-
Thông tin
-
Quiz
Tổng hợp tóm tắt kiến thức chương 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tổng hợp tóm tắt kiến thức chương 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Tổng hợp tóm tắt kiến thức chương 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tổng hợp tóm tắt kiến thức chương 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.1. Khái quát về Nhà nước
1.1.1. Khái niệm nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người
được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã
hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội
1.1.2. Chức năng nhà nước
Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước
nhằm thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. Chức năng của nhà nước thể hiện
bản chất của nhà nước, thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp thống trị. Bất kỳ
kiểu nhà nước nào cũng có hai chức năng:
- Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong
nội bộ đất nước, bảo đảm trật tự ổn định xã hội, trấn áp những phần tử chống đối,
hoạt động quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội... của nhà nước.
- Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động của nhà nước trong phòng
thủ đất nước, quan hệ với các nước và các dân tộc khác…
Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và
phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chủ yếu để
thực hiện chức năng của nhà nước đó là: lập pháp (xây dựng và ban hành pháp
luật), hành pháp (tổ chức thực hiện pháp luật) và tư pháp (bảo vệ pháp luật).
1.1.3. Hình thức và bộ máy nhà nước
1.1.3.1. Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ chức và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước là một khái niệm chung, được hợp thành bởi ba yếu tố:
hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
- Hình thức chính thể
Là những cách thức, trình tự để lập ra các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà
nước đồng thời xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau cũng như mức
độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
+ Chính thể quân chủ: Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
+ Chính thể cộng hoà: Cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ.
- Hình thức cấu trúc của nhà nước
Hình thức cấu trúc có hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
Ngoài ra, còn có một loại nhà nước không phổ biến nữa đó là nhà nước liên minh.
- Chế độ chính trị
Trong lịch sử, đã tồn tại nhiều chế độ chính trị của các kiểu nhà nước khác
nhau, nhưng tựu chung lại có hai loại chế độ chính trị đó là chế độ chính trị dân
chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
1.1.3.2. Bộ máy nhà nước
Bộ máy Nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương
xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.4. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2. Khái quát về pháp luật
1.2.1. Khái niệm và các hình thức pháp luật
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo
ra trật tự và ổn định xã hội.
Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị,
là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2.1.2. Các hình thức pháp luật + Tập quán pháp. + Tiền lệ pháp
+ Văn bản quy phạm pháp luật
1.2.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật
1.2.2.1. Khái niệm chủ thể của quan hệ pháp luật:
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các
bên, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Chủ thể của quan hệ pháp luật
Căn cứ vào những lợi ích cần bảo vệ mà nhà nước quy định trong pháp luật
những tổ chức, cá nhân được phép tham gia vào quan hệ pháp luật. Những tổ chức,
cá nhân được phép tham gia vào quan hệ pháp luật và những điều kiện cần để tham
gia với tư cách là chủ thể. Tổ chức, cá nhân nào thoả mãn được những điều kiện đó
do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật thì sẽ trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật đó. Khi đó, được coi là có năng lực chủ thể pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của
các quan hệ pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật trở thành người
mang quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
1.2.2.2. Năng lực chủ thể của pháp luật:
Năng lực chủ thể của pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà
nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định. Chủ thể có năng lực pháp luật
thì sẽ được tham gia hoặc phải tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định. Nếu chỉ
có năng lực pháp luật, chủ thể chỉ tham gia một cách thụ động vào quan hệ pháp
luật hoặc được pháp luật bảo vệ trong các quan hệ nhất định. Bởi vì, chủ thể không
thể tự tạo cho mình các quyền và nghĩa vụ pháp lý, những quyền và nghĩa vụ mà
họ có được trong mối quan hệ cụ thể là do ý chí của nhà nước, của người thứ ba (ví
dụ một đứa trẻ được hưởng quyền thừa kế của bố,khi bố chết).
Năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá
nhân bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện
các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Chủ thể có năng lực hành vi sẽ tham gia với tư cách là chủ thể quan hệ pháp
luật một cách độc lập. Độc lập trong việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính không thể tách
rời của chủ thể, nhưng không phải là thuộc tính tự nhiên, sẵn có khi người đó sinh
ra, mà là những thuộc tính pháp lý đều do nhà nước thừa nhận.
Năng lực pháp luật và năng
lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể của
pháp luật. Một chủ thể chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tham gia tích cực
vào quan hệ pháp luật (không thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể); ngược
lại, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.
Không thể có chủ thể quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi.
1.2.2.3. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật: -
bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Cá nhân - Tổ chức.
1.2.4. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
1.2.3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
1.2.3.1.Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có
lỗi, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật được phân biệt với những hành vi
khác bởi bốn dấu hiệu sau:
- Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người / gây nguy hiểm cho xã hội
- Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người mà những hành vi đó
phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm luật là hành vi trái pháp luật nhưng phải có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó.
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách
nhiệm pháp lý, tức là phải hội tụ đủ hai điều kiện, đó là: đủ tuổi chịu trách nhiệm
pháp lý và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Phân loại vi phạm pháp luật + Vi phạm Kỷ luật + Vi phạm Hành chính + Vi phạm Dân sự + Vi phạm Hình sự
1.2.3.2. Trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước
(thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật trong đó bên
vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng
chế nhà nước được quy định ở phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Phân loại trách nhiệm pháp lý + Trách nhiệm kỷ luật + Trách nhiệm Hành chính +Trách nhiệm Dân sự + Trách nhiệm Hình sự