Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 57 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|25865958
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm
a.Điều kiện về tiền tệ và điều kiện về thời gian thanh toán;
b.Điều kiện về địa điểm thanh toán và điều kiện về phương thức thanh toán;
c.Điều kiện về phương tiện thanh toán;
d.Tất cả các điều kiện trên.
2.Trong các đồng tiền sau đây, đồng tiền nào là tiền tệ quốc tế
a.EUR;
b.SDR;
c.USD;
d.EURvà SDR.
3.Tiền tệ tính toán là
a.Đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả và tính toán giá cả hợp đồng;
b.Đồng tiền được sử dụng để thanh toán hợp đồng.
4.Tiền tệ thanh toán là
a.Đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả và tính toán giá cả hợp đồng;
b.Đồng tiền được sử dụng để thanh toán hợp đồng.
5.Theo pháp lệnh ngoại hối 2005, tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động tại Việt Nam được xem là người cư trú.
a.Đúng b.Sai
6.Theo pháp lệnh ngoại hối 2005, công dân Việt Nam cư trú tại nước
ngoài dưới 12 tháng trong một năm được xema.Người cư trú;
b.Người không cư trú.
7.Trong thanh toán quốc tế, nếu người mua trả tiền sau khi nhận bộ chứng
từ nhận hàng từ 3 đến 7 ngày thì được xema.Thanh toán sau;
lOMoARcPSD|25865958
b.Thanh toán ngay.
8.Trong thanh toán quốc tế, trình tự ưu tiên pháp lý được sắp xếp theo thứ t
giảm dần như sau:
a.Luật quốc tế, luật quốc gia, các thông lệ và tập quán quốc tế;
b.Luật quốc gia, luật quốc tế, các thông lệ và tập quán quốc tế;
c.Các thông lệ và tập quán quốc tế, luật quốc tế, luật quốc gia;
d.Các thông lệ và tập quán quốc tế, luật quốc gia, luật quốc tế.
PHẦN 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.Ngân hàng yết giá như sau USD/VND=16.820-16.890,
GBP/VND=25.12025.380. Tỷ giá mua GBP/USD sẽ là
a.1,4873; b.1,5089.
10.Ngân hàng yết giá như sau USD/VND=16.820-16.890,
GBP/VND=25.12025.380. Tỷ giá bánGBP/USD sẽ là
a.1,4873; b.1,5089.
11.Trong các khái niệm về tỷ giá hối đoái sau đây, khái niệm nào chính xác
nhất
a.Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền;
b.Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng
một số đơn vị tiền tệ của nước khác.
12.Tại London, có tỷ giá sau: GBP/USD=1,1275-15. Điều này có nghĩa là
a.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1275, tỷ giá mua GBP/USD là 1,1215;
b.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1315, tỷ giá mua GBP/USD là 1,1275;
c.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1215, tỷ giá mua GBP/USDlà 1,1275. 13.Với
tỷ giá GBP/USD=1,1275, phần số và phần điểm của tỷ giá sẽ là
a.Phần số là 12, phần điểm là 75;
b.Phần số là 75, phần điểm là 12.
14.Khi đọc tỷ giá, các điểm 25, 50, 75 sẽ được đọc lần lượt là
lOMoARcPSD|25865958
a.1/4, 1/2, 3/4;
b.25%, 50%, 75%;
c.25, 50, 75.15.
15.Yết giá trực tiếp ngoại tệ là
a.1 đơn vị ngoại tệ được thể hiện bằng một số đơn vị bản tệ;
b.1 đơn vị bản tệ được thể hiện bằng một số đơn vị ngoại tệ.
16.Yết giá gián tiếp ngoại tệ là
a.1 đơn vị ngoại tệ được thể hiện bằng một số đơn vị bản tệ;
b.1 đơn vị bản tệ được thể hiện bằng một số đơn vị ngoại tệ.
17.Với tỷ giá GBP/USD thì
a.GBP là đồng tiền định giá còn USD là đồng tiền yết giá;
b.USD là đồng tiền định giá còn GBP là đồng tiền yết giá.
18.Tỷ giá GBP/USD=1,2115 có nghĩa là
a.1 GBP đổi được 1,2115 USD;
b.1 USD đổi được 1,2115 GBP.
19.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng về tác động của lạm phát đến
tỷ giá sức mua
a.Khi lạm phát của đồng tiền định giá lớn hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ giá
sức mua tăng;
b.Khi lạm phát của đồng tiền định giá nhỏ hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ
giá sức mua tăng;
c.Khi lạm phát của đồng tiền định giá lớn hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ giá
sức mua giảm.
20.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng
a.Khi lãi suất trong nước tăng, vốn ngoại tệ ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào
trong nước để tìm kiếm một mức lãi suất cao hơn, tỷ giá hối đoái vì thế sẽ tăng;
b.Khi lãi suất trong nước tăng, vốn ngoại tệ ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào
trong nước để tìm kiếm một mức lãi suất cao hơn, tỷ giá hối đoái vì thế sẽ giảm;
lOMoARcPSD|25865958
c.Khi lãi suất trong nước tăng,người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, vì
thế tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
21.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng
a.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, thúc
đẩy nhập khẩu vốn, hạn chế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế xuất khẩu
vốn;
b.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng
như xuất khẩu vốn. Ngược lại, điều này sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa và dịch v
và nhập khẩu vốn;
c.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế nhập
khẩu vốn nhưng góp phần thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất
khẩu vốn;
d.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, xuất khẩu vốn
nhưng sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhập khẩu vốn. 22.Nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là
a.Tỷ lệ lạm phát tương đối giữa hai quốc gia;
b.Tỷ lệ lãi suất tuyệt đối giữa hai quốc gia;
c.Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối giữa hai quốc gia;
d.Tất cả các nhân tố trên.
PHẦN 3: CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
23.Theo UCP 600, Hóa đơn thương mại phải,
a.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký;
b.Do Người yêu cầu phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký;
c.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mởL/C; ghi bằng loại tiền của L/C; và nhất
thiết phải ký;
lOMoARcPSD|25865958
d.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký.
24.Hóa đơn thươngmại chính thức
a.Hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như:
Giao hàng nhưng giá hàng hóa mới là giá tạm tính, số lượng và chất lượng hàng
được quyết định tại cảng đích, thanh toán từng phần hàng hóa (trong trường hợp
hợp đồng giao hàng nhiều lần);
b.Hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng;
c.Hoá đơn có sự xác nhận của Phòng Thương mại nước người bán hoặc một cơ
quan có thẩm quyền của nước người mua đóng ở nước người bán theo yêu cầu của
cơ chế quản lý ngoại thương của nước người mua. Khi đã có xác nhận xuất xứ của
cơ quan chức năng, hóa đơn này có thêm chức năng là giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa.
25.Theo UCP 600, phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ
a.Không được chấp nhận theo L/C;
b.Được chấp nhận theo L/C.
26.Chức năng của hóa đơn thương mại là
a.Thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không có hối phiếu kèm theo, hóa đơn
thương mại sẽ có tác dụng thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả
tiền;
b.Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị
hàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo
hiểm;
c.Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua
có thể làm vai trò của một chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn. Khi hóa đơn đã
được chấp nhận trả tiền bởi người mua hay ngân hàng, nó trở thành công cụ tài trợ
cho hoạt động xuất nhập khẩu;
d.Bản sao hóa đơn thương mại được dùng như một thư thông báo kết quả giao
hàng, là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương
mại;
e.Cả 4 trường hợp trên đều đúng.
lOMoARcPSD|25865958
27.Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hóa (Certificate of
quantity/Quality) là
a.Chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng hoặc trọng lượng của hàng thực giao
và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng. Chứng từ này có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm
nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán;
b.Chứng từ do cơ quan Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã
đượcan toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc...;
c.Chứng từ do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật (súc
vật, cầm thú...) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da, cá...) hoặc bao bì
của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch;
d.Chứng từ do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn
gốc là thực vật, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch,
nấm độc, cỏ dại...
28.Chứng từ vận tải đích danh là chứng từ
a.Ghi rõ tên ngườichuyên chở và kèm theo chữ ký của họ;
b.Ghi rõ tên hàng hóa và dịch vụ đã được gởi đi;
c.Ghi rõ nơi gởi hàng đi hoặc nơi nhận để gởi và nơi nhận hàng;
d.Cả ba trường hợp trên.
29.Vận tải đa phương thức là
a.Dùng 2 phương tiện vận tải khác nhau để phối hợp chuyên chở 1 lô hàng từ càng
đi tới cảng dỡ;
b.Dùng 2 phương tiện vận tải giống nhau (ví dụ 2 phương tiện tàu thủy) để chuyên
chở 1 lô hàng từ cảng đi tới cảng dỡ.
30.Thế nào là vận đơn đường biển hoàn hảo?
a.Là vận đơn không thêm điều khoản hay ghi chú rõ ràng điều kiện khiếm khuyết
của hàng hóa hay của bao bì;
b.Là loại vận đơn ngân hàng từ chối thanh toán;
31.Thế nào là vận đơn đường biển không hoàn hảo?
lOMoARcPSD|25865958
a.Là loại vận đơn ngân hàng chấp nhận thanh toán;
b.Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa
hay bao bì;
c.Là loại vận đơn ngân hàng không chấp nhận thanh toán, trừ khi có qui định riêng;
d.Câu b và c.
32.Thế nào là vận đơn đường biển đã xếp hàng (Shipped on board B/L)?
a.Là vận đơn được cấp trước khi xếp hàng hóa lên tàu;
b.Là vận đơn được cấp cho người gởi hàng khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên
tàu;
c.Là vận đơn ngân hàng không chấp nhận để thanh toán.
33.Thế nào là vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)?
a.Là vận đơn được cấp trước khi xếp hàng hóa lên tàu;
b.Là vận đơn được cấp cho ngườigởi hàng khi hàng hóa đã nằm trong khoang tàu;
c.Là vận đơn ngân hàng chấp nhận thanh toán.
34.Đối với vận đơn đường biển nhận hàng để xếp, sau khi hàng hóa được xếp
xuống tàu, người gởi hàng:
a.Phải đổi lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu mới được thanh toán;
b.Không cần đổi lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu cũng được thanh toán.
35.Thế nào là vận đơn đường biển theo lệnh?
a.Là vận đơn quy định người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gởi
hàng hoặc theo lệnh của ngân hàng;
b.Là vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ ngườinhận hàng ở mục “Consignee” và
“Notify”.
36.Thế nào là vận đơn đích danh?
a.Là vận đơn mà hàng chỉ giao cho người có tên được ghi trên B/L;
b.Là vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng ở mục “Consignee”
“Notify”;
c.Cả câu a và câu b.
lOMoARcPSD|25865958
37.Thế nào là vận đơn đường biển xuất trình? (Bearer B/L)
a.Là vận đơn vô danh và vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách trao tay;
b.Không ghi rõ tên người nhận hàng và cũng không ghi rõ theo lệnh của ai;
c.Người chuyên chở sẽ giao hàng cho bất cứ người nào cầm vận đơn và xuất trình
cho người chuyên chở;
d.Cả ba câu a, câu b và câu c.
38.Thế nào là vận đơn đường biển đi thẳng (Direct B/L)?
a.Là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc
nhiều con tàu thuộc hai hay nhiều chủ tàu khác nhau;
b.Là B/L cấp cho các hàng hóa được chuyên chở bằng một con tàu đi từ cảng xếp
đến cảng đích, không chuyển tải;
39.Thế nào là vận đơn đường biển theo hợp đồng thuê tàu (Charter part
B/L)?
a.Là loại vận đơn do thuyền trưởng tàu cấp;
b.Vận đơn chỉ in một mặt trước, còn mặt sau để trắng nên còn gọi là B/L lưng
trắng (blank back B/L);
c.Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L, trừ khi có qui định khác trong L/C;
d.Cả ba câu trên.
40.Thế nào là vận đơn đường biển tàu chợ (Bill of lading)?
a.Được ngân hàng thanh toán nếu lập theo đúng qui định của L/C;
b.Được sử dụng trong mua bán ngoại thương;
c.Cả câu a và câu b.
41.Chữ ký của người chuyên chở thể hiện trên vận đơn hàng không được hiểu
là chữ ký của
a.Người chuyên chở;
b.Đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở;
c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
42.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, ai là người ký trên vận đơn?
lOMoARcPSD|25865958
a.Thuyền trưởng hay đại lý đích danh thay mặt cho thuyền trưởng;
b.Chủ tàu hoặc đại lý đích danh thay mặt cho chủ tàu;
c.Người thuê tàu hoặc đại lý đích danh thay mặt người thuê tàu;
d.Câu a hay câu b hay câu c đều đúng.
43.Đặc điểm cơ bản của vận đơn hàng không?
a.Các chứng từ vận tải này không phải là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên không
có khả năng thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu;
b.Các chứng từ vận tải này là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên cókhả năng thế
chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu.
44.Ai ký vào vận đơn đường bộ, đường sắt, đường sông?
a.Người vận chuyển;
b.Đại lý của người vận chuyển;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
45.Chứng từ vận tải đường bộ hay đường sắt không ghi số bản gốc đã được
phát hành, thì số bản xuất trình sẽ được coi là một bộ đầy đủ?
a.Đúng b.Sai
46.Một chứng từ vận tải đường sắt có ghi chú “bản gốc thứ hai” điều này có
nghĩa là gì?
a.Sẽ được chấp nhận như là bản gốc;
b.Không được chấp nhận như là bản gốc.
47.Đặc điểm cơ bản của chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông là
a.Các chứng từ vận tải này không phải là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên không
có khả năng thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu;
b.Các chứng từ vận tải này là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên có khả năng thế
chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu.
48.Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm có thể muộn hơn ngày giao hàng được
không?
lOMoARcPSD|25865958
a.Không, trừ trường hợp chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng bảo hiểm có hiệu lực kể
từ ngày muộn hơn ngày giao hàng;
b.Có, các chứng từ bảo hiểm không được ghi ngày phát hành sau ngày bốc hàng
lên tàu hoặc ngày giao hàng hoặc ngày nhận hàng để gởi.
49.Trên các chứng từ vận tải đa phương thức, những sửa chữa và thay đổi cần
phải được xác nhận của:
a.Người chuyên chở, thuyền trưởng;
b.Đại lý của người chuyên chở;
c.Đại lý của thuyền trưởng;
d.Câu a, câu b hay câu c đều đúng.
PHẦN 4: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
50.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam”, hối phiếu đòi nợ là
giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán
“không điều kiện” một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm
nhất định trong tương lai cho Người thụ hưởng.“Không điều kiện” ở đây
được hiểu là
a.Người hưởng lợi hối phiếu là người sẽ được thanh toán mà không phải thực hiện
bất kỳ một điều kiện nào do Người bị ký phát đưa ra;
b.Người bị ký phát không thể từ chối việc thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn;
c.Số tiền được thanh toán được đưa ra một cách vô điều kiện;
d.Người ký phát ký phát hối phiếu một cách vô điều kiện.
51.Điểm khác biệt cơ bản giữa hối phiếu và lệnh phiếu là
a.Hối phiếu là giấy đòi nợ còn lệnh phiếu là giấy nhận nợ;
b.Hối phiếu là giấy nhận nợ còn lệnh phiếu là giấy đòi nợ.
52.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về hối phiếu
a.Hối phiếu thường có một bản chính và một bản phụ;
b.Hối phiếu không có bản phụ mà chỉ có bản chính;
c.Hối phiếu là giấy đòi nợ do người bán lập để đòi tiền người mua;
lOMoARcPSD|25865958
d.Số tiền trên hối phiếu phải được viết tối thiểu hai lần và hai lần này không nhất
thiết phải giống nhau.
53.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về mặt hình thức
và ngôn ngữ sử dụng của hối phiếu
a.Hối phiếu phải được thành lập bằng văn bản theo mẫu quy định;
b.Chỉ được sử dụng một ngôn ngữ để tạo lập hối phiếu trừ tên và địa chỉ của các
bên tham gia có thể sử dụng tiếng địa phương;
c.Hối phiếu sử dụng bút chì, bút đỏ, mực dễ phai sẽ không có giá trị.
54.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về tính trừu tượng của
hối phiếu
a.Hiệu lực pháp lý của hối phiếu không phụ thuộc vào nguyên nhân phát sinh ra
hối phiếu;
b.Việc thanh toán tiền của hối phiếu phải căn cứ vào các điều kiện được đưa ra trên
hợp đồng;
c.Trên hối phiếu phải dẫn chiếu hợp đồng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên
liên quan đến hối phiếu;
d.Hối phiếu không cần có tiêu đề là “Hối phiếu”, chỉ cần có mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện.
55.Mệnh giá của hối phiếu phải được viết nhưthế nào?
a.Viết tối thiểu hai lần, có thể viết toàn bằng số, toàn bằng chữ hoặc vừa số vừa
chữ. Số tiền này phải được ghi rõ ràng, đơn giản và không cần phải thông qua một
phép tính toán nào;
b.Viết hai lần, một lần bằng chữ, một lần bằng số và hai lần ghi phải hoàn toàn
giống nhau;
c.Viết nhiều lần và có thể viết dưới dạng một phép tính đơn giản.
56.Nếu một hối phiếu có thời hạn trả tiền được quy định như sau “sau X ngày
sau khi nhìn thấy bản thứ.... của hối phiếu này” thì thời hạn xuất trình của
hối phiếu theo ULB 1930 sẽ là a.5 ngày kể từ ngày ký phát;
b.6 tháng kể từ ngày ký phát;
c.1 năm kể từ ngày ký phát.
lOMoARcPSD|25865958
57.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về thời hạn thanh toán
của hối phiếu
a.Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải được quy định một cách cụ thể trên hối
phiếu (tức là quy định một ngày cụ thể);
b.Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải là một ngày có thể xác định được dựa vào
các thông tin sẵn có trên hối phiếuvà các thông tin khác có liên quan;
c.Thời hạn thanh toán của hối phiếu là thời hạn được nêu rõ trong hợp đồng thương
mại;d.Thời hạn thanh toán hối phiếu là 1 năm kể từ ngày ký phát.
58.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về việc “chấp nhận” hối
phiếu của người bị ký phát
a.“Chấp nhận” hối phiếu có nghĩa là thanh toán hối phiếu;
b.Chấp nhận hối phiếu là viết lên tờ hối phiếu “chấp nhận” và điều này có nghĩa là
người bị ký phát cam kết sẽ thanh toán hối phiếu;
c.Chấp nhận hối phiếu là việc đính kèm theo hối phiếu một văn bản cam kết sẽ
thanh toán tiền trên hối phiếu.
59.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về việc chấp nhận
hối phiếu
a.Việc chấp nhận hối phiếu phải là vô điều kiện;
b.Việc chấp nhận hối phiếu phải được thể hiện bằng chữ “chấp nhận” hoặc các chữ
tương tự của người bị ký phát trên bề mặt của hối phiếu;
c.Việc chấp nhận hối phiếu phải được người bị ký phát hối phiếu thực hiện bằng
văn bản chính thức;
d.Hối phiếu phải được xuất trình để được chấp nhận trong thời hạn xuất trình.
60.Ký hậu hối phiếu có ý nghĩa pháp lý là
a.Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng;
b.Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người
được chuyển nhượng;
c.Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng, đồng thời xác định
trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người được chuyển
nhượng.
lOMoARcPSD|25865958
61.Ký hậu hối phiếu là
a.Người hưởng lợi tờ hối phiếu ký vào mặt sau của tờ hối phiếu để chuyển nhượng
quyền hưởng lợi cho một người khác;
b.Người ký phát hối phiếu ký vào mặt sau của tờ hối phiếu để chuyển nhượng;
c.Chuyển hối phiếu từ người này sang người khác.
62.Ký hậu để trắng là
a.Ký hậu không hạn chế quyền hạn của người được ký hậu;
b.Ký hậu mà không ghi tên người được ký hậu. Do vậy, ai là người cầm giữ
hối phiếu thì người đó là người hưởng lợi hối phiếu; c.Ký hậu mà không cần
ký tên.
63.Theo ULB1930, ký hậu để trắng tức là người cầm có thể
a.Điền vào chỗ trống hoặc là tên chính mình hoặc là tên của một người nào khác;
b.Tái ký hậu để trắng hoặc cho một người nào khác;
c.Chuyển nhượng phiếu cho người thứ ba mà không điền vào chỗ trống và không
ký hậu nó;
d.Câu a hay câu b hay câu c đều đúng.
64.Hình thức ký hậu nào sau đây là ký hậu hạn chế
a.Người ký hậu ghi “... trả theo lệnh của Nguyễn Văn A”;
b.Người ký hậu ghi “... chỉ trả cho Nguyễn Văn A”;
c.Người ký hậu không ghi trả cho ai cả mà chỉ ký tên.
65.Ông A kýhậu hối phiếu cho ông B và ghi “miễn truy đòi người ký hậu”,
điều này có nghĩa là
a.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với
A;
b.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với
người bị ký phát;
c.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông A không có quyền kháng nghị với
người bị ký phát;
lOMoARcPSD|25865958
d.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với
ông A và người bị ký phát.
66.Ký hậu hối phiếu phải thỏa mãn những điều kiện nào thì mới được xem
hợp pháp
a.Ký hậu phải “vô điều kiện”;
b.Ký hậu không được phép ký hậu một phần số tiền trên hối phiếu;
c.Tất cả các điều kiện trên.
67.Thế nào là “mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện” ?
a.Lệnh không được đặt ra cho những điều kiện cho việc thanh toán;
b.Lệnh không phụ thuộc vào hoặc được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
c.Lệnh không qui định quyền và nghĩa vụ của những người liên quan trong hối
phiếu được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
d.Việc tham chiếu đến các văn bản khác trong hối phiếu tự thân nó sẽ không
làm cho hối phiếu trở thành có điều kiện (tham chiếu L/C...); e.Tất cả các
phương án trên đều đúng.
68.Địa điểm ký phát hối phiếuthông thường là địa chỉ của người lập phiếu
hoặc hối phiếu được ký phát ở đâu thì lấy địa điểm ký phát ở đó. Nếu một
hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì a.Hối phiếu đó sẽ vô giá trị;
b.Người ta cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát làm địa điểm
phát hối phiếu.
69.Trong một quan hệ thương mại, người ký phát hối phiếu
a.Là người bán hàng hay là người xuất khẩu;
b.Là người trả tiền trên tờ hối phiếu;
c.Là người mua hàng hay là người nhập khẩu.
70.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ địa điểm trả tiền và cũng
không có địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền thì: a.Lấy địa điểm của
ngân hàng làm địa điểm trả tiền;
b.Hối phiếu đó vô hiệu.
lOMoARcPSD|25865958
71.Hối phiếu có 3 đặc điểm đó là tính trừu tượng, mệnh lệnh trả tiền vô điều
kiện và tính lưu thông?
a.Đúng b.Sai
72.Theo ULB 1930, nếu ngày đáo hạn thanh toán hối phiếu rơi vào ngày nghỉ
lễ hợp pháp thì người hưởng lợi:
a.Có thể yêu cầu thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo (sau ngày nghỉ lễ);
b.Không thể yêu cầu thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo (sau ngày nghỉ lễ).
73.Theo ULB 1930,người cầm giữ hối phiếu có quyền lập bản sao của hối
phiếu không?
a.Có b.Không
74.Yếu tố nào sau đây là yếu tố không bắt buộc khi phát hành hối phiếu theo
ULB 1930?
a.Tiêu đề của hối phiếu;
b.Số hiệu của hối phiếu;
c.Ngày, tháng ký phát hối phiếu;
d.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.
75.Yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc khi phát hành hối phiếu theo ULB
1930?
a.Số hiệu của hối phiếu;
b.Địa điểm ký phát hối phiếu;
c.Chữ ký của người hưởng lợi;
d.Tiêu đề của hối phiếu.
76.Theo ULB 1930, một hối phiếu mà không xác định được thờigian thanh
toán thì xem như là
a.Thanh toán ngay khi xuất trình;
b.Thanh toán sau;
c.Hối phiếu vô hiệu;
d.Thanh toán ngay khi xuất trình.
lOMoARcPSD|25865958
77.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ ràng địa điểm trả tiền thì
a.Hối phiếu đó vô hiệu;
b.Lấy địa điểm ghi bên cạnh tên người trả tiền làm địa điểm trả tiền;
c.Lấy địa điểm ngân hàng làm địa điểm trả tiền.
78.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ địa điểm trả tiền và cũng
không có địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền thì a.Lấy địa điểm ngân
hàng làm địa điểm trả tiền;
b.Hối phiếu đó vô hiệu;
c.Lấy nơi giao dịch chính hoặc cơ sở thường lệ của người trả tiền hoặc người chấp
nhận hoặc người lập phiếu.
79.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu địa điểm ký phát hối phiếu thì
a.Lấy địa chỉ bên cạnh tên người ký phát làm địa điểm ký phát;
b.Hối phiếu đó vô hiệu, nếu bên cạnh tên người ký phát cũng không có địa chỉ;
c.Câu a và câu b đều đúng.
80.Theo ULB 1930, nếu một hối phiếu mang chữ ký giả mạo, hoặc chữ ký của
người không có thật thì a.Hối phiếu đó vô hiệu;
b.Nghĩa vụ của những người khác đã ký vào hối phiếu vẫn có hiệu lực;
c.Những người khác đã ký vào hối phiếu đó không có trách nhiệm gì cả.
81.Theo ULB 1930, hối phiếu có thể ký hậu để chuyển nhượng lại cho người
ký phát?
a.Đúng b.Sai82.
82.Theo ULB 1930, ký hậu chuyển nhượng có điều kiện thì hối phiếu được
xem là
a.Vô giá trị
b.Có giá trị
83.Theo ULB 1930, cách thức ký hậu hối phiếu như thế nào?
a.Viết lên trên hối phiếu;
lOMoARcPSD|25865958
b.Lên một mảnh giấy gắn với hối phiếu;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
84.Theo ULB 1930, khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu có
quyền kiện thẳng người chấp nhận hối phiếu để đòi
a.Số tiền của hối phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán;
b.Tiền lãi (nếu có quy định – tính 6% kể từ ngày đến kỳ hạn của hối phiếu);
c.Những chi phí phản kháng và thông báo cũng như những chi phí khác;
d.Cả ba trường hợp trên.
85.Theo ULB 1930, khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu có
quyền kiện thẳng lên người chấp nhậnhối phiếu không? a.Có
b.Không, người cầm giữ hối phiếu bắt buộc phải kiện từ người chuyển nhượng hối
phiếu cho mình.
86.Theo ULB 1930, bên nhận và thanh toán hối phiếu có quyền truy đòi các
bên có trách nhiệm với mình
a.Toàn bộ số tiền đã thanh toán;
b.Tiền lãi tính trên số tiền đã thanh toán nói trên ở mức 6% kể từ ngày thanh toán
hối phiếu;
c.Bất cứ chi phí nào phát sinh có liên quan;
d.Cả ba trường hợp trên.
87.Theo ULB 1930, một hối phiếu được trả tiền ngay, phải được xuất
trình thanh toán trong vòng một năm. Tuy nhiên,người ký phát có thể:
a.Rút ngắn thời hạn xuất trình xuống dưới 1 năm;
b.Gia hạn thời hạn xuất trình trên 1 năm;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
88.Theo ULB 1930, một hối phiếu được trả tiền ngay, thì hối phiếu đóphải
được xuất trình thanh toán trong vòng một năm. Tuy nhiên, người ký hậu có
thể
a.Rút ngắn thời hạn xuất trình xuống dưới 1 năm;
lOMoARcPSD|25865958
b.Gia hạn thời hạn xuất trình trên 1 năm;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
89.Khi hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng sẽ áp dụng
a.Luật hối phiếu áp dụng tại nơi thanh toán làm để tiêu chuẩn để đánh giá trong
trường hợp hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng;
b.Luật hối phiếu áp dụng tại nơi ký phát làm để tiêu chuẩn để đánh giá trong
trường hợp hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng.
90.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu qui định thời hạn thanh toán là đầu
tháng 6 năm N thì ngày đến hạn của hối phiếu là a.Từ ngày 1 đến ngày 10
của tháng 6;
b.Ngày 1/6/N;
c.Hối phiếu đó vô hiệu.
91.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu qui định thời hạn thanh toán là cuối
tháng 6 năm N thì ngày đến hạn của hối phiếu là a.Từ ngày 20 đến ngày 30
tháng 6;
b.Ngày 30/6/N;
c.Hối phiếu đó vô hiệu.
92.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định
tại một nơi mà lịch ở đó khác với lịch tại nơi phát hành hối phiếu thì ngày
hối phiếu đến hạn trả tiền được ấn định theo lịch của a.Nơi phát hành;
b.Nơi thanh toán;
c.Nơi phát hành hay nơi thanh toán cũng được.
93.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố
định sau kỳ hạn thì
a.Ngày phát hành được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
b.Ngày thanh toán được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
c.Thời hạn xuất trình được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
d.Cả câu a, câu b và câu c đều đúng.
lOMoARcPSD|25865958
94.Theo ULB 1930, người hưởng lợi hối phiếu có thể bị ép buộc phải nhận
thanh toán hối phiếu trước khi đến hạn không? a.Có b.Không
95.Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền “vô điều kiện”. Vậy, trong những câu
trả lời dưới đây, hãy chọn câu trả lời mà đối với câu trả lời đó làm cho hối
phiếu sẽ trở thành có điều kiện.
a.Lệnh không được đặt ra cho những điều kiện cho việc thanh toán;
b.Lệnh phụ thuộc hoặc được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
c.Lệnh không qui định quyền và nghĩa vụ của những người liên quan trong hối
phiếu được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
d.Việc tham chiếu đến các văn bản khác trong hối phiếu tự thân nó sẽ không làm
cho hối phiếu trở thành có điều kiện (tham chiếu L/C...).
96.Thông thường, ai là Người trả tiền trên tờ hối phiếu nếu hối phiếu được sử
dụng trong phương thức nhờ thu? a.Người xuất khẩu;
b.Người nhập khẩu;
c.Ngân hàng của người nhập khẩu;
d.Ngân hàng của người xuất khẩu.
97.Thông thường, ai là người trả tiền trên tờ hối phiếu nếu hối phiếu được sử
dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? a.Người xuất khẩu;
b.Người nhập khẩu;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng.
98.Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, tuy nhiên ngườitrả
tiền hối phiếu có thể đề ra điều kiện trong trường hợp nào?
a.Không thể đưa ra điều kiện bất kỳ nào nếu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu
yêu cầu thanh toán vì hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện;
b.Trong trường hợp nội dung và hình thức trái với luật lệ đang điều chỉnh hối
phiếu.
99.Hình thức ký phát của hối phiếu sẽ phụ thuộc vào
a.Luật quốc gia nơi hối phiếu đó được ký phát;
lOMoARcPSD|25865958
b.Luậtquốc gia hối phiếu được thanh toán;
c.Luật quốc gia nơi hối phiếu bị kháng kiện.
100.Theo ULB 1930, thời hạn thanh toán của một hối phiếu có thểlà?
a.Ngay khi xuất trình hoặc vào một ngày cố định;
b.Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình;
c.Vào một thời gian cố định sau ngày chấp nhận hối phiếu;
d.Vào một thời gian cố định sau khi ký phát;
e.Câu a hoặc câu b hoặc câu c tùy thuộc vào quy định của hối phiếu.
101.Nghĩa vụ của người ký phát hối phiếu sẽ phụ thuộc vào
a.Luật quốc gia nơi hối phiếu được thanh toán;
b.Luật quốc gia nơi hối phiếu đó được ký phát.
102.Điều kiện để được phát hành séc
a.Người phát hành séc phải có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, số tiền trên tài
khoản phải đầy đủ và khả dụng;
b.Người phát hành séc phải có tài khoản tại ngân hàng và được ngân hàng cho
phép phát hành séc;
c.Người phát hành séc phải có tài khoản tại ngân hàng, số tiền trên tài khoản phải
đầy đủ và khả dụng vào thời điểm séc được nộp vào ngân hàng để thanh toán.
103.Về mặt hình thức, séc chỉ có giá trị nếu như
a.Nó được lập thành văn bản theo một mẫu in sẵn của ngân hàng;
b.Nó được lập thành văn bản nhưng không cần theo mẫu của ngân hàng;
c.Việc ký phát séc như thế nào là tùy thuộc vào người ký phát.
104.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam”thì thời hạn xuất trình
của séc là
a.30 ngày kể từ ngày ký phát;
b.6 tháng kể từ ngày ký phát;
c.1 năm kể từ ngày ký phát.
lOMoARcPSD|25865958
105.Theo Luật công ước Geneve về séc 1931, thời hạn xuất trình của séc trong
nước là
a.8 ngày;
b.1 tháng;
c.1 tuần.
106.Theo ‘Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam’ ban hành năm
2005, hối phiếu đòi nợ (lệnh phiếu) không có địa điểm thanh toán thì
a.Không có giá trị;
b.Thanh toán ở đâu cũng được;
c.Lấy địa chỉ của người pháthành làm địa điểm thanh toán;
d.Lấy địa chỉ của người hưởng lợi làm địa điểm thanh toán.
107.Theo ULB 1930, một lệnh phiếu không quy định thời hạn trả tiền thì được
xem là
a.Trả tiền ngay;
b.Trả tiền sau.
108.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam” ban hành năm
2005, nếu séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát bị mất khả
năng thanh toán (như bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự, ...) thì
a.Séc vẫn có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực;
b.Séc không có giátrị thanh toán;
109.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam” (2005), hối
phiếu đòi nợ được bảo lãnh nhưng người bảo lãnh không ghi tên người được
bảo lãnh thì có nghĩa là bảo lãnh cho a.Người ký phát;
b.Người bị ký phát;
c.Người hưởng lợi;
d.Cả 3 người trên.
110.Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (2005), thời hạn
chấp nhận hay từ chối hối phiếu đòi nợ là
lOMoARcPSD|25865958
a.Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình;
b.Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình;
c.Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình;
d.Vô thời hạn.
111.Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (2005), séc gạch
chéo có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ a.Có giá trị thanh toán;
b.Không có giá trị thanh toán;
c.Không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa
hai gạch chéo là Ngân hàng thu hộ. 112.Số của thẻ Visa thường có a.13 số;
b.16 số;
c.Hoặc 13 hoặc 16 số.
113.Số của thẻ Master thường có
a.13 số;
b.16 số;
c.Hoặc 13 hoặc 16 số.
114.Số của thẻ Visa luôn luôn bắt đầu bằng
a.Số 3;
b.Số 5;
c.Số 4;
d.Số bất kỳ.
115.Số của thẻ Visa luôn luôn bắt đầu bằng
a.Số 3; b.Số 5; c.Số 4; d.Số bất kỳ. PHẦN 5:
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
116.Trong phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD), Ngân hàng
sẽ thanh toán cho người xuất khẩu khi a.Người mua đã nhận được hàng
hóa;
lOMoARcPSD|25865958
b.Người bán xuất trình cho Ngân hàng những chứng từ theo yêu cầu;
c.Cả câu a và câu b.
117.Căn cứ để Ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu trong phương
thức L/G (thư đảm bảo trả tiền) a.Chứng từ;
b.Hàng hóa;
c.Chứng từ và hàng hóa.
118.Điểm khác biệt cơ bản giữa phương thức L/G (thư đảm bảo trả tiền) và
phương thức A/P (thư ủy thác mua) là
a.Căn cứ để ngân hàng thanh toán cho người bán trong phương thức L/G là hàng
hóa còn trong phương thức A/P là chứng từ;
b.Căn cứ để ngân hàngthanh toán cho người bán trong phương thức L/G là chứng
từ còn trong phương thức A/P là hàng hóa.
119.Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm quy định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.Phương tiện chuyển tiềnở đây được hiểu
a.Xe (đường bộ), máy bay (đường hàng không), tàu thủy (đường bộ);
b.Chuyển tiền bằng thư, bằng điện;
c.Chuyền tiền bằng mạng thanh toán SWIFT hoặc Weston Union, Money Gramme.
120.Trong phương thức thanh toán nhờ thu, trách nhiệm của ngân hàng là
a.Thu hộ tiền cho người bán. Tuy nhiên, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm
nếu người mua từ chối thanh toán tiền hàng;
b.Ngân hàng thu hộ tiền cho người bán và phải chịu trách nhiệm nếu như người
mua từ chối thanh toán tiền hàng;
c.Ngân hàng sẽ thanh toán tiền hàng thay cho khách hàng.
121.Điểm khác biệt cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn
lOMoARcPSD|25865958
a.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, bộ chứng từ nhận hàng sẽ được ngân
hàng sử dụng để ra điều kiện với người mua để thu hộ tiền còn trong phương thức
nhờ thu phiếu trơn, bộ chứng từ nhận hàng sẽ được người bán chuyển thẳng cho
người mua;
b.Bộ chứng từ do người bán xuất trình cho ngân hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng
thanh toán tiền hàng cho người bán;
c.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, hối phiếu do người bán ký phát có ghi
điều kiện để người mua được nhận hàng còn trong phương thức nhờ thu phiếu trơn,
hối phiếu được ký phát một cách vô điều kiện.
122.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, điều kiện trả tiền D/P có
nghĩa là
a.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải trả tiền ngay khi nhìn thấy
hối phiếu do người bán ký phát;
b.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải ký chấp nhận hối phiếu do
người bán ký phát;
c.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải chấp nhận hối các điều
kiện do ngân hàng thông báo đưa ra;
d.Người mua có thể nhận hàng trước rồi trả tiền sau.
123.Trong phương thức thu kèm chứng từ, điều kiện trả tiền D/A có nghĩa là
a.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải trả tiền ngay khi nhìn thấy
hối phiếu do người bán ký phát;
b.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải ký chấp nhận hối phiếu do
người bán ký phát;
c.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải chấp nhận hối các điều
kiện do ngân hàng thông báo đưa ra;
d.Người mua có thể nhận hàng trước rồi trả tiền sau.
124.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về phương thức
nhờ thu
a.Ngân hàng nhờ thu không phải chịu trách nhiệm về việc chỉ thị nhờ thu có thực
hiện được hay không;
lOMoARcPSD|25865958
b.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng nhờ thu không phải chịu
trách nhiệm về những chứng từ bị thiếu nếu những chứng từ này không được liệt
kê ra trong chỉ thị nhờ thu;
c.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng nhờ thu không phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ;
d.Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng của người mua và sẽ giúp người mua thanh toán
tiền hàng.
125.Điểm khác biệt cơbản giữa phương thức nhờ thu và phương thức thanh
toán thư tín dụng chứng từ là
a.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ là người thu hộ tiền cho người bán
còn trong phương thức thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng chứng từ
phải chịu trách nhiệm về việc thu hộ tiền cho người bán;
b.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ là người thu hộ tiền cho người bán
còn trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín
dụng cam kết sẽ thanh toán tiền hàng cho người bán khi người bán xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng;
c.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng nhờ thu là ngân hàng của người bán, còn
trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng là
ngân hàng của cả người mua và người bán;
d.Trong phương thức nhờ thu, trách nhiệm của ngân hàng trong việc thu tiền thấp
hơn so với trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức thư tín dụng chứng từ.
126.Phát biểu nào trong những phát biểu sau đây là một phát biểu sai về
phương thức thư tín dụng chứng từ
a.Căn cứ để thanh toán của phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ là chứng
từ;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho người bán
nếu người bán xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ;
c.Ngân hàng chỉ căn cứ vào tính chất pháp lý bên ngoài của bộ chứng từ để thanh
toán chứ không chịu trách nhiệm về nội dung pháp lý bên trong;
d.Ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo lãnh cho người mua, nếu người mua
không thanh toán được tiền hàng thì ngân hàng sẽ thanh toán hộ.
lOMoARcPSD|25865958
127.Phát biểu nào trong những phát biểu sau đây là phát biểuchính xác nhất
về mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng thương mại
a.L/C được ra đời từ một hợp đồng thương mại nhưng đến khi L/C bắt đầu có giá
trị hiệu lực, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại;
b.Các điều khoản của L/C phải tuân thủ theo hợp đồng và nếucó sự khác biệt giữa
L/C và hợp đồng thì sẽ căn cứ vào hợp đồng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
bên có liên quan đến quá trình thanh toán;
c.L/C và hợp đồng thương mại không có liên quan với nhau.
128.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác nhất về trách nhiệm của
ngân hàng mở thư tín dụng đối với nội dung của thư tín dụng
a.Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ chịu trách nhiệm chuyển tải đầy đủ nội dung
được đưa ra trong đơn xin mở thư tín dụng sang thư tín dụng chứ không phải chịu
trách nhiệm về những nội dung của thư tín dụng nếu như nó đã phù hợp với đơn
xin mở thư tín dụng;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm về nội dung của thư tín dụng;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng phải có trách nhiệm mở ra một thư tín dụng với các
điều khoản rõ ràng và tuân thủ theo hợp đồng thương mại.
129.Nếu L/C được mở ra sau khi người mua chết hoặc mất khả năng thanh
toán hoặc tài khoản bị phong tỏa trong thời gian hiệu lực của L/C thì trách
nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng sẽ là
a.Ngân hàng mở thư tín dụng không có trách nhiệm phải thanh toán cho người bán
khi người bán xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của L/C;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng có trách nhiệm thanh toán cho người bán khi người
này xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo quy định củaL/C;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng được quyền từ chối thanh toán cho người bán;
d.Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán cho người bán một số tiền bằng đúng
số tiền ký quỹ của người mua.
130.Theo UCP 600, một L/C mở ra mà không ghi là “irrevocable” (không
thể hủy ngang) thì L/C này là L/C a.Có thể hủy ngang;
b.Không thể hủy ngang.
131.Số tiền của thư tín dụng sẽ được ghi
lOMoARcPSD|25865958
a.Hai lần, một lần bằng chữ và một lần bằng số. Hai lần ghi này phải được ghi
hoàn toàn giống nhau;
b.Hai lần, không nhất thiết phải ghi một lần bằng chữ, một lần bằng số. Hai lần này
phải được ghi hoàn toàn giống nhau;
c.Hai lần, một lần bằng chữ, một lần bằng số. Hai lần này không nhất thiết phải
hoàn toàn giống nhau.
132.Trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, người thanh toán
a.Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng mở thư tín
dụng chỉ định; b.Người mua;
c.Ngân hàng của người bán sẽ thanh toán tiền cho người bán và thu tiền ở người
mua.
133.Theo UCP 600, các từ “approximately” “about” (vào khoảng) khi được sử
dụng để nói về số tiền, số lượng, ... thì dung sai cho phép sẽ là a.Không kém
hơn hoặc nhiều hơn 10%;
b.Không kém hơn hoặc không nhiều hơn 5%.
134.Kim ngạch của L/C nên ghi
a.Dưới dạng tuyệt đối. Ví dụ: 5600 USD;
b.Dưới dạng một dung sai cho phép. Ví dụ: vào khoảng 5600 USD.
135.Nếu bạn là nhà xuất khẩu, bạn sẽ chọn ngày mở thư tín dụng nhưthế nào?
a.Ngày mở thư tín dụng phải trước ngày giao hàng một số ngày hợp lý và không
được trùng với ngày giao hàng. Số ngày này được tính tối thiểu bằng tổng số ngày
của số ngày cần phải có để thông báo thư tín dụng, số ngày lưu thư tín dụng tại
ngân hàng thông báo, số ngày cần thiết để chuẩn bị hàng hóa giao cho người nhập
khẩu;
b.Ngày mở thư tín dụng phải sau ngày giao hàng một số ngày hợp lý để đảm bảo
rằng hàng đã được giao rồi;
c.Ngày mở thư tín dụng phải trước ngày giao hàng một thời gian đủ để chuẩn bị
hàng hóa;
d.Ngày mở thư tín dụng phải trùng với ngày ký kết hợp đồng thương mại.
lOMoARcPSD|25865958
136.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng mở thư tín dụng, bạn có khuyến
khích Người mua đưa các điều khoản kiểu “đúng theo điều... của hợp đồng...”
(tức dẫn chiếu điều khoản của hợp đồng vào thư tín dụng) hay không và vì
sao ?
a.Không,vì nhưvậy sẽ dễ dẫn đến tranh chấp khi tiến hành thanh toán và gây khó
khăn cho ngân hàng;
b.Nên ghi nhưvậy vì thư tín dụng phải tuân theo hợp đồng. Dẫn chiếu trực tiếp theo
tài khoản nhưvậy thì thư tín dụng sẽ đỡ phức tạp;
c.Nên ghi nhưvậy vì khi L/C và hợp đồng gắn liền nhau;
d.Không,vì L/C và hợp đồng độc lập với nhau, ghi vào cũng không có ý nghĩa
pháp lý.
137.Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là một phátbiểu không chính
xác về trách nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng đối với việc thanh toán
cho Người bán
a.Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của bộ chứng
từ thanh toán có đúng nhưcác điều khoản trong thư tín dụng hay không;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính
chất pháp lý bên trong của bộ chứng từ này;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng được miễn trách nhiệm thanh toán nếu Người bán
xuất trình bộ chứng từ thanh toán vào những lúc đang xảy ra chiến tranh, thiên tai,
hoặc đình công và vì thế mà Ngân hàng phải ngưng làm việc, bất kể bộ chứng từ
đó có được xuấttrình lại khi Ngân hàng trở lại hoạt động hay không;
d.Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ không thanh toán cho Người bán nếu Người mua
chết cho dù L/C còn hiệu lực và bộ chứng từ thanh toán được người bán xuất trình
đầy đủ.
138.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về mối quan hệ
giữa L/C và hợp đồng thương mại
a.Ngân hàng mở thư tín dụng có trách nhiệm phải thanh toán cho Người bán theo
đúng các điều kiện được nêu ra trong L/C cho dù nội dung của hợp đồng đã được
thay đổi và mâu thuẫn với nội dung của L/C;
b.Nếu Người mua chết hoặc bị phong tỏa tài sản, và L/C vẫn chưa hết thời hạn hiệu
lực thì Ngân hàng mở thư tín dụng vẫn phảicó trách nhiệmthanh toán cho
lOMoARcPSD|25865958
Người bán theo đúng nội dung của L/C được mở;
c.Hợp đồng bị hủy bỏ nhưng L/C chưa được hủy bỏ thì trách nhiệm thanh toán của
ngân hàng mở thư tín dụng vẫn không thay đổi;
d.L/C được ra đời từ một hợp đồng thương mại và phải tuân thủ theo các điều kiện
của hợp đồng thương mại trong suốt thời gian hiệu lực.
139.Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng xuất khẩu;
b.Mua hàng trả chậm;
c.Mua hàng qua trung gian;
d.Mua gom hàng xuất khẩu.
140.Thư tín dụng tuần hoàn thường được áp dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng;
b.Hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn, giao hàng nhiều lần;
c.Mua hàng thông qua trung gian;
d.Mua hàng trả chậm.
141.Thư tín dụng giáp lưng thường được sử dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng;
b.Người bán là mua hàng từ một người khác để xuất khẩu;
c.Mua hàng trả chậm;
d.Hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn.
142.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc dài hơn thư tín dụng giáp lưng;
b.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng nhưnhau;
c.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc ngắn hơn thư tín dụng giáp lưng.
143.Bộ chứng từ của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Số chứng từ của thư tín dụng giáp lưng nhiều của hơn tín dụng gốc;
lOMoARcPSD|25865958
b.Số chứng từ của thư tín dụng gốc nhiều hơn của thư tín dụng giáp lưng;
c.Số chứng từ của thư tín dụng gốc và của thư tín dụng giáp lưng bằng nhau.
144.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc sau thời hạn giao hàng của thư tín dụng
giáp lưng;
b.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc trước thời hạn giao hàng của thư tín
dụng giáp lưng;
c.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc và của thư tín dụng giáp lưng là như
nhau.
145.Một vận đơn đường biển được xem là khônghoàn hảo (“clean”) nếu
a.Vận đơn không có ghi chú về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc của bao bì
hàng hóa;
b.Vận đơn được thuyền trưởng ghi rõ “clean” và ký tên vào;
c.Vận đơn có ghi các câu như“bao bì bị rách”, “hàng bị ướt”,.. của thuyền trưởng.
146.Kim ngạch của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Kim ngạch của thư tín dụng gốc lớn hơn của thư tín dụng giáp lưng;
b.Kim ngạch của thư tín dụng gốc nhỏhơn của thư tín dụng giáp lưng;
c.Kim ngạch của thư tín dụng gốc bằng của thư tín dụng giáp lưng.
147.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng phát hành L/C, khi kiểm tra hóa
đơn thương mại, bạn sẽ từ chối thanh toán nếu
a.Hóa đơn ghi số tiền trong dung sai cho phép của thư tín dụng;
b.Hóa đơn có sửa chữa và việc sửa chữa được xác nhận bằng từ “sửa chữa” bên
cạnh chỗ sửa chữa;
c.Hóa đơn không ghi đúng số của đơn đặt hàng;
d.Hóa đơn ghi địa chỉ của người bán không đúng.
148.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng phát hành L/C, khi kiểm tra vận
đơn đường biển, bạn sẽ từ chối thanh toán trong trường hợp nào?
lOMoARcPSD|25865958
a.Địa điểm nhận hàng không đúng so với địa điểm nhận hàng được quy định trong
thư tín dụng;
b.Vận đơn được ghi “hoàn hảo”;
c.Địa chỉ của người bán không hoàn toàn đúng nhưtrong hóa đơn thương mại.
149.Ai là người chỉ định Ngân hàng thông báo thư tín dụng a.Ngườithụ
hưởng thư tín dụng;
b.Ngân hàng phát hành thư tín dụng;
c.Cả hai câu trả lời trên đều có thể đúng.
150.Thế là nào bộ chứng từ thanh toán hợp lệ theo tinh thần của UCP 600?
a.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng;
b.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế về bộ chứng từ
của ngân hàng (ISBP 2007); c.Cả câu a và câu b.
151.Khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hóa đơn thương
mại được qui định trong UCP 600
a.Bắt buộc phải có chữ ký của người thụhưởng L/C;
b.Không bắt buộc phải có chữ ký của người thụ hưởng L/C.
152.Thuật ngữ thanh toán (Honour) theo UCP 600 được hiểu như thế nào?
a.Trả tiền ngay khi xuất trình nếu L/C qui định trả ngay;
b.Cam kết trả tiền về sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu L/C qui định trả tiền sau;
c.Chấp nhận thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng L/C ký phát và cam kết trả
tiền khi đáo hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận; d.Tất cả 3
phương án trên.
153.Thuật ngữ “Negotiation” theo tinh thần của UCP 600 được hiểu như thế
nào?
a.Chiết khấu bộ chứng từ;
b.Chiết khấu hối phiếu và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp;
c.Thương lượng bộ chứng từ;
d.Cả ba phương án trên đều sai.
154.Theo UCP 600, hình thức chữ ký nào trên các chứng từ được chấp nhận?
a.Chữ ký được ký bằng tay, bằng fax, bằng chữ ký đục lỗ;
lOMoARcPSD|25865958
b.Chữ ký được ký bằng con dấu, ký hiệu;
c.Chữ ký được ký bằng bất cứ phương pháp cơ học, chữ ký (xác thực) điện tử;
d.Tất cả các phương án trên.
155.Theo UCP 600, có cho phép một ngân hàng vừa làm chức năng phát hành
L/C vừa thực hiện chức năng xác nhận L/C được hay không?
a.Không, hai chức năng phát hành và xác nhận L/C phải được thực hiện tại hai
ngân hàng độc lập;
b.Có, nếu chức năng phát hành L/C và chức năng xác nhận L/C được thực hiện ở
hai chi nhánh của cùng một ngân hàng đóng ở hai nước khác nhau. c.Cả hai
phương án trên đều đúng
156.Hối phiếu được ký phát cho ai trong phương thức thanh toán L/C?
a.Người xin mở thư tín dụng;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng;
c.Ngân hàng thanh toán;
d.Không có phương án nào đúng.
157.Camkết thanh toán cho Người thụ hưởng của Ngân hàng phát hànhL/C
có hiệu lực kể từ lúc nào? a.Kể từ lúc phát hành L/C;
b.Kể từ lúc Ngườixin mở L/C làm đơn xin mở L/C tại Ngân hàng phát hành L/C;
c.Kể từ lúc Ngân hàng phát hành L/C chấp nhận đơn xin mở L/C của Người thụ
hưởng.
d.Kể từ thời điểm Người thụ hưởng nhận được thư tín dụng.
158.Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc cam kết đối với việc thanh toán hoặc
thương lượng thanh toán vô điều kiện cho người thụ hưởng kể từ lúc nào?
a.Từ thời điểm phát hành thư tín dụng
b.Từ thời điểm Ngân hàng xác nhận chấp nhận xác nhận thư tín dụng;
c.Từthời điểm Ngân hàng xác nhận thực hiện xác nhận thư tín dụng;
d.Từ thời điểm Ngân hàng xác nhận đồng ý xác nhận thư tín dụng.
159.Nếu Ngân hàng xác nhận từ chối vaitrò xác nhn thư tín dụng khi Ngân
hàng phát hành L/C ủy quyền hoặc yêu cầu, Ngân hàng xác nhận phải
a.Thông báo không chậm trễ cho Ngân hàng phát hành L/C;
b.Không cần thông báo cho Ngân hàng phát hành L/C;
c.Thông báo cho Ngân hàng phát hànhL/C và cho Người thụ hưởng L/C.
lOMoARcPSD|25865958
160.Ai là người chỉ định Ngân hàng xác nhận?
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Cả hai phương án trên đều có thể đúng.
161.Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây phản ánh chính xác nhất về
trách nhiệm của Ngân hàng thông báo
a.Ngân hàng thông báo thông báo đến Người thụ hưởngL/C một cách chính xác
L/C mà Ngân hàng thông báo đã nhận;
b.Bằng việc thông báo thư tín dụng, Ngân hàng thông báo hiểu rằng tự nó đã thỏa
mãn về tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng và thông báo phải phản ánh chính
xác thư tín dụng đã nhận;
c.Bằng việc thông báo thư tín dụng, Ngân hàng thông báo hiểu rằng tự nó đã thỏa
mãn về tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng hoặc của sửa đổi và thông báo phải
phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng hoặc sửa đổi đã
nhận.
162.Có thể thực hiện thông báo L/C ở một ngân hàng, còn thông báo tu chỉnh
L/C ở một ngân hàng khác hay không?
a.Có, cóthể thực hiện thông báo L/C ở Ngân hàng thông báo thứ nhất và thực hiện
thông báo tu chỉnh, sửa đổi L/C ở Ngân hàng thông báo thứ hai;
b.Không, việc thông báo L/C và thông báo tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được thực
hiện cùng một Ngân hàng thông báo.
163.Việc tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được sự chấp nhận của
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
d.Tất cả các phương án trên.
164.Nếu sử dụng L/C xác nhận, ngân hàng xác nhận có thể từ chối văn bản tu
chỉnh L/C hay không?
a.Không, Ngân hàng xác nhận một khi đã chấp nhận thực hiện xác nhận L/C thì
không có quyền từ chối xác nhận văn bản tu chỉnh L/C;
b.Có, Ngân hàng xác nhận có thể từ chối xác nhận văn bản tu chỉnh L/C.
165.Ngân hàng sẽ làm gì đối với những chứng từ xuất trình mà thư tín dụng
không yêu cầu?
lOMoARcPSD|25865958
a.Ngân hàng không xem xét đến những chứng từ xuất trình mà thư tín dụng không
yêu cầu;
b.Ngân hàng có thể sẽ trả lại những chứng từ mà thư tín dụng không yêu cầu cho
người xuất trình; c.Cả câu a và b.
166.Ngân hàng nào sẽ thanh toán tiền cho Người thụ hưởng L/C nếu Người
thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp?
a.Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi Người thụ hưởng L/C nếu bộ chứng từ
được xuất trình tại Ngân hàng phát hành;
b.Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán (nếu sử dụng
L/C xác nhận) khi Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng xác
nhận;
c.Ngân hàng chỉ định phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi Người thụ
hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng được chỉ định; d.Tất cả các
phương án a, b và c đều đúng.
167.Ngân hàng phát hành sẽ làm gì khi phát hiện bộ chứng từ xuất trình bất
hợp lệ, không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C? a.Từ chối
thanh toán hoặc thương lượng thanh toán;
b.Tiếp xúc với Người xin mở thư tín dụng và đề nghị Người xin mở thư tín dụng
bỏ qua các sai biệt;
c.Phương án a hay phương án b đều có thể đúng.
168.Ngân hàng chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) sẽ làm gì khi phát hiện
bộ chứng từ xuất trình bất hợp lệ, không phù hợp với các điều kiệnvà điều
khoản của L/C?
a.Từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán;
b.Tiếp xúc với người xin mở thư tín dụng và đề nghị người xin mở thư tín dụng bỏ
qua các sai biệt;
c.Phương án a hay phương án b đều đúng.
169.Khi Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc Ngân hàng xác nhận
(nếu có) từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ
không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng và đã gởi
thông báo đến Người xuất trình bộ chứng từ, thì các chi phí phát sinh liên
quan đến công việc này ai phải chịu?
a.Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có) chịu các chi phí phát
sinh;
lOMoARcPSD|25865958
b.Người thụ hưởng hoặc Ngân hàngphát hành L/C chịu các chi phí phát sinh;
c.Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận (nếu có) không chịu trách nhiệm
trướccác chi phí phát sinh, và họ có quyền đòi lại các chi phí phát sinh này từ
Người hưởng lợi hoặc Ngân hàng phát hành L/C.
170.Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây phản ánh chính xác nhất về
chứng từ gốc
a.Thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát
hành;
b.Thể hiện là giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ;
c.Ghi rõ nó là chứng từ gốc;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
171.Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ “hai bản giống như nhau”,
“gấp hai lần” hoặc “làm hai bản” thì người xuất trình sẽ xuất trình cho ngân
hàng
a.2 bản gốc;
b.Ít nhất một 1 bản gốc và bản còn lại là bản sao;
c.2 bản sao;
d.Phương án a và b đều đúng.
172.Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình bản sao, Người xuất trình có thể xuất
trình
a.Bản gốc;
b.Bản sao;
c.Bản gốc và bản sao đều được chấp nhận.
173.Ai là người lập hóa đơn thương mại trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ ?
a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
c.Người thụ hưởng L/C hoặc Người thụ hưởng thứ hai (trong trường hợp sử dụng
L/C chuyển nhượng).
174.Hóa đơn thương mại ký phát đòi tiền ai?
a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Người làm đơn xin mở L/C;
lOMoARcPSD|25865958
c.Người làm đơn xin mở L/C hoặc Người hưởng lợi thứ nhất (trong trường hợp
L/C chuyển nhượng).
175.Qui định về đồng tiền ghi trên hóa đơn thương mại và đồng tiền ghi trong
thư tín dụng như thế nào?
a.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại có thể khác so với đồng tiền ghi trong
thư tín dụng miễn là tổng số tiền quy đổi có giá trị thanh toán là bằng nhau;
b.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại phải cùng loại với đồng tiền ghi trong
176.Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại có cần giống y như mô tả hàng
hóa trong L/C hay không?
a.Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải giống y như mô tả hàng hóa trong
L/C;
b.Mô tả hàng hóa trong hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả
hàng hóa ghi trong L/C.
177.Ngân hàng sẽ làm gì nếu người xuất trình xuất trình bộ chứng từ ngoài
giờ làm việc của ngân hàng?
a.Ngân hàng không có nghĩa vụ nhận bộ chứng từ ngoài giờ làm việc của ngân
hàng;
b.Ngân hàng từ chối bộ chứng từ;
c.Ngân hàng có thể nhận bộ chứng từ nhưng xem như chứng từ được nhận vào
ngày làm việc tiếp theo;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
178.Ngày làm việc của ngân hàng “Banking day”theo UCP 600 được hiểu:
a.Là ngày mà vào ngày đó ngân hàng mở cửa;
b.Là ngày mà vào ngày đó ngân hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà tại nơi đó
một hoạt động có liên quan đến quy tắc thanh toán tín dụng chứng từ được thực
hiện.
179.Theo UCP 600, nếu trong một L/C không nêu rõ là L/C loại nào thì hiểu
L/C
a.Không thể hủy ngang;
b.Có thể hủy ngang;
c.L/C xác nhận;
lOMoARcPSD|25865958
d.L/C tuần hoàn.
180.Việc tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được sự chấp nhận của
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
d.Ngân hàng phát hành L/C và Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
e.Người thụ hưởng L/C, Ngân hàng phát hành L/C và Ngân hàng xác nhận L/C
(nếu có).
181.Theo UCP 600, Ngân hàng được chỉ định, Ngân hàng phát hành, Ngân
hàng xác nhận (nếu có) sẽ xem xét bộ chứng từ thanh toán trong bao lâu?
a.7 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình, khi bộ chứng từ xuất trình
phù hợp thì Ngân hàng sẽ thanh toán;
b.5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình, khi bộ chứng từ xuất trình
thì ngân hàng sẽ thanh toán;
c.Tối đa là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo việc xuất trình, và ngân hàng phải
thanhtoán ngay khi bộ chứng từ phù hợp cho dù là chưa đến ngày làm việc thứ 5
của ngân hàng.
182.Ngân hàng nào sẽ thanh toán tiền cho Người thụ hưởng L/C nếu người
thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp?
a.Ngân hàngphát hành phải thanh toán khi Người thụ hưởng L/C xuất trình b
chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng;
b.Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán (nếu sử dụng
L/C xác nhận) khi Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các
điều kiện và điều khoản của thư tín dụng và sau đó Ngân hàng xác nhận sẽ chuyển
giao các chứng từ đến Ngân hàng phát hành;
c.Ngân hàng chỉ định phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi Người th
hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư
tín dụng và sau đó Ngân hàng được chỉ định chuyển giao các chứng từ đến Ngân
hàng xác nhận hoặc Ngân hàng phát hành;
d.Tất cả các phương án a, b và c đều đúng;
e.Tất cả các phương án a, b và c đều sai.
183.Chứng từ vận tải đa phương thức sử dụng trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ
lOMoARcPSD|25865958
a.Phải là chứng từ vận tải đích danh;
b.Có thể là chứng từ vận tải đích danh;
c.Có thể không phải là chứng từ vận tải đích danh.
184.Phát biểu nào sau đây là phát biểu chính xác nhất về chứng từ vận tải
đích danh?
a.Là chứng từ ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi (1) người chuyên chở,
hoặc đại lý đích danh hoặc thay mặt người chuyên chở; (2) thuyền trưởng, hoặc đại
lý đích danh hoặc thay mặt thuyền trưởng;
b.Ghi rõ tên hàng hóa đã gởi, nhận để chở hoặc đã được xếp lên tàu tại nơi qui định
trong L/C;
c.Ghi rõ nơi gởi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao hàng và nơi hàng đến cuối cùng
được qui định trong thư tín dụng;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
185.Việc dùng các từ viết tắt sau trong các chứng từ xuất trình : “Ltd” hay
“Tld” thay cho “Limited”; “Mt” thay cho “Metric tons” có được ngân
hàng chấp nhận hay không? a.Có
b.Không
186.Việc dùng các từ viết tắt sau trong các chứng từ xuất trình : “kgs”
hay “kos” thay cho “kilos” có được ngân hàng chấp nhận hay không?
a.Có
b.Không
187.Trên các chứng từ xuất trình cho ngân hàng yêu cầu thanh toán, nếu
có thông tin hoặc số liệu cần sửa chữa và thay đổi (những chứng từ đó
không phải là do người thụ hưởng lập) thì phải thể hiện là a.Được xác thực
bởi người phát hành chứng từ;
b.Được xác thực bởi người được người phát hành ủy quyền thực hiện;
c.Câu a hay b đều đúng.
188.Các chứng từ nào sau đây phải ghi ngày, tháng ngay cả L/C không yêu
cầu?
a.Hối phiếu;
b.Chứng từ bảo hiểm;
c.Chứng từ vận tải;
lOMoARcPSD|25865958
d.Cả 3 chứng từ trên.
189.Trên các chứng từ xuất trình, ngày, tháng có thể diễn đạt theo các
hình thức khác nhau, cách ghi ngày tháng nào là chính xác? a.The 9th of
December 2008;
b.9.12.2008, 09Dec2008;
c.12.9.2008, 120908 ;
d.Tất cả các trường hợp trên đều đúng.
190.Theo ISBP 2007, chứng từ nào trong các chứng từ sau không phải là
chứng từ vận tải
a.Lệnh giao hàng hay Biên lai nhận hàng của người giao nhận;
b.Giấy chứng nhận giao hàng của người giao nhận;
c.Giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận hay Biên lai hàng hóa của
người giao nhận;
d.Tất cả các chứng từ trên.
191.Theo ISBP2007, nếu L/C cho phép xuấttrình các bản sao chứng từ vận tải
thay cho bản gốc thì trên các chứng từ vận tải có nhất thiết phải ký và ghi
ngày tháng không? a.Có
b.Không
192.Nếu ngôn ngữ của L/Cđược phát hành bằng tiếng Anh thì
a.Các chứng từ do Người thụ hưởng phát hành cũng được khuyến khích thể hiện
bằngtiếng Anh;
b.Cá chứng từ của L/C bắt buộc ký phát bằng tiếng Anh.
193.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác?
a.Nếu L/C yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì xuất
trình bản gốc hay bản sao đều được ngân hàng chấp nhận;
b.Nếu L/C yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì ít
nhất 1 bản gốc phải được Người hưởng lợi xuất trình.
194.Một Ngân hàng chỉ định rằng việc xuất trình chứng từ là phù hợp và
chuyển chứng từ đến Ngân hàng phát hành, nhưng chứng từ bị thất lạc trong
quá trình chuyển giao giữa Ngân hàng chỉ định và Ngân hàng phát hành. Như
vậy, trách nhiệm của Ngân hàng phát hành là
lOMoARcPSD|25865958
a.Phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho Ngân hàng
chỉ định cho dù Ngân hàng chỉ địnhchưa thanh toán hoặc chưa thương lượng thanh
toán;
b.Không thanh toán hoặc không thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho
Ngân hàng chỉ định;
c.Phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho Ngân hàng
chỉ định khi Ngân hàng chỉ địnhđã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán.
195.Từ “on” và từ “about” dùng với ngày tháng
a.Theo UCP 600,sẽ được giải thích là ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng xảy ra
vào khoảng thời gian 5 ngày làm việc trước và 5 ngày làm việc sau tính từ ngày qui
định;
b.Theo UCP 600,sẽ được giải thích là khoảng thời gian 5 ngày dương lịch trước
cho đến 5 ngày dương lịch sau tính từ ngày qui định, bao gồm cả ngày đầu và ngày
cuối và được sử dụng để giải thích cho bất cứ sự việc nào; c.Câu a và câu b đều
đúng.
196.Trên L/C không ghi rõ L/C có thể chuyển nhượng. Hỏi người hưởng lợi
thứ nhất có thể yêu cầu chuyển nhượng thu nhậpcho người hưởng lợi thứ
hai được không? a.Không
b.Có
197.Đối với L/C chuyển nhượng, các chi phí như là hoa hồng, lệ phí, thủ tục
phí hoặc chi phí xảy ra trongquá trình chuyển nhượng do ai thanh toán?
a.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyểnnhượng, tất cả các chi phí do
Người thụ hưởng thứ nhất thanh toán;
b.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
Người thụ hưởng thứ hai thanh toán;
c.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
người Ngân hàng phát hành thanh toán;
d.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
Người làm đơn xin mở thư tín dụng thanh toán.
198.Ngân hàng phát hành có thể là Ngân hàng chuyển nhượng?
a.Có
b.Không
lOMoARcPSD|25865958
199.Thư tín dụng chuyển nhượng có thể chuyển nhượng từng phần được cho
nhiều Người hưởng lợi thứ hai được không?
a.Có, với điều kiện thư tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần;
b.Không.
200.Đối với L/Cchuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ hai có thể chuyển
nhượng cho bất cứ Người thụ hưởng kế tiếp (người hưởng lợi thứ ba) hay
Người hưởng lợi thứ hai có thể chuyển nhượng lại cho Người hưởng lợi thứ
nhất?
a.Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là Người thụhưởng kế tiếp;
b.Người thụ hưởng thứ nhất có thể được coi là Người thụ hưởng kế tiếp;
c.Một thưtín dụng đã chuyển nhượng cho Người hưởng lợi thứ hai thì không
thểchuyển nhượng được cho bất cứ Người thụ hưởng kế tiếp nào;
d.Cả hai câu a và c.
201.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng
cho 3 Người hưởng lợi thứ hai: A, B, C. Người thứ nhất đề nghị sửa đổi L/C:
Người hưởng lợi thứ hai A, B đồng ý sửa đổi, nhưng Người hưởng lợi C không
chấp nhận:
a.Việc từ chối sửa đổi của Người hưởng lợi C không làm mất đigiá trị chấp nhận
sửa đổi của Người hưởng lợi A, B;
b.Chỉ cần một trong những Người hưởng lợi
thứ hai từ chối sửa đổi thư tín dụng thì thư tín dụng chuyển nhượng không được
phép sửa đổi.
202.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ nhất muốn giữ bí mật
kinh doanh, không muốn cho Người hưởng lợi thứ hai biết ai là người làm
đơn xin mở L/C khi thực hiện chuyển nhượng L/C, thì tên Người hưởng lợi
thứ nhất có thể thay thế cho tên của Người yêu cầu mở thư tín dụng,
a.Đúng;
b.Sai.
203.Tỷ lệ bảo hiểm của L/C chuyển nhượng có phải là 100% trị giá của hóa
đơn thương mại?
a.Có, nếu trị giá của L/C chuyển nhượng nhỏ hơn trị giá của L/C gốc;
b.Có, nếu trị giá của L/C chuyển nhượng lớn hơn trị giá của L/C gốc.
204.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứnhất có thể chuyển
nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai trị giá bằng bao nhiêu so với trị giá của
L/C?
lOMoARcPSD|25865958
a.Có thể chuyển nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai toàn bộ trị giá của L/C;
b.Có thể chuyển nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai một phần trị giá của L/C;
c.Cả a và b đều đúng.
205.Ngân hàng phát hành sử dụng dịch vụ của một Ngân hàng khác để hỗ trợ
thực hiện chỉ thị của người yêu cầu mở L/C thì ai phải trả phí cho Ngân hàng
được chỉ định hỗ trợ này?
a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Ngân hàng thông báo L/C;
c.Người yêu cầu mở L/C;
d.Cả ba trường hợp trên đều sai.
206.Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng thông báo có nghĩa vụ hoặc trách
nhiệm trong trường hợp các chỉ thị mà họ truyền đạt đến Ngân hàng khác
không thực hiện hay không? (Ngaycả khi họ lựa chọn Ngân hàng đó). a.Có
b.Không
207.Nếu các quốc gia khác nhau có luật lệ và tập quán thanh toán tín dụng
chứng từ khác nhau. Ngân hàng phát hành gặp rủi ro do sự khác nhau về
tập quán thì ai gánh chịu hậu quả về rủi ro này? a.Ngân hàng phát hành;
b.Ngân hàng thông báo;
c.Người yêu cầu mở thư tín dụng;
d.Nguời xuất khẩu.
208.Nếu thư tín dụngqui định “các chi phí trả cho Ngân hàng thông báo do
Người thụ hưởng L/C chịu”. Tuy nhiên, Người thụ hưởng không giao hàng
và không xuất trình bộ chứng từ. Vậy, không thể thu các chi phí từ Người
thụ hưởng. Hỏi, các chi phí đó ai sẽ thanh toán cho Ngân hàng thông báo?
a.Ngân hàng phát hành;
b.Người mở L/C.
209.Nếu bất khả kháng xảy ra với ngân hàng khiến doanh nghiệp không thể
xuất trình chứng từ trong thời hạn có hiệu lực của L/C, Ngân hàng sẽ
không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh a.Đúng;
b.Sai.
210.Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự
chậm trễ chuyển giao chứng từ
lOMoARcPSD|25865958
a.Đúng;
b.Sai.
211.Nếu dữ liệu thông tin được gởi bằng fax, telex, swift bị mất hoặc không
chuyển hết nội dung, bị cắt xén thì Ngân hàng có chịu trách nhiệm gì không?
a.Có
b.Không
212.Ngân hàng chỉ định quyết định rằng việc xuất trình chứng từ là phù hợp
và chuyển chứng từ đến Ngân hàng phát hành. Nhưng chứng từ bị thất lạc
trong quá trình chuyển giao từNgân hàng chỉ địnhsang ngân hàng phát hành,
vậy Ngân hàng phát hành có thanh toán lại tiền cho Ngân hàng chỉ định hay
không?
a.Ngân hàng phát hành sẽ không hoàn lại tiền cho Ngân hàng chỉ định nếu chứng
từ bị thất lạc;
b.Ngân hàng phát hành phải hoàn lại tiền cho Ngân hàng chỉ định ngay cả khi
chứng từ bị thất lạc trong quá trình chuyển giao từ Ngân hàng chỉ định sang Ngân
hàng phát hành.
213.Người hưởng lợi yêu cầu Ngân hàng thông báo dịch vàgiải thích nội dung
L/C nhưng Ngân hàng thông báo từ chối. Ngân hàng có quyền làm như vậy
không?
a.Có, Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ hay trách nhiệm giải thích thuật ngữ
trong L/C và có thể chuyển nguyên các thuật ngữ đó mà không cần giải thích;
b.Không, Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm dịch và giải thích nội dung
L/C nếu người thụ hưởng yêu cầu.
214.Nhân viên ngân hàng A giải thích hoặc dịch sai nội dung của L/C, gây
chậm trễ cho việc xuất trình chứng từ hợp lệ của công ty hưởng lợi. Hỏi
ngân hàng A có chịu trách nhiệm liên đới hay không? a.Ngân hàng A phải
chịu trách nhiệm;
b.Ngân hàng A khôngphải chịu trách nhiệm.
215.L/C cho phép giao hàng từng phần và giao hàng thành 3 chuyến. Công ty
A không thực hiện chuyến giao hàng thứ hai, thì
a.L/C không còn giá trị đối với lần giao hàng thứ 2 đó và không còn giá trị đối với
lần giao hàng thứ 3;
b.L/C không có giá trị đối với lần giao hàng thứ 2 đó nhưng vẫn còn giá trị đối với
lần giao hàng thứ 3.
lOMoARcPSD|25865958
216.L/C qui định “không cho phép giao hàng làm nhiều lần”, người gởi hàng
xuất trình 4 hóa đơn bưu điện được đóng dấu và ký bởi cùng một hãng
chuyển phát, được phát hành cùng một ngày và cùng một nơi chuyển đến. Hỏi
các hóa đơn bưu điện đó có được coi là bất hợp lệ không? a.Có
b.Không
217.Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày nào sẽ được coi là
ngày giao hàng?
a.Ngày giao hàng là ngày đầu tiên được thể hiện trên bất cứ chứng từ vận tải nào;
b.Ngày giao hànglà ngày cuối cùng được thể hiện trên bất cứ chứng từ vận tải nào.
218.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, người hưởng lợi xuất trình nhiều
bộ chứng từ vận tải thể hiện giao ng trên nhiều phương tiện vận chuyển trong
cùng một phương thức vận tải (ôtô hoặc tàu biển hoặc máy bay...). Hỏi việc xuất
trình chứng từ vận tải như vậy có được coi là bất hợp lệ? a.Có,vì giao hàng trên
nhiều phương tiện vận chuyển;
b.Không, miễn là có cùng địa điểm nơi hàng đến.
219.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, Người thụ hưởng xuất trình
nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên cùng một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình, cùng chung một nơi hàng đến. Tuy
nhiên, các chứng từ vận tải lại ghi các ngày giao hàng khác nhau, các cảng xếp
hàng, nhận hàng để chở hoặc nơi gởi hàng khác nhau. Hỏi việc xuất trình
chứng từ vận tải như vậy có được coi là bất hợp lệ? a.Có
b.Không
220.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, Người thụ hưởng xuất trình bộ
chứng từ vận tải như thế nào là hợp lệ?
a.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển với nhiều phương thức vận tải khác nhau;
b.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển trong cùng mt phương thức vận tải;
c.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tảithể hiện giao hàng trên một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình miễn là có chung một nơi hàng đến.
221.Trường hợp nào sẽ không được coi là giao hàng từng phần?
a.Xuất trình nhiều giấy chứng nhận bưu phẩm được ký bởi dịch vụ bưu điện tại
cùng mộtnơi, một ngày và cùng nơi đến;
lOMoARcPSD|25865958
b.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển trong cùng mt phương thức vận tải;
c.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình miễn là có chung một nơi hàng đến; d.Câu a
và câu c
222.Hàng hóa được giao trên nhiều phương tiện vận tải khác nhau (nhiều ôtô,
nhiều tàu biển, nhiều máy bay...), biết rng các phương tiện vận tải đó xuất
phát cùng một ngày và đưa hàng đến cùngmột địa điểm đích, thì đó là
a.Giao hàng từng phần;
b.Không phải là giao hàng từng phần.
223.Nếu thư tín dụng kng qui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị:
bao, kiện, chiếc, bộ... Có nghĩa là cho phép sai biệt (dung sai) về khối lượng là
a.10%
b.5%
c.Không cho phépsai biệt về khối lượng
224.Sai lệch ± 5% về giá trị trong các chứng từ có được áp dụng trong các
trường hợp nào?
a.L/C không qui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị: bao, kiện, chiếc, bộ...và
tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C;
b.Trong L/C qui định mức sai lệch (dung sai) về giá trị là 10%;
c.Trong L/C ghi trị giá thanh toán khoảng 2 triệu USD (amount: about 2 million
USD).
225.Người xuất khẩu xuất trình hóa đơn thương mi có số lượng hàng nhiều
hơn 5% so với qui định của L/C, hóa đơn thương mạiđược coi là hợp lệ nếu :
a.L/C khôngqui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị bao, kiện, hoặc từng
chiếc riêng lẻ và tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C;
b.L/C qui địnhsố lượng hàng hóa tính bằng đơn vị bao, kiên, hoặc từng chiếc riêng
lẻ và tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C.
226.L/C qui định ngày xuất trình bộ chứng từ chậm nhất để yêu cầu thanh
toán lại vào ngày nghỉ lễ của ngân hàng, vậy người xuất khẩu xuất trình bộ
chứng từ yêu cầu thanh toán vào ngày làm việcđầu tiên của ngân hàng
(sau ngày nghỉ lễ) có được ngân hàng chấp nhận thanh toán? a.Có
lOMoARcPSD|25865958
b.Không
227.Ngày hết hạn hiệu lực của L/C trùng với ngày Ngân hàng đóng cửa do
đình công, vậy Người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ yêu cầu
thanh toán vào ngày làm việcđầu tiên của ngân hàng (sau ngày đình công)
có được Ngân hàng chấp nhận thanh toán? a.Có
b.Không
228.Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ bảo hiểm cho Ngân hàng để thanh
toán theo phương thức L/C khi
a.Khi L/C yêu cầu cần phải có chứng từ bảo hiểm;
b.Khi nhà xuất khẩu giao hàng theo điều kiện thương mại CIF và CIP;
c.Cả a và câu b.
229.Những chứng từ bảo hiểm nào có thể được xuất trình để yêu cu thanh
toán?
a.Đơn bảo hiểmcó chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy
quyền;
b.Giấy chứng nhận bảo hiểm chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người
bảo hiểm ủy quyền;
c.Tờkhai theo hợp đồng bảo hiểm có chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được
người bảo hiểmy quyền;
d.Cả ba trường hợp trêncó chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người bảo
hiểm ủy quyền.
230.Ai phát hành và ký trên các chứng từ bảo hiểm thì được chấp nhận thanh
toán?
a.Công ty bảo hiểm;
b.Người bán bảo hiểm;
c.Đại lý của của công ty bảo hiểm hay người bán bảo hiểm;
d.Người được ủy quyền của công ty bảo hiểm hay của người bán bảo hiểm;
e.Cả bốn trường hợp trên.
231.L/C kng qui định rõ số lượng các chứng từ bảo hiểm phải xuất trình.
Hỏi người mua bảo hiểm phải xuất trình cho Ngân hàng bao nhiêuchứng từ
bảo hiểm?
a.Một chứng từ bảo hiểm gốc;
lOMoARcPSD|25865958
b.Chứng từ bảo hiểm ghi rõ là phát hành nhiều hơn mt bản gốc, thì tất cả bản gốc
phải được xuất trình.
232.Qui định về đng tiền ghi trên chứng từ bảo hiểm đồng tiền ghi trong
thư tín dụng như thế nào ?
a.Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền với thư tín
dụng;
b.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại có thể khác so với đồng tiền ghi trong
thư tín dụng miễn là tổng số tiền quy đổi có giá trị thanh toán là bằng nhau.
233.Nếu L/C không qui định rõ giá trị hàng hóa cần được bảo hiểm, thì số tiền
bảo hiểm tối thiểu phải bằng bao nhiêu? a.100% giá trị hóa đơn thương mại;
b.110% giá trị hóa đơn thương mại;
c.110% của trị giá CIF hoặc CIP ca hàng hóa.
234.UCP 600 có qui định mức bảo hiểm tối đa của hàng hóa hay không?
a.Có
b.Không
235.Nếu L/C yêu cầu đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị
hàng hóa thì
a.Số tiền đó được coilà số tiền bảo hiểm tối thiểu;
b.Số tiền đó được coi là số tiền bảo hiểm tối đa;
c.110% của trị giá CIF hoặc CIP ca hàng hóa mới được coi là số tiền bảo hiểm tối
thiểu.
236.Chứng từ bảo hiểm có cần ghi rõ địa điểm được bảo hiểm hàng hóa?
a.Phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhận hàng để chở đến nơi dỡ
hàng theo quy định của L/C;
b.Phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi giao hàng đến nơi hàng đến
cuối cùng theo quy định của L/C; c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
237.L/C yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và chứng từ bảo hiểm được xuất trình
có điều khoản hay ghi chú “mọi rủi ro”nhưng tiêu đề không có ghi “mọi rủi
ro”, chứng từ bảo hiểm này có được chấp nhận hay không? a.Có
b.Không
238.Nếu thư tín dụng qui định xuất trình chứng từ bảo hiểm với mức bảo
hiểm “rủi ro thông thường”, chứng từ bảo hiểm xuất trình trên đó không
lOMoARcPSD|25865958
ghi rõ bảo hiểm “rủi ro thông thường”. Vậy chứng từ bảo hiểmy có bị coi
là bất hợp lệ hay không? a.Có
b.Không
239.Nếu L/C qui định xuất trình chứng từ bảo hiểm với mức bảo hiểm “rủi ro
tập quán”, chứng từ bảo hiểm xuất trình trên đó không ghi rõ bảo hiểm “rủi
ro tập quán”. Vậy chứng từ bảo hiểm này có bị coi là bt hợp lệ hay kng?
a.Có
b.Không
240.Nếu L/C qui định “Bồi thường sẽ được thực hiện khi giá trị hàng hóa bị
tổn thất”. Chứng từ bảo hiểm xuất trình trênđó kng ghi rõ loại bảo hiểm.
Vậy chứng từ bo hiểm này có bị coi là bất hợp lệ? a.Có
b.Không
241.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Bồi thường sẽ được thực hiện khi có 7%
trị giá hàng hóa trở lên bị tổn tht”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty
bảo hiểm là 6% giá trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho
chủ hàng?
a.Đền bù 7% giá trị hàng hóa;
b.Đền bù 6% giá trị hàng hóa;
c.Không bồi thường cho chủ hàng vì giá trị tổn thất chưa đạt tới mức được bồi
thường thiệt hại.
242.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Bồithường sẽ được thực hiện khi có 8%
trị giá hàng hóa trở lên bị tổn tht”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty
bảo hiểm là 9% giá trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho
chủ hàng?
a.Đền bù 8% giá trị hàng hóa;
b.Đền bù 9% giá trị hàng hóa;
c.Đền bù 2% giá trị hàng hóa;
d.Không bồi thường cho chủ hàng vì giá trị tổn thất chưa đạt tới mức được bồi
thường thiệt hại.
243.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi “Chỉ được bồi thường trên 10% giá trị
hàng hóa bị tổn thất”. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng
trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất và mức thiệt hại được giám định
là: a.4% trị giá hàng hóa;
lOMoARcPSD|25865958
b.12% trị giá hàng hóa;
c.10% trị giá hàng hóa.
244.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Chỉ bồi thường trên 5% trị giá hàng
hóa bị tổn thất”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty bảo hiểm là 9% giá
trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho chủ hàng ? a.4% trị
giá hàng hóa;
b.9% trị giá hàng hóa;
c.2% trị giá hàng hóa.
245.Một chứng từ bo hiểm ghi ngày hết hạn hiệu lực, điều này được hiểu như
thế nào?
a.Ngày hết hạn hiệulực đòi bồi thường bảo hiểm;
b.Liên quan đến ngày hàng cần được bốc lên tàu chậm nhất;
c.Liên quan đến ngày giao hàng hay nhận hàng để gởi chậm nhất;
d.Câu b và câu c.
246.Vận đơn xuất trình thể hiện trong các trường hơp sau, trường hợp nào
được chấp nhận?
a.Chứng từvận tải thể hiện hàng hóa phải được xếp lên boong. (Goods are loaded
on deck);
b.Chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa sẽ được xếp lên boong. (Goods will be loaded
on deck);
c.Chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa có thể được xếp lên boong. (Goods may be
loaded on deck).
247.Chứng từ vận tải có điều khoản ghi “Người gởi hàng xếp và đếm
“Người gởi hàng kê khai gồm có” là có thể chấp nhận hay không? a.Có
b.Không
248.Chi phí chuyển phát hàng đối với gởi hàng qua công ty kinh doanh bưu
điện sẽ tính cho
a.Người nhận hàng;
b.Người gởi hàng;
c.Ngân hàng phát hành;
d.Ngân hàng thông báo.
lOMoARcPSD|25865958
249.Biên lai chuyển phát hàng ghi rõ “Cước phí đã trả -Freight prepaid”.
Điều này có nghĩa là:
a.Cước phí được tính cho người nhận hàng;
b.Cước phí được tính cho người gởi hàng.
250.L/C qui định: cm chuyển tải, vận đơn vận tải đường bộ hoặc đường sắt
xuất trình ghi “hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải”. Vậy chứng từ vận tải
đường bộ hoặc đường sắt sẽ được chấp nhận hay kng?
a.Được, miễn là có cùng một chứng từ vận tải sử dụng suốt cho toàn bộ hành trình;
b.Không được chấp nhận vì L/C đã qui định là cấm chuyển tải.
251.Ngày giao hàng trên chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông
được xác định:
a.Ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ là ngày giao hàng;
b.Trên chứng từ vận tải có đóng dấu ghi ngày nhận hàng hoặc ngày giao hàng;
c.Chỉ ra ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa được nhận để giao được qui định
trong L/C;
d.Câu a hoặc câu b hoặc câu c đều đúng.
252.Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông như thế nào mới được
thanh toán?
a.Ghi rõ tên người chuyên chở;
b.Ghi rõ ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa được nhận để giao, gởi đi theo qui
định của L/C;
c.Ghi rõ nơi giao hàng đến theo đúng qui định của L/C;
d.Cả ba trường hợp trên.
253.Ngày nào được coi là ngày giao hàng trên vận đơn hàng không?
a.Nếu L/C qui định ngày giao hàng thực tế phải thể hiện trên vận đơn hàng không
thì ngày giao hàng thực tế chính là ngày giao hàng;
b.Nếu L/C không yêu cầu phải ghi ngày giao hàng thực tế phải thể hiện trên vận
đơn hàng không thì ngày phát hành chứng từ vận tải hàng không chính là ngày
giao hàng;
c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
254.Trên vận đơn hàng kng phải ghi rõ sân bay đi và sân bay đến theo qui
định của L/C?
lOMoARcPSD|25865958
a.Đúng
b.Sai
255.Nội dung các điều khoản và điều kiện chuyên chở của vận đơn hàng
không nhân viên ngân hàng có cn kiểm tra kỹ hay không? a.Có
b.Không
256.L/C qui định cấm chuyển tải, vận đơn hàng ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể
chuyển tải, vậy xuất trình vận đơn hàng không đó có được coi là hợp lệ
không?
a.Được, nếu toàn bộ hành trình chuyên chở sử dụng chung một chứng từ vận tải
hàng không;
b.Không, vì L/C qui định cấm chuyển tải;
c.Được, nếu toàn bộ hành trình chuyên chở sử dụng nhiều chứng từ vận tải hàng
không.
257.Trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có cn ghi rõ chính xác cảng
bốc hàng và cảng dỡ hàng theo qui định của L/C hay không? a.Có
b.Không
258.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, có thể ghi cảng dỡ hàng là mt
loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như qui định của thư tín dụng? (Ví dụ:
nơi giao hàng là cảng ở Pháp) a.Có
b.Không
259.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, nhân viên ngân hàng có cần kiểm
tra các hợp đồng thuê tàu không nếu L/C yêu cầu xuất trình hợp đồng thuê
tàu? a.Có
b.Không
260.Thế nào là chứng từ giao dịch được?
a.Chứng từ có khả năng thế chấp, mua bán từ người này sang người khác;
b.Chứng từ có khả năng cầm cố chuyển nhượng từ người này sang người khác;
c.Cả haitrường hợp trên đều đúng.
261.Chứng từ nào là chứng từ không giao dịch được ?
a.Air-Waybill, Road-Waybill, Rail-Waybill, Multimodal-Waybill;
b.Sea-Waybill, Ocean-Waybill, Liner-Waybill, Cargo way receipt;
c.Straight Bill of Lading;
lOMoARcPSD|25865958
d.Tất cả các chứng từ trên.
262.Nếu trên vận đơn đường biển ghi ngày cấp vận đơn và ghi chú ngày bốc
hàng lên tàu, thì ngày nào được xem là ngày giao hàng? a.Ngày cấp vận đơn;
b.Ngày ghi chú bốc hàng lên tàu.
263.L/C qui định cấm chuyển tải, người xuất khẩu xuất trình một B/L sử
dụng trong suốt quá trình vận chuyển và có ghi “cóthể chuyển tải hoặc
không”, vậy B/L như thế có được chấp nhận thanh toán hay không? a.Có
b.Không
264.Nếu L/C không qui định rõ hàng hóa có được chuyển tải hay không, thì
hàng hóa có thể chuyển tải hoặc không thể chuyển tải miễn là sử dụng
chung một vận đơn? a.Đúng
b.Sai
265.Nếu trên vận đơn đường biển qui định “người chuyên chở có quyền
chuyển tải” thì ngân viên ngân hàng có cần xem xét đến vấn đề chuyển tải hay
không? a.Có
b.Không
266.Nhân viên ngân hàng có cần kiểm tra nội dung về các điều kiện và điều
khoản chuyên chở của vậnđơn đường biển? a.Có
b.Không
267.Vận đơn đường biển rút gọn hoặc vận đơn đường biển trắng lưng có được
thanh toán hay không? a.Có;
b.Không.
268.Nếu trên vận đơn đường biển ghi dòng chữ “con tàu dự định” hoặc “cảng
bốc hàng dự định, và vận đơn đường biển xuất trình có ghi ngày bốc hàng
lên tàu, tên con tàu thực sự chuyên chở, cảng bốc hàng trùng với cảng bốc
hàng trên L/C. Trong trường hợp này vận đơn đường biển có được thanh
toán?
a.Được;
b.Không.
269.Đặc điểm cơ bản của chứng từ vận tải đa phương thức xuất trình trong
phương thức thanh toán L/C là a.Chứng từ vận tải đích danh;
b.Chứng từ vận tải vô danh.
lOMoARcPSD|25865958
270.Tại sao trong L/C phải qui định về vấn đề chuyển tải hàng hóa?
a.Vì ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa;
b.Sự bốc dỡ hàng từ tàu này sang tàu khác làm hàng hóa dễ bể, dễ gãy, dễ tổn thất,
hao hụt...;
c.Hàng hóa dễ bị tổn thất trong quá trình chuyển tải;
d.Cả ba câu trên đều đúng.
271.Chuyển tải hàng hóa là
a.Là dỡ hàng từ phương tiện tàu thủy và bốc lên phương tiện máy bay;
b.Là dỡ hàng từ phương tiện máy bay này và bốc lên phương tiện máy bay khác;
c.Cả hai trường hợp trên đều đúng.
272.Vận đơn tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu là gì?
a.Là chứng từ vận tải có bất k sự thể hiện nào là nó phụ thuộc vào hợp đồng thuê
tàu;
b.Là chứng từ vận tải không có bất kỳ sự thể hiện nào là nó phụ thuộc vào hợp
đồng thuê tàu.
273.Nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận chứng từ vận tải có cần kiểm tra các
điều khoản và điều kiện khi sau vận đơn không? a.Có
b.Không
274.Chứng từ có cần mang tên giống hệt như qui định của L/C hay kng?
a.Có, chứng từ phải mang tên giống hệt như qui địnhcủa L/C;
b.Không nhất thiết, chứng từ có thể được đặt tên theo đúng qui định của L/C, hoặc
được mang một tên tương tự hoặc không có tên (nhưng phải thể hiện chức năng
của chứng từ mà L/C yêu cầu).
275.L/C qui định xuất trình “Packing list”, các chứng từ xuất trình sau có
chứng từ nào không được chấp nhận? a.Detailed packing list;
b.Packing note, Packing and Weight list;
c.Chứng từ không có tên nhưng thể hiện chức năng như một giấy chứng nhận đóng
gói hàng hóa;
d.Các chứng từ trêncũng được chấp nhận.
276.Các chứng từ có sẵnô dành cho chữ ký, vậy có nhất thiết ký vào ô đó hay
không?
lOMoARcPSD|25865958
a.Có, ngay cả khi L/C không yêu cầu;
b.Không, nếu L/C không yêu cầu.
277.UCP có phải là văn bản duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ không? a.Phải;
b.Không, ngoài UCP còn có URR 725, ISP 98, eUCP, ISBP...
278.Khi áp dụng eUCP, chứng từ điện tử xuất trình không phù hợp với L/C sẽ
vô giá trị và không cần trả lại cho người xuất trình. Còn khi áp dụng UCP cho
việc xuất trình chứng từ văn bản thì chứng từ không phù hợp với L/C vẫn là
chứng từ hàng hóa và phải trả lại cho người xuất trình? a.Đúng;
b.Sai.
279.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra tính chân thật của chữ ký?
a.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ điện tử mới kiểm tra tính chân thật của chữ ký;
b.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ văn bản mới kiểm tra tính chân thật của chữ ký;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều kiểm tra tính chân thật của chữ ký.
280.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra nội dung dữ liệu của chứng
từ?
a.Sai, khi xuất trình chứng từ văn bản nhân viên ngân hàng kiểm tra bề mặt của
chứng từ;
b.Đúng, cả hai trường hợp, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra nội dung dữ liệu
của chứng từ;
c.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ điện tử nhân viên ngân hàng mới kiểm tra nội
dụng dữ liệu của chứng từ; d.Câu a và c.
281.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra tính chân thật của chứng từ?
a.Sai, chỉ có chứng từ xuất trình văn bản mới kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
b.Sai, chứng từ xuất trình văn bản không kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
d.Sai, chỉ có chứng từ xuất trình điện từ mi kiểm tra tính chân thật của chứng từ,
còn chứng từ xuất trình văn bản không kiểm tra tính chân thật của chứng từ.
282.Một eL/C (thưtín dụng điện tử) được phát hànhcó ghi “dẫn chiếu theo
eUCP 1.1”, điều này có nghĩa là
lOMoARcPSD|25865958
a.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo eUCP 1.1 chứ không cần tuân theo UCP;
b.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo cả eUCP 1.1 lẫn UCP 600;
c.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo eUCP 1.1 và UCP 500.
283.Một thư tín dụng có tham chiếu eUCP thì cũng là tham chiếu UCP
mà không cần diễn đạt thêm là bộ phận của UCP? a.Đúng;
b.Sai.
284.Chứng từ văn bản là gì ?
a.Có nghĩa là một chứng từ thể hiện dưới hình thức bằng giấy truyền thống;
b.Có nghĩa là dữ liệu được xây dựng, được tạo ra, được gởi đi, được giao dịch,
được tiếp nhận hoặc được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.
285.Chứng từ điện từ là gì ?
a.Có nghĩa là dữ liệu được xây dựng, được tạo ra, được gởi đi, được giao dịch,
được tiếp nhận hoặc được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử;
b.Dữ liệu có khả năng xác nhận được bề ngoài của người gởi và các nguồn dữ liệu
nêu trong đó và dữ liệu đó có được duy trì trọn vẹn và không thể thay đổi được;
c.Có thể kiểm tra được tính phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng
eUCP;
d.Câu a, câu b và câu c.
286.Các chứng từ điện tử có thể xuất trình riêng biệt mà không cần xut trình
đồng thời? a.Đúng;
b.Sai.
287.Khi áp dụng xuất trình chứng từ điện tử hay xuất trình chứng từ văn bản
đều cho phép xuất tnh một hay nhiều lần?
a.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ văn bản mới cho phép xuất trình nhiều lần;
b.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ bằng giấy mới cho phép xuất trình nhiều lần;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều cho phép xuất trình một hay nhiều lần;
d.Sai, chỉ có chứng từ điện tử mới cho phép xuất trình một hay nhiều lần.
288.Một L/C không nêu rõ tham chiếu theo bản diễn giải nào về việc xuất
trình chứng từ điện tử thì ápdụng theo bản nào? a.Áp dụng theo bản 1.1
eUCP;
b.Áp dụng theo bản 1.0 eUCP;
c.Áp dụng theo bản đang có hiệu lực tính từ thời điểm phát hành thư tín dụng hoặc
lOMoARcPSD|25865958
sữa đổi thư tín dụng (nếu có);
d.Không áp dụng bản nào cả.
289.Ngày phát hành chứng từ điện tử
a.Ngày mà vào ngày đó chứng từ điện tử thể hiện đã được gởi đi bởi người phát
hành;
b.Trên chứng từ điện tử có qui định một ngày phát hành cụ thể;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
290.Nếu chứng từ điện tử là chứng từ vận tải thì làm thế nào để xác định được
ngày giao hàng nếu trên chứng từ không ghi rõ ngày giao hàng hay ngày gởi
hàng đi?
a.Sẽ không xác định được ngày nào là ngày giao hàng;
b.Ngày phát hành chứng từ điện tử sẽ được coi như là ngày giao hàng;
c.Ngày nhận chứng từ điện tử sẽ được coi như là ngày giao hàng.
291.UCP điều chỉnh toàn bộ nội dung của L/C còn eUCP chỉ điều chỉnh
xuất trình chứng từ điện tử hoặc xuất trình chứng từ hỗn hợp: chứng từ
văn bản và (hoặc) chứng từ điện tử? a.Sai;
b.Đúng.
292.Khi áp dụng eUCP, nếu có sự khác nhau giữa các điều khoản UCP và
eUCP thì
a.UCP có giá trị pháp lý điều chỉnh ở những phần khác nhau đó;
b.eUCP có giá trị pháp lý điều chỉnh ở những phần khác nhau đó.
293.Khi áp dụng eUCP, chứng từ điện từ cho phép xuất trình chứng từ lại
trong vòng 30 ngày, còn UCP qui định không cho xuất trình lại đối với chứng
từ văn bản?
a.Sai, chứng từ điện tử hay chứng từ văn bản đều được xuất trình lại;
b.Đúng, chứng từ điện từ được phép xuất trình lại trong vòng 30 ngày nếu L/C còn
hiệu lực.
294.UCP kng qui định Người xuất trình phải có trách nhiệm thông báo
bằng thư hay bằng điện rằng họ đã hoàn thành việc xuất trình chứng từ,
còn eUCP qui định khi xuất trình chứng từ điện tử thì Người xuất trình
phải thông báo hoàn thành xuất trình chứng từ điện tử, nếu Người xuất
trình không thông báo hoặc thông báo chậm thì xem như Ngân hàng có
quyền từ chối thanh toán. a.Đúng;
lOMoARcPSD|25865958
b.Sai.
295.eUCP có cho phép xuất trình chứng từ điện tử lại và chỉ được xuất
trình một lần và không được tái xuất trình? a.Sai;
b.Đúng.
296.Nếu xuất trình chứng từ điện tử 2 lần mà bị virut thì có thể thay bằng
chứng từ văn bản được kng? a.Không; b.Được;
c.eUCP không giải thích.
297.“Thông báo hoàn thành xuất trình” là áp dụng cho việc xuất trình chứng
từ điện tử hay chứng từ văn bản?
a.Chứng từ văn bản;
b.Chứng từ điện tử;
c.Cả hai loại chứng từ văn bản và điện tử.
298.“Thôngbáo hoàn thành xuất trình” mà Người hưởng lợi gởi có thể gởi
bằng chứng từ điện tử hoặc chứng từ văn bản ? a.Đúng;
b.Sai.
299.Theo eUCP, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra thông báo từ chối đối với
việc chuyển giao các chứng từ điện tử, Ngân hàng phát hành (hay Ngân hàng
xác nhận nếu có, hoặc Ngân hàng ch định...) sẽ
a.Hoàn trả lại bất cứ các chứng từ văn bản nào mà trước đó chưa trả lại cho Người
xuất trình;
b.Trả lại chứng từ điện tử cho Người xuất trình;
c.Hủy chứngtừ điện tử (không trả lại cho Người xuất trình);
d.Tất cả các câu trên đều đúng.
300.Theo eUCP, khi Ngân hàng thông báo từ chối việc xuất trình chứng từ
điện tử của Người thụ hưởng thì Ngân hàng phải nêu rõ lý do từ chối. Trong
những lý do từ chối dưới đây, lý do nào Ngân hàng từ chối việc xuất trình
chứng từ điện tử là sai?
a.Chứng từ điện tử không phù hợp với thư tín dụng;
b.Vì không nhận được thông báo hoàn thành;
c.Có thể xác nhận được tính chân thật bề ngoài ca chứng từ điện tử;
d.Trễ hạn xuất trình chứng từ theo qui định của L/C và theo qui định của thông báo
hoàn thành.
| 1/57

Preview text:

lOMoARcPSD| 25865958
300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm
a.Điều kiện về tiền tệ và điều kiện về thời gian thanh toán;
b.Điều kiện về địa điểm thanh toán và điều kiện về phương thức thanh toán;
c.Điều kiện về phương tiện thanh toán;
d.Tất cả các điều kiện trên.
2.Trong các đồng tiền sau đây, đồng tiền nào là tiền tệ quốc tế a.EUR; b.SDR; c.USD; d.EURvà SDR.
3.Tiền tệ tính toán là
a.Đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả và tính toán giá cả hợp đồng;
b.Đồng tiền được sử dụng để thanh toán hợp đồng.
4.Tiền tệ thanh toán là
a.Đồng tiền được sử dụng để thể hiện giá cả và tính toán giá cả hợp đồng;
b.Đồng tiền được sử dụng để thanh toán hợp đồng.
5.Theo pháp lệnh ngoại hối 2005, tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động tại Việt Nam được xem là người cư trú. a.Đúng b.Sai
6.Theo pháp lệnh ngoại hối 2005, công dân Việt Nam cư trú tại nước
ngoài dưới 12 tháng trong một năm được xem là a.Người cư trú; b.Người không cư trú.
7.Trong thanh toán quốc tế, nếu người mua trả tiền sau khi nhận bộ chứng
từ nhận hàng từ 3 đến 7 ngày thì được xem là a.Thanh toán sau; lOMoARcPSD| 25865958 b.Thanh toán ngay.
8.Trong thanh toán quốc tế, trình tự ưu tiên pháp lý được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
a.Luật quốc tế, luật quốc gia, các thông lệ và tập quán quốc tế;
b.Luật quốc gia, luật quốc tế, các thông lệ và tập quán quốc tế;
c.Các thông lệ và tập quán quốc tế, luật quốc tế, luật quốc gia;
d.Các thông lệ và tập quán quốc tế, luật quốc gia, luật quốc tế.
PHẦN 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9.Ngân hàng yết giá như sau USD/VND=16.820-16.890,
GBP/VND=25.12025.380. Tỷ giá mua GBP/USD sẽ là a.1,4873; b.1,5089.
10.Ngân hàng yết giá như sau USD/VND=16.820-16.890,
GBP/VND=25.12025.380. Tỷ giá bánGBP/USD sẽ là a.1,4873; b.1,5089.
11.Trong các khái niệm về tỷ giá hối đoái sau đây, khái niệm nào chính xác nhất
a.Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền;
b.Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng
một số đơn vị tiền tệ của nước khác.
12.Tại London, có tỷ giá sau: GBP/USD=1,1275-15. Điều này có nghĩa là
a.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1275, tỷ giá mua GBP/USD là 1,1215;
b.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1315, tỷ giá mua GBP/USD là 1,1275;
c.Tỷ giá bán GBP/USD là 1,1215, tỷ giá mua GBP/USDlà 1,1275. 13.Với
tỷ giá GBP/USD=1,1275, phần số và phần điểm của tỷ giá sẽ là
a.Phần số là 12, phần điểm là 75;
b.Phần số là 75, phần điểm là 12.
14.Khi đọc tỷ giá, các điểm 25, 50, 75 sẽ được đọc lần lượt là lOMoARcPSD| 25865958 a.1/4, 1/2, 3/4; b.25%, 50%, 75%; c.25, 50, 75.15.
15.Yết giá trực tiếp ngoại tệ là
a.1 đơn vị ngoại tệ được thể hiện bằng một số đơn vị bản tệ;
b.1 đơn vị bản tệ được thể hiện bằng một số đơn vị ngoại tệ.
16.Yết giá gián tiếp ngoại tệ là
a.1 đơn vị ngoại tệ được thể hiện bằng một số đơn vị bản tệ;
b.1 đơn vị bản tệ được thể hiện bằng một số đơn vị ngoại tệ.
17.Với tỷ giá GBP/USD thì
a.GBP là đồng tiền định giá còn USD là đồng tiền yết giá;
b.USD là đồng tiền định giá còn GBP là đồng tiền yết giá.
18.Tỷ giá GBP/USD=1,2115 có nghĩa là
a.1 GBP đổi được 1,2115 USD;
b.1 USD đổi được 1,2115 GBP.
19.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng về tác động của lạm phát đến tỷ giá sức mua
a.Khi lạm phát của đồng tiền định giá lớn hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ giá sức mua tăng;
b.Khi lạm phát của đồng tiền định giá nhỏ hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ giá sức mua tăng;
c.Khi lạm phát của đồng tiền định giá lớn hơn lạm phát của đồng tiền yết giá, tỷ giá sức mua giảm.
20.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng
a.Khi lãi suất trong nước tăng, vốn ngoại tệ ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào
trong nước để tìm kiếm một mức lãi suất cao hơn, tỷ giá hối đoái vì thế sẽ tăng;
b.Khi lãi suất trong nước tăng, vốn ngoại tệ ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào
trong nước để tìm kiếm một mức lãi suất cao hơn, tỷ giá hối đoái vì thế sẽ giảm; lOMoARcPSD| 25865958
c.Khi lãi suất trong nước tăng,người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, vì
thế tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
21.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu đúng
a.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, thúc
đẩy nhập khẩu vốn, hạn chế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế xuất khẩu vốn;
b.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng
như xuất khẩu vốn. Ngược lại, điều này sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ và nhập khẩu vốn;
c.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, hạn chế nhập
khẩu vốn nhưng góp phần thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu vốn;
d.Tỷ giá hối đoái tăng sẽ hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, xuất khẩu vốn
nhưng sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhập khẩu vốn. 22.Nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là

a.Tỷ lệ lạm phát tương đối giữa hai quốc gia;
b.Tỷ lệ lãi suất tuyệt đối giữa hai quốc gia;
c.Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối giữa hai quốc gia;
d.Tất cả các nhân tố trên.
PHẦN 3: CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
23.Theo UCP 600, Hóa đơn thương mại phải,
a.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký;
b.Do Người yêu cầu phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký;
c.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mởL/C; ghi bằng loại tiền của L/C; và nhất thiết phải ký; lOMoARcPSD| 25865958
d.Do Người thụ hưởng phát hành (trừ khi áp dụng thư tín dụng có thể chuyển
nhượng); phải đứng tên Người yêu cầu mở thư tín dụng; ghi bằng loại tiền của
L/C; và không nhất thiết phải ký.
24.Hóa đơn thươngmại chính thức là
a.Hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như:
Giao hàng nhưng giá hàng hóa mới là giá tạm tính, số lượng và chất lượng hàng
được quyết định tại cảng đích, thanh toán từng phần hàng hóa (trong trường hợp
hợp đồng giao hàng nhiều lần);
b.Hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng;
c.Hoá đơn có sự xác nhận của Phòng Thương mại nước người bán hoặc một cơ
quan có thẩm quyền của nước người mua đóng ở nước người bán theo yêu cầu của
cơ chế quản lý ngoại thương của nước người mua. Khi đã có xác nhận xuất xứ của
cơ quan chức năng, hóa đơn này có thêm chức năng là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
25.Theo UCP 600, phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ
a.Không được chấp nhận theo L/C;
b.Được chấp nhận theo L/C.
26.Chức năng của hóa đơn thương mại là
a.Thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không có hối phiếu kèm theo, hóa đơn
thương mại sẽ có tác dụng thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền;
b.Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị
hàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm;
c.Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua
có thể làm vai trò của một chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn. Khi hóa đơn đã
được chấp nhận trả tiền bởi người mua hay ngân hàng, nó trở thành công cụ tài trợ
cho hoạt động xuất nhập khẩu;
d.Bản sao hóa đơn thương mại được dùng như một thư thông báo kết quả giao
hàng, là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại;
e.Cả 4 trường hợp trên đều đúng. lOMoARcPSD| 25865958
27.Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hóa (Certificate of quantity/Quality) là
a.Chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng hoặc trọng lượng của hàng thực giao
và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng. Chứng từ này có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm
nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán;
b.Chứng từ do cơ quan Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã
đượcan toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc...;
c.Chứng từ do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho các hàng hóa là động vật (súc
vật, cầm thú...) hoặc các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da, cá...) hoặc bao bì
của chúng, xác nhận đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch;
d.Chứng từ do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn
gốc là thực vật, xác nhận hàng hóa đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, cỏ dại...
28.Chứng từ vận tải đích danh là chứng từ
a.Ghi rõ tên ngườichuyên chở và kèm theo chữ ký của họ;
b.Ghi rõ tên hàng hóa và dịch vụ đã được gởi đi;
c.Ghi rõ nơi gởi hàng đi hoặc nơi nhận để gởi và nơi nhận hàng;
d.Cả ba trường hợp trên.
29.Vận tải đa phương thức là
a.Dùng 2 phương tiện vận tải khác nhau để phối hợp chuyên chở 1 lô hàng từ càng đi tới cảng dỡ;
b.Dùng 2 phương tiện vận tải giống nhau (ví dụ 2 phương tiện tàu thủy) để chuyên
chở 1 lô hàng từ cảng đi tới cảng dỡ.
30.Thế nào là vận đơn đường biển hoàn hảo?
a.Là vận đơn không thêm điều khoản hay ghi chú rõ ràng điều kiện khiếm khuyết
của hàng hóa hay của bao bì;
b.Là loại vận đơn ngân hàng từ chối thanh toán;
31.Thế nào là vận đơn đường biển không hoàn hảo? lOMoARcPSD| 25865958
a.Là loại vận đơn ngân hàng chấp nhận thanh toán;
b.Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì;
c.Là loại vận đơn ngân hàng không chấp nhận thanh toán, trừ khi có qui định riêng; d.Câu b và c.
32.Thế nào là vận đơn đường biển đã xếp hàng (Shipped on board B/L)?
a.Là vận đơn được cấp trước khi xếp hàng hóa lên tàu;
b.Là vận đơn được cấp cho người gởi hàng khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu;
c.Là vận đơn ngân hàng không chấp nhận để thanh toán.
33.Thế nào là vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)?
a.Là vận đơn được cấp trước khi xếp hàng hóa lên tàu;
b.Là vận đơn được cấp cho ngườigởi hàng khi hàng hóa đã nằm trong khoang tàu;
c.Là vận đơn ngân hàng chấp nhận thanh toán.
34.Đối với vận đơn đường biển nhận hàng để xếp, sau khi hàng hóa được xếp
xuống tàu, người gởi hàng:
a.Phải đổi lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu mới được thanh toán;
b.Không cần đổi lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu cũng được thanh toán.
35.Thế nào là vận đơn đường biển theo lệnh?
a.Là vận đơn quy định người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gởi
hàng hoặc theo lệnh của ngân hàng;
b.Là vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ ngườinhận hàng ở mục “Consignee” và “Notify”.
36.Thế nào là vận đơn đích danh?
a.Là vận đơn mà hàng chỉ giao cho người có tên được ghi trên B/L;
b.Là vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng ở mục “Consignee” và “Notify”; c.Cả câu a và câu b. lOMoARcPSD| 25865958
37.Thế nào là vận đơn đường biển xuất trình? (Bearer B/L)
a.Là vận đơn vô danh và vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách trao tay;
b.Không ghi rõ tên người nhận hàng và cũng không ghi rõ theo lệnh của ai;
c.Người chuyên chở sẽ giao hàng cho bất cứ người nào cầm vận đơn và xuất trình cho người chuyên chở;
d.Cả ba câu a, câu b và câu c.
38.Thế nào là vận đơn đường biển đi thẳng (Direct B/L)?
a.Là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc
nhiều con tàu thuộc hai hay nhiều chủ tàu khác nhau;
b.Là B/L cấp cho các hàng hóa được chuyên chở bằng một con tàu đi từ cảng xếp
đến cảng đích, không chuyển tải;
39.Thế nào là vận đơn đường biển theo hợp đồng thuê tàu (Charter part B/L)?
a.Là loại vận đơn do thuyền trưởng tàu cấp;
b.Vận đơn chỉ in một mặt trước, còn mặt sau để trắng nên còn gọi là B/L lưng trắng (blank back B/L);
c.Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L, trừ khi có qui định khác trong L/C; d.Cả ba câu trên.
40.Thế nào là vận đơn đường biển tàu chợ (Bill of lading)?
a.Được ngân hàng thanh toán nếu lập theo đúng qui định của L/C;
b.Được sử dụng trong mua bán ngoại thương; c.Cả câu a và câu b.
41.Chữ ký của người chuyên chở thể hiện trên vận đơn hàng không được hiểu là chữ ký của a.Người chuyên chở;
b.Đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở;
c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
42.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, ai là người ký trên vận đơn? lOMoARcPSD| 25865958
a.Thuyền trưởng hay đại lý đích danh thay mặt cho thuyền trưởng;
b.Chủ tàu hoặc đại lý đích danh thay mặt cho chủ tàu;
c.Người thuê tàu hoặc đại lý đích danh thay mặt người thuê tàu;
d.Câu a hay câu b hay câu c đều đúng.
43.Đặc điểm cơ bản của vận đơn hàng không?
a.Các chứng từ vận tải này không phải là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên không
có khả năng thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu;
b.Các chứng từ vận tải này là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên cókhả năng thế
chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu.
44.Ai ký vào vận đơn đường bộ, đường sắt, đường sông? a.Người vận chuyển;
b.Đại lý của người vận chuyển;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
45.Chứng từ vận tải đường bộ hay đường sắt không ghi số bản gốc đã được
phát hành, thì số bản xuất trình sẽ được coi là một bộ đầy đủ? a.Đúng b.Sai
46.Một chứng từ vận tải đường sắt có ghi chú “bản gốc thứ hai” điều này có nghĩa là gì?
a.Sẽ được chấp nhận như là bản gốc;
b.Không được chấp nhận như là bản gốc.
47.Đặc điểm cơ bản của chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông là
a.Các chứng từ vận tải này không phải là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên không
có khả năng thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu;
b.Các chứng từ vận tải này là các chứng từ sở hữu hàng hóa nên có khả năng thế
chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu.
48.Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm có thể muộn hơn ngày giao hàng được không? lOMoARcPSD| 25865958
a.Không, trừ trường hợp chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng bảo hiểm có hiệu lực kể
từ ngày muộn hơn ngày giao hàng;
b.Có, các chứng từ bảo hiểm không được ghi ngày phát hành sau ngày bốc hàng
lên tàu hoặc ngày giao hàng hoặc ngày nhận hàng để gởi.
49.Trên các chứng từ vận tải đa phương thức, những sửa chữa và thay đổi cần
phải được xác nhận của:
a.Người chuyên chở, thuyền trưởng;
b.Đại lý của người chuyên chở;
c.Đại lý của thuyền trưởng;
d.Câu a, câu b hay câu c đều đúng.
PHẦN 4: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
50.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam”, hối phiếu đòi nợ là
giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán
“không điều kiện” một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm
nhất định trong tương lai cho Người thụ hưởng.“Không điều kiện” ở đây được hiểu là

a.Người hưởng lợi hối phiếu là người sẽ được thanh toán mà không phải thực hiện
bất kỳ một điều kiện nào do Người bị ký phát đưa ra;
b.Người bị ký phát không thể từ chối việc thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn;
c.Số tiền được thanh toán được đưa ra một cách vô điều kiện;
d.Người ký phát ký phát hối phiếu một cách vô điều kiện.
51.Điểm khác biệt cơ bản giữa hối phiếu và lệnh phiếu là
a.Hối phiếu là giấy đòi nợ còn lệnh phiếu là giấy nhận nợ;
b.Hối phiếu là giấy nhận nợ còn lệnh phiếu là giấy đòi nợ.
52.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về hối phiếu
a.Hối phiếu thường có một bản chính và một bản phụ;
b.Hối phiếu không có bản phụ mà chỉ có bản chính;
c.Hối phiếu là giấy đòi nợ do người bán lập để đòi tiền người mua; lOMoARcPSD| 25865958
d.Số tiền trên hối phiếu phải được viết tối thiểu hai lần và hai lần này không nhất thiết phải giống nhau.
53.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về mặt hình thức
và ngôn ngữ sử dụng của hối phiếu
a.Hối phiếu phải được thành lập bằng văn bản theo mẫu quy định;
b.Chỉ được sử dụng một ngôn ngữ để tạo lập hối phiếu trừ tên và địa chỉ của các
bên tham gia có thể sử dụng tiếng địa phương;
c.Hối phiếu sử dụng bút chì, bút đỏ, mực dễ phai sẽ không có giá trị.
54.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về tính trừu tượng của hối phiếu
a.Hiệu lực pháp lý của hối phiếu không phụ thuộc vào nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu;
b.Việc thanh toán tiền của hối phiếu phải căn cứ vào các điều kiện được đưa ra trên hợp đồng;
c.Trên hối phiếu phải dẫn chiếu hợp đồng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên
liên quan đến hối phiếu;
d.Hối phiếu không cần có tiêu đề là “Hối phiếu”, chỉ cần có mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện.
55.Mệnh giá của hối phiếu phải được viết nhưthế nào?
a.Viết tối thiểu hai lần, có thể viết toàn bằng số, toàn bằng chữ hoặc vừa số vừa
chữ. Số tiền này phải được ghi rõ ràng, đơn giản và không cần phải thông qua một phép tính toán nào;
b.Viết hai lần, một lần bằng chữ, một lần bằng số và hai lần ghi phải hoàn toàn giống nhau;
c.Viết nhiều lần và có thể viết dưới dạng một phép tính đơn giản.
56.Nếu một hối phiếu có thời hạn trả tiền được quy định như sau “sau X ngày
sau khi nhìn thấy bản thứ.... của hối phiếu này” thì thời hạn xuất trình của
hối phiếu theo ULB 1930 sẽ là
a.5 ngày kể từ ngày ký phát;
b.6 tháng kể từ ngày ký phát;
c.1 năm kể từ ngày ký phát. lOMoARcPSD| 25865958
57.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về thời hạn thanh toán của hối phiếu
a.Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải được quy định một cách cụ thể trên hối
phiếu (tức là quy định một ngày cụ thể);
b.Thời hạn thanh toán của hối phiếu phải là một ngày có thể xác định được dựa vào
các thông tin sẵn có trên hối phiếuvà các thông tin khác có liên quan;
c.Thời hạn thanh toán của hối phiếu là thời hạn được nêu rõ trong hợp đồng thương
mại;d.Thời hạn thanh toán hối phiếu là 1 năm kể từ ngày ký phát.
58.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác về việc “chấp nhận” hối
phiếu của người bị ký phát
a.“Chấp nhận” hối phiếu có nghĩa là thanh toán hối phiếu;
b.Chấp nhận hối phiếu là viết lên tờ hối phiếu “chấp nhận” và điều này có nghĩa là
người bị ký phát cam kết sẽ thanh toán hối phiếu;
c.Chấp nhận hối phiếu là việc đính kèm theo hối phiếu một văn bản cam kết sẽ
thanh toán tiền trên hối phiếu.
59.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về việc chấp nhận hối phiếu
a.Việc chấp nhận hối phiếu phải là vô điều kiện;
b.Việc chấp nhận hối phiếu phải được thể hiện bằng chữ “chấp nhận” hoặc các chữ
tương tự của người bị ký phát trên bề mặt của hối phiếu;
c.Việc chấp nhận hối phiếu phải được người bị ký phát hối phiếu thực hiện bằng văn bản chính thức;
d.Hối phiếu phải được xuất trình để được chấp nhận trong thời hạn xuất trình.
60.Ký hậu hối phiếu có ý nghĩa pháp lý là
a.Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng;
b.Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người được chuyển nhượng;
c.Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng, đồng thời xác định
trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người được chuyển nhượng. lOMoARcPSD| 25865958
61.Ký hậu hối phiếu là
a.Người hưởng lợi tờ hối phiếu ký vào mặt sau của tờ hối phiếu để chuyển nhượng
quyền hưởng lợi cho một người khác;
b.Người ký phát hối phiếu ký vào mặt sau của tờ hối phiếu để chuyển nhượng;
c.Chuyển hối phiếu từ người này sang người khác.
62.Ký hậu để trắng là
a.Ký hậu không hạn chế quyền hạn của người được ký hậu;
b.Ký hậu mà không ghi tên người được ký hậu. Do vậy, ai là người cầm giữ
hối phiếu thì người đó là người hưởng lợi hối phiếu; c.Ký hậu mà không cần ký tên.
63.Theo ULB1930, ký hậu để trắng tức là người cầm nó có thể
a.Điền vào chỗ trống hoặc là tên chính mình hoặc là tên của một người nào khác;
b.Tái ký hậu để trắng hoặc cho một người nào khác;
c.Chuyển nhượng phiếu cho người thứ ba mà không điền vào chỗ trống và không ký hậu nó;
d.Câu a hay câu b hay câu c đều đúng.
64.Hình thức ký hậu nào sau đây là ký hậu hạn chế
a.Người ký hậu ghi “... trả theo lệnh của Nguyễn Văn A”;
b.Người ký hậu ghi “... chỉ trả cho Nguyễn Văn A”;
c.Người ký hậu không ghi trả cho ai cả mà chỉ ký tên.
65.Ông A kýhậu hối phiếu cho ông B và ghi “miễn truy đòi người ký hậu”,
điều này có nghĩa là
a.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với A;
b.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với người bị ký phát;
c.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông A không có quyền kháng nghị với người bị ký phát; lOMoARcPSD| 25865958
d.Nếu người bị ký phát từ chối thanh toán, ông B không có quyền kháng nghị với
ông A và người bị ký phát.
66.Ký hậu hối phiếu phải thỏa mãn những điều kiện nào thì mới được xem là hợp pháp
a.Ký hậu phải “vô điều kiện”;
b.Ký hậu không được phép ký hậu một phần số tiền trên hối phiếu;
c.Tất cả các điều kiện trên.
67.Thế nào là “mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện” ?
a.Lệnh không được đặt ra cho những điều kiện cho việc thanh toán;
b.Lệnh không phụ thuộc vào hoặc được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
c.Lệnh không qui định quyền và nghĩa vụ của những người liên quan trong hối
phiếu được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
d.Việc tham chiếu đến các văn bản khác trong hối phiếu tự thân nó sẽ không
làm cho hối phiếu trở thành có điều kiện (tham chiếu L/C...); e.Tất cả các
phương án trên đều đúng.
68.Địa điểm ký phát hối phiếuthông thường là địa chỉ của người lập phiếu
hoặc hối phiếu được ký phát ở đâu thì lấy địa điểm ký phát ở đó. Nếu một
hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì
a.Hối phiếu đó sẽ vô giá trị;
b.Người ta cho phép lấy địa chỉ bên cạnh tên của người ký phát làm địa điểm ký phát hối phiếu.
69.Trong một quan hệ thương mại, người ký phát hối phiếu là
a.Là người bán hàng hay là người xuất khẩu;
b.Là người trả tiền trên tờ hối phiếu;
c.Là người mua hàng hay là người nhập khẩu.
70.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ địa điểm trả tiền và cũng
không có địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền thì: a.Lấy địa điểm của
ngân hàng làm địa điểm trả tiền;
b.Hối phiếu đó vô hiệu. lOMoARcPSD| 25865958
71.Hối phiếu có 3 đặc điểm đó là tính trừu tượng, mệnh lệnh trả tiền vô điều
kiện và tính lưu thông? a.Đúng b.Sai
72.Theo ULB 1930, nếu ngày đáo hạn thanh toán hối phiếu rơi vào ngày nghỉ
lễ hợp pháp thì người hưởng lợi:
a.Có thể yêu cầu thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo (sau ngày nghỉ lễ);
b.Không thể yêu cầu thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo (sau ngày nghỉ lễ).
73.Theo ULB 1930,người cầm giữ hối phiếu có quyền lập bản sao của hối phiếu không? a.Có b.Không
74.Yếu tố nào sau đây là yếu tố không bắt buộc khi phát hành hối phiếu theo ULB 1930?
a.Tiêu đề của hối phiếu;
b.Số hiệu của hối phiếu;
c.Ngày, tháng ký phát hối phiếu;
d.Chữ ký của người ký phát hối phiếu.
75.Yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc khi phát hành hối phiếu theo ULB 1930?
a.Số hiệu của hối phiếu;
b.Địa điểm ký phát hối phiếu;
c.Chữ ký của người hưởng lợi;
d.Tiêu đề của hối phiếu.
76.Theo ULB 1930, một hối phiếu mà không xác định được thờigian thanh
toán thì xem như là
a.Thanh toán ngay khi xuất trình; b.Thanh toán sau; c.Hối phiếu vô hiệu;
d.Thanh toán ngay khi xuất trình. lOMoARcPSD| 25865958
77.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ ràng địa điểm trả tiền thì
a.Hối phiếu đó vô hiệu;
b.Lấy địa điểm ghi bên cạnh tên người trả tiền làm địa điểm trả tiền;
c.Lấy địa điểm ngân hàng làm địa điểm trả tiền.
78.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu rõ địa điểm trả tiền và cũng
không có địa chỉ bên cạnh tên của người trả tiền thì a.Lấy địa điểm ngân
hàng làm địa điểm trả tiền;
b.Hối phiếu đó vô hiệu;
c.Lấy nơi giao dịch chính hoặc cơ sở thường lệ của người trả tiền hoặc người chấp
nhận hoặc người lập phiếu.
79.Theo ULB 1930, một hối phiếu không nêu địa điểm ký phát hối phiếu thì
a.Lấy địa chỉ bên cạnh tên người ký phát làm địa điểm ký phát;
b.Hối phiếu đó vô hiệu, nếu bên cạnh tên người ký phát cũng không có địa chỉ;
c.Câu a và câu b đều đúng.
80.Theo ULB 1930, nếu một hối phiếu mang chữ ký giả mạo, hoặc chữ ký của
người không có thật thì a.Hối phiếu đó vô hiệu;
b.Nghĩa vụ của những người khác đã ký vào hối phiếu vẫn có hiệu lực;
c.Những người khác đã ký vào hối phiếu đó không có trách nhiệm gì cả.
81.Theo ULB 1930, hối phiếu có thể ký hậu để chuyển nhượng lại cho người ký phát? a.Đúng b.Sai82.
82.Theo ULB 1930, ký hậu chuyển nhượng có điều kiện thì hối phiếu được xem là a.Vô giá trị b.Có giá trị
83.Theo ULB 1930, cách thức ký hậu hối phiếu như thế nào?
a.Viết lên trên hối phiếu; lOMoARcPSD| 25865958
b.Lên một mảnh giấy gắn với hối phiếu;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
84.Theo ULB 1930, khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu có
quyền kiện thẳng người chấp nhận hối phiếu để đòi
a.Số tiền của hối phiếu không được chấp nhận hoặc không được thanh toán;
b.Tiền lãi (nếu có quy định – tính 6% kể từ ngày đến kỳ hạn của hối phiếu);
c.Những chi phí phản kháng và thông báo cũng như những chi phí khác;
d.Cả ba trường hợp trên.
85.Theo ULB 1930, khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu có
quyền kiện thẳng lên người chấp nhậnhối phiếu không? a.Có
b.Không, người cầm giữ hối phiếu bắt buộc phải kiện từ người chuyển nhượng hối phiếu cho mình.
86.Theo ULB 1930, bên nhận và thanh toán hối phiếu có quyền truy đòi các
bên có trách nhiệm với mình
a.Toàn bộ số tiền đã thanh toán;
b.Tiền lãi tính trên số tiền đã thanh toán nói trên ở mức 6% kể từ ngày thanh toán hối phiếu;
c.Bất cứ chi phí nào phát sinh có liên quan;
d.Cả ba trường hợp trên.
87.Theo ULB 1930, một hối phiếu được trả tiền ngay, phải được xuất
trình thanh toán trong vòng một năm. Tuy nhiên,người ký phát có thể:
a.Rút ngắn thời hạn xuất trình xuống dưới 1 năm;
b.Gia hạn thời hạn xuất trình trên 1 năm;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
88.Theo ULB 1930, một hối phiếu được trả tiền ngay, thì hối phiếu đóphải
được xuất trình thanh toán trong vòng một năm. Tuy nhiên, người ký hậu có thể
a.Rút ngắn thời hạn xuất trình xuống dưới 1 năm; lOMoARcPSD| 25865958
b.Gia hạn thời hạn xuất trình trên 1 năm;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
89.Khi hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng sẽ áp dụng
a.Luật hối phiếu áp dụng tại nơi thanh toán làm để tiêu chuẩn để đánh giá trong
trường hợp hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng;
b.Luật hối phiếu áp dụng tại nơi ký phát làm để tiêu chuẩn để đánh giá trong
trường hợp hối phiếu bị mất hoặc bị hư hỏng.
90.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu qui định thời hạn thanh toán là đầu
tháng 6 năm N thì ngày đến hạn của hối phiếu là a.Từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng 6; b.Ngày 1/6/N;
c.Hối phiếu đó vô hiệu.
91.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu qui định thời hạn thanh toán là cuối
tháng 6 năm N thì ngày đến hạn của hối phiếu là a.Từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 6; b.Ngày 30/6/N;
c.Hối phiếu đó vô hiệu.
92.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán vào một ngày cố định
tại một nơi mà lịch ở đó khác với lịch tại nơi phát hành hối phiếu thì ngày
hối phiếu đến hạn trả tiền được ấn định theo lịch của
a.Nơi phát hành; b.Nơi thanh toán;
c.Nơi phát hành hay nơi thanh toán cũng được.
93.Theo ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố
định sau kỳ hạn thì
a.Ngày phát hành được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
b.Ngày thanh toán được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
c.Thời hạn xuất trình được xem như ngày tương ứng của lịch ở nơi thanh toán;
d.Cả câu a, câu b và câu c đều đúng. lOMoARcPSD| 25865958
94.Theo ULB 1930, người hưởng lợi hối phiếu có thể bị ép buộc phải nhận
thanh toán hối phiếu trước khi đến hạn không? a.Có b.Không
95.Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền “vô điều kiện”. Vậy, trong những câu
trả lời dưới đây, hãy chọn câu trả lời mà đối với câu trả lời đó làm cho hối
phiếu sẽ trở thành có điều kiện.

a.Lệnh không được đặt ra cho những điều kiện cho việc thanh toán;
b.Lệnh phụ thuộc hoặc được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
c.Lệnh không qui định quyền và nghĩa vụ của những người liên quan trong hối
phiếu được điều chỉnh bởi các văn bản khác;
d.Việc tham chiếu đến các văn bản khác trong hối phiếu tự thân nó sẽ không làm
cho hối phiếu trở thành có điều kiện (tham chiếu L/C...).
96.Thông thường, ai là Người trả tiền trên tờ hối phiếu nếu hối phiếu được sử
dụng trong phương thức nhờ thu? a.Người xuất khẩu; b.Người nhập khẩu;
c.Ngân hàng của người nhập khẩu;
d.Ngân hàng của người xuất khẩu.
97.Thông thường, ai là người trả tiền trên tờ hối phiếu nếu hối phiếu được sử
dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? a.Người xuất khẩu; b.Người nhập khẩu;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng.
98.Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, tuy nhiên ngườitrả
tiền hối phiếu có thể đề ra điều kiện trong trường hợp nào?
a.Không thể đưa ra điều kiện bất kỳ nào nếu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu
yêu cầu thanh toán vì hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện;
b.Trong trường hợp nội dung và hình thức trái với luật lệ đang điều chỉnh hối phiếu.
99.Hình thức ký phát của hối phiếu sẽ phụ thuộc vào
a.Luật quốc gia nơi hối phiếu đó được ký phát; lOMoARcPSD| 25865958
b.Luậtquốc gia hối phiếu được thanh toán;
c.Luật quốc gia nơi hối phiếu bị kháng kiện.
100.Theo ULB 1930, thời hạn thanh toán của một hối phiếu có thểlà?
a.Ngay khi xuất trình hoặc vào một ngày cố định;
b.Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình;
c.Vào một thời gian cố định sau ngày chấp nhận hối phiếu;
d.Vào một thời gian cố định sau khi ký phát;
e.Câu a hoặc câu b hoặc câu c tùy thuộc vào quy định của hối phiếu.
101.Nghĩa vụ của người ký phát hối phiếu sẽ phụ thuộc vào
a.Luật quốc gia nơi hối phiếu được thanh toán;
b.Luật quốc gia nơi hối phiếu đó được ký phát.
102.Điều kiện để được phát hành séc là
a.Người phát hành séc phải có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, số tiền trên tài
khoản phải đầy đủ và khả dụng;
b.Người phát hành séc phải có tài khoản tại ngân hàng và được ngân hàng cho phép phát hành séc;
c.Người phát hành séc phải có tài khoản tại ngân hàng, số tiền trên tài khoản phải
đầy đủ và khả dụng vào thời điểm séc được nộp vào ngân hàng để thanh toán.
103.Về mặt hình thức, séc chỉ có giá trị nếu như
a.Nó được lập thành văn bản theo một mẫu in sẵn của ngân hàng;
b.Nó được lập thành văn bản nhưng không cần theo mẫu của ngân hàng;
c.Việc ký phát séc như thế nào là tùy thuộc vào người ký phát.
104.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam”thì thời hạn xuất trình của séc là
a.30 ngày kể từ ngày ký phát;
b.6 tháng kể từ ngày ký phát;
c.1 năm kể từ ngày ký phát. lOMoARcPSD| 25865958
105.Theo Luật công ước Geneve về séc 1931, thời hạn xuất trình của séc trong nước là a.8 ngày; b.1 tháng; c.1 tuần.
106.Theo ‘Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam’ ban hành năm
2005, hối phiếu đòi nợ (lệnh phiếu) không có địa điểm thanh toán thì a.Không có giá trị;
b.Thanh toán ở đâu cũng được;
c.Lấy địa chỉ của người pháthành làm địa điểm thanh toán;
d.Lấy địa chỉ của người hưởng lợi làm địa điểm thanh toán.
107.Theo ULB 1930, một lệnh phiếu không quy định thời hạn trả tiền thì được xem là a.Trả tiền ngay; b.Trả tiền sau.
108.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam” ban hành năm
2005, nếu séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát bị mất khả
năng thanh toán (như bị tuyên bố phá sản, giải thể, chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự, ...) thì

a.Séc vẫn có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực;
b.Séc không có giátrị thanh toán;
109.Theo “Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam” (2005), hối
phiếu đòi nợ được bảo lãnh nhưng người bảo lãnh không ghi tên người được
bảo lãnh thì có nghĩa là bảo lãnh cho
a.Người ký phát; b.Người bị ký phát; c.Người hưởng lợi; d.Cả 3 người trên.
110.Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (2005), thời hạn
chấp nhận hay từ chối hối phiếu đòi nợ là lOMoARcPSD| 25865958
a.Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình;
b.Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình;
c.Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình; d.Vô thời hạn.
111.Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam (2005), séc gạch
chéo có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ a.Có giá trị thanh toán;
b.Không có giá trị thanh toán;
c.Không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa
hai gạch chéo là Ngân hàng thu hộ. 112.Số của thẻ Visa thường có a.13 số; b.16 số; c.Hoặc 13 hoặc 16 số.
113.Số của thẻ Master thường có a.13 số; b.16 số; c.Hoặc 13 hoặc 16 số.
114.Số của thẻ Visa luôn luôn bắt đầu bằng a.Số 3; b.Số 5; c.Số 4; d.Số bất kỳ.
115.Số của thẻ Visa luôn luôn bắt đầu bằng a.Số 3; b.Số 5; c.Số 4;
d.Số bất kỳ. PHẦN 5:
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
116.Trong phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD), Ngân hàng
sẽ thanh toán cho người xuất khẩu khi a.Người mua đã nhận được hàng hóa; lOMoARcPSD| 25865958
b.Người bán xuất trình cho Ngân hàng những chứng từ theo yêu cầu; c.Cả câu a và câu b.
117.Căn cứ để Ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu trong phương
thức L/G (thư đảm bảo trả tiền) là a.Chứng từ; b.Hàng hóa;
c.Chứng từ và hàng hóa.
118.Điểm khác biệt cơ bản giữa phương thức L/G (thư đảm bảo trả tiền) và
phương thức A/P (thư ủy thác mua) là
a.Căn cứ để ngân hàng thanh toán cho người bán trong phương thức L/G là hàng
hóa còn trong phương thức A/P là chứng từ;
b.Căn cứ để ngân hàngthanh toán cho người bán trong phương thức L/G là chứng
từ còn trong phương thức A/P là hàng hóa.
119.Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm quy định bằng phương tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.Phương tiện chuyển tiềnở đây được hiểu là

a.Xe (đường bộ), máy bay (đường hàng không), tàu thủy (đường bộ);
b.Chuyển tiền bằng thư, bằng điện;
c.Chuyền tiền bằng mạng thanh toán SWIFT hoặc Weston Union, Money Gramme.
120.Trong phương thức thanh toán nhờ thu, trách nhiệm của ngân hàng là
a.Thu hộ tiền cho người bán. Tuy nhiên, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm
nếu người mua từ chối thanh toán tiền hàng;
b.Ngân hàng thu hộ tiền cho người bán và phải chịu trách nhiệm nếu như người
mua từ chối thanh toán tiền hàng;
c.Ngân hàng sẽ thanh toán tiền hàng thay cho khách hàng.
121.Điểm khác biệt cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn lOMoARcPSD| 25865958
a.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, bộ chứng từ nhận hàng sẽ được ngân
hàng sử dụng để ra điều kiện với người mua để thu hộ tiền còn trong phương thức
nhờ thu phiếu trơn, bộ chứng từ nhận hàng sẽ được người bán chuyển thẳng cho người mua;
b.Bộ chứng từ do người bán xuất trình cho ngân hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng
thanh toán tiền hàng cho người bán;
c.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, hối phiếu do người bán ký phát có ghi
điều kiện để người mua được nhận hàng còn trong phương thức nhờ thu phiếu trơn,
hối phiếu được ký phát một cách vô điều kiện.
122.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, điều kiện trả tiền D/P có nghĩa là
a.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải trả tiền ngay khi nhìn thấy
hối phiếu do người bán ký phát;
b.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải ký chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát;
c.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải chấp nhận hối các điều
kiện do ngân hàng thông báo đưa ra;
d.Người mua có thể nhận hàng trước rồi trả tiền sau.
123.Trong phương thức thu kèm chứng từ, điều kiện trả tiền D/A có nghĩa là
a.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải trả tiền ngay khi nhìn thấy
hối phiếu do người bán ký phát;
b.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải ký chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát;
c.Để được nhận bộ chứng từ nhận hàng, người mua phải chấp nhận hối các điều
kiện do ngân hàng thông báo đưa ra;
d.Người mua có thể nhận hàng trước rồi trả tiền sau.
124.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về phương thức nhờ thu
a.Ngân hàng nhờ thu không phải chịu trách nhiệm về việc chỉ thị nhờ thu có thực hiện được hay không; lOMoARcPSD| 25865958
b.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng nhờ thu không phải chịu
trách nhiệm về những chứng từ bị thiếu nếu những chứng từ này không được liệt
kê ra trong chỉ thị nhờ thu;
c.Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng nhờ thu không phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ;
d.Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng của người mua và sẽ giúp người mua thanh toán tiền hàng.
125.Điểm khác biệt cơbản giữa phương thức nhờ thu và phương thức thanh
toán thư tín dụng chứng từ là
a.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ là người thu hộ tiền cho người bán
còn trong phương thức thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng chứng từ
phải chịu trách nhiệm về việc thu hộ tiền cho người bán;
b.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ là người thu hộ tiền cho người bán
còn trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín
dụng cam kết sẽ thanh toán tiền hàng cho người bán khi người bán xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng;
c.Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng nhờ thu là ngân hàng của người bán, còn
trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng là
ngân hàng của cả người mua và người bán;
d.Trong phương thức nhờ thu, trách nhiệm của ngân hàng trong việc thu tiền thấp
hơn so với trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức thư tín dụng chứng từ.
126.Phát biểu nào trong những phát biểu sau đây là một phát biểu sai về
phương thức thư tín dụng chứng từ
a.Căn cứ để thanh toán của phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ là chứng từ;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho người bán
nếu người bán xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ;
c.Ngân hàng chỉ căn cứ vào tính chất pháp lý bên ngoài của bộ chứng từ để thanh
toán chứ không chịu trách nhiệm về nội dung pháp lý bên trong;
d.Ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo lãnh cho người mua, nếu người mua
không thanh toán được tiền hàng thì ngân hàng sẽ thanh toán hộ. lOMoARcPSD| 25865958
127.Phát biểu nào trong những phát biểu sau đây là phát biểuchính xác nhất
về mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng thương mại
a.L/C được ra đời từ một hợp đồng thương mại nhưng đến khi L/C bắt đầu có giá
trị hiệu lực, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại;
b.Các điều khoản của L/C phải tuân thủ theo hợp đồng và nếucó sự khác biệt giữa
L/C và hợp đồng thì sẽ căn cứ vào hợp đồng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
bên có liên quan đến quá trình thanh toán;
c.L/C và hợp đồng thương mại không có liên quan với nhau.
128.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác nhất về trách nhiệm của
ngân hàng mở thư tín dụng đối với nội dung của thư tín dụng
a.Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ chịu trách nhiệm chuyển tải đầy đủ nội dung
được đưa ra trong đơn xin mở thư tín dụng sang thư tín dụng chứ không phải chịu
trách nhiệm về những nội dung của thư tín dụng nếu như nó đã phù hợp với đơn xin mở thư tín dụng;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm về nội dung của thư tín dụng;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng phải có trách nhiệm mở ra một thư tín dụng với các
điều khoản rõ ràng và tuân thủ theo hợp đồng thương mại.
129.Nếu L/C được mở ra sau khi người mua chết hoặc mất khả năng thanh
toán hoặc tài khoản bị phong tỏa trong thời gian hiệu lực của L/C thì trách
nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng sẽ là

a.Ngân hàng mở thư tín dụng không có trách nhiệm phải thanh toán cho người bán
khi người bán xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của L/C;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng có trách nhiệm thanh toán cho người bán khi người
này xuất trình một bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo quy định củaL/C;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng được quyền từ chối thanh toán cho người bán;
d.Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán cho người bán một số tiền bằng đúng
số tiền ký quỹ của người mua.
130.Theo UCP 600, một L/C mở ra mà không ghi là “irrevocable” (không
thể hủy ngang) thì L/C này là L/C a.Có thể hủy ngang; b.Không thể hủy ngang.
131.Số tiền của thư tín dụng sẽ được ghi lOMoARcPSD| 25865958
a.Hai lần, một lần bằng chữ và một lần bằng số. Hai lần ghi này phải được ghi hoàn toàn giống nhau;
b.Hai lần, không nhất thiết phải ghi một lần bằng chữ, một lần bằng số. Hai lần này
phải được ghi hoàn toàn giống nhau;
c.Hai lần, một lần bằng chữ, một lần bằng số. Hai lần này không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau.
132.Trong phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ, người thanh toán
a.Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng mở thư tín
dụng chỉ định; b.Người mua;
c.Ngân hàng của người bán sẽ thanh toán tiền cho người bán và thu tiền ở người mua.
133.Theo UCP 600, các từ “approximately” “about” (vào khoảng) khi được sử
dụng để nói về số tiền, số lượng, ... thì dung sai cho phép sẽ là a.Không kém hơn hoặc nhiều hơn 10%;
b.Không kém hơn hoặc không nhiều hơn 5%.
134.Kim ngạch của L/C nên ghi
a.Dưới dạng tuyệt đối. Ví dụ: 5600 USD;
b.Dưới dạng một dung sai cho phép. Ví dụ: vào khoảng 5600 USD.
135.Nếu bạn là nhà xuất khẩu, bạn sẽ chọn ngày mở thư tín dụng nhưthế nào?
a.Ngày mở thư tín dụng phải trước ngày giao hàng một số ngày hợp lý và không
được trùng với ngày giao hàng. Số ngày này được tính tối thiểu bằng tổng số ngày
của số ngày cần phải có để thông báo thư tín dụng, số ngày lưu thư tín dụng tại
ngân hàng thông báo, số ngày cần thiết để chuẩn bị hàng hóa giao cho người nhập khẩu;
b.Ngày mở thư tín dụng phải sau ngày giao hàng một số ngày hợp lý để đảm bảo
rằng hàng đã được giao rồi;
c.Ngày mở thư tín dụng phải trước ngày giao hàng một thời gian đủ để chuẩn bị hàng hóa;
d.Ngày mở thư tín dụng phải trùng với ngày ký kết hợp đồng thương mại. lOMoARcPSD| 25865958
136.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng mở thư tín dụng, bạn có khuyến
khích Người mua đưa các điều khoản kiểu “đúng theo điều... của hợp đồng...”
(tức dẫn chiếu điều khoản của hợp đồng vào thư tín dụng) hay không và vì sao ?

a.Không,vì nhưvậy sẽ dễ dẫn đến tranh chấp khi tiến hành thanh toán và gây khó khăn cho ngân hàng;
b.Nên ghi nhưvậy vì thư tín dụng phải tuân theo hợp đồng. Dẫn chiếu trực tiếp theo
tài khoản nhưvậy thì thư tín dụng sẽ đỡ phức tạp;
c.Nên ghi nhưvậy vì khi L/C và hợp đồng gắn liền nhau;
d.Không,vì L/C và hợp đồng độc lập với nhau, ghi vào cũng không có ý nghĩa pháp lý.
137.Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là một phátbiểu không chính
xác về trách nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng đối với việc thanh toán cho Người bán
a.Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của bộ chứng
từ thanh toán có đúng nhưcác điều khoản trong thư tín dụng hay không;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính
chất pháp lý bên trong của bộ chứng từ này;
c.Ngân hàng mở thư tín dụng được miễn trách nhiệm thanh toán nếu Người bán
xuất trình bộ chứng từ thanh toán vào những lúc đang xảy ra chiến tranh, thiên tai,
hoặc đình công và vì thế mà Ngân hàng phải ngưng làm việc, bất kể bộ chứng từ
đó có được xuấttrình lại khi Ngân hàng trở lại hoạt động hay không;
d.Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ không thanh toán cho Người bán nếu Người mua
chết cho dù L/C còn hiệu lực và bộ chứng từ thanh toán được người bán xuất trình đầy đủ.
138.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu không chính xác về mối quan hệ
giữa L/C và hợp đồng thương mại
a.Ngân hàng mở thư tín dụng có trách nhiệm phải thanh toán cho Người bán theo
đúng các điều kiện được nêu ra trong L/C cho dù nội dung của hợp đồng đã được
thay đổi và mâu thuẫn với nội dung của L/C;
b.Nếu Người mua chết hoặc bị phong tỏa tài sản, và L/C vẫn chưa hết thời hạn hiệu
lực thì Ngân hàng mở thư tín dụng vẫn phảicó trách nhiệmthanh toán cho lOMoARcPSD| 25865958
Người bán theo đúng nội dung của L/C được mở;
c.Hợp đồng bị hủy bỏ nhưng L/C chưa được hủy bỏ thì trách nhiệm thanh toán của
ngân hàng mở thư tín dụng vẫn không thay đổi;
d.L/C được ra đời từ một hợp đồng thương mại và phải tuân thủ theo các điều kiện
của hợp đồng thương mại trong suốt thời gian hiệu lực.
139.Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng xuất khẩu; b.Mua hàng trả chậm; c.Mua hàng qua trung gian;
d.Mua gom hàng xuất khẩu.
140.Thư tín dụng tuần hoàn thường được áp dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng;
b.Hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn, giao hàng nhiều lần;
c.Mua hàng thông qua trung gian; d.Mua hàng trả chậm.
141.Thư tín dụng giáp lưng thường được sử dụng trong trường hợp nào
a.Mua bán hàng đổi hàng;
b.Người bán là mua hàng từ một người khác để xuất khẩu; c.Mua hàng trả chậm;
d.Hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn.
142.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc dài hơn thư tín dụng giáp lưng;
b.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng nhưnhau;
c.Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng gốc ngắn hơn thư tín dụng giáp lưng.
143.Bộ chứng từ của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Số chứng từ của thư tín dụng giáp lưng nhiều của hơn tín dụng gốc; lOMoARcPSD| 25865958
b.Số chứng từ của thư tín dụng gốc nhiều hơn của thư tín dụng giáp lưng;
c.Số chứng từ của thư tín dụng gốc và của thư tín dụng giáp lưng bằng nhau.
144.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc sau thời hạn giao hàng của thư tín dụng giáp lưng;
b.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc trước thời hạn giao hàng của thư tín dụng giáp lưng;
c.Thời hạn giao hàng của thư tín dụng gốc và của thư tín dụng giáp lưng là như nhau.
145.Một vận đơn đường biển được xem là khônghoàn hảo (“clean”) nếu
a.Vận đơn không có ghi chú về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc của bao bì hàng hóa;
b.Vận đơn được thuyền trưởng ghi rõ “clean” và ký tên vào;
c.Vận đơn có ghi các câu như“bao bì bị rách”, “hàng bị ướt”,.. của thuyền trưởng.
146.Kim ngạch của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng
a.Kim ngạch của thư tín dụng gốc lớn hơn của thư tín dụng giáp lưng;
b.Kim ngạch của thư tín dụng gốc nhỏhơn của thư tín dụng giáp lưng;
c.Kim ngạch của thư tín dụng gốc bằng của thư tín dụng giáp lưng.
147.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng phát hành L/C, khi kiểm tra hóa
đơn thương mại, bạn sẽ từ chối thanh toán nếu
a.Hóa đơn ghi số tiền trong dung sai cho phép của thư tín dụng;
b.Hóa đơn có sửa chữa và việc sửa chữa được xác nhận bằng từ “sửa chữa” bên cạnh chỗ sửa chữa;
c.Hóa đơn không ghi đúng số của đơn đặt hàng;
d.Hóa đơn ghi địa chỉ của người bán không đúng.
148.Nếu bạn là nhân viên của Ngân hàng phát hành L/C, khi kiểm tra vận
đơn đường biển, bạn sẽ từ chối thanh toán trong trường hợp nào? lOMoARcPSD| 25865958
a.Địa điểm nhận hàng không đúng so với địa điểm nhận hàng được quy định trong thư tín dụng;
b.Vận đơn được ghi “hoàn hảo”;
c.Địa chỉ của người bán không hoàn toàn đúng nhưtrong hóa đơn thương mại.
149.Ai là người chỉ định Ngân hàng thông báo thư tín dụng a.Ngườithụ hưởng thư tín dụng;
b.Ngân hàng phát hành thư tín dụng;
c.Cả hai câu trả lời trên đều có thể đúng.
150.Thế là nào bộ chứng từ thanh toán hợp lệ theo tinh thần của UCP 600?
a.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng;
b.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế về bộ chứng từ
của ngân hàng (ISBP 2007); c.Cả câu a và câu b.
151.Khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, hóa đơn thương
mại được qui định trong UCP 600
a.Bắt buộc phải có chữ ký của người thụhưởng L/C;
b.Không bắt buộc phải có chữ ký của người thụ hưởng L/C.
152.Thuật ngữ thanh toán (Honour) theo UCP 600 được hiểu như thế nào?
a.Trả tiền ngay khi xuất trình nếu L/C qui định trả ngay;
b.Cam kết trả tiền về sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu L/C qui định trả tiền sau;
c.Chấp nhận thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng L/C ký phát và cam kết trả
tiền khi đáo hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận; d.Tất cả 3 phương án trên.
153.Thuật ngữ “Negotiation” theo tinh thần của UCP 600 được hiểu như thế nào?
a.Chiết khấu bộ chứng từ;
b.Chiết khấu hối phiếu và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp;
c.Thương lượng bộ chứng từ;
d.Cả ba phương án trên đều sai.
154.Theo UCP 600, hình thức chữ ký nào trên các chứng từ được chấp nhận?
a.Chữ ký được ký bằng tay, bằng fax, bằng chữ ký đục lỗ; lOMoARcPSD| 25865958
b.Chữ ký được ký bằng con dấu, ký hiệu;
c.Chữ ký được ký bằng bất cứ phương pháp cơ học, chữ ký (xác thực) điện tử;
d.Tất cả các phương án trên.
155.Theo UCP 600, có cho phép một ngân hàng vừa làm chức năng phát hành
L/C vừa thực hiện chức năng xác nhận L/C được hay không?
a.Không, hai chức năng phát hành và xác nhận L/C phải được thực hiện tại hai ngân hàng độc lập;
b.Có, nếu chức năng phát hành L/C và chức năng xác nhận L/C được thực hiện ở
hai chi nhánh của cùng một ngân hàng đóng ở hai nước khác nhau. c.Cả hai
phương án trên đều đúng
156.Hối phiếu được ký phát cho ai trong phương thức thanh toán L/C?
a.Người xin mở thư tín dụng;
b.Ngân hàng mở thư tín dụng; c.Ngân hàng thanh toán;
d.Không có phương án nào đúng.
157.Camkết thanh toán cho Người thụ hưởng của Ngân hàng phát hànhL/C
có hiệu lực kể từ lúc nào? a.Kể từ lúc phát hành L/C;
b.Kể từ lúc Ngườixin mở L/C làm đơn xin mở L/C tại Ngân hàng phát hành L/C;
c.Kể từ lúc Ngân hàng phát hành L/C chấp nhận đơn xin mở L/C của Người thụ hưởng.
d.Kể từ thời điểm Người thụ hưởng nhận được thư tín dụng.
158.Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc cam kết đối với việc thanh toán hoặc
thương lượng thanh toán vô điều kiện cho người thụ hưởng kể từ lúc nào?
a.Từ thời điểm phát hành thư tín dụng
b.Từ thời điểm Ngân hàng xác nhận chấp nhận xác nhận thư tín dụng;
c.Từthời điểm Ngân hàng xác nhận thực hiện xác nhận thư tín dụng;
d.Từ thời điểm Ngân hàng xác nhận đồng ý xác nhận thư tín dụng.
159.Nếu Ngân hàng xác nhận từ chối vaitrò xác nhận thư tín dụng khi Ngân
hàng phát hành L/C ủy quyền hoặc yêu cầu, Ngân hàng xác nhận phải
a.Thông báo không chậm trễ cho Ngân hàng phát hành L/C;
b.Không cần thông báo cho Ngân hàng phát hành L/C;
c.Thông báo cho Ngân hàng phát hànhL/C và cho Người thụ hưởng L/C. lOMoARcPSD| 25865958
160.Ai là người chỉ định Ngân hàng xác nhận?
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Cả hai phương án trên đều có thể đúng.
161.Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây phản ánh chính xác nhất về
trách nhiệm của Ngân hàng thông báo
a.Ngân hàng thông báo thông báo đến Người thụ hưởngL/C một cách chính xác
L/C mà Ngân hàng thông báo đã nhận;
b.Bằng việc thông báo thư tín dụng, Ngân hàng thông báo hiểu rằng tự nó đã thỏa
mãn về tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng và thông báo phải phản ánh chính
xác thư tín dụng đã nhận;
c.Bằng việc thông báo thư tín dụng, Ngân hàng thông báo hiểu rằng tự nó đã thỏa
mãn về tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng hoặc của sửa đổi và thông báo phải
phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận.
162.Có thể thực hiện thông báo L/C ở một ngân hàng, còn thông báo tu chỉnh
L/C ở một ngân hàng khác hay không?
a.Có, cóthể thực hiện thông báo L/C ở Ngân hàng thông báo thứ nhất và thực hiện
thông báo tu chỉnh, sửa đổi L/C ở Ngân hàng thông báo thứ hai;
b.Không, việc thông báo L/C và thông báo tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được thực
hiện cùng một Ngân hàng thông báo.
163.Việc tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được sự chấp nhận của
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
d.Tất cả các phương án trên.
164.Nếu sử dụng L/C xác nhận, ngân hàng xác nhận có thể từ chối văn bản tu
chỉnh L/C hay không?
a.Không, Ngân hàng xác nhận một khi đã chấp nhận thực hiện xác nhận L/C thì
không có quyền từ chối xác nhận văn bản tu chỉnh L/C;
b.Có, Ngân hàng xác nhận có thể từ chối xác nhận văn bản tu chỉnh L/C.
165.Ngân hàng sẽ làm gì đối với những chứng từ xuất trình mà thư tín dụng không yêu cầu? lOMoARcPSD| 25865958
a.Ngân hàng không xem xét đến những chứng từ xuất trình mà thư tín dụng không yêu cầu;
b.Ngân hàng có thể sẽ trả lại những chứng từ mà thư tín dụng không yêu cầu cho
người xuất trình; c.Cả câu a và b.
166.Ngân hàng nào sẽ thanh toán tiền cho Người thụ hưởng L/C nếu Người
thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp?
a.Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi Người thụ hưởng L/C nếu bộ chứng từ
được xuất trình tại Ngân hàng phát hành;
b.Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán (nếu sử dụng
L/C xác nhận) khi Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng xác nhận;
c.Ngân hàng chỉ định phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi Người thụ
hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng được chỉ định; d.Tất cả các
phương án a, b và c đều đúng.
167.Ngân hàng phát hành sẽ làm gì khi phát hiện bộ chứng từ xuất trình bất
hợp lệ, không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C? a.Từ chối
thanh toán hoặc thương lượng thanh toán;
b.Tiếp xúc với Người xin mở thư tín dụng và đề nghị Người xin mở thư tín dụng bỏ qua các sai biệt;
c.Phương án a hay phương án b đều có thể đúng.
168.Ngân hàng chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) sẽ làm gì khi phát hiện
bộ chứng từ xuất trình bất hợp lệ, không phù hợp với các điều kiệnvà điều khoản của L/C?
a.Từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán;
b.Tiếp xúc với người xin mở thư tín dụng và đề nghị người xin mở thư tín dụng bỏ qua các sai biệt;
c.Phương án a hay phương án b đều đúng.
169.Khi Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc Ngân hàng xác nhận
(nếu có) từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ
không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng và đã gởi
thông báo đến Người xuất trình bộ chứng từ, thì các chi phí phát sinh liên
quan đến công việc này ai phải chịu?

a.Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có) chịu các chi phí phát sinh; lOMoARcPSD| 25865958
b.Người thụ hưởng hoặc Ngân hàngphát hành L/C chịu các chi phí phát sinh;
c.Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận (nếu có) không chịu trách nhiệm
trướccác chi phí phát sinh, và họ có quyền đòi lại các chi phí phát sinh này từ
Người hưởng lợi hoặc Ngân hàng phát hành L/C.
170.Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây phản ánh chính xác nhất về chứng từ gốc
a.Thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành;
b.Thể hiện là giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ;
c.Ghi rõ nó là chứng từ gốc;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
171.Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ “hai bản giống như nhau”,
“gấp hai lần” hoặc “làm hai bản” thì người xuất trình sẽ xuất trình cho ngân hàng a.2 bản gốc;
b.Ít nhất một 1 bản gốc và bản còn lại là bản sao; c.2 bản sao;
d.Phương án a và b đều đúng.
172.Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình bản sao, Người xuất trình có thể xuất trình a.Bản gốc; b.Bản sao;
c.Bản gốc và bản sao đều được chấp nhận.
173.Ai là người lập hóa đơn thương mại trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ?
a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
c.Người thụ hưởng L/C hoặc Người thụ hưởng thứ hai (trong trường hợp sử dụng L/C chuyển nhượng).
174.Hóa đơn thương mại ký phát đòi tiền ai?
a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Người làm đơn xin mở L/C; lOMoARcPSD| 25865958
c.Người làm đơn xin mở L/C hoặc Người hưởng lợi thứ nhất (trong trường hợp L/C chuyển nhượng).
175.Qui định về đồng tiền ghi trên hóa đơn thương mại và đồng tiền ghi trong
thư tín dụng như thế nào?
a.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại có thể khác so với đồng tiền ghi trong
thư tín dụng miễn là tổng số tiền quy đổi có giá trị thanh toán là bằng nhau;
b.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại phải cùng loại với đồng tiền ghi trong thư tín dụng.
176.Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại có cần giống y như mô tả hàng
hóa trong L/C hay không?
a.Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải giống y như mô tả hàng hóa trong L/C;
b.Mô tả hàng hóa trong hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa ghi trong L/C.
177.Ngân hàng sẽ làm gì nếu người xuất trình xuất trình bộ chứng từ ngoài
giờ làm việc của ngân hàng?
a.Ngân hàng không có nghĩa vụ nhận bộ chứng từ ngoài giờ làm việc của ngân hàng;
b.Ngân hàng từ chối bộ chứng từ;
c.Ngân hàng có thể nhận bộ chứng từ nhưng xem như chứng từ được nhận vào
ngày làm việc tiếp theo;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
178.Ngày làm việc của ngân hàng “Banking day”theo UCP 600 được hiểu:
a.Là ngày mà vào ngày đó ngân hàng mở cửa;
b.Là ngày mà vào ngày đó ngân hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà tại nơi đó
một hoạt động có liên quan đến quy tắc thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện.
179.Theo UCP 600, nếu trong một L/C không nêu rõ là L/C loại nào thì hiểu L/C a.Không thể hủy ngang; b.Có thể hủy ngang; c.L/C xác nhận; lOMoARcPSD| 25865958 d.L/C tuần hoàn.
180.Việc tu chỉnh, sửa đổi L/C phải được sự chấp nhận của
a.Người thụ hưởng L/C;
b.Ngân hàng phát hành L/C;
c.Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
d.Ngân hàng phát hành L/C và Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có);
e.Người thụ hưởng L/C, Ngân hàng phát hành L/C và Ngân hàng xác nhận L/C (nếu có).
181.Theo UCP 600, Ngân hàng được chỉ định, Ngân hàng phát hành, Ngân
hàng xác nhận (nếu có) sẽ xem xét bộ chứng từ thanh toán trong bao lâu?
a.7 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình, khi bộ chứng từ xuất trình
phù hợp thì Ngân hàng sẽ thanh toán;
b.5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình, khi bộ chứng từ xuất trình
thì ngân hàng sẽ thanh toán;
c.Tối đa là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo việc xuất trình, và ngân hàng phải
thanhtoán ngay khi bộ chứng từ phù hợp cho dù là chưa đến ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng.
182.Ngân hàng nào sẽ thanh toán tiền cho Người thụ hưởng L/C nếu người
thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp?
a.Ngân hàngphát hành phải thanh toán khi Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng;
b.Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán (nếu sử dụng
L/C xác nhận) khi Người thụ hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các
điều kiện và điều khoản của thư tín dụng và sau đó Ngân hàng xác nhận sẽ chuyển
giao các chứng từ đến Ngân hàng phát hành;
c.Ngân hàng chỉ định phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi Người thụ
hưởng L/C xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư
tín dụng và sau đó Ngân hàng được chỉ định chuyển giao các chứng từ đến Ngân
hàng xác nhận hoặc Ngân hàng phát hành;
d.Tất cả các phương án a, b và c đều đúng;
e.Tất cả các phương án a, b và c đều sai.
183.Chứng từ vận tải đa phương thức sử dụng trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ lOMoARcPSD| 25865958
a.Phải là chứng từ vận tải đích danh;
b.Có thể là chứng từ vận tải đích danh;
c.Có thể không phải là chứng từ vận tải đích danh.
184.Phát biểu nào sau đây là phát biểu chính xác nhất về chứng từ vận tải đích danh?
a.Là chứng từ ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi (1) người chuyên chở,
hoặc đại lý đích danh hoặc thay mặt người chuyên chở; (2) thuyền trưởng, hoặc đại
lý đích danh hoặc thay mặt thuyền trưởng;
b.Ghi rõ tên hàng hóa đã gởi, nhận để chở hoặc đã được xếp lên tàu tại nơi qui định trong L/C;
c.Ghi rõ nơi gởi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao hàng và nơi hàng đến cuối cùng
được qui định trong thư tín dụng;
d.Tất cả các phương án trên đều đúng.
185.Việc dùng các từ viết tắt sau trong các chứng từ xuất trình : “Ltd” hay
“Tld” thay cho “Limited”; “Mt” thay cho “Metric tons” có được ngân
hàng chấp nhận hay không?
a.Có b.Không
186.Việc dùng các từ viết tắt sau trong các chứng từ xuất trình : “kgs”
hay “kos” thay cho “kilos” có được ngân hàng chấp nhận hay không? a.Có b.Không
187.Trên các chứng từ xuất trình cho ngân hàng yêu cầu thanh toán, nếu
có thông tin hoặc số liệu cần sửa chữa và thay đổi (những chứng từ đó
không phải là do người thụ hưởng lập) thì phải thể hiện là
a.Được xác thực
bởi người phát hành chứng từ;
b.Được xác thực bởi người được người phát hành ủy quyền thực hiện; c.Câu a hay b đều đúng.
188.Các chứng từ nào sau đây phải ghi ngày, tháng ngay cả L/C không yêu cầu? a.Hối phiếu; b.Chứng từ bảo hiểm; c.Chứng từ vận tải; lOMoARcPSD| 25865958 d.Cả 3 chứng từ trên.
189.Trên các chứng từ xuất trình, ngày, tháng có thể diễn đạt theo các
hình thức khác nhau, cách ghi ngày tháng nào là chính xác? a.The 9th of December 2008; b.9.12.2008, 09Dec2008; c.12.9.2008, 120908 ;
d.Tất cả các trường hợp trên đều đúng.
190.Theo ISBP 2007, chứng từ nào trong các chứng từ sau không phải là
chứng từ vận tải
a.Lệnh giao hàng hay Biên lai nhận hàng của người giao nhận;
b.Giấy chứng nhận giao hàng của người giao nhận;
c.Giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận hay Biên lai hàng hóa của người giao nhận;
d.Tất cả các chứng từ trên.
191.Theo ISBP2007, nếu L/C cho phép xuấttrình các bản sao chứng từ vận tải
thay cho bản gốc thì trên các chứng từ vận tải có nhất thiết phải ký và ghi
ngày tháng không?
a.Có b.Không
192.Nếu ngôn ngữ của L/Cđược phát hành bằng tiếng Anh thì
a.Các chứng từ do Người thụ hưởng phát hành cũng được khuyến khích thể hiện bằngtiếng Anh;
b.Cá chứng từ của L/C bắt buộc ký phát bằng tiếng Anh.
193.Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác?
a.Nếu L/C yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì xuất
trình bản gốc hay bản sao đều được ngân hàng chấp nhận;
b.Nếu L/C yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì ít
nhất 1 bản gốc phải được Người hưởng lợi xuất trình.
194.Một Ngân hàng chỉ định rằng việc xuất trình chứng từ là phù hợp và
chuyển chứng từ đến Ngân hàng phát hành, nhưng chứng từ bị thất lạc trong
quá trình chuyển giao giữa Ngân hàng chỉ định và Ngân hàng phát hành. Như
vậy, trách nhiệm của Ngân hàng phát hành là
lOMoARcPSD| 25865958
a.Phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho Ngân hàng
chỉ định cho dù Ngân hàng chỉ địnhchưa thanh toán hoặc chưa thương lượng thanh toán;
b.Không thanh toán hoặc không thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho Ngân hàng chỉ định;
c.Phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho Ngân hàng
chỉ định khi Ngân hàng chỉ địnhđã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán.
195.Từ “on” và từ “about” dùng với ngày tháng
a.Theo UCP 600,sẽ được giải thích là ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng xảy ra
vào khoảng thời gian 5 ngày làm việc trước và 5 ngày làm việc sau tính từ ngày qui định;
b.Theo UCP 600,sẽ được giải thích là khoảng thời gian 5 ngày dương lịch trước
cho đến 5 ngày dương lịch sau tính từ ngày qui định, bao gồm cả ngày đầu và ngày
cuối và được sử dụng để giải thích cho bất cứ sự việc nào; c.Câu a và câu b đều đúng.
196.Trên L/C không ghi rõ L/C có thể chuyển nhượng. Hỏi người hưởng lợi
thứ nhất có thể yêu cầu chuyển nhượng thu nhậpcho người hưởng lợi thứ
hai được không?
a.Không b.Có
197.Đối với L/C chuyển nhượng, các chi phí như là hoa hồng, lệ phí, thủ tục
phí hoặc chi phí xảy ra trongquá trình chuyển nhượng do ai thanh toán?
a.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyểnnhượng, tất cả các chi phí do
Người thụ hưởng thứ nhất thanh toán;
b.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
Người thụ hưởng thứ hai thanh toán;
c.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
người Ngân hàng phát hành thanh toán;
d.Nếu không có thỏa thuận khác trong lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí do
Người làm đơn xin mở thư tín dụng thanh toán.
198.Ngân hàng phát hành có thể là Ngân hàng chuyển nhượng? a.Có b.Không lOMoARcPSD| 25865958
199.Thư tín dụng chuyển nhượng có thể chuyển nhượng từng phần được cho
nhiều Người hưởng lợi thứ hai được không?
a.Có, với điều kiện thư tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần; b.Không.
200.Đối với L/Cchuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ hai có thể chuyển
nhượng cho bất cứ Người thụ hưởng kế tiếp (người hưởng lợi thứ ba) hay
Người hưởng lợi thứ hai có thể chuyển nhượng lại cho Người hưởng lợi thứ nhất?

a.Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là Người thụhưởng kế tiếp;
b.Người thụ hưởng thứ nhất có thể được coi là Người thụ hưởng kế tiếp;
c.Một thưtín dụng đã chuyển nhượng cho Người hưởng lợi thứ hai thì không
thểchuyển nhượng được cho bất cứ Người thụ hưởng kế tiếp nào; d.Cả hai câu a và c.
201.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng
cho 3 Người hưởng lợi thứ hai: A, B, C. Người thứ nhất đề nghị sửa đổi L/C:
Người hưởng lợi thứ hai A, B đồng ý sửa đổi, nhưng Người hưởng lợi C không chấp nhận:
a.Việc từ chối sửa đổi của Người hưởng lợi C không làm mất đigiá trị chấp nhận
sửa đổi của Người hưởng lợi A, B; b.Chỉ cần một trong những Người hưởng lợi
thứ hai từ chối sửa đổi thư tín dụng thì thư tín dụng chuyển nhượng không được phép sửa đổi.
202.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứ nhất muốn giữ bí mật
kinh doanh, không muốn cho Người hưởng lợi thứ hai biết ai là người làm
đơn xin mở L/C khi thực hiện chuyển nhượng L/C, thì tên Người hưởng lợi
thứ nhất có thể thay thế cho tên của Người yêu cầu mở thư tín dụng,
a.Đúng; b.Sai.
203.Tỷ lệ bảo hiểm của L/C chuyển nhượng có phải là 100% trị giá của hóa đơn thương mại?
a.Có, nếu trị giá của L/C chuyển nhượng nhỏ hơn trị giá của L/C gốc;
b.Có, nếu trị giá của L/C chuyển nhượng lớn hơn trị giá của L/C gốc.
204.Đối với L/C chuyển nhượng, Người hưởng lợi thứnhất có thể chuyển
nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai trị giá bằng bao nhiêu so với trị giá của L/C? lOMoARcPSD| 25865958
a.Có thể chuyển nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai toàn bộ trị giá của L/C;
b.Có thể chuyển nhượng cho Người thụ hưởng thứ hai một phần trị giá của L/C; c.Cả a và b đều đúng.
205.Ngân hàng phát hành sử dụng dịch vụ của một Ngân hàng khác để hỗ trợ
thực hiện chỉ thị của người yêu cầu mở L/C thì ai phải trả phí cho Ngân hàng
được chỉ định hỗ trợ này?

a.Ngân hàng phát hành L/C;
b.Ngân hàng thông báo L/C;
c.Người yêu cầu mở L/C;
d.Cả ba trường hợp trên đều sai.
206.Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng thông báo có nghĩa vụ hoặc trách
nhiệm trong trường hợp các chỉ thị mà họ truyền đạt đến Ngân hàng khác
không thực hiện hay không? (Ngaycả khi họ lựa chọn Ngân hàng đó).
a.Có b.Không
207.Nếu các quốc gia khác nhau có luật lệ và tập quán thanh toán tín dụng
chứng từ khác nhau. Ngân hàng phát hành gặp rủi ro do sự khác nhau về
tập quán thì ai gánh chịu hậu quả về rủi ro này?
a.Ngân hàng phát hành; b.Ngân hàng thông báo;
c.Người yêu cầu mở thư tín dụng; d.Nguời xuất khẩu.
208.Nếu thư tín dụngqui định “các chi phí trả cho Ngân hàng thông báo do
Người thụ hưởng L/C chịu”. Tuy nhiên, Người thụ hưởng không giao hàng
và không xuất trình bộ chứng từ. Vậy, không thể thu các chi phí từ Người
thụ hưởng. Hỏi, các chi phí đó ai sẽ thanh toán cho Ngân hàng thông báo?
a.Ngân hàng phát hành; b.Người mở L/C.
209.Nếu bất khả kháng xảy ra với ngân hàng khiến doanh nghiệp không thể
xuất trình chứng từ trong thời hạn có hiệu lực của L/C, Ngân hàng sẽ
không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh
a.Đúng; b.Sai.
210.Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự
chậm trễ chuyển giao chứng từ lOMoARcPSD| 25865958 a.Đúng; b.Sai.
211.Nếu dữ liệu thông tin được gởi bằng fax, telex, swift bị mất hoặc không
chuyển hết nội dung, bị cắt xén thì Ngân hàng có chịu trách nhiệm gì không? a.Có b.Không
212.Ngân hàng chỉ định quyết định rằng việc xuất trình chứng từ là phù hợp
và chuyển chứng từ đến Ngân hàng phát hành. Nhưng chứng từ bị thất lạc
trong quá trình chuyển giao từNgân hàng chỉ địnhsang ngân hàng phát hành,
vậy Ngân hàng phát hành có thanh toán lại tiền cho Ngân hàng chỉ định hay không?

a.Ngân hàng phát hành sẽ không hoàn lại tiền cho Ngân hàng chỉ định nếu chứng từ bị thất lạc;
b.Ngân hàng phát hành phải hoàn lại tiền cho Ngân hàng chỉ định ngay cả khi
chứng từ bị thất lạc trong quá trình chuyển giao từ Ngân hàng chỉ định sang Ngân hàng phát hành.
213.Người hưởng lợi yêu cầu Ngân hàng thông báo dịch vàgiải thích nội dung
L/C nhưng Ngân hàng thông báo từ chối. Ngân hàng có quyền làm như vậy không?
a.Có, Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ hay trách nhiệm giải thích thuật ngữ
trong L/C và có thể chuyển nguyên các thuật ngữ đó mà không cần giải thích;
b.Không, Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm dịch và giải thích nội dung
L/C nếu người thụ hưởng yêu cầu.
214.Nhân viên ngân hàng A giải thích hoặc dịch sai nội dung của L/C, gây
chậm trễ cho việc xuất trình chứng từ hợp lệ của công ty hưởng lợi. Hỏi
ngân hàng A có chịu trách nhiệm liên đới hay không?
a.Ngân hàng A phải chịu trách nhiệm;
b.Ngân hàng A khôngphải chịu trách nhiệm.
215.L/C cho phép giao hàng từng phần và giao hàng thành 3 chuyến. Công ty
A không thực hiện chuyến giao hàng thứ hai, thì
a.L/C không còn giá trị đối với lần giao hàng thứ 2 đó và không còn giá trị đối với lần giao hàng thứ 3;
b.L/C không có giá trị đối với lần giao hàng thứ 2 đó nhưng vẫn còn giá trị đối với lần giao hàng thứ 3. lOMoARcPSD| 25865958
216.L/C qui định “không cho phép giao hàng làm nhiều lần”, người gởi hàng
xuất trình 4 hóa đơn bưu điện được đóng dấu và ký bởi cùng một hãng
chuyển phát, được phát hành cùng một ngày và cùng một nơi chuyển đến. Hỏi
các hóa đơn bưu điện đó có được coi là bất hợp lệ không?
a.Có b.Không
217.Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải, thì ngày nào sẽ được coi là ngày giao hàng?
a.Ngày giao hàng là ngày đầu tiên được thể hiện trên bất cứ chứng từ vận tải nào;
b.Ngày giao hànglà ngày cuối cùng được thể hiện trên bất cứ chứng từ vận tải nào.
218.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, người hưởng lợi xuất trình nhiều
bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện vận chuyển trong
cùng một phương thức vận tải (ôtô hoặc tàu biển hoặc máy bay...). Hỏi việc xuất
trình chứng từ vận tải như vậy có được coi là bất hợp lệ?
a.Có,vì giao hàng trên
nhiều phương tiện vận chuyển;
b.Không, miễn là có cùng địa điểm nơi hàng đến.
219.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, Người thụ hưởng xuất trình
nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên cùng một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình, cùng chung một nơi hàng đến. Tuy
nhiên, các chứng từ vận tải lại ghi các ngày giao hàng khác nhau, các cảng xếp
hàng, nhận hàng để chở hoặc nơi gởi hàng khác nhau. Hỏi việc xuất trình
chứng từ vận tải như vậy có được coi là bất hợp lệ?
a.Có b.Không
220.L/C qui định “Cấm giao hàng từng phần”, Người thụ hưởng xuất trình bộ
chứng từ vận tải như thế nào là hợp lệ?
a.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển với nhiều phương thức vận tải khác nhau;
b.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển trong cùng một phương thức vận tải;
c.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tảithể hiện giao hàng trên một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình miễn là có chung một nơi hàng đến.
221.Trường hợp nào sẽ không được coi là giao hàng từng phần?
a.Xuất trình nhiều giấy chứng nhận bưu phẩm được ký bởi dịch vụ bưu điện tại
cùng mộtnơi, một ngày và cùng nơi đến; lOMoARcPSD| 25865958
b.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên nhiều phương tiện
vận chuyển trong cùng một phương thức vận tải;
c.Xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải thể hiện giao hàng trên một phương tiện vận
chuyển và cùng chung một hành trình miễn là có chung một nơi hàng đến; d.Câu a và câu c
222.Hàng hóa được giao trên nhiều phương tiện vận tải khác nhau (nhiều ôtô,
nhiều tàu biển, nhiều máy bay...), biết rằng các phương tiện vận tải đó xuất
phát cùng một ngày và đưa hàng đến cùngmột địa điểm đích, thì đó là
a.Giao hàng từng phần;
b.Không phải là giao hàng từng phần.
223.Nếu thư tín dụng không qui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị:
bao, kiện, chiếc, bộ... Có nghĩa là cho phép sai biệt (dung sai) về khối lượng là a.10% b.5%
c.Không cho phépsai biệt về khối lượng
224.Sai lệch ± 5% về giá trị trong các chứng từ có được áp dụng trong các trường hợp nào?
a.L/C không qui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị: bao, kiện, chiếc, bộ...và
tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C;
b.Trong L/C qui định mức sai lệch (dung sai) về giá trị là 10%;
c.Trong L/C ghi trị giá thanh toán khoảng 2 triệu USD (amount: about 2 million USD).
225.Người xuất khẩu xuất trình hóa đơn thương mại có số lượng hàng nhiều
hơn 5% so với qui định của L/C, hóa đơn thương mạiđược coi là hợp lệ nếu :
a.L/C khôngqui định số lượng hàng hóa tính bằng đơn vị bao, kiện, hoặc từng
chiếc riêng lẻ và tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C;
b.L/C qui địnhsố lượng hàng hóa tính bằng đơn vị bao, kiên, hoặc từng chiếc riêng
lẻ và tổng số tiền phải trả không được vượt quá số tiền của L/C.
226.L/C qui định ngày xuất trình bộ chứng từ chậm nhất để yêu cầu thanh
toán lại vào ngày nghỉ lễ của ngân hàng, vậy người xuất khẩu xuất trình bộ
chứng từ yêu cầu thanh toán vào ngày làm việcđầu tiên của ngân hàng
(sau ngày nghỉ lễ) có được ngân hàng chấp nhận thanh toán?
a.Có lOMoARcPSD| 25865958 b.Không
227.Ngày hết hạn hiệu lực của L/C trùng với ngày Ngân hàng đóng cửa do
đình công, vậy Người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ yêu cầu
thanh toán vào ngày làm việcđầu tiên của ngân hàng (sau ngày đình công)
có được Ngân hàng chấp nhận thanh toán?
a.Có b.Không
228.Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ bảo hiểm cho Ngân hàng để thanh
toán theo phương thức L/C khi
a.Khi L/C yêu cầu cần phải có chứng từ bảo hiểm;
b.Khi nhà xuất khẩu giao hàng theo điều kiện thương mại CIF và CIP; c.Cả a và câu b.
229.Những chứng từ bảo hiểm nào có thể được xuất trình để yêu cầu thanh toán?
a.Đơn bảo hiểmcó chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy quyền;
b.Giấy chứng nhận bảo hiểmcó chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy quyền;
c.Tờkhai theo hợp đồng bảo hiểm có chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được
người bảo hiểm ủy quyền;
d.Cả ba trường hợp trêncó chữ ký của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy quyền.
230.Ai phát hành và ký trên các chứng từ bảo hiểm thì được chấp nhận thanh toán? a.Công ty bảo hiểm; b.Người bán bảo hiểm;
c.Đại lý của của công ty bảo hiểm hay người bán bảo hiểm;
d.Người được ủy quyền của công ty bảo hiểm hay của người bán bảo hiểm;
e.Cả bốn trường hợp trên.
231.L/C không qui định rõ số lượng các chứng từ bảo hiểm phải xuất trình.
Hỏi người mua bảo hiểm phải xuất trình cho Ngân hàng bao nhiêuchứng từ bảo hiểm?
a.Một chứng từ bảo hiểm gốc; lOMoARcPSD| 25865958
b.Chứng từ bảo hiểm ghi rõ là phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả bản gốc
phải được xuất trình.
232.Qui định về đồng tiền ghi trên chứng từ bảo hiểm và đồng tiền ghi trong
thư tín dụng như thế nào ?
a.Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền với thư tín dụng;
b.Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại có thể khác so với đồng tiền ghi trong
thư tín dụng miễn là tổng số tiền quy đổi có giá trị thanh toán là bằng nhau.
233.Nếu L/C không qui định rõ giá trị hàng hóa cần được bảo hiểm, thì số tiền
bảo hiểm tối thiểu phải bằng bao nhiêu?
a.100% giá trị hóa đơn thương mại;
b.110% giá trị hóa đơn thương mại;
c.110% của trị giá CIF hoặc CIP của hàng hóa.
234.UCP 600 có qui định mức bảo hiểm tối đa của hàng hóa hay không? a.Có b.Không
235.Nếu L/C yêu cầu đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa thì
a.Số tiền đó được coilà số tiền bảo hiểm tối thiểu;
b.Số tiền đó được coi là số tiền bảo hiểm tối đa;
c.110% của trị giá CIF hoặc CIP của hàng hóa mới được coi là số tiền bảo hiểm tối thiểu.
236.Chứng từ bảo hiểm có cần ghi rõ địa điểm được bảo hiểm hàng hóa?
a.Phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi nhận hàng để chở đến nơi dỡ
hàng theo quy định của L/C;
b.Phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất là từ nơi giao hàng đến nơi hàng đến
cuối cùng theo quy định của L/C; c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
237.L/C yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và chứng từ bảo hiểm được xuất trình
có điều khoản hay ghi chú “mọi rủi ro”nhưng tiêu đề không có ghi “mọi rủi
ro”, chứng từ bảo hiểm này có được chấp nhận hay không?
a.Có b.Không
238.Nếu thư tín dụng qui định xuất trình chứng từ bảo hiểm với mức bảo
hiểm “rủi ro thông thường”, chứng từ bảo hiểm xuất trình trên đó không lOMoARcPSD| 25865958
ghi rõ bảo hiểm “rủi ro thông thường”. Vậy chứng từ bảo hiểm này có bị coi
là bất hợp lệ hay không?
a.Có b.Không
239.Nếu L/C qui định xuất trình chứng từ bảo hiểm với mức bảo hiểm “rủi ro
tập quán”, chứng từ bảo hiểm xuất trình trên đó không ghi rõ bảo hiểm “rủi
ro tập quán”. Vậy chứng từ bảo hiểm này có bị coi là bất hợp lệ hay không?
a.Có b.Không
240.Nếu L/C qui định “Bồi thường sẽ được thực hiện khi giá trị hàng hóa bị
tổn thất”. Chứng từ bảo hiểm xuất trình trênđó không ghi rõ loại bảo hiểm.
Vậy chứng từ bảo hiểm này có bị coi là bất hợp lệ?
a.Có b.Không
241.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Bồi thường sẽ được thực hiện khi có 7%
trị giá hàng hóa trở lên bị tổn thất”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty
bảo hiểm là 6% giá trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho chủ hàng?

a.Đền bù 7% giá trị hàng hóa;
b.Đền bù 6% giá trị hàng hóa;
c.Không bồi thường cho chủ hàng vì giá trị tổn thất chưa đạt tới mức được bồi thường thiệt hại.
242.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Bồithường sẽ được thực hiện khi có 8%
trị giá hàng hóa trở lên bị tổn thất”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty
bảo hiểm là 9% giá trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho chủ hàng?

a.Đền bù 8% giá trị hàng hóa;
b.Đền bù 9% giá trị hàng hóa;
c.Đền bù 2% giá trị hàng hóa;
d.Không bồi thường cho chủ hàng vì giá trị tổn thất chưa đạt tới mức được bồi thường thiệt hại.
243.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi “Chỉ được bồi thường trên 10% giá trị
hàng hóa bị tổn thất”. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng
trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất và mức thiệt hại được giám định
là:
a.4% trị giá hàng hóa; lOMoARcPSD| 25865958 b.12% trị giá hàng hóa; c.10% trị giá hàng hóa.
244.Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi : “Chỉ bồi thường trên 5% trị giá hàng
hóa bị tổn thất”. Mức thiệt hại theo giám định của công ty bảo hiểm là 9% giá
trị hàng hóa. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù bao nhiêu cho chủ hàng ?
a.4% trị giá hàng hóa; b.9% trị giá hàng hóa; c.2% trị giá hàng hóa.
245.Một chứng từ bảo hiểm ghi ngày hết hạn hiệu lực, điều này được hiểu như thế nào?
a.Ngày hết hạn hiệulực đòi bồi thường bảo hiểm;
b.Liên quan đến ngày hàng cần được bốc lên tàu chậm nhất;
c.Liên quan đến ngày giao hàng hay nhận hàng để gởi chậm nhất; d.Câu b và câu c.
246.Vận đơn xuất trình thể hiện trong các trường hơp sau, trường hợp nào
được chấp nhận?
a.Chứng từvận tải thể hiện hàng hóa phải được xếp lên boong. (Goods are loaded on deck);
b.Chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa sẽ được xếp lên boong. (Goods will be loaded on deck);
c.Chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa có thể được xếp lên boong. (Goods may be loaded on deck).
247.Chứng từ vận tải có điều khoản ghi “Người gởi hàng xếp và đếm” và
“Người gởi hàng kê khai gồm có” là có thể chấp nhận hay không? a.Có b.Không
248.Chi phí chuyển phát hàng đối với gởi hàng qua công ty kinh doanh bưu điện sẽ tính cho a.Người nhận hàng; b.Người gởi hàng; c.Ngân hàng phát hành; d.Ngân hàng thông báo. lOMoARcPSD| 25865958
249.Biên lai chuyển phát hàng ghi rõ “Cước phí đã trả -Freight prepaid”.
Điều này có nghĩa là:
a.Cước phí được tính cho người nhận hàng;
b.Cước phí được tính cho người gởi hàng.
250.L/C qui định: cấm chuyển tải, vận đơn vận tải đường bộ hoặc đường sắt
xuất trình ghi “hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải”. Vậy chứng từ vận tải
đường bộ hoặc đường sắt sẽ được chấp nhận hay không?

a.Được, miễn là có cùng một chứng từ vận tải sử dụng suốt cho toàn bộ hành trình;
b.Không được chấp nhận vì L/C đã qui định là cấm chuyển tải.
251.Ngày giao hàng trên chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông được xác định:
a.Ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ là ngày giao hàng;
b.Trên chứng từ vận tải có đóng dấu ghi ngày nhận hàng hoặc ngày giao hàng;
c.Chỉ ra ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa được nhận để giao được qui định trong L/C;
d.Câu a hoặc câu b hoặc câu c đều đúng.
252.Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông như thế nào mới được thanh toán?
a.Ghi rõ tên người chuyên chở;
b.Ghi rõ ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa được nhận để giao, gởi đi theo qui định của L/C;
c.Ghi rõ nơi giao hàng đến theo đúng qui định của L/C;
d.Cả ba trường hợp trên.
253.Ngày nào được coi là ngày giao hàng trên vận đơn hàng không?
a.Nếu L/C qui định ngày giao hàng thực tế phải thể hiện trên vận đơn hàng không
thì ngày giao hàng thực tế chính là ngày giao hàng;
b.Nếu L/C không yêu cầu phải ghi ngày giao hàng thực tế phải thể hiện trên vận
đơn hàng không thì ngày phát hành chứng từ vận tải hàng không chính là ngày giao hàng;
c.Câu a hoặc câu b đều đúng.
254.Trên vận đơn hàng không phải ghi rõ sân bay đi và sân bay đến theo qui định của L/C? lOMoARcPSD| 25865958 a.Đúng b.Sai
255.Nội dung các điều khoản và điều kiện chuyên chở của vận đơn hàng
không nhân viên ngân hàng có cần kiểm tra kỹ hay không? a.Có b.Không
256.L/C qui định cấm chuyển tải, vận đơn hàng ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể
chuyển tải, vậy xuất trình vận đơn hàng không đó có được coi là hợp lệ không?
a.Được, nếu toàn bộ hành trình chuyên chở sử dụng chung một chứng từ vận tải hàng không;
b.Không, vì L/C qui định cấm chuyển tải;
c.Được, nếu toàn bộ hành trình chuyên chở sử dụng nhiều chứng từ vận tải hàng không.
257.Trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có cần ghi rõ chính xác cảng
bốc hàng và cảng dỡ hàng theo qui định của L/C hay không? a.Có b.Không
258.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, có thể ghi cảng dỡ hàng là một
loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như qui định của thư tín dụng? (Ví dụ:
nơi giao hàng là cảng ở Pháp)
a.Có b.Không
259.Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, nhân viên ngân hàng có cần kiểm
tra các hợp đồng thuê tàu không nếu L/C yêu cầu xuất trình hợp đồng thuê tàu? a.Có b.Không
260.Thế nào là chứng từ giao dịch được?
a.Chứng từ có khả năng thế chấp, mua bán từ người này sang người khác;
b.Chứng từ có khả năng cầm cố chuyển nhượng từ người này sang người khác;
c.Cả haitrường hợp trên đều đúng.
261.Chứng từ nào là chứng từ không giao dịch được ?
a.Air-Waybill, Road-Waybill, Rail-Waybill, Multimodal-Waybill;
b.Sea-Waybill, Ocean-Waybill, Liner-Waybill, Cargo way receipt; c.Straight Bill of Lading; lOMoARcPSD| 25865958
d.Tất cả các chứng từ trên.
262.Nếu trên vận đơn đường biển ghi ngày cấp vận đơn và ghi chú ngày bốc
hàng lên tàu, thì ngày nào được xem là ngày giao hàng? a.Ngày cấp vận đơn;
b.Ngày ghi chú bốc hàng lên tàu.
263.L/C qui định cấm chuyển tải, người xuất khẩu xuất trình một B/L sử
dụng trong suốt quá trình vận chuyển và có ghi “cóthể chuyển tải hoặc
không”, vậy B/L như thế có được chấp nhận thanh toán hay không?
a.Có b.Không
264.Nếu L/C không qui định rõ hàng hóa có được chuyển tải hay không, thì
hàng hóa có thể chuyển tải hoặc không thể chuyển tải miễn là sử dụng
chung một vận đơn?
a.Đúng b.Sai
265.Nếu trên vận đơn đường biển qui định “người chuyên chở có quyền
chuyển tải” thì ngân viên ngân hàng có cần xem xét đến vấn đề chuyển tải hay không? a.Có b.Không
266.Nhân viên ngân hàng có cần kiểm tra nội dung về các điều kiện và điều
khoản chuyên chở của vậnđơn đường biển? a.Có b.Không
267.Vận đơn đường biển rút gọn hoặc vận đơn đường biển trắng lưng có được
thanh toán hay không? a.Có; b.Không.
268.Nếu trên vận đơn đường biển ghi dòng chữ “con tàu dự định” hoặc “cảng
bốc hàng dự định”, và vận đơn đường biển xuất trình có ghi ngày bốc hàng
lên tàu, tên con tàu thực sự chuyên chở, cảng bốc hàng trùng với cảng bốc
hàng trên L/C. Trong trường hợp này vận đơn đường biển có được thanh toán?
a.Được; b.Không.
269.Đặc điểm cơ bản của chứng từ vận tải đa phương thức xuất trình trong
phương thức thanh toán L/C là a.Chứng từ vận tải đích danh;
b.Chứng từ vận tải vô danh. lOMoARcPSD| 25865958
270.Tại sao trong L/C phải qui định về vấn đề chuyển tải hàng hóa?
a.Vì ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng hàng hóa;
b.Sự bốc dỡ hàng từ tàu này sang tàu khác làm hàng hóa dễ bể, dễ gãy, dễ tổn thất, hao hụt...;
c.Hàng hóa dễ bị tổn thất trong quá trình chuyển tải;
d.Cả ba câu trên đều đúng.
271.Chuyển tải hàng hóa là
a.Là dỡ hàng từ phương tiện tàu thủy và bốc lên phương tiện máy bay;
b.Là dỡ hàng từ phương tiện máy bay này và bốc lên phương tiện máy bay khác;
c.Cả hai trường hợp trên đều đúng.
272.Vận đơn tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu là gì?
a.Là chứng từ vận tải có bất kỳ sự thể hiện nào là nó phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu;
b.Là chứng từ vận tải không có bất kỳ sự thể hiện nào là nó phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.
273.Nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận chứng từ vận tải có cần kiểm tra các
điều khoản và điều kiện khi sau vận đơn không? a.Có b.Không
274.Chứng từ có cần mang tên giống hệt như qui định của L/C hay không?
a.Có, chứng từ phải mang tên giống hệt như qui địnhcủa L/C;
b.Không nhất thiết, chứng từ có thể được đặt tên theo đúng qui định của L/C, hoặc
được mang một tên tương tự hoặc không có tên (nhưng phải thể hiện chức năng
của chứng từ mà L/C yêu cầu).
275.L/C qui định xuất trình “Packing list”, các chứng từ xuất trình sau có
chứng từ nào không được chấp nhận? a.Detailed packing list;
b.Packing note, Packing and Weight list;
c.Chứng từ không có tên nhưng thể hiện chức năng như một giấy chứng nhận đóng gói hàng hóa;
d.Các chứng từ trêncũng được chấp nhận.
276.Các chứng từ có sẵnô dành cho chữ ký, vậy có nhất thiết ký vào ô đó hay không? lOMoARcPSD| 25865958
a.Có, ngay cả khi L/C không yêu cầu;
b.Không, nếu L/C không yêu cầu.
277.UCP có phải là văn bản duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ không? a.Phải;
b.Không, ngoài UCP còn có URR 725, ISP 98, eUCP, ISBP...
278.Khi áp dụng eUCP, chứng từ điện tử xuất trình không phù hợp với L/C sẽ
vô giá trị và không cần trả lại cho người xuất trình. Còn khi áp dụng UCP cho
việc xuất trình chứng từ văn bản thì chứng từ không phù hợp với L/C vẫn là
chứng từ hàng hóa và phải trả lại cho người xuất trình?
a.Đúng; b.Sai.
279.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra tính chân thật của chữ ký?
a.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ điện tử mới kiểm tra tính chân thật của chữ ký;
b.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ văn bản mới kiểm tra tính chân thật của chữ ký;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều kiểm tra tính chân thật của chữ ký.
280.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra nội dung dữ liệu của chứng từ?
a.Sai, khi xuất trình chứng từ văn bản nhân viên ngân hàng kiểm tra bề mặt của chứng từ;
b.Đúng, cả hai trường hợp, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra nội dung dữ liệu của chứng từ;
c.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ điện tử nhân viên ngân hàng mới kiểm tra nội
dụng dữ liệu của chứng từ; d.Câu a và c.
281.Khi áp dụng việc xuất trình chứng từ văn bản hay xuất trình chứng từ
điện tử, nhân viên ngân hàng đều phải kiểm tra tính chân thật của chứng từ?
a.Sai, chỉ có chứng từ xuất trình văn bản mới kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
b.Sai, chứng từ xuất trình văn bản không kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều kiểm tra tính chân thật của chứng từ;
d.Sai, chỉ có chứng từ xuất trình điện từ mới kiểm tra tính chân thật của chứng từ,
còn chứng từ xuất trình văn bản không kiểm tra tính chân thật của chứng từ.
282.Một eL/C (thưtín dụng điện tử) được phát hànhcó ghi “dẫn chiếu theo
eUCP 1.1”, điều này có nghĩa là lOMoARcPSD| 25865958
a.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo eUCP 1.1 chứ không cần tuân theo UCP;
b.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo cả eUCP 1.1 lẫn UCP 600;
c.Quá trình thanh toán sẽ tuân theo eUCP 1.1 và UCP 500.
283.Một thư tín dụng có tham chiếu eUCP thì cũng là tham chiếu UCP
mà không cần diễn đạt thêm là bộ phận của UCP? a.Đúng; b.Sai.
284.Chứng từ văn bản là gì ?
a.Có nghĩa là một chứng từ thể hiện dưới hình thức bằng giấy truyền thống;
b.Có nghĩa là dữ liệu được xây dựng, được tạo ra, được gởi đi, được giao dịch,
được tiếp nhận hoặc được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.
285.Chứng từ điện từ là gì ?
a.Có nghĩa là dữ liệu được xây dựng, được tạo ra, được gởi đi, được giao dịch,
được tiếp nhận hoặc được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử;
b.Dữ liệu có khả năng xác nhận được bề ngoài của người gởi và các nguồn dữ liệu
nêu trong đó và dữ liệu đó có được duy trì trọn vẹn và không thể thay đổi được;
c.Có thể kiểm tra được tính phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng eUCP; d.Câu a, câu b và câu c.
286.Các chứng từ điện tử có thể xuất trình riêng biệt mà không cần xuất trình
đồng thời? a.Đúng; b.Sai.
287.Khi áp dụng xuất trình chứng từ điện tử hay xuất trình chứng từ văn bản
đều cho phép xuất trình một hay nhiều lần?
a.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ văn bản mới cho phép xuất trình nhiều lần;
b.Sai, chỉ có xuất trình chứng từ bằng giấy mới cho phép xuất trình nhiều lần;
c.Đúng, cả hai trường hợp đều cho phép xuất trình một hay nhiều lần;
d.Sai, chỉ có chứng từ điện tử mới cho phép xuất trình một hay nhiều lần.
288.Một L/C không nêu rõ tham chiếu theo bản diễn giải nào về việc xuất
trình chứng từ điện tử thì ápdụng theo bản nào? a.Áp dụng theo bản 1.1 eUCP;
b.Áp dụng theo bản 1.0 eUCP;
c.Áp dụng theo bản đang có hiệu lực tính từ thời điểm phát hành thư tín dụng hoặc lOMoARcPSD| 25865958
sữa đổi thư tín dụng (nếu có);
d.Không áp dụng bản nào cả.
289.Ngày phát hành chứng từ điện tử là
a.Ngày mà vào ngày đó chứng từ điện tử thể hiện đã được gởi đi bởi người phát hành;
b.Trên chứng từ điện tử có qui định một ngày phát hành cụ thể;
c.Câu a hay câu b đều đúng.
290.Nếu chứng từ điện tử là chứng từ vận tải thì làm thế nào để xác định được
ngày giao hàng nếu trên chứng từ không ghi rõ ngày giao hàng hay ngày gởi hàng đi?
a.Sẽ không xác định được ngày nào là ngày giao hàng;
b.Ngày phát hành chứng từ điện tử sẽ được coi như là ngày giao hàng;
c.Ngày nhận chứng từ điện tử sẽ được coi như là ngày giao hàng.
291.UCP điều chỉnh toàn bộ nội dung của L/C còn eUCP chỉ điều chỉnh
xuất trình chứng từ điện tử hoặc xuất trình chứng từ hỗn hợp: chứng từ
văn bản và (hoặc) chứng từ điện tử?
a.Sai; b.Đúng.
292.Khi áp dụng eUCP, nếu có sự khác nhau giữa các điều khoản UCP và eUCP thì
a.UCP có giá trị pháp lý điều chỉnh ở những phần khác nhau đó;
b.eUCP có giá trị pháp lý điều chỉnh ở những phần khác nhau đó.
293.Khi áp dụng eUCP, chứng từ điện từ cho phép xuất trình chứng từ lại
trong vòng 30 ngày, còn UCP qui định không cho xuất trình lại đối với chứng từ văn bản?
a.Sai, chứng từ điện tử hay chứng từ văn bản đều được xuất trình lại;
b.Đúng, chứng từ điện từ được phép xuất trình lại trong vòng 30 ngày nếu L/C còn hiệu lực.
294.UCP không qui định Người xuất trình phải có trách nhiệm thông báo
bằng thư hay bằng điện rằng họ đã hoàn thành việc xuất trình chứng từ,
còn eUCP qui định khi xuất trình chứng từ điện tử thì Người xuất trình
phải thông báo hoàn thành xuất trình chứng từ điện tử, nếu Người xuất
trình không thông báo hoặc thông báo chậm thì xem như Ngân hàng có
quyền từ chối thanh toán.
a.Đúng; lOMoARcPSD| 25865958 b.Sai.
295.eUCP có cho phép xuất trình chứng từ điện tử lại và chỉ được xuất
trình một lần và không được tái xuất trình? a.Sai; b.Đúng.
296.Nếu xuất trình chứng từ điện tử 2 lần mà bị virut thì có thể thay bằng
chứng từ văn bản được không? a.Không; b.Được; c.eUCP không giải thích.
297.“Thông báo hoàn thành xuất trình” là áp dụng cho việc xuất trình chứng
từ điện tử hay chứng từ văn bản? a.Chứng từ văn bản; b.Chứng từ điện tử;
c.Cả hai loại chứng từ văn bản và điện tử.
298.“Thôngbáo hoàn thành xuất trình” mà Người hưởng lợi gởi có thể gởi
bằng chứng từ điện tử hoặc chứng từ văn bản ? a.Đúng; b.Sai.
299.Theo eUCP, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra thông báo từ chối đối với
việc chuyển giao các chứng từ điện tử, Ngân hàng phát hành (hay Ngân hàng
xác nhận nếu có, hoặc Ngân hàng chỉ định...) sẽ

a.Hoàn trả lại bất cứ các chứng từ văn bản nào mà trước đó chưa trả lại cho Người xuất trình;
b.Trả lại chứng từ điện tử cho Người xuất trình;
c.Hủy chứngtừ điện tử (không trả lại cho Người xuất trình);
d.Tất cả các câu trên đều đúng.
300.Theo eUCP, khi Ngân hàng thông báo từ chối việc xuất trình chứng từ
điện tử của Người thụ hưởng thì Ngân hàng phải nêu rõ lý do từ chối. Trong
những lý do từ chối dưới đây, lý do nào Ngân hàng từ chối việc xuất trình
chứng từ điện tử là sai?

a.Chứng từ điện tử không phù hợp với thư tín dụng;
b.Vì không nhận được thông báo hoàn thành;
c.Có thể xác nhận được tính chân thật bề ngoài của chứng từ điện tử;
d.Trễ hạn xuất trình chứng từ theo qui định của L/C và theo qui định của thông báo hoàn thành.