Tổng hợp câu hỏi công tác xã hội trường học | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC
1. Định nghĩa, mục tiêu, mô hình CTXH trong trường học, 10 vai trò của công tác
xã hội trong trường học. (Dễ ra)
1.1. Khái niệm/Định nghĩa. (trình bày 1 trong 4, ko cần full chỉ cần đặc điểm chính)
“CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. NVXH mang
những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những
những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra
những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học
tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các trường học cần
NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia
đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này” (School
Social Work Association of America, 2005)
“CTXH và trường học được gắn kết một cách gần gũi. Đó là “Giáo dục tại các
trường học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề xã hội
mà học sinh và gia đình đang gặp phải”. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt động
phát triển và công tác xã trường học là một trong những lĩnh vực nhằm phát hiện ra
những vấn đề khó khăn ấy để giúp đỡ những học sinh này vượt qua theo cách chuyên
nghiệp” (Introduction to social work- ten edition, O.William Farly, Larry Lorenzo
Smith, Scott W.Boyle , University of Utah, 2006)
“Công tác xã hội trong môi trường học đường là một lĩnh vực trong cách tiếp cận
chuyên nghiệp để từ đó thấu hiểu và cung cấp sự trợ giúp cho những học sinh chưa thể sử
dụng khả năng học tập của mình một cách đầy đủ nhất ,hoặc những vấn đề của học sinh -
như những đòi hỏi dịch vụ đặc biệt - cho phép các em có được những cơ hội giáo dục cho
mình. Một điều quan trọng của những dịch vụ này chính là nhấn mạnh đến việc đưa vào
các biện pháp ngăn ngừa mang tính tự nhiên.” (Council on social work Education,
Description of practice stament for school social work (New York: the Council,
1969) “Công tác xã hội trường học nhằm:
Hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường hợp cá
biệt. Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng”
(Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999) lOMoAR cPSD| 39651089 1.2. Mục tiêu
Tác nhân của sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh, tạo cho
học sinh một động lực để thành công.
Sự thành công này thể hiện rõ trong môi trường học đường, trong mối quan hệ với giáo
viên và gia đình học sinh.
Một sự thành công khi công tác xã hội trong trường học kết nối được gia đình, nhà
trường và xã hội để cùng chăm lo cho học sinh.
Công tác xã hội trường học ứng dụng các nguyên tắc và phương pháp của chuyên ngành
CTXH vào mục đích chính trong trường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của HS.
Nhân viên xã hội tại trường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả
của sự tương tác giữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động
diễn ra trong môi trường gia đình và trường học.
Cho rằng trí thông minh của trẻ mang tính cố định, không thay đổi là một sai lầm. Môi
trường gia đình và trường học có ảnh hưởng đến mức độ của trí thông minh của trẻ và
sự thành đạt trong học tập cũng như trong tương lai. Thành tựu đạt được đầu tiên ở
trường học là điều cốt lõi cho thành tựu đạt được sau này. Tất cả trẻ em đều có khả năng
học tập; điều quan trọng là phân tích kỹ năng theo học và mức độ hưng phấn của từng
trẻ và áp dụng cách thức giảng dạy phù hợp với từng trẻ. 1.3. Mô hình Có 3 loại mô hình
- Tương tác lâm sàng và môi trường
Mô hình này dựa trên lý thuyết hệ thống sinh thái được phát triển bởi Frey và Dupper
(2005) và German (2006). Mô hình này thúc đẩy quan điểm của cá nhân và môi trường
như một hệ thống tương tác thống nhất trong đó mỗi hệ thống liên tục ảnh hưởng và định
hình khác. Mô hình này tham dự đến sự phức tạp của môi trường và con người thu hút các
lực lượng tiến bộ trong con người và loại bỏ trở ngại môi trường để thúc đẩy tăng trưởng
và thích ứng chức năng. lOMoAR cPSD| 39651089
- Quan hệ nhà trường - cộng đồng
Mô hình thứ hai được sử dụng bởi các nhân viên xã hội sau này dựa trên một cách tiếp
cận dựa trên các thành phần của mô hình đa ngành hiện có - Mô hình tương tác xã hội,
trong đó tập trung vào làm việc với các sinh viên phải đối mặt với xã hội và khó khăn về
tình cảm. Mô hình này được dựa trên lý thuyết hệ thống và quan điểm hệ thống giao dịch.
Đó là một câu trả lời để tổ chức sự đa dạng phương pháp vốn có trong vai trò, thay vì giới
hạn thay đổi cá nhân hoặc hệ thống thay đổi.
- Mô hình quan hệ học sinh - cộng đồng - học sinh
Lela B.Costin đã phát triển mô hình này vào năm 1973, tập trung vào trường học cộng
đồng và sinh viên và các tương tác trong số đó. Trong mô hình này, nhân viên xã hội
trường học phục vụ như hòa giải viên, nhà đàm phán, tư vấn và ủng hộ học sinh và nhân
viên của trường học. Họ cũng thiết lập không chính thức các nhóm cho học sinh, giáo viên
và nhân viên khác của trường. Mô hình này cũng tập trung vào đánh giá nhu cầu của học
sinh, nhà trường và các điều kiện cộng đồng cùng với mối quan hệ của họ ảnh hưởng đến
sự sẵn có và chất lượng của cơ hội giáo dục cho các nhóm mục tiêu cụ thể.
1.4. Mười vai trò của công tác xã hội trường học
1. Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi
Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của đối tượng
Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra những vấn đề cho đối tượng
Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng
Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức phát triển cảm xúc
tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi
Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp
Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp trong trường
hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp hơn với đối tượng thì cần bàn bạc và thay đổi phương
pháp can thiệp hiệu quả hơn
Đánh giá hiệu quả của kế hoạch thay đổi hành vi. lOMoAR cPSD| 39651089
2. Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận được các dịch vụ, các cơ hội trị liệu và giáo dục
Đánh giá tình hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của đối tượng, gia đình đối tượng
Xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng đồng
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối đối tượng đến các
dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài chính khác
Giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình, dịch vụ đã được kết nối với cộng đồng.
3. Can thiệp khủng hoảng đối với những đối tượng bị khủng hoảng
Đánh giá tình hình, tìm hiểu thông tin về đối tượng
Lên kế hoạch trị liệu giúp đối tượng vượt qua khủng hoảng
Kết nối đối tượng với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng đồng để hỗ trợ đối
tượng vượt qua khủng hoảng
Trang bị cho đối tượng một số kỹ thuật thư giãn đơn giản và kế hoạch cụ thể khi gặp lại
tình huống gây khủng hoảng
Có kế hoạch theo dõi đối tượng sau khi trị liệu
4. Tham vấn cá nhân
Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu đối tượng (thường xuyên việc đánh giá qua những
thông tin thu thập được từ đối tượng, những người liên quan và cả những nhận xét từ
các nhà chuyên môn khác trong trường học)
Xác định các mục tiêu hỗ trợ đối tượng vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội
Cùng đối tượng xây dựng kế hoạch trị liệu từng bước đạt được các mục tiêu cá nhân
Theo dõi và hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch trị liệu
Ghi chép tiến trình các buổi tiếp xúc, tham vấn đối tượng
Đánh giá hiệu quả quá trình hỗ trợ và kết thúc tham vấn cho đối tượng khi vấn đề của
đối tượng đã được giải quyết lOMoAR cPSD| 39651089
5. Tham vấn nhóm
Thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề học sinh cần tham vấn
Tổ chức nhóm đối tượng, trang bị cho các em những chỉ dẫn, cách thức hoạt động
Xây dựng kế hoạch trị liệu thông qua các buổi sinh hoạt nhóm
Xác định các chủ đề sẽ trang bị cho các em thông qua tham vấn nhóm: kiểm soát giận
dữ, tình bạn, kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng kếh oạch cá nhân
Thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm: điều phối, hướng dẫn, tạo cơ hội để các thành viên
trong nhóm tham gia, tăng cường kỹ năng XH, phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình
Điều phối, kết hợp các nguồn lực sẵn có để giúp các thành viên trong nhóm phát triển,
nâng cao năng lực cá nhân để phát triển lành mạnh
Đánh giá hiệu quả va kết thúc tham vấn nhóm khi đạt được mục tiêu đề ra
6. Phòng chống tự tử
Theo dõi, phát hiện những đối tượng bị trầm cảm và có nguy cơ dọa tự tử ( thay đổi tính
cách đột ngột, có nói hoặc viết sẽ tự tử, thất vọng, không tin tưởng vào tương lai, có tiền
sử dọa tự tử, có sở hữu vũ khí, chất gây nghiện, thường xuyên mất ngủ….)
Đánh giá nguy cơ dọa tự tử từ những thông tin thu được qua quá trình theo dõi. Xác
định liệu đối tượng đã có kế hoạch tự tử chưa? Đánh giá mức độ nguy cơ đối tượng thực
hiện kế hoạch tự tử…
Liên hệ với cha mẹ hay người giám hộ của đối tượng để cùng hỗ trợ giúp đối tượng.
Luôn phân công không để đối tượng một mình có điều kiện thực hiện tự tử
Cùng gia đình theo dõi, đảm bảo mọi mối nguy hại dẫn đến hành vi tự tử đã bị loại bỏ
Hỗ trợ đối tượng quay lại các hoạt động thường ngày và lấy lại niềm tin, hy vọng sống
7. Tổ chức các chương trình kỹ năng sống và tuyên truyền sống lành mạnh trong các lớp
học của học sinh
Đánh giá nhu cầu trang bị kiến thức về KN sống hay lối sống lành mạnh cho các lớp học
Lên kế hoạch thực hiện các chương trình giáo dục này: Đào tạo một nhóm học sinh
nòng cốt trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng trình bày, hướng dẫn các em chuẩn bị
phần trình bày, phương pháp, cách thức thực hiện
Hỗ trợ nhóm học sinh nòng cốt thực hiện kế hoạch thích hợp vơi giáo viên chủ nhiệm
hoặc tổ chức đoàn hội,hội phụ huynh học sinh
Đánh giá hiệu quả của hoạt động lOMoAR cPSD| 39651089
8. Tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia quá trình học tập (ngăn chặn hiện tượng bỏ học)
Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở trường, từ đó tìm kiếm
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học
Lên kế hoạch các chương trình can thiệp: cải thiện mối quan hệ thầy – trò; các chương
trình dạy tốt – học tốt; văn hóa, văn nghệ giao lưu thu hút sự quan tâm của học sinh vào
các hoạt động của trường…; tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ học sinh học tập
Cùng thực hiện các chương trình can thiệp
Đánh giá, có đề xuất phù hợp lên Ban giám hiệu kể cả những đề xuất về chương trình,
chính sách của trường
9. Tổ chức các chương trình hỗ trợ và kết hợp gia đình
Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu và khả năng thực hiện của gia đình học sinh
Cùng gia đình lên kế hoạch thực hiện chương trình tạo môi trường gia đình hỗ trợ tốt
nhất có thể cho con em họ làm tốt các hoạt động tại trường học.
Theo dõi, điều phối sự tham gia của các gia đình, tổchức thực hiện các chương trình tại
gia đình và tại trường học
Huy động sự hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức của phụ huynh học sinh và các
chương trình hỗ trợ gia đình
Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn (có thể là về tài
chính…) để gia đình khắc phục được khó khăn
Thực hiện những chuyến đi thăm gia đình để đánh giá tình hình và hỗ trợ gia đình thực
hiện kế hoạch cũng như giám sát quá trình gia đình tạo môi trường tốt nhất để trẻ em được học tập.
10. Giải quyết các xung đột trong nhà trường (trong cả cán bộ, giáo viên và cả học sinh)
Tiếp cận các xung đột, tìm kiếm thông tin,phân tích tình hình
Cùng đối tượng xác định vấn đề, nguyên nhân gây xung đột
Cùng đối tượng phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột
Theo dõi, giám sát, hỗ trợ thực hiện giải pháp (bao gồm cả việc tập hợp những nỗ lực
bên trong và bên ngoài vào thực hiện giải pháp)
Duy trì môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh trong cả cán bộ, giáo viên và trong cả học sinh lOMoAR cPSD| 39651089
2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội làm việc trong trường học. Cho ví dụ
(Có 6 vai trò cô sẽ chọn)
A. Cầu nối giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Nhân viên xã hội học đường là người trung gian liên kết gia đình, nhà trường và xã
hội lại với nhau tạo thành một khối thống nhất cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ thành con
ngoan, trò giỏi, công dân tốt. nhân viên xã hội cùng với các thầy cô và cán bộ nhà
trường nhận diện đúng vấn đề và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
B. Trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường
Hiện tượng bỏ học có nhiều nguyên nhân khác nhau như gia đình có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn, học sinh có học lực kém, trường xa nhà và học sinh không có điều khiển đi
lại, gia đình chuyển chỗ ở, nhận thức của học sinh và gia đình…
C. Giáo dục hướng nghiệp
* Giáo dục hướng nghiệp là chuẩn bị cho học sinh một tâm thế sẵn sàng cho tương lai,
giúp chọn nghề phù hợp với năng lực và năng khiếu, cung cấp các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm phù hợp
* Công việc của nhân viên xã hội học đường bao gồm:
¬ giải đáp các câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp
¬ thu thập các thông tin và các ngành nghề và nhu cầu thị trường, chi phí đào tạo
¬ định hướng chọn nghề phù hợp với năng khiếu và sở thích
¬ tổ chức các buổi trao đổi, tìm hiểu giải đáp thắc mắc và tham quan về ngành nghề.
D. Tham vấn tâm lý
Nhân viên xã hội học đường cần nhanh nhẹn, tinh ý và nhạy bén phát hiện những
vấn đề liên quan đến tâm lý học sinh, tìm hướng giải quyết kịp thời. Họ cần theo dõi
lắng nghe và hướng dẫn học sinh tìm ra các giải pháp thích hợp. lOMoAR cPSD| 39651089
E. Giáo dục giới tính – chăm sóc sức khỏe
* Nhân viên xã hội học đường có thể:
¬ lập phòng tư vấn học đường để tạo điều kiện cho học sinh có nơi trao đổi những vấn đề khúc mắc
¬ tạo những câu lạc bộ để cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và giới tính
¬ xây dựng, cung cấp tài liệu liên quan đến vấn đề này
¬ hướng dẫn học sinh giữ gìn sức khỏe để tránh stress, bảo đảm thể chất
F. Giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách
* Nhân viên xã hội học đường giúp:
¬ củng cố mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, đánh thức tinh thần trách nhiệm của các bên
¬ xây dựng các khuôn mẫu lý tưởng từ giáo viên, nêu cao những tấm gương điển
hình có đạo đức và tài năng, khiển trách những hành vi sai lệch cách tế nhị
¬ tư vấn cho phụ huynh trong việc giáo dục con cái và đình hướng phát triển cái đẹp của tâm hồn
3. Chọn một trong hai cách can thiệp (can thiệp tập trung vào học sinh; can thiệp
tập trung vào hệ thống) để giải quyết 1 trong các vấn đề sau.
(Định nghĩa can thiệp tập trung vào HS là gì? Hệ thống là gì? Chọn 1 trong 2 cách)
Can thiệp tập trung vào học sinh
Can thiệp tập trung vào hệ thống
Can thiệp tập trung vào học sinh: Nâng
Hiệp hội QG CTXH Hoa Kỳ cho
cao sự năng động/ động lực cho học sinh
rằng “Tác động đến công tác xã hội
là sự quan tâm đến môi trường, các
Các mục tiêu can thiệp riêng từng học sinh,
lực lượng tạo ra, đóng góp và giải
ở các nhóm nhỏ, hoặc trong môi trường lớp quyết các vấn đề trong cuộc sống ". học.
Vì vậy, các can thiệp với những hệ
thống lớn hơn ảnh hưởng đến học
sinh cũng là một khía cạnh quan lOMoAR cPSD| 39651089
trọng của tất cả các hoạt động XH
- Trước khi triển khai các can thiệp tập
Can thiệp tập trung vào hệ thống
trung vào học sinh, goại trừ các cuộc
được hướng tới việc thay đổi các tổ
khủng hoảng, điều quan trọng là các nhân
chức, chính sách, hệ thống luật pháp
viên xã hội trường học cần tiến hành đánh
và cơ cấu quyền lực….
giá có hệ thống và kỹ lưỡng học sinh khi
nghi ngờ có các vấn đề rối loạn về hành vi, Can thiệp tập trung vào hệ thống đề
tình cảm, tinh thần, học tập….
cập đến các chương trình phòng
ngừa dựa vào trường học, can thiệp
- Đánh giá cần kỹ lưỡng và thường hoàn
tập trung vào giáo viên và can thiệp
thành bởi một đội ngũ các chuyên gia liên tập trung vào nhóm
ngành của trường. Điều đó cho phép Nhân
viên xã hội trường học quản lý và loại trừ
Chương trình phòng ngừa dựa vào trường học
các các yếu tố cá nhân, nhóm, và môi
trường tạo ra những khó khăn trong môi
Chương này cung cấp tổng quan về
trường học tập cho học sinh
một số chứng minh được hứa hẹn
các chương trình dự phòng dựa vào
Jay McTighe đã đề cập đến đánh giá tốt
trường học sử dụng cả các chiến
như là một "album ảnh thay vì một bản
lược thay đổi cá nhân và trường
chụp nhanh vì chúng ta nên sử dụng các học.
hình ảnh và ống kính khác nhau để có được
những khía cạnh khác nhau của sự phát
Bao gồm các chương trình được
triển của học sinh và hoạt động của họ".
thiết kế để ngăn ngừa bạo lực, bắt
Nhìn chung, đánh giá bao gồm các hình
nạt, lạm dụng chất gây nghiện,trốn
thức chính thức cũng như không chính
học, lạm dụng tình dục, và mang
thức, bao gồm dữ liệu về từng cá nhân học thai ở tuổi vị thành niên và bệnh lây
sinh, Dữ liệu về gia đình học sinh, quan hệ truyền qua đường tình dục…. Ngoài
của học sinh với giáo viên và dữ liệu liên
ra, chương này nêu bật một số
quan đến các yếu tố môi trường có thể ảnh chương trình sáng tạo được thiết kế
hưởng đến hoạt động của học sinh trong
để biến đổi trường học để "tiếp cận” trường học.
thay vì “đẩy ra "những học sinh có nguy cơ
Khi tiến hành đánh giá, nhân viên xã hội trường học nên:
Xác định điểm mạnh của cá nhân
học sinh và các hỗ trợ xã hội
Xây dựng một hệ thống đánh giá toàn
diện để can thiệp (cho các vấn đề hành vi trẻ em lOMoAR cPSD| 39651089
Hướng dẫn từng bước cụ thể để tiến
hành kỹ lưỡng các đánh giá dựa
vào sinh thái học trong các hoạt
động xã hội của trường học -
Thảo luận cách sử dụng cuộc phỏng vấn cấu trúc.
Dữ liệu đánh giá được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau theo một hoặc nhiều
cách khác nhau. Dữ liệu thường bao gồm:
Quan sát trực tiếp của học sinh trên các cài đặt (ví dụ:
Lớp học, sân chơi, nhà ăn, nhà) vào các thời điểm khác nhau
Trong ngày và ngày trong tuần.
Xem xét hồ sơ học tập của học sinh (nghĩa là tích luỹ thư mục).
Một hoặc nhiều cuộc phỏng vấn với cha mẹ hoặc người giám hộ.
Quản lý một hoặc nhiều hành vi trẻ em phù hợp/ hành vi chuẩn.
Thang điểm đánh giá và / hoặc thang đo hành vi thích ứng
Sau đây là các thành phần của sự can thiệp tập trung vào học sinh nhằm vào
việc nâng cao động lực học sinh:
(1) Tạo ra một cảm giác tích cực về tư cách thành viên trong cộng đồng học tập
trên lớp; Giáo viên và học sinh phát triển các quy tắc trong lớp dựa trên ý
tưởng rằng học sinh có các thuộc tính tích cực liên quan đến thành tích học tập.
(2) Tạo ra kinh nghiệm cụ thể để tưởng tượng tuổi trưởng thành tích cực. Miêu tả
hình ảnh tích cực của những người trưởng thành
(3) Làm rõ mối liên hệ giữa sự công nhận hiện tại và tương lai và bồi dưỡng thất
bại và thất bại như là một phần của sự tiến bộ trong tương lai.
(4) Giải quyết các vấn đề hàng ngày.
(5) Nâng cao khả năng của học sinh trong việc lập kế hoạch liên quan đến trường
học cho tương lai và nhu cầu để tiếp cận với người lớn để thực hiện việc này.
(6) Tập trung vào phụ huynh và người lớn. Xây dựng mối liên kết giữa sinh
viên và phụ huynh bằng cách phát triển kỹ năng truyền thông liên thế hệ. lOMoAR cPSD| 39651089
(7)Cung cấp cho thanh thiếu niên những kỹ năng cần thiết. Khái
Bạo lực học đường được hiểu là xâm hại bạn đồng lứa về mặt thể chất hay
niệm tâm lý trong đó một cá nhân hay một nhóm học sinh có quyền hoặc khỏe
mạnh hơn lạm dụng hoặc xử tệ với bạn mình. Bạo lực học đường có thể ở
dạng các hành vi trực tiếp như chọc ghẹo, chế giễu, đe dọa, đánh đập, cướp
bóc…. Hoặc ở dạng gián tiếp như cô lập một học sinh bằng những tin đồn.
Nguyên Học sinh bị bạo hành vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Những em có ngoại nhân
hình kém thu hút hoặc ăn mặc lỗi thời, khác thường, thể chất yếu ớt hoặc phát
triển vượt bậc so với các bạn đồng trang lứa, khác tôn giáo thường là nạn
nhân của bạo lực học đường. Nạn nhân bị bạo lực học đường thường xuyên
sẽ học hành sa sút, trốn học nhiều và có nguy cơ bỏ học. Các em cảm thấy
mặc cảm, và có cảm giác bị cô lập trong suốt thời niên thiếu. Thêm vào đó,
nhiều nạn nhân có thể bắt đầu gây hấn, đánh nhau, mang vũ khí vào trường
để trả thù hoặc để phòng thân. Những học sinh khác chứng kiến bạo lực học
đường cũng có khuynh hướng sợ hãi và phòng vệ như thế, giảm tập trung vào
việc học mà lo làm thế nào tránh bị xâm hại. Cần
Trước tiên nhân viên xã hội học đường phải cố gắng hết sức khuyến khích thiết
đội ngũ nhà trường bảo vệ những nạn nhân. Bên cạnh đó, gặp riêng những kẻ thực
hiếp đáp bạn bè và cha mẹ của chúng và khẳng định rằng bạo lực học đường hiện
là điều không thể chấp nhận được trong trường học và cần phải chấm dứt.
Khi làm việc với nạn nhân, cần nhớ rằng nạn nhân thường bị đe dọa rằng sẽ
bị đòn đau hơn nếu chỉ điểm hoặc mách lại người khác.
Phương Có 3 phương cách tiếp cận để ngăn ngừa nạn bạo lực học đường. Phương cách
cách thứ nhất được gọi là cách tiếp cận toàn trường, nghĩa là nâng cao nhận can
thức cho toàn trường để phản ứng lại với nạn bạo lực và ngược đãi học
thiệp đường. Phương cách thứ hai là phát triển chương trình đặc biệt cho các lớp
hoặc các nhóm học sinh. Cách tiếp cận thứ ba là kỹ năng nhận thức xã hội cho nhóm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận tốt nhất là chương trình phòng chống bạo lực học lOMoAR cPSD| 39651089
đường gồm 3 hợp phần, áp dụng cho cấp độ toàn trường, cho từng lớp học và
cho cá nhân. Ở cấp độ toàn trường, cần lập một ủy ban ngăn ngừa bạo lực
học đường. Ủy ban này làm những cuộc nghiên cứu tìm hiểu trong học sinh
và mô tả bản chất, thực trạng bao lực học đường để từ đó phát triển chương
trình nâng cao nhận thực về vấn nạn này cũng như đưa ra những quy định
hướng dẫn hành vi cho học sinh, đào tạo giáo viên và lôi kéo sự tham gia của gia đình.
Ở cấp độ từng lớp học, mỗi lớp cần không ngừng củng cố những hiểu biết về
bạo lực học đường và những nội quy, nguyên tắc trong trường học. Bên cạnh
đó, giáo viên sẽ tập huấn cho học sinh những kỹ năng phòng vệ và đối phó
với bạo lực học đường. Ở cấp độ cá nhân, nhân viên xã hội học đường sẽ làm
việc những học sinh nào dính líu trực tiếp đến bạo lực học đường và cha mẹ của chúng.
Cách nhận diện các HS có xư hướng bào lực thế nhưng không nên lạm dụng để vội quy chụp
- Những hình vẽ hoặc bài viết, bài thơ bạo
lực: - Đe dọa bạo hành người khác:
- Những hành vi bạo hành trong quá khứ và tiền sử gây
hấn: - Sự đỗ vỡ các tương quan gần đây: - Sự cô lập:
- Bị trêu chọc, quấy rối hoặc châm
chích: - Hành hạ súc vật:
- Mất hứng thú trong học tập:
- Lạm dụng chất gây nghiện:
- Những căng thẳng trong gia
đình: - Trốn tránh giao tiếp:
- Bị bạn bè xem là lập dị: lOMoAR cPSD| 39651089
4. CTXH xem trường học như là một hệ thống và áp dụng phương pháp giáo dục lấy
người học làm trung tâm vào giảng dạy? (Hệ thống gồm 2 thành phần Vật chất (phần
cứng) và tinh thần (phần mềm)? Tại sao xem TH là hệ thống? Phân tích ưu nhược
của lấy ng học làm trọng tâm)
1. Xem trường học là hệ thống.
Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được
tích luỹ bởi xã hội cho thế hệ trẻ. Trường học là một tác nhân quan trọng chính yếu của
quá trình xã hội hoá , nó được cấu trúc và tổ chức chặt chẽ nhằm giáo dục, đào tạo ra
những nhân cách mà xã hội mong đợi.
Trường học được thiết kế sao cho kiến thức được truyền đạt ở các khoá học mang
tính kế thừa nhau. Trong trường, cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học
của các môn học mà còn cả những quy tắc và cách ứng xử không chỉ môn học văn hoá
mà còn cả đạo đức và cách thức làm người. Ngoài ra, nhà trường là nhân tố cốt lõi của
thiết chế giáo dục với mục tiêu chuẩn bị cho cá nhân nghề nghiệp xã hội, truyền bá
chuyển giao di sản văn hoá qua các thế hệ và giúp các em làm quen dần với vai trò phù
hợp với mong đợi của xã hội.
Quan điểm của CTXH trường học xem trường học như một hệ thống nhằm xác
định tầm quan trọng của môi trường xã hội hoá thứ hai sau gia đình đối với sự phát triển
quá trình học tập của học sinh. Trường học là một hệ thống xã hôị.
Hệ thống giáo dục cấp trường là một hệ thống xã hội gồm các thành phần khác nhau tạo
thành (lớp học, các bộ môn, các phòng chức năng, đội ngũ giáo viên, công nhân
viên…). Các bộ phận của hệ thống giáo dục cấp trường tồn tại một cách tương đối độc
lập với nhau đồng thời có sự gắn bó mật thiết tạo thành một chỉnh thể có quan hệ hữu
cơ với môi trường xung quanh. Đối với các yếu tố của môi trường, hệ thống giáo dục
liên tụctrao đổi đầu vào - đầu ra với các cá nhân, các tổ chức xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2006).
Các nhà xã hội học tiền bối như Marx, Durkheim, Weber đều coi giáo dục là một hệ
thống xã hội có tính độc lập tương đối. Hệ thống giáo dục vừa có cấu trúc tổ chức và lOMoAR cPSD| 39651089
các chức năng nhất định, vừa có mối liên hệ và tương tác phức tạp với các hệ thống
khác và với toàn bộ xã hội.
Hệ thống giáo dục bao gồm hai thành phần : Thành phần vật chất ( phần cứng)
của hệ thống giáo dục có cấu trúc gồm các bộ phận có thể quan sát được với biểu hiện
rõ nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh, trường lớp, các phương tiện, thiết bị dạy học …
Thành phần tinh thần (phần mềm) là các thiết chế của giáo dục được biểu hiện dưới
hình thức các hệ giá trị, các quy tắc, các chuẩn mực chính thức, quy định thành văn và
bất thành văn trong giảng dạy và học tập [Lê Ngọc Hùng, 2006].
Với chương trình cải cách giáo dục như hiện nay thì nhà trường cần được hiểu
vừa là cơ sở phúc lợi, vừa là một cơ sở kinh doanh cho tương lai. Giáo dục nhà trường
– đòi hỏi phải thống nhất từ hình thức đến nội dung giảng dạy, giữa dạy tốt và học tốt-
thể hiện chiến lược con người là vốn quý nhất. Do vậy hệ thống giáo dục cũng thường
xuyên phải cập nhật những đổi thay của xã hội để kịp thời thay đổi cho phù hợp
“Bất kỳ hệ thống trường học nào cũng gồm hai loại thành phần. Loại thứ nhất là toàn
bộ những cơ cấu ổn định và phương pháp giảng dạy đã được xác lập, hay nói gọn
hơn là thể chế. Đồng thời trong bộ máy đó tồn tại tiềm tàng những tư tưởng tác động
và đòi hỏi phải có sự thay đổi đối với bộ máy. Nhìn bên ngoài, giáo dục phổ thông
giống như một loạt những cơ sở có tổ chức về vật chất và tinh thần cố định. Nhưng
nhìn từ góc độ khác, tổ chức đó ẩn chứa những nhu cầu cần phải được thoả mãn. Ẩn
sau sự tồn tại cố định và chắc chắn này là một cuộc sống khác đang tiếp diễn, cho dù
mơ hồ, nhưng vẫn không kém phần quan trọng”. [E. Durkheim, ‘L’évolution et le
rôle de l’enseignement secondaire en France’, Education et sociologie, 1905]
Durkheim đã dùng phương pháp phân tích, chỉ ra lịch sử phát triển của nền giáo
dục trung học và tiểu học từ thời Trung Cổ được đánh dấu bởi một loạt những thay đổi
tạo ra do những thay đổi về khuynh hướng chính trị và kinh tế, từ sự xuất hiện của
những nhu cầu mới và tác động của những thay đổi này đến việc giảng dạy. Những thay
đổi đó còn xuất phát từ những khát vọng sư phạm độc lập mới mẻ. lOMoAR cPSD| 39651089
Hệ thống trường học phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển
chung của xã hội.
2. Lấy HS làm trọng tâm
Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc gìn giữ, phát triển và truyền bá văn
minh nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay, tiềm
năng trí tuệ trở thành động lực chính cho sự phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố
quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi cá
nhân trong cuộc sống của mình
Chính vì mục tiêu cao quý như trên, cho nên chúng ta cần phải tập trung hình
thành môi trường học tập tốt và thay đổi mô thức giáo dục phù hợp. Mô thức “giáo dục
lấy người học làm trung tâm” bắt đầu xuất hiện từ chủ trương đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông giai đoạn 2000-2020 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Chương trình và sách giáo khoa thời kỳ này sẽ đảm bảo sự phát triển hài hòa về đức,
trí, thể mỹ và các kỹ năng cơ bản, chú ý tới định hướng nghề nghiệp, hình thức và phát
triển những cơ sở ban đầu về phẩm chất và năng lực cần thiết cho một người lao động
tương lai. Về hình thức dạy học, chuyển từ mô thức “người dạy làm trung tâm” sang mô
thức “người học làm trung tâm” trong việc lĩnh hội kiến thức, xoá bỏ kiểu giáo dục
“thầy đọc trò chép” và phát triển tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Người học ở đây chính là những học sinh (từ 5-18 tuổi). Học sinh là những
người đang theo học tại nhà trường. Khái niệm này có sự phân biệt về trình độ học vấn
của học sinh theo từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), độ tuổi
đến trường, đặc điểm tâm sinh lý và sự trưởng thành về nhân cách. lOMoAR cPSD| 39651089
Do đó, cần tập trung hình thành môi trường học tập mới thích ứng với hoàn cảnh
hiện đại. Có bốn khía cạnh chính của môi trường học tập mới đang hình thành: Người học Trí thức Đánh giá Cộng đồng
Vai trò người học đã trở thành trung tâm cho quá trình học tập cả đời, việc học
không chỉ tiến hành dưới sự chỉ dẫn của thầy mà chủ yếu là tự học, dù ngay trong
trường học. Người học cần nắm chắc những cách thức đánh giá hiệu quả việc học của
mình, không chỉ dựa vào những đánh giá của giáo viên.
=> Như vậy CTXH dựa trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập thông qua cách nói thế
nào là học thành công chứ không phải dạy thành công. Điều đó cho thấy vai trò người
học được xem trọng và là chủ thể trong dạy và học.
Như vậy CTXH dựa trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập thông qua cách nói thế
nào là học thành công chứ không phải dạy thành công. Điều đó cho thấy vai trò người
học được xem trọng và là chủ thể trong dạy và học. lOMoAR cPSD| 39651089
5. Sự tham gia của phụ huynh vào trường học và cộng đồng, liên hệ thực tiễn
Khi đề cập đến sự tham gia của cha mẹ học sinh trong các hoạt động xây dựng
nhà trường, người ta cứ nghĩ rằng đó chỉ là việc hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí và
các hoạt động công ích của nhà trường. Gửi con đến trường là xong trách nhiệm của
mình, tất cả việc giáo dục giao cho trường học vì đã “mua” sự dạy dỗ rồi
Tuy nhiên, quan điểm đó đã dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho việc giáo
dục con trẻ. Giáo dục nền tảng là giáo dục gia đình. Nhà giáo dục Mỹ Rogan đã nói
“Nhà trường đầu tiên là gia đình và người Thầy đầu tiên là mẹ. Người mẹ rất quan trọng
đối với trẻ vì vốn dĩ nữ tính là hiền từ và dịu dàng. Phụ nữ nào hay nóng nảy, gắt gỏng,
nhỏ mọn…là thiếu tố chất cần thiết trong thiên chức làm mẹ và làm bà (nội, ngoại)”
Giáo dục tốt, cha mẹ sẽ hãnh diện và hạnh phúc thấy con cái ích nước, lợi nhà,
hiếu thảo. Vâng! Giáo dục là một thiên chức, một trọng trách khó khăn nhưng cao cả.
Song song đó có một sự ảnh hưởng quan trọng khác nữa là nền giáo dục của xã hội, của
người Thầy. Cùng lúc trẻ nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường, cả hai đều
hỗ trợ toàn diện cho nhau. Nhờ đó, sau khi xa gia đình, xa trường lớp, con người đủ sức
đảm đương vai trò một con người bản lĩnh.
Từ đó có thể thấy sự gắn kết mật thiết giữa gia đình và nhà trường theo phương
châm “thành công trong học vấn – gia đình và nhà trường cùng hợp tác”. Vì thế sự
tham gia của cha mẹ vào hoạt động xây dựng nhà trường rất quan trọng chứ không chỉ
đơn thuần đóng học phí rồi gửi con vào học là thôi.
Ở đây sự tham gia của cha mẹ học sinh vào hoạt động xây dựng nhà trường thể
hiện ở một số khía cạnh sau:
Tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi hội thảo hay chương trình
tư vấn gia đình, tư vấn sức khoẻ - tâm lý - giới tính do nhà trường tổ chức.
Tích cực chủ động trong việc giáo dục con cái
Hiểu và áp dụng đúng phương pháp giáo dục tổng hợp: gia đình và nhà trường cùng kết hợp lOMoAR cPSD| 39651089
6. Các phương pháp tiếp cận trong công tác xã hội trường học (quyền, tăng quyền
lực và điểm mạnh)
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền (Rights-based approach)
Khung khái niệm cho phương pháp tiếp cận dựa trên quyền tuân theo những tiêu
chuẩn nhân quyền quốc tế và những nguyên tắc được đề ra trong Tuyên ngôn Nhân
quyền Phương pháp tiếp cận này đặt con người vào vị trí trung tâm của toàn bộ tiến
trình can thiệp CTXH. Phương pháp này tin rằng ai cũng có quyền bình đẳng như nhau
và nhìn nhận rằng mọi người đều có quyền chủ động, có quyền đóng góp và hưởng thụ
sự phát triển về chính trị, văn hóa, kinh tế… Theo đó, các nguyên tắc bình đẳng, công
bằng, trách nhiệm, tăng quyền lực và tham gia nên đặt trong luật pháp, chính sách, các
họat động chuyên nghiệp và các hoạt động phát triển.
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền là một phương pháp tiếp cận toàn diện vì
nó cân nhắc tất cả những quyền phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt của tất cả mọi
người như quyền dân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Với định nghĩa này, mọi
kiểu can thiệp theo lối từ thiện và các loại dịch vụ mang tính áp đặt đều không phù hợp.
Thân chủ hay người thụ hưởng trong CTXH được xem là những người sở hữu quyền và
quản lý sự phát triển của bản thân mình một cách trực tiếp hoặc thông qua luật sư và
người đại diện của họ. Mục đích là mang lại cho từng người quyền, khả năng và năng
lực để thay đổi cuộc đời, để phát triển cộng đồng của họ và tác động đến vận mệnh của bản thân.
Trong phương pháp tiếp cận này, nhân quyền có nghĩa là quan tâm đặc biệt đến
quyền và phúc lợi của những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Phương pháp tiếp cân dựa trên điểm mạnh (Strengths-based approach)
Phương pháp này nhấn mạnh rằng mọi cá nhân đều có nội lực và có điểm mạnh
có thể phát triển thêm, gia tăng và huy động chúng để đem lại những đổi thay như mong
ước. Nguyên lý chủ đạo của phương pháp này là cho dù ở trong hoàn cảnh nào đi nữa,
mỗi người đều có khả năng lớn lên và có tiềm năng biến đổi đời mình. Thay vì đặt cố
gắng phân tích, đánh giá những vấn đề hiện tại hay những thiếu hụt của thân chủ, lOMoAR cPSD| 39651089
phương pháp này chuyển hướng tập trung vào điểm mạnh của người ấy. Điểm mạnh
của cá nhân có thể là sự tự tin, tính quyết đoán, các kỹ năng, khả năng tiếp thu điều
mới... Điểm mạnh cũng có thể tìm thấy trong mạng lưới gia đình, bạn bè của thân chủ
và trong môi trường cộng đồng.
Nhân viên CTXH làm việc dựa trên điểm mạnh là nhận ra và làm phát triển ưu
điểm và nguồn lực của thân chủ. Họ huy động, bồi dưỡng kiến thức, tài nguyên và kỹ
năng cho cá nhân và cộng đồng để rồi chính thân chủ và hệ thống xung quanh có thể
tìm ra những giải pháp riêng (Saleeby 1992; Nash et al 2005).
Rõ ràng, người ta sẽ thành công hơn khi họ khám phá và nhận ra những năng lực
và tài năng của mình, khi họ được người khác nhìn nhận và khi họ được lắng nghe và
cảm thấy mình có giá trị
Phương pháp tiếp cận tăng quyền lực (Empowerment)
Một trong những nguyên tắc của ngành CTXH là thúc đẩy mối quan tâm đến
công bằng xã hội nhân danh - và hợp tác với- những cá nhân hay nhóm thiệt thòi hoặc
đang bị phân biệt đối xử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và thúc đẩy
những thay đổi tích cực trong xã hội (IFSW). Làm thế nào để thực hiện điều này một
cách hiệu quả ở các cấp? Khái niệm tăng quyền lực và việc thực hiện khái niệm này
dường như đưa ra một phương cách thích hợp nhất.
Một trong những nguyên tắc của ngành CTXH là thúc đẩy mối quan tâm đến
công bằng xã hội nhân danh - và hợp tác với- những cá nhân hay nhóm thiệt thòi hoặc
đang bị phân biệt đối xử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và thúc đẩy
những thay đổi tích cực trong xã hội (IFSW). Làm thế nào để thực hiện điều này một
cách hiệu quả ở các cấp? Khái niệm tăng quyền lực và việc thực hiện khái niệm này
dường như đưa ra một phương cách thích hợp nhất.
Từ “Tăng quyền lực” là một khái niệm phức tạp được định nghĩa như sau:
- Tăng quyền lực là trao quyền cho, làm cho có thể, trao sức mạnh cho người ta
để họ có thể đạt được những khát vọng và mục tiêu cao nhất của tập thể và cá nhân lOMoAR cPSD| 39651089
- Tăng quyền lực là quá trình tăng năng lực cá nhân, và tập thể để họ tiếp cận
được các nguồn lực và điều khiển cuộc sống mình; phát triển năng lực vì lợi ích của
chính bản thân hay của người khác (Lee 2001)
Như vậy tăng quyền lực kết hợp sức lực cá nhân và hoạt động tập thể. Nó liên
quan đến sự chuyển đổi quyền (về mặt xã hội, tài chính, luật pháp) nhằm đáp ứng nhu
cầu và quyền lợi của những người bị áp chế. Nhân viên xã hội thực hành CTXH bằng
cách tăng quyền lực nhằm xây dựng năng lực thân chủ để họ có thể thay đổi môi trường
và tương quan xã hội chứ không phải là giúp họ thích nghi với bối cảnh xã hội áp bức.
Trong ngành CTXH, lối tiếp cận tăng quyền lực này dựa trên những nguyên tắc rõ ràng:
Ai cũng có những kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng cần được nhận ra.
Mọi người đều có quyền được lắng nghe, quyền điều khiển cuộc sống của riêng
mình, quyền lựa chọn tham gia hay từ chối tham gia.
Những khó khăn của con người luôn luôn phản ánh sự áp chế và bất công.
Hành động tập thể thì mạnh mẽ hơn hành động của cá nhân
Mỗi người là “chuyên gia” các vấn đề liên quan đến đời sống và nhu cầu của mình
Nền tảng giá trị này đưa ra những mục đích rõ ràng cho những can thiệp CTXH ở
cấp độ cá nhân, tập thể và chính quyền:
Giúp người ta phát triển một cách nhìn về bản thân mạnh mẽ hơn và tích cực hơn
để họ cảm thấy rằng họ có đủ khả năng nhận ra, đánh giá đúng đắn và lên tiếng
bày tỏ những nhu cầu và quyền lợi của mình
Xây dựng khả năng và kiến thức/thông tin của con người, để họ, bằng óc phán đoán
của mình, có thể hiểu những cơ cấu, hệ thống xã hội và có thể hành động
Phát triển và vận động các nguồn lực, các chiến lược và năng lực để cá nhân và
nhóm có thể cải thiện đời sống
Nâng cao nhận thức của công chúng và ý thức nhóm về áp bức bất công.
Tiến trình tăng quyền lực tạo ra và mang lại cơ hội ảnh hưởng những quyết định
liên quan đến đời sống của tất cả mọi người. Do đó, trọng tâm sự can thiệp CTXH lOMoAR cPSD| 39651089
chuyển từ việc đánh giá những thiếu hụt và những rủi ro sang việc xây dựng nội lực và
khả năng, từ việc nhận ra những giới hạn cá nhân đến việc đấu tranh cho công bằng xã
hội. Người ta sử dụng những chiến lược cụ thể để giảm dần, để loại bỏ, chống lại hoặc
biến đổi các giá trị tiêu cực và sự phân biệt đối xử. Thân chủ hay những người hưởng
những dịch vụ CTXH là những người chính yếu nắm giữ vận mệnh của họ chứ không
phải chỉ là những đối tượng thụ hưởng thụ động.
CTXH dựa trên tăng quyền lực có 3 mục tiêu:
Tạo cho thân chủ quyền hạn rõ ràng trong quan hệ giữa nhân viên xã hội - thân chủ.
Mang lại cho thân chủ kinh nghiệm làm chủ
Luôn luôn hỗ trợ mọi nỗ lực của thân chủ để họ kiểm soát cuộc đời mình nhiều hơn
Đối với nhân viên CTXH làm việc trong lãnh vực tăng quyền lực, họ đóng vai trò
kép, vừa cung cấp các nguồn lực/ thông tin/ hỗ trợ cá nhân theo yêu cầu của thân chủ
vừa làm việc với các tổ chức trong nước và những phong trào xã hội toàn cầu để tạo
điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi tích trong xã hội và xóa bỏ những hành vi mang tính
loại trừ người khác của các nhóm thống trị trong xã hội.
7. Chọn một trong các vấn đề xã hội trong trường học được học để phân tích nguyên
nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục (buổi 5, 6) (Chọn 1 vấn đề để phân tích?
Định nghĩa? Nguyên nhân? Hậu quả? Biện pháp? Khái
Bạo lực học đường được hiểu là xâm hại bạn đồng lứa về mặt thể chất hay
niệm và tâm lý trong đó một cá nhân hay một nhóm học sinh có quyền hoặc khỏe phân
mạnh hơn lạm dụng hoặc xử tệ với bạn mình. Bạo lực học đường có thể ở loại
dạng các hành vi trực tiếp như chọc ghẹo, chế giễu, đe dọa, đánh đập, cướp
bóc…. Hoặc ở dạng gián tiếp như cô lập một học sinh bằng những tin đồn.
Các loại BLHĐ: - Bạo lực thể xác - Bạo lực tinh thần - Bạo lực tình dục
- Bạo lực trên phương diện XH (Bất kì hành vi cố tình làm ảnh hưởng tới
danh dự, nhân phẩm, vị thế xã hội… của người khác, ngăn cản các hoạt lOMoAR cPSD| 39651089
động cộng đồng của họ như làm bẽ mặt, nói xấu, nói sai sự thật, ngăn cản
học gặp bạn bè, người thân….)
Phân loại đối tượng của BLHĐ:
- Bạo lực giữa học sinh với học sinh:
- Bạo lực giữa thầy cô, cán bộ quản lý với học sinh:
- Bạo lực giữa học sinh với thầy cô, cán bộ quản lý:
- Bạo lực giữa giáo viên, cán bộ với nhau:
- Bạo lực giữa phụ huynh, người nhà học sinh với thầy cô, cán bộ:
- Bạo lực giữa phụ huynh, người nhà học sinh với học sinh như:
Nguyên Nguồn gốc bẩm sinh: nhân
- Bản chất con người là gây hấn, dựa theo nguyên lý chọn lọc tự nhiên (Darwin)
- Gây hấn ở con người là bản năng bẩm sinh (bản năng sống và bản năng chết - Freud)
- Sự tồn tại của “gen chiến binh” - gen MAOA ở con người
→ Thuyết bản năng không đủ để giải thích hành vi bạo lực của con người do
sự đa dạng của hành vi này và sự khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học
- Ảnh hưởng của hệ thống thần như khí chất thể hiện bằng sự không cân bằng
của hệ thống thần kinh
- Ảnh hưởng của gen như gene MAOA trở thành đề tài gây tranh cãi trong
giới khoa học khi một số chuyên gia tâm lý khẳng định nó xuất hiện khá phổ
biến trong người Maori tại New Zealand (người Maori vốn là dân bản địa của
nước này). Gene MAOA làm tăng hoặc giảm nồng độ của nhiều chất truyền
dẫn thần kinh (như dopamine và serotonin) có liên quan tới tâm trạng và
hành vi. Những người sở hữu biến thể của gene MAOA có xu hướng thích
bạo lực và có thể truyền những biến thể ấy sang thế hệ tiếp theo.
- Ảnh hưởng của NST như thừa NST Y hay anh hưởng của hormone. lOMoAR cPSD| 39651089
Nguồn gốc từ những thất vọng ở con người
- Bạo lực luôn là kết quả của sự thất vọng và thất vọng luôn dẫn tới bạo lực:
động cơ chống đối, hẫng hụt và đau đớn, gây thất vọng → hành vi làm tổn
hại người khác (bạo lực)
- Bất cứ sự kiện nào tạo ra cảm giác tiêu cực, không dễ chịu sẽ kích thích
khuynh hướng hung hãn, bạo lực ở con người: Tổn thương lòng tự tôn, bị
đánh giá định kiến, có cảm xúc giận dữ, không đạt được mục đích, bị thất bại
hoặc hy vọng lớn mà không đạt được, kìm nén tức giận…
Nguồn gốc từ sự học hỏi xã hội, từ giáo dục
- Bạo lực là kết quả của sự bắt chước và học tập xã hội (qua quan sát hành vi
của người khác, qua phim ảnh, trò chơi bạo lực…)
- Biểu hiện bạo lực ở mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào nền văn hóa
họ sống, các kinh nghiệm trước đó và mức độ học hỏi hiện tại
- Cá nhân bắt chước hành vi BL thông qua xem người khác hành động, thông
qua các phương tiện truyền thông: Sách báo, tranh khiêu dâm, phim ảnh sex
Những ảnh hưởng của điều kiện sống - Thời tiết quá nóng:
• Sự tăng nhiệt độ môi trường sẽ khiến nhiệt độ trong não tăng theo và làm
tăng nhịp tim gây nguy cơ rối loạn nhận thức, căng thẳng thần kinh, nổi nóng
và thực hiện hành vi phạm tội của con người càng cao. (ví dụ: Nếu nhiệt độ
trung bình tại Mỹ tăng thêm 4,4 độ C, số vụ giết người và gây thương tích sẽ
tăng thêm khoảng 100.000 mỗi năm).
- Ảnh hưởng của các chất kích thích: rượu, bia, các chất gây nghiện
- Ảnh hưởng xã hội: xa sút kinh tế và đói nghèo, loạn cương xã hội, chứng
kiến hành động bạo lực, sử dụng vũ khí… Hậu quả lOMoAR cPSD| 39651089 Biện
Biện pháp phòng chống BLHĐ pháp
- Phát triển các chương trình phòng chống bạo lực học đường tại trường học -
Cung cấp các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: cách ứng xử,
xử lý mâu thuẫn, kiềm chế...
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các chương trình truyền thông, các câu lạc
bộ, tạo sân chơi lành mạnh... cho học sinh
- Cung cấp các chương trình giáo dục kỹ năng làm cha mẹ ho phụ huynh học
sinh, giúp họ hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ, cách
giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, nuôi dạy con cái…
- Cung cấp các kiến thức về luật pháp trong việc gây ra hành vi bạo lực đối
với người khác cho học sinh và các thành viên của nhà trường.
- Giúp cho các thầy cô hiểu hơn về tâm lý của học sinh, cách xử lý các mâu
thuẫn, kiềm chế cảm xúc….
- Tăng cường mối quan hệ thầy trò và mối quan hệ giữa học sinh và học sinh
Trợ giúp giải quyết BLHĐ
- Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội khi vấn đề BLHĐ xảy ra -
Thiêt lập các nhóm hỗ trợ cả học sinh gây ra bạo lực và bị bạo lực
- Tư vấn tâm lý cho các đối tượng học sinh gây ra bạo lực và bị bạo
lực - Tư vấn tâm lý cho các đối tượng gây ra bạo lực và bị bạo lực
Các dấu hiệu phát hiện trẻ bị BLHĐ
- Có vết xây xước, bầm tím, thương tích không rõ nguyên nhân
- Quần áo, sách vở bị rách, nhàu nát
- Đầu tóc không gọn gàng - Mệt mỏi, sợ sệt lOMoAR cPSD| 39651089 - Dễ giật mình
- Thường xuyên mất đồ dùng học tập
- Kết quả học tập sút kém
- Thường xuyên phàn nàn trước khi đến trường, các hoạt động của trường
- Bỏ học, Không muốn đi học, thay đổi đường đi học
- Thường hết tiền tiêu vặt và luôn phải xin thêm tiền với các lí do khác nhau - Né tránh người khác
- Tâm trạng bất thường, hay giận dữ, buồn bã
- Muốn mang vũ khí đến trường
- Nói rằng muốn đánh người khác hoặc tự tử
Giúp đỡ trẻ bị BLHĐ
- Khuyến khích trẻ chia sẻ những điều phiền muộn, cần bình tĩnh nghe trẻ nói
và thể hiện tình yêu thương với trẻ
- Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình hình của trẻ
- Dạy trẻ cách ứng xử trước sự dọa nạt, không khuyến khích trẻ trả thù hay
chống lại kẻ dọa nạt mà khuyến khích trẻ bình tĩnh
- Khuyến khích trẻ tự tin
- Cần biết khi nào phải nhờ tới sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn
- Dạy trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc nóng giận ở người đối diện để
“tránh voi chẳng xấu mặt nào”
- Khi bị đánh hội đồng hoặc gặp một tình huống nguy hiểm, dạy trẻ tìm cách
trốn chạy. Nếu hung hăng đánh lại, chửi lại thì càng làm nhóm đối phương bị
kích động, đánh nhiều hơn, mạnh hơn. Nếu không “chuồn” được, cần cầu
cứu người có vẻ đang muốn cứu giúp - Báo ngay với giáo viên
- Hô to và ra dấu khi bị bắt nạt
- Chỉ cho trẻ những nguyên nhân dễ dẫn đến xung đột
Tư vấn cho học sinh gây ra BLHĐ lOMoAR cPSD| 39651089
Như chúng ta đã biết, niềm tin sai lệch của học sinh và cảm xúc thất vọng
dẫn đến các hành vi bạo lực ở trẻ. Chính vì vậy, trong tư vấn cho học sinh
gây ra bạo lực quan trọng nhất là giúp học sinh nhận ra các niềm tin sai lệch
ở bản thân mình chiến lược đối phó với các cơn giận dữ ở trẻ. Về niềm tin sai
lệch, có rất nhiều niềm tin sai lệch dẫn đến bạo lực như đổ lỗi, phóng chiếu,
những niềm tin không khoan dung người khác, những niềm tin tiêu cực về
bản thân, những niềm tin gây thảm họa, nhụt chí như đằng nào mọi người
cũng nghĩ xấu về em rồi nên em chẳng cần thay đổi. Người NVCTXHTH cần
phát hiện các niềm tin gây bạo lực, chấp nhận những niềm tin trẻ hiện có, cho
trẻ biết rằng những niềm tin này từng đúng trong quá khứ nhưng hiện tại
không phù hợp và cần thay đổi. Mặt khác, NVCTXHTH trò chuyện để trẻ
hiểu sự việc xảy ra song có thể nhìn nhận nó theo cách khác. Về chiến lược
đối phó với các cơn giận dữ, NVCTXHTH giúp học sinh hiểu các động cơ
hay sự kiện kích hoạt cơn nóng giận, hiểu các tác nhân kích thích cơn nóng
giận như niềm tin sai lệch, bạn bè xúi giục, các sự kiện xảy ra trước đó hay
thời tiết nóng…Từ đó, cần khai thác sực mạnh của trẻ, cho trẻ thấy trẻ còn
nhiều giá trị, lòng tốt đáng tự hào và đề người khác tôn trọng. Giúp trẻ học
cách trình bày quan điểm mà không gây hại, biết lắng nghe và không xúc
phạm người khác, biết chấp nhận những mong muốn không được thỏa mãn của bản thân.
8. Vì sao nói tư vấn tâm lý phụ huynh và giáo viên là hoạt động cần thực hiện trong
trường học? Cho ví dụ. (Tư vấn tâm lý phụ huynh là gì? Tư vấn tâm lý GV là gì? Tại
sao ngoài tư vấn cho HS mà còn có biện pháp GV mà phụ huynh sử dụng trong
trường học? Ưu thế của hình thức tư vấn này?) lOMoAR cPSD| 39651089
9. Mười buổi trong hoạt động của nhóm sinh tồn học đường (Tóm tắt vắng tắt or từ 10
buổi này đánh giá tính khả thi ở VN or cô sẽ cho 1 case là nhóm HS rồi cô sẽ hỏi là
có áp dụng được vs nhóm HS đó hay không tại sao?) Có nhìu khó khăn cho tiến
trình 10 buổi này ví dụ như buổi 4 buổi 5.) BUỔI 1:
- NVXH giải thích rằng nhóm này sẽ gặp nhau 10 tuần, mỗi lần 1 tiết.
Nhóm cần sự cam kết tham gia đều đặn và chủ động của mỗi cá nhân. Giới thiệu nhóm, mục tiêu, quy
- Sau đó, nhân viên xã hội sẽ nói đến 5 quy định của nhóm (Nêu ra và giải định và các hoạt
thích): Đúng giờ, Mỗi lần 1 người phát biểu, Mọi người lắng nghe, động khởi động
Không làm bẽ mặt hoặc ngắt lời người khác. Những gì được nói trong
nhóm thì không tiết lộ ra bên ngoài.
- Làm hoạt động phá bắng đầu tiên BUỔI 2:
- NVXH bắt đầu bằng cách ôn lại 5 quy định. Và chia sẻ về tuần qua. Năm mục tiêu
- Sau đó, nhân viên xã hội đặt câu hỏi về khó khăn trong tương quan với cho hành vi
các thầy cô và với những nhân viên trong trường? Làm rõ nhu cầu được
quan tâm, nhu cầu quyền lực (Ai sẽ có bất lợi nếu các HS chửi bới thầy cô
=> HS luôn thua thiệt), nhu cầu ước muốn trả thù, nhu cầu ở 1 mình, nhu
cầu sôi nổi, nhộn nhịp (chán những ngày học buồn chán) BUỔI 3:
- Nhắc lại nội dung buổi trước. Chia sẻ câu chuyện tuần qua.
Phân tích tương - Nhân viên xã hội cho biết hôm nay nhóm sẽ tập trung vào một khái niệm giao – khái
quan trọng đó là kịch bản cuộc đời. niệm kịch bản
- Thảo luận về kịch bản cuộc đời với 3 dạng – những người thắng cuộc, kẻ lOMoAR cPSD| 39651089
thua cuộc và những kẻ xoay tròn. BUỔI 4
- Nhắc lại nội dung buổi trước. Chia sẻ câu chuyện tốt tuần qua.
Phân tích tương - Tìm hiểu về ba trạng thái bản ngã trong chính bản thân ta – bậc cha mẹ,
giao – khái niệm người lớn và trẻ nhỏ (bằng 3 vòng tròn đồng tâm) trạng thái bản ngã
- Nhân viên xã hội yêu cầu các nhóm viên ý thức về những trạng thái của
cái tôi trong chính bản thân mình và trong người khác suốt tuần BUỔI 5
- Nhắc lại nội dung buổi trước - trạng thái bản ngã. Chia sẻ chuyện tốt tuần qua. Những trò chơi
học sinh và giáo - Tìm hiểu và thảo luận về “Trò chơi” và thực hành qua các trò như
viên chơi trong “khủng khiếp không?”, “ngu xuẩn”, “Dạ vâng, nhưng mà…”, “om sòm”, trường
còn thời gian thì NVXH cho sắm vai.
- NVXH giao bài tập về nhà và nhắc HS mang đáp án theo vào buổi tới. BUỔI 6
- Nhắc lại nội dung buổi trước - đáp án BT. Chia sẻ chuyện tốt tuần qua.
Khái quát chung - NVXH trình bày tiến trình giải quyết vấn đề. về tiến trình giải quyết vấn đề
- Thực hành công cụ và kết thúc. BUỔI 7
- Nhắc lại nội dung buổi trước. Chia sẻ câu chuyện tốt đẹp tuần qua. Áp dụng tiến
- Liệt kê lại một số vấn đề mà HS gặp phải trình giải quyết
vấn đề vào những - Sắm vai giải quyết tình huống cụ thể ở trường
- Chuẩn bị một giải pháp cụ thể cho vấn đề bản thân để tuần sau trình bày. BUỔI 8
- Nhắc lại nội dung buổi trước. Chia sẻ câu chuyện tốt đẹp tuần qua.
Trình bày những - Chia sẻ tiến trình giải quyết vấn đề của mình. kỹ năng sinh tồn
cụ thể ở trường - NVXH tiếp tục trình bày những kỹ năng sinh tồn cụ thể ở trường. và bảng kiểm tự đánh giá
- Nhân viên xã hội yêu cầu nhóm sắm vai và thực hành mỗi hành vi.
- NVXH phát Bảng kiểm tra kỹ năng sinh tồn trong trường học để HS ghi
lại phán ứng của GV khi mình đạt được một điều gì từ Bảng kiểm tra này. BUỔI 9
- Nhắc lại nội dung buổi trước. Chia sẻ câu chuyện tốt đẹp tuần qua.
Tiếp tục đề cập - Chia sẻ về các khó khăn khi thực hiện lOMoAR cPSD| 39651089 đến các kỹ năng sinh tồn trong
- Chia sẻ về 9 buổi đã qua. trường học và bảng tự kiểm BUỔI 10
- Chia sẻ những thay đổi tích cực với nhau. Hoạt động này được gọi là
“chiếc ghế quan tâm” Hoạt động tổng kết
- Nhân viên xã hội khuyến khích nhóm viên giúp nhau sau khi giải tán
nhóm, hỗ trợ và động viên nhau tiếp tục.
- Chia sẻ hai điều: điều quan trọng nhất mỗi em nhận ra nơi chính bản thân
mình là gì và tên của một hoặc những người sẽ nâng đỡ và khuyến khích
các em sau khi giải tán nhóm.
10. Tiến trình CTXH trong trường học. (Cô lấy 1 trong 12 case đầu chương của sách
David để xác định vấn đề - phân tích SWOT)