Tổng hợp lý thuyết và bài tập ôn tập môn Luật Hình sự - phần Các tội phạm

Tổng hợp lý thuyết và bài tập ôn tập môn Luật Hình sự - phần Các tội phạm của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|36443508
LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM 4
Nhận định (4 điểm) + 2 Bài tập (6 điểm)
NHẬP MÔN PHẦN CÁC TỘI PHẠM
I. GIỚI THIỆU CƠ CẤU PHẦN THỨ HAI - CÁC TỘI PHẠM TRONG BLHS
2015
1. Định nghĩa
Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy
định về các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể, về loại và mức hình phạt có thể
áp dụng đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
Nội dung của Phần thứ hai - Các tội phạm:
Quy định dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể
Quy định về loại và mức hình phạt tương ứng với từng tội phạm để áp dụng đối
với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. 2. Cơ cấu Phần thứ hai -
Các tội phạm
An ninh quốc gia
Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
Quyền tự do của con người, tự do dân chủ của công dân
Sở hữu
Hôn nhân và gia đình
Trật tự quản lý kinh tế
Môi trường
Ma túy
Cơ sở phân chia tội phạm thành 14 chương: Khách thể loại
3. Tiêu chí sắp xếp các chương trong Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS:
Tầm quan trọng của khách thể: Từ quan trọng hơn đến ít quan trọng hơn
Trật tự của các chương
Trật tự sắp xếp của các nhóm Điều luật trong chương
Vị trí của từng Điều luật trong chương (VD Chương 16 Các tội xâm phạm sở
hữu, Điều 168 nằm ở vị trí đầu tiên trong các loại xâm phạm sở hữu, tội cướp
tài sản có tính nguy hiểm cao nhất)
Sự liên kết với nhau của các nhóm khách thể loại (Mặc dù Chương 16 quan trọng
hơn Chương 15 nhưng do Chương 14 quy định về các tội phạm nhân thân thì
Chương 15 cũng tiếp theo về nhân thân, qua Chương 16 mới quy định về sở hữu)
Tính độc lập của nhóm tội phạm (VD Chương 26 so với 13 Chương còn lại)
4. Cơ cấu Điều luật trong Phần thứ hai - Các tội phạm
Mỗi Điều luật thể quy dịnh từ một đến nhiều khoản, trong đó cấu thành
bản (dấu hiệu định tội) thường được quy định tại khoản 1 của Điều luật.
Cấu thành tội phạm bổ sung (VD Điều 260, khoản 1 là cấu thành bản, khoản
4 là cấu thành bổ sung)
Trong một Điều luật có thể quy định một tội danh hoặc nhiều tội danh (VD Điều
123 quy định một tội danh, Điều 124 quy định hai tội danh giết con mới đẻ
hoặc vứt bỏ con mới đẻ)
Hầu hết các Điều luật đều chế tài (VD Điều 352 đưa ra định nghĩa về tội phạm
có chức vụ thì không có chế tài)
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Phần thứ hai - Các tội phạm trong BLHS
lOMoARcPSD|36443508
Hiểu được chính sách hình sự của Nhà nước
Nắm vững dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm
Bước đầu tạo kỹ năng định tội
6. Cấu thành tội phạm
(Mô hình pháp của một tội danh: Khách thể, Mặt khách quan, Chủ thể, Mặt chủ
quan. Trong mỗi yếu tố có nhiều dấu hiệu) Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm:
Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm hại quan hệ xã hội nào?
Đối tượng tác động của tội phạm: Con người, đối tượng vật chất, hoạt động bình
thường của chủ thể
Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, các dấu hiệu bên ngoài
khác như phương tiện, công cụ, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… (Dấu
hiệu hành vi là bắt buộc phải có).
Hành vi có 2 loại: hành vi có
Hậu quả: thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người
thiệt hại phi vật chất
Chủ thể:
> Cá nhân
Chủ thể thường: Tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS
Chủ thể đặc biệt: Tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS + dấu hiệu chủ thể đặc biệt
(tội nhận hối lộ có chủ thể đặc biệt là có chức vụ, quyền hạn)
> Pháp nhân thương mại phạm tội
Mặt chủ quan:
Lỗi: cố ý gián tiếp, cố ý trực tiếp, vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả, hỗn hợp lỗi
(cố ý đối với hành vi nhưng vô ý đối với hậu quả)…
Động cơ: tìm cấu thành cơ bản, nếu có “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” thì
tội đấy động cơ có ý nghĩa định tội. VD: Điều 359
Mục đích: cấu thành cơ bản thường có từ “nhằm”
7. Phân loại CTTP
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho hội của hành vi phạm tội: CTTP bản,
CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ
Căn cứ vào cấu trức của mặt khách quan của tội phạm:
CTTP vật chất (chứng minh hành vi, hậu quả, mqh nhân quả là bắt buộc)
CTTP hình thức (chứng minh hành vi là bắt buộc) CTTP cắt xén.
7.1. CTTP hình thức
hình 1: Hành vi khách quan hành vi đơn: Ngay khi người phạm tội thực
hiện hành vi khách quan thì tội phạm hoàn thành.
Mô hình 2: Hành vi khách quan hành vi phức (kép): tội phạm hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong CTTP.
Mô hình 3: Hành vi khách quan của tội phạm chỉ là một phần của hành vi thực
tế (Cấu thành tội phạm cắt xén: Điều 168, 169, 170). 7.2. CTTP vật chất
hình 1: Dấu hiệu hậu quả sở để xác định tội phạm đã hoàn thành hay
chưa => Có hậu quả hay không có hậu quả thì vẫn phạm tội:
lOMoARcPSD|36443508
Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả của tội phạm
chưa xảy ra thì vẫn bị coi là phạm tội nhưng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc
phạm tội chưa đạt.
Nếu hậu quả của tội phạm đã xảy ra thì tội phạm hoàn thành.
hình 2: Dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định phạm tội hay không => Hậu
quả không xảy ra thì không phạm tội. (VD Điều 132: Nếu nạn nhân chết thì phạm
tội, nếu nạn nhân chưa chết thì không phạm tội)
II. HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ LƯỢNG HÌNH
Cặp CTTP có quan hệ chung riêng
Cặp CTTP có quan hệ giữa trường hợp PT chung với trường hợp phạm tội riêng:
Tội vô ý làm chết người Điều 128 BLHS Các tội theo Điều 129, 260, 295,
315
Tội thiếu TN gây hậu quả nghiêm trọng Điều Các tội theo Điều 179, 308, 376 360
Tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng TS Điều 178 Các tội theo Điều 114, 303, 413
Tội giết người Điều 123 Các tội theo Điều 124, 125, 126
Tội cố ý gây thương tích Các tội theo các Điều 135, 136 Điều 134
Tội hiếp dâm Điều 141 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều 142
Tội cưỡng dâm Điều 143 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều 144
CHƯƠNG 13. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
I. KHÁI NIỆM CHUNG
NQ 04/1986
1.1.
1.2. Các đặc trưng chung
1.2.1. Khách thể loại
1.2.2. Biểu hiện khách quan
1.2.3. Biểu hiện chủ quan -
Lỗi: cố ý trực tiếp
- Mục đích: Nhằm chống chính quyền nhân dân, thể hiện ở hai mức độ:
+ Nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 108, 109 BLHS)
+ Nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân (Điều 110 - Điều 121)
VD: A gây rối trật tự công cộng, nếu A không mục đích nhằm chống chính quyền
nhân dân, thì A chỉ phạm tội gây rối trật tự công cộng, còn nếu A mục đích nhằm
chống chính quyền nhân dân thì A thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
lOMoARcPSD|36443508
CHƯƠNG 14. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN
PHẨM, DANH DỰ
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người.
1.2. Đặc trưng chung
1.2.1. Khách thể loại
Quan hệ hội bxâm hại: Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người. Phân nhóm:
Các tội xâm phạm tính mạng (Điều 123 - Điều 133)
Các tội xâm phạm sức khỏe (Điều 134 - 140)
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự (Điều 141 - 147 và Điều 150 - 156)
Các tội phạm khác (Điều 148, 149)
Đối tượng tác động: là con người đang sống và phải là người khác; mô, bộ phận
cơ thể người (VD Điều 154)
Con người đang sống được xác định là con người đã bắt đầu mà chưa kết thúc sự
sống.
Thai nhi tử thi không phải đối tượng tác động của các tội phạm trong chương
này đối tượng tác động trong chương các tội xâm phạm an toàn cc (Điều
316, Điều 319).
Nếu một ai đó tự xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình
mà không ảnh hưởng người khác thì không phạm tội.
Mô, bộ phận cơ thể người: Đọc Luật Hiến lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến
lấy xác.
1.2.2. Biểu hiện khách quan
a. Loại cấu thành tội phạm
LOẠI CẤU THÀNH ĐIỀU LUẬT
CTTP VC - Dấu hiệu hậu quả chỉ là cơ sở để Điều 123 với lỗi cố ý trực tiếp xác định
thời điểm hoàn thành tội phạm (CTTP khoản 1 Điều 124 (Tội giết con
VC mô hình 1) mới đẻ) với lỗi cố ý trực tiếp
CTTP VC - Dấu hiệu hậu quảcơ sở để xác Điều 123 với lỗi cố ý gián tiếp; định tội
phạm (CTTP VC mô hình 2) khoản 2 Điều 124 (Tội vứt bỏ con => Nếu không có hậu
quả thì là CTTP khác mới đẻ); Điều 125 - 129, 130, hoặc Không có tội. 131, 132, 134
- 139.
CTTP hình thức - Mặt khách quan quy định chỉ Điều 133, Điều 140, 143 - 152. một
hành vi khách quan
CTTP hình thức - Hành vi khách quan được kết Điều 141, 142. cấu
bởi nhiều hành vi.
lOMoARcPSD|36443508
=> Tội phạm sẽ hoàn thành khi người phạm tội
bắt tay thực hiện hết các hành vi đó. Nếu thực
hiện 1 hành vi, chưa thực hiện hành vi 2 thì là
b. Hành vi khách quan
Hành vi khách quan:
Hậu quả:
Thiệt hại về tính mạng
Thiệt hại về sức khỏe (Thông 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014): Thương tích,
Tổn hại cho sức khỏe, Rối loại tâm thần và hành vi
Thiệt hại phi vật chất (Thiệt hại tinh thần, danh dự, nhân phẩm) c. Mối quan
hệ nhân quả
Đối với các tội phạm có CTTP vật chất mô hình 2: Dấu hiệu mqh nhân quả có ý
nghĩa trong việc xác định có phạm tội hay không phạm tội
Đối với CTTP vật chấthình 1: Dấu hiệu mqh nhân quả chỉ có ý nghĩa trong
việc xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa.
=> Hoàn cảnh phạm tội là dấu hiệu định tội: Điều 124 BLHS.
1.2.3. Biểu hiện chủ quan:
Lỗi:
Lỗi cố ý: Điều 123 - 126, Điều 131 - 136, Điều 140 - 156
Lỗi vô ý: Điều 128, 129, 138 và Điều 139 Tội phạm có cả hai hình thức lỗi: Điều
127, 130 và 137.
=> Động cơ là dấu hiệu định tội: Điều 126, 127, 136, 137.
=> Mục đích là dấu hiệu định tội: Điều 150, Điều 151, điểm a khoản 1 Điều 156.
1.2.4. Chủ thể:
Chủ thể thường
Chủ thể đặc biệt:
Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi: Điều 124
Qhệ lệ thuộc (nạn nhânngười bị lệ thuộc vào người phạm tội): Điều 130, 140
Người từ đủ 18 tuổi trở lên: Điều 145, 146, 147 Công vụ, nghề nghiệp:
Điều 127, 129, 137, 139
Người bị nhiễm HIV: Điều 148
1.3. Đường lối xử lýc
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
II.1. Tội giết người (Điều 123)
- Đối tượng tác động: Con người đang sống
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mng của người khác một cách trái PL +
Hậu quả: Nạn nhân chết:
Lỗi cố ý trực tiếp: Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm, nạn nhân chết hay
không chết thì cũng phạm tội giết người (Nếu nạn nhân chết, tội phạm hoàn thành. Nếu
nạn nhân chưa chết, tội phạm chưa đạt).
tội phạm đó nhưng chưa đạt.
lOMoARcPSD|36443508
Lỗi cố ý gián tiếp: Xác định tội phạm => Chỉ khi nào nạn nhân chết mới phạm
tội giết người, nếu nạn nhân không chết thì không phạm tội giết người => Hậu quả tới
đâu xử lý tới đó.
Thông thường, nếu hung khí nguy hiểm, tấn công o vị ttrọng yếu (đầu, tim, cổ,
gáy); nạn nhân có chết hay không chết thì đó cũng là hành vi khách quan của tội giết
người.
+ Mối quan hệ nhân quả: Tội giết người có cấu thành vật chất nên mqh nhân quả có ý
nghĩa định tội.
- Mặt chủ quan:
Lỗi: Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
Lưu ý: Trường hợp giết gười theo yêu cầu của người bị hại lý do nhân đạo thì cũng
phạm tội giết người.
- Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Điều 123)
Câu 1: Nhận định sai. Hậu quả nạn nhân chết chỉ có ý nghĩa xác định giai đoạn phạm
tội. Nếu tội cố ý giết người với hành vi cố ý gián tiếp thì mới cần c định nạn nhân
chết.
Câu 5: Nhận định sai. Hai trường hợp:
TH1: Nếu giết 2 người trở lên với lỗi cố ý trực tiếp thì không cần hậu quả. Hậu quả chỉ
có ý nghĩa xđ giai đoạn tội phạm.
TH2: Nếu giết 2 người trở lên với lỗi cố ý gián tiếp thì mới cần hậu quả.
Nhận định: Phải thỏa mãn 2 điều kiện.
DK1: Đối tượng là người phụ nữ đang mang thai
DK2: Người phạm tội biết đó là người đang mang thai Nếu
người đó không biết thì không áp dụng tình tiết này.
Nhận định: Giết phụ nữ mà biết là đang có thai thì được xem là giết hai người trở
lên. Nhận định sai, bởi vì thai nhi không được coi là một con người.
Câu 7: Nhận định sai. Theo Điều 124, chủ thể phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó và
trong hoàn cảnh do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt. Nếu chủ thể người mẹ giết đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7
ngày tuổi thì chưa thỏa đủ điều kiện còn phải thỏa mãn hoàn cảnh phạm tội. Trong
trường hợp này, chủ thể sẽ phạm tội giết người.
Câu 8: Nhận định sai. Khi nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
thì mới cấu thành Điều 125.
Phải thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý theo Điều 125:
- Nguyên nhân: Do hành vi trái PL của nạn nhân đối với người phạm tội.
- Hậu quả: Nạn nhân chết
VD: Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng nạn nhân không
có hành vi trái PL đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội
thì xử tội giết người theo Điều 123
VD: Vừa thỏa mãn Điều 125 và Điều 126 => Xử Điều 126 bởi vì có lợi hơn Câu
lOMoARcPSD|36443508
Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Điều 123)
a) Giết 02 người trở lên
b) Giết người dưới 16 tuổi
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhânTheo
NQ04/1986 (Trang 118):
- Thế nào công vụ? “Công vụ một công việc quan NN or tổ chức
hội giao cho một nguoi thực hiện”.
- Thế nào là người thi hành công vụ? “Người thi hành công vụ là người có
chức vụ, quyền hạn trong quan NN hoặc tchức hội, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình cũng thể những công dân được huy động làm nhiệm vụ (n
tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của quan thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung
của Nhà nước, của xã hội”.
- “Trường hợp người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ
kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải người thi hành công vụ, nhưng
nếu do công việc đó mà họ bị giết thì họ thể được hưởng chính sách bảo hiểm
xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng
bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c”.
- Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc
đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi
hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác.
Điểm i khoản 1 Điều 123: Thực hiện tội phạm một cách man rợ
Theo NQ04/1986:
Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính
người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc
gây khủng khiếp, rùng rợn trong hội (như móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người
ra từng khúc v.v…).
Điểm l khoản 1 Điều 123: Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
Chỉ muốn giết một người nhưng sử dụng phương pháp khả năng làm chết nhiều
người
Điểm n khoản 1 Điều 123: có tính chất côn đồ
Sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc “thích thì giết”. q)
Vì động cơ đê hèn
Giết người vì động cơ đê hèn như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc
Các tình tiết giảm nhẹ đặc biệt:
II.2. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124)
- Khách thể:
- Đối tượng tác động: “Con mới đẻ” – đứa trẻ do người mẹ mới đẻ ra trong 7 ngày
tuổi
- Mặt khách quan:
+ Hành vi:
lOMoARcPSD|36443508
Giết con mới đẻ: Bất kỳ hành vi nào có khả năng dẫn đến cái chết cho đứa trẻ
Vứt bỏ con mới đẻ: Chưa có văn bản hướng dẫn + Hậu quả:
Đối với tội giết con mới đẻ:
TH1: Lỗi cố ý trực tiếp: Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm
TH2: Lỗi cố ý gián tiếp: Xác định tội phạm
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Phải có hậu quả là đứa trẻ chết tmới phạm tội,
nếu đứa trẻ không chết thì không phạm tội.
+ Mối quan hệ nhân quả:
+ Hoàn cảnh phạm tội: Do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt (NQ04/1986).
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi:
Đối với tội giết con mới đẻ: Cố ý trực tiếp + Cố ý gián tiếp
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Cố ý gián tiếp (quan điểm, chưa VB ớng
dẫn)
+ Chủ thể đặc biệt: Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày
II.3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Dấu hiệu pháp lý:
- Người phạm tội phải trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh(NQ04/HĐTP/1986) (trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trạng thái
người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của
mình, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái PL nghiêm trọng của
nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người)
- Nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL
nghiêmtrọng của chính nạn nhân đối với: người phạm tội hoặc người thân thích của
người phạm tội.
NQ04ớng dẫn: “Nghiêm trọng” đến mức đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc chưa đủ
yếu tố cấu thành tội phạm.
- Hậu quả: Điều 125 cấu thành vật chất hình 2, phải hậu quả Nạn
nhânchết (có ý nghĩa xác định tội phạm). Nếu nạn nhân chưa chết xử lý theo Điều 135.
II.4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126)
Có 5 điều kiện để một hành vi được coi là “phòng vệ chính đáng”:
Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trái PL
Sự tấn công xâm phạm các lợi ích được PL bảo vệ
Sự tấn công đang hiện hữu
lOMoARcPSD|36443508
Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công
Hành vi phòng vệ trong giới hạn cần thiết để gạt bỏ sự tấn công
Một người quyền phòng vệ khi thỏa mãn 3 điều kiện đầu tiên (có sự tấn ng nguy
hiểm đáng kể; sự tấn công xâm phạm các lợi ích, quyền lợi được PL bảo vệ sự tấn
công đang hiện hữu).
Khi một người có quyền phòng vệ, có hai khả năng là: Phòng vệ chính đáng (không có
tội) hoặc vượt quá phòng vệ chính đáng (có tội).
Dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
- Hành vi tước bỏ trái PL tính mạng của người khác trong điều kiện:
Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trái PL
Sự tấn công xâm phạm các quyền lợi và lợi ích hợp pháp được PL bảo vệ
Sự tấn công đang hiện hữu
Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công
Hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết để gạt bỏ sự tấn công - Hậu quả: Nạn nhân
chết là dấu hiệu bắt buộc - Mối quan hệ nhân quả:
- Động cơ: Ngăn chặn hành vi trái PL của nạn nhân, bảo vệ các lợi ích hợp pháp
II.5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều
127) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127) - Đối tượng tác động: - Cấu thành tội phạm:
Vật chất - Mặt khách quan:
+ Hành vi:
Hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài các trường hợp pháp luật cho phép
Phải thực hiện trong khi thi hành công vụ
+ Hậu quả: nạn nhân chết. Nếu không chết mà bị thương từ 31% trở lên thì Điều 137 +
Mối quan hệ nhân quả:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý hoặc vô ý
Lỗi cố ý: Đối với đối tượng tác động người thi hành công vụ đang dùng lực truy
bắt
Lỗi vô ý: Đối với những người dân bình thường vô tình bị xâm hại
+ Động cơ: Thi hành công vụ
- Chủ thể: Là người thi hành công vụ (Chủ thể đặc biệt)
lOMoARcPSD|36443508
Lưu ý (NQ04/1986): Nếu người thi hành công vụ hống hách, coi thường tính mạng của
người khác mà sử dụng vũ lực một cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân mà giết nười thì
không phạm tội theo Điều 127 mà phạm tội giết người theo Điều 123.
II.6. Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS)
lOMoARcPSD|36443508
-
Khách thể:
- Mặt khách quan:
+ Hành vi vô ý làm chết người: Là hành vi vi phạm quy tắc chung trong việc đảm ảo an
toàn tính mạng cho con người trong lĩnh vực sinh hoạt và hoạt động khác của đời sống
xã hội.
+ Hậu quả: Nạn nhân chết. Nếu không chết bị thương từ 31% trở lên thì áp dụng
Điều 138
+ Mối quan hệ nhân quả:
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý (Vô ý do quá tự tin hoặc Vô ý do cẩu thả) - Chủ
thể thường - Lưu ý:
+ Phân biệt Điều 128 và Điều 129 BLHS: Điều 129 là cấu thành riêng của Điều
128.
Điều 129 có 2 dấu hiệu phạm tội khác so với Điều 128 sau đây:
Là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (NQ04/1986 p121)
Điều 129 là chủ thể đặc biệt, ngoài tuổi trách nhiệm hình sự, người phạm tội là người
có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Điều 128 cấu thành chung của Tội ý làm chết người, Điều 129 cấu thành riêng.
Tuy nhiên, nếu như quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vi phạm đó đã được
quy định trong một Điều luật riêng biệt nhất định thì định tội trong Điều luật đấy. Khi
đó Điều 129 trthành cấu thành chung quy định trong một Điều luật riêng biệt đó
trở thành cấu thành riêng. VD Điều 260; Điều 315; Điều 295. (Hướng dẫn tại
NQ04/1986)
+ Trường hợp sử dụng điện trái phép mà làm chết người (Công văn số 81/2002)
Khi sử dụng điện trái phép mà làm chết người (bẫy chuột, bắt cá, chống trộm…) thì có
hai trường hợp:
Nếu sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người trong mọi trường hợp
đều phải sử tội giết người Điều 123
Nếu sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng mà làm
chết người thì có hai trường hợp:
TH1: Bắt điện nơi biết rõ không có người qua lại và có áp dụng các biện pháp cảnh báo
cần thiết nhưng cuối cùng vẫn hậu quả chết người xảy ra thì áp dụng Điều 128 với
lỗi vô ý vì quá tự tin.
TH2: Bắt điện nơi biết rõ có nhiều người qua lại, cho dù có áp dụng các biện pháp cảnh
báo cần thiết nhưng cuối cùng vẫn có hậu quả chết người xảy ra thì áp dụng Điều 123
với lỗi cố ý gián tiếp.
II.7. Tội bức tử (Điều 130 BLHS)
lOMoARcPSD|36443508
-
Khách thể: Quyền sống của con người
+ Đối tượng tác động: người quan hệ lthuộc vào người phạm tội về tôn giáo,
kinh tế; hôn nhân, gia đình…
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt (Ngoài tuổi NLTNHS, người phạm tội người nạn
nhân bị lệ thuộc)
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất (theo giáo trình) hay cấu thành hình thức thì cũng
chỉ là quan điểm.
+ Hành vi bức tử: Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc m nhục người
lệ thuộc mình => Tác động vào mặt thể chất. Nếu hành vi đối xử tàn ác chỉ diễn ra 1
lần, thì hành vi ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục thì phải từ 2 lần trở lên.
+ Xử sự tự sát của nạn nhân. Chỉ cần nạn nhân tự sát là đủ, còn nạn nhân chết hay không
chết không phải là dấu hiệu định tội của Điều 130.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý gián tiếp hoặc cố ý với hành vi nhưng vô ý với việc tự sát của nạn nhân.
II.8. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131)
- Khách thể:
- Mặt khách quan:
+ Hành vi xúi giục người khác tự sát: Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước
đoạt tính mạng của họ. Nếu nạn nhân đã tự sát thì xử theo Điều 131, còn nạn nhân
chết hay không thì không phải dấu hiệu định tội.
+ Hành vi giúp người khác tự sát: Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác
tự tước đoạt tính mạng của họ.
- Chủ thể: Chủ thể thường.
- Mặt chủ quan:
- Lưu ý: Phân biệt Điều 131 với trường hợp giết người theo yêu cầu của người bị
hại.
VD: A tâm sự với B A chán sống, B thương cảm nên B tiêm cho A một liều thuốc
độc. B bị xử theo tội giết người theo Điều 123, hành vi đó hành vi dẫn đến cái chết
cho nạn nhân.
VD: A tâm sự với B là A chán sống, B thương cảm nên B cung cấp cho A một liều thuốc
độc, việc có uống hay không uống do A tự quyết định. B bị xử theo tội giúp người khác
tự sát theo Điều 131.
II.9. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132)
- Khách thể: Tính mạng của con người
+ Đối tượng tác động: Người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (Nếu giữ
nguyên tình trạng đó mà không có sự tác động kịp thời thì có nguy cơ dẫn đến cái chết)
lOMoARcPSD|36443508
-
CTTP: Cấu thành tội phạm vật chất hình 2
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Không hành động phạm tội.
2 điều kiện: nghĩa vụ pháp phải cứu giúp người đó Phải điều kiện, khả
năng để cứu giúp người đó mà không cứu giúp.
+ Hậu quả: Nạn nhân chết dấu hiệu bắt buộc, ý nghĩa xác định tội phạm. Chỉ khi
nào nạn nhân chết mới phạm tội này.
+ Mối quan hệ nhân qu
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp. Bởi vì nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì không thể phân biệt
với tội giết người Điều 123.
- Chủ thể thường (người đủ tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự)
II.10. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khách thể: Sức khỏe của con người
+ Đối tượng tác động: con người đang sống người khác
- Mặt khách quan:
+ Hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Bất kể hành vi
nào mà khi thực hiện có khả năng gây ra tỉ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân)
+ Hậu quả của tội phạm: Gây thương tích hoặc tổn hại về sứ khỏe từ 11% trở lên; hoặc
dưới 11% nhưng phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.
Nếu dưới 11% thì phải chứng minh được thuộc điểm o từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều 134, nếu không chứng minh được thì không có điểm =))))
Dùng vũ khí, vật liệu nổ (Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ 2017)
Hung khí nguy hiểm (NQ02 ngày 17/4/2003)
Thủ đoạn nguy hiểm (Thông tư liên tịch 02 ngày 25/12/2001)
Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm (Tùy mức độ mà xác định là Giết
người hay Cố ý gây thương tích)
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa
bệnh cho mình (NQ01/2016)
Giết người Cố ý gây thương tích
Dựa vào hung khí Hung khí nguy hiểm Không nguy hiểm Vị trí trọng yếu Không
phải vị trí trọng + Nếu ở vùng bụng thì yếu.
phải ít nhất từ hai nhát. + Thông thường, nếu
Dựa vào vị trí tấn công vùng bụng chỉ đâm 1 nhát nạn nhân chết thì cũng chỉ
Cố ý gây thương tích.
lOMoARcPSD|36443508
Dựa vào mức độ tấn công Nhiều, dồn dập
Một người lấy bồ cào ba => Vị trí không trọng yếu răng
bổ vào đầu người kia mà hung khí nguy hiểm làm người
đó bị thương thì vẫn Cố ý y thương tích 85% =>
Hung khí tích.
dụ nguy hiểm + Vị trí trọng => Vị trí trọng yếu yếu => Tội giết người không
phải hung khí nguy Điều 123 hiểm thì Cố ý gây thương
tích.
- Lưu ý: Phân biệt Điều 123 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe dẫn đến chết người tại điểm a khoản 4 Điều 134)
Cố ý gây thương tích
làm chết người
Giết người
(Điểm a khoản 1 Điều
134)
Khách thể Tính mạng của con người Sức khỏe của con người
hành vi giết người, hành vi khả năng Hành
vi khả năng thực tế dẫn đến dẫn đến tổn thương thể cái chết cho nạn nhân. chất cho
nạn nhân.
Lỗi cố ý Hỗn hợp lỗi (Cố ý đối với
+ Cố ý trực tiếp hành vi gây thương tích
Lỗi + Cố ý gián tiếp nhưng vô ý đối với hành
vi gây ra cái chết cho nạn
nhân)
NQ01/1989 ngày 19/4/1989 hướng dẫn điểm a khoản 1 Điều 134:
Người phạm tội gây thương tích mà làm chết người có hai trường hợp:
TH1: Thương tích nặng
VD: A dùng dao đâm 1 nhát vào hông của B, B đứt tĩnh mạch hông, mất rất nhiều máu
dẫn đến cái chết. Dao hung khí nguy hiểm, hông không phải vtrí trọng yếu. A
phạm tội cố ý y thương tích làm chết người theo điểm a khoản 1 Điều 134. Đây
được xem là “thương tích nặng” theo Nghị quyết 01/1989 ngày 19/4/1989.
TH2: Không phải thương tích nặng nhưng nạn nhân người quá già yếu, bệnh
nặng. Việc gây thương tích làm cho nạn nhân chết sớm hơn.
VD: A và B ở chung trọ, họ được lãnh lương và được nghỉ. Anh B bị bệnh sốt rét đã 10
ngày, anh A hàng xóm kế phòng rủ những người bạn đến phòng chơi, nảy sinh việc
nấu nướng ăn uống ồn ào khiến cho anh B không ngủ được, anh B không chịu được nên
đã kêu anh A giữ yên lặng. Anh A cảm thấy mất mặt với bạn bè nên xảy ra mâu thuẫn.
Anh A đấm một phát vào bụng anh B. Anh B chết trên đường đưa đi cấp cứu. Việc anh
lOMoARcPSD|36443508
B bị sốt rét ảnh ởng đến lục phũ ngũ tạng, cái đấm của anh A m anh B chết sớm
hơn. A thuộc tội Cố ý gây thương tích mà làm chết người.
II.11. Tội hành hạ người khác (Điều 140)
- Khách thể: Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
+ Đối tượng tác động: Nạn nhân là người lệ thuộc người phạm tội, trừ quan hệ lệ thuộc
theo Điều 185 (quan hệ hôn nhân gia đình) - Mặt khách quan:
+ Hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
+ Không cần phải có hậu quả
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể đặc biệt: Người phạm tội là người mà nạn nhân bị lệ thuộc.
VD: bảo mẫu hành hạ những trẻ em học sinh (ép ăn lại thức ăn đã nôn ra, dìm
nước…)
II.12. Tội hiếp dâm (Điều 141)
- Khách thể:
+ QHXH bị m hại là quyền tự do, bất khả m phạm về tình dục của con người +
Đối tượng tác động: Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức => Chỉ cần hành vi
+ Hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân được thực hiện với một trong các thủ đoạn: dùng lực, đe dọa dùng lực,
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.
Hành vi giao cấu: Chỉ là hành vi giữa nam và nữ
Hành vi quan hệ tình dục khác: Không phải là hành vi giao cấu, nhưng có tính chất
giống hành vi giao cấu, có tính chất xâm nhập vào bên trong (Phân biệt với hành
vi dâm ô) => Mọi giới tính.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
(Nghị quyết số 06 ngày 01/10/2019)
Phân biệt Điều 141 với Điều 142
Điều 141 BLHS 2015 Điều 142 BLHS 2015
Hiếp dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, về mặt khách
Khách thể
Hành vi
Hậu quả
Điều 125
Điều 135
Điều 126
Điều 136
Điều 127
Điều 137
Điều 128
Điều 138
Điều 129
Điều 139
lOMoARcPSD|36443508
Giống nhau
quan giống với Điều 141.
Khác nhau Từ đủ 16 tuổi trở lên Người dưới 16 tuổi
- Đối tượng tác động (Cấu thành chung) (Cấu thành riêng)
Lưu ý: Điểm b khoản 1 Điều 142: Mọi trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi => Không quy định có dùng vũ lực hay không dùng lực, ý muốn hay không
trái ý muốn => nạn nhân đồng ý hay không đồng ý thì vẫn phạm tội hiếp m
người dưới 16 tuổi.
II.13. Tội cưỡng dâm (Điều 143)
- Khách thể: Quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục
+ Đối tượng tác động: Người từ đủ 16 tuổi trở lên lệ thuộc vào người phạm tội hoặc
đang trong tình trạng quẫn bách (NQ04/1986)
Lệ thuộc về vật chất, công việc, giáo dục, tín ngưỡng…
Đang trong tình trạng quẫn bách: Người đang trong tình trạng khó khăn, bức bách
nhưng không tự mình…
- Chủ thể: Chủ thể thường
Điều 143 có cấu thành hình thức
- Mặt khách quan: Hành vi ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác bằng những thủ đoạn khác nhau.
Miễn ỡng: Thật sự nạn nhân không muốn nhưng vẫn cứ phải đồng ý cho giao
cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác, tuy nhiên nạn nhân vẫn quyền lựa
chọn giữa việc cho hay không cho, cuối cùng nạn nhân vẫn lựa chọn đồng ý hành
vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
VD: A là sếp của B, A biết B mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có tiền chữa bệnh. A
nói rằng nếu B đồng ý cho A giao cấu thì A sẽ cho B 200 triệu đồng tiền chữa bệnh, còn
không thì cho nghỉ việc luôn. B vẫn có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, B có quyền lựa
chọn cho hoặc không cho A thực hiện hành vi giao cấu, nhưng cuối cùng B vẫn đồng ý.
Phân biệt: Điều 143 với Điều 144 BLHS
(Nghị quyết số 06 ngày 01/10/2019)
II.14. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
Điều 143
Điều 144
Độ tuổi của đối tượng tác
lOMoARcPSD|36443508
- Khách thể: Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý của người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Đối tượng tác động: Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- Mặt khách quan:
+ Hành vi phạm tội hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên cơ sở thuận tình. Lưu ý: Trường hợp giao
cấu thuận tình với người dưới 13 tuổi?
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt => Người đủ 18 tuổi trở lên (Đã thành niên) II.15. Tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt => Người đủ 18 tuổi trở lên
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, không phân biệt giới tính - Mặt khách
quan:
+ Hành vi dâm ô (NQ06/2019) => Kích thích, khiêu gợi tình dục nhưng không nhằm
giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi tình dục khác => Không sự xâm nhập
vào bên trong.
Thực hiện hành vi dâm ô đối với người từ 16 tuổi trở lên thì không phạm tội HS
II.16. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
Đọc Nghị quyết 06/2019
II.17. Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148)- Chủ thể
đặc biệt: Người đã bị nhiễm HIV - Mặt khách quan:
+ Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác
Con đường HIV cho người khác phổ biến nhất con đường tình dục. Khoản 1 Điều 148
đã loại trừ nh trạng nạn nhân đã biết người này bị nhiễm HIV nhưng vẫn tự nguyện
cho quan hệ tình dục, trong trường hợp hợp này không thuộc Điều 148
VD: A (30 tuổi), A phát hiện mình bị nhiễm HIV, A cảm thấy hận đời quyết định
phải y truyền HIV từ mình qua cho người khác. A dùng dao uy hiếp chị B 20 tuổi giao
cấu để lây truyền HIV, chị B bị nhiễm HIV. Trong trường hợp y, A phạm tội hiếp
dâm với tình tiết định khung tăng nặng. Từ Điều 141 Điều 145 đều tình tiết định
khung tăng nặng, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
II.18. Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149)
Điều 148 Điều 149
Chủ thể Chủ thể đặc biệt Chủ thể thường
Hành vi Lây truyền HIV từ mình Cố ý truyền HIV cho cho người khác người khác bằng
bất cứ
cách nào, trừ cách Điều
148
lOMoARcPSD|36443508
II.19. Tội mua bán người (Điều 150)
NQ02 ngày 11/01/2019
II.20. Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)
II.21. Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152)
- Đối tượng tác động: Người dưới 01 tuổi
- Hành vi: Đánh tráo
II.22. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153)
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, không phân biệt nam nữ
- Hành vi: Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạt khác nhằm
chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi II.23. Tội
mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người (Điều 154)
- Mô, bộ phận cơ thể người (Luật Hiến lấy mô, bộ phận cơ thể người 2006)
- Đối tượng tác động: Mô hoặc Bộ phận cơ thể người
- Đây là tội phạm có cấu thành hình thức II.24. Tội vu khống
- Mục đích có ý nghĩa định tội (chỉ có điểm a)
lOMoARcPSD|36443508
CHƯƠNG 15. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,
QUYỀN DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,
QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
I.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
những hành vi nguy hiểm cho hội, có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được PL bảo vệ.
I.2. Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm
I.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại: Là những quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội y thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại.
Điều 157. Tội bắt, gữ hoặc giam người trái PL
- Chủ thể thường (có thể người không chức vụ hoặc chức vụ, nhưng trừ
người có chức vụ quyền hạn tại Điều 377)
VD: Nhà bán tạp hóa vào lúc 2h30 sáng nghe lục đục nên hai cha con bật đèn pin lên
phát hiện một cậu bé vào ăn trộm. Hai cha con khai hỏi nhưng cậu bé không trả lời. Hai
cha con gọi cho ông trưởng ấp nhưng gọi không được đã khuya. Sau đó, hai cha
con trói cậu bé vào gốc dừa trong nhà. Vào 4h30 ông trưởng ấp có bắt máy và giải cậu
bé về đồn. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng khởi tố hai cha con về tội Bắt giữ
người trái PL, sau đó truy tố về tội Giữ người trái PL (Chỉ cần hành vi thôi là phạm
tội hoàn thành).
Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Cấu thành hình thức -
Hành vi:
Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái PL
Lưu ý:
- Động cơ có ý nghĩa định tội
- Đối tượng tác động là công chức, viên chức, NLĐ
CHƯƠNG 17. CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Mặt chủ quan: Lỗ cố ý
Mục đích thương mại có ý nghĩa định tội (Điều 187)
- Chủ thể thường: Điều 181, 182, 183, 187
- Chủ thể đặc biệt: Điều 184, 185, 186 Đọc TTLT 01/2001 ngày 25/09/2001
1. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 182) - Hành vi:
lOMoARcPSD|36443508
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác dù đang có vợ hoặc chồng
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng biết người đó đang quan hệ hôn
nhân với người khác
2. Tội loạn luân (Điều 184)
Loạn luân hành vi giao cấu thuận tình với những người mình biết người đó
cùng dòng máu về trực hệ với mình (cha mẹ với con, ông với cháu) - Đối tượng
tác động:
+ Người cùng dòng máu trực hệ, Anh chị em cùng cha mẹ, Anh chị em cùng cha
khác mẹ hoặc Anh chị em từ mẹ khác cha + Thuận tình
+ Những người này phải từ đủ 16 tuổi trở lên
VD: Chú với cháu thì không loạn luân
VD: Cha 45 tuổi giao cấu thuận tình với con gái 15 tuổi => Cha phạm tội Điều 145
+ Tội loạn luân không có nạn nhân, cả hai đều là người phạm tội
Lưu ý: Từ Điều 141 đến 145, trong các tội danh này đều có quy định tình tiết định
khung tăng nặng là có tính chất loạn luận.
3. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)
- Đối tượng tác động: Người có quan hệ hôn nhân gia đình
- Hành vi: Ngược đãi + hành hạ đối tượng có quan hệ HNGĐ với mình khi thuộc
một trong các trường hợp luật định
+ hành vi ngược đãi, hành hạ người quan hệ HNGĐ với mình không thuộc
trường hợp luật định thì không phạm tội này
Hành hạ, ngược đãi người quan hệ lệ Điều 130 thuộc
khiến họ tự sát
Trừ Điều 185 ở một mức độ nhất định Điều 140
Điều 185
lOMoARcPSD|36443508
Phân biệt các tội hiếp dâm, cưỡng dâm:
Trái ý muốn
Độ tuổi Dùng vũ lực/ thủ Thuận tình
Miễn cưỡng
đoạn
Không cần biết có đồng ý hay không, cứ điểm b khoản 1 Điều
Dưới 13 tuổi
142
13 tuổi dến dưới 16 Điểm a khoản 1
Điều 144 Điều 145 tuổi Điều
142
Trên 16 tuổi Điều 141 Điều 143 Không có tội
CHƯƠNG 18. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
I. KHÁI NIỆM CHUNG
I.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm sở hữu các hành vi lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ sở hữu và sự y thiệt hại y thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội.
VD: Nửa đêm A lẻn vào nhà B trộm xe y trị giá 50 triệu đồng => Hành vi phạm tội
của A xâm phạm đến quyền sở hữu của B. Tuy nhiên, nếu nửa đêm A lẻn vào nhà B
trộm 1kg heroin, việc trộm heroin cũng xâm phạm quan hệ sở hữu nhưng không có thể
hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì việc trộm heroin không thuộc
tội xâm phạm sở hữu.
I.2. Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm
I.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại: Quan hệ sở hữu
Bao gồm: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt.
VD: Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản => Xâm phạm Quyn sử dụng trong một
thời hạn nhất định.
Trong một số tội phạm, ngoài việc xâm phạm đến quan hệ sở hữu còn xâm phạm đến
quan hệ nhân thân (VD Điều 168, 169, 170)
Đối tượng tác động: Tài sản
Bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và Quyền tài sản (Theo BLDS 2015)
- Vật: Không phải tất cả các loại vật đều là ĐTTĐ của tội xâm phạm sở hữu. Vật là
ĐTTĐ của nhóm tội phạm này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
lOMoARcPSD|36443508
+ Phải là vật đang tồn tại trên thực tế và là sản phẩm lao động của con người (Phân biệt
với những sẵn trong tự nhiên thì không thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm
sở hữu, VD: Tài nguyên…)
+ Phải là tài sản không có tính năng đặc biệt (Mục A.II.6 TTLN 01/1995):
Tài sản có tính năng đặc biệt: Khi hành vi m phạm đến quan hệ sở hữu chưa
thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Tài sản tính năng đặc biệt: Nếu lưu hành rộng rãi trong hội sẽ gây nguy
hiểm cho xã hội (ma túy, vũ khí quân dụng, chất độc, chất phóng xạ…)
+ Phải có giá trị sử dụng (Có thể đáp ứng nhu cầu của con người và chưa bị chủ sở hữu
từ bỏ quyền sở hữu của mình)
VD: Rừng có thể thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu (tùy từng TH)
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (Không có VB
hướng dẫn, nhưng có thể hiểu là “Phương tiện kiếm sống chính”, VD: Xe máy để chạy
xe ôm)
+ Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (khoản 5
Điều 4 Luật Di sản văn hóa)
+ Cổ vật: hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa…
- Tiền: VNĐ và ngoại tệ
Theo quan điểm của PLVN, tiền bao gồm VNĐ và ngoại tệ, nhưng phải là tiền thật (tiền
ảo chưa được công nhận là tiền ở VN)
- Giấy tờ giá: Những loại giấy tờ trên đó thể hiện giá trị thanh toán
thể quy đổi được thành tiền
+ Giấy tờ giá danh (không ghi tên chủ sở hữu): Là đối tượng tác động của tội
xâm phạm quyền sở hữu
+ Giấy t giá hữu danh (có ghi tên chủ sở hữu): Không phải đối ợng tác động
của tội xâm phạm quyền sở hữu
- Quyền tài sản: Theo BLDS, quyền về tài sản là quyn trị giá được bằng tiền
có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả các quyền về SHTT
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quyền tài sản không phải đối tượng tác động
của tội xâm phạm quyền sở hữu trong mọi trường hợp
Không phải tất cả các loại tài sản đều ĐTTĐ của tội m phạm sở hữu mà phải thỏa
mãn các điều kiện nhất định.
Ý nghĩa của đối tượng tác động
- Định tội:
+ Tính chất của loại tài sản
+ Định lượng tối thiểu của tài sản
lOMoARcPSD|36443508
- Định khung hình phạt - Quyết định hình phạt
I.2.2. Biểu hiện khách quan
Loại cấu thành tội phạm
CTTP cắt xén
Các dấu hiệu khách quan:
Hành vi:
Hành vi chiếm đoạt tài sản (168 175)
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (176)
Hành vi sử dụng trái phép tài sản (177)
Hành vi hủy hoạt hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (178)
Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (179 180)
HÀNH VI PHẠM TỘI
I.3. Hành vi chiếm đoạt tài sản
a) Định nghĩa
Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển biến trái PL tài sản đang thuộc sự quản lý của
người khác thành tài sản của mình.
b) Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản
- Làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế (khả năng pháp lý không mất) thực
hiện quyền sở hữu đối với tài sản, đồng thời tạo cho người chiếm đoạt có thể thực
hiện các quyền đó.
VD: A mua 5 lít xong đốt nhà B, làm B thiệt hại căn nhà 5 t đồng thì không phải
hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Tài sản bị chiếm đoạt phải đang người quản (quản hợp pháp hoặc bất
hợp pháp)
+ Tài sản đang người quản tài sản người đang thực hiện các quyền sử dụng
và chiếm hữu.
+ Tài sản đang người quản nếu chủ thể để tài sản đâu, chủ thể biết được nh
trạng tài sản của mình và chủ thể nghĩ rằng mình có thể chi phối được nó.
VD: Chiều nay anh A việc cần vào trường, anh A dựng xe ngay trước cổng trường
chạy vào rút tiền 2p rồi chạy ra, khi chạy ra thì anh A bị mất xe => Anh A để tài sản
lOMoARcPSD|36443508
đâu, anh A biết được tình trạng tài sản của mình nghĩ rằng thchi phối được
=> Tài sản đang có người quản lý.
VD: Chị B đi xe máy đi chợ, nhưng để xe ở chợ và đi bộ để nói chuyện với các bà hàng
xóm về nhà, chị B về nhà lúc 10h30, anh C trộm xe y lúc 10h => Xe máy không đang
người quản lý.
- Lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt: Cố ý trực tiếp
c) Các hình thức chiếm đoạt tài sản:
Cướp tài sản (168)
Cưỡng đoạt tài sản (169, 170)
Cướp giật tài sản (171)
Công nhiên chiếm đoạt tài sản (172)
Trộm cắp tài sản (173)
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (174)
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (175)
d) Ý nghĩa của hành vi chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt các tội xâm phạm sở hữu tính chiếm đoạt (168 175) với các tội
phạm không có tính chất chiếm đoạt (176 trở đi)
- Phân biệt các tội phạm sở hữu tính chất chiếm đoạt với các quan hệ PL dân
sự, kinh tế (không phải là tội phạm)
I.4. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
I.2.2. Hậu quả 1.2.4.
Biểu hiện chủ quan: -
Lỗi:
+ Lỗi cố ý: Điều 168 178
+ Lỗi vô ý: Điều 179, Điều 180
- Động cơ phạm tội: Động cơ vụ lợi (177)
- Mục đích phạm tội: Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản (168, 169, 170)
1.2.5. Chủ thể của tội phạm
- Chủ thể thường
- Chủ thể đặc biệt: Điều 179 – Người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý
tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Dấu hiệu nhân thân:
+ Đã bị xử phạt hành chính
lOMoARcPSD|36443508
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
+ Đã bị kết án, chưa được xóa án tích còn vi phạm (TTLT số 02/2001 ngày
25/12/2001)
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
II.1. Tội cướp tài sản (Điều
168) a) Định nghĩa: khoản 1 Điều
168
b) Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu + Đối tượng
tác động: Con người và tài sản
Con người: Chủ sở hữu, Người đang quản lý tài sản, Người hành vi ngăn cản
VD: y trọ 10 phòng trọ, anh A nhắm tới sẽ trộm cắp tài sản phòng 10 nằm
trong cùng, anh A biết rằng xóm trọ này cứ khoảng từ 13h 14h thì không có ai cả,
cổng thì không ai khóa. Vào 13h15, anh A đẩy nhẹ cổng bước vào, anh A thấy phòng
9 không khóa cửa, biết rằng phòng 9 đang người ở trong nhưng anh A tiếp tục bước
vào, phòng 9 B, B mở cửa ra do nghe tiếng động, anh A chuẩn bị sẵn dao
trong người tiến tới đâm cô B gục xuống, anh A không lấy đồ ở phòng số 9 mà tiến tới
trộm đồ ở phòng 10.
Tài sản: Bất kể định lượng là bao nhiêu
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạmcấu thành cắt xén +
Hành vi:
Dùng vũ lực (Dùng bạo lực vật chất tác động vào thể của nạn nhân, làm cho
họ tê liệt về ý chí, VD: đánh, trói, bắn…)
Đe dọa dùng lực ngay tức khắc (Người phạm tội chưa dùng lực nhưng
biểu hiện, cử chỉ, hành động cho nạn nhân biết rằng nếu nạn nhân không thỏa
mãn nhu cầu phạm tội thì họ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, việc đe dọa dùng
lực ngay tức khắc này làm cho nạn nhân tê liệt về ý chí)
Hành vi khác (Bất kể hành vi gì mà khi thực hiện có tính chất làm cho nạn nhân
bị liệt về ý chí. VD: Chuốc thuốc mê, chuốc thuốc ngủ làm cho nạn nhân
man bất tỉnh rồi lấy tài sản)
Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Tê liệt
về ý chí)
Nhanh chóng về mặt thời gian (Giữa việc đe dọa dùng lực dùng lực
không có khoảng cách về thời gian)
Có sự mãnh liệt về cường độ (Làm cho nạn nhân tê liệt về ý chí)
VD: Lúc 20h A đến trước mặt B và nói “Trước 21h tối nay, mày phải đưa cho tao 200tr,
còn không tao chém chết” => Đó không phải hành vi đe dọa dùng lực ngay tức
lOMoARcPSD|36443508
khắc. Từ 8h đến 9h còn 1 tiếng đồng hồ, không đảm bảo tính chất nhanh chóng về mặt
thời gian nên không thỏa mãn hành vi của tội cướp tài sản.
Lưu ý: Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, vì chưa dùng vũ lực nên làm
phát sinh những vấn đề sau:
+ Không quan trọng người phạm tội dùng vũ lực với nạn nhân hay không hoặc
khả năng dùng vũ lực với nạn nhân hay không, chỉ cần làm cho nạn nhân tê liệt về
ý chí thì phạm tội cướp tài sản
VD: A dùng khẩu súng nhựa chỉa vào đầu của một người đi đường vắng, hâm dọa đưa
xe không thì A bắn, nhưng đây là súng nhựa. Người phạm tội không có ý định dùng vũ
lực với nạn nhân nhưng vẫn là tội phạm cướp tài sản bởi vì làm cho nạn nhân tê liệt về
ý chí, không quan tâm đến việc người phạm tội có dùng vũ lực với nạn nhân hay không
hoặc có khả năng dùng vũ lực với nạn nhân hay không.
+ Không quan trọng nạn nhân có bị tê liệt về ý chí hay không, chỉ cầnkhả năng làm
cho nạn nhân bị tê liệt về ý chí thì phạm tội cướp tài sản
VD: A chỉa súng vào đầu B, A nói “Đưa hết tài sản đây, không thì tao bắn chết”. Tuy
nhiên B là người biết võ, A không lấy gì được của B còn bị B bắn. A nghĩ rằng mình
chỉa súng vào đầu B sẽ làm B liệt về ý chí, nhưng B không bị liệt vào ý chí => A
vẫn phạm tội cướp tài sản
- Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ
quan:
+ Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản (Chiếm đoạt tài sản mục đích chứ không phải
hành vi, không cần quan tâm có cướp được tài sản hay không)
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
II.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) Hình thức cưỡng đoạt
tài sản
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan
hệ nhân thân + Đối tượng tác động: Con
người và tài sản
Con người: Con tin – Có quan hệ tình cảm đặc biệt với người sở hữu tài sản
Tài sản: Bất kể định lượng là bao nhiêu - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén +
Hành vi:
Bắt cóc con tin (Bắt giữ, giam người trái PL bất kì thủ đoạn nào)
lOMoARcPSD|36443508
Uy hiếp tinh thần người quản tài sản để đòi tiền chuộc (Uy hiếp gây ra thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe của con tin)
VD: A bắt c con của B, A bằng bất kì hình thức nào nói cho B biết rằng con của B
đang bị bắt cóc, bảo B phải đưa A 500 triệu đồng, nếu không ra nhận xác con. => A
phạm ngay tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn hoàn thành.
- Mặt chủ quan:
+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (ý nghĩa định tội) +
Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
VD: A bắt cóc con B (con B 6 tuổi), A chưa kịp m gì thì bị ngăn chặn kịp thời => A
phạm tội => Khi A bắt cóc, A mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu
chứng minh được A mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản, A phạm tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 ở giai đoạn chưa đạt.
Nếu không chứng minh được thì có hai trường hợp:
+ Nếu chứng minh được A không có ý định chiếm đoạt đứa trẻ này => A phạm tội theo
Điều 157
+ Nếu chứng minh được A muốn chiếm giữ đứa trẻ này cho riêng bản thân nh => A
phạm tội theo Điều 153
II.3. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
+ Đối tượng tác động: Con người và tài sản
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Cắt xén +
Hành vi:
Đe dọa sẽ dùng vũ lực
Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
+ Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
Phân biệt Điều 168 và Điều 170: Đe dọa sẽ dùng vũ lực với đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc:
Thứ nhất, Không có sự nhanh chóng về mặt thời gian. Giữa việc đe dọa và dùng vũ lực
có một khoảng thời gian nhất định. VD: A nói với B “Tao cho mày một tiếng…”
lOMoARcPSD|36443508
Thứ hai, Không sự mãnh liệt về cường độ => Không m liệt ý chí của nạn nhân
mà chỉ “Khống chế ý chí của nạn nhân” => Nạn nhân vẫn có điều kiện để suy nghĩ, cân
nhắc, quyết định hành động. VD: Bảo chợ, chị X lần đầu tiên đến chợ bán hàng,
chị đổ hàng ra bán lúc 5h30 sáng, ngay lúc đó anh A xuất hiện và bảo “Chị bán hàng
đây thì cũng được, nhưng ai muốn bán hàng đây thì trước 7h sáng phải nộp cho tôi
100k, nếu không tôi sẽ chặt què dò”. Như vậy, anh A phạm tội cưỡng đoạt tài sản ở giai
đoạn hoàn thành => Có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của chị
X (từ 5h30 đến 7h còn 1 tiếng rưỡi, không sự nhanh chóng về mặt thời gian, không
sự mãnh liệt về cường độ, chị X chỉ bị khống chế về mặt ý chí chứ không bị liệt
về ý chí, chị X có sự lựa chọn dọn đi không bán nữa hoặc đưa tiền cho anh A.
II.4. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác đông: Tài sản (bất kể định ợng bao nhiêu)
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Quan điểm “Cấu thành vật chất”
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản, có hai dấu hiệu
Công khai:
Tính chất khách quan của hành vi là công khai. Ngay khi hành vi chiếm
đoạt tài sản xảy ra, nó cho phép chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết
ngay.
Ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là công khai. Người phạm tội biết
ngay khi mình chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản
biết ngay và người phạm tội không có ý định che giấu.
Nhanh chóng: Chỉ cần nhanh chóng chiếm đoạt, còn nhanh chóng tiếp cận
nhanh chóng tẩu thoát thì không bắt buộc.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt được tài sản, bất kỳ định lượng là bao nhiêu +
Mối quan hệ nhân quả:
- Chủ thể: Chủ thể thường (Đủ tuổi +
năng lực TNHS) - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
II.5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu + Đối tượng tác
động:
Tài sản có giá trị từ 2 triệu trở lên (trong trường hợp thông thường)
Dưới 2 triệu (một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm c khoản 1 Điều 172)
- Mặt khách quan:
lOMoARcPSD|36443508
+ Cấu thành tội phạm: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản, có hai dấu hiệu
Công khai
Hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra trong hoàn cảnh lợi dụng người quản tài
sản không điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt. Thường người quản tài
sản trong tình trạng “vướng mắt khách quan”.
VD: Anh X đi đường bị xe (tự té), anh X bị gẫy tay gẫy chân nhưng vẫn hoàn toàn
tỉnh táo. Lúc y, anh A một người đi đường, anh A giúp đưa anh X vào bệnh viện
nhưng anh A lấy bóp ví, tài sản của anh X trị giá 10 triệu đồng.
VD: Hôi của khi tài xế chở bia lật xe.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản t2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường hoặc
dưới 2 triệu trong trường hợp luật định + Mối quan hệ nhân quả:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
Chị X vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại, anh A anh B đi chơi trên một chiếc xe y,
anh A lái xe áp sát chị X, anh B ngồi sau dùng chân đạp vào người chị X làm chị X
xuống đường y tay gãy chân nhưng vẫn tĩnh táo bình thường. Anh A lấy điện thoại,
túi xách, đồng hồ. => Anh A và anh B phạm tội cướp tài sản bởi vì anh B đã có hành vi
dùng vũ lực làm chị X không thể chống cự được.
II.6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác động: Tài sản đang trong sự quản lý của người khác (hợp pháp hoặc bất
hợp pháp) có định lượng
Từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường
Dưới 2 triệu trong trường hợp luật định - Mặt khách quan:
+ Hành vi: Lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác
Chỉ đòi hỏi lén lút với chủ sở hữu, người quản lý, người trách nhiệm đối với
TS. Không cần lén lút với những người xung quanh.
Tính chất khách quan của hành vi là lén lút. Ngay khi hành vi chiếm đoạt tài sản
xảy ra, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được hành vi này đang
xảy ra.
Ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là lén lút. Người phạm tội biết khi họ
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì chủ sở hữu, người quản lý tài sản không
biết và họ cũng có ý định che giấu.
lOMoARcPSD|36443508
Lưu ý: Nếu tài sản chủ hoặc đang không người quản thì không phải đối
tượng của tội trộm cắp tài sản. Nếu lén lút lấy tài sản của mình đang trong sự quản
của người khác cũng bị coi là hành vi chiếm đoạt.
VD: A B bạn thân của nhau, B qua nhà A mượn xe máy trị g30 triệu đồng để
chợ vợ con đi khám bệnh, A đồng ý cho mượn, anh B dựng xe trong sân nhà trước cửa
chính, anh A dùng chìa khóa dự phòng dắt xe đi lúc nào anh B không biết => Xe
thuộc chủ sở hữu của anh A nhưng đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho anh B, anh B
là người quản lý tài sản => Anh A phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định.
+ Mối quan hệ nhân quả:
- Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Lỗi cố ý
II.7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Định nghĩa: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nh vi chiếm đoạt tài sản của người khác
bằng thủ đoạn gian đối.
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác động: Tài sản có giá trị từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường
hoặc dưới 2 triệu trong trường hợp luật định.
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Vật chất
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối
Hành vi lừa dối: Đưa ra thông tin gian dối, không đúng sự thật nhằm làm cho người
khác tin đó là thật.
Hành vi chiếm đoạt tài sản: Nạn nhân tin vào thông tin gian dối nên nạn nhân t
nguyện giao tài sản cho người phạm tội, khi người phạm tội nhận tài sản tnạn
nhân thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra. + Hậu quả: Chiếm đoạt được tài sản
từ 2 triệu hoặc dưới 2 triệu + Mối quan hệ nhân quả:
- Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố
ý
II.8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175) - Khách thể:
lOMoARcPSD|36443508
+ Đối tượng tác động: Tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp cho người
phạm tội trị giá từ 4 triệu trở lên trong trường hợp thông thường hoặc dưới 4 triệu
trong trường hợp luật định.
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành vật chất
+ Hành vi: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có đặc điểm:
Nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trước khi nh vi chiếm đoạt
(VD bằng hợp đồng)
Sau khi nhận được tài sản, người phạm tội chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài
sản đã nhận, bằng một trong các thủ đoạn:
Gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản: Đưa ra thông tin gian dối để
chiếm đoạt tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp (VD đánh tráo tài sản).
Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng để trả nhưng cố
tình không trả (Công văn 64 ngày 03/4/2019)
Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không
khả năng trả lại tài sản (VD buôn vũ khí, buôn ma túy)
VD: A và B là bạn thân, B có chiếc SH, A tâm sự A mới quen được bạn gái, muốn chở
bạn gái đi chơi Vũng Tàu bằng chiếc SH, anh B cho anh A mượn 2 ngày, anh A đi chơi
xong hết tiền, anh A đưa chiếc xe ra tiệm rút bớt đồ ra và thay đồ đểu vào, tổng thiệt hại
10 triệu đồng => Anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
VD: A vay B 10 tvào tháng 01/2022 hẹn tháng 07/2022 trả nợ. y giờ tháng
09/2022 nhưng anh A vẫn chưa trả mặc dù anh B đã đòi nhiều lần. Cơ quan chức năng
phát hiện ra anh A buôn bán ma y => Chưa chắc anh A phạm tội Điều 175, phải coi
10 t đó đầu vào buôn ma y hay không. Nếu anh A mượn 10 tỷ cho con cái đi
du học, còn tiền buôn ma túy là tiền của cá nhân anh A thì anh A không phạm tội.
Phân biệt hành vi gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và
hành vi gian dối trong Tội lạm đụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Lạm dụng tín nhiệm
Lừa đảo chiếm đoạt tài chiếm đoạt tài sản (Điều
sản (Điều 174)
175)
Khi xác lập HĐ, đã ý ý định chiếm đoạt tài Tại thời điểm giao kết định
chiếm đoạt tài sản sản trước khi giao kết HĐ chưa ý định chiếm đoạt hay chưa?
tài sản, sau đó mới có ý
định chiếm đoạt
Nếu không xác định được ý định chiếm đoạt trước hay sau khi kết txử
tội nhẹ hơn.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản trên 4 triệu/ dưới 4 triệu
+ Mối quan hệ nhân quả:
lOMoARcPSD|36443508
- Chủ thể: Chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
II.9. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176) -
Khách thể:
Đối tượng tác động: Tài sản có định lượng trên 10tr đồng hoặc dưới 10tr đồng nếu là di
vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do người phạm tội tìm
được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý, người có trách nhiệm yêu cầu được
nhận lại tài sản đó theo quy định của PL
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tôị phạm: Tội phạm có cấu thành hình thức
+ Hành vi: Chiếm giữ trái phép i sản (Không giao trả cho chủ sở hữu, không giao nộp
cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ thể này yêu cầu được nhận lại tài sản đó)
Thời gian chiếm giữ lâu hay không không phải vấn đề. Sau khi chủ thể hợp pháp
yêu cầu nhận lại mà người phạm tội không trả thì ngay lập tức phạm tội. Trả lại
ngay thì không phạm tội
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
VD: Vợ chồng anh A đi m trên ruộng thu hoạch hoa nhài (mảnh ruộng của vợ chồng
anh A gần với ruộng của vợ chồng anh B), sau khi thu hoạch hoa thì anh A cởi áo do
trời nóng, lúc đó anh A có đeo đồng hồ do người em Việt Kiều tặng trị giá 20 triệu đồng,
sau đó anh A cởi luôn đồng hồ bỏ trong i áo vắt lên 1 bụi hoa nhài (sát phần ruộng của
vợ chồng anh B). Đồng hồ bị rơi ra vào ruộng của vợ chồng anh B. anh X đi ngang
qua dừng lại nói chuyện với vợ chồng anh A, sau đó anh X phát hiện ra cái đồng hồ nằm
trong bụi hoa nhài của vợ chồng anh B, anh X biết đồng hồ rơi ra từ túi áo anh A đang
vắt trên ranh giới 2 ruộng. Anh X giả vờ nhiệt tình, trong lúc vợ chồng anh A tiếp tục
công việc thì anh X nhặt đồng hồ và đi mất. Anh A phát hiện hành vi của anh Xkêu
anh đòi lại tài sản. Anh X chấp nhận trả lại và xin lỗi nhưng vợ chồng anh A không đồng
ý và đem vụ việc đi kiện. Trong TH này, anh X phạm tội gì?
Đồng hồ không nằm trong sự quản lý của anh A anh A không biết được tình
trạng tài sản của mình không thể chi phối được nó. vậy, không thể cấu
thành Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
Tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của anh A (anh A vẫn tưởng đồng hồ vẫn nằm
trong túi áo và không hề biết đồng hồ đã rơi), sau đó khi anh A đòi lại thì anh X
đã trả lại ngay, cũng không thể cấu thành Tội chiếm giữ trái phép i sản (Điều
176)
II.10. Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)
lOMoARcPSD|36443508
- Khách thể: Quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định (chiếm chiếm
hữu, quyền định đoạt không xâm phạm)
Đối tượng tác động: Tài sản của người khác có trị giá từ 100tr đồng trở lên
Tài sản chỉm phạm quyền sử dụng tài sản “không tiêu hao”. VD: y móc,
xe, phương tiện… - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Sử dụng trái phép tài sản, khai thác lợi ích do tài sản đem lại mà không được
sự đồng ý của chủ sở hữu trong một thời gian nhất định.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi (mưu cầu lợi ích vật chất)
Nếu một người sử dụng trái phép tài sản không động vụ lợi thì cũng
không phạm Tội sử dụng trái phép tài sản.
- Chủ thể: chủ thể thường
VD: A tài xế của một hãng xe vận tải, nhiệm vụ của A lái xe khách từ tỉnh A đến
tỉnh B vào buổi tối, từ 12h đến 17h A không phải làm cả. Khoảng 12h tại thời gian
nghỉ ngơi, A vẫn chiếm hữu xe, vào thời gian nghỉ ngơi tcó một đám bạn của A muốn
đi từ SG đến VT (3 tiếng) và nhờ A chở cho đỡ tốn tiền. A bảo với bạn chỉ cần đổ xăng
chứ A không lấy tiền.
A hành vi sử dụng trái phép tài sản chiếc xe khách cũng lỗi cố ý trực
tiếp, khách thể, mặt khách quan mặt chủ quan đầy đủ cả nhưng A không
động cơ vụ lợi nên A không phạm Tội sử dụng trái phép tài sản theo Điều 177
II.11. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản
+ Đối tượng tác động: Tài sản từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định.
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Cấu thành vật chất +
Hành vi:
Tội hủy hoại tài sản Tội cố ý làm hư hỏng tài sản
Người phạm tội nh vi hủy hoại tài Người phạm tội hành vi cố ý làm sản
hỏng tài sản
Hủy hoại tài sản hành vi m cho tài Cố ý làm hỏng tài sản hành vi cố ý sản
bị mất giá trị sử dụng ở mức độ làm cho tài sản giảm giá trị sử dụng không còn hoặc
khó có khả năng khôi nhưng ở mức độ còn có thể khôi phục lại
lOMoARcPSD|36443508
phục lại được được
Giống nhau: Đều làm mất giá trị sử dụng tài sản Khác
nhau:
Mức độ làm mất giá trị
Dựa vào mức độ thiệt hại, hậu quả
Dựa vào tính chất khách quan của hành vi (xem hành vi tính chất làm cho tài
sản bị hủy hoại có khả năng khôi phục lại được hay không)
VD: A mâu thuẫn với B, để giải quyết mâu thuẫn này thì A mua 5 lít xăng về tưới xăng
lên nhà B bật lửa lên, nhờ hàng m can ngăn nên căn nhà chỉ bị cháy xém một
chút xíu trị giá 10 triệu đồng. A phạm tội hủy hoại tài sản.
VD: Anh A là tài xế được giao chở 10 tấn bột mì (20.000kg) ~200tr. Anh A chiếm đoạt
1 tấn bột mì và lấy cát trắng trộn vào số còn lại để đủ 10 tấn. Anh A phạm tội hủy hoại
tài sản.
+ Hậu quả: Tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định.
+ Mối quan hệ nhân quả:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý
+ Chủ thể: Chủ thể thường
II.12. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp (Điều 179 và 180)
1. Tội đánh bạc (Điều 321) – NQ01/2010
- Khách thể: m phạm trật tự công cộng, trật tự trị an hội; đồng thời ảnh hưởng
đến cuộc sống gia đình người phạm tội.
lOMoARcPSD|36443508
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Đánh bạc trái phép dưới bất k hình thức nào được thua bằng tiền, hiện vật
Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi:
+ Vật đánh bạc trị giá từ 5 triệu đồng trở lên
+ Vật đánh bạc trị giá dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết
án, chưa được xóa án tích về tội được quy định tại Điều 321, 322.
- Chủ thể: chủ thể thưng- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đánh bạc.
2. Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc (Điều 322)
- Khách thể: Trật tự công cộng; trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc
sống gia đình của những người tham gia đánh bạc. - Mặt khách quan: + Cấu thành
tội phạm: Hình thức + Hành vi:
Tội tổ chức đánh bạc: hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào hoạt
động đánh bạc trái phép
Tội gá bạc: hành vi dùng nhà của mình hoặc một địa điểm khác người
bạc có quyền quản lý để thực hiện nh vi đánh bạc trái phép. Chỉ cấu thành
tội phạm khi:
+ Một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 322.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tại Điều 321, 322.
Trong trường hợp tổ chức đánh bạc mà tiền thu giữ tại chiếu bạc chỉ có 5 triệu đồng thì
người tổ chức phạm tội không? Hành vi đánh bạc mà không thỏa mãn các trường hợp
tại khoản 1 Điều 322 thì không phạm tội.
Nhận định sai, chỉ không phạm tội “tổ chức đánh bạc” chứ không phải “không phạm
tội”. không thỏa mãn dấu hiệu pháp lý tội tổ chức đánh bạc, nhưng nếu tiền thu
được từ chiếu bạc từ 5 triệu đồng thì người tổ chức đánh bạc vẫn cấu thành tội đánh bạc
với tội danh đồng phạm.
3. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều
323)
- Khách thể: Trật tự ng cộng, trật tự trị an hội, ngoài ra còn xâm phạm đến
hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, t xử các vụ
án hình sự.
- Đối tượng tác động: tài sản do người khác phạm tội (tài sản bình thường),
nếu là tài sản đặc biệt thì phạm tội theo Điều 304.
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức.
lOMoARcPSD|36443508
+ Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản mình biết do người khác phạm tội; nếu hứa hẹn
trước thì không phạm tội 323 phạm tội trộm cắp với tội danh đồng phạm vai trò giúp
sức. + Hành vi:
Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: là hành vi cất giữ, che giấu,
bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giấu, che giấu, bảo quản
tài sản đó ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được
(trong nhà, ngoài vườn, trong cơ quan…)
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hành vi mua, bán, thuê, cho
thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc
giúp cho việc thực hiện các hành vi đó. - Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ
quan:
+ Lỗi: Cố ý
+ Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu định tội.
4. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)
- Khách thể: Trật tự công cộng sự phát triển bình thường về thể chất, m
của người dưới 18 tuổi.
Người bán dâm dưới 18 tuổi người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu mua m
người dưới 13 tuổi thì phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều
142.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: người phạm tội dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trả
cho người dưới 18 tuổi để thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục
khác với người đó. Hành vi này được thực hiện trên cơ sở có sự đồng thuận của người
mua dâm người bán m. Nếu người mua m dùng thđoạn đe dọa, uy hiếp tinh
thần người bán dâm để người này phải giao cấu trái ý muốn hoặc miễn cưỡng giao cấu
thì sẽ phạm tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý. Cố ý trong nhóm các tội xâm phạm tình dục chỉ cần hành vi mua bán
dâm, không yêu cầu phải biết rõ độ tuổi của nạn nhân.
+ Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu định tội.
Lưu ý: Người mua bán m trên 18 tuổi không phạm tội hình sự, nhưng người chứa
người môi giới thì vẫn phạm tội hình sự.
Nếu vừa môi giới, vừa chứa thì chỉ xử chứa.
Xử cả hai tội môi giới và chứa khi: môi giới 2 cặp nhưng chỉ chứa 1 cặp, 1 cặp kia đi
chỗ khác, vừa môi giới vừa chứa 1 cặp => chỉ xử tội chứa, 1 cặp kia không có tội chứa
thì xử tội môi giới.
lOMoARcPSD|36443508
CHƯƠNG X. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÌNH CHÍNH
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội xâm phạm trật tự quản hành chính những hành vi nguy hiểm cho hội
được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, trực tiếp xâm hại hoạt động bình thường của Nhà
nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính.
1.2. Đặc trưng pháp lý
1.2.1. Khách thể: Trật tự quản lý Nhà nước về hành chính. Đó là những quan hệ xã hội
được hình thành thông qua hoạt động quản lý, điều hành của quan Nhà nước trong
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đối tượng tác động:
+ Người thi hành công vụ
+ Bí mật Nhà nước (Đề thi THPT Quốc gia – Tuyệt mật)
+ Con dấu, giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức
+ Con dấu giả, giấy tờ giả
+ Các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào
sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
+ Các ấn phẩm văn hóa
+ Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh
+ Quốc kỳ, quốc huy
1.2.2. Hành vi khách quan:
- Hành vi cản trở các hoạt động của tổ chức hoặc nhân đại diện cho quyền lực
Nhànước trong hoạt động quản lý (Điều 330, 335)
- Hành vi không thực hiện nghĩa vụ của công dân (Điều 332, 333)
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy tắc quản lý hành chính (Điều 334)
- Các hành vi xâm phạm chế độ bảo mật của Nhà nước (Điều 337, 338)
- Các hành vi giả mạo trong quản lý hành chính (Điều 339 “giả mạo người chức vụ
quyền hạn nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản”, 340, 341)
- Các hành vi trái PL khác xâm phạm trật tự quản hành chính (331, 336, 342, 343,344,
345, 346, 347, 348, 349, 350, 351)
=> Hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính có thể y ra hậu quả nghiêm trọng đó
là thiệt hại nghiêm trọng về mặt vật chất. Hậu quả chỉ có ý nghĩa định tội đối với các tội
được quy định tại Điều 345.
lOMoARcPSD|36443508
1.2.3. Biểu hiện chủ quan:
- Lỗi: Cố ý hoặc vô ý, chủ yếu là cố ý.
1.2.4. Chủ thể:
- Đa số là chủ thể thường, một số tội phạm có chủ thể đặc biệt (Điều 332, 333, 334…)
- Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể còn có thêm dấu hiệu khác về nhân thân (Điều 332,
336…)
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
2.1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330)
- Khách thể: Hoạt động quản lý bình thường, đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội
- Đối tượng tác động: Người thi hành công v- Mặt khách quan:
+ Hành vi chống người thi hành công vụ:
Cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ được giao Cưỡng
ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái PL.
Hành vi chống người thi hành công vu chỉ cấu thành tôi phạm khi kèm theo với
một trong các thủ đoạn được quy định tại Điều 330: Dùng lực, Đe dọa dùng
vũ lực hoặc Thủ đoạn khác.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
=> Lưu ý: Tội chống người thi hành công vụ, hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vù
lực phải chưa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ. Nếu
người thi hành công vụ chết thì xử tội giết người (nếu cố ý giết người thi hành công vụ
thì cho dù chết hay không chết cũng phạm tội giết người, nạn nhân chết tội phạm hoàn
thành, nạn nhân chưa chết phạm tội chưa đạt), nếu gây thương tích hoặc tổn hại về sức
khỏe của người thi hành công vụ thì bị xử lý về tội cố ý gây thương tích.
=> Đã xử 134 thì không xử 330 nữa, trừ khi chống nhiều người, một người bị thương,
một người không bị thương.
=> Trong trường hợp A chống phá CSGT bằng cách đập phá vào chiếc xe của CSGT
(gây thiệt hại về tài sản) thì cũng hành vi cản trở người thi hành ng vụ (Có thể xử
Điều 178 hoặc Điều 330, nếu hành vi đập phá nguy hiểm đáng kể thì có thể xử hai tội)
2.2. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
(Điều 340) => Sửa từ GIẤY TỜ THẬT sang giấy tờ giả rồi sử dụng
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của quan, tổ chức; trật tự quản lý Nhà nước đối
với việc sử dụng các giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức
lOMoARcPSD|36443508
- Đối tượng tác đông: Giấy chứng nhận, tài liệu của quan, tổ chức (Giấy tờ thật) -
Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ, và Sử dụng giấy tờ này
để làm việc trái PL.
Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi: Người phạm tội sử dụng giấy tờ đã bị sửa chữa
thực hiện tội phạm (nghĩa đã phạm tội, còn bị phát hiện khi chưa hoàn thành tội
phạm thì chỉ bị phạt nh chính) hoặc họ tình tiết nhân thân xấu, cụ thể đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội y, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
2.3. Tội làm giả con dấu, tài liệu của quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc
tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341) - Khách thể:
+ Tội làm giả con dấu, tài liệu của quan, tchức m phạm hoạt động đúng đắn
uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
công dân.
+ Đối tượng tác động: Con dấu, giấy tờ giả. Giấy tờ giả bao gồm các loại: Giấy tờ được
làm giả hoàn toàn; Giấy tờ được làm giả một phần; Giấy tờ thật nhưng được cấp sai
trình tự, thủ tục.
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: m giả con dấu mà các quan, tổ chức đang được phép lưu hành; m
giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; Sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả
và con dấu giả để thực hiện hành vi trái PL.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường.
CHƯƠNG XI. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC
VỤ
1.1. Định nghĩa các tội phạm về chức vụ
Điều 352 BLHS 2015 quy định: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các quan, tổ chức do người chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
lOMoARcPSD|36443508
1.2. Các đặc trưng chung
1.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại:
- Hoạt động đúng đắn, uy tín của quan, tổ chức; doanh nghiệp, tổ chức ngoài
Nhà nước
- Quyền sở hữu, lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân.
Tội tham nhũng công => thể vừa thuộc chương này, vừa thuộc chương
sở hữu.
Đối tượng tác động:
- Tài sản
- Của hối lộ
- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức
- Giấy tờ giả
- Chữ ký
-
1.2.2. Biểu hiện khách quan
- Loại cấu thành tội phạm:
CTTP vật chất: tham ô tài sản
CTTP hình thức: nhận hối lộ
Vừa cấu thành vật chất, vừa cấu thành hình thức:
- Hành vi khách quan: Có 2 mức độ:
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ, nhiệm vụ:
Làm một việc trong thẩm quyền nhưng trái với công vụ, nhiệm vụ
Không làm một việc phải m trong trường hợp đủ điều kiện thực hiện công
việc đó
+ Lạm dụng chức vụ quyền hạn làm một việc vượt quá với chức trách (lạm quyền)
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền han, đã lạm dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật Phòng chống tham nhũng: 12 hành vi, nhưng trong
BLHS chỉ quy định 7 hành vi, còn 5 hành vi tham nhũng không được tội phạm hóa,
VD: Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Hành vi sử dụng tài sản công) +
Hậu quả:
Thiệt hại về tài sản (Điều 360)
Gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
Thiệt hại về thể chất + Mối quan hệ nhân quả:
lOMoARcPSD|36443508
1.2.3. Biểu hiện chủ quan
- Lỗi cố ý
- Lỗi vô ý: Điều 360, 362
- Động cơ: động vụ lợi hoặc động nhân khác (từ Điều 353 đến 359, tất cả
tộiphạm đều có động cơ có ý nghĩa định tội, vì theo Luật Phòng chống tham nhũng thì
tham nhũng là “vì vụ lợi” nên phải có động cơ).
Đọc Nghị quyết 03/2020.
- Mục đích không phải dấu hiệu định tội
1.2.4. Chủ thể
- Chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ, quyền hạn
+ Định nghĩa: khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020-NQ-HĐTP: “Người chức vụ
người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định…”
+ Người chức vụ, quyền hạn bao gồm: khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham
nhũng 2018.
+ Các đặc điểm của “người có chức vụ, quyền hạn”:
* Được giao thực hiện một nhiệm vụ, công vụ nhất định (giao một cách chính thức,đúng
thẩm quyền; hình thức giao không có ý nghĩa định tội)
* quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (có quyền ra quyếtđịnh
ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác) + Các loại “người chức vụ, quyền hạn”:
* Người đại diện của chính quyền
* Người thực hiện chức năng tổ chức, điều hành quản hành chính trong các cơ quan,tổ
chức
* Người thực hiện chức năng hành chính kinh tế
* Người làm công tác thuần y về chuyên môn, kỹ thuật nhưng trong một số hoạtđộng,
họ có quyền quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của người khác.
* Người chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước
(thamnhũng trong lĩnh vực tư)
- Chủ thể thường: Điều 364, 365, 366
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
2.1. Tội tham ô tài sản (Điều 353)
a) Khái niệm: Điều 353
b) Các dấu hiệu pháp lý:
lOMoARcPSD|36443508
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
(tham ô trong lĩnh vực tư tại khoản 6) - Đối tượng tác động:
+ Tài sản phải đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp do ơng vị công c
đem lại;
+ Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức; các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước.
+ Trị giá tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên (trong trường hợp thông
thường) hoặc dưới 2 triệu đồng (trong trường hợp luật định).
(Lưu ý: tài sản không có tính năng đặc biệt)
- Mặt khách quan:
+ CTTP: Vật chất
+ Hành vi: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mình trách nhiệm
quản (Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn như một “công cụ, phương
tiện” để thực hiện nh vi chiếm đoạt; nếu không có chức vụ, quyền hạn thì không thể
thực hiện hành vi chiếm đoạt).
+ Hậu quả:
+ Mqh nhân quả:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi.
- Chủ thể: Người có trách nhiệm quản lý tài sản do chức vụ quyền hạn đem lại.
2.2. Tội nhận hối lộ (Điều 354)
a) Khái niệm: Điều 354
b) Các dấu hiệu pháp lý:
- Đối tượng tác động: Của hối lộ:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên (trong trường hợp
thông thường) hoặc dưới 2 triệu đồng (trong trường hợp luật định)
+ Lợi ích phi vật chất (hối lộ tình dục, nâng điểm thi, cho đi thi đấu…)
- Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi khách quan: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
hoặc sẽ nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho
người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ.
lOMoARcPSD|36443508
- Chủ thể: Người có thẩm quyền trực tiếp giải quyết yêu cầu của người đưa hối
lộ.
2.3. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi (Điều 358)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm giảm uy tín của cơ
quan, tổ chức đó, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi:
Trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác hoặc lợi ích phi vật chất dưới mọi hình thức.
Dùng ảnh hưởng của mình do cương vị công tác đem lại để thúc đẩy người
chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc
liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm
có lợi cho người đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi. Nếu người có chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đến người chức vụ, quyền hạn khác để họ làm hoặc không làm một việc nào đó
lợi cho người việc nhưng không nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác thì
hành vi không cấu thành tội này.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ, quyền hạn.
2.4. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều
366)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của quan, tổ chức, đồng thời xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.5. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đồng thời gây thiệt hại cho
lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.6. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)
lOMoARcPSD|36443508
| 1/44

Preview text:

lOMoARcPSD| 36443508
LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM 4
Nhận định (4 điểm) + 2 Bài tập (6 điểm)
NHẬP MÔN PHẦN CÁC TỘI PHẠM
I. GIỚI THIỆU CƠ CẤU PHẦN THỨ HAI - CÁC TỘI PHẠM TRONG BLHS 2015 1. Định nghĩa
Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy
định về các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể, về loại và mức hình phạt có thể
áp dụng đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
Nội dung của Phần thứ hai - Các tội phạm: •
Quy định dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể •
Quy định về loại và mức hình phạt tương ứng với từng tội phạm để áp dụng đối
với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội. 2. Cơ cấu Phần thứ hai - Các tội phạm • An ninh quốc gia •
Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người •
Quyền tự do của con người, tự do dân chủ của công dân • Sở hữu • Hôn nhân và gia đình •
Trật tự quản lý kinh tế • Môi trường • Ma túy
Cơ sở phân chia tội phạm thành 14 chương: Khách thể loại
3. Tiêu chí sắp xếp các chương trong Phần thứ hai - Các tội phạm của BLHS:
Tầm quan trọng của khách thể: Từ quan trọng hơn đến ít quan trọng hơn •
Trật tự của các chương •
Trật tự sắp xếp của các nhóm Điều luật trong chương •
Vị trí của từng Điều luật trong chương (VD Chương 16 Các tội xâm phạm sở
hữu, Điều 168 nằm ở vị trí đầu tiên vì trong các loại xâm phạm sở hữu, tội cướp
tài sản có tính nguy hiểm cao nhất) •
Sự liên kết với nhau của các nhóm khách thể loại (Mặc dù Chương 16 quan trọng
hơn Chương 15 nhưng do Chương 14 quy định về các tội phạm nhân thân thì
Chương 15 cũng tiếp theo về nhân thân, qua Chương 16 mới quy định về sở hữu) •
Tính độc lập của nhóm tội phạm (VD Chương 26 so với 13 Chương còn lại)
4. Cơ cấu Điều luật trong Phần thứ hai - Các tội phạm
Mỗi Điều luật có thể quy dịnh từ một đến nhiều khoản, trong đó cấu thành cơ
bản (dấu hiệu định tội)
thường được quy định tại khoản 1 của Điều luật. •
Cấu thành tội phạm bổ sung (VD Điều 260, khoản 1 là cấu thành cơ bản, khoản 4 là cấu thành bổ sung) •
Trong một Điều luật có thể quy định một tội danh hoặc nhiều tội danh (VD Điều
123 quy định một tội danh, Điều 124 quy định hai tội danh là giết con mới đẻ
hoặc vứt bỏ con mới đẻ) •
Hầu hết các Điều luật đều có chế tài (VD Điều 352 đưa ra định nghĩa về tội phạm
có chức vụ thì không có chế tài)
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Phần thứ hai - Các tội phạm trong BLHS lOMoARcPSD| 36443508 •
Hiểu được chính sách hình sự của Nhà nước •
Nắm vững dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm •
Bước đầu tạo kỹ năng định tội
6. Cấu thành tội phạm
(Mô hình pháp lý của một tội danh: Khách thể, Mặt khách quan, Chủ thể, Mặt chủ
quan. Trong mỗi yếu tố có nhiều dấu hiệu) Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm: • Khách thể: •
Hành vi phạm tội xâm hại quan hệ xã hội nào? •
Đối tượng tác động của tội phạm: Con người, đối tượng vật chất, hoạt động bình thường của chủ thể •
Mặt khách quan: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, các dấu hiệu bên ngoài
khác như phương tiện, công cụ, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… (Dấu
hiệu hành vi là bắt buộc phải có). •
Hành vi có 2 loại: hành vi có •
Hậu quả: thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người và
thiệt hại phi vật chất • Chủ thể: > Cá nhân •
Chủ thể thường: Tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS •
Chủ thể đặc biệt: Tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS + dấu hiệu chủ thể đặc biệt
(tội nhận hối lộ có chủ thể đặc biệt là có chức vụ, quyền hạn)
> Pháp nhân thương mại phạm tội • Mặt chủ quan: •
Lỗi: cố ý gián tiếp, cố ý trực tiếp, vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả, hỗn hợp lỗi
(cố ý đối với hành vi nhưng vô ý đối với hậu quả)… •
Động cơ: tìm cấu thành cơ bản, nếu có “vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác” thì
tội đấy động cơ có ý nghĩa định tội. VD: Điều 359 •
Mục đích: cấu thành cơ bản thường có từ “nhằm” 7. Phân loại CTTP
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: CTTP cơ bản,
CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ •
Căn cứ vào cấu trức của mặt khách quan của tội phạm: •
CTTP vật chất (chứng minh hành vi, hậu quả, mqh nhân quả là bắt buộc) •
CTTP hình thức (chứng minh hành vi là bắt buộc) CTTP cắt xén.
7.1. CTTP hình thức
Mô hình 1: Hành vi khách quan là hành vi đơn: Ngay khi người phạm tội thực
hiện hành vi khách quan thì tội phạm hoàn thành. •
Mô hình 2: Hành vi khách quan là hành vi phức (kép): tội phạm hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong CTTP.
Mô hình 3: Hành vi khách quan của tội phạm chỉ là một phần của hành vi thực
tế (Cấu thành tội phạm cắt xén: Điều 168, 169, 170). 7.2. CTTP vật chất
Mô hình 1: Dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định tội phạm đã hoàn thành hay
chưa => Có hậu quả hay không có hậu quả thì vẫn phạm tội: lOMoARcPSD| 36443508 •
Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả của tội phạm
chưa xảy ra thì vẫn bị coi là phạm tội nhưng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. •
Nếu hậu quả của tội phạm đã xảy ra thì tội phạm hoàn thành. •
Mô hình 2: Dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác định có phạm tội hay không => Hậu
quả không xảy ra thì không phạm tội. (VD Điều 132: Nếu nạn nhân chết thì phạm
tội, nếu nạn nhân chưa chết thì không phạm tội) II.
HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ LƯỢNG HÌNH
Cặp CTTP có quan hệ chung riêng
Cặp CTTP có quan hệ giữa trường hợp PT chung với trường hợp phạm tội riêng:
Tội vô ý làm chết người Điều 128 BLHS
Các tội theo Điều 129, 260, 295, 315
Tội thiếu TN gây hậu quả nghiêm trọng Điều Các tội theo Điều 179, 308, 376 360
Tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng TS Điều 178
Các tội theo Điều 114, 303, 413
Tội giết người Điều 123
Các tội theo Điều 124, 125, 126
Tội cố ý gây thương tích Các tội theo các Điều 135, 136 Điều 134 Tội hiếp dâm Điều 141
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều 142
Tội cưỡng dâm Điều 143
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 144
CHƯƠNG 13. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA I. KHÁI NIỆM CHUNG NQ 04/1986 1.1.
1.2. Các đặc trưng chung 1.2.1. Khách thể loại
1.2.2. Biểu hiện khách quan
1.2.3. Biểu hiện chủ quan - Lỗi: cố ý trực tiếp
- Mục đích: Nhằm chống chính quyền nhân dân, thể hiện ở hai mức độ:
+ Nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 108, 109 BLHS)
+ Nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân (Điều 110 - Điều 121)
VD: A gây rối trật tự công cộng, nếu A không có mục đích nhằm chống chính quyền
nhân dân, thì A chỉ phạm tội gây rối trật tự công cộng, còn nếu A có mục đích nhằm
chống chính quyền nhân dân thì A thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia. lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 14. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ I. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người.
1.2. Đặc trưng chung
1.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại: Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Phân nhóm: •
Các tội xâm phạm tính mạng (Điều 123 - Điều 133) •
Các tội xâm phạm sức khỏe (Điều 134 - 140) •
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự (Điều 141 - 147 và Điều 150 - 156) •
Các tội phạm khác (Điều 148, 149)
Đối tượng tác động: là con người đang sống và phải là người khác; mô, bộ phận
cơ thể người (VD Điều 154)
Con người đang sống được xác định là con người đã bắt đầu mà chưa kết thúc sự sống. •
Thai nhi và tử thi không phải là đối tượng tác động của các tội phạm trong chương
này mà là đối tượng tác động trong chương các tội xâm phạm an toàn cc (Điều 316, Điều 319). •
Nếu một ai đó tự xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình
mà không ảnh hưởng người khác thì không phạm tội. •
Mô, bộ phận cơ thể người: Đọc Luật Hiến lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác.
1.2.2. Biểu hiện khách quan
a. Loại cấu thành tội phạm LOẠI CẤU THÀNH ĐIỀU LUẬT
CTTP VC - Dấu hiệu hậu quả chỉ là cơ sở để Điều 123 với lỗi cố ý trực tiếp và xác định
thời điểm hoàn thành tội phạm (CTTP khoản 1 Điều 124 (Tội giết con VC mô hình 1)
mới đẻ) với lỗi cố ý trực tiếp
CTTP VC - Dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xác Điều 123 với lỗi cố ý gián tiếp; định tội
phạm (CTTP VC mô hình 2) khoản 2 Điều 124 (Tội vứt bỏ con => Nếu không có hậu
quả thì là CTTP khác mới đẻ); Điều 125 - 129, 130, hoặc Không có tội. 131, 132, 134 - 139.
CTTP hình thức - Mặt khách quan quy định chỉ Điều 133, Điều 140, 143 - 152. một hành vi khách quan
CTTP hình thức - Hành vi khách quan được kết Điều 141, 142. cấu bởi nhiều hành vi. lOMoARcPSD| 36443508
=> Tội phạm sẽ hoàn thành khi người phạm tội
bắt tay thực hiện hết các hành vi đó. Nếu thực
hiện 1 hành vi, chưa thực hiện hành vi 2 thì là
tội phạm đó nhưng chưa đạt. b. Hành vi khách quan Hành vi khách quan: • Hậu quả: •
Thiệt hại về tính mạng •
Thiệt hại về sức khỏe (Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014): Thương tích,
Tổn hại cho sức khỏe, Rối loại tâm thần và hành vi •
Thiệt hại phi vật chất (Thiệt hại tinh thần, danh dự, nhân phẩm) c. Mối quan hệ nhân quả •
Đối với các tội phạm có CTTP vật chất mô hình 2: Dấu hiệu mqh nhân quả có ý
nghĩa trong việc xác định có phạm tội hay không phạm tội •
Đối với CTTP vật chất mô hình 1: Dấu hiệu mqh nhân quả chỉ có ý nghĩa trong
việc xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa.
=> Hoàn cảnh phạm tội là dấu hiệu định tội: Điều 124 BLHS.
1.2.3. Biểu hiện chủ quan: Lỗi:
Lỗi cố ý: Điều 123 - 126, Điều 131 - 136, Điều 140 - 156 •
Lỗi vô ý: Điều 128, 129, 138 và Điều 139 Tội phạm có cả hai hình thức lỗi: Điều 127, 130 và 137.
=> Động cơ là dấu hiệu định tội: Điều 126, 127, 136, 137.
=> Mục đích là dấu hiệu định tội: Điều 150, Điều 151, điểm a khoản 1 Điều 156.
1.2.4. Chủ thể: Chủ thể thường Chủ thể đặc biệt: •
Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi: Điều 124 •
Qhệ lệ thuộc (nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội): Điều 130, 140 •
Người từ đủ 18 tuổi trở lên: Điều 145, 146, 147 Công vụ, nghề nghiệp: Điều 127, 129, 137, 139 •
Người bị nhiễm HIV: Điều 148
1.3. Đường lối xử lýc
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
II.1. Tội giết người (Điều 123) -
Đối tượng tác động: Con người đang sống - Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái PL +
Hậu quả: Nạn nhân chết: •
Lỗi cố ý trực tiếp: Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm, nạn nhân chết hay
không chết thì cũng phạm tội giết người (Nếu nạn nhân chết, tội phạm hoàn thành. Nếu
nạn nhân chưa chết, tội phạm chưa đạt). lOMoARcPSD| 36443508 •
Lỗi cố ý gián tiếp: Xác định tội phạm => Chỉ khi nào nạn nhân chết mới phạm
tội giết người, nếu nạn nhân không chết thì không phạm tội giết người => Hậu quả tới đâu xử lý tới đó.
Thông thường, nếu hung khí nguy hiểm, tấn công vào vị trí trọng yếu (đầu, tim, cổ,
gáy); dù nạn nhân có chết hay không chết thì đó cũng là hành vi khách quan của tội giết người.
+ Mối quan hệ nhân quả: Tội giết người có cấu thành vật chất nên mqh nhân quả có ý nghĩa định tội. - Mặt chủ quan:
Lỗi: Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
Lưu ý: Trường hợp giết gười theo yêu cầu của người bị hại dù vì lý do nhân đạo thì cũng phạm tội giết người.
- Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Điều 123)
Câu 1: Nhận định sai. Hậu quả nạn nhân chết chỉ có ý nghĩa xác định giai đoạn phạm
tội. Nếu tội cố ý giết người với hành vi cố ý gián tiếp thì mới cần xác định nạn nhân chết.
Câu 5: Nhận định sai. Hai trường hợp:
TH1: Nếu giết 2 người trở lên với lỗi cố ý trực tiếp thì không cần hậu quả. Hậu quả chỉ
có ý nghĩa xđ giai đoạn tội phạm.
TH2: Nếu giết 2 người trở lên với lỗi cố ý gián tiếp thì mới cần hậu quả.
Nhận định: Phải thỏa mãn 2 điều kiện.
DK1: Đối tượng là người phụ nữ đang mang thai
DK2: Người phạm tội biết đó là người đang mang thai Nếu
người đó không biết thì không áp dụng tình tiết này.
Nhận định: Giết phụ nữ mà biết là đang có thai thì được xem là giết hai người trở
lên. Nhận định sai, bởi vì thai nhi không được coi là một con người.
Câu 7: Nhận định sai. Theo Điều 124, chủ thể phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó và
trong hoàn cảnh do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt. Nếu chủ thể là người mẹ giết đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7
ngày tuổi thì chưa thỏa đủ điều kiện mà còn phải thỏa mãn hoàn cảnh phạm tội. Trong
trường hợp này, chủ thể sẽ phạm tội giết người.
Câu 8: Nhận định sai. Khi nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
thì mới cấu thành Điều 125.
Phải thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý theo Điều 125:
- Nguyên nhân: Do hành vi trái PL của nạn nhân đối với người phạm tội.
- Hậu quả: Nạn nhân chết
VD: Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng nạn nhân không
có hành vi trái PL đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội
thì xử tội giết người theo Điều 123
VD: Vừa thỏa mãn Điều 125 và Điều 126 => Xử Điều 126 bởi vì có lợi hơn Câu lOMoARcPSD| 36443508
Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (khoản 1 Điều 123)
a) Giết 02 người trở lên
b) Giết người dưới 16 tuổi
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhânTheo NQ04/1986 (Trang 118): -
Thế nào là công vụ? “Công vụ là một công việc mà cơ quan NN or tổ chức xã
hội giao cho một nguoi thực hiện”. -
Thế nào là người thi hành công vụ? “Người thi hành công vụ là người có
chức vụ, quyền hạn trong cơ quan NN hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như
tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung
của Nhà nước, của xã hội”. -
“Trường hợp người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ
kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng
nếu do công việc đó mà họ bị giết thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm
xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng
bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c”. -
Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc
đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi
hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác.
Điểm i khoản 1 Điều 123: Thực hiện tội phạm một cách man rợ Theo NQ04/1986:
Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính
người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc
gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc v.v…).
Điểm l khoản 1 Điều 123: Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
Chỉ muốn giết một người nhưng sử dụng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
Điểm n khoản 1 Điều 123: có tính chất côn đồ
Sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt hoặc “thích thì giết”. q) Vì động cơ đê hèn
Giết người vì động cơ đê hèn như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc
Các tình tiết giảm nhẹ đặc biệt:
II.2. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124) - Khách thể:
- Đối tượng tác động: “Con mới đẻ” – Là đứa trẻ do người mẹ mới đẻ ra trong 7 ngày tuổi - Mặt khách quan: + Hành vi: lOMoARcPSD| 36443508 •
Giết con mới đẻ: Bất kỳ hành vi nào có khả năng dẫn đến cái chết cho đứa trẻ •
Vứt bỏ con mới đẻ: Chưa có văn bản hướng dẫn + Hậu quả: •
Đối với tội giết con mới đẻ:
TH1: Lỗi cố ý trực tiếp: Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm
TH2: Lỗi cố ý gián tiếp: Xác định tội phạm •
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Phải có hậu quả là đứa trẻ chết thì mới phạm tội,
nếu đứa trẻ không chết thì không phạm tội.
+ Mối quan hệ nhân quả:
+ Hoàn cảnh phạm tội: Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt (NQ04/1986). - Mặt chủ quan: + Lỗi: •
Đối với tội giết con mới đẻ: Cố ý trực tiếp + Cố ý gián tiếp •
Đối với tội vứt bỏ con mới đẻ: Cố ý gián tiếp (quan điểm, chưa có VB hướng dẫn)
+ Chủ thể đặc biệt: Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày
II.3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Dấu hiệu pháp lý: -
Người phạm tội phải trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh(NQ04/HĐTP/1986) (trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái
người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của
mình, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái PL nghiêm trọng của
nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người) -
Nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là do hành vi trái PL
nghiêmtrọng của chính nạn nhân đối với: người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
NQ04 hướng dẫn: “Nghiêm trọng” đến mức đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc chưa đủ
yếu tố cấu thành tội phạm. -
Hậu quả: Điều 125 có cấu thành vật chất mô hình 2, phải có hậu quả là Nạn
nhânchết (có ý nghĩa xác định tội phạm). Nếu nạn nhân chưa chết xử lý theo Điều 135.
II.4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126)
Có 5 điều kiện để một hành vi được coi là “phòng vệ chính đáng”:
Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trái PL
Sự tấn công xâm phạm các lợi ích được PL bảo vệ
Sự tấn công đang hiện hữu lOMoARcPSD| 36443508
Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công
Hành vi phòng vệ trong giới hạn cần thiết để gạt bỏ sự tấn công
Một người có quyền phòng vệ khi thỏa mãn 3 điều kiện đầu tiên (có sự tấn công nguy
hiểm đáng kể; sự tấn công xâm phạm các lợi ích, quyền lợi được PL bảo vệ và sự tấn công đang hiện hữu).
Khi một người có quyền phòng vệ, có hai khả năng là: Phòng vệ chính đáng (không có
tội) hoặc vượt quá phòng vệ chính đáng (có tội).
Dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
- Hành vi tước bỏ trái PL tính mạng của người khác trong điều kiện:
Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trái PL
Sự tấn công xâm phạm các quyền lợi và lợi ích hợp pháp được PL bảo vệ
Sự tấn công đang hiện hữu
Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính kẻ tấn công
Hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết để gạt bỏ sự tấn công - Hậu quả: Nạn nhân
chết là dấu hiệu bắt buộc - Mối quan hệ nhân quả:
- Động cơ: Ngăn chặn hành vi trái PL của nạn nhân, bảo vệ các lợi ích hợp pháp
II.5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều
127) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127) - Đối tượng tác động: - Cấu thành tội phạm:
Vật chất - Mặt khách quan: + Hành vi: •
Hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài các trường hợp pháp luật cho phép •
Phải thực hiện trong khi thi hành công vụ
+ Hậu quả: nạn nhân chết. Nếu không chết mà bị thương từ 31% trở lên thì Điều 137 + Mối quan hệ nhân quả: - Mặt chủ quan: + Lỗi cố ý hoặc vô ý
Lỗi cố ý: Đối với đối tượng tác động mà người thi hành công vụ đang dùng vũ lực truy bắt
Lỗi vô ý: Đối với những người dân bình thường vô tình bị xâm hại
+ Động cơ: Thi hành công vụ
- Chủ thể: Là người thi hành công vụ (Chủ thể đặc biệt) lOMoARcPSD| 36443508
Lưu ý (NQ04/1986): Nếu người thi hành công vụ hống hách, coi thường tính mạng của
người khác mà sử dụng vũ lực một cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân mà giết nười thì
không phạm tội theo Điều 127 mà phạm tội giết người theo Điều 123.
II.6. Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) lOMoARcPSD| 36443508 - Khách thể: - Mặt khách quan:
+ Hành vi vô ý làm chết người: Là hành vi vi phạm quy tắc chung trong việc đảm ảo an
toàn tính mạng cho con người trong lĩnh vực sinh hoạt và hoạt động khác của đời sống xã hội.
+ Hậu quả: Nạn nhân chết. Nếu không chết mà bị thương từ 31% trở lên thì áp dụng Điều 138
+ Mối quan hệ nhân quả:
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý (Vô ý do quá tự tin hoặc Vô ý do cẩu thả) - Chủ thể thường - Lưu ý:
+ Phân biệt Điều 128 và Điều 129 BLHS: Điều 129 là cấu thành riêng của Điều 128.
Điều 129 có 2 dấu hiệu phạm tội khác so với Điều 128 sau đây:
• Là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (NQ04/1986 – p121)
• Điều 129 là chủ thể đặc biệt, ngoài tuổi và trách nhiệm hình sự, người phạm tội là người
có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Điều 128 là cấu thành chung của Tội vô ý làm chết người, Điều 129 là cấu thành riêng.
Tuy nhiên, nếu như quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vi phạm đó đã được
quy định trong một Điều luật riêng biệt nhất định thì định tội trong Điều luật đấy. Khi
đó Điều 129 trở thành cấu thành chung và quy định trong một Điều luật riêng biệt đó
trở thành cấu thành riêng. VD Điều 260; Điều 315; Điều 295. (Hướng dẫn tại NQ04/1986)
+ Trường hợp sử dụng điện trái phép mà làm chết người (Công văn số 81/2002)
Khi sử dụng điện trái phép mà làm chết người (bẫy chuột, bắt cá, chống trộm…) thì có hai trường hợp:
• Nếu sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người trong mọi trường hợp
đều phải sử tội giết người Điều 123
• Nếu sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng mà làm
chết người thì có hai trường hợp:
TH1: Bắt điện nơi biết rõ không có người qua lại và có áp dụng các biện pháp cảnh báo
cần thiết nhưng cuối cùng vẫn có hậu quả chết người xảy ra thì áp dụng Điều 128 với
lỗi vô ý vì quá tự tin.
TH2: Bắt điện nơi biết rõ có nhiều người qua lại, cho dù có áp dụng các biện pháp cảnh
báo cần thiết nhưng cuối cùng vẫn có hậu quả chết người xảy ra thì áp dụng Điều 123
với lỗi cố ý gián tiếp.
II.7. Tội bức tử (Điều 130 BLHS) lOMoARcPSD| 36443508 -
Khách thể: Quyền sống của con người
+ Đối tượng tác động: Là người có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội về tôn giáo,
kinh tế; hôn nhân, gia đình…
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt (Ngoài tuổi và NLTNHS, người phạm tội là người mà nạn nhân bị lệ thuộc)
- Mặt khách quan: Cấu thành vật chất (theo giáo trình) hay cấu thành hình thức thì cũng chỉ là quan điểm.
+ Hành vi bức tử: Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người
lệ thuộc mình => Tác động vào mặt thể chất. Nếu hành vi đối xử tàn ác chỉ diễn ra 1
lần, thì hành vi ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục thì phải từ 2 lần trở lên.
+ Xử sự tự sát của nạn nhân. Chỉ cần nạn nhân tự sát là đủ, còn nạn nhân chết hay không
chết không phải là dấu hiệu định tội của Điều 130. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý gián tiếp hoặc cố ý với hành vi nhưng vô ý với việc tự sát của nạn nhân.
II.8. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131) - Khách thể: - Mặt khách quan:
+ Hành vi xúi giục người khác tự sát: Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước
đoạt tính mạng của họ. Nếu nạn nhân đã tự sát thì xử theo Điều 131, còn nạn nhân có
chết hay không thì không phải dấu hiệu định tội.
+ Hành vi giúp người khác tự sát: Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác
tự tước đoạt tính mạng của họ.
- Chủ thể: Chủ thể thường. - Mặt chủ quan:
- Lưu ý: Phân biệt Điều 131 với trường hợp giết người theo yêu cầu của người bị hại.
VD: A tâm sự với B là A chán sống, B thương cảm nên B tiêm cho A một liều thuốc
độc. B bị xử theo tội giết người theo Điều 123, hành vi đó là hành vi dẫn đến cái chết cho nạn nhân.
VD: A tâm sự với B là A chán sống, B thương cảm nên B cung cấp cho A một liều thuốc
độc, việc có uống hay không uống do A tự quyết định. B bị xử theo tội giúp người khác tự sát theo Điều 131.
II.9. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132)
- Khách thể: Tính mạng của con người
+ Đối tượng tác động: Người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (Nếu giữ
nguyên tình trạng đó mà không có sự tác động kịp thời thì có nguy cơ dẫn đến cái chết) lOMoARcPSD| 36443508 -
CTTP: Cấu thành tội phạm vật chất mô hình 2 - Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Không hành động phạm tội.
Có 2 điều kiện: Có nghĩa vụ pháp lý phải cứu giúp người đó và Phải có điều kiện, khả
năng để cứu giúp người đó mà không cứu giúp.
+ Hậu quả: Nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa xác định tội phạm. Chỉ khi
nào nạn nhân chết mới phạm tội này. + Mối quan hệ nhân quả
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp. Bởi vì nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì không thể phân biệt
với tội giết người Điều 123.
- Chủ thể thường (người đủ tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự)
II.10. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Khách thể: Sức khỏe của con người
+ Đối tượng tác động: Là con người đang sống và là người khác - Mặt khách quan:
+ Hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Bất kể hành vi
nào mà khi thực hiện có khả năng gây ra tỉ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân)
+ Hậu quả của tội phạm: Gây thương tích hoặc tổn hại về sứ khỏe từ 11% trở lên; hoặc
dưới 11% nhưng phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134.
Nếu dưới 11% thì phải chứng minh được thuộc điểm nào từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều 134, nếu không chứng minh được thì không có điểm =)))) •
Dùng vũ khí, vật liệu nổ (Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017) •
Hung khí nguy hiểm (NQ02 ngày 17/4/2003) •
Thủ đoạn nguy hiểm (Thông tư liên tịch 02 ngày 25/12/2001) •
Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm (Tùy mức độ mà xác định là Giết
người hay Cố ý gây thương tích) •
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình (NQ01/2016) Giết người
Cố ý gây thương tích
Dựa vào hung khí Hung khí nguy hiểm Không nguy hiểm Vị trí trọng yếu Không
phải vị trí trọng + Nếu ở vùng bụng thì yếu.
phải ít nhất từ hai nhát. + Thông thường, nếu ở
Dựa vào vị trí tấn công vùng bụng chỉ đâm 1 nhát mà nạn nhân chết thì cũng chỉ là Cố ý gây thương tích. lOMoARcPSD| 36443508
Dựa vào mức độ tấn công Nhiều, dồn dập
Một người lấy bồ cào ba => Vị trí không trọng yếu răng
bổ vào đầu người kia mà hung khí nguy hiểm làm người
đó bị thương thì vẫn là Cố ý gây thương tích 85% => Hung khí tích.
Ví dụ nguy hiểm + Vị trí trọng => Vị trí trọng yếu mà yếu => Tội giết người không
phải hung khí nguy Điều 123 hiểm thì Cố ý gây thương tích.
- Lưu ý: Phân biệt Điều 123 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe dẫn đến chết người tại điểm a khoản 4 Điều 134)
Cố ý gây thương tích mà làm chết người Giết người
(Điểm a khoản 1 Điều 134) Khách thể
Tính mạng của con người Sức khỏe của con người
Là hành vi giết người, có Là hành vi có khả năng Hành
vi khả năng thực tế dẫn đến dẫn đến tổn thương thể cái chết cho nạn nhân. chất cho nạn nhân. Lỗi cố ý
Hỗn hợp lỗi (Cố ý đối với + Cố ý trực tiếp hành vi gây thương tích Lỗi + Cố ý gián tiếp
nhưng vô ý đối với hành
vi gây ra cái chết cho nạn nhân)
NQ01/1989 ngày 19/4/1989 hướng dẫn điểm a khoản 1 Điều 134:
Người phạm tội gây thương tích mà làm chết người có hai trường hợp:
TH1: Thương tích nặng
VD: A dùng dao đâm 1 nhát vào hông của B, B đứt tĩnh mạch hông, mất rất nhiều máu
dẫn đến cái chết. Dao là hung khí nguy hiểm, hông không phải là vị trí trọng yếu. A
phạm tội cố ý gây thương tích mà làm chết người theo điểm a khoản 1 Điều 134. Đây
được xem là “thương tích nặng” theo Nghị quyết 01/1989 ngày 19/4/1989.
TH2: Không phải thương tích nặng nhưng nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh
nặng. Việc gây thương tích làm cho nạn nhân chết sớm hơn.
VD: A và B ở chung trọ, họ được lãnh lương và được nghỉ. Anh B bị bệnh sốt rét đã 10
ngày, anh A là hàng xóm kế phòng rủ những người bạn đến phòng chơi, nảy sinh việc
nấu nướng ăn uống ồn ào khiến cho anh B không ngủ được, anh B không chịu được nên
đã kêu anh A giữ yên lặng. Anh A cảm thấy mất mặt với bạn bè nên xảy ra mâu thuẫn.
Anh A đấm một phát vào bụng anh B. Anh B chết trên đường đưa đi cấp cứu. Việc anh lOMoARcPSD| 36443508
B bị sốt rét ảnh hưởng đến lục phũ ngũ tạng, cái đấm của anh A làm anh B chết sớm
hơn. A thuộc tội Cố ý gây thương tích mà làm chết người. Điều 125 Điều 135 Khách thể Điều 126 Điều 136 Hành vi Điều 127 Điều 137 Hậu quả Điều 128 Điều 138 Điều 129 Điều 139
II.11. Tội hành hạ người khác (Điều 140)
- Khách thể: Sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
+ Đối tượng tác động: Nạn nhân là người lệ thuộc người phạm tội, trừ quan hệ lệ thuộc
theo Điều 185 (quan hệ hôn nhân gia đình) - Mặt khách quan:
+ Hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
+ Không cần phải có hậu quả
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể đặc biệt: Người phạm tội là người mà nạn nhân bị lệ thuộc.
VD: Cô bảo mẫu hành hạ những trẻ em học sinh (ép ăn lại thức ăn đã nôn ra, dìm nước…)
II.12. Tội hiếp dâm (Điều 141) - Khách thể:
+ QHXH bị xâm hại là quyền tự do, bất khả xâm phạm về tình dục của con người +
Đối tượng tác động: Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Mặt khách quan: Cấu thành hình thức => Chỉ cần hành vi
+ Hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân được thực hiện với một trong các thủ đoạn: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.

Hành vi giao cấu: Chỉ là hành vi giữa nam và nữ
Hành vi quan hệ tình dục khác: Không phải là hành vi giao cấu, nhưng có tính chất
giống hành vi giao cấu, có tính chất xâm nhập vào bên trong (Phân biệt với hành
vi dâm ô) => Mọi giới tính.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
(Nghị quyết số 06 ngày 01/10/2019)
Phân biệt Điều 141 với Điều 142 Điều 141 BLHS 2015 Điều 142 BLHS 2015
Hiếp dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, về mặt khách lOMoARcPSD| 36443508 Giống nhau
quan giống với Điều 141. Khác nhau
Từ đủ 16 tuổi trở lên Người dưới 16 tuổi
- Đối tượng tác động (Cấu thành chung) (Cấu thành riêng)
Lưu ý: Điểm b khoản 1 Điều 142: Mọi trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi => Không quy định có dùng vũ lực hay không dùng vũ lực, có ý muốn hay không
trái ý muốn => Dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý thì vẫn phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
II.13. Tội cưỡng dâm (Điều 143)
- Khách thể: Quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục
+ Đối tượng tác động: Người từ đủ 16 tuổi trở lên lệ thuộc vào người phạm tội hoặc
đang trong tình trạng quẫn bách (NQ04/1986)
• Lệ thuộc về vật chất, công việc, giáo dục, tín ngưỡng…
• Đang trong tình trạng quẫn bách: Người đang trong tình trạng khó khăn, bức bách nhưng không tự mình…
- Chủ thể: Chủ thể thường
Điều 143 có cấu thành hình thức
- Mặt khách quan: Hành vi ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác bằng những thủ đoạn khác nhau.
Miễn cưỡng: Thật sự nạn nhân không muốn nhưng vẫn cứ phải đồng ý cho giao
cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác, tuy nhiên nạn nhân vẫn có quyền lựa
chọn giữa việc cho hay không cho, cuối cùng nạn nhân vẫn lựa chọn đồng ý hành
vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
VD: A là sếp của B, A biết B mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có tiền chữa bệnh. A
nói rằng nếu B đồng ý cho A giao cấu thì A sẽ cho B 200 triệu đồng tiền chữa bệnh, còn
không thì cho nghỉ việc luôn. B vẫn có điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, B có quyền lựa
chọn cho hoặc không cho A thực hiện hành vi giao cấu, nhưng cuối cùng B vẫn đồng ý.
Phân biệt: Điều 143 với Điều 144 BLHS Điều 143 Điều 144
Độ tuổi của đối tượng tác động
(Nghị quyết số 06 ngày 01/10/2019)
II.14. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) lOMoARcPSD| 36443508
- Khách thể: Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý của người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Đối tượng tác động: Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi - Mặt khách quan:
+ Hành vi phạm tội là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên cơ sở thuận tình. Lưu ý: Trường hợp giao
cấu thuận tình với người dưới 13 tuổi?
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt => Người đủ 18 tuổi trở lên (Đã thành niên) II.15. Tội
dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt => Người đủ 18 tuổi trở lên
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, không phân biệt giới tính - Mặt khách quan:
+ Hành vi dâm ô (NQ06/2019) => Kích thích, khiêu gợi tình dục nhưng không nhằm
giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi tình dục khác => Không có sự xâm nhập vào bên trong.
Thực hiện hành vi dâm ô đối với người từ 16 tuổi trở lên thì không phạm tội HS
II.16. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147) Đọc Nghị quyết 06/2019 II.17.
Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148)- Chủ thể
đặc biệt: Người đã bị nhiễm HIV - Mặt khách quan:
+ Hành vi cố ý lây truyền HIV cho người khác
Con đường HIV cho người khác phổ biến nhất là con đường tình dục. Khoản 1 Điều 148
đã loại trừ tình trạng nạn nhân đã biết người này bị nhiễm HIV nhưng vẫn tự nguyện
cho quan hệ tình dục, trong trường hợp hợp này không thuộc Điều 148
VD: A (30 tuổi), A phát hiện mình bị nhiễm HIV, A cảm thấy hận đời và quyết định
phải lây truyền HIV từ mình qua cho người khác. A dùng dao uy hiếp chị B 20 tuổi giao
cấu để lây truyền HIV, chị B bị nhiễm HIV. Trong trường hợp này, A phạm tội hiếp
dâm với tình tiết định khung tăng nặng. Từ Điều 141 – Điều 145 đều có tình tiết định
khung tăng nặng, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. II.18.
Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 149) Điều 148 Điều 149 Chủ thể Chủ thể đặc biệt Chủ thể thường
Hành vi Lây truyền HIV từ mình Cố ý truyền HIV cho cho người khác người khác bằng bất cứ
cách nào, trừ cách ở Điều 148 lOMoARcPSD| 36443508 II.19.
Tội mua bán người (Điều 150) NQ02 ngày 11/01/2019 II.20.
Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) II.21.
Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi (Điều 152)
- Đối tượng tác động: Người dưới 01 tuổi
- Hành vi: Đánh tráo
II.22. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153)
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, không phân biệt nam nữ
- Hành vi: Hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạt khác nhằm
chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi II.23. Tội
mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người (Điều 154)

- Mô, bộ phận cơ thể người (Luật Hiến lấy mô, bộ phận cơ thể người 2006)
- Đối tượng tác động: Mô hoặc Bộ phận cơ thể người
- Đây là tội phạm có cấu thành hình thức II.24. Tội vu khống
- Mục đích có ý nghĩa định tội (chỉ có điểm a) lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 15. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,
QUYỀN DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN I.
KHÁI NIỆM VỀ CÁC XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI,
QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN I.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được PL bảo vệ. I.2.
Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm I.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại: Là những quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Điều 157. Tội bắt, gữ hoặc giam người trái PL
- Chủ thể thường (có thể là người không có chức vụ hoặc có chức vụ, nhưng trừ
người có chức vụ quyền hạn tại Điều 377)
VD: Nhà bán tạp hóa vào lúc 2h30 sáng nghe lục đục nên hai cha con bật đèn pin lên và
phát hiện một cậu bé vào ăn trộm. Hai cha con khai hỏi nhưng cậu bé không trả lời. Hai
cha con có gọi cho ông trưởng ấp nhưng gọi không được vì đã khuya. Sau đó, hai cha
con trói cậu bé vào gốc dừa trong nhà. Vào 4h30 ông trưởng ấp có bắt máy và giải cậu
bé về đồn. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng khởi tố hai cha con về tội Bắt giữ
người trái PL, sau đó truy tố về tội Giữ người trái PL (Chỉ cần có hành vi thôi là phạm tội hoàn thành).
Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Cấu thành hình thức - Hành vi:
Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái PL Lưu ý: -
Động cơ có ý nghĩa định tội -
Đối tượng tác động là công chức, viên chức, NLĐ
CHƯƠNG 17. CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -
Mặt chủ quan: Lỗ cố ý
Mục đích thương mại có ý nghĩa định tội (Điều 187) -
Chủ thể thường: Điều 181, 182, 183, 187 -
Chủ thể đặc biệt: Điều 184, 185, 186 Đọc TTLT 01/2001 ngày 25/09/2001
1. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 182) - Hành vi: lOMoARcPSD| 36443508
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác dù đang có vợ hoặc chồng
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng mà biết rõ là người đó đang có quan hệ hôn nhân với người khác
2. Tội loạn luân (Điều 184)
Loạn luân là hành vi giao cấu thuận tình với những người mà mình biết rõ là người đó
có cùng dòng máu về trực hệ với mình (cha mẹ với con, ông bà với cháu) - Đối tượng tác động:
+ Người có cùng dòng máu trực hệ, Anh chị em cùng cha mẹ, Anh chị em cùng cha
khác mẹ hoặc Anh chị em từ mẹ khác cha + Thuận tình
+ Những người này phải từ đủ 16 tuổi trở lên
VD: Chú với cháu thì không loạn luân
VD: Cha 45 tuổi giao cấu thuận tình với con gái 15 tuổi => Cha phạm tội Điều 145
+ Tội loạn luân không có nạn nhân, cả hai đều là người phạm tội
Lưu ý: Từ Điều 141 đến 145, trong các tội danh này đều có quy định tình tiết định
khung tăng nặng là có tính chất loạn luận.
3. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình (Điều 185)
- Đối tượng tác động: Người có quan hệ hôn nhân gia đình
- Hành vi: Ngược đãi + hành hạ đối tượng có quan hệ HNGĐ với mình khi thuộc
một trong các trường hợp luật định
+ Có hành vi ngược đãi, hành hạ người có quan hệ HNGĐ với mình mà không thuộc
trường hợp luật định thì không phạm tội này
Hành hạ, ngược đãi người có quan hệ lệ Điều 130 thuộc mà khiến họ tự sát
Trừ Điều 185 ở một mức độ nhất định Điều 140 Điều 185 lOMoARcPSD| 36443508
Phân biệt các tội hiếp dâm, cưỡng dâm: Trái ý muốn Độ tuổi Dùng vũ lực/ thủ Thuận tình Miễn cưỡng đoạn
Không cần biết có đồng ý hay không, cứ điểm b khoản 1 Điều Dưới 13 tuổi 142 13 tuổi dến dưới 16 Điểm a khoản 1 Điều 144 Điều 145 tuổi Điều 142 Trên 16 tuổi Điều 141 Điều 143 Không có tội
CHƯƠNG 18. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU I. KHÁI NIỆM CHUNG I.1. Định nghĩa
Các tội xâm phạm sở hữu là các hành vi có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội.
VD: Nửa đêm A lẻn vào nhà B trộm xe máy trị giá 50 triệu đồng => Hành vi phạm tội
của A xâm phạm đến quyền sở hữu của B. Tuy nhiên, nếu nửa đêm A lẻn vào nhà B
trộm 1kg heroin, việc trộm heroin cũng xâm phạm quan hệ sở hữu nhưng không có thể
hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì việc trộm heroin không thuộc tội xâm phạm sở hữu. I.2.
Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm
I.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại: Quan hệ sở hữu
Bao gồm: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng, Quyền định đoạt.
VD: Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản => Xâm phạm Quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.
Trong một số tội phạm, ngoài việc xâm phạm đến quan hệ sở hữu còn xâm phạm đến
quan hệ nhân thân (VD Điều 168, 169, 170)
Đối tượng tác động: Tài sản
Bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và Quyền tài sản (Theo BLDS 2015)
- Vật: Không phải tất cả các loại vật đều là ĐTTĐ của tội xâm phạm sở hữu. Vật là
ĐTTĐ của nhóm tội phạm này phải thỏa mãn các điều kiện sau: lOMoARcPSD| 36443508
+ Phải là vật đang tồn tại trên thực tế và là sản phẩm lao động của con người (Phân biệt
với những gì có sẵn trong tự nhiên thì không thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm
sở hữu, VD: Tài nguyên…)
+ Phải là tài sản không có tính năng đặc biệt (Mục A.II.6 TTLN 01/1995):
• Tài sản có tính năng đặc biệt: Khi hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu chưa
thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
• Tài sản có tính năng đặc biệt: Nếu lưu hành rộng rãi trong xã hội sẽ gây nguy
hiểm cho xã hội (ma túy, vũ khí quân dụng, chất độc, chất phóng xạ…)
+ Phải có giá trị sử dụng (Có thể đáp ứng nhu cầu của con người và chưa bị chủ sở hữu
từ bỏ quyền sở hữu của mình)
VD: Rừng có thể thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu (tùy từng TH)
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (Không có VB
hướng dẫn, nhưng có thể hiểu là “Phương tiện kiếm sống chính”, VD: Xe máy để chạy xe ôm)
+ Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (khoản 5
Điều 4 Luật Di sản văn hóa)
+ Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa…
- Tiền: VNĐ và ngoại tệ
Theo quan điểm của PLVN, tiền bao gồm VNĐ và ngoại tệ, nhưng phải là tiền thật (tiền
ảo chưa được công nhận là tiền ở VN)
- Giấy tờ có giá: Những loại giấy tờ mà trên đó thể hiện giá trị thanh toán và có
thể quy đổi được thành tiền
+ Giấy tờ có giá vô danh (không có ghi tên chủ sở hữu): Là đối tượng tác động của tội
xâm phạm quyền sở hữu
+ Giấy tờ có giá hữu danh (có ghi tên chủ sở hữu): Không phải là đối tượng tác động
của tội xâm phạm quyền sở hữu
- Quyền tài sản: Theo BLDS, quyền về tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và
có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả các quyền về SHTT
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quyền tài sản không phải là đối tượng tác động
của tội xâm phạm quyền sở hữu trong mọi trường hợp
Không phải tất cả các loại tài sản đều là ĐTTĐ của tội xâm phạm sở hữu mà phải thỏa
mãn các điều kiện nhất định.
Ý nghĩa của đối tượng tác động - Định tội:
+ Tính chất của loại tài sản
+ Định lượng tối thiểu của tài sản lOMoARcPSD| 36443508
- Định khung hình phạt - Quyết định hình phạt
I.2.2. Biểu hiện khách quan
Loại cấu thành tội phạm CTTP cắt xén
Các dấu hiệu khách quan: Hành vi:
Hành vi chiếm đoạt tài sản (168 – 175)
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (176)
Hành vi sử dụng trái phép tài sản (177)
Hành vi hủy hoạt hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (178)
Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (179 – 180) HÀNH VI PHẠM TỘI I.3.
Hành vi chiếm đoạt tài sản
a) Định nghĩa
Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển biến trái PL tài sản đang thuộc sự quản lý của
người khác thành tài sản của mình.
b) Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản
- Làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế (khả năng pháp lý không mất) thực
hiện quyền sở hữu đối với tài sản, đồng thời tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện các quyền đó.
VD: A mua 5 lít xong đốt nhà B, làm B thiệt hại căn nhà 5 tỷ đồng thì không phải là
hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Tài sản bị chiếm đoạt phải đang có người quản lý (quản lý hợp pháp hoặc bất hợp pháp)
+ Tài sản đang có người quản lý là tài sản có người đang thực hiện các quyền sử dụng và chiếm hữu.
+ Tài sản đang có người quản lý nếu chủ thể để tài sản ở đâu, chủ thể biết được tình
trạng tài sản của mình và chủ thể nghĩ rằng mình có thể chi phối được nó.
VD: Chiều nay anh A có việc cần vào trường, anh A dựng xe ngay trước cổng trường
chạy vào rút tiền 2p rồi chạy ra, khi chạy ra thì anh A bị mất xe => Anh A để tài sản ở lOMoARcPSD| 36443508
đâu, anh A biết được tình trạng tài sản của mình và nghĩ rằng có thể chi phối được nó
=> Tài sản đang có người quản lý.
VD: Chị B đi xe máy đi chợ, nhưng để xe ở chợ và đi bộ để nói chuyện với các bà hàng
xóm về nhà, chị B về nhà lúc 10h30, anh C trộm xe máy lúc 10h => Xe máy không đang có người quản lý.
- Lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt: Cố ý trực tiếp
c) Các hình thức chiếm đoạt tài sản: Cướp tài sản (168)
Cưỡng đoạt tài sản (169, 170)
Cướp giật tài sản (171)
Công nhiên chiếm đoạt tài sản (172)
Trộm cắp tài sản (173)
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (174)
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (175)
d) Ý nghĩa của hành vi chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt (168 – 175) với các tội
phạm không có tính chất chiếm đoạt (176 trở đi)
- Phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các quan hệ PL dân
sự, kinh tế (không phải là tội phạm) I.4.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
I.2.2. Hậu quả 1.2.4. Biểu hiện chủ quan: - Lỗi:
+ Lỗi cố ý: Điều 168 – 178
+ Lỗi vô ý: Điều 179, Điều 180
- Động cơ phạm tội: Động cơ vụ lợi (177)
- Mục đích phạm tội: Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản (168, 169, 170)
1.2.5. Chủ thể của tội phạm
- Chủ thể thường
- Chủ thể đặc biệt: Điều 179 – Người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý
tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Dấu hiệu nhân thân:
+ Đã bị xử phạt hành chính lOMoARcPSD| 36443508
+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
+ Đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (TTLT số 02/2001 ngày 25/12/2001) II.
CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ II.1.
Tội cướp tài sản (Điều
168) a) Định nghĩa: khoản 1 Điều 168
b) Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu + Đối tượng
tác động: Con người và tài sản
• Con người: Chủ sở hữu, Người đang quản lý tài sản, Người có hành vi ngăn cản
VD: Dãy trọ có 10 phòng trọ, anh A nhắm tới là sẽ trộm cắp tài sản ở phòng 10 nằm
trong cùng, anh A biết rằng xóm trọ này cứ khoảng từ 13h – 14h thì không có ai cả,
cổng thì không có ai khóa. Vào 13h15, anh A đẩy nhẹ cổng bước vào, anh A thấy phòng
9 không khóa cửa, biết rằng phòng 9 đang có người ở trong nhưng anh A tiếp tục bước
vào, ở phòng 9 là cô B, cô B mở cửa ra do nghe tiếng động, anh A chuẩn bị sẵn dao ở
trong người tiến tới đâm cô B gục xuống, anh A không lấy đồ ở phòng số 9 mà tiến tới trộm đồ ở phòng 10.
• Tài sản: Bất kể định lượng là bao nhiêu - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén + Hành vi:
• Dùng vũ lực (Dùng bạo lực vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân, làm cho
họ tê liệt về ý chí, VD: đánh, trói, bắn…)
• Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (Người phạm tội chưa dùng vũ lực nhưng có
biểu hiện, cử chỉ, hành động cho nạn nhân biết rằng nếu nạn nhân không thỏa
mãn nhu cầu phạm tội thì họ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, việc đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc này làm cho nạn nhân tê liệt về ý chí)
• Hành vi khác (Bất kể hành vi gì mà khi thực hiện có tính chất làm cho nạn nhân
bị tê liệt về ý chí. VD: Chuốc thuốc mê, chuốc thuốc ngủ làm cho nạn nhân mê
man bất tỉnh rồi lấy tài sản)
Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (Tê liệt về ý chí)
Nhanh chóng về mặt thời gian (Giữa việc đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực
không có khoảng cách về thời gian)
Có sự mãnh liệt về cường độ (Làm cho nạn nhân tê liệt về ý chí)
VD: Lúc 20h A đến trước mặt B và nói “Trước 21h tối nay, mày phải đưa cho tao 200tr,
còn không tao chém chết” => Đó không phải là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức lOMoARcPSD| 36443508
khắc. Từ 8h đến 9h còn 1 tiếng đồng hồ, không đảm bảo tính chất nhanh chóng về mặt
thời gian nên không thỏa mãn hành vi của tội cướp tài sản.
Lưu ý: Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, vì chưa dùng vũ lực nên làm
phát sinh những vấn đề sau:
+ Không quan trọng người phạm tội có dùng vũ lực với nạn nhân hay không hoặc có
khả năng dùng vũ lực với nạn nhân hay không, chỉ cần làm cho nạn nhân tê liệt về
ý chí thì phạm tội cướp tài sản

VD: A dùng khẩu súng nhựa chỉa vào đầu của một người đi đường vắng, hâm dọa đưa
xe không thì A bắn, nhưng đây là súng nhựa. Người phạm tội không có ý định dùng vũ
lực với nạn nhân nhưng vẫn là tội phạm cướp tài sản bởi vì làm cho nạn nhân tê liệt về
ý chí, không quan tâm đến việc người phạm tội có dùng vũ lực với nạn nhân hay không
hoặc có khả năng dùng vũ lực với nạn nhân hay không.
+ Không quan trọng nạn nhân có bị tê liệt về ý chí hay không, chỉ cần có khả năng làm
cho nạn nhân bị tê liệt về ý chí thì phạm tội cướp tài sản
VD: A chỉa súng vào đầu B, A nói “Đưa hết tài sản đây, không thì tao bắn chết”. Tuy
nhiên B là người biết võ, A không lấy gì được của B mà còn bị B bắn. A nghĩ rằng mình
chỉa súng vào đầu B sẽ làm B tê liệt về ý chí, nhưng B không bị tê liệt vào ý chí => A
vẫn phạm tội cướp tài sản -
Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan:
+ Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản (Chiếm đoạt tài sản là mục đích chứ không phải
hành vi, không cần quan tâm có cướp được tài sản hay không)
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
II.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) – Hình thức cưỡng đoạt tài sản Dấu hiệu pháp lý: -
Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan
hệ nhân thân + Đối tượng tác động: Con người và tài sản
• Con người: Con tin – Có quan hệ tình cảm đặc biệt với người sở hữu tài sản
• Tài sản: Bất kể định lượng là bao nhiêu - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén + Hành vi:
• Bắt cóc con tin (Bắt giữ, giam người trái PL bất kì thủ đoạn nào) lOMoARcPSD| 36443508
• Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản để đòi tiền chuộc (Uy hiếp gây ra thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe của con tin)
VD: A bắt cóc con của B, A bằng bất kì hình thức nào nói cho B biết rằng con của B
đang bị bắt cóc, bảo B phải đưa A 500 triệu đồng, nếu không ra nhận xác con. => A
phạm ngay tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn hoàn thành. - Mặt chủ quan:
+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (có ý nghĩa định tội) + Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
VD: A bắt cóc con B (con B 6 tuổi), A chưa kịp làm gì thì bị ngăn chặn kịp thời => A
phạm tội => Khi A bắt cóc, A có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu
chứng minh được A có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản, A phạm tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 ở giai đoạn chưa đạt.
Nếu không chứng minh được thì có hai trường hợp:
+ Nếu chứng minh được A không có ý định chiếm đoạt đứa trẻ này => A phạm tội theo Điều 157
+ Nếu chứng minh được A muốn chiếm giữ đứa trẻ này cho riêng bản thân mình => A phạm tội theo Điều 153
II.3. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân
+ Đối tượng tác động: Con người và tài sản - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Cắt xén + Hành vi:
• Đe dọa sẽ dùng vũ lực
• Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
+ Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
Phân biệt Điều 168 và Điều 170: Đe dọa sẽ dùng vũ lực với đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc:
Thứ nhất, Không có sự nhanh chóng về mặt thời gian. Giữa việc đe dọa và dùng vũ lực
có một khoảng thời gian nhất định. VD: A nói với B “Tao cho mày một tiếng…” lOMoARcPSD| 36443508
Thứ hai, Không có sự mãnh liệt về cường độ => Không làm tê liệt ý chí của nạn nhân
mà chỉ “Khống chế ý chí của nạn nhân” => Nạn nhân vẫn có điều kiện để suy nghĩ, cân
nhắc, quyết định hành động. VD: Bảo kê ở chợ, chị X lần đầu tiên đến chợ bán hàng,
chị đổ hàng ra bán lúc 5h30 sáng, ngay lúc đó anh A xuất hiện và bảo “Chị bán hàng ở
đây thì cũng được, nhưng ai muốn bán hàng ở đây thì trước 7h sáng phải nộp cho tôi
100k, nếu không tôi sẽ chặt què dò”. Như vậy, anh A phạm tội cưỡng đoạt tài sản ở giai
đoạn hoàn thành => Có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của chị
X (từ 5h30 đến 7h còn 1 tiếng rưỡi, không có sự nhanh chóng về mặt thời gian, không
có sự mãnh liệt về cường độ, chị X chỉ bị khống chế về mặt ý chí chứ không bị tê liệt
về ý chí, chị X có sự lựa chọn dọn đi không bán nữa hoặc đưa tiền cho anh A.
II.4. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác đông: Tài sản (bất kể định lượng là bao nhiêu) - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Quan điểm “Cấu thành vật chất”
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản, có hai dấu hiệu • Công khai:
Tính chất khách quan của hành vi là công khai. Ngay khi hành vi chiếm
đoạt tài sản xảy ra, nó cho phép chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết ngay.
Ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là công khai. Người phạm tội biết
ngay khi mình chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản
biết ngay và người phạm tội không có ý định che giấu.
• Nhanh chóng: Chỉ cần nhanh chóng chiếm đoạt, còn nhanh chóng tiếp cận và
nhanh chóng tẩu thoát thì không bắt buộc.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt được tài sản, bất kỳ định lượng là bao nhiêu + Mối quan hệ nhân quả: -
Chủ thể: Chủ thể thường (Đủ tuổi + Có
năng lực TNHS) - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
II.5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172) -
Khách thể: Quan hệ sở hữu + Đối tượng tác động:
• Tài sản có giá trị từ 2 triệu trở lên (trong trường hợp thông thường)
• Dưới 2 triệu (một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm c khoản 1 Điều 172) - Mặt khách quan: lOMoARcPSD| 36443508
+ Cấu thành tội phạm: Cấu thành vật chất
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản, có hai dấu hiệu • Công khai
• Hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra trong hoàn cảnh lợi dụng người quản lý tài
sản không có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt. Thường người quản lý tài
sản trong tình trạng “vướng mắt khách quan”.
VD: Anh X đi đường bị té xe (tự té), anh X bị gẫy tay gẫy chân nhưng vẫn hoàn toàn
tỉnh táo. Lúc này, anh A là một người đi đường, anh A giúp đưa anh X vào bệnh viện
nhưng anh A lấy bóp ví, tài sản của anh X trị giá 10 triệu đồng.
VD: Hôi của khi tài xế chở bia lật xe.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường hoặc
dưới 2 triệu trong trường hợp luật định + Mối quan hệ nhân quả: - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
Chị X vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại, anh A và anh B đi chơi trên một chiếc xe máy,
anh A lái xe áp sát chị X, anh B ngồi sau dùng chân đạp vào người chị X làm chị X té
xuống đường gãy tay gãy chân nhưng vẫn tĩnh táo bình thường. Anh A lấy điện thoại,
túi xách, đồng hồ. => Anh A và anh B phạm tội cướp tài sản bởi vì anh B đã có hành vi
dùng vũ lực làm chị X không thể chống cự được.
II.6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác động: Tài sản đang trong sự quản lý của người khác (hợp pháp hoặc bất
hợp pháp) có định lượng
• Từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường
• Dưới 2 triệu trong trường hợp luật định - Mặt khách quan:
+ Hành vi: Lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác
• Chỉ đòi hỏi lén lút với chủ sở hữu, người quản lý, người có trách nhiệm đối với
TS. Không cần lén lút với những người xung quanh.
• Tính chất khách quan của hành vi là lén lút. Ngay khi hành vi chiếm đoạt tài sản
xảy ra, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được hành vi này đang xảy ra.
• Ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là lén lút. Người phạm tội biết khi họ
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì chủ sở hữu, người quản lý tài sản không
biết và họ cũng có ý định che giấu. lOMoARcPSD| 36443508
Lưu ý: Nếu tài sản vô chủ hoặc đang không có người quản lý thì không phải là đối
tượng của tội trộm cắp tài sản. Nếu lén lút lấy tài sản của mình đang trong sự quản lý
của người khác cũng bị coi là hành vi chiếm đoạt.
VD: A và B là bạn thân của nhau, B qua nhà A mượn xe máy trị giá 30 triệu đồng để
chợ vợ con đi khám bệnh, A đồng ý cho mượn, anh B dựng xe trong sân nhà trước cửa
chính, anh A dùng chìa khóa dự phòng và dắt xe đi lúc nào anh B không biết => Xe
thuộc chủ sở hữu của anh A nhưng đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho anh B, anh B
là người quản lý tài sản => Anh A phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định.
+ Mối quan hệ nhân quả:
- Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan: + Lỗi: Lỗi cố ý
II.7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Định nghĩa: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác
bằng thủ đoạn gian đối.
- Khách thể: Quan hệ sở hữu
+ Đối tượng tác động: Tài sản có giá trị từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường
hoặc dưới 2 triệu trong trường hợp luật định. - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Vật chất
+ Hành vi: Chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối
• Hành vi lừa dối: Đưa ra thông tin gian dối, không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là thật.
• Hành vi chiếm đoạt tài sản: Nạn nhân tin vào thông tin gian dối nên nạn nhân tự
nguyện giao tài sản cho người phạm tội, khi người phạm tội nhận tài sản từ nạn
nhân thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra. + Hậu quả: Chiếm đoạt được tài sản
từ 2 triệu hoặc dưới 2 triệu + Mối quan hệ nhân quả:
- Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý II.8.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) - Khách thể: lOMoARcPSD| 36443508
+ Đối tượng tác động: Tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp cho người
phạm tội có trị giá từ 4 triệu trở lên trong trường hợp thông thường hoặc dưới 4 triệu
trong trường hợp luật định. - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành vật chất
+ Hành vi: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có đặc điểm:
• Nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trước khi có hành vi chiếm đoạt (VD bằng hợp đồng)
• Sau khi nhận được tài sản, người phạm tội chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài
sản đã nhận, bằng một trong các thủ đoạn:
Gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản: Đưa ra thông tin gian dối để
chiếm đoạt tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp (VD đánh tráo tài sản).
Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng để trả nhưng cố
tình không trả (Công văn 64 ngày 03/4/2019)
Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có
khả năng trả lại tài sản (VD buôn vũ khí, buôn ma túy)
VD: A và B là bạn thân, B có chiếc SH, A tâm sự A mới quen được bạn gái, muốn chở
bạn gái đi chơi Vũng Tàu bằng chiếc SH, anh B cho anh A mượn 2 ngày, anh A đi chơi
xong hết tiền, anh A đưa chiếc xe ra tiệm rút bớt đồ ra và thay đồ đểu vào, tổng thiệt hại
10 triệu đồng => Anh A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
VD: A vay B 10 tỷ vào tháng 01/2022 hẹn tháng 07/2022 trả nợ. Bây giờ là tháng
09/2022 nhưng anh A vẫn chưa trả mặc dù anh B đã đòi nhiều lần. Cơ quan chức năng
phát hiện ra anh A buôn bán ma túy => Chưa chắc anh A phạm tội Điều 175, phải coi
10 tỷ đó có đầu tư vào buôn ma túy hay không. Nếu anh A mượn 10 tỷ cho con cái đi
du học, còn tiền buôn ma túy là tiền của cá nhân anh A thì anh A không phạm tội.
Phân biệt hành vi gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và
hành vi gian dối trong Tội lạm đụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Lạm dụng tín nhiệm
Lừa đảo chiếm đoạt tài chiếm đoạt tài sản (Điều sản (Điều 174) 175)
Khi xác lập HĐ, đã có ý Có ý định chiếm đoạt tài Tại thời điểm giao kết HĐ định
chiếm đoạt tài sản sản trước khi giao kết HĐ chưa có ý định chiếm đoạt hay chưa?
tài sản, sau đó mới có ý định chiếm đoạt
Nếu không xác định được là có ý định chiếm đoạt trước hay sau khi ký kết HĐ thì xử tội nhẹ hơn.
+ Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản trên 4 triệu/ dưới 4 triệu
+ Mối quan hệ nhân quả: lOMoARcPSD| 36443508
- Chủ thể: Chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
II.9. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176) - Khách thể:
Đối tượng tác động: Tài sản có định lượng trên 10tr đồng hoặc dưới 10tr đồng nếu là di
vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do người phạm tội tìm
được, bắt được sau khi chủ sở hữu, người quản lý, người có trách nhiệm yêu cầu được
nhận lại tài sản đó theo quy định của PL - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tôị phạm: Tội phạm có cấu thành hình thức
+ Hành vi: Chiếm giữ trái phép tài sản (Không giao trả cho chủ sở hữu, không giao nộp
cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ thể này yêu cầu được nhận lại tài sản đó)
Thời gian chiếm giữ lâu hay không không phải vấn đề. Sau khi chủ thể hợp pháp
yêu cầu nhận lại mà người phạm tội không trả thì ngay lập tức phạm tội. Trả lại ngay thì không phạm tội - Mặt chủ quan: + Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường
VD: Vợ chồng anh A đi làm trên ruộng thu hoạch hoa nhài (mảnh ruộng của vợ chồng
anh A gần với ruộng của vợ chồng anh B), sau khi thu hoạch hoa thì anh A cởi áo do
trời nóng, lúc đó anh A có đeo đồng hồ do người em Việt Kiều tặng trị giá 20 triệu đồng,
sau đó anh A cởi luôn đồng hồ bỏ trong túi áo vắt lên 1 bụi hoa nhài (sát phần ruộng của
vợ chồng anh B). Đồng hồ bị rơi ra vào ruộng của vợ chồng anh B. Có anh X đi ngang
qua dừng lại nói chuyện với vợ chồng anh A, sau đó anh X phát hiện ra cái đồng hồ nằm
trong bụi hoa nhài của vợ chồng anh B, anh X biết là đồng hồ rơi ra từ túi áo anh A đang
vắt trên ranh giới 2 ruộng. Anh X giả vờ nhiệt tình, trong lúc vợ chồng anh A tiếp tục
công việc thì anh X nhặt đồng hồ và đi mất. Anh A phát hiện hành vi của anh X và kêu
anh đòi lại tài sản. Anh X chấp nhận trả lại và xin lỗi nhưng vợ chồng anh A không đồng
ý và đem vụ việc đi kiện. Trong TH này, anh X phạm tội gì?
Đồng hồ không nằm trong sự quản lý của anh A vì anh A không biết được tình
trạng tài sản của mình và không thể chi phối được nó. Vì vậy, không thể cấu
thành Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
Tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của anh A (anh A vẫn tưởng đồng hồ vẫn nằm
trong túi áo và không hề biết đồng hồ đã rơi), sau đó khi anh A đòi lại thì anh X
đã trả lại ngay, cũng không thể cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)
II.10. Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177) lOMoARcPSD| 36443508
- Khách thể: Quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định (chiếm chiếm
hữu, quyền định đoạt không xâm phạm)
Đối tượng tác động: Tài sản của người khác có trị giá từ 100tr đồng trở lên
Tài sản chỉ xâm phạm quyền sử dụng là tài sản “không tiêu hao”. VD: Máy móc,
xe, phương tiện… - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Sử dụng trái phép tài sản, khai thác lợi ích do tài sản đem lại mà không được
sự đồng ý của chủ sở hữu trong một thời gian nhất định. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Vụ lợi (mưu cầu lợi ích vật chất)
Nếu một người sử dụng trái phép tài sản mà không có động cơ vụ lợi thì cũng
không phạm Tội sử dụng trái phép tài sản.
- Chủ thể: chủ thể thường
VD: A là tài xế của một hãng xe vận tải, nhiệm vụ của A là lái xe khách từ tỉnh A đến
tỉnh B vào buổi tối, từ 12h đến 17h A không phải làm gì cả. Khoảng 12h tại thời gian
nghỉ ngơi, A vẫn chiếm hữu xe, vào thời gian nghỉ ngơi thì có một đám bạn của A muốn
đi từ SG đến VT (3 tiếng) và nhờ A chở cho đỡ tốn tiền. A bảo với bạn chỉ cần đổ xăng chứ A không lấy tiền.
A có hành vi sử dụng trái phép tài sản là chiếc xe khách và cũng có lỗi cố ý trực
tiếp, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan đầy đủ cả nhưng A không có
động cơ vụ lợi nên A không phạm Tội sử dụng trái phép tài sản theo Điều 177
II.11. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản
+ Đối tượng tác động: Tài sản từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định. - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Cấu thành vật chất + Hành vi: Tội hủy hoại tài sản
Tội cố ý làm hư hỏng tài sản
Người phạm tội có hành vi hủy hoại tài Người phạm tội có hành vi cố ý làm hư sản hỏng tài sản
Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý sản
bị mất giá trị sử dụng ở mức độ làm cho tài sản giảm giá trị sử dụng không còn hoặc
khó có khả năng khôi nhưng ở mức độ còn có thể khôi phục lại lOMoARcPSD| 36443508 phục lại được được
Giống nhau: Đều làm mất giá trị sử dụng tài sản Khác nhau:
Mức độ làm mất giá trị
Dựa vào mức độ thiệt hại, hậu quả
Dựa vào tính chất khách quan của hành vi (xem hành vi có tính chất làm cho tài
sản bị hủy hoại có khả năng khôi phục lại được hay không)
VD: A mâu thuẫn với B, để giải quyết mâu thuẫn này thì A mua 5 lít xăng về tưới xăng
lên nhà B và bật lửa lên, nhờ có hàng xóm can ngăn nên căn nhà chỉ bị cháy xém một
chút xíu trị giá 10 triệu đồng. A phạm tội hủy hoại tài sản.
VD: Anh A là tài xế được giao chở 10 tấn bột mì (20.000kg) ~200tr. Anh A chiếm đoạt
1 tấn bột mì và lấy cát trắng trộn vào số còn lại để đủ 10 tấn. Anh A phạm tội hủy hoại tài sản.
+ Hậu quả: Tài sản bị hủy hoại từ 2 triệu trở lên trong trường hợp thông thường, dưới 2
triệu trong trường hợp luật định.
+ Mối quan hệ nhân quả: - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý
+ Chủ thể: Chủ thể thường
II.12. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp (Điều 179 và 180)
1. Tội đánh bạc (Điều 321) – NQ01/2010
- Khách thể: Xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng
đến cuộc sống gia đình người phạm tội. lOMoARcPSD| 36443508 - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền, hiện vật
Hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi:
+ Vật đánh bạc trị giá từ 5 triệu đồng trở lên
+ Vật đánh bạc trị giá dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết
án, chưa được xóa án tích về tội được quy định tại Điều 321, 322.
- Chủ thể: chủ thể thường- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đánh bạc. 2.
Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc (Điều 322)
- Khách thể: Trật tự công cộng; trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc
sống gia đình của những người tham gia đánh bạc. - Mặt khách quan: + Cấu thành
tội phạm: Hình thức + Hành vi:
• Tội tổ chức đánh bạc: Là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào hoạt
động đánh bạc trái phép
• Tội gá bạc: Là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc một địa điểm khác mà người
gá bạc có quyền quản lý để thực hiện hành vi đánh bạc trái phép. Chỉ cấu thành tội phạm khi:
+ Một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 322.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tại Điều 321, 322.
Trong trường hợp tổ chức đánh bạc mà tiền thu giữ tại chiếu bạc chỉ có 5 triệu đồng thì
người tổ chức có phạm tội không? Hành vi đánh bạc mà không thỏa mãn các trường hợp
tại khoản 1 Điều 322 thì không phạm tội.
Nhận định sai, chỉ không phạm tội “tổ chức đánh bạc” chứ không phải “không phạm
tội”. Vì nó không thỏa mãn dấu hiệu pháp lý tội tổ chức đánh bạc, nhưng nếu tiền thu
được từ chiếu bạc từ 5 triệu đồng thì người tổ chức đánh bạc vẫn cấu thành tội đánh bạc
với tội danh đồng phạm. 3.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323)
- Khách thể: Trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội, ngoài ra còn xâm phạm đến
hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
- Đối tượng tác động: tài sản do người khác phạm tội mà có (tài sản bình thường),
nếu là tài sản đặc biệt thì phạm tội theo Điều 304. - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức. lOMoARcPSD| 36443508
+ Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trướcchứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội; nếu có hứa hẹn
trước thì không phạm tội 323 mà phạm tội trộm cắp với tội danh đồng phạm vai trò giúp sức. + Hành vi:
• Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: là hành vi cất giữ, che giấu,
bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giấu, che giấu, bảo quản
tài sản đó ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được
(trong nhà, ngoài vườn, trong cơ quan…)
• Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hành vi mua, bán, thuê, cho
thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc
giúp cho việc thực hiện các hành vi đó. - Chủ thể: Chủ thể thường - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý
+ Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu định tội. 4.
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329)
- Khách thể: Trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý
của người dưới 18 tuổi.
Người bán dâm dưới 18 tuổi là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu mua dâm
người dưới 13 tuổi thì phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142. - Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: người phạm tội dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trả
cho người dưới 18 tuổi để thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục
khác với người đó. Hành vi này được thực hiện trên cơ sở có sự đồng thuận của người
mua dâm và người bán dâm. Nếu người mua dâm dùng thủ đoạn đe dọa, uy hiếp tinh
thần người bán dâm để người này phải giao cấu trái ý muốn hoặc miễn cưỡng giao cấu
thì sẽ phạm tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý. Cố ý trong nhóm các tội xâm phạm tình dục chỉ cần có hành vi mua bán
dâm, không yêu cầu phải biết rõ độ tuổi của nạn nhân.
+ Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu định tội.
Lưu ý: Người mua bán dâm trên 18 tuổi không phạm tội hình sự, nhưng người chứa và
người môi giới thì vẫn phạm tội hình sự.
Nếu vừa môi giới, vừa chứa thì chỉ xử chứa.
Xử cả hai tội là môi giới và chứa khi: môi giới 2 cặp nhưng chỉ chứa 1 cặp, 1 cặp kia đi
chỗ khác, vừa môi giới vừa chứa 1 cặp => chỉ xử tội chứa, 1 cặp kia không có tội chứa thì xử tội môi giới. lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG X. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÌNH CHÍNH I. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, trực tiếp xâm hại hoạt động bình thường của Nhà
nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính.
1.2. Đặc trưng pháp lý
1.2.1. Khách thể: Trật tự quản lý Nhà nước về hành chính. Đó là những quan hệ xã hội
được hình thành thông qua hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước trong
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đối tượng tác động:
+ Người thi hành công vụ
+ Bí mật Nhà nước (Đề thi THPT Quốc gia – Tuyệt mật)
+ Con dấu, giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức
+ Con dấu giả, giấy tờ giả
+ Các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ
sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. + Các ấn phẩm văn hóa
+ Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh + Quốc kỳ, quốc huy
1.2.2. Hành vi khách quan:
- Hành vi cản trở các hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho quyền lực
Nhànước trong hoạt động quản lý (Điều 330, 335)
- Hành vi không thực hiện nghĩa vụ của công dân (Điều 332, 333)
- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy tắc quản lý hành chính (Điều 334)
- Các hành vi xâm phạm chế độ bảo mật của Nhà nước (Điều 337, 338)
- Các hành vi giả mạo trong quản lý hành chính (Điều 339 “giả mạo người có chức vụ
quyền hạn nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản”, 340, 341)
- Các hành vi trái PL khác xâm phạm trật tự quản lý hành chính (331, 336, 342, 343,344,
345, 346, 347, 348, 349, 350, 351)
=> Hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đó
là thiệt hại nghiêm trọng về mặt vật chất. Hậu quả chỉ có ý nghĩa định tội đối với các tội
được quy định tại Điều 345. lOMoARcPSD| 36443508
1.2.3. Biểu hiện chủ quan:
- Lỗi: Cố ý hoặc vô ý, chủ yếu là cố ý. 1.2.4. Chủ thể:
- Đa số là chủ thể thường, một số tội phạm có chủ thể đặc biệt (Điều 332, 333, 334…)
- Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể còn có thêm dấu hiệu khác về nhân thân (Điều 332, 336…)
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
2.1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330)
- Khách thể: Hoạt động quản lý bình thường, đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
- Đối tượng tác động: Người thi hành công vụ - Mặt khách quan:
+ Hành vi chống người thi hành công vụ:
Cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ được giao Cưỡng
ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái PL.
Hành vi chống người thi hành công vu chỉ cấu thành tôi phạm khi kèm theo với
một trong các thủ đoạn được quy định tại Điều 330: Dùng vũ lực, Đe dọa dùng
vũ lực hoặc Thủ đoạn khác. - Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý
- Chủ thể: Chủ thể thường
=> Lưu ý: Tội chống người thi hành công vụ, hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vù
lực phải chưa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ. Nếu
người thi hành công vụ chết thì xử tội giết người (nếu cố ý giết người thi hành công vụ
thì cho dù chết hay không chết cũng phạm tội giết người, nạn nhân chết tội phạm hoàn
thành, nạn nhân chưa chết phạm tội chưa đạt)
, nếu gây thương tích hoặc tổn hại về sức
khỏe của người thi hành công vụ thì bị xử lý về tội cố ý gây thương tích.
=> Đã xử 134 thì không xử 330 nữa, trừ khi chống nhiều người, một người bị thương,
một người không bị thương.
=> Trong trường hợp A chống phá CSGT bằng cách đập phá vào chiếc xe của CSGT
(gây thiệt hại về tài sản) thì cũng là hành vi cản trở người thi hành công vụ (Có thể xử
Điều 178 hoặc Điều 330, nếu hành vi đập phá nguy hiểm đáng kể thì có thể xử hai tội)
2.2. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
(Điều 340) => Sửa từ GIẤY TỜ THẬT sang giấy tờ giả rồi sử dụng
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; trật tự quản lý Nhà nước đối
với việc sử dụng các giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức lOMoARcPSD| 36443508
- Đối tượng tác đông: Giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Giấy tờ thật) - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ, và Sử dụng giấy tờ này để làm việc trái PL.
Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi: Người phạm tội sử dụng giấy tờ đã bị sửa chữa
thực hiện tội phạm (nghĩa là đã phạm tội, còn bị phát hiện khi chưa hoàn thành tội
phạm thì chỉ bị phạt hành chính) hoặc họ có tình tiết nhân thân xấu, cụ thể là đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
2.3. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc
tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341) - Khách thể:
+ Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xâm phạm hoạt động đúng đắn và
uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
+ Đối tượng tác động: Con dấu, giấy tờ giả. Giấy tờ giả bao gồm các loại: Giấy tờ được
làm giả hoàn toàn; Giấy tờ được làm giả một phần; Giấy tờ thật nhưng được cấp sai trình tự, thủ tục. - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi: Làm giả con dấu mà các cơ quan, tổ chức đang được phép lưu hành; Làm
giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; Sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả
và con dấu giả để thực hiện hành vi trái PL. - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: Chủ thể thường.
CHƯƠNG XI. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
1.1. Định nghĩa các tội phạm về chức vụ
Điều 352 BLHS 2015 quy định: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. lOMoARcPSD| 36443508
1.2. Các đặc trưng chung
1.2.1. Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại:
- Hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức; doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước
- Quyền sở hữu, lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Tội tham nhũng công và tư => Có thể vừa thuộc chương này, vừa thuộc chương sở hữu. Đối tượng tác động: - Tài sản - Của hối lộ
- Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức - Giấy tờ giả - Chữ ký -
1.2.2. Biểu hiện khách quan
- Loại cấu thành tội phạm:
CTTP vật chất: tham ô tài sản
CTTP hình thức: nhận hối lộ
Vừa cấu thành vật chất, vừa cấu thành hình thức:
- Hành vi khách quan: Có 2 mức độ:
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ, nhiệm vụ:
• Làm một việc trong thẩm quyền nhưng trái với công vụ, nhiệm vụ
• Không làm một việc phải làm trong trường hợp có đủ điều kiện thực hiện công việc đó
+ Lạm dụng chức vụ quyền hạn làm một việc vượt quá với chức trách (lạm quyền)
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền han, đã lạm dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật Phòng chống tham nhũng: 12 hành vi, nhưng trong
BLHS chỉ quy định 7 hành vi, còn 5 hành vi tham nhũng không được tội phạm hóa,
VD: Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Hành vi sử dụng tài sản công) + Hậu quả:
• Thiệt hại về tài sản (Điều 360)
• Gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
• Thiệt hại về thể chất + Mối quan hệ nhân quả: lOMoARcPSD| 36443508
1.2.3. Biểu hiện chủ quan - Lỗi cố ý
- Lỗi vô ý: Điều 360, 362
- Động cơ: động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác (từ Điều 353 đến 359, tất cả
tộiphạm đều có động cơ có ý nghĩa định tội, vì theo Luật Phòng chống tham nhũng thì
tham nhũng là “vì vụ lợi” nên phải có động cơ).
Đọc Nghị quyết 03/2020.
- Mục đích không phải dấu hiệu định tội 1.2.4. Chủ thể
- Chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ, quyền hạn
+ Định nghĩa: khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020-NQ-HĐTP: “Người có chức vụ là
người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định…”
+ Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
+ Các đặc điểm của “người có chức vụ, quyền hạn”:
* Được giao thực hiện một nhiệm vụ, công vụ nhất định (giao một cách chính thức,đúng
thẩm quyền; hình thức giao không có ý nghĩa định tội)
* Có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ (có quyền ra quyếtđịnh
ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác) + Các loại “người có chức vụ, quyền hạn”:
* Người đại diện của chính quyền
* Người thực hiện chức năng tổ chức, điều hành quản lý hành chính trong các cơ quan,tổ chức
* Người thực hiện chức năng hành chính – kinh tế
* Người làm công tác thuần túy về chuyên môn, kỹ thuật nhưng trong một số hoạtđộng,
họ có quyền quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của người khác.
* Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước
(thamnhũng trong lĩnh vực tư)
- Chủ thể thường: Điều 364, 365, 366
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
2.1. Tội tham ô tài sản (Điều 353)
a) Khái niệm: Điều 353
b) Các dấu hiệu pháp lý: lOMoARcPSD| 36443508
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
(tham ô trong lĩnh vực tư tại khoản 6) - Đối tượng tác động:
+ Tài sản phải đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp do cương vị công tác đem lại;
+ Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức; các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
+ Trị giá tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên (trong trường hợp thông
thường) hoặc dưới 2 triệu đồng (trong trường hợp luật định).
(Lưu ý: tài sản không có tính năng đặc biệt) - Mặt khách quan: + CTTP: Vật chất
+ Hành vi: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm
quản lý (Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn như một “công cụ, phương
tiện” để thực hiện hành vi chiếm đoạt; nếu không có chức vụ, quyền hạn thì không thể
thực hiện hành vi chiếm đoạt). + Hậu quả: + Mqh nhân quả: - Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi.
- Chủ thể: Người có trách nhiệm quản lý tài sản do chức vụ quyền hạn đem lại.
2.2. Tội nhận hối lộ (Điều 354)
a) Khái niệm: Điều 354
b) Các dấu hiệu pháp lý:
- Đối tượng tác động: Của hối lộ:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên (trong trường hợp
thông thường) hoặc dưới 2 triệu đồng (trong trường hợp luật định)
+ Lợi ích phi vật chất (hối lộ tình dục, nâng điểm thi, cho đi thi đấu…) - Mặt khách quan:
+ Cấu thành tội phạm: Hình thức
+ Hành vi khách quan: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận
hoặc sẽ nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho
người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. lOMoARcPSD| 36443508
- Chủ thể: Người có thẩm quyền trực tiếp giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ.
2.3. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, làm giảm uy tín của cơ
quan, tổ chức đó, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Mặt khách quan: + Hành vi:
• Trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác hoặc lợi ích phi vật chất dưới mọi hình thức.
• Dùng ảnh hưởng của mình do cương vị công tác đem lại để thúc đẩy người có
chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc
liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm
có lợi cho người đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất. - Mặt chủ quan: + Lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi. Nếu người có chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đến người có chức vụ, quyền hạn khác để họ làm hoặc không làm một việc nào đó có
lợi cho người có việc nhưng không nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác thì
hành vi không cấu thành tội này.
- Chủ thể: Chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ, quyền hạn.
2.4. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.5. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đồng thời gây thiệt hại cho
lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.6. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) lOMoARcPSD| 36443508