỷ, mức sản lượng cân
bằng của nền kinh tế sẽ mở rộng là 5 tỷ.
Tiếp theo, sẽ xem xét cơ chế khuếch đại của số nhân chi tiêu
Giả sử nền kinh tế tăng thêm 1 tỷ đồng vốn đầu tư, điều này tác
động đến mức sản lượng làm mức sản lượng tăng thêm 1 tỷ đồng. Phần
thu nhập tăng thêm này sẽ được phân phối cho các thành viên kinh tế.
Thu nhập tăng thêm sẽ dẫn đến sự tăng lên trong tiêu dùng một lượng
bằng MPC. ∆Y, do xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0.8 và ∆Y lúc
này là 1 tỷ nên tiêu dùng của nền kinh tế sẽ tăng thêm 0.8 tỷ. Tiếp đến,
mức sản lượng lại tăng thêm 0.8 tỷ, rồi sau đó lại làm tăng tiêu dùng
0.82 tỷ, cứ tiếp tục như vậy, mức sản lượng lại tăng thêm 0.82 tỷ và từ
đó lại tạo hiệu ứng tăng tiêu dùng…
Tổng hợp sự thay đổi của mức sản lượng qua các hiệu ứng nói
trên từ sự thay đổi đầu tư 1 tỷ đồng, ta có:
∆Y = (1 + 0.8 + 0.82 + 0.83 + …)  1 Y = 1− 8 . 0  ∆Y = 5
6.1.3.2. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế đóng có sự
tham gia của chính phủ

Khi chính phủ tham gia vào nền kinh tế, ảnh hưởng này lên mô
hình thu nhập – chi tiêu thông qua hai nhân tố:
Ảnh hưởng của thuế
Thuế được đề cập ở đây là thuế ròng, tức là chênh lệch giữa thuế
TX và trợ cấp từ chính phủ (Tr). Thuế ròng T = TX – T r
Thuế bao gồm hai bộ phận, thuế tự định (thuế đánh độc lập với
thu nhập quốc dân T ) và thuế đánh phụ thuộc vào thu nhập quốc dân.
Để đơn giản chúng ta giả thiết thuế đánh tỉ lệ với thu nhập quốc dân với
tỉ suất t, và trợ cấp bằng không nên thuế ròng bằng thuế.
Hàm thuế sẽ được biểu diễn như sau: T T = t + Y 
Nếu thuế đánh đầy đủ với hai bộ phận trên, đường tổng chi tiêu
của nền kinh tế sẽ vừa dịch chuyển xuống dưới do chi tiêu tự định giảm
đi một lượng bằng thuế tự định, vừa thay đổi độ dốc theo hướng thoải hơn.
Chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ của chính phủ (G)
Đây là những khoản chi tiêu cho các dự án đầu tư công hoặc chi
trả lương cho các viên chức chính phủ và các chi phí khác của chính
phủ. Trong mô hình chúng ta đang xét, chi tiêu chính phủ được giả thiết
là cố định. Do vậy, chi tiêu chính phủ (G) tác động đến mô hình thu
nhâp – chi tiêu thông qua tác động đến chi tiêu tự định và làm dịch
chuyển đường tổng chi tiêu lên trên một lượng bằng chi tiêu chính phủ.
Công thức tính mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có chính phủ
Phương trình đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế đóng có chính phủ: AE = C + I + G Trong đó: C C = M + PC Y  => AE C = M + PC Y  I+ G d d +
Có: Yd = Y – T. Xét trường hợp T = tY, ta có: AE C = M + PC Y  ( tY − ) I+ G +  AE C = I+ G + M + PC 1 ( t Y − )
Tại trạng thái cân bằng: AE =Y  Y C = I+ G + M + PC 1 ( t Y − )
Mức sản lượng cân bằng sẽ là: C + I + G Y = 1 − MP 1 ( C − )t
Số nhân chi tiêu m sẽ bằng: 1 m = 1− MPC 1 ( −t )
Hình 6.12. Mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có chính phủ
6.1.3.3. Mô hình xác định sản lượng trong nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở có sự tham gia của người nước ngoài vào nền kinh
tế chúng ta đang xét. Chính vì vậy, tổng chi tiêu của nền kinh tế sẽ có
thêm một thành tố nữa là xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng của một nước
là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. ▪ Xuất khẩu
Giá trị kim ngạch xuất khẩu (X) phụ thuộc vào quyết định của
người nước ngoài đối với việc mua hàng trong nước. Điều này trước
tiên phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, sau đó đến một số
nhân tố khác như thương hiệu của hàng Việt Nam, giá tương đối giữa
hàng Việt Nam so với hàng ngoại, tỉ giá hối đoái… Để đơn giản có thể
giả thiết xuất khẩu là cho trước với một giá trị cố định nào đó. ▪ Nhập khẩu
Giá trị kim ngạch nhập khẩu (IM) phụ thuộc vào thu nhập quốc
dân và một số yếu tố khác như giá tương đối giữa hàng trong nước và
hàng nhập, tỉ giá hối đoái… Trong mô hình này, giả thiết giá trị kim
ngạch nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào thu nhập quốc dân với xu hướng
nhập khẩu cận biên MPM, các yếu tố khác được giả thiết là cố định.
Hàm nhập khẩu được biểu diễn như sau: IM = 𝐌 + MPMxY Trong đó:
IM: là giá trị kim ngạch nhập khẩu
MPM: là xu hướng nhập khẩu cận biên Y: là thu nhập quốc dân M
 : là nhập khẩu tự định, thường giả định M  = 0. Khi đó: IM = MPMxY
Công thức tính mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Phương trình đường tổng chi tiêu của nền kinh tế mở như sau: AE = C + I + G + X- IM  AE C = M + PC  1 ( t− )Y  I+ G + X + M − PM Y  AE C = I + G + X +  M + PC 1 ( t− ) M − P  M Y 
Mức sản lượng cân bằng sẽ là: C+ I + G+ X Y = 1 − MPC1 ( −t) +MPM
Số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở được tính là: 1 m = 1− MPC 1 ( − t) + MPM
Hình 6.13. Xác định mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Bảng 6.2. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở và các thành phần
Đơn vị tính: Tỷ đồng Thu Tiêu Đầu Chi Xuất Nhập Tổng nhập dùng tư (I) tiêu khẩu khẩu chi tiêu thực tế (C) chính (X) (IM) (AE) (Y) phủ (G) 0 12.5 50 60 40 0 162.5 50 45 50 60 40 7.5 187.5 100 77.5 50 60 40 15 212.5 150 110 50 60 40 22.5 237.5 200 142.5 50 60 40 30 262.5 250 175 50 60 40 37.5 287.5 300 207.5 50 60 40 45 312.5 350 240 50 60 40 52.5 337.5 400 272.5 50 60 40 60 362.5
Giả sử thuế chiếm 20% thu nhập quốc dân, từ bảng 6.2 có thể xác
định được các hàm nhập khẩu, hàm tiêu dùng, hàm tổng chi tiêu của
nền kinh tế và mức sản lượng cân bằng.
Hàm nhập khẩu có dạng: IM = MPM.Y  ∆IM = MPM. ∆Y
Từ số liệu bảng 6.2, ta có MPM = 0.15  IM = 0.15Y
Hàm tiêu dùng có dạng: C C = M + PC 1 ( t Y − )
Từ số liệu bảng 6.2, ta có: C = 12.5 và MPC (1-t) = 0.65
Với t = 0.2, ta có MPC = 0.8125
Do vậy, hàm tiêu dùng như sau:
C = 12.5 + 0.8125(1-0.2). Y => C = 12.5 + 0.65Y
Sau khi thay các giá trị, hàm tổng chi tiêu như sau:
AE = 12.5 + 50 + 60 + 40 + [0.8125(1-0.2) – 0.15]. Y  AE = 162.5 + 0.5Y
 Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế là: Y = 162.5/(1-0.5) = 325 6.2. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là những nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ, trợ cấp và thuế.
6.2.1. Chính sách tài khóa chủ động ảnh hưởng tới tổng cầu
6.2.1.1. Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tài khóa nhằm kích
thích tổng cầu và tăng mức sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi
tiêu chính phủ hoặc giảm thuế.
Trường hợp áp dụng chính sách tài khóa mở rộng
Trong trường hợp mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng
tự nhiên, chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng nhằm khôi phục lại
mức sản lượng tự nhiên bằng cách kích cầu thông qua việc tăng chi tiêu
chính phủ và giảm thuế.
Nội dung của chính sách
Hình 6.14 cho thấy, trong trường hợp nền kinh tế rơi vào suy thoái
với tổng cầu thấp, không đủ sức mua toàn bộ mức sản lượng tự nhiên
Y* của nền kinh tế (tại trạng thái cân bằng ban đầu E0) với mức sản
lượng thực tế ban đầu Y0 < Y*, nền kinh tế có thất nghiệp chu kỳ, chính
phủ sẽ phải kích cầu thông qua chính sách tài khóa mở rộng.
Một biện pháp mà chính phủ có thể tiến hành lúc này là tăng chi
tiêu của chính phủ. Nếu chính phủ quyết định tăng chi tiêu một lượng
là ∆G, chi tiêu tự định của nền kinh tế tăng thêm một lượng là ∆G. Tại
mỗi mức thu nhập quốc dân, tổng chi tiêu của nền kinh tế đều tăng lên
nên dẫn đến sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu một đoạn
bằng ∆G, từ AE0 đến AE1, mức sản lượng cân bằng mở rộng từ Y0 đến
Y1. Trên mô hình tổng cầu – tổng cung, độ mở rộng mức sản lượng cân
bằng được bảo tồn nếu mức giá cố định tại P0, tức là trong điều kiện
nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng (trạng thái cân bằng E1
trên mô hình tổng cầu – tổng cung). Nhưng trong thực tế, đường tổng
cung ngắn hạn lạ=i dốc lên nên độ mở của mức sản lượng cân bằng sẽ
bị thu hẹp lại (ứng với trạng thái cân bằng E2). Để đảm bảo cho mức
sản lượng cân bằng cuối cùng trở lại Y*, chi tiêu chính phủ cần phải
tăng một lượng đủ lớn ∆G sao cho m. ∆G = Y1 – Y0, từ đó với hạn chế
về tổng cung, mức sản lượng thực tế cuối cùng sẽ được khôi phục tại Y*.
Hình 6.14. Chính sách tài khóa mở rộng
Một biện pháp nữa mà chính phủ có thể tiến hành là giảm thuế.
Bằng cách này thu nhập khả dụng của các hộ gia đình sẽ tăng lên, qua
đó làm tăng tiêu dùng và từ đó làm tăng chi tiêu. Hình 6.14 cho thấy
việc giảm thuế suất đã dẫn đến đường tổng chi tiêu xoay lên trên từ AE0
đến AE2. Điểm cân bằng mới đạt được cũng tại E2 trên mô hình tổng
cầu – tổng cung ứng với mức sản lượng cân bằng mới là Y*.
6.2.1.2. Chính sách tài khóa thắt chặt
Điều kiện áp dụng
Giả sử nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện
có của nền kinh tế. Sự hạn chế của tổng cung với việc sử dụng gần như
cạn kiệt nguồn lực đã làm cho việc mở rộng nền kinh tế dẫn đến mức
giá chung tăng lên gây ra hiện tượng lạm phát. Trong trường hợp này
chính phủ cần cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát.
Nội dung của chính sách
Chính sách tài khóa thắt chặt bao gồm hai phương án để cắt giảm
tổng cầu của nền kinh tế. Đó là việc giảm chi tiêu chính phủ và tăng
thuế. Hình 6.15 cho thấy tác động của hai biện pháp này. Trong trường
hợp chính phủ giảm chi tiêu, đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển xuống
dưới (từ AE0 đến AE1) do tổng chi tiêu giảm đi một lượng là ∆G tại mỗi
mức thu nhập quốc dân. Mức sản lượng cân bằng thu hẹp từ Y0 đến Y1.
Với thay đổi này trên mô hình thu nhập – chi tiêu, mô hình tổng cầu
tổng cung cũng chịu tác động tương ứng trong việc thu hẹp mức sản
lượng cân bằng. Tại mức giá ban đầu P0, mức sản lượng đã được thu
hẹp từ Y0 đến Y1. Tại mỗi mức giá ban đầu cho trước của nền kinh tế,
hiện tượng này lập lại tương tự, do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái (từ AD0 đến AD1). Và trên mô hình tổng cầu – tổng cung, mức sản
lượng thực tế đã trở lại Y* và mức giá là P1< P0, và do vậy lạm phát được kiềm chế.
Nếu như chính phủ sử dụng biện pháp tăng thuế suất để cắt giảm
tổng cầu thì biện pháp này sẽ tác động trước tiên vào thu nhập khả dụng,
từ đó làm giảm tiêu dùng, tổng chi tiêu từ đó cũng giảm, đường tổng
chi tiêu xoay xuống dưới (từ AE0 đến AE2), đưa mức sản lượng cân
bằng đến Y1 và từ đó tác động đến mô hình tổng cầu – tổng cung giống
như biện pháp cắt giảm chi tiêu chính phủ trên đây. Như vậy, giải pháp
này cũng nhằm cắt giảm tổng cầu từ AD0 đến AD1và qua đó đưa mức
sản lượng cân bằng của nền kinh tế về Y*với mức giá P1 thấp hơn P0
Hình 6.15. Chính sách tài khóa thắt chặt
6.2.1.3. Chính sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách
Trong trường hợp ngân sách chính phủ bị thâm hụt thì chính sách
tài khóa mở rộng gặp khó khăn. Vậy làm thế nào để vừa có thể kích
thích tổng cầu lại vừa duy trì được cán cân ngân sách không đổi? Chính
sách tài khóa đáp ứng được mục tiêu này được gọi là chính sách tài khóa
có sự ràng buộc về ngân sách.
Nội dung của chính sách này là chính phủ sẽ bù đắp những khoản
tăng chi tiêu bằng việc tăng thuế.
Ngân sách chính phủ BB được tính như sau: BB = T - G Trong đó:
- T là thuế thu về cho ngân sách
- G là các khoản chi tiêu của chính phủ
Để bảo đảm cho cán cân ngân sách không đổi thì ∆BB = 0 hay ∆G = ∆T.
Mô hình nghiên cứu ở phần này là mô hình nền kinh tế đóng với
thuế độc lập với thu nhập. Như vậy, phương trình đường tổng chi tiêu sẽ như sau: AE C = I + G + C = M + PC Y  I+ G d +
Do thuế đánh độc lập với thu nhập nên Y Y = T d −  AE C = M − PC T  I + G + M + PC Y 
Mức sản lượng cân bắng được tính như sau:
C− MPC T + I + G C + I + G MPC T Y = = − 1− MPC 1− MPC 1 −MPC
Giả sử chi tiêu chính phủ thay đổi một lượng là ∆G và thuế thay
đổi một lượng là ∆T, mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi một lượng là 1 MPC Y  =  G −  T  1 − MPC 1 − MPC
Trong trường hợp chỉ có chi tiêu chính phủ thay đổi một lượng là
∆G, thuế không thay đổi thì số nhân chi tiêu của chính phủ sẽ là: 1 mG = 1 −MPC
Trong trường hợp chỉ có thuế thay đổi một lượng là ∆T, chi tiêu
chính phủ không thay đổi thì số nhân thuế sẽ là: − MPC mT = 1 −MPC
Trong trường hợp cả chi tiêu chính phủ và thuế đều thay đổi và
giữ nguyên cán cân ngân sách (∆G=∆T) thì số nhân ngân sách cân bằng sẽ là 1.
Như vậy, tăng chi tiêu chính phủ 1 đơn vị sẽ mở rộng mức sản
lượng cân bằng của nền kinh tế là 1/(1-MPC), trong khi nếu thuế cũng
tăng 1 đơn vị thì thu nhập khả dụng của các hộ gia đình sẽ giảm đi 1
đơn vị, tiêu dùng do vậy giảm MPC dẫn đến mức sản lượng cân bằng
giảm đi một lượng là MPC/(1-MPC). Tổng hợp ảnh hưởng của sự thay
đổi bởi chi tiêu chính phủ và thuế sẽ là 1, tức là tăng chi tiêu chính phủ
và thuế lên 1 đơn vị sẽ dẫn đến mức sản lượng cân bằng chỉ tăng 1 đơn
vị. Để duy trì cán cân ngân sách không đổi, ảnh hưởng mở rộng sản
lượng của việc tăng chi tiêu chính phủ bị lấn át bởi việc thu hẹp mức
sản lượng do tăng thuế nên kết quả số nhân ngân sách cân bằng chỉ bằng 1.
Hình 6.16. Chính sách tài khóa trong trường hợp
ràng buộc về ngân sách
6.2.2. Cơ chế tự ổn định
Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài khóa có
tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt
giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ
sự điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách.
Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế hiện đại
là hệ thống thuế. Vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ đến các
hoạt động kinh tế nên khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, thu nhập của
doanh nghiệp và các hộ gia đình đều giảm nên doanh thu thuế cũng
giảm. Sự cắt giảm thuế tự động như thế đã góp phần giảm bớt sự dao
động của mức sản lượng thực tế xung quanh mức sản lượng tự nhiên.
Một số khoản mục của chi tiêu chính phủ cũng đóng vai trò như
những cơ chế tự ổn định. Đó là những khoản mục như trợ cấp thất
nghiệp, bảo hiểm xã hội và các khoản chuyển giao thu nhập khác có xu
hướng tăng lên khi nền kinh tế lâm vào suy thoái. Điều đó hạn chế sự
giảm sút trong tiêu dùng mặc dù trong bối cảnh thu nhập khả dụng của
các hộ gia đình giảm đi do nền kinh tế lâm vào suy thoái. Như vậy, sự
tăng lên một cách tự động trong các khoản chuyển giao thu nhập của
chính phủ đã hạn chế bớt sự sụt giảm của tổng cầu và thu hẹp biên độ
dao động của các chu kỳ kinh doanh.
6.2.3. Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
▪ Chính sách tài khóa và cán cân ngân sách
Cán cân ngân sách chính phủ được tính bằng tổng thu nhập của
chính phủ nhận được trừ đi tổng chi tiêu cho tất cả các khoản mục của chính
phủ trong kỳ. Nói cách khác, cán cân ngân sách được tính bằng thuế ròng
trừ đi chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ. BB = (Tx - Tr) – G BB = T - G Trong đó: BB là cán cân ngân sách
TX là tổng nguồn thu từ thuế
Tr là chuyển giao thu nhập
G là chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ T là thuế ròng.
Khi thu nhập chính phủ nhận được từ thuế ròng lớn hơn chi tiêu
của chính phủ, cán cân ngân sách thặng dư. Ngược lại, chi tiêu của
chính phủ lớn hơn thu nhập mà chính phủ nhận được từ thuế ròng thì
cán cân ngân sách thâm hụt.
Thông thường, cán cân ngân sách là thước đo tốt để đánh giá chính
sách tài khóa, tuy nhiên cán cân ngân sách không chỉ chịu ảnh hưởng
từ chính sách tài khóa mà còn chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh.
Ví dụ, thuế suất là 20%, chi tiêu chính phủ là 60 tỷ USD, chúng ta có
thể thấy được ảnh hưởng của mức sản lượng nền kinh tế đến cán cân ngân sách trên hình 6.17.
Hình 6.17. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến cán cân ngân sách
Có thể tính được mức sản lượng mà tại đó cán cân ngân sách cân
bằng như sau: Tại trạng thái cân bằng của ngân sách: T = G
 tY = G => 0.2Y = 60 => Y0 = 300
Với những mức thu nhập nhỏ hơn 300, cán cân ngân sách sẽ bị
thâm hụt do tiền thuế thu được từ những mức sản lượng này không đủ
bù đắp được hoàn toàn khoản chi tiêu chính phủ là 60 tỷ USD. Ngược
lại, tại những mức thu nhập lớn hơn 300, cán cân ngân sách lại có thặng dư.
Những phân tích trên cho thấy đôi khi cán cân ngân sách thâm hụt
không phải do chính sách tài khóa tác động đến, những nhận xét vội vã
về nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách có thể sẽ đưa nền kinh tế lún
sâu hơn vào suy thoái do cắt giảm chi tiêu chính phủ.
Để có thể có thước đo tốt hơn về chính sách tài khóa, người ta sử
dụng ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ.
- Cán cân ngân sách cơ cấu BB* là cán cân ngân sách tính cho
mức sản lượng ứng với mức sản lượng tiềm năng. Sử dụng thước đo
này khi đánh giá về chính sách tài khóa sẽ không bị ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh.
- Cán cân ngân sách chu kỳ được tính bằng chênh lệch giữa cán
cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu.
BB – BB* = (tY – G) – (tY* - G) = t (Y – Y*)
Cán cân ngân sách chu kỳ cho thấy tác động của những biến động
kinh tế ngắn hạn đến cán cân ngân sách, điều đó cho phép loại trừ ảnh
hưởng của biến động kinh tế ngắn hạn đến cán cân ngân sách khi đánh
giá chính sách tài khóa của chính phủ.
Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ
Để tài trợ cho cán cân ngân sách thâm hụt, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Vay tiền từ ngân hàng trung ương
Trường hợp này được hiểu như là việc tạo thêm tiền tệ cơ sở cho
nền kinh tế. Do vậy, cung tiền của nền kinh tế sẽ tăng lên theo số nhân
tiền. Điều này dẫn đến gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, đây là một
nguyên nhân của làm phát do cầu kéo.
- Vay tiền từ các hộ gia đình và doanh nghiệp
Trong trường hợp này chính phủ bán trái phiếu chính phủ cho hộ
gia đình và doanh nghiệp. Như vậy chính phủ sẽ phải hứa hẹn trả một
lãi suất đủ để hấp dẫn người mua. Biện pháp này cho phép chính phủ
có thể tài trợ thâm hụt mà không cần tăng cơ sở tiền hay giảm dự trữ
quốc tế. Tuy nhiên, nếu sử dụng biện pháp này thường xuyên sẽ có thể
làm tăng áp lực lạm phát cho tương lai nếu tỷ lệ nợ so với GDP liên tục
tăng hoặc lấn át đầu tư tư nhân do sức ép tăng lãi suất. - Vay nước ngoài
Biện pháp này được tiến hành thông qua việc phát hành trái phiếu
ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Việc sử dụng dự trữ quốc tế để
tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát
tài chính, đồng nội tệ giảm giá mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. Phát
hành trái phiếu ra nước ngoài và giảm dự trữ quốc tế có xu hướng làm
tăng tỷ giá hối đoái và làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước.
6.3. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với ổn định nền kinh tế
Thuật ngữ “ổn định nền kinh tế” trong kinh tế học vĩ mô được
hiểu là phải đạt đến một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và có thể dự báo được”.
Với mục tiêu cụ thể là một nền kinh tế với tỉ lê thất nghiệp bằng
mức thất nghiệp tự nhiên, tăng trưởng bền vững và ổn định, tỉ lệ lạm
phát có thể dự báo được và một số mục tiêu khác, sự tương tác giữa
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng như những điểm cần lưu
ý khi sử dụng hai chính sách này để ổn định kinh tế vĩ mô là mối quan
tâm của các nhà hoạch định chính sách.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể tương tác với nhau
để đạt được một trong các mục tiêu trên kinh tế vĩ mô. Ví dụ, trong
trường hợp chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng dẫn đến
tổng cầu gia tăng và gây sức ép lạm phát, nếu ngân hàng trung ương
đồng thời cắt giảm cung ứng tiền tê, qua đó tăng lãi suất thì có thể triệt
tiêu được một phần hoặc toàn bộ độ gia tăng của tổng cầu, ổn định mức
giá của nền kinh tế. Ngược lại, trong bối cảnh chính phủ cắt giảm chi
tiêu, chính sách tiền tệ lại được phối hợp theo chiều hướng ngược lại để
khôi phục tổng cầu. Chẳng hạn như chính phủ cắt giảm chi tiêu cho dự
án đường cao tốc một khoản chi phí là 10 tỷ USD, điều này làm tổng
cầu sụt giảm và mức sản lượng cân bằng sẽ bị thu hẹp. Để khôi phục lại
mức sản lượng cân bằng, ngân hàng trung ương sẽ đồng thời tăng cung
tiền, qua đó hạ lãi suất, khuyến khích đầu tư tăng và mở rộng tổng chi
tiêu, khôi phục lại vị trí đường tổng cầu và mức sản lượng của nền kinh tế.
Hình 6.18. Tác động của hỗn hợp chính sách tài khóa mở rộng và
chính sách tiền tệ lỏng
Sự tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ còn
được thể hiện bởi hỗn hợp chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tiền tệ lỏng – được gọi là chính sách thích ứng (trong điều kiện nền kinh
tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng và tỉ lệ thất nghiệp cao). Chính
sách này cho phép tăng cung tiền và giữ cho lãi suất không thay đổi để
duy trì độ mở của mức sản lượng cân bằng do ảnh hưởng của chính sách tài khóa.
Giả sử chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng việc
tăng chi tiêu chính phủ một lượng là ∆G, chi tiêu chính phủ tăng từ G0
đến G1. Đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển lên trên, từ AE0 đến AE1.
Trạng thái cân bằng thay đổi từ E0 đến E1 và mức sản lượng cân bằng
mở rộng từ Y0 đến Y1. Trên mô hình tổng cầu-tổng cung, đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải từ AD0 đến AD1. Do nền kinh tế còn nhiều
nguồn lực chưa sử dụng nên đường tổng cung ngắn hạn AS nằm ngang,
và mức sản lượng thực tế là Y1, với ∆Y = Y1 – Y0 = m.∆G.
Mức thu nhập thực tế do tác động của chính sách tài khóa mở rộng
đã tăng lên đến Y1, điều đó làm tăng cầu tiền, đường cầu tiền dịch
chuyển sang bên phải. Nếu cung tiền không đổi thì lãi suất cần phải tăng
để cân bằng thị trường tiền tệ. Do đó trên thị trường tiền tệ, lãi suất danh
nghĩa tăng từ i0 đến i1. Giả sử lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa,
thì trên thị trường đầu tư lãi suất thực tế cũng tăng từ r0 đến r1. Lãi suất
tăng làm lượng cầu đâu tư giảm (từ I0 đến I1). Sự sụt giảm của đầu tư
dẫn đến tổng chi tiêu dự kiến giảm và đường tổng chi tiêu dịch chuyển
xuống dưới, từ AE1 đến AE2. Mức sản lượng cân bằn thu hẹp đến Y2.
Trên mô hình tổng cầu – tổng cung, đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái đến AD2. Như vậy do chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở
rộng khiến lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm đã làm sụt giảm tổng cầu
của nền kinh tế. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng lấn át. Cuối cùng
mức sản lượng thực tế là Y2 < Y1.
Nếu chính sách tiền tệ có tác động thích ứng đến ảnh hưởng trên
của chính sách tài khóa bằng cách tăng cung tiền từ MS0 đến MS1 thì
lãi suất ban đầu i0 được duy trì, loại trừ được hiệu ứng lấn át và độ mở
của mức sản lượng từ Y0 đến Y1 được bảo toàn. TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương 6 nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế, những nhân tố cấu
thành tổng cầu, các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và việc sử
dụng chính sách tài khóa tác động đến tổng cầu nhằm ổn định nền kinh tế.
Một số nội dung cơ bản được trình bày tại chương 6 như sau:
Cách tiếp cận thu nhập- chi tiêu cho biết mức sản lượng cân bằng đạt
được như thế nào trong trường hợp nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng
Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu.
Sự thay đổi mức sản lượng cân bằng phụ thuộc vào chi tiêu tự định và
số nhân chi tiêu của nền kinh tế
Số nhân chi tiêu cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi có sự
thay đổi trong chi tiêu tự định là 1 đơn vị. Số nhân chi tiêu có giá trị lớn hơn 1.
Do đường tổng chi tiêu được sử dụng để xác định mức sản lượng cân
bằng tại một mức giá xác định nên khi mức giá thay đổi, mức sản lượng cân
bằng của nền kinh tế sẽ thay đổi do đường tổng chi tiêu dịch chuyển. Đường
biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung của nền kinh tế và mức sản lượng
cân bằng là đường tổng cầu.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tài khóa để tác động vào tổng cầu.
Việc sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong ổn định
kinh tế vĩ mô là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác biệt. Những quan điểm
này dựa trên những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Trong đó hiệu quả của hai
chính sách trên và độ trễ của chính sách là một trong những vấn đề mà các
nhà hoạch định chính sách quan tâm. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài khóa?
2. Đường tổng chi tiêu dịch chuyển là do những yếu tố nào? Hãy giải thích.
3. Chênh lệch hàng tồn kho có ảnh hưởng gì đến việc xác lập mức sản lượng
cân bằng của nền kinh tế?
4. So sánh số nhân chi tiêu trong mô hình kinh tế giản đơn, mô hình kinh
tế đóng và mô hình kinh tế mở.
5. Hãy phân tích nội dung của chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt
6. Hãy phân tích vai trò của các số nhân chi tiêu trong chính sách tài khóa
có sự ràng buộc về ngân sách.
7. Tại sao cán cân ngân sách thực tế không phái là thước đo tốt để đánh giá
chính sách tài khóa? Muốn loại trừ ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
đến sự thâm hụt của cán cân ngân sách cần sử dụng cán cân ngân sách nào? Hãy giải thích
8. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào suy thoái, trình bày tác động của các
chính sách sau đến tiêu dùng, đầu tư và mức sản lượng thực tế của nền kinh tê: a.
Một sự tăng lên trong chi tiêu chính phủ b. Cắt giảm thuế suất
c. Việc mở rộng cung tiền của nền kinh tế.
9. Trong trường hợp nền kinh tế rơi vào suy thoái, nếu phải sử dụng chính
sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách thì kết quả sẽ như thế nào?
Nền kinh tế có bị lún sâu vào suy thoái không? Hãy giải thích.
10. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng. So sánh ảnh hưởng của chính sách này
đến tổng cầu trong trường hợp ngân hàng trung ương không can thiệp với
trường hợp ngân hàng trung ương cam kết duy trì mức lãi suất không đổi.