Xâm hại trẻ em và kỹ năng làm việc với trẻ em | Công tác xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Công tác xã hội (KHXH&NV-ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Khóa 1: Xâm hại trẻ em và kỹ năng làm việc với trẻ
Bài 1: Hiểu về xâm hại trẻ em
2. Định nghĩa xâm hại trẻ em 2.1. Định nghĩa
“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em
dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức
gây tổn hại khác” (Khoản 5 – Điều 4 – Luật Trẻ em 2016)
“Xâm hại hay ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình
dực hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe
hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành” (Liên hợp quốc) -
Xâm hại trẻ em là một vấn đề rất nghiêm trọng mọi nơi trên thế giới. Xâm hại trẻ em không biết
đến biên giới, không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, dân tộc, học vị và kinh tế. Không gia đình nào
có thể chắc chắn sẽ miễn nhiễm với xâm hại trẻ em. -
Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần vào xâm hại trẻ em. Cha mẹ có thể dễ có hành vi xâm hại
trẻ em nếu nghiện rượu hoặc ma túy. Một số cha mẹ thiếu khả năng ứng phó với căng thẳng và có
thể phải trải qua rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cho con mình.
2.2. Nhìn vào xâm hại trẻ trong vòng tròn tổn thương giữa các thế hệ
Khi cha mẹ một đứa trẻ có đau thương về tinh thần, tâm lý và cảm xúc của họ có thể sẽ bị tác động gây
ảnh hưởng tới khả năng của họ để học hỏi và phát triển trong quá trình nuôi dạy con. Với lịch sử Việt
Nam trải qua chiến tranh tàn khóc, nhiều gia đình theo nhiều thế hệ đã và đang đối đầu với những ảnh
hưởng này như một vòng luẩn quẩn. Bạo lực, thiếu thốn, chia cách là những yếu tố vô cùng đối lập và
độc hại tới nhu cầu và cảm xúc của con người ở đó, người tham chiến và gia đình của họ đều phải trải qua
những vết thương sâu nặng và phải mang theo vết thương này như một phần của chính mình. Tổn thương
đó được chuyển tiếp qua các thế hệ và tạo ra nhiều tác động sâu rộng. Vòng tròn tổn thương này là
nguyên nhân gốc rễ của nhiều hành vi xâm hại lên trẻ em.
Khi cha mẹ mang trong mình tổn thương tâm lý sâu sắc, họ sẽ gặp khó khăn trong: -
Điều chỉnh căng thẳng, cảm xúc và xung đột của bản thân -
Hiện diện và quan tâm kiên trì tới con mình -
Người bị đau sẽ làm tổn thương người khác, cha mẹ bị đau sẽ làm đau côn mình
2.3. Xâm hại trẻ trong bối cảnh căng thẳng xã hội ngày càng sâu sắc
- Thiếu nguồn lực hỗ trợ cho gia đình tạo ra sự căng thẳng có thể vượt quá năng lực ứng phó của cha mẹ,
dẫn đến việc cha mẹ bị quá tải, dồn nén cảm xúc.
- Thảm họa, sự nghèo đói, dịch bệnh... là các vấn đề xã hội làm sâu sắc hơn sự khó khăn và cô lập mà
nhiều gia đình phải chịu đựng và làm gia tăng nguy cơ trẻ em là nạn nhân của xâm hại và xao nhãng.
3. Các hình thức xâm hại trẻ em
3.1. Xâm hại thể chất lOMoAR cPSD| 40799667
Xâm hại thể chất thể hiện ở những vết thương không phải do tai nạn mà tạo ra vết hằn, sẹo, bầm tím hoặc gãy xương
Dấu hiệu về thực thể
Những vết bầm tím hoặc u cục không rõ nguyên nhân: -
Trên mặt, môi, miệng, lưng, mông, đùi. -
Có hình dạng của vật được dùng để gây thương tích (dây điện, thắt lưng) -
Hay xuất hiện sau các kỳ nghỉ, cuối tuần, sau khi vắng mặt một thời gian.
Các vết bỏng không rõ nguyên nhân: -
Bỏng do tàn thuốc, đặc biệt là ở lưng, bản tay, mông, mu bàn chân -
Bỏng hằn hình (như hình tất, găng tay) -
Có hình dạng như bị bỏng do ấm điện, bàn là v.v.
Rạn gãy không rõ nguyên nhân: - Ở hộp sọ, mũi, mặt -
Trong nhiều quá trình khi cơ thể đang lành lại - Rạn gãy nhiều chỗ
Vết cắt, trầy do không rõ nguyên nhân: - Ở miệng, môi, mắt
Dấu hiệu về hành vi -
Lo lắng khi tiếp xúc với người lớn -
Sợ hãi khi nghe thấy trẻ em khác khóc -
Hung hăng, cáu gắt, hoặc thu mình - Bị sợ hãi cha mẹ mình - Sợ về nhà
3.2. Xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia
vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em vào
mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. (Khoản 8 – Điều 4 – Luật Trẻ em 2016)
Hành vi xâm hại tình dục bao gồm: - Vuốt ve quá mức - Giao hợp - Hiếp dâm - Loạn luân - Mại dâm trẻ em -
Cho tiếp xúc, cho xem phim khiêu dâm (ép trẻ phải xem, phải tiếp xúc)
Không có định nghĩa chuẩn về xâm hại tình dục, mỗi quốc gia sẽ đưa ra định nghĩa về xâm hại tình dục
trẻ em trong các hướng dẫn và quy định về bảo vệ trẻ em của mình. Ví dụ, Chính phủ Scotland đưa ra định nghĩa: lOMoAR cPSD| 40799667
“Xâm hại tình dục là bất kỳ hành vi nào liên quan đến trẻ em trong bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn
tình dục của người khác, cho dù trẻ em đó có đồng ý hay không”.
Xâm hại tình dục liên quan đến việc ép buộc hoặc lôi kéo một trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục,
cho dù trẻ có nhận thức được điều gì đang xảy ra hay không. Các hoạt động có thể liên quan đến tiếp xúc
cơ thể, bao gồm các hành vi xâm nhập hoặc không xâm nhập. Chúng có thể bao gồm các hoạt động không
tiếp xúc, chẳng hạn như lôi kéo trẻ em xem hoặc sản xuất tài liệu khiêu dâm hoặc xem các hoạt động tình
dục, sử dụng ngôn ngữ tình dục đối với trẻ em hoặc khuyến khích trẻ em cư xử theo những cách không
phù hợp về tình dục. (Chính phủ Scotland, 2010)
Dấu hiệu chỉ báo trẻ em bị xâm hại tình dục
Dấu hiệu thể chất: -
Có vấn đề ở miệng và cổ họng -
Khó khăn trong việc đi lại hoặc ngồi, có vấn đề khi tiểu tiện -
Quần áo lót bị xé, có vết bẩn hoặc dính máu -
Đau hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục, có tiết dịch lạ -
Bầm tím hoặc chảy máu ở bên ngoài bộ phận sinh dục, trong âm đọa hoặc các vùng quanh hậu môn -
Bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là ở trẻ trước tuổi dậy thì -
Có thai, đặc biệt là ở thời kỳ đầu vị thành niên -
Hành vi thủ dâm quá mức -
Những hành vi thụt lùi (ví dụ như: đái dầm) Dấu hiệu hành vi: -
Học tập kém, có suy nghĩ tự tử -
Không muốn tham gia các hoạt động giáo dục thể chất, chơi thể thao -
Thu mình, hay ảo tưởng, có hành vi như trẻ nhỏ -
Cảm giác hổ thẹn và có lỗi -
Hành vi hoặc hiểu biết về tình dục một cách không bình thường -
Mối quan hệ bạn bè không tốt -
Trốn học hoặc bỏ nhà ra đi
Thực hành cần thiết - Luôn tin trẻ - Đừng tỏ ra quá sốc -
Để trẻ nói ra cho bạn những gì mà trẻ cảm thấy thoải mái khi nói ra -
Đừng hỏi quá nhiều – để cho các bên có chức trách thực hiện phỏng vấn (công an) - An ủi trẻ -
Nói với trẻ rằng đây không phải là lỗi của trẻ -
Đừng nói dối trẻ - giải thích thành thực việc bạn sẽ làm để giúp trẻ, nói rằng bạn cần báo cáo sự việc này
3.3. Xâm hại cảm xúc
Xâm hại cảm xúc là hành vi của cha mẹ, như chối bỏ, khủng bố, lờ đi, hoặc cô lập trẻ, gây ra hoặc có khẻ
năng gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến thể chất, năng lực xã hội, tâm lý, tình cảm của trẻ. Bao gồm: lOMoAR cPSD| 40799667 -
Nhục mạ, hình phạt tàn nhẫn không bình thường, đe dọa, khiến trẻ phải trải qua bạo lực gia đình
thường xuyên và căng thẳng.
Các dấu hiệu chỉ báo trong xâm hại cảm xúc:
Dấu hiệu thể chất - Rối loạn ngôn ngữ -
Chậm phát triển thể chất Dấu hiệu hành vi -
Xa lánh xã hội, hành vi phá hoại - Rối loạn giấc ngủ -
Có hành vi như người lớn một cách không đúng mức (làm cha mẹ những trẻ khác) -
Có hành vi như của trẻ sơ sinh một cách không đúng mức (đập đầu, đung đưa lắc lư người, mút ngón tay) -
Chậm phát triển về tâm lý, tư duy - Thu mình -
Muốn và thực hiện tự sát
3.4. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em
“Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em” (Điểm 9 – Điều 4 – Luật Trẻ em 2016)
Các nghĩ vụ, trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bao gồm: - Vệ sinh - Giám sát - Thức ăn - Quần áo - Nơi ở - Giáo dục - Chăm sóc y tế
Sao nhãng về vệ sinh xảy ra khi trẻ có vấn đề sau: -
Triệu chứng trên cơ thể cần được điều trị, rối loạn tiêu hóa hoặc bị hăm da nghiêm trọng do chăm
sóc vệ sinh cho trẻ em kém. -
Sức khỏe bị ảnh hưởng do trẻ phải mặc quần áo cũ, lấm bẩn hoặc bị viêm nhiễm do chấy rận.
Giám sát không đầy đủ xảy ra khi: -
Khi trẻ bị khóa trái ở ngoài nhà -
Cha mẹ không để ý dẫn đến việc trẻ có thể bị tổn hại - Bị bỏ mặc -
Cha mẹ không có khả năng thực hiện trách nhiệm -
Trẻ em ép hoặc được cho phép sử dụng các chất gây nghiện lOMoAR cPSD| 40799667
Sao nhãng về thực phẩm bao gồm: -
Dấu hiệu bị suy dinh dưỡng - Mất nước - Ngộ độc thức ăn -
Suy dinh dưỡng nghiêm trọng giai đoạn 0-1 tuổi -
Trẻ em có thể có hành vi ăn xin, trộm đồ ăn
Bỏ mặc và sao nhãng trong môi trường sống: -
Khi các vấn đề sức khỏe và an toàn nghiêm trọng đang xảy ra và cha mẹ không thực hiện các
biện pháp cần thiết để giải quyết: cửa sổ và cửa ra vào khó khép kín tránh gió, dây điện hở không
an toàn, chăn đệm không đủ, giường chiếu lấm bẩn, co mùi phân và nước tiểu.
Bỏ mặc và sao nhãng trong giáo dục: -
Ngăn không cho trẻ đến trường
Bỏ mặc và sao nhãng trong y tế: -
Trẻ không được chăm sóc y tế cần thiết cho các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc tổn
thương trầm trọng vĩnh viễn.
3.5. Xâm hại cảm xúc và sao nhãng tình cảm – Tổn thương vô hình -
Xâm hại cảm xúc và sao nhãng tình cảm không thường xuyên để lại những dấu vết có thể dễ
nhận ra với cha mẹ, trẻ em và người khác -
Trừng phạt, bỏ mặc, lờ đi và nhục mạ có thể là dấu hiệu của việc người làm cha mẹ đang bị căng
thằng quá mức và bị tổn thương -
Nỗi đau của việc trẻ bị trì chiết, nhiếc móc và bỏ mặc là rất thật, vượt quá khả năng chịu đựng
của trẻ, hậu quả kéo dài và có thể không tạo ra ảnh hưởng sang chấn ngay cho đến khi trẻ trưởng thành
4. Xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam
Quy định của Pháp luật quốc tê và pháp luật Việt Nam
Hành lang pháp lý bảo vệ trẻ em hiện nay bao gồm: -
Công ước về Quyền Trẻ em (CRC, 1989) - Hiến pháp năm 2013 - Luật Trẻ em 2016 -
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 -
Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Xử phạt hành vi xâm hại trẻ em
Tùy theo múc độ, tính chất nghiêm trọng và hậu quả mà người có hành vi xâm hại trẻ em có thể bị: - Xử phạt hành chính -
Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự lOMoAR cPSD| 40799667
(Ví dụ: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Trách nhiệm tố giác hành vi xâm hại trẻ em
Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi
xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến các cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá. Điều tra về hành vi
xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
Chính phủ thiết lập Tổng đài quốc gia 111 thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác
nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Thực trạng xâm hại trẻ em taị Việt Nam
Xâm hại trẻ em là một vấn đề không mới nhưng thực trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp và
nghiêm trọng hơn. Trẻ ưm bị xâm hại xảy ra ở nhiều lứa tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó
phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, nhiều trường hợp bị chính người thân trong gia đình xâm
hại. Trên thực tế, số vụ xâm hại trẻ em còn nhiều hơn số liệu do các cơ quan chức năng tổng hợp, thống
kê. Tuy nhiên các số liệu thống kê hiện có cũng cho ta thấy được phần nào mức độ nghiêm trọng của vấn
đề xâm hại trẻ em tại Việt Nam.
Số vụ trẻ em bị xâm hại theo năm theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 2500 2208 2117 2000 1547 1500 1000 500 0 2018 2019 2020
Từ 2015 đến 2019, có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại, trong đó: -
6.432 trẻ bị xâm hại tình dục (75,4%); - 857 trẻ bị bạo lực; -
106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; -
1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác.
Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại
tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. lOMoAR cPSD| 40799667
Trong tháng 4/2020, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp,
trong đó hơn 200 cuộc gọi cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.
Sáu tháng đầu năm 2021 của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 hiện hỗ trợ can thiệp cho trẻ là 706 ca, trong đó: -
Bạo lực trẻ em: 362 ca (51,27%) -
Xâm hại tình dục trẻ em: 122 ca (17,28%) -
Bóc lột trẻ em: 86 ca (12,18%) -
Mua bán trẻ em: 06 ca (3,08%) -
Bỏ rơi, sao nhãng, bỏ mặc: 24 ca (3,72%) Tổng kết bài
Chúng ta được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đại chúng và được biết đến nhiều trường hợp đau lòng
khi trẻ bị xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, bị bỏ mặc và làm tổn thương cảm xúc. Có những trường hợp
trẻ còn rất nhỏ và có những vụ việc xâm hại ở mức độ nghiêm trọng gây tử vong. Cũng có những trường
hợp trẻ sống trong sự xâm hại và tổn thương mà không để lại vết thương thể chất khiến việc nhận biết để giúp đỡ khó khăn hơn.
Đó là sự tổn thương đến từ việc thiếu kết nối và tình cảm của cha mẹ, khi cha mẹ bị căng thẳng, thiếu
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài hoặc khi cha mẹ trẻ có khó khăn về sức khỏe tâm trí. Vấn đề không ở cha mẹ
không yêu con mà ở sự bế tắc khi người làm cha mẹ không biết làm thế nào là tốt hơn hoặc cha mẹ bị
mắc kẹt trong vòng tròn thế hệ khi chính họ không nhận được tình yêu thương và sự gắn bó từ người sinh ra họ.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên là những đối tượng đích của nạn buôn bán người. Nếu chúng ta có hiểu biết
vũng vàng về các hình thức xâm hại, các dấu hiệu nhận biết, chúng ta sẽ có thêm khả năng nhìn nhận và
giúp đỡ trẻ em và trẻ vị thành niên trở về sau khi bị buôn bán. Quan trọng hơn nữa vấn đề buôn bán người
nói riêng và xâm hại nói chung là vấn đề của gia đình vfa cộng đồng, những người can thiệp/trợ giúp cần
có cách nhìn khách quan, toàn thể tới cấu trúc gia đình, những nguy cơ từ người chăm sóc trẻ, từ nơi trẻ ở
của trẻ và sự đánh giá sâu sắc tới mức độ nghiêm trọng của việc trẻ em và trẻ vị thành niên bị xâm hại dù
ở dưới hình thức nào.
Bài 2: Tác động của xâm hại đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên 1. Giới thiệu
Mục tiêu của bài học là nâng cao nhận thức về tác động của việc bị xâm hại lên trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
2. Tác động của xâm hại
Chúng ta đã tìm hiểu về các hình thức xâm hại trẻ em trong Bài 1 – “Hiểu về xâm hại trẻ em”. Trong bài
này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những tác động của xâm hại đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
2.1. Sự khác biệt giữa sang chấn tâm lý và tác động của xâm hại lOMoAR cPSD| 40799667
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), sang chấn được định nghĩa là một phản ứng tâm lý, cảm xúc
trước một sự kiện đau khổ hoặc xáo trộn sâu sắc, lấn át khả năng đối phó của một cá nhân, gây ra cảm
giác bất lực, làm giảm ý thức về bản thân và khả năng cảm nhận toàn bộ cảm xúc và trải nghiệm.
Bị sốc à chối bỏ là hai phản ứng tiêu biểu trong sang chấn ngay sau sự kiện gây sang chấn xảy ra. Các
phản ứng về lâu dài bao gồm việc có cảm xúc thất thường, hồi tưởng, bị căng thẳng trong các mối quan
hệ, các phản ứng của cơ thể như đau đầu hoặc bị choáng váng buồn nôn.
Bị xâm hại là một trải nghiệm có khả năng cao gây sang chấn tâm lý tuy nhiên không phải sự kiện xâm
hại nào cũng là sang chấn. Sang chấn không phải nằm ở một sự việc mà là ở những gì diễn ra bên trong
nạn nhân do tác động của sự việc đó. Xâm hại để lại sang chấn khi những trải nghiệm trong quá khứ tiếp
tục kiểm soát và có ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và cách hướng tới tương lai của người đã từng xâm hại.
2.2. Hậu quả của xâm hại
Trong phần này chúng ta nói về các tác động là hậu quả của việc bị xâm hại.
Những tác động tức thời về mặt cảm xúc của việc bị xâm hại và sao nhãng, như là sự cô lập, sợ hãi và
không có khả năng tin tưởng, có thể chuyển thành những hậu quả suốt đời, bao gồm lòng tự trọng thấp,
trầm cảm và khó khăn trong các mối quan hệ.
Hậu quả trước mắt của xâm hại: -
Sợ hãi, lo lắng, thấy tội lỗi, hổ thẹn và trầm cảm. -
Bộc phát ra qua bạo lực và sự tức giận – điều này có thể biểu hiện như bỏ trốn, phá hoại, ăn cắp
hàng hóa, đốt lửa hoặc làm tổn thương người hoặc động vật khác. -
Tổn thương thể chất qua những vết thương ở bộ phận sinh dục, đau khi tiểu tiện, đau bụng, bệnh
lây truyền qua đường tình dục và có thai. - Ác mộng và khó ngủ. -
Rối loạn hành vi tình dục – nội dung này sẽ được thảo luận ở phần sau của bài này. -
Chức năng xã hội kém và ít có nhu cầu tiếp xúc với người khác. -
Khó khăn về xã hội – trẻ em / người vị thành niên bị xâm hại hoặc sao nhãng có nhiều khả năng
phát triển các tính cách chống đối xã hội khi lớn lên. -
Việc cha mẹ bỏ bê và sao nhãng cũng liên quan đến rối loạn nhân cách ranh giới và hành vi bạo lực. -
Rối loạn nhân cách ranh giới là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và
cảm nhận về bản thân và những người khác, gây ra các vấn đề về chức năng trong cuộc sống
hàng ngày, bao gồm các vấn đề về hình ảnh bản thân, khó quản lý cảm xúc và hành vi và các mối
quan hệ không ổn định.
Hậu quả lâu dài của xâm hại: -
Lạm dụng rượu và sử dụng ma túy. -
Trẻ bị xâm hại nhưng không được hỗ trợ từ một nhân viên chuyên nghiệp có khả năng sẽ xâm hại
người khác khi lớn lên. -
Sức khỏe thể chất và tâm trí sẽ bị ảnh hưởng. -
Khi lớn lên có thể sẽ có nhu cầu tình dục nhiều hơn hoặc ít hơn và có thái độ không lành mạnh về quan hệ tình dục. -
Có thể không có khả năng tin vào bản thân, vào bạn bè và những người lớn trong cuộc sống. -
Phát triển não bộ có thể sẽ bị tổn thương. lOMoAR cPSD| 40799667 -
Về lạm dụng rượu và ma túy, trẻ em từng bị xâm hại và sao nhãng có nhiều khả năng sẽ hút
thuốc lá, lạm dụng rượu hoặc sử dụng ma túy trong suốt cuộc đời sau này. -
Về hành vi chửi bới và đánh đập, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái thường chính là những
người đã từng bị xâm hại trong tuổi thơ, và một số người cuối cùng có thể trở thành nạn nhân của chính con cái mình. -
Về sức khỏe thể chất và tinh thần, những người trẻ tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề như trầm cảm, lo
lắng, rối loạn ăn uống, các cơn hoảng sợ và ý định tự tử. -
Người lớn từng bị xâm hại hoặc sao nhãng trong thời thơ ấu có nhiều khả năng bị các vấn đề về
thể chất như dị ứng, viêm khớp, hen suyễn, viêm phế quản, huyết áp cao và bị lỡ loét. -
Người vị thành niên có xu hướng tham gia vào các hoạt động tình dục mạo hiểm hơn, làm tăng
khả năng lây nhiếm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. -
Trong một số trường hợp, việc trẻ em bị xâm hại, bỏ bê, sao nhãng đã được chứng minh là khiến
các vùng quan trọng của não không thể hình thành hoặc phát triển bình thường, dẫn đến sự phát
triển bị suy giảm. Những thay đổi này trong quá trình trưởng thành của não có hậu quả lâu dài
đối với khả năng nhận thức, ngôn ngữ và học tập.
3. Tác động của xâm hại với từng giai đoạn phát triển
3.1. Giai đoạn 0 – 12 tháng -
Sự thụt lùi trong các giai đoạn phát triển đã đạt được gần đây, ví dụ như mất đi các kỹ năng vận
động đã có được và thay đổi về giấc ngủ (khó ngủ khi đến giờ đi ngủ). -
Hay bị kích động quá mức, cảnh giác quá mức và quá hiếu động. - Khó ngủ. -
Suy giảm sức đề kháng miễn dịch. -
Sợ hãi với những gợi tưởng về sự sang chấn (mùi, giọng nói, đụng chạm) -
Thay đổi trong tính tình và tính cách. -
Lo âu tăng cao khi bị chia tách với cha mẹ / người chăm sóc. -
Phản ứng tăng nhạy cảm quá độ là một triệu chứng nghiêm trọng của rối loạn căng thẳng sau
sang chấn (PTSD), một chứng rối loạn có thể thay đổi đáng kể cuộc sống của bạn. Phản ứng
chiến-hay-chạy của bạn liên tục được bật và bạn sống trong trạng thái căng thẳng thường xuyên.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác nghi ngờ và hoảng sợ thường xuyên. -
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một rối loạn tâm thần có thể xảy ra ở những người
đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, hành động
khủng bố, chiến tranh / trận chiến hoặc hiếp dâm hoặc những người bị đe dọa với cái chết, bạo
lực tình dục hoặc thương tích nghiêm trọng. -
Cảnh giác cao độ là tình trạng cảnh giác cao hoặc quá mức: trạng thái cảnh giác cao độ hoặc bất
thường trước mối nguy hiểm hoặc mối đe dọa tiềm ẩn. Một người bị PTSD có thể bị rối loạn giấc
ngủ, cáu kỉnh, tăng động, phản ứng giật mình cao độ và hồi tưởng về sang chấn ban đầu (xâm hại) -
Tăng động có nghĩa là hành vi thường xuyên hoạt động và đôi khi gây rối, xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
3.2. Giai đoạn 12 tháng – 3 tuổi -
Cũng giống như trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ có thể bị thụt lùi trong các mốc phát triển đạt được. -
Hay chống đối lại cha mẹ. -
Những gợi nhớ từ sang chấn tâm lý có thể thấy rõ qua hành vi, ngôn ngữ và khi chơi.
3.3. Giai đoạn 3 tuổi – 5 tuổi lOMoAR cPSD| 40799667 -
Thay đổi hành vi: thay đổi về tính cách và trạng thái tính tình. -
Hay cảnh giác quá mức, tăng động, hay cường điệu hóa. -
Mất kỹ năng ăn và đi vệ sinh - Khó ngủ, ác mộng -
Đái dầm và đại tiện không tự chủ -
Kỹ năng vận động thô chậm và phát triển -
Lo sợ bị xâm hại thêm nữa - Lo sợ bị chia cách -
Mất tự tin và tự trọng -
Đái dầm: đi tiểu không tự chủ, đặc biệt là trẻ em vào ban đêm -
Đại tiện không tự chủ hay són phân: Đây là hiện tượng trẻ bị són ị nhiều lần, khiến phân dây dính
lên quần áo của trẻ em mà trẻ hoàn toàn không có ý thức. -
Phát triển kỹ năng vận động thô liên quan đến các cơ lớn ở tay, chân và thân thể. Các hoạt động
vận động rất quan trọng đối với các hoạt động thể chất hàng ngày như đi bộ, chạy, ném, nâng, đá, v.v.
3.4. Giai đoạn 5 tuổi – 7 tuổi -
Thay đổi hành vi, bao gồm việc thụt lùi trong một số hành vi và/hoặc có các hành vi tăng động. -
Hay bị căng thẳng, khó chịu, nóng nảy, khó thả lỏng thư giản. -
Khó ngủ, ác mộn, ám ảnh về đêm, khó đi vào giấc ngủ. - Ít giao tiếp bằng mắt. -
Sự cố vệ sinh như đái dầm, đại tiện không tự chủ hoặc bị són phân. - Khó ăn uống. -
Bị đau nhức cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng. - Bỏ học, trốn học. -
Làm đau các con vật, phóng lửa. -
Rối nhiễu lo âu thấy rõ, hay sợ hãi và thấy bản thân ít giá trị. -
Cố gắng để không phải chịu đựng những cảm xúc hổ thẹn, tội lỗi và nhục nhã. -
Giảm khả năng cảm nhận các cảm xúc. -
Lặp lại việc kể lại các chi tiết của sự việc sang chấn. - Thu mình, trầm cảm. -
Mất khả năng tập trung khi gặp áp lực học hành. -
Hung hăng, có những trao đổi mang tính tình dục với các bạn cùng lứa. -
Có hành vi tình dục hóa tới người lớn. -
Giảm khả năng nhận thức cảm xúc – có thể xuất hiện tê liệt như vô hồn hoặc chỉ quan sát xung
quanh một cách đông cứng. -
Trẻ em phát triển các hành vi tình dục khi lớn lên. Tò mò, khám phá và thử nghiệm tình dục là
những giai đoạn phát triển bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Hành vi bất thường về
tình dục được mô tả là một loạt các hành vi tình dục nằm ngoài chuẩn mực phát triển của trẻ em
hoặc người vị thành niên. Trẻ có thể tự định hướng hoặc định hướng theo người khác. Những
hành vi này có thể là không tiếp xúc, ví dụ, những đụng chạm mà không được đồng ý vào người
khác. Các lo ngại khác về mặt hành vi có thể bao gồm việc biểu hiện quan tâm hứng thú tình dục
tới trẻ em hoặc người lớn ở nhiều độ tuổi khác nhau, các hành vi tính dục ở mức làm cản trở
những hoạt động thông thường, hành vi tính dục một cách hung hăng hoặc có xu hướng tự cưỡng ép. -
Những hành vi tình dục hóa rất đáng quan tâm có thể bao gồm: liên tục sờ hoặc cọ xát mình ở
những nơi riêng tư hoặc công cộng, cọ xát bộ phận sinh dục của mình vào người khác, ép buộc lOMoAR cPSD| 40799667
trẻ phải chơi trò chơi tình dục, kiến thức tình dục quá nâng cao hơn so với lứa tuổi của trẻ, và
thường xuyên nói về giới tính và các hành vi tình dục.
3.5. Giai đoạn 7 tuổi – 9 tuổi - Thay đổi trong hành vi. -
Dễ kích động, cảnh giác quá mức, tăng động. -
Khó ngủ do hay bị ác mộng về các hình ảnh của việc bị xâm hại. -
Đái dầm và đại tiện không tự chủ. - Ăn uống kém. -
Mất khả năng tập trung, mất trí nhớ. -
Có hành vi gây rối và liều lĩnh. -
Mất hứng thú với những hoạt động vốn từng yêu thích, -
Thay đổi trong tính cách và trạng thái tâm tính. -
Mất, hoặc giảm khả năng điều chỉnh cảm xúc. -
Hay thu mình hoặc chỉ quan tâm đến bản thân. -
Lo lắng về trách nhiệm của bản thân tới sự việc gây sang chấn. -
Muốn trả thù cho việc bị xâm hại. -
Tham gia vào các hoạt động phạm tội. -
Có thể phải trải qua trạng thái căng thẳng, buồn đau cấp tính khi gặp phải những gợi nhớ về sự kiện gây sang chấn. -
Tính tự trọng giảm sút. -
Hay lo âu và dễ bị trầm cảm. -
Sợ hãi khi gần gũi và cảnh giác với cảm giác được yêu thương. -
Có biểu hiện chậm phát triển trong ngôn ngữ và nhận thức. -
Trẻ em có thể gợi nhớ lại bởi con người, đại điểm, sự vật, tình huống, ngày kỉ niệm, hoặc bởi
những cảm giác như nỗi sợ hãi hoặc nỗi buồn hồi lại. Các phản ứng thể chất cũng có thể là sự gợi
nhớ lại, ví dụ, nhịp tim tăng lên hoặc các cảm giac cơ thể.
3.6. Giai đoạn 10 tuổi – 25 tuổi -
Chịu đựng chứng trầm cảm, lo âu và các rối nhiễu tâm thần khác, như Rối nhiễu stress sau sang chấn. -
Có nguy cơ tự tử và hành vi muốn tự tử. - Vô gia cư. -
Lạm dụng ma túy và rượu bia. -
Tham gia vào những hành vi liều lĩnh nguy hiểm. -
Có khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh, sử dụng bạo lực và các xu hướng kiểm
soát và thao túng tring mối quan hệ. -
Ý định tự sát có nghĩa là muốn từ bỏ mạng sống của chính mình hoặc nghĩ đến việc tự sát. Tuy
nhiên, có hai loại ý định tự sát: thụ động và chủ động. Ý định tự sát thụ động xảy ra khi bạn ước
mình đã chết hoặc bạn có thể chết. Ý định tự sát chủ động không chỉ là suy nghĩ về nó mà còn có
ý định thực hiện, bao gồm cả việc lên kế hoạch thực hiện nó như thế nào. -
Người vị thành niên có thể có nguy cơ cao hơn lạm dụng chất gây nghiện, là người gây ra hoặc
trở thành nạn nhân của bạo lực khi hẹn hò.
4. Tác động của xâm hại đối với trẻ em trở về sau khi bị buôn bán
Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về nạn buôn bán người trong các khóa tập huấn sau. Trong bài học này,
chúng ta sẽ tập trung vào những tác động phổ biến nhất của buôn bán người đối với trẻ nhỏ và vị thành lOMoAR cPSD| 40799667
niên. Mọi giai đoạn của quá trình buôn bán người đều có thể bao gồm xâm hại và bạo lực về thể chất, tình
dục và tâm lý, tước đoạt và tra tấn, cưỡng bức sử dụng chất kích thích, thao túng, bóc lột về kinh tế, và
ngược đãi về điều kiện sống và làm việc.
Tác động của xâm hại: -
Buôn người có tác động tới trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên trên mọi mặt cuộc sống. -
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị xâm hại, bóc lột trong một điều kiện kéo dài dẫn đến những hậu
quả như chấn thương, tật nguyền, bệnh nguy hiểm (HIV-AIDS) và tử vong. -
Tác động của buôn người còn bao gồm những hậu quả tâm lý nghiêm trọng như rối loạn căng
thẳng sau sang chấn, lo âu, trầm cảm, xa lánh cộng đồng, mất phương hướng, hung hăng bạo lực và khó tập trung. -
Hành vi của những người trở về sau khi bị buôn bán có thể khó hiểu với người khác, thậm chí với
người trợ giúp, vì họ có thể không hợp tác, hay nổi nóng khó chịu, hung hăng và không biết ơn với người khác. -
Sự kỳ thị gắn liền với họ như những “nạn nhân” có tác động kéo dài và nghiêm trọng đến cuộc
sống của họ, bao gồm việc có thể bị xã lánh từ chối bởi chính gia đình và cộng đồng. -
Hậu quả lâu dài của nạn buôn bán người đối với cá nhân là phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, không có gì đảm bảo sẽ phục hồi được. Tái nạn nhân hóa thường là một hệ quả khác của trải nghiệm bị buôn bán.
5. Xâm hại trẻ em và sang chấn
5.1. Hiểu về sang chấn -
Nghĩa của từ sang chấn: vết thương. -
Sang chấn là những gì xảy ra bên trong một người do những gì xảy ra với người đó gây ra. -
Trẻ bi sang chấn tâm lý không chỉ vì em đã bị tổn thương mà chính bởi việc trẻ đã phải chịu cô
đơn và bị cô lập trong nỗi đau vết thương của mình. -
Sang chấn gây ra sự mất kết nối đến chính bản thân mình và tới sự hiện diện của bản thân: ngắt
kết nối tới những cảm xúc quá nặng nề mà trẻ không biết vượt qua thế nào.
5.2. Tác động của sang chấn -
Trong mối quan hệ với bản thân: hổ thẹn và hay gồng mình tự đề phòng. -
Trong mối quan hệ với người khác: mất lòng tin, dựa dẫm quá mức, chối bỏ. -
Trong cách nhìn thế giới: không có niềm tin, chối bỏ. -
Trong cơ thể: thay đổi hormon. -
Trong hệ thần kinh và cách nhìn nhận về sự an toàn: hệ thần kinh bị mất hoặc kém khả năng điều chỉnh nhận thức. -
Trong quá trình trẻ bị xâm hại tình dục, phản ứng “tự đóng băng” giúp cho trẻ thấy an toàn bằng
cách để cho cơ thể em giữ yên. Nó giúp ngăn không cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, đảm bảo
một cách tiềm thức rằng em không khiến cho kẻ xâm hại làm đau thêm do cố đánh lại kháng cự
hoặc chạy trốn. Đây là cơ chế sinh tồn đảm bảo sự an toàn trong thời khắc khủng hoảng. Nhưng
hậu quả về lâu dài, nạn nhân “học” sự bất lực và cảm giác lan tỏa rằng trẻ không có khả năng
không có sự kiểm soát với cuộc đời mình. lOMoAR cPSD| 40799667
Bài 3: Ứng phó với việc tiết lộ các hành vi xâm hại
2. Định nghĩa tiết lộ xâm hại
Trẻ vị thành niên có nhiều khả năng ban đầu sẽ tiết lộ sự xâm hại cho cha mẹ hoặc bạn bè cùng tuổi.
Nghe tin một đứa trẻ hoặc một trẻ vị thành niên bị xâm hại là một điều vô cùng đau đớn, và điều này sẽ
càng được cảm nhận sâu sắc hơn nếu đó là một người bạn hoặc một người thân. Có thể hung thủ là người
bnaj hoặc người thân. Có thể hung thủ là người bạn đã quen biết và thậm chí có thể là một thành viên trong gia đình. lOMoAR cPSD| 40799667
Điều quan trọng cần nhớ là bạn có vai trò là một người lắng nghe, nhưng bạn không có vai trò tư vấn
hoặc điều tra những tiết lộ của trẻ. Tiết lộ là tìm kiếm sự hỗ trợ và những phản ứng của bạn có thể có tác
động lớn đến khả năng tìm kiếm thêm những sự giúp đỡ khác và phục hồi sau những sang chấn của trẻ
hoặc trẻ vị thành niên.
2.1. Thế nào là tiết lộ xâm hại trong bảo vệ trẻ Định nghĩa thuật ngữ:
“Theo định ngĩa thuật ngữ về sức khỏe trẻ em và vị thành niên của Ủy ban Lancet, trong khuôn khổ các
bài học thuộc chương trình này, mọi đề cập đến vị thành niên có nghĩa làcác cá nhân từ 10 đến 25 tuổi”.
Nhân viên Phúc lợi Trẻ em bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau trực tiếp tham gia vào các Dịch vụ và
Bảo vệ trẻ em và Phúc lợi trẻ em. Ví dụ, Cán bộ Công tác xã hội, Cộng tác viên Công tác xã hội, Nhân
viên Tâm lý, Lãnh đạo địa phương, cán bộ của Bộ/ Sở Lao động Thương binh Xã hội, nhân viên các Tổ
chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các cán bộ thường thực thi pháp luật (công an, bộ đội biên
phòng, cán bộ cửa khẩu).
Vai trò của nhân viên phúc lợi trẻ em: -
Với tư cách là nhân viên phúc lợi trẻ em, nếu một trẻ em/ người tuổi vị thành niên tiết lộ việc bị
xâm hại, đây là lúc bạn phải hỗ trợ và an ủi trẻ. -
Cách tốt nhất mà nhân viên phúc lợi trẻ em có thể làm khi trẻ tiết lộ việc bị xâm hại là hỗ trwoj,
khiến trẻ cảm thấy yên tâm an toàn và báo cáo sự việc tới ban ngành cơ quan có thẩm quyền.
Thế nào là sự tiết lộ xâm hại trong bảo vệ trẻ em:
Khi trẻ em/ người vị thành niên tiết lộ rằng em đã bị xâm hại, đây là một cơ hội cho người lớn để cung
cấp những hỗ trợ ngay tức khắc, sự động viên, an ủi và giúp đỡ bảo vệ các em khỏi sự xâm hại.
3. Các hình thức tiết lộ
3.1. Các hình thức tiết lộ xâm hại
Trẻ em hoặc người vị thành niên hiếm khi tiết lộ trực tiếp về sự việc xâm hại mà theo một số cách khác nhau.
Trong đó, nhiều sự việc xâm hại được tiết lộ gián tiếp hoặc tình cờ. Đôi khi trẻ em cố gắng cảnh báo người lớn
mà trẻ em tin tưởng về sự thật rằng trẻ đang bị, hoặc đã bị xâm hại bằng cách thay đổi hành
vi hoặc bằng cách đưa ra những lời nói mơ hồ. -
Tiết lộ toàn bộ sự việc: Là khi một trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên nói hết toàn bộ sự việc xảy ra.
Việc này có thể bao gồm việc miêu tả chi tiết người xâm hại và tình tiết quá trình. -
Tiết lộ một phần sự việc: Là khi một trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên đã đưa ra những gợi ý rằng em
đã bị xâm hại hoặc sẽ bắt đầu báo cáo việc mình trải qua xâm hại nhưng dừng lại giữa chừng. -
Tiết lộ trực tiếp: Là khi một trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên nói ra sự việc mình bị xâm hại. -
Tiết lộ gián tiếp: Là khi một trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên có thể sử dụng các phương pháp giao
tiếp khác nhau (như qua trò chơi, vẽ, các gợi ý bằng hành vi).
Một trẻ nhỏ có thể đột ngột từ chối đến nhà của một người họ hàng thân thiết trước đây hoặc có thể bắt
đầu nói và làm những hành vi tình dục không phù hợp với lứa tuổi. Trẻ lớn hơn/ trẻ vị thành niên có thể
gián tiếp cố gắng tiết lộ hoặc đối phó vợi sự xâm hại thông qua các hành vi chấp nhận rủi ro như tự làm
hại bản thân, hành vi tự sát và rối loạn ăn uống (rối loạn ăn uống có thể bao gồm né tránh, ăn uống ép
buộc hoặc ăn uống không thường xuyên hoặc không linh hoạt). lOMoAR cPSD| 40799667
4. Quá trình tiết lộ sự xâm hại
4.1. Tiết lộ là một quá trình...
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có thể tiết lộ hành vi xâm hại bất cứ lúc nào. Nếu hành vi xâm hại đang diễn
ra trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm, trẻ có thể tiết lộ trong khi việc xâm hại
đang diễn ra. Những trẻ khác có thể tiết lộ ngay sau khi tình trạng xâm hại kết thúc hoăc nhiều năm sau
đó. Nhiều trẻ em hoàn toàn không tiết lộ việc bị xâm hại trong thời thơ ấu.
Sự chậm trễ trong việc tiết lộ có thể liên quan đến một loạt các yếu tố, bao gồm cả những lo ngại về hậu
quả của việc tiết lộ. Ví dụ, nhiều trẻ em nghĩ đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân và/ hoặc người
khác (thường là mẹ hoặc anh chị em) nếu tiết lộ. Những hậu quả được nghĩ đến này bao gồm tổn thương
về thể chất và/ hoặc cái chết. -
Hiểu rằng việc tiết lộ bị xâm hại là một quá trình hơn là một sự kiện riêng lẻ có thể giúp cán bộ/
cộng tác viên công tác xã hội cho phép các em được nói ra theo cách của mình và theo thời gian tốt nhất cho các em. -
Việc tiết lộ và báo cáo có thể diễn ra theo ngày, theo tuần, thậm chí cả năm.
Tiết lộ là một quá trình
Tiết lộ gián tiếp (bằng hành vi) đến Tiết lộ trực tiếp (lời nói) Phân 琀 ch Ghi biên bản Tiết lộ từ Báo cáo với Quan sát hành vi: Cái hành vi. Trao trẻ. Đặt bộ phận có đổ hành vi gì/ở đâu/thế i với cấp hành vi vào chức năng nào/tại sao? trên bối cảnh thẩm quyền
4.2. Xâm hại thể chất – Ví dụ về tiết lộ trực tiếp
Định nghĩa: Xâm hại thể chất có liên quan đến tổn thương cơ thể, bao gồm việc bị đánh, bị ném, bị lắc,
bị đầu độc, bị làm bỏng, bị làm cho đuối nước và bị làm ngạt.
Ví dụ về tiết lộ trực tiếp:
Cháu đã bị cả bố và mẹ đánh suốt thời gian đó. Cháu từng bị đánh vào người bằng dây thừng khi ở nhà,
và nó thực sự rất đau. Có lần mẹ không cho cháu đi học vì cháu có vết lằn đỏ trên lưng. (Bé gái 12 tuổi)
4.3. Xâm hại tình dục – Ví dụ về việc tiết lộ trực
tiếp Định nghĩa: -
Xâm hại tình dục liên quan đến việc buộc hoặc khơi gợi để trẻ hoặc người vị thành niên tham
gia vào các hành vi hoạt động tình dục. -
Xâm hại tình dục cũng bao gồm việc để trẻ tham gia hoặc nhìn thấy, hoặc ở trong quá trình sản
xuất các văn hóa phẩm đồi trụy, xem các hành vi tình dục, lôi kéo trẻ thể hiện một cách gợi dục.
Ví dụ về tiết lộ trực tiếp:
Một lần ông nội bắt cháu chạm vào người... (trẻ tỏ ra không thoải mái và tránh tiếp xúc bằng mắt)... hãy
ra ngoài chơi đi ạ, cháu muốn đạp xe đạp.
4.4. Xâm hại cảm xúc – ví dụ về tiết lộ trực tiếp lOMoAR cPSD| 40799667 Định nghĩa:
Xâm hại cảm xúc liên quan đến việc thường xuyên đối xử tệ với trẻ theo cách mà làm tổn thương nghiêm
trọng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Nó có thể bao gồm việc nói với trẻ rằng chúng không ra gì,
không được yêu, không đủ tốt hoặc không có giá trị và muốn trẻ phải đáp ứng nhu cầu của người khác.
Ví dụ về tiết lộ trực tiếp:
Một lần, mẹ em đến và hét vào em. Mẹ nói là mẹ không yêu em và rằng em sẽ bị gửi đi nếu em hư và
không làm theo yêu những điều mẹ nói.
5. Vì sao trẻ em có thể không tiết lộ việc bị xâm hại?
5.1 Vì sao trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên tiết lộ sự xâm hại -
Yếu tố môi trường: Khi trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên có được một mối quan hệ tin cậy với nhân viên
phúc lợi trẻ em và nhân viên hỗ trợ để cảm thấy an toàn. Trẻ sẽ thấy thoải mái hơn để chia sẻ với
nhân viên xã hội nếu thấy rằng người đó đáng tin cậy. -
Sự gần về mặt địa lý với kẻ xâm hại: Nếu kẻ xâm hại không còn xuát hiện, không giữ liên lạc –
trẻ có thể có thêm dũng khí để tiết lộ việc bị xâm hại khi mà thời gian không gặp kẻ xâm hại dần dài hơn. -
Kiến thức: Khi trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên có nhận thức rằng tình huống mình bị rơi vào là sai và
về bản chất là lợi dụng xâm hại. Trẻ từ đó có thể hiểu rằng có thể được giúp đỡ để ngăn việc đó
tái diễn và theo đó sẽ nói cho người mà trẻ tin tưởng.
5.2. Vì sao trẻ nhỏ/ trẻ vị thành niên không tiết lộ sự xâm hại
Một số trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên ban đầu có thể phủ nhận rằng đã từng bị xâm hại nếu được hỏi trực
tiếp, hoặc nói rằng đã quên và sau đó mới tiết lộ. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có thể tiết lộ, chỉ để rút lại
những gì họ đã nói sau đó; điều này tương đối hiếm. Trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên có thể nói rằng mình
đã phạm sai lầm, nói dối hoặc việc xâm hại đó là xảy ra với một trẻ khác.
Sự căng thẳng của việc tiết lộ và nhận được những phản ứng tiêu cực từ cha mẹ/ người chăm sóc có thể
khiến một số trẻ chối bỏ để giảm bớt căng thẳng.
Lý do khiến trẻ muốn rút lại lời khai hoặc trì hoẵn tiết lộ -
Áp lực hoặc lời đe dạo từ người xâm hại. -
Mối quan hệ với người xâm hại. -
Những hậu quả có thể nhìn thấy từ việc tiết lộ (VD: bị đánh, cái chết, gia đình chia rẽ, bố mẹ suy sụp) -
Áp lực từ gia đình của trẻ. -
Nỗi sợ từ những phản ứng tiêu cực từ cha mẹ hoặc người thân. -
Sợ sẽ không ai tin mình. -
Cảm giác xấu hổ, hổ thẹn, tự đổ lỗi.
6. Cán bộ/ Công tác viên Côn tác xã hội đáp ứng với việc tiết lộ như thế nào?
Chắn chắn, việc tiết lộ hành vi xâm hại trẻ em sẽ gợi lên cảm xúc mạnh mẽ ở người lớn khi lắng nghe.
Đối với một số người, tin tức có thể gây choáng ngợp. Mặc dù có khó khăn nhưng sẽ rất hữu ích nếu bạn
có thể bình tĩnh và kiên nhẫn. Hãy dành thời gian để trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên tin tưởng rằng sẽ được
lắng nghe và giúp đỡ. Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên nhận ra sự đau đớn của bạn, hãy trấn an rằng lOMoAR cPSD| 40799667
chúng không phải là nguyên nhân của sự đau đớn đó. Bạn có thể giải thích rằng bạn khó chịu vì người
lớn luôn quan tâm đến trẻ em, và bạn buồn vì một số người lớn làm tổn thương trẻ em.
Điều quan trọng là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên đang tiết lộ hành vi xâm hại cảm thấy kiểm soát được tình
hình của mình. Điều này nhằm chống lại trải nghiệm vi phạm và mất quyền kiểm soát do xâm hại gây ra.
Cũng cần công nhận sự dũng cảm và sức mạnh của trẻ khi nói về một điều gì đó khó khăn. -
Lắng nghe cẩn thận – giữ cho bản thân mình bình tĩnh -
Thừa nhận lời nói của trẻ. Tin trẻ -
Làm cho trẻ yên tâm rằng – “Nói ra với cô/chú là điều đúng đắn.” -
Thấu cảm – “Chắc hẳn đã rất khó khăn với cháu, cô/chú mừng là cháu đã nói ra để cô/chú có thể giúp đỡ” -
Ghi âm và ghi chép báo cáo tới cơ quan có chức năng ngay lập twusc. -
Hỗ trợ – giải thích tóm tắt lại những gì đã trao đổi và trợ giúp
Một số lời khuyên chung cho cán bộ/cộng tác viên công tác xã hội về ứng xử với việc tiết lộ
Xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, là dựa trên bí mật. Các hình thức xâm hại khác cũng
thường bị che giấu. Trẻ em học cách che giấu những gì đang xảy ra với mình từ khi còn rất nhỏ. Đôi khi,
trẻ sợ những hậu quả gây ra cho bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình. Trong những trường
hợp khác, trẻ có thể lo sợ hậu quả đối với cha mẹ mặc dù bị xâm hại. Do đó, trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành
niên có thể yêu cầu người lớn hứa giữ bí mật trước khi tiết lộ. Một lời hứa như vậy không nên được thực
hiện. Bằng cách nói với trẻ: “Tôi không thể thực hiện lời hứa đó, nhưng tôi có thể nói với em rằng tôi sẽ
cố gắng hết sức để giữ em được an toàn”, bạn có thể trấn an trẻ, kiềm chế những kỳ vọng và khuyến
khích trẻ lên tiếng về việc bị xâm hại.
Việc tiết lộ thông tin rất khó đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên và có thể trẻ chỉ có thể tiết lộ được một
chút tại một thời điểm. Cho phép trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên có thời gian để nói. Một số trẻ có thể
không muốn nói nhiều về việc bị xâm hại và muốn tiếp tục quay trở lại các hoạt động bình thường sau khi
tiết lộ. Tuy nhiên, những đứa trẻ khác có thể cần nói chuyện lâu hơn về các khía cạnh khác nhau trọng
trải nghiệm của trẻ. Điều quan trọng là trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên không cảm thấy vội vã hoặc hoảng
sợ và bạn có nhiều thời gian để xoa dịu và trấn an trẻ. Hãy ghi nhớ: - Luôn tin tưởng trẻ. -
Không hứa suông hoặc hứa điều bạn không chắc thực hiện được. -
Cố gắng tạo ra không gian thoải mái, an toàn. -
Để các em có thời gian cho việc tiết lộ. -
Để trẻ sử dụng từ ngữ của riêng mình. -
Chấp nhận và cho phép việc trẻ sẽ nói ra nhiều hoặc ít tùy theo mong muốn của trẻ. -
Luôn luôn củng cố rằng trẻ không có lỗi trong bất cứ việc gì đã xảy ra và trẻ đã không làm gì để
tạo cơ hội cho việc đó xảy ra cả.
Cần giải quyết bất kỳ mối lo ngại nào về an toàn của trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên, đặc biệt nếu trẻ lo sợ hậu
quả tiềm tàng của việc tiết lộ. Điều quan trọng là trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên biết rằng hành vi xâm hại, chứ
không phải vì trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên đã tiết lộ. Ví dụ, nếu cha mẹ ly thân sau khi tiết lộ việc xâm hại,
trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên cần được trấn an thường xuyên rằng đó không phải lỗi của trẻ. Hãy ghi nhớ: lOMoAR cPSD| 40799667 -
Nói với trẻ nhỏ/trẻ vị thành niên các kế hoạch mà bạn sẽ làm tiếp theo sau khi vụ việc được tiết lộ
- liên hệ cơ quan chức năng. -
Không đến gặp người có hành vi xâm hại.
Khi giải thích cho trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên những gì bạn sẽ làm tiếp theo, điều quan trọng là phải
đảm bảo rằng trẻ hiểu. Cố gắng tránh nói về các tổ chức hay cơ quan chính quyền mà trẻ nhỏ hoặc người
vị thành niên có thể không quen thuộc. Hãy khuyên trẻ hoặc người vị thành niên rằng để được an toàn, trẻ
sẽ cần nói chuyện với một người khác (cảnh sát hoặc cán bộ bảo vệ trẻ em) về trải nghiệm của trẻ và bạn sẽ hỗ trợ trẻ.
Hãy nhớ rằng, vai trò của các cơ quan chính quyền là điều tra sự thật. Vai trò của bạn là hỗ trợ trẻ nhỏ
hoặc trẻ vị thành niên. Bạn không bắt buộc phải đối mặt với thủ phạm của bất kỳ hình thức xâm hại nào
hoặc thảo luận về sự tiết lộ của trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên với thủ phạm. Điều này có thể tạo ra nguy
cơ tiềm tàng cho sự an toàn của trẻ. Ngoài ra, thủ phạm xâm hại trẻ em có thể nỗ lực để chuyển trách
nhiệm từ mình sang người khác. Một số loại thủ phạm xâm hại trẻ em (cụ thể là xâm hại tình dục) thường
là những người có sức lôi cuốn, có thể viện lý do chính đáng cho hành vi của mình và tìm cách đổ lỗi cho
người khác. Việc đối mặt với một thủ phạm được cho là xâm hại tình dục hoặc các hình thức xâm hại
khác chỉ nên được thực hiện bởi các nhân viên bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp hoặc cảnh sát. Hãy ghi nhớ:
Nhân viên xã hội KHÔNG NÊN nhận trách nhiệm điều tra các dấu hiệu xâm hại, như cởi quần áo trẻ,
kiểm tra các bộ phận nhạy cảm riêng tư hoặc kiểm tra chéo chi tiết lời khai của trẻ.
Nếu trẻ muốn cho xem vết thương, nói với trẻ rằng “Cô/chú tin rằng việc này đã xảy ra với cháu. Cháu
không cần cho cô/chú xem. Cô/chú cần liên hệ tới những nơi có trách nhiệm biết để họ có thể giúp cháu.”
Lời khuyên chung cho nhân viên xã hội trẻ em:
Những điều không nên làm -
Câu hỏi dẫn dụ: Tránh hỏi kiểu dẫn dắt – Tại sao? Khi nào? Ai? Cái gì? -
Người được nghe lời tiết lộ không bao giờ có nghĩa vụ điều tra sự việc qua những gì trẻ nói.
Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi cán bộ chuyên nghiệp được đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực này. -
Mục đích của Nhân viên xã hội là đảm bảo việc trẻ ở trong môi trường an toàn và được hỗ trợ
Quan sát, ghi chép và trợ giúp.
Vai trò của cộng đồng – Hãy nâng đỡ trẻ -
Kết nối và thể hiện lòng thương yêu tới trẻ. -
Hiện diện cả khi trẻ thể hiện những cảm xúc mạnh và muốn từ chối và cô lập, tạo cảm giác an toàn. -
Thái độ lắng nghe không phán xét.
7. Quy trình can thiệp bảo vệ trẻ em tại Việt Nam
Quy trình can thiệp bảo vệ trẻ em tại Việt Nam được minh họa theo sơ đồ dưới đây: lOMoAR cPSD| 40799667 -
Cơ quan chịu trách nhiệm xác minh, điều tra việc xâm hại trẻ: Ủy ban nhân dân xã/phường và cơ
quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ cư trú. -
Nếu trẻ cần kiểm tra y tế: Ủy ban Nhân dân xã/phường nơi tiếp nhận, xử lý vụ việc sẽ cấp giấy
giới thiệu đến Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trung tâm Pháp y -
Hình thức báo cáo về việc xâm hại: bằng miệng hoặc văn bản
Một số căn cứ pháp lý: -
Luật Trẻ em năm 2016 (Luật số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016) lOMoAR cPSD| 40799667 -
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. -
Quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố về việc ban hành quy trình phối hợp, hỗ trợ,
can thiệp xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại.
Bài 4: Hướng dẫn trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cách bảo vệ chính mình 1. Giới thiệu
Mục tiêu của bài học là nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc bảo vệ trẻ em và người tuổi thành
niên vốn là những người dễ bị tổn thương.
2. Thế nào là hành vi bảo vệ
“Quyền được thấy an toàn mọi lúc mọi nơi là quyền được an toàn về thể chất và tâm lý trong mọi thời điểm”
Hành vi bảo vệ là những hành vi giúp trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên được an toàn trước những rủi ro, nguy
hiểm xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng thế giới này không phải lý tưởng và tồn tại những rủi ro và nguy
hiểm. Một số rủi ro là cần thiết để thúc đẩy chúng ta từ vùng thoải mái đến những cơ hội trải nghiệm học hỏi mới.
Một số rủi ro mà trẻ em dần học hỏi, ví dụ như trẻ nhỏ tập đi, trẻ lớn hơn tập đi xe đạp hay trẻ vị thành niên tập đi xe máy v.v
Đảm bảo rằng trẻ biết “an toàn” nghĩa là gì? – Có lẽ nên bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện dễ dàng
xung quanh vấn đề an toàn thể chất như an toàn khi đi trên đường và an toàn khi đi xe đạp. Trẻ cảm thấy
an toàn/không an toàn trong những tình huống nào?
Có những bí mật không nên được giữ kín
“Không có gì là quá tồi tệ để em không thể nói với một ai đó”