Tổng hợp kiến thức ôn thi cuối kì Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tổng hợp kiến thức ôn thi cuối kì Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tổng hợp kiến thức thi cuối kì môn Triết ( theo giáo trình thầy Thắng gửi trên Teams)
A. Chương 1: Triết học và vai trò của Triết học trong đời sống xã hội.
1. Nguồn gốc ra đời của Triết học:
Nguồn gốc nhận thức: Con người đã đạt đến một trình độ tư duy trìu tượng
Nguồn gốc xã hội: Khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp
2. Vấn đề cơ bản của triết học (Cách giải quyết mặt vấn đề cơ bản của triết học)
- Là vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại
- Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, trả lời 2 câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào?
Mặt thứ 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Từ cách trả lời 2 câu hỏi trên quy định lập trường của triết học và trường phái của triết học.
3. Đề cập tới vấn đề về phương pháp tư duy biện chứng và tư duy siêu hình Phương pháp Biện chứng Phương pháp siêu hình
- Xem xét khả năng giải quyết
- Xem xét giải quyết sự vạt
sự vật trong trạng thái cô lập,
trong mối liên hệ, vận động, tĩnh tại, bất biến phát triển - Vận động: cơ học
- Vật động: nhiều hình thức
- Phát triển: lên xuống về số
- Phát triển: thay đổi về chất
lượng, khối lượng, không
- Nguồn gốc: bên trong sự vật thay đổi về chất
hiện tượng do mâu thuẫn quy
- Nguồn gốc: Bên ngoài sự vật định hiện tượng
4. Điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển học thuyết Mác
- Điều kiện kinh tế - Xã hội:
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản – là nhân tố chính trị xã hội quan trọng cho
sự ra đời của triết học Mác
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác
- Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên:
Nguồn gốc lý luận: kế thừa những học thuyết xuất sắc trong triết học, kinh tế
chính trị học, trong xã hội chủ nghĩa
+ Triết học cổ điển Đức, tiêu biểu là của Heghen và PhoioBac
+ Các đại biểu kinh tế chính trị học: Adam Smith và Ricardo
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Saint Simon, Fourier
Tiền đề khoa học tự nhiên:
- Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng - Thuyết tế bào
- Thuyết tiến hóa của Darwin
- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học: 2 thiên tài C. Mác và
Angghen lao động không biết mệt mỏi
B. Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
1. Vật chất: phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học: Vận động 2. Phạm trù vật chất
- Quan điểm vật chất triết học trước Mac:
* Chủ nghĩa duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của
thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “ tự thân tồn tại” của chúng. Gần với tôn giáo và thần học.
* Chủ nghĩa duy vật: thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất,
lấy tự nhiên để giải thích tự nhiên.
- Quan điểm của triết học Mác về vật chất:
* Vật chất là thực tại khác quan - cái tồn tại hiện thức bên ngoài ý thức
không lệ thuộc vào ý thức
* Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
* Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
-> Ý nghĩa: - Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường
của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình, …
- Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội.
- Tạo nên sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử thành 1 hệ thống lý luận thống nhất để phân tích các vật đề xã hội,…
3. Bản chất của ý thức:
- Vấn đề về nguồn gốc ra đời ý thức:
Nguồn gốc tự nhiên: bộ não người và quá trình phát triển phản ánh thế giới
vật chất ( nguồn gốc sâu xa)
Nguồn gốc xã hội: ( nguồn gốc trực tiếp)
+ yếu tố lao động trong việc hình thành ý thức:là phương thức tồn tại cơ bản
của con người, trong quá trình làm việc con người dần hình thành ý thức
+ yếu tố ngôn ngữ của việc hình thành ý thức: là phương tiện giao tiếp ,
công cụ của tư duy. Ý thức có tính xã hội, nên nếu không có phương tiện
trao đổi về mặt ngôn ngữ thì không thể hình thành và phát triển.
- Bản chất của ý thức:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào bộ não con
người, sự phản ánh mang tính tích cực, chử động và mang tính sáng tạo Bản chất xã hội
- Mối quan hiện biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Khái niệm theo chủ nghĩa Mác: Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tích cực lại vật chất.
+ Vật chất quyết định ý thức: - Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
+ Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
- Tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ý thức
là sự phản ánh thế giới vật chất qua đầu óc con người
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải
thông qua các hoạt động thực tiễn của con người
- Ý thức chỉ đạo hành động của con người
- Xã hội càng phát triển thì vai trò ý thức càng to lớn
4 Phép biện chứng duy vật:
- Hai nguyên lý của biện chứng duy vật:
* Về mối liên hệ phổ biến:
+ Khái niệm: chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình
trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt
hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác. + Nguyên tắc toàn diện:
- Khi nghiên cứu các cần đặt trong một chỉnh thể thống nhất các
mặt , bộ phận, yếu tố, thuộc tính, các mối liên hệ
- Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất
- Cần xem xét đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xung quanh
- Quan điểm toàn diện về các mặt -> Ý nghĩa:
+ nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật
cái cơ bản nhất của sự vật hiện tượng.
+ Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó
trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật, xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung ngụy biện.
* Về sự phát triển: là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn,… vận động theo khuynh hướng đi lên + Nguyên tắc phát triển:
- Khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó
- Cần nhận thức được, phát triển là quá trình nhiều giai đoạn và
mỗi giai đoạn sẽ có đặc điểm, tính chất khác nhau nên phải có phương pháp
tác động phù hợp hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển.
- Phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ, phát triển
chúng trong điều kiện mới Ý nghĩa:
+Đây chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
+ Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,..
+ Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên.
+ Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát
triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải
quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa
dạng phức tạp của nó).
5 Quy luật chất và lượng
- Khái niệm: chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi
cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy
những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. - Chất:
+ là khái niệm chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng,
sự thống nhất hữu cơ của các thuôc tính, yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng
+ Đặc điểm cơ bản: thể hiện tính ổn tính tương đối, nó chưa chuyển hóa
thành cái khác thì nó vẫn chưa thay đổi
+ Một vật có thể có nhiều chất
+ Chất và sự vật có liên quan chặt chẽ, không tách rời,
+ Sự thay đổi về chất phụ thuộc cả vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự
vật và phương thức liên kết giữa các yếu tố - Lượng:
+ Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về quy
mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính,… kích
thước, trình độ, tốc độ.
+đặc điểm cơ bản: tính khách quan
+ Có thể đo đếm được
+ Mỗi sự vật có nhiều loại lượng
+ Chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn mới dẫn đến sự thay đổi về chất
Mối quan hệ giữa chất và lượng là quan hệ biện chứng
Những thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại
Mọi đối tượng đều là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập chất và lượng, những
sự thay đổi dần về lượng vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. - Ý nghĩa:
+ Phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất
+ Thái độ khách quan, khoa học
+ Khắc phục cả 2 biểu hiện nôn nóng, bảo thủ
+ Nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vòa các liên kết giữa các
yếu tố cấu thành sự vật.
6 Lý luận về nhận thức: - Các nguyên tắc:
+ thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người
+ Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực. chủ
động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
- Vấn đề về thực tiễn và vai trò của thực tiễn ( định nghĩa, tính chất, hình thức,)
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử
- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
3 hình thức cơ bản về thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất: có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất
+ Hoạt động chính trị xã hội: có tác động đến sản xuất
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: có tác động đến sản xuất
Đặc điểm , tính chất:
+ Thực tiễn không gồm toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất, cảm tính
+ Là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội
+ Hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người
Vai trò của thực tiễn:
+ Là cơ sở, động lực của nhận thức: đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng
phát triển cho nhận thức
+ là mục đích của nhận thức: nếu không vì thực tiễn, mục đích sẽ mất phương hướng
+ Là tiêu chuẩn để kiểm tra tâm lý:thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý
C. Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
1. Vấn đề về sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất
- Để tồn tại và phát triển con người phải sản xuất ( hoạt động đặc trưng riêng)
- Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh than
nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
+ Sự sản xuất xã hội: 3 phương tiện: sản xuất vật chất( vai trò cơ sở), tinh thần và bản thân con người
+ sản xuất vật chất: quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
trực tiếp hay gián tiếp vào tự nhiên
+ Sản xuất vật chất: cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Vai trò:
+ Tiền đề tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
+ là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người
+ Nhờ có sản xuất mà con người tách khỏi thiên nhiên, hòa nhập, cải tạo thiên
nhiên, sáng tạo ra mọi vật chất và tinh thần
2. Vấn đề về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Phương thức sản xuất là cách con người tiến hành quy trình sản xuất vật chất
ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Là sự thống nhất
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động vào tư liệu sản xuất
tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đối các đối tượng vật chất
của giới tự nhiên theo nhu cầu của con người. (Đặc trung là mối quan hệ
giữa người lao động và công cụ lao động)
+ Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, sáng tạo. Là nguồn lực
cơ bản, vô tận và đặc biệt
+ Tư liệu sản xuất: Điều kiện vật chất để tổ chức sản xuất bao gồm tự liệu lao
động ( gồm phương tiện: yếu tố vật chất và công cụ lao động: phương tiện vật
chất) và đối tượng lao động.
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất
- Quan hệ về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định bản chất và tính chất của
quan hệ sản xuất. Được hình thành một cách khách quan và quyết định mọi quan hệ xã hội. 3 quan hệ sản xuất :
- Quan hệ về vấn đề sở hữu và tư liệu sản xuất
- Quan hệ trong tổ chức quản lý
- Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động xã hội
3. quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng, trong đó
lực lượng sản xuất quyết định sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại
to lớn với lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và ptrien của xã hội:
Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Sự phù hợp của quan hệ với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xu
hướng phát triển của nền sản xuất đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp sẽ kìm hãm sản xuất
Ý nghĩa đời sống xã hội:
- Muốn phát triển kte phải bdau từ lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển
lực lượng lao động và công cụ lao động
- Công cụ lao động là yếu tố độc nhất và cách mạng nhất
- Yếu tố giữ vai trò quyết định nhất là con người
4. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Khái niệm, cấu trúc
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là các quan hệ xã hội
vật chất được ý thức xã hội phản ánh ( mối quan hệ giữa con người vs
con người là cơ bản nhất)
Yếu tốc cơ bản của tồn tại xã hội: phương thức sản xuất vật chất, điều
kiện tự nhiên, địa lý, dân số,…
Ý thức xã hội: có tính độc lập tương đối
+ là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết
các vấn đề cơ bản của triết học trong linh vực xã hội
+ Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của các văn
hóa tinh thần của xã hội.
+ Kết cấu: bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội
Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân: tình cảm, tâm trạng,,…
Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận
thức lý luận về tồn tại xã hội. Tổng kết khái quay những kinh nghiệm xã
hội hình thành nên quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp luật,…
- Mối quan hệ biện chứng: vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội
Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận
động, sự biến đổi của và phát triển của các hình thái ý thức xã hội.
Mặc dù chịu sự chi phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội có thể
vượt trước tồn tại xã hội
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội: ( lạc hậu)
+ Do tác động trong hoạt động thực tiễn diễn ra nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội
+ Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền thống
+ Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của tập đoàn người nào đó trong xã hội
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: Nhiều tư tưởng khoa học
triết học vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa
Ý thức xã hội có tính kế thừa: quan điểm lớn của các thời đại sau dựa vòa
những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: Có sự tác động qua
lại, hình thái ý thữa xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: