Tổng hợp chính sách thương mại quốc tế | Chính sách thương mại quốc tế | Đại học Ngoại thương

Tổng hợp chính sách thương mại quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|45470368
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 1 + 2
1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công
nghệ sản xuất gián tiếp?
Trả lời:
Khái niệm:
Ngoại thương là nội thương vượt ra khỏi biên giới quốc gia
Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.(cần
phải trả lời)
Ngoại thương là công nghệ gián tiếp sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
Mục đích chính của ngoại thương:
Phát triển kinh tế xã hội: giúp tham gia vào phân công lao động quốc tế( tận dụng lợi thế so
sánh), giúp quốc gia phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu quả, đổi mới cơ cấu kinh tế Þ tạo
điều kiện tăng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội (việc làm), tăng thu ngân
sách, tích luỹ ngoại tệ, cải thiện và nâng cao mức lợi ích cho người dân.
Mục đích chính trị: tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế chính trị
của quốc gia trên trường quốc tế (một nước có hoạt động Ngoại thương phát triển sẽ có vị trí
chính trị càng vững mạnh).
– Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp: Không trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, nhưng có thể tạo ra những hàng hoá dịch vụ bằng việc trao đổi với Quốc gia
khác trên thế giới.
2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển?
Trả lời:
– Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tư
bản thương nghiệp.
Muốn có ngoại thương thì đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi mà ở đó
các hàng hoá có thể lưu thông hàng hoá một cách dễ dàng từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Đó chính là nền kinh tế hàng hoá ( tạo hàng hoá với số lượng lớn) và có sự ra đời của
tiền tệ giúp làm phương tiện tthanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện.
Tư bản thương nghiệp là chủ thể của hoạt động ngoại thương, làm môi giới mua bán trung
gian, thúc đẩy ngoại thương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Do đó, sự xuất hiện của các
chủ thể này là điều kiện để giúp cho ngoại thương phát triển .
– Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước
Nhà nước là đại diện pháp lý cho hoạt động ngoại thương, đề ra các luật định, chính sách
ngoại thương và là đại diện pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh khi hoạt động ngoại
thương diễn ra. Vì vậy hoạt động ngoại thương cần có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước để
có hiệu quả hơn.
Phân công lao động sẽ giúp xác định lợi thế của quốc gia khi tiến hành hoạt động ngoại
thương Þ tăng tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương.
3. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương?
Trả lời:
Tiến bộ
Thấy được tầm quan trọng của thương mại
Thấy được vai trò quan trọng của Nhà nước
Quan điểm về thương mại quốc tế mang tính khoa học đầu tiên
Hạn chế
Quá đề cao tầm quan trọng của thương mại quốc tế
Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương mang ít tính lí luận, chưa biết và không thừa
nhận các quy luật kinh tế
lOMoARcPSD|45470368
Chưa giải thích được cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính
hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi
Hiểu sai nhiều thuật ngữ
4. Trình bày nội dung lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối?
Trả lời:
Nội dung lợi thế tuyệt đối:
Ủng hộ thương mại tự do ( thuyết bàn tay vô hình)
Phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bởi lợi ích do chuyên môn hoá mang
lại( người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác trong nhiều lần;
ngừoi lao động không phải mất nhiều thời gian để chuyển từ sản xuất sp này sang sản
phẩm khác; làm việc lâu dài thì sẽ có nhiều sáng kiến, đề suất làm việc tốt hơn). Ví dụ:
Đan Mạch xuất khẩu đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc mà do họ có
những sáng kiến làm nên những chiếc đĩa đặc biệt.
Cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia là lợi thế tuyệt đối.
Quan điểm: với cùng một đợn vị nguồn lực, quốc gia nào có năng suất lao động cao hơn
thì quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối. ( năng suất: số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị
thời gian, hoặc hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuât những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối.
Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối:
Lợi thế tự nhiên (lợi thế tĩnh): là các lợi thế về khí hậu, tự nhiên. Điều kiện tự nhiên đóng vai
trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm như: café, chè, cao su, dừa,…,các loại
khoáng sản. Ví dụ: Brazil có khí hậu thích hợp trồng café và trở thành một trong những thị
trường café lớn trên thế giới.
Lợi thế do nỗ lực: do sự phát triển của công nghệ và sự lành nghề do chuyên môn hóa . Đối
với các sản phẩm chế tạo, quy trình sản xuất phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực,
thường kĩ thuật chế biến thường là khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác
biệt với những thứ khác. Ví dụ: nhờ vào công nghệ cao, Mỹ có khả năng sản xuất máy bay
mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
5. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối?
Trả lời:
Ưu điểm:
Thấy được tầm quan trọng của thương mại tự do.
Thấy được lợi ích của chuyên môn hóa.
Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải lưu thông – Nhược điểm:
Đồng nhất hóa phân công lao động quốc tế với phân công lao động trong nước.
Lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ trong thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt
đối chưa giải thích được tại sao một nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng
hoặc không có lợi thế tuyệt đối nào cả vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế.
Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, trong khi sản xuất phải có lao động, tư bản, đất
đai,…
6. “Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận
như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Kết luận này là sai.
Lý do: Trên thực tế, thương mại quốc tế vẫn diễn ra đối với các nước có lợi thế hoặc bất lợi
thế về tất cả các mặt hàng. Nếu áp dụng lợi thế so sánh tương đối thì trong thương mại
quốc tế, tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia, thông qua chuyên môn hoá và xuất khẩu
những mặt hàng có chi phí thấp hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác.
Ví dụ: Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng là lúa gạo và vải so với Việt Nam
lOMoARcPSD|45470368
Giả sử VN chuyển 2h lao động từ ngành vải sang ngành gạo, còn Hàn Quốc chuyển 1h lao động
từ ngành gạo sang ngành vài. Xét chung, cả hai quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ và lượng vải tăng
2m2. Þ vẫn đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia thông qua thương mại quốc tế.
7. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai quốc
gia theo lý thuyết lợi thế so sánh ? Trả lời:
Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc
gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượn
g đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với một khối lượng tương
đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng
hóa với mưc chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác.
Một đất nước có bất lợi thế tuyệt đối về mọi hàng hóa nhưng vẫn thu được lợi từ trao đổi
quốc tế.
Thương mại làm cho các nước đều có lợi. Lợi ích do chuyên môn hóa và trao đổi phụ
thuộc vào lợi thế so sánh.
Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
– Bài tập:
Quốc gia A có lợi thế so sánh về sản phẩm X. Vì 4/1 > 2/3 à Quốc gia A xuất khẩu sản phẩm
X.
Quốc gia B có lợi thế so sánh về sản phẩm Y. Vì 3/2 > 1/4 à Quốc gia B xuất khẩu sản phẩm
Y.
Giả sử nước A chuyển 1h lao động từ sản xuất Y sang sản xuất X, nước B chuyển 1h lao
động từ sản xuất X sang Y, thì xét chung cả 2 QUốc gia sản phẩm X tăng 2, sản phẩm Y
tăng 2. Þđem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia.
Lúa gạo (tạ) Vải (m2)Sp/h lao động
VN 5 4
HQ 9 10
Số sản phẩm/giờ lao
động Quốc gia A Quốc gia B
Sản phẩm X 4 2
Sản phẩm Y 1 3
lOMoARcPSD|45470368
8. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh của
các quốc gia theo D.Ricardo?
Trả lời:
Giả định của lý thuyết (tham khảo thêm):
2 quốc gia, 2 sp
LĐ là yếu tổ sx duy nhất
Chi phí SX không đổi
Giá trị HH tính = lao động
Chi phí vận chuyển bằng 0
Mậu dịch tự do
LĐ có thể di chuyển tự do trong phạm vi 1 quốc gia
Cạnh tranh HH trên thị trường HH và yếu tố sản xuất.
Nội dung chính: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất
ra nhiều sản lượng đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với một khối
lượng tương đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh trong một mặt hàng nếu quốc gia
đó có khả năng sản xuất nó với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Tất
cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế
Lợi thế so sảnh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối
Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng có giá thấp hơn một cách
tương đối (hay có hiệu quả sản xuất cao hơn một cách tương đối) so với nước kia.
Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
Nguồn gốc của lợi thế so sánh các quốc gia : sự khác biệt về năng suất lao động
tương đối, hiệu quả sản xuất tương đối
9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh.Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh
bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D.Ricardo?
Trả lời:
Nội dung lý thuyết : Câu 8
Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D.
Ricardo: Ricardo mới chỉ đề cập đến lợi thế tương tối trên cơ sở lí thuyết về lao động
trong khi đó lao động chỉ là một trong các yếu tố sản xuất và trong thực tế nó luôn được phối
hợp với tư bản và đất đai. ÞKhắc phục được giả thiết của D. Ricardo lao động là yếu tố duy
nhất trong sản xuất hàng hoá.
10. Trình bày nội dung định lý Heckscher – Ohlin?
Trả lời:
Nội dung: một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc
gia đó dồi dào một cách tương đối.
Quốc gia A gọi là dồi dào về tương đối về lao động hơn quốc gia B khi: tổng số LD của A/
tổng số vốn của A > tổng số LD của B/ tổng số vốn của B
Yếu tố thâm dụng: Hàng hoá X được coi là thâm dụng về lao động nếu: Lx/Kx > Ly/Ky (với
Lx, Ly lần lượt là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đv Sp x,y; Kx, Ky lần lượt là
lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá Y).
Khi thương mại tự do diễn ra, giá mặt hàng dồi dào LD sẽ tăng ở A và giảm ở B, giá mặt
hàng dồi dào vốn sẽ giảm ở A và tăng ở B. Quá trình chuyên môn hóa tiếp tục diễn ra cho
đến khi mức giá tương quan giữa 2 mặt hàng ở A,B bằng nhau. Bằng việc tham gia vào
thương mại, 2 QG A,B đều thu được lợi khi tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà mình
có lợi thế so sánh.
Ví dụ: Anh có 20 chiếc máy và 200 lao động; Mỹ có 300 máy và 1500 lao động (vải là mặt
hàng cần nhiều lao động và thép là mặt hàng cần nhiều vốn). Ta thấy Anh là nước dồi dào
tương đối về lao động (200/20 >1500/300), còn Mỹ là nước dồi dào tương đối về vốn
lOMoARcPSD|45470368
(300/1500 >20/200)à Anh sẽ XK vải (thâm dụng lao động) và Mỹ sẽ XK thép (thâm dụng về
vốn).
Giải thích:
Sự sẵn có của yếu tố sx 1 mặt hàng với khối lượng lớn và giá cả có lợi sẽ giúp mặt hàng đó
có tính cạnh trạnh cao hơn.
Hiệu quả sx mặt hàng thâm dụng về 1 yếu tố sx sẽ cao hơn tương đối so với việc sx những
mặt hàng khác đòi hỏi các yếu tố sx mà QG khan hiếm.
11. Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper – Samuelson?
Trả lời:
Nội dung: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan của
yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất mặt hàng đó tăng lên, còn giá
tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.
Ví dụ: Nếu giá tương quan của mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên thì kết quả là
mức lương (giá của lao động) tăng lên, còn mức lãi suất (giá của vốn) sẽ giảm xuống.
Ý nghĩa:
Thấy được tác động của thương mại đến quá trình phân phối thu nhập trong nước.
Thấy được lợi ích của việc tham gia thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế làm tăng
mức giá của mặt hàng sử dụng những yếu tố dồi dào tương đối của quốc giaà tăng thu
nhập của yếu tố dồi dào phải lớn hơn giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm.
12. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế?
Trả lời:
– Đưa ra một giả thiết căn bản rất hạn hẹp:
Việc làm đầy đủ không phải là một giả thiết có giá trị.
Mục tiêu của các QG có thể không được giới hạn vào tính hiệu quả.
Bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan
Môi trường cạnh tranh hoàn hảo
Tính linh động của tài nguyên: các lý thuyết tuyệt đối và so sánh cho rằng tài nguyên có
thể dịch chuyển tự do từ hàng hóa này sang hàng hóa khác trong một nước, nhưng
không được tự do di chuyển trên thế giới; cả 2 giả thiết này đều không có giá trị hoàn
toàn.
Chỉ tập trung chứng minh cái lợi của ngoại thương, chưa phân tích được mặt trái của nó
( như sự phụ thuộc vào bên ngoài…)
Không phân tích và lý giải tác động của hoạt động ngoại thương đến thương mại dịch vụ
Không giải thích thỏa đáng mậu dich giữa các nước. Để giải thích sự vượt trội về năng suất
nhân công của QG này so với QG khác, các tác giả có nói đến “tài năng”, “máy móc tốt
hơn”, hoặc những sự khác biệt về “khí hậu, đất đai, hầm mỏ”, “sự sáng tạo, tính phức tạp và
tinh tế” của các quản trị gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và máy móc, tư bản
nhưng lại chưa nêu lên sự khác biệt về tỷ lệ trong sự kết hợp giữa nhân công và các yếu tố
SX khác.
Một số quan điểm sai lầm khác: giá trị được xác định bởi 1 yếu tố duy nhất là nhân công.
Ricardo coi tư bản là một yếu tố thứ yếu và luôn phối hợp với nhân công theo một tỷ lệ cố
định; còn đất đai tuy cần thiết cho việc SX nhưng theo ông, nó không có vai trò gì trong việc
ấn định giá trị, chỉ có số lượng nhân công quyết định giá trị của một nhóm hàng được SX ra.
13. Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô?
lOMoARcPSD|45470368
Trả lời:
Nội dung: Hiệu quả kinh tế quy mô là tỷ lệ phần trăm giảm xuống trong chi phí sản xuát bình
quân đạt được nhờ mở rộng tất cả các thông số đầu ra theo một tỉ lệ phần trăm nhất định.
Tức chi phí sản xuất bình quân thấp dần khi đầu ra tăng lên.
Nguyên nhân:
Tính kinh tế theo quy mô: SX được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn,
lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao
hơn ( thông qua cắt giảm nhân công, phòng ban, qua các đơn đặt hàng lớn có chiết khẩu
thương mại…).
Thương mại nội ngành: đây là một đặc tính của SX “tính kinh tế theo quy mô”: sản lượng SX
càng cao thì giá phí bình quân càng thấp. (AC= FC/x + c).
Tác động: thay đổi cơ cấu hàng XK: Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo
quy mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đứng bằng mức gía tương quan trước khi có thương mại,
nhưng cơ cấu hàng XK lại có sự thay đổi. Nguyên nhân là do có sự chuyên môn hóa trong từng
QG. Qúa trình chuyên môn hóa khiến sản lượng một mặt hàng tăng lên, đẩy mạnh XK à cơ cấu
hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi.
Ví dụ: (trang 63 SGK) Giả sử hai nước Anh và Mỹ giống nhau mọi khía cạnh (công nghệ
sản xuất. Cả hai nước đều sản xuất hai mặt hàng đó là ô tô và máy bay.
Þ mức giá tương quan giống nhau không cản trở thương mại giữa 2 nước. (cả 2 nước đạt tới
mức tiêu dùng mới cao hơn).
14. Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế?
Trả lời:
Khi công nghệ của một hàng hoá được chuẩn hoá và không thay đổi, chi phí lao động trở thành
một cơ sở quan trọng đối với lợi thế so sánh hơn là hoạt động nghiên cứu và phát triển thì việc
sản xuất hàng hoá đó sẽ dịch chuyển sang các nước có thu nhập thấp hơn và tiền lương thấp
hơn.
1 sản phẩm có 1 vòng đời: xuất hiện,tăng trưởng mạnh, chững lại, suy giảm.
Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu, sản xuất và tiêu thụ còn chưa chắc chắn,
chủ yếu sản xuất và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu có.
Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sx dần được chuẩn hóa và được phát triển
rộngrãi, thị trường mở rộng, tổ chức sx trên quy mô lớn. Lợi thế chuyển từ các nước phát minh
sang các nước dồi dào tương đối về vốn. Nước phát minh có thể chuyển vai trò từ nước XK
sang nước NK.
Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất chia làm
nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển đến các nước
đang phát triển, và những nước này trở thành nước XK ròng.
15. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter?
Trả lời:
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh QG được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố.
Mốiliên kết này tạo thành mô hình kim cương.
lOMoARcPSD|45470368
Các nhóm yếu tố đó bao gồm:
Điều kiện về các yếu tố sản xuất:
Các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và XK các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố
đầu vào mà quốc gia đó có nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng, tạo ra, cải tiến, và
chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng các yếu tố đầu vào
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Bao gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn) và đầu vào cao
cấp (cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động trình độ cao). Có đầu vào chung cho các
ngành và có đầu vào chuyên ngành. Các đầu vào cao cấp thường là các đầu vào
chuyên ngành và có vai trò quyết định, bền vững hơn trong việc tạo ra lợi thế
cạnh tranh; các đầu vào chung thường hỗ trợ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh cấp
thấp. Khu vực Chính phủ tập
trung đầu tư tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến; khu vực tư nhân có lợi thế trong việc
tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp.
Điều kiện về cầu: nhu cầu( quy mô thị trường) trong nước và thị hiếu xác định
mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước.
Nhu cầu gồm nhiều phân đoạn: một phân đoạn thị trường trong nước có dung
lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên đáp ứng của các doanh nghiệp và
cho phép họ khai thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sự đa dạng của phân đoạn
thị trưởng giúp các DN có kinh nghiệm phong phú để thâm nhập thị trường quốc
tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất
lượng, đặc tính ký thuật và dịch vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu trong
nước lan tỏa sang các nước khác, DN sẽ được lợi vì được tiếp cận với khách
hàng có yêu cầu cao.
Số lượng người mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh
trong nướcà mở rộng thông tin thị trường và thúc đẩy DN cải tiến kỹ thuật.
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích DN áp dụng các
công nghệ mới nhanh hơn, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sx, lợi thế cạnh tranh.
Khi giá thành sản phẩm giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp
khác phát triển theo hiệu ứng domino. ( đầu ra của ngành này là đầu vào cùa
ngành khác).
Các ngành hỗ trợ và liên quan:
Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
tiềm tàng cho DN như cung ứng trong thời gian ngắn với chi phí thấp, duy trì
quan hệ hợp tác liên tục.
Các nhà cung ứng giúp DN nhận thức được các phương pháp và cơ hội mới, các
DN ở khâu sau là nơi kiểm chứng cho các đề xuất cải tiến của nhà cung ứng,
trao đổi về nghiên cứu và phát triển để tìm ra giải pháp nhanh và hiệu quả hơn.
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh:
Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn và
hướng đích của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra
quyết định, quan hệ với khách hàng, thái độ đối với hoạt động quốc tế,.. tạo ra lợi
thế hoặc bất lợi cho DN.
Cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công
trên thị trường quốc tế: tạo sức ép cải tiến, đổi mới.
Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội.
16. Trình bày vai trò của chính phủ theo lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của
M.Porter?
Trả lời:
– Chính phủ có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của QG thông qua 4 nhóm nhân tố xác định
lợi thế cạnh tranh. Tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
lOMoARcPSD|45470368
Chính phủ tác động đến các yếu tố đầu vào thông qua các công cụ trợ cấp, chính sách thị
trường vốn, chính sách giáo dục, y tế,…
Vai trò của Chính phủ đối với nhu cầu trong nước thường phức tạp hơn, có thể thúc đẩy
hoặc gây bất lợi cho lợi thế cạnh tranh: xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản xuất
trong nước, Chính phủ có thể là người mua lớn đối với nhiều loại hàng hóa,…
Chính phủ kiến tạo hệ thống các ngành hỗ trợ và liên quan theo rất nhiều cách khác nhau:
kiểm soát các phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về dịch vụ hỗ trợ.
Chính phủ có thể tác động tới chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh bằng các công cụ
như quy định về thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền.
– Vai trò điều hành của Chính phủ được xác định thông qua các mặt sau: định hướng phát
triển- tạo môi trường pháp lý và kinh tế- điều tiết hoạt động, phân phối lợi ích- kiểm tra, kiểm
soát.
17. Đặc điểm của ngoại thương trong một nền kinh tế mở có qui mô nhỏ?
Trả lời:
Khái niệm: nền kinh tế quy nhỏ 1 nền kinh tế không (hoặc rất ít) các rào cản
thương mại, chấp nhận giá cho cả hàng XK và NK. Quy mô nhỏ thể hiện ở lượng cung và cầu
của QG nhỏ, hay tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới – Đặc điểm:
Giá cả không phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá trong nước mà phụ thuộc vào giá cả
quốc tế.
Tỷ trọn kim ngạch xuất nhập khẩu rất nhỏ so với kim ngạch xuất nhập khẩu của TG
Trong nền kinh tế mở, quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng thì sự thay đổi về cung
và cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về số hàng XK và NK hơn là sự thay đổi về giá trong
nước.
Đối với một nền kinh tế mở, sự cân bằng trên 1 thị trường xác định là không đổi đối với sự khác
nhau về cung, cầu trong nước. Nếu ở mặt bằng giá quốc tế, lượng hàng cầu vượt quá lượng
hàng cung trong nước, loại hàng đó sẽ được NK, nếu lượng hàng cung vượt quá lượng hàng
cầu trong nước ở mức giá này hàng đó sẽ được XK.
18. Phân tích các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế?
Trả lời:
Động lực xuất khẩu của DN
Giảm chi phí: NN:
Trang trải chi phí cố định nhờ có sản lượng lớn hơn.
Gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn hơn.
Vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn.
Lơi ích nhiều hơn: DN có thể bán sản phẩm ở cả thị trường nội địa và thị trường
nước ngoài. Nhưng họ có thể có lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài. Nguyên nhân:môi
trường cạnh tranh nước ngoài, giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài
khác trên thị trường nội địa, chính sách của chính phủ nước ngoài.
Phân tán rủi ro: nhà sx có thể tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu. Có thêm nhiều
khách hàng-> giảm nguy cơ bị mất bất kỳ một khách hàng riêng rẽ nào hay một ít
khách hàng.
Cơ hội nhập khẩu: DN có thể tìm kiếm và nhập khẩu các nguồn nguyên cung cấp rẻ
hay các bộ phận có chất lượng hơn cho quy trình sx, nhập khẩu các mặt hàng mới
để bổ sung cho các mặt hàng đang có nhằm tăng doanh số bánà tránh nguy cơ bị
phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào.
lOMoARcPSD|45470368
Động lực nhập khẩu của DN: có được nguồn cung cấp rẻ, có thêm nhiều mặt hàng, giảm
rủi ro,…
19. Phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế?
Trả lời:
Giúp tăng lên những hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền KT ( khối lượng hàng
tiêu dùng khác với hàng sản xuất, cho phép thay đổi có lợi phù hợp trong đặc điểm của sản xuất.
Tiêu dùng nhiều hơn, đa dạng hơn: thông qua ngoại thương, nhập khẩu để phục vụ chi
tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi việc sx hàng hóa đó trong
nước quá tốn kém hoặc không đủ đk để sx.
Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường (nhằm phân tán rủi ro): thông qua ngoại thương,
các doanh nghiệp tìm kiếm được các mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho các mặt hàng
hiện có của mình, giúp đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường; đồng thời tìm kiếm được các thị
trường mới để phân phối sản phẩm cũng như các nguồn cung ứng nguyên liệu rẻ, phù hợp.
Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (lợi ích hiệu quả từ việc tăng quy mô): hoạt động
thương mại quốc tế sẽ tạo ra thị trường có dung lượng lớn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vào thiết bị, nhà xưởng sx quy mô lớn, phát triển công nghệ và nâng cao năng suất, đạt được
hiệu quả kinh tế cao.
Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh: các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài, thu
đượcnhiều lợi ích hơn. Điều này thúc đẩy cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc
các doanh nghiệp này phải cải tiến sản xuất để cạnh tranh, tồn tại trên thị trường.
Hợp lý hóa sản xuất và phân phối (loại bỏ các công ty kém hiệu quả): thương mại quốc
tế tạo ra sức ép cải tiến, đổi mới trong sx vfa phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị
trường, gây sức ép cho các đối thủ cạnh tranh hiện tại, thu hút đối thủ mới và loại bỏ các DN
hoạt động kém hiệu quả ra khỏi thị trường.
CHƯƠNG 3 + 4
20. Nói rằng “không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại” có
đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Lập luận trên là ĐÚNG
Giải thích
Sản xuất không chỉ còn tồn tại ở một quốc gia, mà đã trở nên quốc tế hóa. Không một
quốc gia nào tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động
quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài.
Ngoại thương ra đời sớm nhất ( từ thời kì chiếm hữu nô lệ)
Ngoại thương dẫn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại khác: đầu tư, di chuyển sức lao
động, tiền tệ quốc tế. chuyển giao công nghệ.
Đầu tư: các chủ đầu tư trong nước thường đầu tư ra nước ngoài do khả năng tận dụng
nguồn vốn sẵn có, dư thừa trong nước, đồng thời khai thác những lợi thế của nước nhận
đầu tư: như lao động, tài nguyên, phong phú, những ưu đãi khác của nước nhận đầu tư,
nhờ vậy mà đầu tư ra nước ngoài đem lại nhiều lợi ích hơn so với đầu tư trong nước.
Đầu tư còn giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình như thương hiệu, công
nghệ ( café trung nguyên, phở 24)
Di chuyển sức lao động, tiền tệ quốc tế: di chuyển lao động ra nước ngoài để tạo cơ
hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa dịch vụ tại nước khác
mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần làm dịch chuyển tiền tệ quốc tế nhờ
việc người lao động gửi về nước trang trải đóng góp vào thu nhập gia đình. Di
lOMoARcPSD|45470368
chuyển lao động ra nước ngoài làm việc còn là điều kiện do doanh nghiệp đầu tư theo
chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, chất lượng
nguồn lao động được đào tạo bài bản sẽ tăng lên trong quá trình làm việc ở nước
ngoài,đây là động lực góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chuyển giao công nghệ:các chủ đầu tư là các nước lớn và phát triển, họ thường
chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư vì những lợi ích sau:
Kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí khấu hao công nghệ: khi dây chuyền công nghệ cũ đang vận
hành nhưng họ đã sang tạo ra công nghệ mới.Vì muốn ứng dụng công nghệ mới trong khi vẫn
tiếp tục khai thác công nghệ cũ, nên họ đã chuyển giao công nghệ ra nước ngoài dưới hình thức
đầu tư trực tiếp
Kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài: khi sản phẩm đã đến giai đoạn bão hòa, hay suy
thoái ở nước chủ đầu tư, họ thường tìm cách làm mới bằng cách đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm
đó ở nước ngoài.
21. Phân tích chức năng của ngoại thương với tư cách là một khâu của quá trình tái sản
xuất?
Trả lời:
Tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư sản xuất: thông qua ngoại thương, có thể giải
quyết nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư cho sản xuất, bao gồm: vốn
từ hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ.Trong đó nguồn vốn từ hoạt động
xuất khẩu là quan trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất.
Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu
dùng và tích lũy: nhất là ở những nước kém phát triển nhờ có xuất nhập khẩu, bằng việc xuất
đi những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, sản phâm tiêu dùng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp,
và máy móc,thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất hoặc nhập về các sản phẩm mà trong nước
chưa có khả năng sản xuất để phục vụ tiêu dùng, từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội. –
Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho việc
sản xuất kinh doanh: khi tham gia vào trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới, nền kinh tế
nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi hoạt động ngoại
thương phải tính toán lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.Đồng thời, mở cửa
nên kinh tế còn giúp hình thành thay đổi cơ chế quản li kinh tế trong nước, tháo gỡ những rang
buộc, cản trở hoạt động ngoại thương… để tạo điều kiện knh doanh có hiện quả.
22. Những đóng góp của Ngoại thương trong vấn đề giải quyết vốn và công nghệ trong
quá trình phát triển kinh tế. Trả lời:
Vai trò tạo vốn của xuất khẩu: Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn,
đòi hỏi ta phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên
tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể từ nhiều nguồn khác nhau như xuất khẩu, đầu tư, vay nợ
nước ngoài, viện trợ,…tuy nhiên nguồn vốn từ xuất khẩu là khá quan trọng, vì các nguồn vốn
còn lại kể trên đều phải trả ở thời kì sau này. Mặc khác, cạnh tranh trong thương mại quốc tế và
sự chuyên môn hoá các ngành thế mạnh sẽ giúp các quốc gia sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn
vốn tạo động lực phát triển KT. Có thể thấy, nguồn thu về từ xuất khẩu hàng hóa luôn chiếm tỉ
trọng lớn trên tổng nguồn thu hoạt động ngoại tệ (1991-1995 :66% ; 1996-2000 : 50%)
Nhập khẩu công nghệ: Thông qua nhập khẩu, thì các nước đặc biệt là các nước đang
và kém phát triển có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao( mà họ không thể sản xuất
được) phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước. Ví dụ:Đức là nước đứng
đầu công nghệ quang học. Những máy đo 3 chiều, máy công nghệ cao thì một số hãng của Đức
và Thuỵ Sĩ đang làm chủ hoàn toàn và họ bán khắp thế giới. – Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, chuyển giao công nghệ
lOMoARcPSD|45470368
Hoạt động Ngoại thương sẽ góp phần thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Vì thông qua xuất
khẩu, các nhà đầu tư nước sẽ thấy được thế mạnh của nước này và từ đó đầu tư vào thị
trường nước xuất khẩu để tận dụng lợi thế đó.
Uy tin trong kinh doanh của các doanh nghiệp Xk nói riêng và các nước XK khẩu nói chúng
cũng sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nào đó lớn cũng giúp cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài để
khai thác thị trường
Quá trình đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho việc chuyển giao công nghê giữa các nước với
nhau. Giúp các nước nhận đầu tư có thể tiếp thu, học hỏi, đặc biệt là những nước đang và
kém phát triển.
Ví dụ: Đầu tư FDI, FPI…,Việt Nam nhận gia công các sản phẩm từ Nhật, Anh, Mỹ… từ đó học
hỏi công nghệ..
23. Đóng góp của ngoại thương trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên có
hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế Trả lời:
Giải quyết việc làm
Xuất khẩu
Ở Việt Nam, khả năng đầu tư thấp và sức mua kém nên sự phát triển của công
nghiệp và dịch vụ ở trong nước chậm chạp, không tạo được bao nhiêu việc làm. Vì
vậy cần đưa lao động vào phân công lao động quốc tế để giải quyết vấn đề thất
nghiệp ở nước ta hiện nay.
Khuyến khích người lao động làm việc ở các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước
ngoài.
Xuất khẩu sức lao động cũng là một cách để giải quyết vấn đề này (năm 2010 cả
nước có 85.546 người làm việc nước ngoài, đạt 100.64%)
Sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào
làm việc…
Nhập khẩu
Gia công nhập khẩu : nhập một lượng hàng hóa để gia công => tạo việc làm. Công ty
Pouchen đơn vị gia công đến từ Đài Loan – nhà máy gia công giày (cho các hãng
Puma, Reebok…) đặt nhà máy tại TP.HCM Biên Hòa, Trảng Bom (Đồng Nai), Tân
Đức, Tân Hương (Long An), Tây Ninh…đã giải quyết lượng lớn lao động ở đây.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, đầu tư phát triển sản xuất => tạo công ăn,
việc làm.
Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục những ngành nghề cũ, mở ra những
ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động.
Sử dụng tài nguyên : tìm được giá bán tốt nhất, nhập khẩu với giá tốt nhất
Ngoại thương sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm được những cơ hội
hợp tác tốt nhất, đồng thời tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ giúp
doanh nghiệp có được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu. Cũng như giúp
các nước kém phát triển tránh được tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế làm cạn kiệt
tài nguyên thông qua đưa tài nguyên thiên nhiên vào phát triển NT với chính sách khuyến khích “
nội dung địa phương của sản phẩm.
24. Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” có đúng không? Giải thích
mối liên hệ này trong điều kiện nước ta Trả lời:
– Nói “ sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” là đúng.
Giải thích
Sản xuất tác động đến xuất khẩu: Sản xuất giúp xác định được qui mô, tốc độ
tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu thông qua :
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm
lOMoARcPSD|45470368
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào
nguồn lực sẵn có trong nước, một nước sẽ xác định được mặt hàng mình có lợi
thế để sản xuất và đem đi xuất khẩu.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Sản xuất tác động đến nhập khẩu:
Sản xuất trong nước để tránh tình trạng nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ
Sản xuất để xác định được các yếu tố cần nhập khẩu
Sản xuất để tạo ra mặt hàng xuất khẩu => từ đó mở rộng được thị trường nhập
khẩu các nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ, phù hợp.
Sản xuất để ứng dụng các công nghệ, thiết bị đã được nhập khẩu, đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu
Sản xuất ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xuất, nhập khẩu nếu :
Hàng hóa xuất khẩu đi hoặc nhập về kém chất lượng gây tác động xấu đến hiệu
quả hoạt động ngoại thương
Nếu sản xuất quá nhiều sẽ có nguy cơ bị chèn ép giá khi đem hàng hóa đi giao
dịch trên thị trường quốc tế
Giải thích mối liên hệ trong điều kiện Việt Nam:
Việt Nam khuyến khích sản xuất để xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực sẵn
có, dồi dào trong nước về lao động, nguyên liệu rẻ, xuất khẩu dể tạo nguồn vốn cho nhập
khẩu => tiến tới xuất khẩu đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.( tận dụng lợi thế sẵn có để chuyên môn hoá mặt hàng xuất khẩu như sản
xuất cấc mặt hàng thâm dụng lao động:dệt may, da giày.)
Chỉ khuyến khích nhập khẩu bổ sung vì những hạn chế nhất định : vì khan hiếm ngoại tệ,
và hiện nước ta không thể nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp để phục vụ phát triển
nông nghiệp như những nước có tiềm lực phát triển công nghệ cao, vì thế cần tập trung
phát triển sản xuất trong nước, dựa vào nguồn lực trong nước, chỉ nên nhập khẩu bổ
sung để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc tư liệu phục vụ sản xuất.
Xem trọng mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu.
25. Tác động của ngoại thương đến việc phát triển thị trường tiêu dùng nội địa?
Trả lời:
Nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất chưa đủ hoặc chưa sản xuất được :
Đây là hoạt động quan trọng của ngoại thương để phục vụ cho tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi mà việc sản xuất hàng hóa đó trong nước trở nên quá tốn
kém hoặc không đủ điều kiện để sản xuất như thuốc chữa bệnh, đồ diện da dụng, lương thực,
thực phẩm,
Nhập khẩu tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng : nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu
cần thiết cho sản xuất mà hiện tại nền kinh tế không có hoặc chưa đủ khả năng cung ứng… –
Tác động thay đổi nhu cầu tiêu dùng :
Quan hệ buôn bán với nước ngoài làm cho tình trạng tiêu dùng trong nước biến đổi, đặt ra
những yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng tiêu
dùng => sản xuất trong nước cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng để có
thể cạnh tranh với hàng ngoại.
Khi phần lớn lực lượng lao động được trả lương cao hơn, sẽ tạo thêm nhu cầu đối với các
mặt hàng tiêu dùng như thực phâm, quần áo, hàng xa xỉ => thúc đẩy tiêu dùng nội địa phát
triển.
Cải tạo tập quán tiêu dùng lạc hậu, hình thành phương thức tiêu dùng mới phù hợp với lối
sống văn minh, hiện đại.
lOMoARcPSD|45470368
26. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: khái niệm và ý nghĩa?
Trả lời:
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu :
Khái niệm: là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu (DT
xk
) đem lại so
với số chi phí bản tệ phải chi ra (C
xk
) để có được số ngoại tệ đó… R
xk
= DT
xk
(bằng ngoại
tệ)/ C
xk
(bằng nội tệ)
Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của hoạt động xuất khẩu
Ví dụ: Tổng doanh thu xuất khẩu của một doanh nghiệp là 2 triệu USD, tổng chi phí đầu
vào là 40000 triệu VNĐ, tương đương 1USD/ 20000 VNĐ, nghĩa là để có 1 USD khi xuất
khẩu, công ty đã phải chi ra 20000 VNĐ – Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu :
Khái niệm: là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằng bản tệ) do việc nhập khẩu
đem lại (DT
nk
) với số chi phí đầu vào (tính bằng ngoại tệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng
nhập khẩu (C
nk
)…
R
nk
=DT
nk
(bằng nội tệ) / C
nk
(bằng ngoại tệ)
Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính hoạt động nhập khẩu
Ví dụ: Tổng doanh thu khi doanh nghiệp đem bán trên thị trường nội địa số hàng nhập
khẩu về là 10000 triệu VNĐ, và chi phí cho việc nhập khẩu lô hàng là 500000 USD, nghĩa
là khi bỏ ra 1 USD để nhập khẩu lô hàng này, công ty thu về được 20000 VNĐ.
27. Khái niệm, ý nghĩa của điều kiện thương mại ( tỉ lệ trao đổi )?
Trả lời:
Khái niệm: Điều kiện thương mại ( terms of trade) là tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ
số giá nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Tỷ lệ trao
đổi cho biết nền kinh tế quốc dân bán ra nước ngoài đắt hơn, hoặc ngược lại là ít đắt hơn
cái mà nó mua vào. Nếu tương quan cao hơn 1 thì có sự cải thiện về các quan hệ trao đổi,
còn ngược lại là sự hủy hoại các quan hệ trao đổi, nghĩa là ở trong thế bất lợi về ngoại
thương.
Công thức T
c
= (P
x1
/P
x0
): (P
n1
/P
n0
)
Trong đó: x,n: chỉ số giá xuất, nhập khẩu; 1, 0: thời kỳ tính toán và thời kỳ gốc
Ví dụ: ở Việt Nam có T
c
<1 do cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng thô và nhập khẩu hàng công
nghiệp => tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng giá hàng xuất khẩu.
Ý nghĩa:
Đo lường giá tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu: để biết được một nước đang ở vị trí
thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả
Cách thức để cải thiện điều kiện thương mại: cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng hóa, tăng
cường công tác nghiên cứu thị trường, giá cả, vận dụng các phương thức buôn bán phù
hợp. Đặc biệt là các nước đang phát triển nơi mà cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các
mặt hàng thô sơ chế, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao.
CHƯƠNG 5 + 6
28. Nêu nội dung chủ yếu của chế độ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” trong giai
đoạn 75 – 86? Hiện nay VN qui định quyền kinh doanh như thế nào?
Trả lời:
Chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương
Quản lí tập trung: hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu
pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ huy tập trung từ Trung ương.
Đơn vị quốc doanh: các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức quốc doanh
được nhà nước thành lập và quản lí chặt chẽ.
Hợp đồng chính phủ: các quan hệ thương mại, kinh tế giữa nước ta và các nước XHCN khác
đều mang tính chất nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định và nghị định thư
mà chính phủ ta kí kết với chính phủ các nước XHCN khác. Các tổ chức kinh doanh ngoại
thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước được thực hiện các cam kết của chính phủ Việt
Nam với nước ngoài.
Nhà nước bù lỗ: hạch toán kinh tế ở giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Thông qua chế
độ “thu bù chênh lệch ngoại thương” , các khoản được coi là “lãi” phải được nộp vào ngân
sách nhà nước, các khoản dược coi là “lỗ” được nhà nước cấp bù.
lOMoARcPSD|45470368
Quản lí kinh doanh xen lẫn quản lí nhà nước: không có sự phân biệt rành mạch giữa quản lí
nhà nước và quản lí kinh doanh.
Quyền kinh doanh ngoại thương hiện nay
Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( sau đây gọi tắt là
thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng
hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được
xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng kí kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân
Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, công ty nước ngoài có ủy quyền
tại Việt Nam: Các thương nhân,chi nhánh, công ty khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc
phạm vi điều chỉnh tại nghị định này, ngoài việc thực hiện các qui định thuộc nghị định này,
còn thực hiện theo các qui định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt
Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết hoặc gia nhập.
Căn cứ pháp lệnh điều hành và các điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ thương mại công bố lộ trình
và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân qui định tại khoản 2 điều này.
29. Nêu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
trong năm vừa qua? Kết quả đó có sự thay đổi (tăng, giảm) đáng kể không so với năm liền
kề trước đó?
Trả lời:
Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% so với
2011, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 72,29 tỷ USD, tăng 31%, khu vực doanh
nghiệp trong nước ước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2011.
Về nhập khẩu: Nhập khẩu có xu hướng tăng chậm hơn xuất khẩu. Ước tính tổng kim ngạch
nhập khẩu năm 2012 đạt 114,34 tỷ USD, tăng 7,1% (7,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần
20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 18% so với năm 2011, thấp hơn khá nhiều so với mức 33%
của năm 2011 so với năm 2010Þtăng không đáng kể. Đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng
khá yếu (chỉ tăng 7,1% trong khi năm 2011 tăng đến 25,8%). Năm 2012, Việt Nam trở thành
nước xuất siêu. Trong khi năm 2011, nước ta thâm hụt tới 9,84 tỷ USD về cán cân thương
mại.
Mặc dù xuất siêu, tuy nhiên đó không hoàn toàn là tín hiệu mừng. Nguyên nhân chủ yếu
được coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
30.Phân tích những nét cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm
vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất
khẩu lớn nhất)?
Trả lời:
Về Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước
tính đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% so với 2011, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 72,29
tỷ USD, tăng 31%, khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với
năm 2011.
Xét cơ cấu nhóm hàng, so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản tăng mạnh nhất với 49,9%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp ước chiếm 34,1%. Nhóm hàng nông, lâm sản chiếm 15,4%, tăng 18%. Hàng thuỷ
sản chiếm 5,4%, tăng 0,7%.
lOMoARcPSD|45470368
Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là: Điện thoại
các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện máy móc thiết bị; dụng cụ phụ tùng;
phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ,
rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn.
Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là tới 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ
USD, trong đó có 2 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, là dệt may và điện thoại & linh kiện.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN trong năm 2012, đứng đầu là EU (20 tỷ USD,
17,7% tổng kim ngạch). Tiếp đến (theo thứ tự giảm dần lượng kim ngạch xuất khẩu) là thị trường
Mỹ ( 19 tỷ USD), ASEAN (17,8 tỷ USD), Nhật Bản (13,9 tỷ USD), Trung Quốc (14,2 tỷ USD),
Hàn Quốc (7 tỷ USD).
31. Phân tích những nét cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu và thị trường
nhập khẩu lớn nhất)?
Trả lời:
Về kim ngach nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng: Nhập khẩu có xu hướng tăng chậm hơn
xuất khẩu. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 ước đạt 116 tỷ USD, tăng 0,8% so với
năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 53 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 63 tỷ USD, tăng 24,3%.
.Các mặt hàng nhập khẩu:
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với năm trước là: máy móc
thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, điện thoại các loại và linh kiện;
chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt, may giày, dép, hóa chất; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu
đạt sản phẩm hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: xăng dầu,
sắt thép, kim loại thường, ô tô, phân bón, sợi dệt , bông.
Þ Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho sản
xuất( tư liệu sản xuất): trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ chiếm khá lớn 16,04 tỷ USD. – Về
thị trường: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất (29,2 tỷ USD), tăng 17,3% so với
năm 2011. Tiếp đó (theo thứ tự giảm dần lượng kim ngạch nhập khẩu) là thị trường các nước
ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ.
32. Nêu những nét cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm
vừa qua? (kim ngạch, cán cân thương mại, mặt hàng, thị trường chính…)?
Trả lời:
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm
2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%.
Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm
2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim
ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
Thị trường chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,Nhật Bản, Mỹ. Vận tải quốc tế chủ yếu
là tuyến Đông Nam Á, Ấn Độ…
Nhìn chung, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu dịch vụ (3,1 tỷ USD năm 2012)
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ còn khá nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ( 114,6 tỷ
USD năm 2012)Þ cần cải thiện.
Chưa tận dụng được triệt để tiềm năng dịch vụ của VN: Dịch vụ du lịch năm 2012 chỉ đạt
6,6tỷ USD, tuy có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch
của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có Vịnh Hạ Long( 1 trong 7 kỳ quan của thế
giới). Hay các ngành khác như hàng hải ( bở biển >3000km) mà vẫn chưa thể tận dụng
được tiềm năng…
lOMoARcPSD|45470368
33. Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa (cơcấu
mặt hàng) của Việt Nam trong 5 năm gần đây?
Trả lời:
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của
nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến chế tạo trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng
nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao…
Cụ thể: Xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện đạt 12,6 tỷ USD (năm 2012), tăng 97,7%
và có xu hướng sẽ trở thành ngành xuất khẩu mạnh nhất vào năm 2013, Xuất khẩu máy tính,
các mặt hàng điện tử tăng 69,1% so với 2011, Các mặt hàng chế tác sử dụng nhiều lao động
như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tiếp tục đạt kết quả tốt, chiếm khoảng 17% giá trị xuất khẩu
công nghiệp của VN, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh,…
Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch để giải quyết các vấn đề tồn đọng: Quy mô
xuất khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng
thấp, chi phí xuất khẩu cao. Hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị
trường thế giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, hiện đại.
34. Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩuhàng
hóa của Việt Nam trong 5 năm gần đây?
Trả lời:
Nếu như trong giai đoạn 2008-2010: thì thị trường Xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Hoa
Kỳ chiếm cao nhất về tỉ trọng kim ngạch Xk sang các nước (đạt 11.4 tỷ USD năm 2010)sau
đó mới tới EU, ASEAN, Nhật Bản, TQ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trong những năm gần đây là khá chậm. Thay vào đó, thị trường EU
đã vươn lên mạnh mẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của VN, tăng lên liên
tục trong giai đoan 2008-2012 và đạt mốc 20.3 tỷ USD năm 2012( chiếm 17.7% kim ngạch
XK), tăng 22.5% so với năm 2011. Chủ yếu là điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện
thoại xuất khẩu; giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%( năm
2012).
Gần đây, tính hấp dẫn của thị trường ASEAN và Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Trong đó,
tốcđộ tăng xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN trong năm 2012 là cao nhất( đạt 17.3 tỷ
USD, tăng lên 27.2% về kim ngạch so với năm 2011). Hàng hoá XK sang Nhật Bản cũng
tăng khá cao về kim ngạch với 21.4% về giá trị so với năm 2011.(đạt 13.1tỷ USD năm 2012.
Nguyên nhân:
Do thị trường Hoa Kỳ gần đây càng trờ nên khó tính, họ đặt ra nhiều các rào cản kỹ thuật để
hạn chế nhập khẩu. ( đặc biệt là các cụ kiện bán phá giá tôm, cá basa, luật Farm Bill điều tiết
mặc hàng gỗ, thuỷ sản…).
Các hiệp định thương mại,cũng như sự hợp tác về thương mại giữa các nước ASEAN đã
tăng lên đáng kể, các rào cản đang dần xoá bỏ, nên thị trường ASEAN khá tiềm năng. Đó
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hàng hoá XK của VN sang các nước này tăng lên mạnh
mẽ.
Mối quan hệ thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được gắn kết chặt chẽ hơn trong
những năm gần đây.
35. Phân tích cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu các
phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta thời gian tới?
Trả lời:
Cơ cấu thị trường NK 5 năm gần đây:
lOMoARcPSD|45470368
Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á do giá cả vừa phải, tiết kiệm chi phí
vận tải, ít rào cảo thương mại…Tuy nhiên, đa số máy móc nhập khẩu từ thị trường này đều
là công nghệ trung gian. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường này có xu hướng ngày càng giảm
Thị trường cung ứng công nghệ nguồn (Châu Âu, Bắc Mỹ…) chiếm tỷ trọng thấp do giá cả
cao, chi phí vận chuyển lớn
Phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường NK:
Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt
thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.
Tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường “nguồn” của công nghệ cao như EU, Bắc Mỹ…
Giảm tỷ trọng NK các thị trường công nghệ trung gian như Châu Á, đặc biệt Trung Quốc.
36. Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua?Phương
hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu?
Trả lời:
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua:
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng,
điện tử, máy tính và linh kiện, vải, điện thoại các loại và linh kiện; chất dẻo, nguyên phụ liệu
dệt, may giày, dép, hóa chất; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt sản phẩm hóa chất, sản
phẩm chất dẻo, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm: xăng dầu, sắt thép, kim loại thường, ô tô,
phân bón, sợi dệt , bông.
Phương hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu:
Cần rà soát cơ cấu đầu tư, tiếp tục nghiên cứu những chính sách khuyến khích hơn nữa việc
đầu tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu.
Phát triển mạnh và có hiệu quả công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất: Triển khai thực
hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công
nghiệp phụ trợ.
Đề xuất định hướng phù hợp để từng bước quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên
vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, đồng thời là các
sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng được
nhu cầu trong nước.
Tăng cường sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó cần xây dựng
các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu các hàng hóa kém
chất lượng. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và
chống trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp các
nguyên tắc của WTO.
37. Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Những nguyên nhân
nào dẫn đến thực trạng nhập siêu ở Việt Nam?
Trả lời:
Tình hình nhập siêu: Thời kỳ 2008-2010 mức nhập siêu tăng mạnh là thời kỳ mức nhập
siêu tăng mạnh, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần thời kỳ trước và chiếm 22,3% kim
ngạch xuất khẩu bình quân năm, cao hơn mức 17,3% của thời kỳ 2001-2005, 2011 có xu
hướng giảm, tới năm 2012 xuất siêu (khoảng 284 triệu USD ) trở lại sau 20 năm từ năm
1992.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhập siêu:
Một là, nguyên nhân vừa trực tiếp, vừa sâu xa và ảnh hưởng lâu dài đến nhập siêu là sự bất
hợp lý về cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế còn nặng về xuất khẩu thô, gia công cho nước ngoài
nên khả năng cạnh tranh kém, giá trị gia tăng thấp. Đầu vào cho sản xuất chủ yếu nhập
khẩu. Việt Nam không xây dựng được các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng làm cho sản xuất
trong nước phụ thuộc nhập khẩu các yếu tố đầu vào, gia tăng nhập khẩu.
Hai là, cơ chế chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá nhiều yếu kém, bất
cập. Điều tiết quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện không tốt.
Ba là, thiếu chiến lược và bài bản về điều hành tỷ giá hối đoái. Từ nhiều năm nay chỉ số lạm
phát của Việt Nam ở mức cao hơn đáng kể so với các nước khu vực và thế giới, nhưng Việt
lOMoARcPSD|45470368
Nam đồng luôn được giữ ở mức cao. Điều này có tác động làm tăng niềm tin của người dân
với tiền đồng nhưng tỷ giá hiện nay đang khuyến khích nhập khẩu và hậu quả là gia tăng
nhập siêu.
Bốn là, năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân
còn thấp. Thiếu chiến lược cạnh tranh năng động, kém hiệu quả trong sản xuất, phân phối
sản phẩm, công nghệ lạc hậu và thiếu chính sách hỗ trợ hợp lý là nguyên nhân làm cho năng
lực cạnh tranh thấp.
Năm là, trong một thời gian dài quá chú trọng vào thị trường nước ngoài, say mê với xuất
khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Điều này sẽ dẫn đến hai hệ
luỵ: bỏ ngỏ thị trường trong nước cho nước ngoài chiếm lĩnh và tạo tâm lý sính hàng ngoại.
Cả hai điều này đều làm gia tăng nhập khẩu.
CHƯƠNG 7
38. Chiến lược phát triển ngoại thương là gì? Phân tích mối liên hệ giữa chiến lược phát
triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (hoặc chiến lược phát triển
quốc gia)?
Trả lời:
Chiến lược phát triển ngoại thương là việc dựa trên các căn cứ khoa học xác định
phương hướng, nhịp độ, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, lựa chọn các chính sách biện pháp
chủ yếu quản lý hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện các, mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội.
Mối quan hệ giữa chiến lược phát triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội:
Sự tuỳ thuộc: Chiến lược phát triển quốc gia quyết định phương hướng, mục tiêu cơ bản của
các ngành, trong đó có ngoại thương. Còn chiến lược phát triển ngoại thương đề ra để nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành ngoại thương, nhằm hướng đến mục tiêu tổng thể
đó.
Sự tương tác: phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhau. Khi ra đời thì chiến lược phát triển ngoại
thương phải dựa trên những mục tiêu của chiến lược phát triển quốc gia. Chiến lược phát
triển ngoại thương phải thành công thì chiến lược phát triển quốc gia mới có thể đảm bảo
thành công.
Tính độc lập tương đối: sau khi bản chiến lược ngành ra đời, CLPT ngoại thương có tính độc
lập tương đối: phân bổ ngành nào, xuất nhập bao nhiêu, tốc độ tăng trưởng.
39. Nêu các mô hình chiến lược phát triển quốc gia theo UNIDO và nêu nội dung cơ bản
của từng chiến lược?
Trả lời:
Có 4 mô hình chiến lược phát triển quốc gia:
Chiến lược tăng trưởng nhanh: Phát triển dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng nhanh tập
trung vào việc phân bổ các nguồn lực (vốn đầu tư, nhân lực…) vào các ngành, các lĩnh vực có
mức hoàn vốn cao nhất.
Hướng vào xuất khẩu
lOMoARcPSD|45470368
Đem đến hiệu quả cao, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện đại, nhanh
chóng tạo được kết cấu hạ tầng tiên tiến
Tạo ra được thị trường trong và ngoài nước một cách chủ động, nhập khẩu nhiều nhưng
nhằm mục tiêu xuất khẩu.
Chiến lược sử dụng nguồn lực trong nước: Phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên
nhiên trong nước.
Đẩy mạnh thăm dò và khai thác mỏ,
Sản xuất nông sản hàng hóa
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến tài nguyên trong nước
Tăng cường hợp tác quốc tế để có thiết bị hiện đại
Định hương xuất khẩu dựa trên nguồn lực tài nguyên
Tạo nguồn năng lượng điện rất lớn
Chú ý bảo vệ môi trường
Yêu cầu trình độ chuyên môn lành nghề đối với công nghiệp chế biến tài nguyên –
Chiến lược nhằm vào nhu cầu cơ bản: Chiến lược phát triển nhằm vào thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của quốc gia: nhu cầu hàng lương thực, thực phẩm cơ bản hàng may
mặc thông thường, hàng tiêu dùng, vật dụng xây dựng,… Về cơ bản, đây là chiến lược
thay thế nhập khẩu
Phát triển công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp.
Nhấn mạnh đến hệ thống sản xuất và phân phối đối với việc đáp ứng nhu cầu cơ bản
trong nước.
Tạo ra nhu cầu cao trong quảng đại nhân dân: chính sách ngoại thương hướng vào việc
hỗ trợ sản xuất nội địa, nhằm vào các nhu cầu cơ bản.
Chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt công nghiệp nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng thấp hơn chiến lược tăng trưởng nhanh
Chiến lược tạo việc làm: Tạo tối đa việc làm trong sản xuất chủ yếu tập trung vào các quá
trình sản xuất dùng nhiều lao động, không nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế và hợp tác quốc tế
Công nghiệp quy mô nhỏ đóng vai trò chủ yếu.
Các ngành sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chủ yếu dùng công nghệ thấp hoặc công
nghệ thích hợp
Hợp tác quốc tế ở mức độ thấp
Xuất khẩu hướng tới việc sử dụng nhiều lao động và các dây chuyền lắp ráp các linh
kiện và vật liệu nhập khẩu
40. Nêu các mô hình chiến lược phát triển ngoại thương theo UNIDO và nêu nội dung cơ
bản của từng chiến lược?
Trả lời:
Theo UNIDO thì có 3 mô hình chiến lược phát triển ngoại thương gồm:
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô:
Dựa chủ yếu vào việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu:
Xác định số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu hàng năm.
Lập kế hoạch sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
Tổ chức và tạo điều kiện sản xuất thành công, đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho
thịtrường nội địa
Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, ưu đãi đầu tư vào những
ngành công nghiệp.
Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu
lOMoARcPSD|45470368
Khuyến khích xuất khẩu, dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ
Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng tính ỷ lại và thay
thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu.
Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các
chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút tối đa vốn đầu tư nước ngoài
41. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng
trên thế giới?
Trả lời:
Nội dung
Dựa chủ yếu vào việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Ưu điểm:
Góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa
Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, thay đổi về cơ cấu kinh tế
Xuất hiện nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài
Giải quyết công ăn việc làm, tăng dần quy mô của nền kinh tế – Nhược điểm:
Cung cầu sản phẩm thô không ổn định: Cung sản phẩm có hạn và ngày càng cạn kiệt,
còn cầu sản phẩm biến động mạnh
Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ (xu hướng giá cánh kéo)
Xu hướng: chiến lược này được thực hiện trong điều kiện trình độ sản xuất còn
thấp, đặc biệt trình độ công nghiệp và khả năng tích lũy vốn còn hạn chế. Có xu hướng
sẽ được thay thế bằng các chiến lược khác theo quá trình phát triển kinh tế.
42. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp
dụng trên thế giới?
Trả lời:
Nội dung
Xác định số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu hàng năm.
Lập kế hoạch sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
Tổ chức và tạo điều kiện sản xuất thành công, đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho thị
trường nội địa
Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, ưu đãi đầu tư vào những
ngành công nghiệp – Ưu điểm:
Tạo sự phát triển cân đối, toàn diện của nền kinh tế
Thúc đẩy phân công lao động trong nước, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra quá trình
đô thị hóa phát triển
Bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, hình thành đội ngũ doanh nhân kinh doanh chuyên
nghiệp
Nền kinh tế khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ những diễn biến xấu của thị trường thế
giới – Nhược điểm:
Hạn chế việc khai thác tiềm năng trong nước và không tận hưởng được những ưu thế từ
thị trường thế giới
Chính sách bảo hộ chặt chẽ và hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự kìm hãm tốc độ phát
triển kinh tế và đời sống của nhân dân
Cán cân thương mại ngày càng thâm hụt
Hạn chế việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm thu ngoại tệ
Tạo ra sự độc quyền ở một số ngành sản xuất vì được bảo hộ nên dễ dàng rơi vào tình
trạng trì trệ sản xuất kémhiệu quả
Sự giảm sút trong doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm truyền thống
| 1/46