Tổng hợp 360 câu hỏi trắc nghiệm +đáp án môn giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I | Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh là gì? A. Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam; công tác quốc phòng an ninh; quân sự chung; kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật. B. Quan điểm đường lối quân sự của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh là gì?
A. Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam; công tác quốc phòng -
an ninh; quân sự chung; kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật.
B. Quan điểm đường lối quân sự của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
C. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác quốc
phòng - an ninh; kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật.
D. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân
đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Trình bày nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quốc phòng an ninh gồm?
A. Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân... D. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Giáo dục Quốc phòng và An ninh là môn học bao gồm những kiến thức khoa học như thế nào?
A. Xã hội, nhân văn, khoa học cơ bản và kỹ thuật quân sự.
B. Xã hội nhân văn, khoa học công nghệ và khoa học quân sự.
C. Xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự.
D. Xã hội nhân văn và kỹ thuật công nghệ.
Câu 4. Anh/chị nhận định Giáo dục Quốc phòng và An ninh là môn học bao gồm
những kiến thức khoa học nào?
A. Xã hội, nhân văn, khoa học cơ bản và kỹ thuật quân sự.
B. Xã hội nhân văn, khoa học công nghệ và khoa học quân sự.
C. Xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự.
D. Xã hội nhân văn và kỹ thuật công nghệ.
Câu 5. Anh/chị nhận định các phương pháp nghiên cứu môn học giáo dục Quốc phòng và An ninh ?
A.Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn.
B.Nghiên cứu tập trung kết hợp với thảo luận nhóm.
C.Kết hợp các phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành. D.Cả a và c 1
Câu 6. Vận dụng thực hiện tốt giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên là góp phần?
A. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
B. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Đào tạo cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật và tình yêu quê hương đất nước .
D. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý thức, năng lực sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Câu 7. Quá trình nghiên cứu môn học giáo dục Quốc phòng và An ninh phải nắm
vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học như thế nào?
A. Hệ thống, lịch sử, logic, thực tiễn.
B. Khách quan, lịch sử, toàn diện.
C. Hệ thống, biện chứng, lịch sử, logic.
D.Lịch sử, cụ thể biện chứng.
Câu 8. Tại sao phải nghiên cứu đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Giúp sinh viên hình thành và bồi dưỡng nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp.
B. Giúp sinh viên hiểu được đường lối giáo dục của Đảng, được thể chế hóa bằng các
văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước.
C. Giúp sinh viên hiểu được đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước.
D. Góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lý tưởng cho sinh viên. 2
BÀI 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Câu 9. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh là gì?
A. Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử.
B. Chiến tranh là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
C. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
D. Chiến tranh là những xung đột do mâu thuẫn không mang tính xã hội.
Câu 10. Vì sao nói chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử?
A. Vì chiến tranh là một hành vi bạo lực để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình.
B. Vì chiến tranh chỉ gắn với những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định.
C. Vì chiến tranh là sự huy động sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến.
D. Vì chiến tranh được thể hiện dưới một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.
Câu 11. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của chiến tranh là gì?
A. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.
B. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
Câu 12. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của chiến tranh là gì?
A Là sự tiếp tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực.
B. Là thủ đoạn để đạt được chính trị của một giai cấp.
C. Là sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực.
D. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.
Câu 13. Trình bày quan điểm của CN Mác - Lênin về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị?
A. Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh.
B. Chính trị là một thời đoạn, một bộ phận của chiến tranh.
C. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh.
D. Chính trị không thể sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ cho giai cấp. 3
Câu 14. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cuộc chiến tranh của dân ta chống thực
dân Pháp xâm lược là gì?
A. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc.
B. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
C. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước.
Câu 15. Dựa trên cơ sở nào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh?
A. Giai cấp lãnh đạo tiến hành chiến tranh.
B. Chế độ xã hội tiến hành chiến tranh.
C. Mục đích chính trị của chiến tranh.
D. Bản chất xã hội của chiến tranh.
Câu 16. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định thái độ của chúng ta đối với chiến tranh là gì?
A. Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
B. Ủng hộ các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
C. Phản đối các cuộc chiến tranh phản cách mạng.
D. Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Câu 17. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng là như thế nào?
A. Để lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
B. Để xây dựng chế độ mới ấm no, tự do, hạnh phúc.
C. Để giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.
D. Để lật đổ chế độ cũ, xây dựng chính quyền.
Câu 18. Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào?
A. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B. Sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và kinh tế.
C. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế. D. Tất cả đều đúng. 4
Câu 19. Trình bày yếu tố có vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội? A. Khoa học công nghệ. B. Chính trị tinh thần. C. Biên chế, tổ chức.
D. Trang bị kỹ thuật quân sự.
Câu 20. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất về xây dựng quân đội kiểu
mới của Lênin là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với quân đội.
B. Giữ vững quan điểm giai cấp trong xây dựng quân đội.
C. Tính kỷ luật cao là yếu tố quyết định sức mạnh quân đội.
D. Quân đội chính quy, hiện đại, trung thành với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 21. Anh/chị hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
là Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất gì?
A. Mang bản chất nông dân.
B. Mang bản chất giai cấp công – nông do Đảng lãnh đạo.
C. Mang bản chất giai cấp công nhân.
D. Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.
Câu 22. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị nhận định Quân đội nhân dân Việt
Nam có những chức năng nào?
A. Chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu.
B. Chiến đấu, lao động sản xuất, tuyên truyền.
C. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất.
D. Chiến đấu và tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.
Câu 23. Anh/ chị nhận định việc bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa theo quan điểm
CN Mác - Lênin phải?
A. Tăng cường quân thường trực gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
B. Tăng cường thế trận gắn với thực hiện chính sách đãi ngộ.
C. Tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
D. Tăng cường tiềm lực an ninh gắn với hợp tác quốc tế. 5
Câu 24. Nhận định vai trò lãnh đạo trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thuộc về cơ quan nào?
A. Các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. B. Quần chúng nhân dân.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Hệ thống chính trị.
Câu 25. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gi? A. Qui luật lịch sử. B. Tất yếu khách quan.
C. Nhiệm vụ chiến lược. D. Cả A và B.
Câu 26. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
B. Độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
C. Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
D. Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 27. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Là nghĩa vụ số một, là trách nhiệm đầu tiên của mọi công dân.
B. Là sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc.
C. Là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân.
D. Là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
Câu 28. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
A. Là sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh quốc phòng, an ninh nhân dân.
B. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại.
C. Là sức mạnh của toàn dân của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể.
D. Là sức mạnh nền quốc phòng toàn dân do nhiều yếu tố, nhân tố tạo thành.
Câu 29. Anh/chị nhận định việc Lê Nin cho rằng trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa muốn xóa bỏ chiến tranh phải làm gì?
A. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc. 6
B. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc.
C. Muốn xóa bỏ chủ nghĩa đế quốc phải tiến hành chiến tranh xâm lược chủ nghĩa đế quốc.
D. Muốn hòa bình phải liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc.
Câu 30. Anh/chị hiểu về bản chất của chiến tranh là gì?
A. Là kế tục chính trị, bằng thủ đoạn xâm chiếm.
B. Là thực hiện đấu tranh, bằng thủ đoạn bạo lực.
C. Là kế tục chính trị, bằng thủ đoạn bạo lực.
D. Là kế tục quân sự, bằng thủ đoạn bạo lực.
Câu 31. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng như thế nào?
A. Lấy đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh quan trọng của chiến tranh toàn dân.
B. Lấy đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh phối hợp của chiến tranh nhân dân.
C. Lấy đấu tranh chính trị là hình thức cơ bản của chiến tranh nhân dân.
D. Lấy đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản của đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp.
Câu 32. Quan điểm của CN Mác - Lênin về sức mạnh của quân đội được hiểu ra sao?
A. Không phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, trong đó nhân tố vũ khí giữ vai trò quyết định.
B. Phụ thuộc vào một vài yếu tố, trong đó vai trò con người giữ yếu tố quyết định.
C. Phụ thuộc vào một số ít yếu tố, trong đó nhân tố con người giữ vai trò quyết định.
D. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con người giữ vai trò quyết định.
Câu 33. Lê nin cho rằng muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì phải làm gì?
A. Phải tiến hành cách mạng nông dân.
B. Phải tiến hành cách mạng công nhân.
C. Phải tiến hành cách mạng tri thức.
D. Phải tiến hành đấu tranh của công nhân.
Câu 34. Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân
đội và bảo vệ tổ quốc XHCN là gì? 7
A. Là cơ sở lý luận để các Đảng cộng sản đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây
dựng lực lượng quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ tổ quốc.
B. Là cơ sở pháp lý để các nước đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền
QP, xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ tổ quốc.
C. Là lý luận để các Đảng đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng nền QP,
xây dựng quân đội, bảo vệ tổ quốc.
D. Là cơ sở lý luận để Đảng cộng sản đề ra chủ trương, đường lối chiến lược xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Câu 35. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là gi?
A. Nhất thiết phải dùng bạo lực cách mạng.
B. Không nhất thiết phải dùng bạo lực cách mạng.
C. Chỉ cần đấu tranh hòa bình bằng đàm phán để giành độc lập dân tộc.
D. Nhất thiết phải dùng bạo lực của lực lượng vũ trang để giải phóng dân tộc.
Câu 36. Quan điểm của CN Mác - Lênin về quân đội như thế nào?
A. Là một cộng đồng người có vũ trang, có tổ chức, do Đảng xây dựng để dùng vào chiến tranh.
B. Là một tập đoàn người được vũ trang, được tổ chức rộng khắp, do nhà nước quản lý
để dùng vào chiến tranh.
C. Là một tập đoàn người có vũ trang, có tổ chức, do nhà nước xây dựng để dùng vào chiến tranh.
D. Là một tập đoàn người cùng vũ trang, có tổ chức, do chính phủ xây dựng để dùng vào chiến tranh.
Câu 37. Quan điểm CN Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc thì phải làm gi?
A. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng nhất, hàng đầu.
B. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một vấn đề rất cần quan tâm.
C. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan.
D. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một vấn đề không thể coi nhẹ.
Câu 38. Vận dụng quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ việc bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa phải làm gì?
A. Chăm lo xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Thường xuyên cũng cố quốc phòng, xây dựng đất nước về mọi mặt. 8
C. Chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ.
D. Xây dựng quan hệ ngoại giao, đoàn kết quốc tế, thêm bạn, bớt thù.
Câu 39. Theo CN Mác - Lê Nin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa như thế nào?
A. Còn chủ nghĩa đế quốc Mỹ thì chiến tranh còn tồn tại.
B. Còn nước đế quốc Mỹ, thực dân Pháp …thì chiến tranh còn tồn tại.
C. Còn chủ nghĩa đế quốc thì chiến tranh còn tồn tại.
D. Còn chủ nghĩa đế quốc thì chiến tranh còn tồn tại mãi mãi với loài người.
Câu 40. Qui luật cơ bản nhất, chi phối chiến tranh là gi? A. Giàu thắng, nghèo thua. B. Nhiều thắng, ít thua.
C. Mạnh được, yếu thua.
D. To lớn thắng, nhỏ bé thua.
Câu 41. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975) của dân tộc Việt Nam
là cuộc chiến tranh như thế nào? A. Chính nghĩa. B. Phi nghĩa. C. Không tiến bộ. D. Không cách mạng.
Câu 42. Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam đã chứng
minh cho ta thấy đây là cuộc chiến tranh? A. Phi nghĩa. B. Chính nghĩa. C. Không tiến bộ. D. Không cách mạng.
Câu 43. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh bạo lực cách mạng Việt Nam được tạo ra như thế nào?
A. Được tạo thành bởi sức mạnh toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B. Được tạo thành bởi sức mạnh toàn diện, cùng với lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.
C. Được tạo thành bởi sức mạnh của quần chúng, bằng cả lực lượng quân đội và lực lượng công an. 9
D. Được tạo thành bởi sức mạnh của giai cấp công nông, cùng với lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 44. Quan điểm CN Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng nhất, hàng đầu.
B. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một vấn đề rất cần quan tâm.
C. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan.
D. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một vấn đề không thể coi nhẹ.
Câu 45. Trong các nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin, nguyên tắc nào cơ bản nhất?
A. Xây dựng Hồng quân đoàn kết thống nhất với nhân dân.
B. Xây dựng Hồng quân trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
C. Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân, tăng cường bản chất giai cấp công nhân
D. Hồng quân phải xây dựng chính quy, phát triển hài hòa các quân binh chủng
Câu 46. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Đấu tranh quân sự là hình thức quan trọng của chiến tranh.
B. Lấy đấu tranh quân sự là hình thức chủ yếu của chiến tranh.
C. Lấy tranh đấu quân sự là hình thức kết hợp của chiến tranh.
D. Đấu tranh quân sự là hình thức hợp pháp của chiến tranh.
Câu 47. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu bảo vệ tổ quốc là gì?
A. Là bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Là bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. Là bảo vệ sự thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội.
D. Là bảo vệ sự đoàn kết các dân tộc, tạo sức mạnh bảo vệ tổ quốc
Câu 48. Áp dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin, nhân loại muốn xóa bỏ
chiến tranh phải làm gì?
A. Phải xây dựng tình đoàn kết dân tộc trên toàn thế giới.
B. Phải xóa bỏ các tổ chức khủng bố, các phe phái tôn giáo, dân tộc.
C. Phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
D. Phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 49. Quan hệ giữa chiến tranh với chính trị như thế nào?
A. Chính trị thúc đẩy chiến tranh. 10
B. Chiến tranh quyết định chính trị.
C. Chính trị quyết định chiến tranh.
D. Chiến tranh và chính trị là 2 vấn đề riêng biệt.
Câu 50. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta?
A. Tất yếu phải ra đời quân đội.
B. Khi cần thiết sẽ ra đời quân đội.
C. Có thể không cần phải có quân đội.
D. Phải có quân đội chính quy, hiện đại.
Câu 51. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức lực lượng vũ trang 3 thứ quân?
A. Bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ.
B. Bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân.
C. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
D. Quân đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích.
Câu 52. Vì sao ngày nay những nguyên lý cơ bản CN Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn được sử dụng?
A. Không còn nguyên giá trị.
B. Vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại trước đây.
C. Vẫn còn nguyên giá trị.
D. Có nhiều thay đổi khác biệt.
Câu 53. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin chính trị là sự phản ánh tập trung của cái gì? A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Quốc phòng. D. Tất cả đều đúng.
Câu 54. Chọn câu sai trong các phát biểu sau về quan hệ giữa chính trị và chiến tranh?
A. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh.
B. Chiến tranh chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chính trị. 11
C. Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực.
D. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội. 12
BÀI 3 XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu 55. Một trong những quan điểm cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Tự lực tự cường và kết hợp với yếu tố nước ngoài.
B. Toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
C. Dựa vào dân và sức mạnh truyền thống.
D. Tự lực cánh sinh kết hợp với sức mạnh quốc phòng.
Câu 56. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa có mục đích là gì? A. Tự vệ chính đáng. B. Sẵn sàng chiến đấu. C. Xây dựng vững mạnh. D. Chính quy, hiện đại.
Câu 57. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành.
B. Nền quốc phòng, an ninh mang tính giai cấp, nhân dân sâu sắc.
C. Nền quốc phòng, an ninh bảo vệ quyền lợi của dân.
D. Do nhân dân xây dựng, mang tính nhân dân sâu sắc.
Câu 58. Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta như thế nào?
A. Sức mạnh do các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Sức mạnh tổng hợp do thiên thời địa lợi nhân hòa tạo ra.
C. Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân tạo ra.
D. Sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành.
Câu 59. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh nhân dân.
B. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với sự phát triển kinh tế chính trị.
C. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với chế độ chính trị - xã hội. 13 D. Tất cả đều đúng.
Câu 60. Một trong những mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh là gì?
A. Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Tạo ra những cơ sở vật chất nâng cao mức sống cho lực lượng vũ trang.
C. Tạo ra tiềm lực quân sự để phòng thủ đất nước.
D. Tạo ra môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 61. Trình bày lực lượng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bao gồm?
A. Lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. Lực lượng toàn dân và dân quân tự vệ.
D. Lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Câu 62. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Xây dựng thế trận quốc phòng và thế trận an ninh nhân dân.
D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 63. Anh/chị nhận định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là?
A. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng.
B. Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộ chủ nghĩa.
D. Xây dựng phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh nhân dân.
Câu 64. Một trong các nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
B. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh.
C. Xây dựng thế bố trí lực lượng quốc phòng toàn dân.
D. Xây dựng thế trận quốc phòng hiện đại của các quân binh chủng. 14
Câu 65. Anh/chị hiểu như thế nào là tiềm lực quốc phòng, an ninh?
A. Khả năng vật chất và tinh thần của lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B. Khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C. Khả năng cung cấp cơ sở vật chất và khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
D. Khả năng huy động sức người, sức của để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 66. Tiềm lực chính trị, tinh thần được hiểu như thế nào trong nội dung xây dựng
nền quốc phòng, an ninh?
A. Là khả năng về chính trị, tinh thần của xã hội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
B. Là khả năng về chính trị, tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân.
C. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
D. Là khả năng về chính trị, tinh thần tiềm ẩn của nhân dân chưa được huy động để
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 67. Nhận định về biểu hiện của tiềm lực chính trị, tinh thần đó là?
A. Trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng của nhân dân và lực lượng vũ trang.
B. Là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng, an ninh nhân dân.
C. Ý chí, quyết tâm của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Trình độ nhận thức, lòng yêu nước của nhân dân và các lực lượng vũ trang.
Câu 68. Tiềm lực kinh tế trong nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân được hiểu ra sao?
A. Khả năng về tài chính để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B. Khả năng về khoa học kỹ thuật để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C. Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh. D. Tất cả đều đúng.
Câu 69. Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân được hiểu ra sao?
A. Xây dựng nền công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại . 15
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
C. Xây dựng nền công nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm then chốt.
D. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Câu 70. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh là gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh.
B. Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.
C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo số lượng.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.
Câu 71. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là?
A. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với vùng kinh tế.
B. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với quy hoạch dân cư.
C. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp xây dựng các phương án phòng thủ.
D. Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với bảo toàn lực lượng.
Câu 72. Hãy nhận định một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng,
an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Tổ chức phòng thủ dân sự, kết hợp cải tạo địa hình với xây dựng hạ tầng và các
công trình quốc phòng, an ninh.
B. Tổ chức phòng thủ dân sự kết hợp xây dựng các công trình dân dụng bảo đảm an
toàn cho người và trang thiết bị.
C. Tổ chức phòng thủ dân sự, xây dựng các công trình ẩn nấp chủ động tiến công tiêu diệt địch.
D. Tổ chức phòng thủ dân sự bảo đảm an toàn cho người và của cải vật chất.
Câu 73. Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Thường xuyên củng cố quốc phòng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang.
C. Thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh .
D. Thường xuyên chăm lo xây dựng Công an nhân dân vững mạnh. 16
Câu 74. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải toàn diện nhưng cần phải
coi trọng thêm vấn đề gì?
A. Giáo dục nghị quyết, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước.
B. Giáo dục tình hình nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn hiện nay.
C. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Giáo dục tình hình nhiệm vụ quân sự, an ninh nhân dân.
Câu 75. Quốc phòng là gì?
A. Công việc giữ nước của một quốc gia trên các lĩnh vực để ngăn chặn đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
B. Cả nước chuẩn bị về mặt quân sự để ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, sẵn
sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
C. Công việc giữ nước của một quốc gia chuẩn bị lực lượng vũ trang để ngăn chặn
đẩy lùi chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
D. Cả nước chuẩn bị đầy đủ về kinh tế để ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, sẵn
sàng đánh thắng nếu chiến tranh xảy ra.
Câu 76. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm làm gì?
A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc đã giành được.
B. Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
C. Để giữ vững hòa bình, ổn định, đẩy lùi, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.
D. Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng đã xây dựng.
Câu 77. Nền quốc phòng toàn dân ở nước ta là nền quốc phòng như thế nào?
A. Vì lợi ích của nhân dân, của toàn dân và do toàn dân xây dựng nên
B. Vì lợi ích của giai cấp, của giai cấp và do giai cấp công nhân xây dựng nên
C. Vì lợi ích của giai cấp, của giai cấp và do nhà nước xây dựng nên
D. Vì lợi ích của Đảng, của toàn Đảng và do Đảng ta xây dựng nên
Câu 78. Nội dung nào xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. 17
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
C. Là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
D. Là đẩy mạnh hiện đại hóa khoa học công nghệ của đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Câu 79. An ninh là gì?
A. Là trạng thái an toàn, không có nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển bình
thường của, tổ chức, toàn xã hội
B. Là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và
phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, toàn xã hội
C. Là trạng thái ổn định, không dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển
của cá nhân, toàn xã hội
D. Là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu khác thường đe doạ sự tồn tại và phát
triển bình thường của cá nhân, tổ chức, xã hội
Câu 80. Mục đích xác định đối tác, đối tượng?
A. Phân biệt bạn, thù để có thể tranh thủ hợp tác, nhưng cũng chú ý những mặt khác
biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta
B. Cần có cách nhìn biện chứng để có thể tranh thủ hợp tác và sẵn sàng đối phó với
những mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta
C. Có cách nhìn thấu suốt để có thể tranh thủ hợp tác đem lại lợi ích cho ta
D. Cần có cách nhìn biện chứng để có thể tranh thủ hợp tác, nhưng cũng chú ý những
mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta khi hội nhập
Câu 81. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là ?
A. Hoạt động quốc phòng và hoạt động an ninh có tính độc lập với nhau
B. Lực lượng quốc phòng và lực lượng an ninh là hai lực lượng riêng biệt
C. Nền quốc phòng toàn dân luôn gắn chặt với nền an ninh nhân dân
D. Nền quốc phòng và an ninh hòa trộn vào nhau trong mọi hoạt động xã hội
Câu 82. Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là? 18
A. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm mục đích xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
B. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng
C. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là đem lại hoà bình ổn định, trật tự an toàn được giữ vững
D. Nền quốc phòng, an ninh cho dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng
Câu 83. Anh chị hãy giải thích một trong những nhiệm vụ xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ nào?
A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
C. Xây dựng lực lượng công an, quân đội vững mạnh.
D. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Câu 84. Anh chị hãy giải thích biện pháp "Thường xuyên thực hiện giáo dục quốc
phòng, an ninh" trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tác động gì?
A. Tác động tích cực đến nhận thức của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Làm cho mọi người, mọi tổ chức biết tự bảo vệ trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
C. Tác động mạnh mẽ đến ý chí, tinh thần trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Tác động trực tiếp đến trình độ nhận thức của toàn dân về quốc phòng.
Câu 85. Vận dụng kiến thức đã học anh chị hãy cho biết nội dung nào xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?
A. Xây dựng các khu vực phòng thủ cấp tỉnh, tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh
B. Xây dựng các khu vực phòng thủ cấp tỉnh, tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh
C. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành), tổ chức tốt phòng thủ dân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh 19
D. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành), tổ chức tốt phòng thủ quân sự, kết hợp
xây dựng hạ tầng và các công trình quốc phòng an ninh 20