Tổng hợp đề cương luật thương mại quốc tế
Tổng hợp đề cương luật thương mại quốc tế
Môn: Luật thương mại quốc tế (WTO law)
Trường: Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luật thương mại quốc tế
Khẳng định nào về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế là đúng? Select one:
a. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
b. Hai bên không thể thỏa thuận khác đi một hoặc một số nội dung được quy định trong
tập quán thương mại quốc tế nếu thỏa thuận áp dụng tập quán.
c. Tập quán được áp dụng trong trường hợp cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã
mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của họ. d. Điều ước
quốc tế không thể quy định về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế. Phản hồi
Phương án đúng là: Tập quán được áp dụng trong trường hợp cơ quan xét xử cho rằng
các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của
họ. Vì Tập quán thương mại quốc tế có thể được áp dụng trong những trường hợp sau:
– Tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng. – Tập
quán thương mại được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng. – Cơ quan xét
xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của họ.
Tham khảo Chương 1, mục 1.3, tiểu mục 1.3.3. Tập quán thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Tập quán được áp dụng trong trường hợp cơ quan xét xử cho
rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của họ.
Nguyên tắc nào sau đây được khuyến khích áp dụng trong mối quan hệ thương mại
quốc tế giữa quốc gia và cá nhân, pháp nhân trong điều kiện hiện nay? Select one:
a. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
b. Nguyên tắc đối xử quốc gia
c. Nguyên tắc miễn trừ chủ quyền quốc gia
d. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia. Phản hồi
Phương án đúng là: Nguyên tắc miễn trừ chủ quyền quốc gia. Vì Quốc gia là chủ thể có
có vị trí đặc biệt, có chủ quyền quốc gia nên được hưởng ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên điều
này làm hạn chế các giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia và cá nhân, pháp nhân nên
ngày nay nguyên tắc miễn trừ chủ quyền quốc gia được áp dụng ngày càng phổ biến hơn.
Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.3. Quốc gia Text
The correct answer is: Nguyên tắc miễn trừ chủ quyền quốc gia
Đồng thuận nghịch được sử dụng trong trường hợp thông qua quyết định nào của
Tổ chức thương mại thế giới WTO? Select one:
a. Sửa đổi các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
b. Quyết định kết nạp thành viên mới
c. Quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
d. Sửa đổi các điều khoản của hiệp định đa biên Phản hồi
Phương án đúng là: Quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB). Vì Quyết
định của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nghịch
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Khẳng định nào sau đây về mối quan hệ giữa Hiệp định GATT 1947 và Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) là đúng? Select one:
a. WTO có phạm vi tác động như Hiệp định GATT 1947
b. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tương tự quy định trong Hiệp định GATT
947 c. GATT 1947 là tiền thân của WTO
d. WTO VÀ GATT 1947 đều là những hiệp định thương mại đa biên mang tính toàn cầu Phản hồi
Phương án đúng là: GATT 1947 là tiền thân của WTO
Vì Đáp án A, B, D thể hiện những điểm khác biệt giữa WTO VÀ GATT 1947. Kết quả
của vòng đàm phán thứ 8 của GATT 1947 đã dẫn tới sự ra đời của WTO. Tham khảo
Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: GATT 1947 là tiền thân của WTO
Trường hợp nào sau đây là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)? Select one:
a. Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với người sản xuất
b. Phân bổ thời gian chiếu phim c. Mua sắm chính phủ d. Đồng minh thuế quan Phản hồi
Phương án đúng là: Đồng minh thuế quan. Vì: Căn cứ Điều 24 Hiệp định GATT 1994.
Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.1, 2: Đối xử tối huệ quốc, Đối xử quốc gia Text
The correct answer is: Đồng minh thuế quan
Trong lịch sử thương mại quôc tế, thứ tự ra đời của các hoạt động thương mại quốc tế như thế nào? Select one:
a. Sở hữu trí tuệ xuất hiện đầu tiên
b. Thương mại hàng hóa xuất hiện đầu tiên sau đó mới có sự xuất hiện của thương mại
dịch vụ, sở hữu trí tuệ
c. Thương mại hàng hóa xuất hiện đồng thời với thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ d.
Thương mại dịch vụ xuất hiện đầu tiên Phản hồi
Phương án đúng là: Thương mại hàng hóa xuất hiện đầu tiên sau đó mới có sự xuất hiện
của thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Vì Hoạt động thương mại quốc tế có một quá
trình phát triển gắn liền với sự phát triển của giao thông vận tải và khoa học kỹ thuật. Đầu
tiên chỉ là hoạt động mua bán hàng hóa, sau đó cùng với hoạt động này các hoạt động
thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ đã xuất hiện. Tham khảo Chương 1, mục 1.1, tiểu mục
1.1.1. Thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Thương mại hàng hóa xuất hiện đầu tiên sau đó mới có sự xuất
hiện của thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ
Nhận định nào sau đây về chủ thể của pháp luật kinh doanh quốc tế là sai? Select one:
a. Nhà nước không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế b. Tổ chức
quốc tế liên chính phủ như UN, WTO không phải là chủ thể của pháp luật kinh doanh quốc tế
c. Cá nhân muốn tham gia quan hệ kinh doanh quốc tế phải thỏa mãn các điều kiện do
pháp luật quốc gia quy định
d. Thương nhân tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế có thể là cá nhân, pháp nhân. Phản hồi
Phương án đúng là: Nhà nước không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh
quốc tế. Vì Nhà nước tham gia các quan hệ hợp đồng đầu tư như BOT, BO… Tham khảo:
Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.3. Quốc gia Text
The correct answer is: Nhà nước không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật kinh doanh quốc tế
Trước đây, nguyên tắc nào sau đây KHÔNG bị hạn chế áp dụng trong mối quan hệ
thương mại quốc tế giữa quốc gia và cá nhân, pháp nhân? Select one:
a. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc b. Nguyên tắc bình đẳng c. Nguyên tắc chọn luật
d. Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật Phản hồi
Phương án đúng là: Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật. Vì Quốc gia là chủ
thể có có vị trí đặc biệt, có chủ quyền quốc gia nên được hưởng ưu đãi đặc biệt, nên các
nguyên tắc trên đã được áp dụng trong quá khứ. Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.3. Quốc gia Text
The correct answer is: Nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc chọn luật
Hoạt động thương mại quốc tế là những hoạt động như thế nào? Select one:
a. Là hoạt động thương mại chỉ do thương nhân thực hiện
b. Luôn là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia
c. Là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan d. Là
hoạt động thương mại chỉ do quốc gia tiến hành Phản hồi
Phương án đúng là: Là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên
giới hải quan. Vì Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ do thương nhân tiến hành, có
thể là quốc gia. Bên cạnh biên giới quốc gia (biên giới cứng) còn có biên giới hải quan
(biên giới mềm). Do đó đáp án C là đúng nhất. Tham khảo Chương 1, mục 1.1, tiểu mục
1.1.1. Thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan
Pháp nhân tham gia quan hệ thương mại quốc tế được gọi là? Select one: a. Tổ chức b. Thương nhân c. Công ty
d. Tổ chức thương mại quốc tế Phản hồi
Phương án đúng là: Thương nhân. Vì Tổ chức là thuật ngữ dùng chung cho cả cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị… Công ty chỉ là một loại thương nhân. Tổ chức thương mại
quốc tế có thể hiểu là WTO, hoặc tổ chức nói chung trong thương mại quốc tế. Tham
khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.2. Pháp nhân Text
The correct answer is: Thương nhân
Luật kinh doanh quốc tế có mối quan hệ với luật thương mại quốc tế như thế nào? Select one:
a. Luật kinh doanh quốc tế là một bộ phận của Luật thương mại quốc tế b. Luật kinh
doanh quốc tế độc lập với Luật thương mại quốc tế
c. Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh doanh quốc tế và luật
thương mại quốc tế công
d. Luật kinh doanh quốc tế là bộ phận của luật thương mại quốc tế công
Phương án đúng là: Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh doanh quốc tế
và luật thương mại quốc tế công. Vì Luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành
giữa các thực thể công như quốc gia và các thực thể công khác được gọi là Luật thương mại
quốc tế công hay Luật thương mại quốc tế theo nghĩa hẹp. Còn Luật
điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân (thực thể tư) được gọi là
Luật kinh doanh quốc tế. Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm cả Luật
thương mại quốc tế theo nghĩa hẹp và Luật kinh doanh quốc tế. Tham khảo Chương 1,
mục 1.1, tiểu mục 1.1.2. Thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Luật thương mại quốc tế theo nghĩa rộng bao gồm luật kinh
doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế công
Trường hợp nào sau đây là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)? Select one:
a. Chế độ ưu đãi đặc biệt
b. Khu vực mậu dịch tự do c. Đồng minh thuế quan
d. Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với các nhà sản xuất trong nước Phản hồi
Phương án đúng là: Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với các nhà sản xuất trong nước . Vì:
Căn cứ Điều 3.8.b Hiệp định GATT 1994. Tham khảo: Chương 1, mục 1.4, tiểu mục
1.4.1, 2: Đối xử tối huệ quốc, Đối xử quốc gia Text
The correct answer is: Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với các nhà sản xuất trong nước
Nhóm hiệp định nào điều chỉnh vấn đề phòng vệ thương mại trong thương mại
hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)? Select one:
a. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật cản trở thương mại (TBT)
b. Hiệp định chống phá giá (ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
(SCM), Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG)
c. Hiệp định chống phá giá (ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
(SCM), Hiệp định về trị giá hải quan (ACV)
d. Hiệp định về trị giá hải quan (ACV), Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi
xuống tàu (PSI), Hiệp định về quy tắc xuất xứ Phản hồi
Phương án đúng là: Hiệp định chống phá giá (ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng (SCM), Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG). Vì Đây là ba hiệp định
thuộc nhóm hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa quy định về các biện pháp
phòng vệ thương mại. Trong đó, Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) quy định về biện
pháp chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) quy
định về biện pháp trợ cấp, Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) quy định về biện
pháp tự vệ . Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Hiệp định chống phá giá (ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
(SCM), Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG)
Khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, cá nhân phải thỏa mãn những điều kiện gì? Select one:
a. Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp
b. Điều kiện về nhân thân
c. Điều kiện về nghề nghiệp
d. Điều kiện về nhân thân hoặc điều kiện về nghề nghiệp Phản hồi
Phương án đúng là: Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp. Vì Mặc dù, quy định không
giống nhau nhưng pháp luật các nước đều đưa ra hai tiêu chí để cá nhân tham gia vào quan hệ thương mại
quốc tế là điều kiện nhân thân và điều kiện nghề nghiệp. Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.1. Cá nhân Text
The correct answer is: Điều kiện về nhân thân và điều kiện về nghề nghiệp
Cơ cấu tổ chức của WTO gồm bao nhiêu cơ quan chính? Select one: a. 3 b. 6 c. 9 d. 10 Phản hồi
Phương án đúng là: 6. Vì Các cơ quan chính trong cơ cấu tổ chức của WTO gồm: Hội nghị Bộ trưởng (MC) Đại hội đồng (GC)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Cơ quan rà soát chính sách thương mại (TPRB) Ban thư ký WTO
Các Ủy ban, tiểu ban và các hội đồng
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text The correct answer is: 6
Đâu KHÔNG phải là tập quán thương mại quốc tế? Select one: a. Incoterms 2010 b. UCP 600
c. Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC) d. Incoterms 2000 và UCP500 Phản hồi
Phương án đúng là: Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC). Vì Bộ
nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC) thuộc loại nguồn do tổ chức quốc tế
tạo ra, không phải tập quán thương mại quốc tế. Tham khảo Chương 1, mục 1.3, tiểu mục 1.3.3. Tập quán
thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC)
Luật thương mại quốc tế gồm những nguồn nào? Select one:
a. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, án lệ.
b. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế c. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, nguồn khác
d. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và nguồn khác. Phản hồi
Phương án đúng là: Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và nguồn khác.Vì
Có 4 loại nguồn luật điều chỉnh.Pháp luật quốc gia. Điều ước quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế.
Nguồn khác. Tham khảo Chương 1, mục 1.3 Nguồn của luật thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và nguồn khác.
Thiết chế nào sau đây là tổ chức quốc tế phi chính phủ? Select one: a. Liên Hợp Quốc (UN)
b. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
c. Phòng thương mại quốc tế (ICC)
d. Ngân hàng thế giới (WB) Phản hồi
Phương án đúng là: Phòng Thương mại quốc tế (ICC).
Vì: ICC là tổ chức phi chính phủ, có thành viên là các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới. Tham
khảo: Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.1 và website của ICC Text
The correct answer is: Phòng thương mại quốc tế (ICC)
Nguyên tắc nào sau đây thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa các quốc gia trong mối quan hệ
thương mại quốc tế với một quốc gia khác? Select one:
a. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
b. Nguyên tắc mở cửa thị trường c. Nguyên tắc minh bạch
d. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) Phản hồi
Phương án đúng là: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Vì:
– Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) được hiểu là trong cam kết thương mại một nước dành cho nước
đối tác sự ưu đãi có lợi không kém những ưu đãi mà nước đó đang và sẽ danh cho nước đối tác thứ ba.
Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.1 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Text The correct answer
is: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Hoạt động nào đưới đây KHÔNG thể hiện nguyên tắc mở cửa thị trường trong thương mại quốc tế? Select one:
a. Cấm áp dụng các biện pháp hạn chế về số lượng
b. Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan
c. Xóa bỏ việc đàm phán thương mại giữa các thành viên
d. Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan Phản hồi
Phương án đúng là: Xóa bỏ việc đàm phán thương mại giữa các thành viên. Vì:
Có ba nhóm hoạt động nhằm thực hiện mở cửa thị trường.
– Cấm áp dụng các biện pháp hạn chế về số lượng
– Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan
– Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan
Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.3 Text
The correct answer is: Xóa bỏ việc đàm phán thương mại giữa các thành viên
Cơ quan nào không thuộc cơ cấu tố chức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)? Select one:
a. Hội nghị Bộ trưởng (MC)
b. Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)
c. Hội đồng thương mại hàng hóa
d. Hội đồng thương mại dịch vụ Phản hồi
Phương án đúng là: Hội đồng kinh tế – xã hội (ECOSOC)
Vì Các cơ quan chính trong cơ cấu tổ chức của WTO gồm:
Hội nghị Bộ trưởng (MC) Đại hội đồng (GC)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Cơ quan rà soát chính sách thương mại (TPRB)
Hội đồng thương mại hàng hóa
Hội đồng thương mại dịch vụ
Hội đồng các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Ban thư ký WTO.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text The correct
answer is: Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)
Biện pháp nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm các biện pháp của nguyên tắc minh bạch? Select one:
a. Đưa ra các cam kết ràng buộc mở cửa thị trường
b. Thành lập các cơ quan có thẩm quyền để rà soát các quyết định hành chính có ảnh hưởng đến thương mại.
c. Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp
d. Hạn chế áp dụng hạn ngạch, các biện pháp hạn chế định lượng. Phản hồi
Phương án đúng là: Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp. Vì:
Viết đúng phải là “Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các thành viên khác” Tham khảo: Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.4 Text
The correct answer is: Xem xét các yêu cầu và kiến nghị của các doanh nghiệp
Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế được thể hiện bằng các quy chế pháp lý nào? Select one:
a. Nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc minh bạch.
b. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) c. Nguyên tắc công bằng, nguyên tắc minh bạch
d. Nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc công bằng Phản hồi
Phương án đúng là: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) Vì:
– Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) tạo ra sự không phân biệt giữa các quốc gia với nhau trong mối
quan hệ thương mại với một quốc gia khác, còn nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) tạo ra sự không phân
biệt đối xử giữa bên trong với bên ngoài. Tham khảo Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.1, 2Text
The correct answer is: Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Quốc gia tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế trong những trường hợp nào? Select one:
a. Tham gia ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế
b. Tham gia quan hệ thương mại quốc tế với các chủ thể khác như cá nhân, pháp nhân c. Tham gia quan
quan thương mại quốc tế với các quốc gia khác
d. Tham gia quan hệ thương mại quốc tế với các cá nhân, tổ chức và các quốc gia khác. Phản hồi
Phương án đúng là: Tham gia quan hệ thương mại quốc tế với các cá nhân, tổ chức và các quốc gia
khác. (Đáp án đúng nhất) Vì Quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc tế khi. Tham gia quan hệ
thương mại quốc tế với các chủ thể khác như cá nhân, pháp nhân. Tham gia ký kết hoặc gia nhập các điều
ước quốc tế với các quốc gia khác. Tham khảo Chương 1, mục 1.2, tiểu mục 1.2.3. Quốc gia Text
The correct answer is: Tham gia quan hệ thương mại quốc tế với các cá nhân, tổ chức và các quốc gia khác.
Thiết chế thương mại quốc tế KHÔNG bao gồm loại nào sau đây? Select one:
a. Tổ chức quốc tế công
b. Tổ chức quốc tế phi chính phủ c. Quốc gia
d. Tổ chức quốc tế toàn cầu Phản hồi
Phương án đúng là: Quốc gia.
Vì: Tổ chức quốc tế công, tổ chức quốc tế phi chính phủ, tổ chức quốc tế toàn cầu là các thiết chế thương
mại quốc tế được phân loại dựa trên các căn cứ khác nhau. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.1 Text
The correct answer is: Quốc gia
Luật thương mại quốc tế điều chỉnh những chủ thể nào? Select one:
a. Cá nhân, thương nhân b. Cá nhân, pháp nhân
c. Cá nhân, pháp nhân, quốc gia và những chủ thể khác
d. Cá nhân, pháp nhân, quốc gia và thương nhân Phản hồi
Phương án đúng là: Cá nhân, pháp nhân, quốc gia và những chủ thể khác. Vì Luật thương mại quốc tế
điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các cá nhân, pháp nhân, quốc gia và trong trường hợp đặc biệt có
cả các tổ chức quốc tế liên chính phủ, liên quốc gia… Tham khảo Chương 1, mục 1.1, tiểu mục 1.1.2.
Thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Cá nhân, pháp nhân, quốc gia và những chủ thể khác
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của Tổ chức
Thương mại quốc tế (WTO) gồm mấy cấp xét xử? Select one: a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Phản hồi
Phương án đúng là: 2. Vì Tranh chấp được đưa ra theo hai cấp tại: Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
The correct answer is: 2
Pháp luật quốc gia KHÔNG được áp dụng cho các quan hệ thương mại quốc tế trong những trường hợp nào? Select one:
a. Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia
b. Điều ước quốc tế dẫn chiếu tới pháp luật quốc gia
c. Cơ quan giải quyết chọn pháp luật quốc gia khi không rơi vào những trường hợp trên. d. Không có điều
ước quốc tế điều chỉnh Phản hồi
Phương án đúng là: Không có điều ước quốc tế điều chỉnh. Vì Pháp luật quốc gia được áp dụng trong
điều kiện. Các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật quốc gia. Điều ước quốc tế dẫn chiếu tới pháp luật quốc
gia. Cơ quan giải quyết chọn pháp luật quốc gia khi không rơi vào những trường hợp trên. Tham khảo
Chương 1, mục 1.3, tiểu mục 1.3.1. Pháp luật quốc gia Text
The correct answer is: Không có điều ước quốc tế điều chỉnh
Nguyên tắc nào sau đây thể hiện sự không phân biệt đối xử giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp
của trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác theo cam kết thương mại giữa các nước với nhau? Select one:
a. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
b. Nguyên tắc mở cửa thị trường c. Nguyên tắc minh bạch
d. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) Phản hồi
Phương án đúng là: Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT). Vì:
– Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) được hiểu là dựa trên cam kết thương mại một nước
sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém
hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phảm, dịch vụ, nhà cung cấp nước mình. .
Tham khảo: Chương 1, mục 1.4, tiểu mục 1.4.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia
Text The correct answer is: Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) điều chỉnh những lĩnh vực hoạt động chính nào sau đây? Select one:
a. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
b. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư
c. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ
d. Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Phản hồi
Phương án đúng là: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Vì Có
3 lĩnh vực hoạt động cơ bản của WTO là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở
hữu trí tuệ. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí
tuệ Liên hiệp quốc (UN) thuộc nhóm thiết chế thương mại nào? Select one:
a. Thiết chế toàn cầu
b. Thiết chế thương mại chuyên ngành
c. Thiết chế thương mại khu vực
d. Thiết chế chuyên ngành và toàn cầu Phản hồi
Phương án đúng là: Thiết chế toàn cầu. Vì:
Liên Hiệp Quốc (UN) có tới 123 quốc gia thành viên đến từ các khu vực địa lý khác
nhau trên toàn thế giới. Toàn cầu: không mang tính khu vực. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.2 Text
The correct answer is: Thiết chế toàn cầu
Khẳng định nào sau đây về hiệu lực của các hiệp định trong Tổ chức thương mại thế giới WTO là KHÔNG đúng? Select one:
a. Hiệp định GATT 1994 là hiệu lực có giá trị pháp lý cao nhất trong số các hiệp định của WTO
b. Hiệp định đa biên là hiệp định có tính bắt buộc với tất cả thành viên của WTO c. Hiệp
định nhiều bên là hiệp định chỉ có tính bắt buộc với những thành viên của Hiệp đinh.
d. Hiệp định GATT 1994 có hiệu lực độc lập với Hiệp định GATT 1947 Phản hồi
Phương án đúng là: Hiệp định GATT 1994 là hiệu lực có giá trị pháp lý cao nhất trong
số các hiệp định của WTO. Vì Các Hiệp định trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
có hiệu lực độc lập, không ràng buộc lẫn nhau và chỉ bắt buộc thực hiện khi các quốc gia
là thành viên của hiệp định.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Hiệp định GATT 1994 là hiệu lực có giá trị pháp lý cao nhất
trong số các hiệp định của WTO
Cơ quan nào sau đây không thuộc cơ cấu tổ chức của Liên Hiệp Quốc (UN)? Select one:
a. Tòa án công lý quốc tế (ICJ)
b. Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)
c. Hội đồng thương mại hàng hóa d. Ban thư ký Phản hồi
Phương án đúng là: Hội đồng thương mại hàng hóa
Vì: Thuộc cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tham khảo: Chương
1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Text
The correct answer is: Hội đồng thương mại hàng hóa
Có bao nhiêu vòng đàm phán kể từ GATT 1947 đến WTO? Select one: a. 3 b. 6 c. 9 d. 8 Phản hồi
Phương án đúng là: 8 . Vì Đáp án A, B, D thể hiện những điểm khác biệt giữa WTO
VÀ GATT 1947. Kết quả của vòng đàm phán thứ 8 của GATT 1947 đã dẫn tới sự ra đời
của WTO. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: 8
Điều ước quốc tế nào sau đây KHÔNG điều chỉnh trực tiếp quan hệ thương mại quốc tế ? Select one:
a. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế b.
Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) c. Công ước
Hamburg năm 1978 của Liên hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
d. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
Công ước Hamburg năm 1978 của Liên hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Phản hồi
Phương án đúng là: Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam
(EVFTA). Vì Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và Công ước Hamburg năm 1978 của Liên hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của thương nhân trong các hoạt
động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế. Trong khi đó, Hiệp định
thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) quy định các nguyên
tắc pháp lý chung. Tham khảo Chương 1, mục 1.3 Nguồn của luật thương mại quốc tế Text
The correct answer is: Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA)
Việt Nam được xếp vào loại thành viên nào trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO? Select one: a. Thành viên gia nhập b. Thành viên ký kết c. Thành viên sáng lập
d. Thành viên thuộc nhóm các nước kém phát triển nhất (LDCs) Phản hồi
Phương án đúng là: Thành viên gia nhập. Vì Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-
2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Text
The correct answer is: Thành viên gia nhập
WTO thuộc nhóm thiết chế thương mại nào? Select one:
a. Thiết chế toàn cầu
b. Thiết chế thương mại chuyên ngành
c. Thiết chế thương mại khu vực
d. Thiết chế chuyên ngành và toàn cầu Phản hồi
Phương án đúng là: Thiết chế chuyên ngành và toàn cầu. Vì:
Chuyên ngành: về thương mại chứ không phải tổng hợp nói chung.
Toàn cầu: không mang tính khu vực. Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.2 Text
The correct answer is: Thiết chế chuyên ngành và toàn cầu
Thiết chế thương mại quốc tế nào sau đây KHÔNG phải là thiết chế khu vực? Select one:
a. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
b. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
c. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
d. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) Phản hồi
Phương án đúng là: Đáp án đúng là C: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Vì Đây là tổ chức
quốc tế chuyên ngành mang tính toàn cầu chứ không phải ở một khu vực nào. Tham khảo
Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.3 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Text
The correct answer is: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Tranh chấp về thương mại hàng hóa trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là
tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể nào?
:: LTMQT.B1.040:: Thủ tục gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) gồm bao nhiêu bước? { ~ 2 ~ 3 = 4 ~ 5 ####
Phương án đúng là: 4. Vì. Có bốn bước gia nhập WTO như sau:
Chuẩn bị và nộp bị vong lục
Đàm phán song phương với các thành viên WTO có yêu cầu đàm phán song phương
Đàm phán về Nghị định thư gia nhập Kết nạp thành viên mới
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO Text } Select one:
a. Quốc gia thành viên này với quốc gia thành viên khác
b. Quốc gia thành viên này với doanh nghiệp của quốc gia thành viên khác c. Doanh
nghiệp của quốc gia thành viên này với doanh nghiệp của quốc gia thành viên khác
d. Các thành viên của tổ chức này với nhau Phản hồi
Phương án đúng là: Các thành viên của tổ chức này với nhau. Vì
Tranh chấp trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tranh chấp giữa các
thành viên của tổ chức này. Thành viên của WTO có thể là quốc gia, vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt.
Tham khảo Chương 1, mục 1.5, tiểu mục 1.5.5 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO. Text
The correct answer is: Các thành viên của tổ chức này với nhau
Điều kiện để cá nhân tham gia quan hệ thương mại quốc tế được quy định bằng những nguồn luật nào ? Select one: a. Pháp luật quốc gia b. Điều ước quốc tế
c. Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế
d. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và nguồn khác Phản hồi
Phương án đúng là: Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế. Vì Điều kiện để cá nhân
tham gia các quan hệ thương mại quốc tế được pháp luật quốc gia quy định cho công dân
của quốc gia đó và công dân nước ngoài trong trường hợp có tiến hành hoạt động thương
mại trên lãnh thổ của quốc gia đó. Ngoài ra, các nguyên tắc pháp lý để xác định những
điều kiện này có thể được thỏa thuận trong các điều ước quốc tế. Tham khảo Chương 1,
mục 1.2, tiểu mục 1.2.1. Cá nhân Text
The correct answer is: Pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế