Tổng hợp 720 Câu trắc nghiệm Hóa dược (Có Đáp Án) | Đại học Y Tế Công Cộng
Tổng hợp 720 Câu trắc nghiệm Hóa dược (Có Đáp Án) | Đại học Y Tế Công Cộng. Tài liệu gồm 79 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1 BÀI : THUỐC THẦN KINH
1. THUỐC MÊ VÀ THUỐC TIỀN MÊ :
Câu 1 Các giai đoạn gây mê diễn ra theo thứ tự:
a. Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ kích thích, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục
b. Thời kỳ kích thích, Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục
c. Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ phẫu thuật, Thời kỳ kích thích, Hồi phục
d. Thời kỳ kích thích, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục, Thời kỳ giảm đau
Câu 2 Tiêu chuẩn thuốc mê lý tưởng, NGOẠI TRỪ:
a. Khởi mê nhanh, nhẹ nhàng; phục hồi nhanh b. Không giãn cơ vân
c. Không ảnh hưởng tuần hoàn, hô hấp d. Tác dụng phụ thấp
Câu 3 Thuốc mê nào sau đây là thuốc mê dạng khí: a. Halothan lỏng b. Enfluran lỏng c. Nitrogen monoxid d. Cloroform
Câu 4 Thuốc mê nào sau đây có chứa Flo, NGOẠI TRỪ: a. Isofluran b. Fluroxen c. Methoxyfluran d. Ether
Câu 5 Đặc điểm thuốc mê Halothan, NGOẠI TRỪ: a. Là thuốc mê lỏng
b. Hiệu lực gây mê < 100% c. Không làm giãn cơ vân
d. Hạn chế dùng halothan trong sản khoa
Câu 6 Định tính thuốc mê NITROGEN MONOXID:
a. Đặt mẩu than hồng trong luồng khí N2O: Bùng ngọn lửa.
b. Lắc khí N2O với d.d. kiềm pyrogalon: có màu nâu. c. Phổ IR d. Phổ UV
Câu 7 Thuốc mê nào sau đây gây tác dụng phụ " Hội chứng giống hysteri" : a. N2O b. Thiopental natri c. Enfluran d. Halothan
Câu 8 Đặc điểm thuốc mê Enfluran:
a. Chất lỏng trong, không màu, dễ bay hơi mùi dễ chịu.
b. Khởi mê nhanh, nhẹ nhàng với mùi dễ chịu; giãn cơ trung bình.
c. Hiệu lực gây mê: Thuốc mê 100% d. Tất cả đúng
Câu 9 Thuốc mê nào là dẫn chất Barbiturat: Thiopental - Thiamylal a. Thiopental natri - Methohexital b. Propofol c. Ketamin d. Etomidat
Câu 10 Ưu điểm thuốc mê tiêm, NGOẠI TRỪ: a. Dễ phân liều
b. Dụng cụ gây mê đơn giản c. Có hiệu lực kéo dài 2 d. Khởi mê nhanh
thi mở két chỉ thấy có mid
Câu 11 Tác dụng của thuốc mê THIOPENTAL NATRI: đường tiêm
a. Thuốc mê tiêm tĩnh mạch; hiệu lực 100%
b. Chỉ định người hen phế quản hoặc suy hô hấp
c. Phát huy tác dụng chậm d. b,c đúng
Câu 12 Tác dụng của thuốc mê PROPOFOL:
a. Thuốc mê đường tiêm tác dụng chậm b. Không làm giảm đau.
c. Gây mê cho phẫu thuật < 1 giờ d. b, c đúng
Câu 13 Thuốc mê nào dùng đường tiêm tĩnh mạch: thi mở két chỉ có mid a. Isofluran b. N2O c. Propofol d. Methoxyfluran
Câu 14 Thuốc mê nào dùng đường hô hấp: thần rắn
a. Thiopental natri tĩnh mạch b. Enfluran c. Propofol d. Methohexital natri
Câu 15 Tỉ lệ Enfluran trong hỗn hợp gây mê: N2O + oxy + enfluran: a. 1-4% b. 5-6.5% c. 10% d. 2-4,5%
2. THUỐC TIỀN MÊ: 1 câu
Câu 16 Mục đích sử dụng thuốc tiền mê, NGOẠI TRỪ:
a. Hỗ trợ giảm đau, giãn cơ b. Giúp an thần c. Khởi mê dễ dàng d. Gây nôn
Câu 17 Tác dụng chính của Droperidol: a. Chống nôn b. Giảm đau c. Gãn cơ vận động
d. Ức chế thần kinh trung ương mạnh
Câu 18 Chống chỉ định KHÔNG ĐÚNG của Droperidol: a. Người bệnh hen
b. Người đang dùng thuốc IMAO.
c. Nôn do dùng thuốc chống ung thư, phẫu thuật d. Người nhược cơ
Câu 19 Tác dụng phụ khi tiêm thuốc tê, NGOẠI TRỪ: a. Hạ Huyết áp b. Tăng nhịp tim c. Suy hô hấp
d. Hoa mắt, rối loạn nhận thức
Câu 20 Thuốc nào gây tê tiêm và bề mặt đều hiệu quả: a. Bupivacain .HCl b. Ethyl clorid c. Lidocain .HCl 3 d. Procain .HCl
Câu 21 Thuốc gây tê tiêm. Bôi, phun da không hiệu qủa: a. Lidocain .HCl b. Procain .HCl c. Bupivacain .HCl d. b, c đúng
Câu 22 Thuốc chỉ có tác dụng gây tê bề mặt: a. Lidocain .HCl b. Procain .HCl c. Bupivacain .HCl d. Ethyl clorid
Câu 23 Thuốc tê có cấu trúc amid, NGOẠI TRỪ: a. Bupivacain .HCl b. Lidocain .HCl c. Mepivacain .HCl d. Procain .HCl
Câu 24 Thuốc mê có cấu trúc ester: a. Procain .HCl b. Ethyl clorid c. Lidocain .HCl d. Bupivacain .HCl
Câu 25 Các phương pháp định tính thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID: a. Phổ IR b. SKLM c. Phản ứng của ion Cl-. d. Tất cả đúng
Câu 26 Liều tối đa thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID khi thêm adrenalin là a. 200mg b. 300mg c. 500mg d. 400mg
Câu 27 Thuốc tê nào gây tê do bay hơi nhanh, thu nhiệt làm lạnh nơi tiếp xúc: a. Procain .HCl b. Ethyl clorid c. Lidocain .HCl d. Bupivacain .HCl
Câu 28 Định tính PROCAIN HYDROCLORID: a. Phổ IR
b. Phản ứng đặc trưng nhóm amin thơm I
c. Dung dịch procain làm mất màu thuốc tím. d. Tất cả đúng
Câu 29 Định lượng PROCAIN HYDROCLORID: a. PP Acid-Base b. Phương pháp đo nitrit c. PP quang phổ UV d. Tất cả đúng
Câu 30 Chỉ định thuốc tê ETHYL CLORID: a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn. d. Tất cả sai
Câu 31 Chỉ định thuốc tê BUPIVACAIN HYDROCLORID: 4 a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn. d. Tất cả sai
Câu 32 Chỉ định thuốc tê PROCAIN HYDROCLORID: a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn. d. Tất cả sai
Câu 33 Thuốc tê có tác dụng phòng chống loạn nhịp tim trong trường hợp cấp tính nhồi máu cơ tim, phẫu thuật: a. Procain .HCl b. Ethyl clorid c. Lidocain .HCl d. Bupivacain .HCl
Câu 34 Thuốc tê chống chỉ định gây tê trong sản khoa: Thiopental a. Procain .HCl - Thiamylal - Methohexital b. Ethyl clorid c. Lidocain .HCl d. Bupivacain .HCl
Câu 35 Tác dụng phụ thuốc tê ETHYL CLORID:
a. Phun thuốc qúa mức sẽ gây hoại tử mô vùng gây tê.
b. Qúa liều dễ ngừng tim.
c. Hoa mắt, loạn thị giác, run cơ; loạn tâm thần tạm thời. d. Chậm nhiệp tim
Câu 36 Liều tối đa thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID khi không thêm adrenalin là a. 200mg b. 300mg c. 500mg d. 400mg
Câu 37 Tại sao có thể sử dụng LIDOCAIN HYDROCLORID liều cao khi thêm adrenalin:
a. Adrenalin là chất co mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
b. Adrenalin là chất giãn mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
c. Adrenalin là chất co mạch làm tăng sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
d. Adrenalin là chất giãn mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
3. THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ:
Câu 38 Thuốc an thần gây ngủ có cấu trúc BARBITURAT : a. Phenobarbital b. Nitrazepam c. Diazepam D. b,c đúng
Câu 39 Thuốc an thần gây ngủ còn dùng chữa động kinh dạng cục bộ và toàn thể; cơn co giật : a. Zolpidem b. Phenobarbital c. Zaleplon d. Buspiron 5
Câu 40 Thuốc có tác dụng an thần không có tác dụng giãn cơ: a. Nitrazepam b. Clonazepam c. Diazepam d. Buspiron
Câu 41 Thuốc an thần gây ngủ có tác dụng giãn cơ: a. Phenobarbital b. Diazepam c. Nitrazepam d. Tất cả đúng
Câu 42 Thuốc nào có tác dụng Gây ngủ ngắn hạn: a. Zolpidem b. Zaleplon c. Buspiron d. a, b đúng
Câu 43 Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG Nitrazepam: a. Gây ngủ mạnh b. Giãn cơ vận động.
c. Sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính nên có tác dụng kéo dài
d. Là dẫn chất barbiturat
Câu 44 Chỉ định của Phenobarbital:
a. Căng thẳng mất ngủ, Động kinh b. Gây mê c. Chống nôn d. Giảm đau
Câu 45 Định tính Phenobarbital:
a. Phản ứng đặc trưng của barbiturat: Tạo muối với Co+2 có màu tím b. Phổ IR c. Phổ UV
d. Đo nhiệt độ nóng chảy
Câu 46 Đặc điểm thuốc ngủ ZOLPIDEM:
a. Tạo giấc ngủ nhanh, ngắn (khoảng 2 h); giãn cơ nhẹ.
b. Hấp thu tốt ở đường tiêu hoá, bị thức ăn cản trở
c. Dùng thuốc > 7 ngày phải đề phòng tích luỹ, dễ gây qúa liều. d. Tất cả đúng
4. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN:
Câu 47 Liên quan cấu trúc tác dụng các thuốc điều trị rối loạn tâm thần thuộc dẫn chất phenothiazin: S 6 4 7 3 95 1 8 2 10 N R2 R1
a. R2 = H : liệt thần mạnh
b. R2 ≠ H: kháng histamin mạnh
c. Tác dụng liệt thần giảm theo thứ tự R2 = -F > -COCH3 > -S-CH3 > -CN > -Cl > -H d. Tất cả đúng
Câu 48 CLOPROMAZIN HYDROCLORID chỉ định chủ yếu trong trường hợp: a. Trầm cảm b. Căng thẳng, mất ngủ 6 c. Tâm thần hưng cảm d. Động kinh
Câu 49 CLOPROTHIXEN HYDROCLORID thuộc nhóm thuốc:
a. Điều rị rối loạn tâm thần b. Động kinh c. Parkinson d. An thần, gây ngủ
Câu 50 Các thuốc điều trị tâm thần hưng cảm thế hệ mới, NGOẠI TRỪ: a. Clozapin b. Risperidon c. Sulpirid
d. Clopromazin thuốc ức chế monoaminoxidase (MAOIs): moclobemi, phenelzin và tranylcypramin
Câu 51 Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, NGOẠI TRỪ: a. Imipramin
thuốc ức chế maoi:TRANYLCYPROMIN sulfat Isoniazid b. Desipramin Iproniazid Isocarbozazid c. Clomipramin Phêneizin Amphetamin d. Phenelzin Tranylcypromin Selegillin
Câu 52 Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, NGOẠI TRỪ: a. Fluoxetin Citalopram b. Fluoxamin Escitalopram Fluoxetin fluvozamin c. Imipramin Oraroxetin chống trầm cảm 3 vòng Sertalin d. Sertralin
Câu 53 Nhóm thuốc chống trầm cảm nào có tác dụng phụ thấp; Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng thuốc cao: a. TCA
b. SSRI thuốc ức chế chọn lọc và sự tái thu hồi Serotomin
c. IMAO thuốc ức chế mônaminoxidase
d. Nhóm thuốc cấu trúc khác
Câu 54 Thuốc chống trầm cảm nào có tác dụng trị đái dầm ở trẻ em và người già:
a. Imipramin thuốc chống trầm cảm 3 vòng b. Phenelzin c. Fluoxetin d. Sertralin
Câu 55 Tác dụng của nhóm thuốc chống trầm cảm IMAO:
a. Phục hồi nor-adrenalin -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm.
b. Ức chế men MAO -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm.
c. Cản trở tái hấp thu serotonin -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm. d. Tất cả đúng
Câu 56 Tác dụng phụ của nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI: thuốc ức chế chọn lọc và sự tái thu hồi Serotomin a. Độc cho gan
b. Kháng cholinergic gây khô miệng, táo bón, giảm thị lực. c. Rối loạn tiêu hoá d. Gây tụt HA nặng
Câu 57 FLUOXETIN HYDROCHLORID chỉ định trong trường hợp:
a. Trầm cảm hoặc chứng dễ hoảng sợ.
b. Chứng đái dầm ở trẻ em và người giàImipramin c. Tâm thần hưng cảm
d. Kết hợp thuốc IMAO trị trầm cảm
5. CHỐNG ĐỘNG KINH: 1 câu
Câu 58 Acid hữu cơ có tác dụng chống động kinh: a. Carbamazepin b. Valproat natri 7 c. Phenobarbital d. Clonazepam
Câu 59 Thuốc chống động kinh là dẫn chất hydantoin: a. Phenytoin b. Ethosuximid c. Carbamazepin d. Primidon
Câu 60 Thuốc chống động kinh nào ức chế phát triển tủy sống bào thai: a. Ethosuximid b. Phenobarbital c. Carbamazepin d. Valproat natri
Câu 61 Thuốc chống động kinh có cấu trúc dị vòng: a. Phenytoin b. Ethosuximid c. Carbamazepin d. Primidon
Câu 62 Thuốc hàng đầu trong điều trị Parkinson: a. Levodopa b. Carbidopa c. Selegiline d. Atropine
Câu 63 Tỷ lệ phối hợp: Levodopa - carbidopa đúng: a. 4 : 1 b. 10 : 1 c. 5: 1 d. a, b đúng
Câu 64 Tại sao khi sử dụng Levodopa lại phối hợp với carbidopa:
a. Carbidopa giúp bảo vệ levodopa / huyết tương và ngoại vi.
b. Làm tăng tác dụng của Levodopa
c. Làm giảm tác dụng phụ Levodopa ngoại vi d. Tất cả đúng
Câu 65 DROTAVERIN dùng giãn cơ trong trường hợp:
a. Giãn cơ phẫu thuật
b. Đau do co thắt mật, tiết niệu, đường tiêu hóa; co thắt tử cung. c. Co cơ vận động d. Parkinson BÀI: THUỐC GIẢM ĐAU 1. THUỐC GIẢM ĐAU TW:
Câu 66 Opioid nguồn gốc tổng hợp hóa học: a. Morphin b. Codein c. Fentanyl d. Heroin
Câu 67 Opioid nguồn gốc thiên nhiên: a. Morphin b. Pethidin c. Oxycodon d. Codein
Câu 68 Các Opioid có khung cơ bản là: a. Phenothiazin 8 b. Morphinan c. Thioxanthen d. 1,4-benzodiazepin
Câu 69 Morphin dược dụng thường dùng dưới dạng các muối: a. Muối Clorid b. Muối sulfat c. Muối tartrat d. Tất cả đúng
Câu 70 Tác dụng nào KHÔNG ĐÚNG của Morphin:
a. Ức TKTW làm giảm hoặc mất cảm giác đau
b. Kích thích nhu động ruột gây tiêu chảy
c. Liều cao: Ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn
d. Lạm dụng dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc
Câu 71 Tác dụng nào sau đây là của Codein:
a. Giảm đau, gây nghiện > Morphin
b. Giảm đau, gây nghiện = Morphin
c. Hiện nay không còn sử dụng
d. Giảm đau, gây nghiện < Morphin , còn có tác dụng giảm ho
Câu 72 Tác dụng phụ khi sử dụng Morphin, NGOẠI TRỪ: a. Gây nghiện b. Táo bón c. Nôn d. Kích thích hô hấp
Câu 73 Thuốc Opioid có tác dụng giảm đau trung bình: a. Dextropropoxyphen b. Fentanyl c. Pethidin d. Alfentanil
Câu 74 Thuốc đối kháng opioid, NGOẠI TRỪ: a. Naltrexon b. Naloxon c. Tramadol d. Nalorphin
Câu 75 Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về chỉ định các Opioid tổng hợp hóa học:
a. Thuốc giảm đau mạnh: Cơn đau dữ dội; tiền mê
b. Thuốc giảm đau trung bình: Phối hợp với paracetamol, aspirin.
c. Giảm đau + đối kháng opioid: Đau nhẹ; tiền mê; phối hợp cai nghiện. d. Codein: giảm ho
Câu 76 Kháng Opioid nào dùng để củng cố cai nghiện: a. Naltrexon b. Naloxon c. Nalorphin d. Morphin
Câu 77 Kháng Opioid nào dùng để Giải độc opioid: a. Naloxon b. Naltrexon c. Nalorphin d. a,c đúng 9
Câu 78 Chỉ định của Morphin , NGOẠI TRỪ: a. Đau phẫu thuật
b. Ung thư giai đoạn cuối c. Đau do chấn thương d. Nhức đầu
Câu 79 Chống chỉ định Morphin, NGOẠI TRỪ:
a. Phụ nữ mang thai và kỳ cho con bú b. Suy hô hấp
c. Tổn thương hoặc phẫu thuật sọ não.
d. Cơn đau nặng, dữ dội
Câu 80 Các phương pháp định tính Morphin:
a. Với Kali fericyanid --> ferocyanid, tạo màu xanh lơ với Fe3+ b. Phản ứng của ion Cl-
c. Hấp thụ UV, Sắc ký hoặc phổ IR d. Tất cả đúng
Câu 81 Tác dụng KHÔNG ĐÚNG của PETHIDIN:
a. Giảm đau: < morphin 6-8 lần, ít gây ngủít co cơ trơn b. Co cơ trơn mạnh
c. Dùng được khi đau do bệnh lý tụy, mật và ống dẫn mật.
d. Sản phẩm chuyển hóa Norpethidin còn hoạt tính và tích luỹ
Câu 82 Các phương pháp định tính PETHIDIN: a. Phản ứng Cl-. b. Hấp thụ UV c. Phổ IR hoặc sắc ký d. Tất cả đúng
Câu 83 Chỉ định đúng của PETHIDIN:
a. Thay thế morphin chống cơn đau dữ dội.
b. Thiểu năng gan, thận; phụ nữ kỳ cho con bú.
c. Người đang dùng thuốc ức chế TKTW. d. Đau mạn tính.
Câu 84 Phát biểu KHÔNG ĐÚNG về DEXTROPROPOXYPHEN:
a. Hiệu lực giảm đau trung bình.
b. Hiệu lực giảm ho < levopropoxyphene
c. Phối hợp với paracetamol hoặc aspirine tăng hiệu lực giảm đau.
d. Chỉ định trong trường hợp đau nặng
Câu 85 Phát biểu KHÔNG ĐÚNG về METHADON:
a. Methadon có tác dụng giảm đau kèm đối kháng opioid
b. Tác dụng kéo dài, tích luỹ thuốc.
c. Bản thân methadon không gây quen thuốc
d. Dùng trong cơn đau nặng và cai nghiện
Câu 86 Cách sử dụng Naloxon: a. Tiêm tĩnh mạch b. Uống c. Tiêm bắp d. Tiêm dưới da
Câu 87 Cách sử dụng Naltrexon: a. Tiêm tĩnh mạch b. Uống 10 c. Tiêm bắp d. Tiêm dưới da
Câu 88 Opioid nào dùng trong đau nặng và cai nghiện: a. Fentanyl b. Methadon c. Pethidin d. Oxycodon
Câu 89 Tác dụng nào sau đây là của Heroin:
a. Giảm đau, gây nghiện > Morphin
b. Giảm đau, gây nghiện = Morphin
c. Giảm đau, gây nghiện >>> Morphin, nhưng hiện nay không còn sử dụng
d. Giảm đau, gây nghiện < Morphin , còn có tác dụng giảm ho
Câu 90 Thuốc Opioid có tác dụng giảm đau mạnh, NGOẠI TRỪ a. Alfentanil b. Fentanyl c. Pethidin d. Dextropropoxyphen
Câu 91 Định lượng Morphin dùng phương pháp:
a. Acid-base/CH3COOH; HClO4 0,1M; đo điện thế.
b. Acid-base/Et-OH 96%; NaOH 0,1M; đo thế. c. Quang phổ UV d. HPLC
Câu 92 Thuốc nào sau đây là thuốc giảm đau trung ương:
a. Morphin và dẫn chất b. NSAID c. Paracetamol d. Aspirin
Câu 93 Morphin là alcaloid đầu tiên được chiết suất từ:
a. Nhựa quả cây Anh túc
b. Nhựa quả cây thuốc lá
c. Nhựa quả cây Thuốc phiện d. a,c đúng
Câu 94 Các Opioid bán tổng hợp, NGOẠI TRỪ: a. Pethidin b. Codein c. Heroin d. Oxymorphon
Câu 95 Định lượng PETHIDIN dùng phương pháp:
a. Acid-base/CH3COOH; HClO4 0,1M; đo điện thế.
b. Acid-base/Et-OH 96%; NaOH 0,1M; đo thế. c. Quang phổ UV d. HPLC 2. NSAID: 2 câu
Câu 96 Thuốc giảm đau là dẫn chất anilin: a. Paracetamol b. Ibuprofen c. Diclofenac natri d. Methyl salicylat 11
Câu 97 Thuốc giảm đau là dẫn chất acid salicylic: a. Methyl salicylat b. Nimesulid c. Ibuprofen d. Paracetamol
Câu 98 Biện pháp làm giảm nguy cơ trên hệ tiêu hóa khi dùng NSAID, NGOẠI TRỪ a. Dùng thuốc khi no b. Uống nhiều nước c. Uống khi nằm
d. Kết hợp thuốc: Misoprotol
Câu 99 Các NSAID có tác dụng ức chế COX1 = COX2, NGOẠI TRỪ: a. Diclofenac b. ibuprofen c. Indomethacin d. Rofecoxid
Câu 100 Các NSAID có tác dụng ức chế COX2 GẤP 5-50 LẦN COX1, NGOẠI TRỪ: a. Nimesulid b. Diclofenac c. Celecoxid d. Meloxicam
Câu 101 Các NSAID ức chế COX2 GẤP 5-50 LẦN COX1có ưu điểm:
a. Có tác dụng kháng viêm vượt trội hơn
b. Có tác dụng hạ sốt vượt trội hơn
c. Ít gây tai biến trên dạ dày và hệ tiêu hóa, Ít gây dị ứng
d. Có tác dụng giảm đau vượt trội hơn
Câu 102 Tác dụng nào KHÔNG ĐÚNG của Aspirin:
a. Chống kết tập tiểu cầu b. Giảm đau, hạ sốt c. Làm đông máu d. Kháng viêm
Câu 103 Cấu trúc sau đây là của NSAID nào: COOH OCOCH3 a. Methyl salicylat b. Paracetamol c. Aspirin d. Acetanilid
Câu 104 Chỉ định của Aspirin, NGOẠI TRỪ: a. Kháng viêm b. hạ sốt
c. Chống kết tập tiểu cầu trong bệnh tim mạch
d. Đau nặng như: đau do phẩu thuật, chấn thương
Câu 105 Liều Aspirin dùng chống kết tập tiểu cầu trong bệnh tim mạch: 12 a. 70-320mg/ngày b. 100-200mg/ngày c. 500mg/ngày d. 1000mg/ngày
Câu 106 Các phương pháp định tính Aspirin: a. Phổ IR b. Sắc ký
c. FeCl3 5%: cho màu xanh tím d. Tất cả đúng
Câu 107 Aspirin không được dùng chung với các thuốc sau, NGOẠI TRỪ: a. Glucocorticoid b. Vitamin B6 c. Chống đông máu d. Các NSAID khác
Câu 108 METHYL SALICYLAT được chỉ định trong trường hợp:
a. Dùng ngoài xoa bóp giảm đau b. Hạ sốt c. Kháng viêm
d. Chống kết tập tiểu cầu
Câu 109 Tác dụng phụ khi sử dụng METHYL SALICYLAT lâu dài:
a. Viêm loét dạ dày-tá tràng b. Độc thận c. Hại thị giác d. Hoại tử tế bào gan
Câu 110 Tác dụng nào sau đây của PARACETAMOL:
a. Kháng viêm khi dùng liều cao
b. Tác dụng giảm đau kém hơn Aspirin c. Giảm đau, hạ nhiệt d. Tất cả đúng
Câu 111 Cấu trúc sau đây là của chất nào: HO NHCO CH3 a. Methyl salicylat b. Paracetamol c. Aspirin d. Acetanilid
Câu 112 Định tính PARACETAMOL, chọn câu sai:
a. D.d./nước --> đỏ với FeCl3 5%
b. Thủy phân, giải phóng p-hydroxyanilin, cho phản ứng đặc trưng của amin thơm I c. Phổ IR d. Phổ UV
Câu 113 Phương pháp định lượng PARACETAMOL: a. Đo nitrit b. Quang phổ UV c. Acid-base d. a, b đúng
Câu 114 Khi ngộ độc paracetamol, dùng chất giải độc là: 13 a. acetylcystein b. Aspirin c. Bromhexin d. Tất cả đúng
Câu 115 Khi ngộ độc paracetamol, dùng chất giải độc là: a. Methionin b. Methylsalicylat c. Acetanilid d. Bromhexin
Câu 116 Tác dụng nào sau đây của IBUPROFEN:
a. Giảm đau hiệu lực trung bình, chống viêm b. Hạ sốt
c. Chống kết tập tiểu cầu d. Tất cả đúng
Câu 117 Chỉ định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG của DICLOFENAC:
a. Đau do viêm khớp, thắt lưng b. Đau bụng kinh c. Hạ sốt
d. Bôi giảm đau tại chỗ
Câu 118 Tác dụng phụ NIMESULID, CHỌN CÂU SAI:
a. Ít gây loét dạ dày-tá tràng
b. Thuốc ảnh hưởng tới phát triển tủy xương của trẻ sơ sinh. c. Ít gây dị ứng d. Gây chảy máu nặng
Câu 119 Các NSAID nào có tác dụng giảm đau và chống viêm, NGOẠI TRỪ: a. Paracetamol b. Celecoxib c. Nimesulid d. Diclofenac
Câu 120 Các phương pháp định lượng IBUPROFEN:
a. Acid-base/MeOH-nước; NaOH 0,1 M; phenolphtalein. b. Quang phổ UV c. HPLC d. Tất cả đúng
Câu 121 Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về PARACETAMOL:
a. Giảm đau mạnh và kéo dài hơn aspirin; ít kích ứng đường tiêu hóa.
b. Uống dễ hấp thu; sản phẩm chuyển hóa độc với gan
c. Chỉ định trong sốt, đau đầu
d. Ngộ độc paracetamol: Khi uống 5 g paracetamol/24 h.
Câu 122 Chống chỉ định chung khi dùng các NSAID, CHỌN CÂU SAI:
a. Viêm loét dạ dày, tá tràng. b. Người dễ chảy máu
c. Rối loạn thần kinh, suy gan, suy thận
d. Kết hợp với Misoprotol
Câu 123 Để giảm nguy cơ trên hệ tiêu hóa, có thể sử dụng NSAID chung với thuốc sau, NGOẠI TRỪ: a. Omeprazol b. Acetylcystein 14 c. Misoprotol d. Cimetidin
Câu 124 Tại sao các thuốc NSAID ức chế COX2 > 50 LẦN COX1 không được sử dụng:
a. Gây tác dụng phụ nguy hiểm trên tim mạch
b. Gây viêm loét dạ dày -tá tràng nặng
c. Gây hoại tử tế bào gan d. Gây chảy máu nặng
Câu 125 Đặc điểm nào KHÔNG ĐÚNG của CELECOXIB:
a. NSAID thế hệ II: Ức chế chọn lọc COX-2
b. ít gây viêm loét dạ dày-tá tràng.
c. Có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt
d. Chỉ định trong trường hợp đau do viêm khớp, đau bụng kinh
Câu 126 Đặc điểm nào sau đây là của DICLOFENAC:
a. Thuốc NSAID thế hệ I có tác dụng giảm đau, chống viêm .
b. ít gây viêm loét dạ dày-tá tràng
c. NSAID thế hệ II: Ức chế chọn lọc COX-2
d. Liều cao >10g/24 h gây ngộ độ gan
Câu 127 Đặc điểm của IBUPROFEN:
a. Giảm đau hiệu lực trung bình, không có tác dụng kháng viêm
b. Trong tim mạch, dùng chống kết tập tiểu cầu với liều 70-320mg/ngày c. NSAID thế hệ 1 d. a, c đúng
Câu 128 Thuốc giảm đau là dẫn chất acid salicylic, NGOẠI TRỪ: a. Diclofenac b. Ibuprofen c. Aspirin d. a, c đúng
Câu 129 Thuốc giảm đau là dẫn chất anilin, NGOẠI TRỪ: a. Paracetamol b. Phenacetin c. Celecoxib d. Acetanilid
Câu 130 Các NSAID ức chế COX2 TRÊN 50 LẦN COX1: a. Rofecoxid b. Piroxicam c. Meloxicam d. Nimesulid
Câu 131 Đây là cấu trúc của NSAID nào COOCH3 OH a. Methyl salicylat b. Aspirin c. Paracetamol d. Ibuprofen 15
Câu 132 Đặc điểm của NIMESULID, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc NSAID thế hệ I b. Thuốc NSAID thế hệ II
c. Ức chế chọn lọc COX-2: Giảm đau, chống viêm
d. Thuốc ảnh hưởng tới phát triển tủy xương của trẻ sơ sinh. 3. GOUT: 1 câu
Câu 133 Bệnh Gout có căn nguyên là do:
a. Ứ đọng tinh thể urat ở khớp
b. Ứ đọng tinh thể urat ở thận
c. Ứ đọng tinh thể urat gan d. b,c đúng
Câu 134 Nguyên nhân gây tăng mức acid uric/máu, NGOẠI TRỪ:
a. Tăng hoạt tính xanthine oxydase b. Hóa trị liệu ung thư
c. Thuốc lợi tiểu thiazid d. Giảm nguồn purine
Câu 135 THuốc điều trị Gout mạn tính, NGOẠI TRỪ: a. Probenecid b. Allopurinol c. Sulfinpyrazone d. Colchicine
Câu 136 Thuốc trị guot mạn có tác dụng ức chế xanthine oxydase, giảm sinh acid uric: a. Allopurinol b. Probenecid c. Sulfinpyrazone d. Corticoid
Câu 137 Thuốc trị guot mạn có tác dụng tăng thải acid uric qua nước tiểu: a. Allopurinol b. Probenecid c. Sulfinpyrazone d. b,c đúng
Câu 138 Trong Gout cấp không được dùng thuốc nào sau đây: a. Colchicine b. NSAID c. Corticoid d. Allopurinol
Câu 139 Chỉ định COLCHICIN, CHỌN CÂU SAI: a. Gout cấp b. Gout mạn tính c. Phòng gout ngắn hạn
d. Trong Gout cấp uống colchicine khi NSAID bị chống chỉ định
Câu 140 Chỉ định ALLOPURINOL, CHỌN CÂU SAI: a. Gout mạn tính
b. Phòng tạo acid uric ở thận khi hóa trị liệu ung thư c. Gout cấp d. Mức acid uric/máu cao
Câu 141 Tác dụng của PROBENECID, CHỌN CÂU SAI: 16
a. Ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận
b. Tăng thải acid uric qua nước tiểu
c. Làm giảm acid uric/máu khi hóa trị liệu ung thư d. Làm giảm acid uric/máu.
Câu 142 Thuốc trị gout nào dùng phối hợp với penicillin kéo dài thời hạn tác dụng của kháng sinh: a. Probenecid b. Allopurinol c. Sulfinpyrazone d. b, c đúng
Câu 143 Chống chỉ định khi sử dụng PROBENECID, NGOẠI TRỪ:
a. Hóa trị liệu ung thư b. Gout cấp c. Guot mạn d. Sỏi thận urat
Câu 144 Thuốc trị gout nào sau đây không có tác dụng hạ acid uric/máu: a. Probenecid b. Allopurinol c. Sulfinpyrazone d. Colchicine
Câu 145 Chống chỉ định khi sử dụng ALLOPURINOL:
a. Hóa trị liệu ung thư b. Gout cấp c. Sỏi thận oxalat. d. b,c đúng BÀI : THUỐC TIM-MẠCH 1. THUỐC LOẠN NHỊP TIM
Câu 146 Thuốc chẹn kênh Canxi được dùng chống loạn nhịp tim: a. Diltiazem b. Nifedipin c. Amlodipin d. Verapamil
Câu 147 Thuốc chống loạn nhịp tim: a. Quinidin b. Digoxin c. Nitroglycerin d. Acetazolamid
Câu 148 Đặc điểm nào sau đây của Quinidin: a. Làm tăng nhịp tim
b. Dạn dược dụng: Chứa 20% hydroquinidin không hoạt tính c. Làm chậm nhịp tim
d. Chỉ định trong trường hợp Suy tim
Câu 149 Hội chứng Cinchona là tác dụng phụ của thuốc nào: a. Verapamil b. Procainamid c. Quinidin d. Digoxin 2. THUỐC TRỢ TIM 17
Câu 150 Các glycosid trợ tim bao gồm, NGOẠI TRỪ: a. Digoxin b. Digitoxin c. Ouabain d. Amrinon
Câu 151 Các thuốc trợ tim nguồn gốc tổng hợp hóa học gồm, NGOẠI TRỪ: a. Amrinon b. Enoximon c. Ouabain d. Milrinon
Câu 152 Trong cấu trúc của Glycosid trợ tim: Genin-O-đường thì phần nào có tác dụng dược lí a. Genin b. Đường c. liên kết Glycosid d. b,c đúng
Câu 153 Các lưu ý khi dùng Digitalis, CHỌN CÂU SAI:
a. Giới hạn an toàn của thuốc hẹp
b. Suy tim cấp phải tiêm IV
c. Sử dụng digitalis luôn bắt đầu liều cao
d. Digitalis không hiệu qủa trong trường hợp: Suy tim do nhiễm độc cấp, điện giật, xơ
vữa động mạch, tăng HA kéo dài
Câu 154 Tác dụng của các Glycosid trợ tim, CHỌN CÂU SAI:
a. Làm tăng lực bóp cơ tim
b. Giãn mạch thận --> tăng lượng máu tới thận c. Làm tăng nhịp tim
d. Dùng trong suy tim còn đáp ứng digitalis.
Câu 155 DIGITOXIN được chỉ định trong trường hợp:
a. Suy tim nhạy cảm digitalis
b. Suy tim không nhạy cảm digitalis
c. Suy tim do nhiễm độc cấp
d. Suy tim do xơ vữa động mạch
Câu 156 Các digitalis không hiệu qủa trong trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
a. Suy tim do tăng HA kéo dài.
b. Suy tim do xơ vữa động mạch
c. Suy tim đáp ứng digitalis
d. Suy tim do nhiễm độc cấp
Câu 157 Phương pháp định lượng DIGITOXIN: a. Đo quang. b. HPLC c. Acid-base d. Đo nitrit
Câu 158 Phương pháp định tính DIGITOXIN: a. Phổ IR b. Sắc ký
c. Chế phẩm/ acid acetic khan có FeCl3 + H2SO4 đậm đặc: màu xanh. d. Tất cả đều đúng
Câu 159 Biểu hiện của ngộ độc digitalis: 18
a. Loạn nhịp thất hoặc nhĩ, trụy tim. Hạ mức kali/máu
b. Ù tai, mờ mắt loạn màu
c. Ức chế tim; đau đầu, hoảng loạn d. Tăng co bóp tử cung.
Câu 160 Biện pháp giải ngộ độc digitalis:
a. Dùng thuốc chống loạn nhịp tim b. Uống KCl để bù kali. c. Uống bù Canxi d. a, b đúng
Câu 161 Thuốc nào dùng giải ngộ độc nhẹ digitalis: a. quinidin b. lidocain c. edetat natri d. b, c đúng
Câu 162 Thuốc nào dùng giải ngộ độc nặng digitalis: a. Lidocain b. Quinidin c. Proccainnamid d. Digoxin
Câu 163 Chống chỉ định khi dùng DIGOXIN, CHỌN CÂU SAI: a. Nhịp tim chậm
b. Suy tim nhạy cảm digitalis c. Rối loạn nhĩ-thất d. Viêm cơ tim
Câu 164 Nguồn gốc QUINIDIN:
a. Chiết thẳng từ vỏ cây Cinchona b. BTH từ quinin c. a,b đúng d. a,b sai
Câu 165 Thuốc trợ tim nguồn gốc tổng hợp hóa học, CHỌN CÂU SAI:
a. Khắc phục nhược điểm của glycosid tim.
b. Có tác dụng tăng lực bóp cơ tim kèm giãn mạch.
c. Chỉ định trong trường hợp Suy tim cấp
d. Dùng bằng đường uống được
3. THUỐC CHỐNG ĐAU THẮT NGỰC 1 câu
Câu 166 Các nhóm thuốc dùng điều trị đau thắt ngực: a. Các nitrat hữu cơ b. Thuốc chẹn kênh canxi
c. Thuốc ức chế β-adrenergic d. Tất cả đúng
Câu 167 Thuốc trị đau thắt ngực cấp: a. Verapamid b. Isosorbid dinitrat c. Digoxin d. Atenolol
Câu 168 Các nitrat hữu cơ dùng trong đau thắt ngực bao gồm: a. Nitroglycerin b. Isosorbid dinitrat 19 c. Isosorbid mononitrat d. Tất cả đúng
Câu 169 Cơ chế tác dụng của các Nitrat hữu cơ:
a. Ức chế enzym phosphodiesterase không chọn lọc, làm tăng AMPvòng gây giãn mạch
b. Gây giãn trực tiếp tĩnh mạch
c. Vào cơ thể giải phóng NO trực tiếp làm giãn mạch.
d. Thuốc ức chế dòng Ca++ /cơ trơn --> giãn mạch
Câu 170 Cấu trúc dưới đây là của thuốc nào H2C ONO2 H ONO2 H2C ONO2 a. Nitroglycerin b. Isosorbid dinitrat c. Isosorbid mononitrat d. Nitrogen oxid
Câu 171 Nitroglycerin được chỉ định trong trường hợp:
a. Cơn đau thắt ngực cấp, Phòng cơn đau trước khi vận động thể lực b. Tăng huyết áp c. Suy tim d. Loạn nhịp tim
Câu 172 Dạng dùng của ISOSORBID DINITRAT, NGOẠI TRỪ: a. Ngậm dưới lưỡi b. Nhai c. Xịt d. Tiêm tĩnh mạch
Câu 173 CHỌN PHÁT BIỂU SAI:
a. Isosorbid mononitrat có tác dụng nhanh hơn Isosorbid dinitrat vì là chất chuyển
hóa cáo hoạt tính của Isosorbid dinitrat
b. Xịt nitroglycerin hiệu qủa hơn xịt khí dung isosorbid dinitrat.
c. Isosorbid dinitrat phát huy tác dụng nhanh, ngắn
d. Các nitrat hữu cơ dùng trị đau thắt ngực cấp hoặc phòng cơn đau
Câu 174 Tác dụng phụ của NITROGLYCERIN, NGOẠI TRỪ: a. Đau đầu b. Đỏ mặt c. Hạ HA d. Suy tim
Câu 175 Đặc điểm ISOSORBID DINITRAT, CHỌN CÂU SAI:
a. Làm giãn mạch (vành) do giải phóng NO trong cơ thể.
b. Isosorbid dinitrat là chất chuyển hóa của Isosorbid mononitrat
c. Phát huy tác dụng chậm, kéo dài
d. Hấp thu trực tiếp khi nhai hoặc đặt dưới môi
Câu 176 NGuyên nhân làm xuất hiện cơn đau thắt ngực CHỌN CÂU SAI: a. Hẹp mạch vành b. Co thắt mạch vành
c. Tăng nhu cầu oxy : như tăng các hoạt động d. Dùng thuốc giãn mạch
Câu 177 Cấu trúc của các Nitrat hữu cơ dùng trong đau thắt ngực:
a. Các polyester giữa HCl với polyalcol
b. Các polyester giữa HNO3 với polyalcol
c. Các polyester giữa H2SO4 với polyalcol
d. Các polyester giữa CH3COOH với polyalcol
Câu 178 Các phương pháp định tính NITROGLYCERIN:
a. Phần Glycerin: acrolin mùi khó chịu
b. Phần Nitrat: Phản ứng màu chung c. a,b đúng d. a, b sai
Câu 179 Các phương pháp định lượng NITROGLYCERIN: a. Đo quang b. Acid-Base c. Đo Nitrit d. Đo Iod
4. THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP (HA)
Câu 180 Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ huyết áp, CHỌN CÂU SAI: a. Dùng thuốc lâu dài
b. Chỉ nên hạ huyết áp từ từ
c. Nên kết hợp các thuốc hạ huyết áp khác nhau
d. Ngừng thuốc đột ngột nếu không có hiệu quả kiểm soát huyết áp
Câu 181 Các thuốc thuộc nhóm ức chế kênh Calci, NGOẠI TRỪ: a. Amlodipin b. Felodipin c. Cimetidin d. Nifedipin
Câu 182 Tác dụng phụ khi dùng NIFEDIPIN:
a. HA quá mức,đau đầu, đỏ mặt b. Nhịp tim chậm c. Ho khan d. Suy thận
Câu 183 Tác dụng phụ sau khi dùng AMLODIPIN: a. Nhịp tim chậm b. Tăng nhịp tim nhẹ c. Suy tim d. Ho khan
Câu 184 Felodipin được chỉ định trong trường hợp nào: a. Tăng huyết áp b. Đau thắt ngực c. a,b đúng d. a,b sai
Câu 185 Amlodipin được chỉ định trong trường hợp: a. Loạn nhịp tim b. Tăng huyết áp. c. Thiếu máu d. Đau thắt ngực cấp
Câu 186 Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG về AMLODIPIN: