TỔNG HỢP 25 CÂU HỎI ĐÁP KINH TẾ VI MÔ | Trường Đại học Kinh Tế - Luật
Hiện tại tôi và 2 người bạn nữa đang có nhu cầu thành lập Công ty cổ phần. Tuy nhiên chúng tôi muốn có 2 người cùng là đại diện theo pháp luật của công ty. Hỏi pháp luật hiện hành có cho phép 2 người làm đại diện theo pháp luật không. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
TỔNG HỢP 25 CÂU HỎI ĐÁP – TÌNH HUỐNG CHỦ ĐỀ
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 VÀ LUẬT QUẢN LÝ SỬ DỤNG
VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP NĂM 2014
Câu 1: Luật doanh nghiệp 2014 quy định như thế nào về quyền của doanh nghiệp? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có các quyền sau đây:
- Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.- Tự chủ
kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn
ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô
và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.- Chủ
động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Câu 2: Hiện tại tôi và 2 người bạn nữa đang có nhu cầu thành
lập Công ty cổ phần. Tuy nhiên chúng tôi muốn có 2 người cùng là đại
diện theo pháp luật của công ty. Hỏi pháp luật hiện hành có cho phép
2 người làm đại diện theo pháp luật không? Trả lời:
Khoản 2 Điều 13 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện
theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản
lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trường hợp của bạn
hoàn toàn có thể thành lập công ty cổ phần với 2 người đại diện theo pháp
luật. Đồng thời, Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh
quản lý, quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Đây cũng là
một quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Câu 3: Những tổ chức, cá nhân nào có quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp? lOMoAR cPSD| 45943468 Trả lời:
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về quyền thành lập, góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp,cụ thể:
Về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:
Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh
nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chứcquốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước,
trừnhững người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặcbị
mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm
công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa
án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành
lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp lOMoAR cPSD| 45943468
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy
định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nướcgóp
vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các
đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức.
Câu 4: Anh A và anh B (đều là người Việt Nam) cùng góp vốn để
thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hỏi anh A và anh B cần
chuẩn bị hồ sơ như thế nào để thành lập doanh nghiệp trên? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014 thì thành phần
hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên anh A và anh B cần chuẩn bị gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng
minhnhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Câu 5: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp có những nội dung gì? Trả lời:
Theo quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2014 thì Giấy đề nghị đăng
ký doanh nghiệp có các nội dung sau: - Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử(nếu có). - Ngành, nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần
đượcquyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
- Thông tin đăng ký thuế. - Số lượng lao động.
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước côngdân,
Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh. - Họ, tên,
chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. lOMoAR cPSD| 45943468
Câu 6: Điều lệ công ty gồm những nội dung gì? Cần chú ý điều
gì khi đăng ký và khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty
bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ
sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ có các nội dung như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và vănphòng đại diện (nếu có); b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổphần
đối với công ty cổ phần;
d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thànhviên
hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công
ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ
phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; e) Cơ cấu tổ chức quản lý; g)
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần; h)
Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranhchấp nội bộ; i)
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng
chongười quản lý và Kiểm soát viên;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phầnvốn
góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; m)
Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sảncông ty;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau:
a) Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật củachủ
sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; lOMoAR cPSD| 45943468
c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người
đạidiện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặcngười
đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ khi sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của những người sau:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc ngườiđại
diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
haithành viên trở lên và công ty cổ phần.
Câu 7: Tôi đang là thành viên của Công ty X thuộc loại hình
Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hiện tại tôi có tài sản là quyền
sử dụng đất đối với mảnh đất đang là địa điểm tập kết hàng của Công
ty (từ trước đến nay là công ty thuê của tôi). Giờ tôi muốn góp vốn
bằng tài sản này vào cho công ty thì cần làm những gì? Trả lời:
Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển quyền sở
hữu tài sản góp vốn như sau: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất
thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc
quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được
thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ,
tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân
dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định
thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài
sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó
trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn
hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo
pháp luật của công ty;
+ Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền
sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. […]” lOMoAR cPSD| 45943468
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu muốn góp vốn vào công ty bằng
tài sản là quyền sử dụng đất, bạn cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể ở đây là
Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường tại nơi có thửa đất.
Câu 8: Anh X, chị Y, anh Z, anh T cùng góp vốn dự định thành
lập Công ty A là công ty cổ phần. Trong đó, anh X, anh Z, anh T đều
góp vốn bằng tiền Việt Nam. Chị Y góp vốn bằng ngôi nhà và quyền sử
dụng đất nơi dự kiến làm trụ sở chính của doanh nghiệp.Vậy việc định
giá ngôi nhà và quyền sử dụng đất là tài sản góp vốn của chị Y được
thực hiện như thế nào? Trả lời:
Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm
định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. 2.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành
viên,cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ
chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định
giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các
thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại
thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp
thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của
tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu
trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. 3.
Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội
đồngthành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh,
Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận
định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài
sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại
thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng
thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành
viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản
góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm lOMoAR cPSD| 45943468
đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Như vậy, với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp là ngôi nhà và
quyền sử dụng đất của chị Y, việc định giá có thể được thực hiện bởi tất cả
các cổ đông theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp không thống nhất
được thì các cổ đông nhờ/thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá (Công ty có chức năng thẩm định giá…). Trong trường hợp tổ
chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải
được đa số các cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp ngôi nhà và quyền sử dụng đất của chị Y được định giá cao
hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì anh X, chị Y, anh Z, anh
T cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và
giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời
liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn
cao hơn giá trị thực tế.
Câu 9: Như thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn? Trả lời:
Theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014 thì tên trùng, tên
gây nhầm lẫn được quy định như sau:
Tên trùng: là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được
viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giốngnhư
tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết
tắtcủa doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký
trùngvới tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên
riêngcủa doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự
hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W
ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; lOMoAR cPSD| 45943468
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên
riêngcủa doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “- ”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên
riêngcủa doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc
“mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên
riêngcủa doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền
Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g trên đây không áp
dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.
Câu 10: Tôi đang là chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên X,
vốn điều lệ 1.000.000.000 đồng. Hiện nay tôi muốn huy động thêm số
vốn là 500.000.000 đồng từ em trai tôi để tăng vốn điều lệ thì cần làm
thủ tục gì? Trả lời:
Việc tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên được quy định
tại Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014 như sau: “[…]
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ
bằngviệc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của
người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốngóp
của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây: a)
Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải
thôngbáo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ; b)
Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật này”
Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn đang muốn tăng vốn điều lệ
bằng cách huy động thêm vốn của em trai bạn. Do số lượng thành viên sau
khi thay đổi là 2 nên bạn cần thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình Công
ty TNHH 1 thành viên X sang công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đồng
thời, phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
Câu 11:Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần được
quy định như thế nào? Trả lời:
Quyền của cổ đông phổ thông được quy định cụ thể tại Điều 114 Luật
doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau: lOMoAR cPSD| 45943468
- Đối với Cổ đông phổ thông:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện
quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo
hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ
thông có một phiếu biểu quyết;
+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ
thông của từng cổ đông trong công ty;
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông
có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản
họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại
tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
- Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần
phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
+ Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản
trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán
Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này;
+ Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản
lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải
bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn
cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú,
quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với
cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của
từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong
tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có
quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ
của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; lOMoAR cPSD| 45943468
+ Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng
quản trị mới chưa được bầu thay thế;
+ Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản
và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định
thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và
thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm
cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do
yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập
họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị,
mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
- Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề
cửngười vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a
khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
+ Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ
đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
+ Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ
đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử
một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng
cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên
được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ
được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử
viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Câu 12: Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần K (được thành
lập từ tháng 12/2014). Hiện nay tôi muốn chuyển nhượng cổ phần của
mình cho chị X (chị X không phải là cổ đông sáng lập). Vậy tôi có được
quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho chị X không? Tại sao? Trả lời:
Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“[…]3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng
lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này,
cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng các cổ phần đó.[…]” lOMoAR cPSD| 45943468
Như vậy trong trường hợp của bạn,chị X không phải là cổ đông sáng
lập của Công ty cổ phần K, đồng thời công ty mới thành lập năm 2014 nên
đang trong thời hạn 3 năm sau khi thành lập. Do đó, bạn chỉ được chuyển
nhượng cho chị X khi được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Trong
trường hợp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, bạn được phép chuyển
nhượng cổ phần của mình cho chị X.
Câu 13: Đề nghị cho biết Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014, Đại hội
đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyềnchào
bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soátviên;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn35%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soátgây
thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ côngty.
Câu 14: Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhànước tại doanh nghiệp.
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchphát triển ngành.
- Đầu tư vốn nhà nước để hình thành và duy trì doanh nghiệp ở nhữngkhâu,
công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh
tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn lOMoAR cPSD| 45943468
điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 của Luật này.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can
thiệptrực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt
động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
- Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người
đạidiện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo
đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình,
đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp,
ngườiđại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phòng, chống dàn trải, lãng phí,
thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
- Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tạidoanh nghiệp.
- Phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên.
Câu 15: Doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn Điều lệ. Hiện nay, doanh nghiệp X đang gặp khó khăn về vốn do
cần thực hiện nhiều nhiệm vụ mới được nhà nước giao trong phạm vi
hoạt động. Vậy, doanh nghiệp X có được đầu tư bổ sung vốn Điều lệ không? Trả lời:
Điều 13 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014 quy định về phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối
với doanh nghiệp đang hoạt động như sau:
“1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc
phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp được đầu tư bổ sung vốn điều lệ: a)
Doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ
khôngbảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh
nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b)
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc
phòng,an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.”
Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp X là doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, thuộc trường hợp
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật này. Đồng thời, doanh nghiệp
đang gặp khó khăn về vốn điều lệ do số vốn hiện tại không đủ để thực hiện lOMoAR cPSD| 45943468
nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, doanh nghiệp X thuộc diện được đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
Câu 16: Việc huy động vốn điều lệ của Doanh nghiệp do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào? Trả lời:
Theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc huy động vốn của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau: -
Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính;
vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát
hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc huy động vốn:
+ Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản
xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
+ Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
+ Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám
sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
+ Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông
qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và
quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát
hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của
pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền huy động vốn:
+ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án huy
động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở
hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của
doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng
không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm tổng số nợ
phải trả bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con quy định tại khoản
4 Điều này không quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi
trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại
thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn. lOMoAR cPSD| 45943468
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy định tại điều
lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
+ Trường hợp huy động vốn trên mức quy định tại điểm a khoản này, huy
động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. -
Doanh nghiệp được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín
dụng theo nguyên tắc sau đây:
+ Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do
doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu
của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần
nhất tại thời điểm bảo lãnh;
+ Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh
nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp
thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm bảo lãnh.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn huy động không đúng mục đích,
huy động vốn vượt mức quy định nhưng không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định
hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật.
Câu 17: Công ty TNHH một thành viên Y là doanh nghiệp nhà
nước nắm giữ 100% tổng số vốn Điều lệ. Hiện tại, trong số tài sản cố
định của Công ty Y có 01 tòa nhà 6 tầng chưa có nhu cầu sử dụng đến.
Hỏi công ty Y có được cho thuê tài sản này không? Trả lời:
Theo quy định tại Điều 25 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản lý và sử dụng tài sản
cố định được quy định như sau:
“1. Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng
tài sản cố định.
2. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định
theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh
lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng,
không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn.”
Như vậy trong trường hợp này, đối với tài sản cổ định là tòa nhà 06 tầng
chưa có nhu cầu sử dụng, công ty Y có quyền cho thuê. Tuy nhiên, việc
cho thuê của công ty Y phải theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn. Nếu việc cho thuê không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng đến số
vốn đã đầu tư để xây dựng tài sản này thì không được thực hiện.
Câu 18: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thực hiện việc quản lý nợ phải thu như thế nào? Trả lời: lOMoAR cPSD| 45943468
Theo quy định tại Điều 26 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, việc quản lý nợ phải thu đối
với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% Vốn điều lệ được thực hiện như sau:
- Xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý nợ phải thu. Quy chếquản
lý nợ phải thu phải quy định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi nợ;
- Theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ;
- Thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ.
Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi,
nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho
tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực
tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình.
Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn
đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể,
phá sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có liên quan
phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
lý theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.
Câu 19: Doanh nghiệp X là Công ty TNHH 1 thành viên 100%
vốn nhà nước. Doanh nghiệp X dự định đầu tư góp vốn tại Công ty cổ
phần Y. Ông A là người được Doanh nghiệp X ủy quyền làm Người đại
diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Y.
Hỏi ông A cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn gì? Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, tiêu chuẩn của người đại
diện phần vốn của doanh nghiệp được quy định như sau:
- Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ
sứckhỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác
phùhợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện; -
Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật,
điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con
đẻ,con nuôi, anh ruột, chị ruột, em một, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu
của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên
Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc lOMoAR cPSD| 45943468
Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
- Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyđịnh
khác của pháp luật có liên quan. (Đáp ứng điều kiện theo quy định tại
Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014).
Như vậy, trong trường hợp ông A đáp ứng được các điều kiện nêu trên,
doanh nghiệp X có thể ủy quyền cho ông A làm người đại diện phần vốn
góp của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Y.
Câu 20: Việc cử người đại diện phần vốn góp của Nhà nước,
phần vốn góp của doanh nghiệp? Trả lời:
Việc cử người đại diện phần vốn góp của Nhà nước, phần vốn góp của
doanh nghiệp được quy định tại Điều 47 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diệnchủ
sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn,
cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp. Việc cử người đại diện phải thực hiện bằng văn bản, trong đó quy
định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
- Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần
vốncủa doanh nghiệp được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị.
- Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của
doanhnghiệp chuyên trách tham gia làm người đại diện tại một doanh
nghiệp. - Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể
tham gia làm người đại diện phần vốn nhà nước tại không quá ba doanh
nghiệp, số lượng người đại diện không chuyên trách tại một doanh nghiệp
không quá 30% số lượng thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản
trị. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp không chuyên trách có thể
tham gia làm người đại diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy
định tại điều lệ của doanh nghiệp.
Câu 21: Công ty TNHH 1 Thành viên X là doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp X cử ông B là người
đại diện phần vốn góp doanh nghiệp trong Công ty TNHH hai thành
viên K. Hỏi, với cương vị là người đại diện phần vốn góp của doanh
nghiệp trong công ty K, ông B có quyền và trách nhiệm như thế nào? Trả lời:
Quyền và trách nhiệm của người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 49 Luật
quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh lOMoAR cPSD| 45943468
nghiệp 2014. Trong trường hợp này, ông B có quyền và trách nhiệm như sau:
- Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi thamgia
ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây: + Ngành,
nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát
triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
+ Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc,
Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
+ Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
+ Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
+ Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Hội đồng thành viên.
- Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạnhai
thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán,
không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
- Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanhnghiệp,
người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình
sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp.
- Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúngquyền,
trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốncủa doanh nghiệp.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật vềdoanh
nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 22: Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Trả lời:
Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật quản lý, sử
dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanhnghiệp.
- Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên
tắc,phạm vi quy định tại Luật này. lOMoAR cPSD| 45943468
- Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụngnguồn
vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vàodoanh nghiệp.
- Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tưvốn
nhà nước vào doanh nghiệp.
- Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữutrong
đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Câu 23: Công ty X là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
số vốn điều lệ. Vậy doanh nghiệp X có được sử dụng vốn, tài sản, quyền
sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không? Trả lời:
Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014 quy định về việc đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% tổng số vốn điều lệ như sau:
“1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu
tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy
định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của
pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển
05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;góp
vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty
tráchnhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp: a)
Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà
ngườiquản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha
đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột,
anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc,
Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp; b)
Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty
tráchnhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp: a)
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án
đầutư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu lOMoAR cPSD| 45943468
được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh
nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không
quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo
quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp; b)
Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn
hơnmức quy định tại điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của
doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào
doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.”
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp X được phép sử dụng vốn, tài
sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng quy
định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan, đồng thời
không thuộc trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Câu 24: Việcgiám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện
chủ sở hữu đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước
tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? Trả lời:
Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với
hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được
quy định tại Điều 57 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sau:
+ Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
+ Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
+ Đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan
thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử
dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra quy định tại khoản 1 Điều
này, cơ quan đại diện chủ sở hữu:
+ Cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra; lOMoAR cPSD| 45943468
+ Yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản
lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn
nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh
nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi
phạm về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; + Hằng
năm tổng hợp, gửi Bộ Tài chính kết quả giám sát về hoạt động đầu tư, quản
lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập
hoặc được giao quản lý.
Câu 25: Công ty X là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước,
hiện công ty X đang có nhu cầu đầu tư xây dựng tài sản cố định là Tòa
nhà 12 tầng làm trụ sở Công ty. Vậy việc đầu tư xây dựng tài sản cố
định được thực hiện như thế nào? Trả lời:
Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014 quy định về việc đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định như sau:
“1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố
định của doanh nghiệp: a)
Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch
sảnxuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán
tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên
báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại
thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức
vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản
cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp; b)
Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có
giátrị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê
duyệt. 2. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực
hiện theo quy định của pháp luật.
3. Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng
thẩm quyền hoặc tài sản cố định được đầu tư, xây dựng, mua, bán không
sử dụng được, sử dụng không hiệu quả.”
Như vậy, việc đầu tư xây dựng tài sản cố định của công ty X được thực
hiện theo quy định trên.