Tổng quan Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Tổng quan Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
MÔN TỔNG QUANG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
GV: Thầy NGUYỄN THANH DŨNG
Họ và Tên: VÕ PHƯỚC TOÀN
Mssv: 2331740206
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM
I. Lịch sử phát triển của Hàng không Việt Nam
Hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) đã
lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ
thô đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực
lượng trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững
bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với
Nhân dân. Trải qua chặng đường hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành
phát triển; ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã xây đắp lên những
thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử của đất nước, của Quân
chủng Phòng không - Không quân, của ngành Giao thông vận tải
(GTVT), để lại những bài học cao quý, những kinh nghiệm thực tiễn sâu
sắc và những kết tinh phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Phần thứ nhất
TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA
NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Tháng 6/1945, Bác Hồ chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng thuộc
thôn Đồng Đon, Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
để vận chuyển quân sự của mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt
Nam (máy bay L5 của Mỹ cất, hạ vận chuyển đưa đón quân đồng minh,
thuốc men, khí từ Côn Minh sang Tân Trào; sân bay dài 400m, rộng
20m). Đây sân bay do chính chúng ta làm nên thể coi sân bay
“quốc tế” đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Sự hình thành sân bay Lũng
tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ giữa ớc ta quân Đồng
Minh chống kẻ thù chungphát xít Nhật. Góp phần vào thắng lợi chung
của Tổng khởi nghĩa cánh mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 9/3/1949 Đại tướng Nguyên Giáp đã ra quyết định thành
lập Ban nguyên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu; đồng chí
Đổng- Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban xây dựng sở ban đầu cho
không quân nhân dân; tìm hiểu hoạt động của không quân Pháp và nghiên
cứu, đề xuất các biện pháp chống lại chúng; chuẩn bị cở sở vật chất tài
liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật, chuẩn
bị điều kiện mở rộng hoạt động khi có thời cơ.
Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; ngày
10/10/1954 cùng với việc tiếp quản Thủ đô theo kế hoạch đã định bộ đội
ta tiến vào sân bay Gia Lâm tiếp quản các vị trí quan trọng; lá cờ đỏ sao
vàng tung bay trên Đài chỉ huy sân bay. Đúng 12 giờ đêm ngày
31/12/1954 từ sân bay Gia Lâm, một bức điện đã phát lên không trung,
báo cho toàn thế giới biết: “Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955, theo giờ
Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sân bay Gia Lâm không
còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn
vào, ra miền Bắc Việt Nam, từ tuyến 17 trở ra, phải xin phép quan
điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt tại sân bay Gia Lâm
- Hà Nội”.
Để chuẩn bị sở ban đầu cho việc xây dựng phát triển không
quân hàng không dân dụng Việt Nam; ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng
ra quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc
Tổng tham mưu trưởng. Ban nhiệm vụ chỉ huy, quản các sân bay
hiện có; tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ tổng tham
mưu nghiên cứu những nội dung về tổ chức xây dựng lực lượng không
quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.
Phần thứ hai
HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI KỲ MIỀN BẮC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI,
ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ
QUỐC (1956-1975)
1. Cục Hàng không dân dụng ra đời
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách
mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa hội, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng miền Bắc
vững về mọi mặt làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh chống Mỹ thống nhất
hai miền Nam Bắc. Trong bối cảnh đó, việc ra đời một tổ chức chính thức
của ngành HKDD của một Nhà nước độc lập yêu cầu xây dựng lực
lượng không quân nhân dân để tăng cường khả năng bảo vệ tổ quốc
một yêu cầu cấp thiết.
Với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng Bác Hồ kính yêu,
ngày 15/01/1956 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ban hành Nghị định
số 666/TT của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không
dân dụng thuộc Thủ tướng phủ, đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành
và phát triển bền vững của HKDDVN.
Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Chính phủ
đặt sở cho việc ra đời một tổ chức vận chuyển hàng không, hội nhập,
giao lưu hàng không với các nước, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng
của cán bộ, chiến mong muốn phục vụ nhân dân đi lại bằng đường
hàng không. Từ đây, hàng năm, ngày 15 tháng 1 được lấy làm ngày
truyền thống của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Hàng không dân dụng Việt Nam góp phần tích cực vào khôi phục, cải
tạo kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc (1956-1959)
Ra đời trong hoàn cảnh kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đất nước tạm
chia làm hai miền nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Chủ
tịch Hồ Chí Minh dưới sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn của Quân ủy
Trung ương Bộ quốc phòng, sự nỗ lực phấn đấu của Ban nghiên cứu
sân bay, sự phối hợp hiệp đồng của các đơn vị quân đội, chính quyền
nhân dân các địa phương, năm 1956 trên toàn miền Bắc khôi phục được 6
sân bay các tỉnh thành phố như: Nội, Hải Phòng, Vinh, Sơn La,
Lai Châu, Quảng Bình đã tạo ra một đầu mối giao thông quan trọng
trung tâm là sân bay Gia lâm.
Sau ngày ra đời, tuy còn rất non trẻ, tháng 2 năm 1956, máy bay
của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bắt đầu thay thế Hàng không
Pháp để phục vụ Uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơ
ne-vơ tại Việt Nam. Đặc biệt cùng thời gian này máy bay LI-2 số hiệu
VN-198 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên cơ chở Bác Hồ và các cán bộ
lãnh đạo Đảng, Nhà nước Quân đội đi công tác trong nước các
nhiệm vụ đặc biệt khác.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, ngày 24/1/1959, Bộ Quốc
phòng ban hành Quyết định 319/QĐ thành lập Cục không quân trên cơ sở
tổ chức lực lượng của Ban nghiên cứu sân bay Cục Hàng không
dân dụng. Ngày 1/5/1959 lực lượng Hàng không dân dụng Không
quân vận tải đã được tăng cường phát triển thành Trung đoàn Không
quân vận tải 919 - đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng, tiền
thân của Đoàn bay 919.
Cuối năm 1959, số lượng máy bay của Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam mới chỉ 10 chiếc, gồm các loại: IL-14, Li-2, AN-2, Mi-4,
Aero-45, Trener nhưng đã thực hiện được 3.735 chuyến bay vận tải hành
khách hàng hóa trên các đường bay trong nước, thiết thực góp phần
khôi phục nền kinh tế miền Bắc công cuộc cách mạng chung của cả
nước.
3. Hàng không dân dụng Việt Nam góp phần thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất tại miền Bắc chi viện cho cách mạng miền Nam (1960-
1964)
Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế hàn gắn vết
thương chiến tranh (1955-1959), miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ cải
tạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chi viện cho cho cách
mạng miền Nam.Để tăng cường công tác quản lực lượng của hàng
không dân dụng đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của hàng không dân
dụng Việt Nam trên trường quốc tế; ngày 7/6/1963, Thủ tướng Chính phủ
ra Quyết định số 39/BT thành lập lại Cục Hàng không dân dụng. Ngày
22/10/1963, Quân chủngPhòng không - Không quân chính thức được
thành lập trên sở quan lượng của Binh chủng Phòng không
Cục Không quân.
Trong tình hình cả nước chiến tranh, cán bộ, chiến không
quân vận tải vừa làm tròn nhiệm vụ quân sự, vừa làm nhiệm vụ bay dân
dụng. Các tổ lái và máy bay mang ký hiệu của Hàng không dân dụng Việt
Nam nhưng thực chất lại là lực lượng quân đội, nằm trong biên chế của
Trung đoàn Không quân vận tải 919 của Cục Không quân. Trung đoàn
919 đã tổ chức hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đường Trường
Sơn; vận chuyển khí, khí tài phục vụ các đơn vị trong Quân chủng
Phòng không - Không quân nhiệm vụ bay đột xuất theo yêu cầu của
công tác sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt trong thời gian này, Hàng không
Việt Nam cùng với Liên lập cầu hàng không Liên - Việt Nam-Lào
để vận chuyển khí đạn dược, lương thực, quân trang, quân dụng,
chuyển quân, bay trinh sát, liên lạc... làm nhiệm vụ quốc tế với cách
mạng Lào.
Bằng những máy bay thô như AN2, LI-2, IL-14, T-28 các chiến
Không quân vận tải đã làm bất ngờ kẻ thù bằng những chiến công hiển
hách: ngày 14/2/1964 hai phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước của
Trung đoàn Không quân vận tải 919 đã dùng máy bay T-28 thu được của
địch bắn rơi máy bay C123 của Mỹ-Ngụy thả biệt kích trên bầu trời Tây
Bắc.
4. Hàng không dân dụng Việt Nam trong công cuộc xây dựng bảo vệ
miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1965-
1975)
Cũng như các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngành hàng
không dân dụng bước vào thực hiện các nhiệm vụ trong thời kỳ này gặp
rất nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại bằng không quân hải quân
của Mỹ gây ra. Về tổ chức, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thời kỳ
này đã sự thay đổi quan trọng việc hình thành các phòng đối ngoại,
vận chuyển, tài chính-thanh toán quốc tế, ban quản trị hành chính, thương
vụ, quản bay, kế hoạch, mặc biên chế của Cục chỉ 36 cán bộ.
Nhằm đápng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, trực tiếp
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân hải quân của
đế quốc Mỹ vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đấu tranh thống nhất
nước nhà. Lực lượng và phương tiện của Không quân và Hàng không dân
dụng không ngừng tăng lên. Về máy bay được trang bị thêm những loại
máy bay vận tải quân sự chở khách với sức chở lớn hiện đại hơn
như trực thăng Mi-6, máy bay AN-24, IL-18.Trong hoàn cảnh chiến
tranh, các cán bộ chiến Trung đoàn tập trung hoàn thành xuất sắc hai
nhiệm vụ vận chyển đường không, trực tiếp tham gia chiến đấu, lập công
xuất sắc, ý nghĩa lịch sử trong truyền thống của Không quân nhân dân
và hàng không dân dụng.
Năm 1966 1967 Trung đoàn 919 đã bắn chìm 04 tàu biệt kích,
bắn bị thương 03 tàu biệt kích khác trên vùng biển Bắc bộ. Đây chiến
công trên mặt trận không đối biển. Ngày 12/01/1968 đánh bom phá huỷ
hoàn toàn trạm rađa chỉ huy máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc trên đồi
Pathí (Lào). Đây là chiến công vang dội trên mặt trận không đối đất.
Về bay chuyên cơ, Trung đoàn 919 thực hiện được 200 chuyến bay, đưa
đón Bác Hồ, các đồng chí Lãnh đạo Đảng Nhà nước, Quân đội Việt
Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với các nước bạn Lào Campuchia
đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối.
Trong chiến dịch Tết Mậu thân năm 1968, các chiến sĩ Không quân
vận tải (Hàng không dân dụng) đã dũng cảm, táo bạo vượt qua tuyến
17 chở khí, lương thực chi viện cho quân dân ta anh dũng đánh
địch mặt trận Trị - Thiên Huế. Những cánh bay với ý chí quyết tâm
cao miền Nam ruột thịt đã bay trong đêm tối, sương dày đặc rất
khó tìm mục tiêu, nhiều tổ bay đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường.
Trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975 chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, Hàng không dân dụng Không quân vận tải đã dốc toàn
lực tham gia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu thần
tốc của mặt trận. Quân địch thua chạy rút khỏi sân bay đâu, cầu hàng
không được nối ngay tới đó để nhanh chóng tiếp tế khí, đạn dược,
lương thực, thuốc men cấp cứu thương binh. Ngày 15/5/1975, chiếc máy
bay chuyên cơ của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bay từ Thủ đô
Nội vào thành phố Sài Gòn chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đoàn
đại biểu Đảng, Nhà nước ta vào dự lễ đại thắng giải phóng đất nước.
Phần thứ ba
NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
KHÔNG NGỪNG MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC (1976-1989)
1. Đất nước thống nhất, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời,
tiếp tục thực hiện song song hai nhiệm vụ kinh tế hàng không dân dụng
và phục vụ quốc phòng
Sau khi đất nước thống nhất, nhu cầu đi lại bằng đường hàng
không giữa hai miền rất lớn, đồng thời đòi hỏi hàng không dân dụng phải
trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Do vậy, Ngày
11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/CP về việc thành
lập Tổng cục Hàng không dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ
nhưng về mặt tổ chức quản chỉ đạo xây dựng ngành Hàng không
dân dụng vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng.
cấu tổ chức Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam gồm
cục tham mưu, cục chính trị, cục vận chuyển, cục kỹ thuật-vật tư, cục hậu
cần, vụ kế toán-tài vụ, vụ t chức-cán bộ, văn phòng, phòng thiết kế
bản và các sân bay tại 3 miền Bắc Trung Nam. Tổng cục Hàng không dân
dụng các đơn vị sản xuất phục vụ sản xuất trực thuộc Đoàn bay
919 hoạt động trên 11 sân bay: Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Rạch
Giá, Đà Nẵng, Đồng Hới, Phú Bài, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Nha
Trang, Quy Nhơn. Lúc này tổng số có 42 chiếc máy bay các loại.
Tháng 6/1976, Tổng cục ra quyết định về việc thay số đăng ký, sơn
cờ chữ trên các loại máy bay để thống nhất quản nhà nước chủ
quyền quốc gia đối với phương tiện vận tải hàng không phù hợp với
tập quán quốc tế.Tiến hành mở lại đường bay A1 (trục Băng Cốc Hồng
Công); thảo luận về việc khôi phục quyền kiểm soát, quản điều
hành Vùng thông báo bay (FIR) Sài Gòn nay là FIR Hồ Chí Minh.
2. Hàng không dân dụng Việt Nam vừa làm kinh tế vừa góp phần đánh
thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Tây Nam phía
Bắc.
Năm 1977-1978, tình hình biên giới Tây Nam biên giới phía
Bắc bắt đầu có xung đột trang căng thẳng. Lực lượng hàng không vừa
tách ra khỏi không quân vận tải, đang hình thành tổ chức và xây dựng lực
lượng thì nhiệm vụ quốc phòng trong thời gian này được ưu tiên hàng đầu
nhưng nhiệm vụ vận chuyển hàng không vẫn phải đảm bảo. Trong thời
gian này, hàng không Việt Nam đã huy động tối đa máy bay hiện có, vận
chuyểncán bộ chiến sĩ, khí đạn dược, khí tài, quân trang, quân dụng,
thuốc men, chi viện kịp thời, góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta
nhân dân Cam-pu-chia.
Từ ngày 20/8/1976, Chính phủ cho phép Ngành hàng không dân
dụng bán vé hành khách và cước hàng hóa, tuy nhiên đối tượng được mua
rất hạn chế, thủ tục chặt chẽ, phức tạp. Trong thời gian từ 1976-1979, các
chuyến bay trong nước, vận chuyển được 1.161.928 lượt hành khách,
8.624 tấn hàng hóa, bưu kiện; tuyến bay nước ngoài vận chuyển được
40.000 lượt khách, 700 tấn hàng hóa; chỉ huy cất hạ cánh an toàn 2.514
chuyến bay, đảm bảo 50.000 giờ bay an toàn trong và ngoài nước; thường
xuyên 70% máy bay tốt; đồng thời tiếp nhận và làm chủ được các loại
máy bay mới mua của Liên như YAK-40, TU-134; về công tác đào
tạo nguồn nhân lực, ngày 24/3/1979, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định thành
lập Trường Hàng không Việt Nam. Đến năm 1980, không chỉ đào tạo
nguồn nhân lực cho Ngành Nhà trường đã giúp Lào Campuchia
đào tạo được học viên hàng không.
3. Hàng không dân dụng Việt Nam từng bước chuyển từ chế bao cấp
sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa
Bước vào những năm 80, kinh tế đất nước tiếp tục khủng hoảng
sâu sắc, kéo dài. Chính sách cấm vận của Mỹ gây khó khăn lớn cho sự
phát triển kinh tế nói chung hàng không dân dụng nói riêng. Trước
tình hình đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục Năm 1981 xác định,
phát triển ngành hàng không với 3 mục tiêu: vận tải hàng không; dịch vụ
hàng không sản xuất chế biến, trong đó vận tải hàng không khâu
trung tâm. Tổng Cục đã mạnh dạn từng bước đổi mới tổ chức, giảm khâu
trung gian; cải tiến công tác quản kinh tế, xóa bỏ dần lề lối làm việc
hành chính, quan liêu, bao cấp nặng nề, từng bước đi vào hoạch toán kinh
doanh. Sân bay Tân Sơn Nhất bước đầu xây dựng định mức; Sân bay Nội
Bài cải tiến suất ăn nóng trên máy bay các tuyến quốc tế; nhiều đơn vị
vận dụng trả lương theo hiệu quả lao động, thưởng, giải quyết bữa ăn
trưa.. Năm 1984, Tổng Cục tiến hành phân cấp quản lý; hệ thống đòn bẩy
kinh tế như: tiền lương, hợp đồng kinh tế, phân phối quỹ sử dụng với các
mức độ khác nhau. Năm 1985 hạch toán kinh tế đã được thực hiện đến
từng đầu mối trực thuộc.
Để hàng không dân dụng Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với
hàng không dân dụng quốc tế, ngày 1/3/1980, Chính phủ Việt Nam tuyên
bố gia nhập Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế tại Chicago.
Theo Điều 92 của Công ước, Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)
ngày 12/4/1980. Sau khi được chính thức công nhận thành viên chính
thức của ICAO, Tổng cục trưởng hàng không dân dụng Việt Nam Trần
Mạnh lần đầu tiên tham dự Đại hội đồng ICAO lần thứ 23 tại Ca-na-đa.
Tại diễn đàn này, Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của cộng đồng
hàng không dân dụng quốc tế đối với việc trao lại quyền điều hành vùng
thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh cho Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển, Tổng Cục Hàng không dân
dụng Việt Nam quan tâm đến việc phát triển các cảng hàng không sân
bay. Năm 1982, Nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài; Nhà khách A sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất được khánh thành. Trong đó Nhà Ga hàng
không quốc tế Nội Bài công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc.
Bên cạnh đó các sân bay còn được trang bị thêm các thiết bị như ra đa
thời tiết, đài chỉ huy cất, hạ cánh hệ thống chỉ huy bay đường dài cho máy
bay quá cảnh, các trạm thông tin liên lạc. Đặc biệt bên cạnh thế hệ tàu
bay do Liênchế tạo, năm 1983 ngành Hàng không Việt Nam đưa vào
sử dụng thêm máy bay Boeing B-707.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với duy kinh tế nhạy bén, tận dụng
tối đa mọi nguồn lực, nhanh chóng nắm bắt những cơ hội của nền kinh tế
thị trường, Tổng Cục Hàng không dân dụng đã đề nghị Hội đồng Bộ
trưởng cho phép tự cân đối một số nguồn thu chi ngoại tệ nhằm thực hiện
cơ chế tự chủ kinh doanh và đầu tư, đề nghị Tổng Cục tách khỏi Bộ Quốc
phòng, trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hàng không dân dụng Việt Nam
chuẩn bị hành trang bước sang thập kỷ 90 với nhiều thay đổi quan trọng
có tính bước ngoặt.
Phần thứ tư
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1989 - 2015
Hàng không dân dụng Việt Nam đổi mới, tách khỏi chế quốc
phòng, phân định chức năng quản nhà nước chức năng sản xuất
kinh doanh. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định
số 112/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ bộ máy tổ chức của
Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, thực hiện chức năng
quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng và Quyết định 225/CT về
việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng
vận tải hàng không các dịch vụ đồng bộ. Nghị định 112/HDBT nêu
“Hàng không dân dụng Việt Nam ngành kinh tế, kỹ thuật của Nhà
nước; Tổng Cục Hàng không dân dụng quan trực thuộc Hội đồng
Bộ trưởng”. Nghị định 112/HĐBT Quyết định 225/CT của Hội đồng
Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là một bước ngoặt lịch sử của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Từ nay quan quản nhà
nước về Hàng không dân dụng quan dân sự, các đơn vị hoạt động
kinh tế là một tổ chức kinh tế quốc doanh
Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT,
thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải và Bưu điện. Cục Hàng không dân dụng Việt nam là cơ quan quản
nhà nước về hàng không dân dụng, cách pháp nhân, con dấu
ngân sách riêng, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà ớc. Ngành
Hàng không Việt Nam chính thức chuyển từ hoạch toán tập trung toàn
ngành sang cơ chế hoạch toán độc lập.
Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã công văn 86/TB
thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển
của Ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập
trung xây dựng phát triển Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam
thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức phục vụ các yêu cầu
phát triển kinh tế - hội trong nước cũng như tranh thủ mọi khả năng
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các
yêu cầu phát triển văn hóa hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Cục HKDD Việt Nam quan quản nhà nước đối với mọi doanh
nghiệp hàng không. Vì thế cần tách chức năng quản lý nhà nước của Cục
HKVN với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hàng
không khác.
Từ tháng 5 năm 1993, Ngành HKDD Việt Nam đã chính thức hoạt
động theochế mới. Theo Nghị định 242/HĐBT và Quyết định 36/TTg
của Thủ tướng Chính phủ toàn ngành sắp xếp và tổ chức theo hướng tách
khối quản nhà nước ra khỏi khối sản xuất kinh doanh. Theo đó, Cục
Hàng không Việt Nam quan quản nhà nước về chuyên ngành
HKDD Việt Nam trong cả nước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh 13
doanh nghiệp; trong đó hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) là doanh nghiệp lớn nhất.
Thời kỳ phát triển toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động về hàng
không dân dụng Việt Nam
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hàng không
Hệ thống pháp luật quy hoạch ngày càng được hoàn chỉnh. Đây
sở để Ngành đổi mới tổ chức, chế quản lý, cải cách hành chính,
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, để
từ đó Ngành có sự phát triển toàn diện hơn về nhiều mặt, đầu tư phát triển
hạ tầng hàng không, quản khai thác cảng hàng không sân bay. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế được xây dựng cập
nhật theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan
trọng để điều chỉnh các mối quan hệ về hoạt động hàng không dân dụng
đối với các tổ chức, các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được phép
hoạt động kinh doanh hàng không. Tại kỳ họp thứ 7, khóa IX, ngày
20/4/1995, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật HKDDVN đã ban hành ngày 26/12/1991.
Nội dung sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng không
dân dụng, quản bay, quản khai thác cảng hàng không sân bay,
công tác an ninh, an toàn hàng không. Ngày 22/6/2006, Luật HKDDVN
sửa đổi đã được Quốc hội thông qua chính thức hiệu lực từ ngày
01/1/2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không đã
ban hành hệ thống văn bản pháp luật các chính sách điều tiết vận tải
hàng không phù hợp. Ngành HK đã chủ động, linh hoạt trong hội nhập
quốc tế theo hướng tự do hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của
thị trường hàng không, đặc biệt chính sách của Nhà nước cho phép mở
rộng đối với các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hàng
không; khuyến khích và bảo đảm các quyền cho các hãng HK nước ngoài
khai thác đi/đến Việt Nam.
2. Phát triển vận tải hàng không
Chính sách tự do hóa vận tải HK theo lộ trình đã phát huy hiệu
quả, đảm bảo mở rộng thị trường cho các hãng HKVN, khuyến khích các
hãng HK quốc tế bay vào Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của thị trường vận tải HK. Tổng thị trường vận chuyển hành
khách năm 2014 đạt 33,15 triệu, tăng bình quân giai đoạn 2010-2014
12%/năm; hàng hoá đạt 741 nghìn tấn, tăng bình quân 12,8%/năm. Chính
sách xã hội hoá vận tải HK đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia. Hiện nay cả 4 hãng HK của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar
Pacific Airlines, VASCO, Vietjet Air) đều hãng HK cổ phần, nhân
hoặc liên doanh với nước ngoài; đang khai thác 56 đường bay quốc tế, 46
đường bay nội địa. Thị trường vận tải nội địa đã sự cạnh tranh quyết
liệt, lợi cho người tiêu dùng. Đến hết tháng 5/2015, về vận chuyển
hành khách, Vietnam Airlines chiếm 49,3%, VietJet Air chiếm 34,4%,
Jetstar Pacific chiếm 14,5%, VASCO chiếm 1,8% thị phần nội địa. Tính
đến tháng 12/2014 51 hãng HK nước ngoài khai thác 83 đường bay
quốc tế đến Việt Nam. Các hãng HKVN chiếm 46,9% thị phần vận
chuyển hành khách quốc tế và 11,7% thị phần vận chuyển hàng hóa quốc
tế
Việc ưu tiên phát triển đội tàu bay sở hữu đã tạo tiền đề cơ bản cho
sự tăng trưởng, nâng cao vị thế của HKVN. Đội tàu bay được phát triển
đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Đến
tháng 5/2015 đội tàu bay của các hãng HKVN 136 chiếc, trong đó
109 tàu bay cánh bằng vận chuyển HK thường lệ, 03 tàu bay cánh bằng
vận chuyển HK chung 24 tàu bay trực thăng; độ tuổi trung bình của
các tàu bay 6 tuổi; số lượng tàu bay sở hữu 48 chiếc, chiếm tỷ lệ
42,9%. Các hãng HKVN đã đưa vào khai thác các chủng loại tàu bay
mới, hiện đại thông dụng trên thế giới như: B.777, A.330, A.321,
A.320, ATR72. Đặc biệt, trong năm 2015, HKVN đã tiếp nhận máy bay
thân rộng thế hệ mới A350-900 với sức chứa tối đa 305 hành khách tại
Pháp vào ngày 30/6/2015 chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner tại
Washington DC dưới sự chứng kiến của Tổng thư Nguyễn Phú Trọng
nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thư tại Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ. Đây một sự kiện quan trọng trong lộ trình thay thế toàn bộ máy
bay hiện nay sang loại thân rộng thế hệ mới trong vòng ba năm tới, đưa
Việt Nam trở thành nước đầu tiên châu Á-Thái Bình Dương đồng thời
tiếp nhận, khai thác hai loại máy bay hiện đại thế hệ mớiBoeing 787-9
Dreamliner và Airbus A350-900 XWB. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng
tàu bay, huấn luyện đào tạo phi công, tiếp viên đã phát triển vượt bậc,
đảm nhiệm được 100% tất cả các loại tàu bay của các hãng HKVN.
Hoạt động quản vận tải HK được thực hiện chặt chẽ, kiểm soát
năng lực, kế hoạch hoạt động khai thác vận chuyển của các hãng HK; bảo
đảm quyền kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của các hãng HKVN;
khuyến khích cạnh tranh đồng thời bảo đảm môi trường cạnh tranh lành
mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ lợi ích của người dân sử
dụng dịch vụ; đồng thời thực hiện soát, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp. Thực hiện đồng bộ trong toàn Ngành Đề án tái cấu vận tải
HK.Vận tải hàng không đã tạo ra những ớc phát triển đột phá, năng
động trong hội nhập kinh tế quốc tế, vươn tới các châu lục trở thành
một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch các hoạt động thương
mại, văn hoá giữa Việt Nam với thế giới.
3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cảng hàng không, sân bay
Hoàn thành quy hoạch 25/26 CHK trong hệ thống cảng HK, SB
toàn quốc, góp phần định hướng phát triển dài hạn cân đối, đồng bộ
đúng hướng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - hội của đất nước.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng cung cấp dịch vụ cảng HK, SB, năng lực
và điều kiện khai thác hệ thống công trình, thiết bị cảng HK, SB, năng lực
của nhân viên HK trong lĩnh vực khai thác cảng HK, SB. Triển khai đồng
bộ, hiệu quả Đề án Nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý, khai thác
kết cấu hạ tầng HK; cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký,
Giấy chứng nhận khai thác cho 21/21 cảng HK, SB; cấp giấy phép cung
cấp dịch vụ HK cho 28 doanh nghiệp. Hoàn thành phê duyệt tài liệu Hệ
thống quản an toàn (SMS) cho 21/21 cảng HK; phê duyệt Kế hoạch
khẩn nguy cho 21/21 cảng HK.
Ngày 08/02/2012, theo Quyết định của Bộ Giao thông vận tải đã
hợp nhất 3 Tổng công Cảng HK miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành
Tổng công ty Cảng HKVN (ACV). Việc sáp nhập 3 Tổng công ty CHK
miền Bắc, miền Trung, miền Nam đã góp phần tập trung nguồn lực của
doanh nghiệp vào đầu tư nâng cấp hệ thống CHK, SB. Trong vòng 3 năm
qua kể từ khi thành lập, Tổng công ty CHKVN đã phát huy mạnh mẽ
nguồn lực ưu thế của mình để tận dụng khai thác đạt hiệu quả tối ưu trên
các mặt. Do chủ động điều tiết nội lực của Tổng công ty CHKVN cho
đầu tư phát triển hệ thống mạng CHK, SB toàn quốc, năng lực cạnh tranh
chung của các CHK, SB Việt Nam đối với khu vực được tăng lên. Giai
đoạn 2001-2014 đã tiến hành xây dựng mới CHK Đồng Hới CHKQT
Phú Quốc; Cải tạo, nâng cấp các CHKQT: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai, Nội Bài các CHK, SB nội địa:
Côn Sơn, Rạch Giá, Liên Khương, Vinh, Thọ Xuân, Buôn Ma Thuột, Tuy
Hòa. Trong đó hoàn thành đưa vào khai thác các công trình trọng điểm
như: Nhà ga hành khách T1 CHKQT Nội Bài; Nhà ga hành khách quốc tế
SB Tân Sơn Nhất; nhà ga hành khách CHKQT Cam Ranh; khu bay
nhà ga hành khách CHK Liên Khương; CHKQT Phú Quốc; CHK Đồng
Hới; SB Thọ Xuân; khu bay nhà ga hành khách CHKQT Cần Thơ;
đường CHC 35R/17L nhà ga hành khách quốc tế SB Đà Nẵng; đường
CHC, sân đỗ nhà ga hành khách CHKQT Phú Bài; nhà ga hành khách
mở rộng sân đậu tàu bay CHK Buôn Ma Thuột; khu HKDD Tuy Hòa;
đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách T2nhà khách VIP Nội
Bài; ILS, AWOS đèn hiệu hàng không Đồng Hới; đèn hiệu hàng
không ILS Thọ Xuân; đường CHC 25R/07L nhà ga T1 Tân Sơn
Nhất mở rộng; Sửa chữa đường CHC 1A Nội Bài.
Ngoài ra ngành HKDDVN đang triển khai nhiều dự án lớn như:
Dự án đầu xây dựng Nhà ga hàng khách Cảng HKQT Cát Bi (công
suất 4 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành trong Quý II/2016); dự
án đầu xây dựng Khu hàng không dân dụng - Cảng hàng không Thọ
Xuân (có công suất thiết kế 1,2 triệu hành khách/năm, khả năng mở
rộng nâng lên 2 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành đưa vào
khai thác trong tháng 01/2016).
Dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã được
Quốc Hội thông qua với diện tích đất của Dự án 5.000 ha, tổng mức
đầu cho dự án 336,763 tỷ đồng. Dự án sử dụng một phấn vốn ngân
sách Nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng
không, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn đối tác công (PPP) các
loại vốn khác theo quy định của pháp luật. Về thời gian lộ trình thực
hiện dự án được chia thành 3 giai đoạn. Chậm nhất đến năm 2025 hoàn
thành đưa vào khai thác. Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn
thành, sân bay này 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế thể
phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747,
có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu
khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm. Theo kế
hoạch sân bay Long Thành sẽ một Cảng trung chuyển hàng không
quốc tế của khu vực.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không đã đang được triển khai
đầu xây dựng đúng theo Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển
phù hợp với quy hoạch CHK, SB được duyệt; hiện tại đang phát huy
hiệu quả. Việc đầu nâng cấp kết cấu hạ tầng hàng không giai đoạn
2001-2014 đã tăng cường bản năng lực phục vụ của các CHK điều
hành bay, đáp ứng phần lớn nhu cầu phát triển của thị trường vận tải hàng
không trong nước cũng như thế giới, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế đất nước, tạo dựng hình ảnh
tốt đẹp và vị thế của hàng không Việt Nam trên trường quốc tế
Tính đến tháng 12/2014 ngành HKDD Việt Nam quản 22 cảng
HK, trong đó có 21 cảng HK hiện đang khai thác, có 08 cảng HKQT (Tân
Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Cát Bi,
Vinh), các cảng HK được đầu ngày càng hiện đại, đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế về khả năng tiếp nhận tàu bay, trong đó 25% các cảng HK
đạt cấp 4D, 4E có khả năng tiếp thu tàu bay thân rộng như B777, B747 và
tương đương; 45% các cảng HK đạt cấp 4C, có khả năng tiếp thu tàu bay
A320/A321 tương đương; 30% các cảng HK đạt cấp 3C cảng HK
nội địa khả năng tiếp thu tàu bay CRJ900/ATR72/F70... Hệ thống
cảng HK, SB Việt Nam hiện nay tổng công suất thiết kế tính đến hết
tháng 3/2015 58 triệu lượt hành khách, 666 nghìn tấn hàng hóa.Năm
2014, hành khách qua cảng HK đạt 50,7 triệu lượt hành khách, tăng bình
quân giai đoạn 2010-2014 12,6%/năm; hàng hoá đạt 895 nghìn tấn,
tăng bình quân 11,4%/năm; cất hạ cánh đạt 372 nghìn lần chuyến, tăng
bình quân 11%/năm.
Tổng vốn đầu cho kết cấu hạ tầng cảng HK, SB 48.317 tỷ đồng,
chiếm 38,5% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành HK. Trong đó: nguồn vốn
NSNN TPCP 6.154 tỷ đồng (13%); nguồn vốn doanh nghiệp của
ACV là 19.391 tỷ đồng (40%); nguồn vốn ODA do ACV vay lại từ Chính
phủ 17.481 tỷ đồng (36%); nguồn vốn nhân 5.291 tỷ đồng
(11%).Nguồn vốn đầu từ NSNN chiếm tỷ trọng 13%, ngoài NSNN
chiếm 87%; nguồn vốn đầu từ Nhà nước chiếm 89%, ngoài Nhà nước
chiếm 11%.
4. Phát triển quản lý điều hành bay
Sau hơn 18 năm đấu tranh bền bỉ, khôn khéo cương quyết, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, cùng sự giúp đỡ của các bộ, ngành, địa
phương bạn quốc tế, Hàng không dân dụng Việt Nam đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử đấu tranh giành lại quyền kiểm soát phần phía
Nam FIR Hồ Chí Minh. Ngày 08/12/1994 đã đi vào lịch sử Hàng không
Việt Nam giành lại quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh,
đó là mốc son cùng quan trọng trên các phương diện kinh tế, kỹ thuật,
ngoại giao và an ninh quốc phòng.
Hiện nay HKDD Việt Nam đang điều hành hai vùng thông báo bay
(FIR Hồ Chí Minh FIR Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt
Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam quản
rộng 1,2 triệu km2, với 03 khu vực kiểm soát tiếp cận, 21 khu vực kiểm
soát tại sân bay trên phạm vi toàn quốc, 25 đường HK nội địa 35
đường HK quốc tế trong đó các đường bay với mật độ hoạt động bay
lớn của khu vực thế giới; hơn 320 hệ thống thiết bị; 04 hệ thống rada
cấp 7 hệ thống rađa thứ cấp; 70 sở cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay cùng 2 Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Nội
Hồ Chí Minh cùng các đài kiểm soát không lưu tại tất cả các cảng HK; 21
sở khẩn nguy sân bay 04 sở hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn; đặc
biệt hệ thống Đài ADS-B (sắp tới bổ sung hệ thống VHF) trên Đảo
Trường Sa lớn, Đảo Song Tử tây Côn Đảo. Các sở điều hành bay,
hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, đổi mới bản theo công nghệ tiên tiến,
hiện đại;bản hoàn thành mạng thông tin VHF, mạng ra đa giám sát hệ
thống, đài dẫn đường DVOR/DME trên toàn quốc. Chất lượng cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ngày càng được nâng cao; công tác phối
hợp, hiệp đồng với quan quản bay quân sự được thực hiện thường
xuyên, chặt chẽ; xử kịp thời các tình huống, sự cố xảy ra, được bạn
quốc tế đánh giá cao.Trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014) điều
hành an toàn 2.831.810 lần chuyến bay (trong đó 1.732 chuyến bay
chuyên cơ), tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm. Năm 2014 sản lượng
điều hành bay đạt 560 nghìn lần chuyến.
Thực hiện hiệu quả Dự án “Nâng cao năng lực chuyển đổi sang hệ
thống CNS/ATM mới”. Việc chuyển đổi dẫn đường hiện tại sang dẫn
đường theo tính năng (PBN) chuyển đổi toàn diện mang tính đột phá
trong nh vực bảo đảm hoạt động bay. Triển khai các trạm ADS-B mặt
đất VHF thuộc chương trình đầu hệ thống ADS-B trên toàn quốc;
thành lập đội bay hiệu chuẩn hệ thống thiết bị dẫn đường, giám sát; hoàn
thiện từng phần mạng ATN mới (AMHS); xây dựng và thực hiện lộ trình
nâng cấp Khối hàng không ASBU (Aviation System Block Upgrade); ban
hành mới, sửa đổi bổ sung hơn 100 phương thức bay tiêu chuẩn thời
tiết tại 07 cảng HKQT và 15 cảng HK địa phương.
Chặng đường hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã
ghi nhận biết bao tấm gương trung với Đảng, hiếu với dân, dũng cảm
quên mình, chí nghĩa, chí tình góp phần làm nên những chiến công tiêu
biểu trong trang lịch sử truyền thống của Ngành. Để một ngành
HKDD Việt Nam phát triển như ngày hôm nay, chúng ta không thể quên
được những người đã công xây dựng ngành Hàng không từ những
ngày đầu, tạo điểm tựa vững chắc cho Hàng không phát triển. Chúng ta
cũng không thể quên công lao của hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong 60 năm qua đã đang hăng say
lao động, cống hiến sức lực, trí tuệ cho Ngành ngày một phát triển hiện
đại.
Hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã nhiều lần
thay đổi tổ chức cấu để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng
thời kỳ cách mạng. Nhưng tổ chức cấu thay đổi trong bất
cứ điều kiện nào, Hàng không dân dụng Việt Nam vẫn phấn đấu, vượt lên
mọi hoàn cảnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đáp ứng được sự tin cậy
của Đảng và Nhà nước và nhân dân.
*Vai trò của ngành Hàng không Việt Nam
-Ngành hàng không có một tiềm năng phát triển và đóng góp to lớn
cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng.
-Tham gia vào các hoạt động nằm trong lĩnh vực quản trẻ ngang
hóa giao lưu văn hóa hục đẩy phát triển du lịch.
-Tạo môi trường thu hút vốn đầu nước ngoài nước ngoài hỗ trợ
hoàn hiện những yếu tố còn thiếu hợp kết hợp với nguồn lựcsẵn từ đó
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-Góp phần rút ngắn khoảng cách để lấy giữa các nơi
-Đảm bảo an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền không phận.
II. H thống quản nhà nước ngành Hàng không tại Việt
Nam.
1. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về HKDD
Xuất phát từ sự cần thiết trên, quản nhà nước về HKDD bao
gồm cả quản nhà nước nói chung lẫn quản nhà nước về chuyên
ngành HKDD. Nội dung quản nhà nước về HKDD Việt nam được
quy định tại Điều 8 Luật HKDD Việt nam, gồm:
1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về
HKDD.
2) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
chính sách phát triển ngành HKDD.
3) Quản về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam
vùng thông báo bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt
động bay.
4) Quy hoạch, quản việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay;
chủ trì, phối hợp hoạt động của các quan quản nhà nước của các
tổ chức khác tại cảng hàng không, sân bay.
5) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.
6) Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
7) Quản việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu
bay, động tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay
các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt động HKDD.
8) Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ,
tài liệu khác liên quan đến hoạt động HKDD.
9) Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động HKDD; tổ chức
bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay
đặc biệt.
10) Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn điều tra sự cố, tai nạn tàu
bay.
11) Hợp tác quốc tế về HKDD.
12) Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành HKDD.
13) Quản hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực HKDD; bảo
vệ môi trường trong hoạt động HKDD.
14) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo xử vi phạm
trong hoạt động HKDD.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng ở Việt nam
được quy định tại Điều 9 Luật HKDD Việt nam, gồm:
1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
3) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam;
giám sát hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
trong việc tổ chức sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động hàng không
dân dụng.
4) Bộ, quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
5) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.
2. Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD là những nội dung quản
nhà nước đặc trưng riêng cho ngành HKDD do cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về HKDD thực hiện (nhà chức trách hàng không) nhằm
vừa đảm bảo xử hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống
giao thông vận tải, bảo đảm cho các hoạt động vận tải hàng không được
an toàn, vừa xử hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia
với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không.
cấu quản nhà nước chuyên ngành HKDD bao gồm quản
nhà nước chuyên ngành HKDD trung ương quản nhà nước
chuyên ngành về HKDD tại địa phương.
Quản nhà nước chuyên ngành HKDD trung ương,
thường quan HKDD (Civil Aviation Authority), thực hiện
chức năng quản nhà nước chuyên ngành HKDD trong phạm vi toàn
quốc.
Quản nhà nước về HKDD tại địa phương, thường nhà chức
trách hang không sân bay (Airport Authority), thực hiện chức năng
quản nhà nước chuyên ngành HKDD tại các cảng hàng không, sân
bay.
3. Đặc trưng của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Đặc trưng chủ yếu của quản nhà nước chuyên ngành HKDD
được thể hiện thông qua 2 chính sách vận tải hàng không chính sách
điều tiết và bảo hộ vận tải hàng không.
a) Chính sách điều tiết vận tải hàng không
Chính sách điều tiết vận tải hàng không được thực hiện bằng công
cụ chủ yếu qua quyền vận chuyển. Quyền vận chuyển hàng không
(thường gọi là thương quyền) quyền khai thác thương mại vận chuyển
hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay
khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
Thương quyền yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện
chủ quyền của quốc gia đó đối với việc khai thác thương mại lãnh thổ
của mình bằng đường hàng không. Thông qua quyền vận chuyển nhà
nước thể điều tiết vận tải hàng không của quốc gia mình nhằm hạn
chế hoặc thúc đẩy cạnh tranh để vừa bảo hộ hợpcác hãng hàng không
trong nước, vừa tạo điều kiện phát triển giao lưu quốc tế bằng đường
hàng không bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện nay phần lớn các quốc
gia đều chỉ cấp quyền vận chuyển nội địa cho các hang hàng không trong
nước, còn quyền vận chuyển quốc tế được trao đổi qua các hiệp định
song phương và đa phương theo nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, bình
đẳng về hội khai thác, về quyền lợi nghĩa vụ giữa các hãng hàng
không trong nước và các hãng hàng không nước trao đổi thương quyền.
nước ta, đến năm 2008, đã kết Hiệp định hàng không với 56
nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các cường quốc kinh tế trên thế
giới. Đây sở pháp quan trọng các hãng HKVN các nước liên
quan mở đường bay thỏa thuận. Bên cạnh các hiệp định hàng không song
phương, Việt Nam cũng tham gia các hiệp định hàng không đa phương
như Hiệp định đa phương về vận tải hàng không Cămphuchia, Lào,
Miama, Việt Nam (CLMV). Phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước,
trong những năm qua Việt Nam, bắt đầu áp dụng chính sách vận tải hàng
không theo hướng tự do hóa trong nước cũng như với các nước khu
vực trên cơ sở song phương cũng như đa phương, từng bước nới lỏng các
hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết lộ trình đảm bảo vừa bảo
hộ một cách hợp vừa thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải HKVN phát
triển, tiến tới từng bước mở cửa bầu trời theo xu thế khu vực trên thế
giới.
b) Chính sách bảo hộ vận tải hàng không
Chính sách bảo hộ vận tải hàng không chủ yếu được các quốc gia
thực hiện với vận tải hàng không quốc tế. Sự hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực vận tải hàng không đòi hỏi từng bước phải tự do hóa cạnh tranh trên
thị trường vận tải hàng không quốc tế. Đối với các hãng hàng không còn
những khoảng cách tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì việc
mở cửa hoàn toàn bầu trời sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng tồn tại
phát triển của hãng. vậy, các quốc gia cần phải chính sách cạnh
tranh bảo hộ hợp để vừa thúc đẩy các hãng hàng không của mình
phát triển cạnh tranh một cách hiệu quả. Các chính sách bảo hộ đối
với vận tải hàng không quốc tế thường được các quốc gia xem xét gồm: -
Bảo hộ nhà nước đối với thị trường và giá cước vận tải hàng không
quốc tế, chủ yếu qua hiệp định vận tải hàng không song phương. Trên
sở hiệp định song phương, bảo hộ nhà nước về thị trường giá cước
vận tải hàng không quốc tế đảm bảo hội bình đẳng công bằng cho
2 quốc gia, thể hiện qua các nội dung như: Chỉ định một hoặc một số
hãng hàng không được quyền khai thác trên thị trường vận tải hàng
không; xác định tổng số tải được phép cung ứng quyền khai thác
thương mại cho các hãng hàng không được chỉ định, qua đó khống chế
đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung ứng lượng tải quá mong muốn, lịch cất
hạ, cánh…; thiết lập điều tiết mức giá cước vận tải hàng không quốc
tế giữa các hãng hàng không…
Bảo hộ nhà nước về giá thành vận tải hàng không quốc tế qua các
ưu đãi về giá/phí về các dịch vụ tại sân bay (phí cất hạ cánh, điều hành
bay, nhà ga, sân đậu…) cho các hãng hàng không cần được bảo hộ nhằm
giúp hãng này giảm được giá thành để cạnh tranh được với đối thủ của
mình.
4. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt nam
Qua quá trình phát triển, đến nay cơ quan quản lý chuyên ngành về
HKDD Việt nam trung ương Cục Hàng không Việt nam cảng
hàng không, sân bay là các Cảng vụ hàng không.
4.1. Bộ giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường
sông, hàng hải hàng không trong phạm vi cả nước; quản nhà nước
các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước
tại doanh nghiệp vốn nhà nước thuộc Bộ quản theo quy định của
pháp luật. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về HKDD.
4.2. Cục hàng không Việt nam
Cục HKVNcơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản nhà
nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước Nhà chức
trách hàng không theo quy định của pháp luật. Cục Hàng không Việt
Nam tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVIL AVIATION
ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV. Nhiệm vụ
quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định
số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể
như sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo
thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ ớng
Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm hàng năm,
các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc ngành hàng
không dân dụng trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành
hàng không dân dụng; ban hành tiêu chuẩn sở chuyên ngành hàng
không dân dụng, tiêu chuẩn nhân viên hàng không.
4. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ
thuật chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;
quy định việc áp dụng cụ thể tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chế khai
thác, tài liệu nghiệp vụ phù hợp với pháp luật về hàng không dân dụng;
công bố, phát hành trong nước quốc tế các thông tin, thông báo liên
quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
5. Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
hàng không.
6. Ban hành chỉ thị, huấn lệnh, thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao
gồm cả việc đình chỉ chuyến bay hoạt động của phương tiện, thiết bị,
nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh, an toàn hàng không và duy trì
hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không; tổ chức hệ
thống giám sát, quản an ninh, an toàn, cung cấp dịch vụ hàng không,
| 1/30

Preview text:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
MÔN TỔNG QUANG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
GV: Thầy NGUYỄN THANH DŨNG
Họ và Tên: VÕ PHƯỚC TOÀN Mssv: 2331740206

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
I. Lịch sử phát triển của Hàng không Việt Nam
Hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) đã
lập nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào; phát triển từ nhỏ đến lớn, từ
thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ra đời từ lực
lượng vũ trang nhân dân, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững
bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với
Nhân dân. Trải qua chặng đường hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và
phát triển; ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã xây đắp lên những
thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử của đất nước, của Quân
chủng Phòng không - Không quân, của ngành Giao thông vận tải
(GTVT), để lại những bài học cao quý, những kinh nghiệm thực tiễn sâu
sắc và những kết tinh phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Phần thứ nhất
TỔ CHỨC TIỀN THÂN CỦA
NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Tháng 6/1945, Bác Hồ chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc
thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
để vận chuyển quân sự của mặt trận Đồng Minh cho Cách mạng Việt
Nam (máy bay L5 của Mỹ cất, hạ vận chuyển đưa đón quân đồng minh,
thuốc men, vũ khí từ Côn Minh sang Tân Trào; sân bay dài 400m, rộng
20m). Đây là sân bay do chính chúng ta làm nên và có thể coi là sân bay
“quốc tế” đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Sự hình thành sân bay Lũng
Cò tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ giữa nước ta và quân Đồng
Minh chống kẻ thù chung là phát xít Nhật. Góp phần vào thắng lợi chung
của Tổng khởi nghĩa cánh mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 9/3/1949 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra quyết định thành
lập Ban nguyên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu; đồng chí Hà
Đổng- Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho
không quân nhân dân; tìm hiểu hoạt động của không quân Pháp và nghiên
cứu, đề xuất các biện pháp chống lại chúng; chuẩn bị cở sở vật chất tài
liệu, từng bước huấn luyện đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật, chuẩn
bị điều kiện mở rộng hoạt động khi có thời cơ.
Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; ngày
10/10/1954 cùng với việc tiếp quản Thủ đô theo kế hoạch đã định bộ đội
ta tiến vào sân bay Gia Lâm tiếp quản các vị trí quan trọng; lá cờ đỏ sao
vàng tung bay trên Đài chỉ huy sân bay. Đúng 12 giờ đêm ngày
31/12/1954 từ sân bay Gia Lâm, một bức điện đã phát lên không trung,
báo cho toàn thế giới biết: “Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955, theo giờ Hà
Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sân bay Gia Lâm không
còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn
vào, ra miền Bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra, phải xin phép cơ quan
điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội”.
Để chuẩn bị cơ sở ban đầu cho việc xây dựng và phát triển không
quân và hàng không dân dụng Việt Nam; ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng
ra quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc
Tổng tham mưu trưởng. Ban có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay
hiện có; tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày; giúp Bộ tổng tham
mưu nghiên cứu những nội dung về tổ chức xây dựng lực lượng không
quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Phần thứ hai
HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI KỲ MIỀN BẮC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI,
ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1956-1975)
1. Cục Hàng không dân dụng ra đời
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách
mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng miền Bắc
vững về mọi mặt làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh chống Mỹ thống nhất
hai miền Nam Bắc. Trong bối cảnh đó, việc ra đời một tổ chức chính thức
của ngành HKDD của một Nhà nước độc lập và yêu cầu xây dựng lực
lượng không quân nhân dân để tăng cường khả năng bảo vệ tổ quốc là
một yêu cầu cấp thiết.
Với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng và Bác Hồ kính yêu,
ngày 15/01/1956 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định
số 666/TT của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không
dân dụng thuộc Thủ tướng phủ, đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành
và phát triển bền vững của HKDDVN.
Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Chính phủ
đặt cơ sở cho việc ra đời một tổ chức vận chuyển hàng không, hội nhập,
giao lưu hàng không với các nước, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng
của cán bộ, chiến sĩ mong muốn phục vụ nhân dân đi lại bằng đường
hàng không. Từ đây, hàng năm, ngày 15 tháng 1 được lấy làm ngày
truyền thống của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Hàng không dân dụng Việt Nam góp phần tích cực vào khôi phục, cải
tạo kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc (1956-1959)

Ra đời trong hoàn cảnh kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đất nước tạm
chia làm hai miền nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chủ
tịch Hồ Chí Minh và dưới sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn của Quân ủy
Trung ương và Bộ quốc phòng, sự nỗ lực phấn đấu của Ban nghiên cứu
sân bay, sự phối hợp hiệp đồng của các đơn vị quân đội, chính quyền và
nhân dân các địa phương, năm 1956 trên toàn miền Bắc khôi phục được 6
sân bay ở các tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sơn La,
Lai Châu, Quảng Bình đã tạo ra một đầu mối giao thông quan trọng mà
trung tâm là sân bay Gia lâm.
Sau ngày ra đời, tuy còn rất non trẻ, tháng 2 năm 1956, máy bay
của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bắt đầu thay thế Hàng không
Pháp để phục vụ Uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơ –
ne-vơ tại Việt Nam. Đặc biệt cùng thời gian này máy bay LI-2 số hiệu
VN-198 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên cơ chở Bác Hồ và các cán bộ
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đi công tác trong nước và các
nhiệm vụ đặc biệt khác.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, ngày 24/1/1959, Bộ Quốc
phòng ban hành Quyết định 319/QĐ thành lập Cục không quân trên cơ sở
tổ chức và lực lượng của Ban nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không
dân dụng. Ngày 1/5/1959 lực lượng Hàng không dân dụng và Không
quân vận tải đã được tăng cường và phát triển thành Trung đoàn Không
quân vận tải 919 - đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng, tiền thân của Đoàn bay 919.
Cuối năm 1959, số lượng máy bay của Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam mới chỉ có 10 chiếc, gồm các loại: IL-14, Li-2, AN-2, Mi-4,
Aero-45, Trener nhưng đã thực hiện được 3.735 chuyến bay vận tải hành
khách và hàng hóa trên các đường bay trong nước, thiết thực góp phần
khôi phục nền kinh tế miền Bắc và công cuộc cách mạng chung của cả nước.
3. Hàng không dân dụng Việt Nam góp phần thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất tại miền Bắc và chi viện cho cách mạng miền Nam (1960- 1964)

Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế và hàn gắn vết
thương chiến tranh (1955-1959), miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ cải
tạo và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và chi viện cho cho cách
mạng miền Nam.Để tăng cường công tác quản lý lực lượng của hàng
không dân dụng đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của hàng không dân
dụng Việt Nam trên trường quốc tế; ngày 7/6/1963, Thủ tướng Chính phủ
ra Quyết định số 39/BT thành lập lại Cục Hàng không dân dụng. Ngày
22/10/1963, Quân chủngPhòng không - Không quân chính thức được
thành lập trên cơ sở cơ quan và lượng của Binh chủng Phòng không và Cục Không quân.
Trong tình hình cả nước có chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ không
quân vận tải vừa làm tròn nhiệm vụ quân sự, vừa làm nhiệm vụ bay dân
dụng. Các tổ lái và máy bay mang ký hiệu của Hàng không dân dụng Việt
Nam nhưng thực chất lại là lực lượng quân đội, nằm trong biên chế của
Trung đoàn Không quân vận tải 919 của Cục Không quân. Trung đoàn
919 đã tổ chức hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đường Trường
Sơn; vận chuyển vũ khí, khí tài phục vụ các đơn vị trong Quân chủng
Phòng không - Không quân và nhiệm vụ bay đột xuất theo yêu cầu của
công tác sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt trong thời gian này, Hàng không
Việt Nam cùng với Liên Xô lập cầu hàng không Liên xô - Việt Nam-Lào
để vận chuyển vũ khí đạn dược, lương thực, quân trang, quân dụng,
chuyển quân, bay trinh sát, liên lạc... làm nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Lào.
Bằng những máy bay thô sơ như AN2, LI-2, IL-14, T-28 các chiến
sĩ Không quân vận tải đã làm bất ngờ kẻ thù bằng những chiến công hiển
hách: ngày 14/2/1964 hai phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước của
Trung đoàn Không quân vận tải 919 đã dùng máy bay T-28 thu được của
địch bắn rơi máy bay C123 của Mỹ-Ngụy thả biệt kích trên bầu trời Tây Bắc.
4. Hàng không dân dụng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1965- 1975)

Cũng như các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngành hàng
không dân dụng bước vào thực hiện các nhiệm vụ trong thời kỳ này gặp
rất nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
của Mỹ gây ra. Về tổ chức, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thời kỳ
này đã có sự thay đổi quan trọng là việc hình thành các phòng đối ngoại,
vận chuyển, tài chính-thanh toán quốc tế, ban quản trị hành chính, thương
vụ, quản lý bay, kế hoạch, mặc dù biên chế của Cục chỉ có 36 cán bộ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, trực tiếp
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của
đế quốc Mỹ vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đấu tranh thống nhất
nước nhà. Lực lượng và phương tiện của Không quân và Hàng không dân
dụng không ngừng tăng lên. Về máy bay được trang bị thêm những loại
máy bay vận tải quân sự và chở khách với sức chở lớn và hiện đại hơn
như trực thăng Mi-6, máy bay AN-24, IL-18.Trong hoàn cảnh chiến
tranh, các cán bộ chiến sĩ Trung đoàn tập trung hoàn thành xuất sắc hai
nhiệm vụ vận chyển đường không, trực tiếp tham gia chiến đấu, lập công
xuất sắc, có ý nghĩa lịch sử trong truyền thống của Không quân nhân dân và hàng không dân dụng.
Năm 1966 và 1967 Trung đoàn 919 đã bắn chìm 04 tàu biệt kích,
bắn bị thương 03 tàu biệt kích khác trên vùng biển Bắc bộ. Đây là chiến
công trên mặt trận không đối biển. Ngày 12/01/1968 đánh bom phá huỷ
hoàn toàn trạm rađa chỉ huy máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc trên đồi
Pathí (Lào). Đây là chiến công vang dội trên mặt trận không đối đất.
Về bay chuyên cơ, Trung đoàn 919 thực hiện được 200 chuyến bay, đưa
đón Bác Hồ, các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quân đội Việt
Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với các nước bạn Lào và Campuchia
đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối.
Trong chiến dịch Tết Mậu thân năm 1968, các chiến sĩ Không quân
vận tải (Hàng không dân dụng) đã dũng cảm, táo bạo vượt qua vĩ tuyến
17 chở vũ khí, lương thực chi viện cho quân và dân ta anh dũng đánh
địch ở mặt trận Trị - Thiên – Huế. Những cánh bay với ý chí quyết tâm
cao vì miền Nam ruột thịt đã bay trong đêm tối, sương mù dày đặc rất
khó tìm mục tiêu, nhiều tổ bay đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường.
Trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, Hàng không dân dụng và Không quân vận tải đã dốc toàn
lực tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu thần
tốc của mặt trận. Quân địch thua chạy rút khỏi sân bay ở đâu, cầu hàng
không được nối ngay tới đó để nhanh chóng tiếp tế vũ khí, đạn dược,
lương thực, thuốc men cấp cứu thương binh. Ngày 15/5/1975, chiếc máy
bay chuyên cơ của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bay từ Thủ đô Hà
Nội vào thành phố Sài Gòn chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và đoàn
đại biểu Đảng, Nhà nước ta vào dự lễ đại thắng giải phóng đất nước. Phần thứ ba
NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
KHÔNG NGỪNG MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC (1976-1989)
1. Đất nước thống nhất, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời,
tiếp tục thực hiện song song hai nhiệm vụ kinh tế hàng không dân dụng
và phục vụ quốc phòng

Sau khi đất nước thống nhất, nhu cầu đi lại bằng đường hàng
không giữa hai miền rất lớn, đồng thời đòi hỏi hàng không dân dụng phải
trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Do vậy, Ngày
11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/CP về việc thành
lập Tổng cục Hàng không dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ
nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo xây dựng ngành Hàng không
dân dụng vẫn trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ cấu tổ chức Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam gồm có
cục tham mưu, cục chính trị, cục vận chuyển, cục kỹ thuật-vật tư, cục hậu
cần, vụ kế toán-tài vụ, vụ tổ chức-cán bộ, văn phòng, phòng thiết kế cơ
bản và các sân bay tại 3 miền Bắc Trung Nam. Tổng cục Hàng không dân
dụng có các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất trực thuộc là Đoàn bay
919 hoạt động trên 11 sân bay: Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Rạch
Giá, Đà Nẵng, Đồng Hới, Phú Bài, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Nha
Trang, Quy Nhơn. Lúc này tổng số có 42 chiếc máy bay các loại.
Tháng 6/1976, Tổng cục ra quyết định về việc thay số đăng ký, sơn
cờ và chữ trên các loại máy bay để thống nhất quản lý nhà nước và chủ
quyền quốc gia đối với phương tiện vận tải hàng không và phù hợp với
tập quán quốc tế.Tiến hành mở lại đường bay A1 (trục Băng Cốc – Hồng
Công); thảo luận về việc khôi phục quyền kiểm soát, quản lý và điều
hành Vùng thông báo bay (FIR) Sài Gòn nay là FIR Hồ Chí Minh.
2. Hàng không dân dụng Việt Nam vừa làm kinh tế vừa góp phần đánh
thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Tây Nam và phía Bắc.

Năm 1977-1978, tình hình biên giới Tây Nam và biên giới phía
Bắc bắt đầu có xung đột vũ trang căng thẳng. Lực lượng hàng không vừa
tách ra khỏi không quân vận tải, đang hình thành tổ chức và xây dựng lực
lượng thì nhiệm vụ quốc phòng trong thời gian này được ưu tiên hàng đầu
nhưng nhiệm vụ vận chuyển hàng không vẫn phải đảm bảo. Trong thời
gian này, hàng không Việt Nam đã huy động tối đa máy bay hiện có, vận
chuyểncán bộ chiến sĩ, vũ khí đạn dược, khí tài, quân trang, quân dụng,
thuốc men, chi viện kịp thời, góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta và nhân dân Cam-pu-chia.
Từ ngày 20/8/1976, Chính phủ cho phép Ngành hàng không dân
dụng bán vé hành khách và cước hàng hóa, tuy nhiên đối tượng được mua
rất hạn chế, thủ tục chặt chẽ, phức tạp. Trong thời gian từ 1976-1979, các
chuyến bay trong nước, vận chuyển được 1.161.928 lượt hành khách,
8.624 tấn hàng hóa, bưu kiện; tuyến bay nước ngoài vận chuyển được
40.000 lượt khách, 700 tấn hàng hóa; chỉ huy cất hạ cánh an toàn 2.514
chuyến bay, đảm bảo 50.000 giờ bay an toàn trong và ngoài nước; thường
xuyên có 70% máy bay tốt; đồng thời tiếp nhận và làm chủ được các loại
máy bay mới mua của Liên Xô như YAK-40, TU-134; về công tác đào
tạo nguồn nhân lực, ngày 24/3/1979, Bộ Quốc Phòng ra Quyết định thành
lập Trường Hàng không Việt Nam. Đến năm 1980, không chỉ đào tạo
nguồn nhân lực cho Ngành mà Nhà trường đã giúp Lào và Campuchia
đào tạo được học viên hàng không.
3. Hàng không dân dụng Việt Nam từng bước chuyển từ cơ chế bao cấp
sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa

Bước vào những năm 80, kinh tế đất nước tiếp tục khủng hoảng
sâu sắc, kéo dài. Chính sách cấm vận của Mỹ gây khó khăn lớn cho sự
phát triển kinh tế nói chung và hàng không dân dụng nói riêng. Trước
tình hình đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục Năm 1981 xác định,
phát triển ngành hàng không với 3 mục tiêu: vận tải hàng không; dịch vụ
hàng không và sản xuất chế biến, trong đó vận tải hàng không là khâu
trung tâm. Tổng Cục đã mạnh dạn từng bước đổi mới tổ chức, giảm khâu
trung gian; cải tiến công tác quản lý kinh tế, xóa bỏ dần lề lối làm việc
hành chính, quan liêu, bao cấp nặng nề, từng bước đi vào hoạch toán kinh
doanh. Sân bay Tân Sơn Nhất bước đầu xây dựng định mức; Sân bay Nội
Bài cải tiến suất ăn nóng trên máy bay các tuyến quốc tế; nhiều đơn vị
vận dụng trả lương theo hiệu quả lao động, thưởng, giải quyết bữa ăn
trưa.. Năm 1984, Tổng Cục tiến hành phân cấp quản lý; hệ thống đòn bẩy
kinh tế như: tiền lương, hợp đồng kinh tế, phân phối quỹ sử dụng với các
mức độ khác nhau. Năm 1985 hạch toán kinh tế đã được thực hiện đến
từng đầu mối trực thuộc.
Để hàng không dân dụng Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với
hàng không dân dụng quốc tế, ngày 1/3/1980, Chính phủ Việt Nam tuyên
bố gia nhập Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chicago.
Theo Điều 92 của Công ước, Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)
ngày 12/4/1980. Sau khi được chính thức công nhận là thành viên chính
thức của ICAO, Tổng cục trưởng hàng không dân dụng Việt Nam Trần
Mạnh lần đầu tiên tham dự Đại hội đồng ICAO lần thứ 23 tại Ca-na-đa.
Tại diễn đàn này, Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của cộng đồng
hàng không dân dụng quốc tế đối với việc trao lại quyền điều hành vùng
thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh cho Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển, Tổng Cục Hàng không dân
dụng Việt Nam quan tâm đến việc phát triển các cảng hàng không sân
bay. Năm 1982, Nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài; Nhà khách A sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất được khánh thành. Trong đó Nhà Ga hàng
không quốc tế Nội Bài là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc.
Bên cạnh đó các sân bay còn được trang bị thêm các thiết bị như ra đa
thời tiết, đài chỉ huy cất, hạ cánh hệ thống chỉ huy bay đường dài cho máy
bay quá cảnh, các trạm thông tin liên lạc. Đặc biệt là bên cạnh thế hệ tàu
bay do Liên Xô chế tạo, năm 1983 ngành Hàng không Việt Nam đưa vào
sử dụng thêm máy bay Boeing B-707.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với tư duy kinh tế nhạy bén, tận dụng
tối đa mọi nguồn lực, nhanh chóng nắm bắt những cơ hội của nền kinh tế
thị trường, Tổng Cục Hàng không dân dụng đã đề nghị Hội đồng Bộ
trưởng cho phép tự cân đối một số nguồn thu chi ngoại tệ nhằm thực hiện
cơ chế tự chủ kinh doanh và đầu tư, đề nghị Tổng Cục tách khỏi Bộ Quốc
phòng, trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hàng không dân dụng Việt Nam
chuẩn bị hành trang bước sang thập kỷ 90 với nhiều thay đổi quan trọng có tính bước ngoặt. Phần thứ tư
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 1989 - 2015
Hàng không dân dụng Việt Nam đổi mới, tách khỏi cơ chế quốc
phòng, phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng sản xuất
kinh doanh. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định
số 112/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của
Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, thực hiện chức năng là cơ
quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng và Quyết định 225/CT về
việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng
vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Nghị định 112/HDBT nêu rõ
“Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành kinh tế, kỹ thuật của Nhà
nước; Tổng Cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng
Bộ trưởng”. Nghị định 112/HĐBT và Quyết định 225/CT của Hội đồng
Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là một bước ngoặt lịch sử của
ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Từ nay cơ quan quản lý nhà
nước về Hàng không dân dụng là cơ quan dân sự, các đơn vị hoạt động
kinh tế là một tổ chức kinh tế quốc doanh
Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT,
thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông
vận tải và Bưu điện. Cục Hàng không dân dụng Việt nam là cơ quan quản
lý nhà nước về hàng không dân dụng, có tư cách pháp nhân, có con dấu
và ngân sách riêng, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước. Ngành
Hàng không Việt Nam chính thức chuyển từ hoạch toán tập trung toàn
ngành sang cơ chế hoạch toán độc lập.
Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 86/TB
thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển
của Ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập
trung xây dựng và phát triển Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam
thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức phục vụ các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như tranh thủ mọi khả năng
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các
yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Cục HKDD Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước đối với mọi doanh
nghiệp hàng không. Vì thế cần tách chức năng quản lý nhà nước của Cục
HKVN với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không khác.
Từ tháng 5 năm 1993, Ngành HKDD Việt Nam đã chính thức hoạt
động theo cơ chế mới. Theo Nghị định 242/HĐBT và Quyết định 36/TTg
của Thủ tướng Chính phủ toàn ngành sắp xếp và tổ chức theo hướng tách
khối quản lý nhà nước ra khỏi khối sản xuất kinh doanh. Theo đó, Cục
Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành
HKDD Việt Nam trong cả nước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có 13
doanh nghiệp; trong đó hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) là doanh nghiệp lớn nhất.
Thời kỳ phát triển toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động về hàng
không dân dụng Việt Nam

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hàng không
Hệ thống pháp luật và quy hoạch ngày càng được hoàn chỉnh. Đây
là cơ sở để Ngành đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cải cách hành chính,
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, để
từ đó Ngành có sự phát triển toàn diện hơn về nhiều mặt, đầu tư phát triển
hạ tầng hàng không, quản lý khai thác cảng hàng không sân bay. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế được xây dựng và cập
nhật theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan
trọng để điều chỉnh các mối quan hệ về hoạt động hàng không dân dụng
đối với các tổ chức, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được phép
hoạt động kinh doanh hàng không. Tại kỳ họp thứ 7, khóa IX, ngày
20/4/1995, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật HKDDVN đã ban hành ngày 26/12/1991.
Nội dung sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng không
dân dụng, quản lý bay, quản lý và khai thác cảng hàng không sân bay,
công tác an ninh, an toàn hàng không. Ngày 22/6/2006, Luật HKDDVN
sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày
01/1/2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không đã
ban hành hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách điều tiết vận tải
hàng không phù hợp. Ngành HK đã chủ động, linh hoạt trong hội nhập
quốc tế theo hướng tự do hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của
thị trường hàng không, đặc biệt chính sách của Nhà nước cho phép mở
rộng đối với các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hàng
không; khuyến khích và bảo đảm các quyền cho các hãng HK nước ngoài
khai thác đi/đến Việt Nam.
2. Phát triển vận tải hàng không
Chính sách tự do hóa vận tải HK theo lộ trình đã phát huy hiệu
quả, đảm bảo mở rộng thị trường cho các hãng HKVN, khuyến khích các
hãng HK quốc tế bay vào Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của thị trường vận tải HK. Tổng thị trường vận chuyển hành
khách năm 2014 đạt 33,15 triệu, tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là
12%/năm; hàng hoá đạt 741 nghìn tấn, tăng bình quân 12,8%/năm. Chính
sách xã hội hoá vận tải HK đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia. Hiện nay cả 4 hãng HK của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar
Pacific Airlines, VASCO, Vietjet Air) đều là hãng HK cổ phần, tư nhân
hoặc liên doanh với nước ngoài; đang khai thác 56 đường bay quốc tế, 46
đường bay nội địa. Thị trường vận tải nội địa đã có sự cạnh tranh quyết
liệt, có lợi cho người tiêu dùng. Đến hết tháng 5/2015, về vận chuyển
hành khách, Vietnam Airlines chiếm 49,3%, VietJet Air chiếm 34,4%,
Jetstar Pacific chiếm 14,5%, VASCO chiếm 1,8% thị phần nội địa. Tính
đến tháng 12/2014 có 51 hãng HK nước ngoài khai thác 83 đường bay
quốc tế đến Việt Nam. Các hãng HKVN chiếm 46,9% thị phần vận
chuyển hành khách quốc tế và 11,7% thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế
Việc ưu tiên phát triển đội tàu bay sở hữu đã tạo tiền đề cơ bản cho
sự tăng trưởng, nâng cao vị thế của HKVN. Đội tàu bay được phát triển
đúng hướng, đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Đến
tháng 5/2015 đội tàu bay của các hãng HKVN có 136 chiếc, trong đó có
109 tàu bay cánh bằng vận chuyển HK thường lệ, 03 tàu bay cánh bằng
vận chuyển HK chung và 24 tàu bay trực thăng; độ tuổi trung bình của
các tàu bay là 6 tuổi; số lượng tàu bay sở hữu là 48 chiếc, chiếm tỷ lệ
42,9%. Các hãng HKVN đã đưa vào khai thác các chủng loại tàu bay
mới, hiện đại và thông dụng trên thế giới như: B.777, A.330, A.321,
A.320, ATR72. Đặc biệt, trong năm 2015, HKVN đã tiếp nhận máy bay
thân rộng thế hệ mới A350-900 với sức chứa tối đa 305 hành khách tại
Pháp vào ngày 30/6/2015 và chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner tại
Washington DC dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư tại Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ. Đây là một sự kiện quan trọng trong lộ trình thay thế toàn bộ máy
bay hiện nay sang loại thân rộng thế hệ mới trong vòng ba năm tới, đưa
Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương đồng thời
tiếp nhận, khai thác hai loại máy bay hiện đại thế hệ mới là Boeing 787-9
Dreamliner và Airbus A350-900 XWB. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng
tàu bay, huấn luyện đào tạo phi công, tiếp viên đã có phát triển vượt bậc,
đảm nhiệm được 100% tất cả các loại tàu bay của các hãng HKVN.
Hoạt động quản lý vận tải HK được thực hiện chặt chẽ, kiểm soát
năng lực, kế hoạch hoạt động khai thác vận chuyển của các hãng HK; bảo
đảm quyền kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của các hãng HKVN;
khuyến khích cạnh tranh đồng thời bảo đảm môi trường cạnh tranh lành
mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ lợi ích của người dân sử
dụng dịch vụ; đồng thời thực hiện rà soát, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp. Thực hiện đồng bộ trong toàn Ngành Đề án tái cơ cấu vận tải
HK.Vận tải hàng không đã tạo ra những bước phát triển đột phá, năng
động trong hội nhập kinh tế quốc tế, vươn tới các châu lục và trở thành
một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương
mại, văn hoá giữa Việt Nam với thế giới.
3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cảng hàng không, sân bay
Hoàn thành quy hoạch 25/26 CHK trong hệ thống cảng HK, SB
toàn quốc, góp phần định hướng phát triển dài hạn cân đối, đồng bộ và
đúng hướng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng cung cấp dịch vụ cảng HK, SB, năng lực
và điều kiện khai thác hệ thống công trình, thiết bị cảng HK, SB, năng lực
của nhân viên HK trong lĩnh vực khai thác cảng HK, SB. Triển khai đồng
bộ, hiệu quả Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác
kết cấu hạ tầng HK; cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký,
Giấy chứng nhận khai thác cho 21/21 cảng HK, SB; cấp giấy phép cung
cấp dịch vụ HK cho 28 doanh nghiệp. Hoàn thành phê duyệt tài liệu Hệ
thống quản lý an toàn (SMS) cho 21/21 cảng HK; phê duyệt Kế hoạch
khẩn nguy cho 21/21 cảng HK.
Ngày 08/02/2012, theo Quyết định của Bộ Giao thông vận tải đã
hợp nhất 3 Tổng công Cảng HK miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành
Tổng công ty Cảng HKVN (ACV). Việc sáp nhập 3 Tổng công ty CHK
miền Bắc, miền Trung, miền Nam đã góp phần tập trung nguồn lực của
doanh nghiệp vào đầu tư nâng cấp hệ thống CHK, SB. Trong vòng 3 năm
qua kể từ khi thành lập, Tổng công ty CHKVN đã phát huy mạnh mẽ
nguồn lực ưu thế của mình để tận dụng khai thác đạt hiệu quả tối ưu trên
các mặt. Do chủ động điều tiết nội lực của Tổng công ty CHKVN cho
đầu tư phát triển hệ thống mạng CHK, SB toàn quốc, năng lực cạnh tranh
chung của các CHK, SB Việt Nam đối với khu vực được tăng lên. Giai
đoạn 2001-2014 đã tiến hành xây dựng mới CHK Đồng Hới và CHKQT
Phú Quốc; Cải tạo, nâng cấp các CHKQT: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai, Nội Bài và các CHK, SB nội địa:
Côn Sơn, Rạch Giá, Liên Khương, Vinh, Thọ Xuân, Buôn Ma Thuột, Tuy
Hòa. Trong đó hoàn thành đưa vào khai thác các công trình trọng điểm
như: Nhà ga hành khách T1 CHKQT Nội Bài; Nhà ga hành khách quốc tế
SB Tân Sơn Nhất; nhà ga hành khách CHKQT Cam Ranh; khu bay và
nhà ga hành khách CHK Liên Khương; CHKQT Phú Quốc; CHK Đồng
Hới; SB Thọ Xuân; khu bay và nhà ga hành khách CHKQT Cần Thơ;
đường CHC 35R/17L và nhà ga hành khách quốc tế SB Đà Nẵng; đường
CHC, sân đỗ và nhà ga hành khách CHKQT Phú Bài; nhà ga hành khách
và mở rộng sân đậu tàu bay CHK Buôn Ma Thuột; khu HKDD Tuy Hòa;
đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách T2 và nhà khách VIP Nội
Bài; ILS, AWOS và đèn hiệu hàng không Đồng Hới; đèn hiệu hàng
không và ILS Thọ Xuân; đường CHC 25R/07L và nhà ga T1 Tân Sơn
Nhất mở rộng; Sửa chữa đường CHC 1A Nội Bài.
Ngoài ra ngành HKDDVN đang triển khai nhiều dự án lớn như:
Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hàng khách – Cảng HKQT Cát Bi (công
suất 4 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành trong Quý II/2016); dự
án đầu tư xây dựng Khu hàng không dân dụng - Cảng hàng không Thọ
Xuân (có công suất thiết kế 1,2 triệu hành khách/năm, có khả năng mở
rộng nâng lên 2 triệu hành khách/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào
khai thác trong tháng 01/2016).
Dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã được
Quốc Hội thông qua với diện tích đất của Dự án là 5.000 ha, tổng mức
đầu tư cho dự án là 336,763 tỷ đồng. Dự án sử dụng một phấn vốn ngân
sách Nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng
không, vốn ODA, vốn doanh nghiệp, vốn đối tác công tư (PPP) và các
loại vốn khác theo quy định của pháp luật. Về thời gian và lộ trình thực
hiện dự án được chia thành 3 giai đoạn. Chậm nhất đến năm 2025 hoàn
thành và đưa vào khai thác. Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn
thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể
phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747,
có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu
khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm. Theo kế
hoạch sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không đã và đang được triển khai
đầu tư xây dựng đúng theo Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển
và phù hợp với quy hoạch CHK, SB được duyệt; hiện tại đang phát huy
hiệu quả. Việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng hàng không giai đoạn
2001-2014 đã tăng cường cơ bản năng lực phục vụ của các CHK và điều
hành bay, đáp ứng phần lớn nhu cầu phát triển của thị trường vận tải hàng
không trong nước cũng như thế giới, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế đất nước, tạo dựng hình ảnh
tốt đẹp và vị thế của hàng không Việt Nam trên trường quốc tế
Tính đến tháng 12/2014 ngành HKDD Việt Nam quản lý 22 cảng
HK, trong đó có 21 cảng HK hiện đang khai thác, có 08 cảng HKQT (Tân
Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Cát Bi,
Vinh), các cảng HK được đầu tư ngày càng hiện đại, đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế về khả năng tiếp nhận tàu bay, trong đó 25% các cảng HK
đạt cấp 4D, 4E có khả năng tiếp thu tàu bay thân rộng như B777, B747 và
tương đương; 45% các cảng HK đạt cấp 4C, có khả năng tiếp thu tàu bay
A320/A321 và tương đương; 30% các cảng HK đạt cấp 3C là cảng HK
nội địa có khả năng tiếp thu tàu bay CRJ900/ATR72/F70... Hệ thống
cảng HK, SB Việt Nam hiện nay có tổng công suất thiết kế tính đến hết
tháng 3/2015 là 58 triệu lượt hành khách, 666 nghìn tấn hàng hóa.Năm
2014, hành khách qua cảng HK đạt 50,7 triệu lượt hành khách, tăng bình
quân giai đoạn 2010-2014 là 12,6%/năm; hàng hoá đạt 895 nghìn tấn,
tăng bình quân 11,4%/năm; cất hạ cánh đạt 372 nghìn lần chuyến, tăng bình quân 11%/năm.
Tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng HK, SB 48.317 tỷ đồng,
chiếm 38,5% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành HK. Trong đó: nguồn vốn
NSNN và TPCP là 6.154 tỷ đồng (13%); nguồn vốn doanh nghiệp của
ACV là 19.391 tỷ đồng (40%); nguồn vốn ODA do ACV vay lại từ Chính
phủ là 17.481 tỷ đồng (36%); nguồn vốn tư nhân là 5.291 tỷ đồng
(11%).Nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng 13%, ngoài NSNN
chiếm 87%; nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước chiếm 89%, ngoài Nhà nước chiếm 11%.
4. Phát triển quản lý điều hành bay
Sau hơn 18 năm đấu tranh bền bỉ, khôn khéo và cương quyết, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, cùng sự giúp đỡ của các bộ, ngành, địa
phương và bạn bè quốc tế, Hàng không dân dụng Việt Nam đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử là đấu tranh giành lại quyền kiểm soát phần phía
Nam FIR Hồ Chí Minh. Ngày 08/12/1994 đã đi vào lịch sử Hàng không
Việt Nam giành lại quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh,
đó là mốc son vô cùng quan trọng trên các phương diện kinh tế, kỹ thuật,
ngoại giao và an ninh quốc phòng.
Hiện nay HKDD Việt Nam đang điều hành hai vùng thông báo bay
(FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt
Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam quản lý
rộng 1,2 triệu km2, với 03 khu vực kiểm soát tiếp cận, 21 khu vực kiểm
soát tại sân bay trên phạm vi toàn quốc, 25 đường HK nội địa và 35
đường HK quốc tế trong đó có các đường bay với mật độ hoạt động bay
lớn của khu vực và thế giới; hơn 320 hệ thống thiết bị; 04 hệ thống rada
sơ cấp và 7 hệ thống rađa thứ cấp; 70 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay cùng 2 Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hà Nội và
Hồ Chí Minh cùng các đài kiểm soát không lưu tại tất cả các cảng HK; 21
cơ sở khẩn nguy sân bay và 04 cơ sở hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn; đặc
biệt là hệ thống Đài ADS-B (sắp tới bổ sung hệ thống VHF) trên Đảo
Trường Sa lớn, Đảo Song Tử tây và Côn Đảo. Các cơ sở điều hành bay,
hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, đổi mới cơ bản theo công nghệ tiên tiến,
hiện đại; cơ bản hoàn thành mạng thông tin VHF, mạng ra đa giám sát hệ
thống, đài dẫn đường DVOR/DME trên toàn quốc. Chất lượng cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ngày càng được nâng cao; công tác phối
hợp, hiệp đồng với cơ quan quản lý bay quân sự được thực hiện thường
xuyên, chặt chẽ; xử lý kịp thời các tình huống, sự cố xảy ra, được bạn bè
quốc tế đánh giá cao.Trong 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2014) điều
hành an toàn 2.831.810 lần chuyến bay (trong đó có 1.732 chuyến bay
chuyên cơ), tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm. Năm 2014 sản lượng
điều hành bay đạt 560 nghìn lần chuyến.
Thực hiện hiệu quả Dự án “Nâng cao năng lực chuyển đổi sang hệ
thống CNS/ATM mới”. Việc chuyển đổi dẫn đường hiện tại sang dẫn
đường theo tính năng (PBN) là chuyển đổi toàn diện mang tính đột phá
trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay. Triển khai các trạm ADS-B mặt
đất và VHF thuộc chương trình đầu tư hệ thống ADS-B trên toàn quốc;
thành lập đội bay hiệu chuẩn hệ thống thiết bị dẫn đường, giám sát; hoàn
thiện từng phần mạng ATN mới (AMHS); xây dựng và thực hiện lộ trình
nâng cấp Khối hàng không ASBU (Aviation System Block Upgrade); ban
hành mới, sửa đổi bổ sung hơn 100 phương thức bay và tiêu chuẩn thời
tiết tại 07 cảng HKQT và 15 cảng HK địa phương.
Chặng đường hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã
ghi nhận biết bao tấm gương trung với Đảng, hiếu với dân, dũng cảm
quên mình, chí nghĩa, chí tình góp phần làm nên những chiến công tiêu
biểu trong trang lịch sử truyền thống của Ngành. Để có một ngành
HKDD Việt Nam phát triển như ngày hôm nay, chúng ta không thể quên
được những người đã có công xây dựng ngành Hàng không từ những
ngày đầu, tạo điểm tựa vững chắc cho Hàng không phát triển. Chúng ta
cũng không thể quên công lao của hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong 60 năm qua đã và đang hăng say
lao động, cống hiến sức lực, trí tuệ cho Ngành ngày một phát triển hiện đại.
Hơn 60 năm qua, Hàng không dân dụng Việt Nam đã nhiều lần
thay đổi tổ chức và cơ cấu để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng
thời kỳ cách mạng. Nhưng dù tổ chức và cơ cấu có thay đổi và trong bất
cứ điều kiện nào, Hàng không dân dụng Việt Nam vẫn phấn đấu, vượt lên
mọi hoàn cảnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đáp ứng được sự tin cậy
của Đảng và Nhà nước và nhân dân.
*Vai trò của ngành Hàng không Việt Nam
-Ngành hàng không có một tiềm năng phát triển và đóng góp to lớn
cho sự nghiệp kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng.
-Tham gia vào các hoạt động nằm trong lĩnh vực quản trẻ ngang
hóa giao lưu văn hóa hục đẩy phát triển du lịch.
-Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài hỗ trợ
hoàn hiện những yếu tố còn thiếu hợp kết hợp với nguồn lực có sẵn từ đó
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-Góp phần rút ngắn khoảng cách để lấy giữa các nơi
-Đảm bảo an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền không phận. II. H
ệ thống quản lý nhà nước ngành Hàng không tại Việt Nam.
1. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về HKDD
Xuất phát từ sự cần thiết trên, quản lý nhà nước về HKDD bao
gồm cả quản lý nhà nước nói chung lẫn quản lý nhà nước về chuyên
ngành HKDD. Nội dung quản lý nhà nước về HKDD ở Việt nam được
quy định tại Điều 8 Luật HKDD Việt nam, gồm:
1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình về HKDD.
2) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển ngành HKDD.
3) Quản lý về hoạt động bay dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam và ở
vùng thông báo bay, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
4) Quy hoạch, quản lý việc tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay;
chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các
tổ chức khác tại cảng hàng không, sân bay.
5) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng không.
6) Đăng ký tàu bay và đăng ký các quyền đối với tàu bay.
7) Quản lý việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, xuất khẩu, nhập khẩu tàu
bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và
các trang bị, thiết bị, vật tư khác phục vụ hoạt động HKDD.
8) Cấp, công nhận chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ,
tài liệu khác liên quan đến hoạt động HKDD.
9) Quản lý việc bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động HKDD; tổ chức
và bảo đảm an ninh, an toàn các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay đặc biệt.
10) Quản lý hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
11) Hợp tác quốc tế về HKDD.
12) Quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành HKDD.
13) Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực HKDD; bảo
vệ môi trường trong hoạt động HKDD.
14) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động HKDD.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng ở Việt nam
được quy định tại Điều 9 Luật HKDD Việt nam, gồm:
1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
2) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
3) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam;
giám sát hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
4) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
5) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại địa phương.
2. Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD là những nội dung quản lý
nhà nước đặc trưng riêng cho ngành HKDD do cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về HKDD thực hiện (nhà chức trách hàng không) nhằm
vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống
giao thông vận tải, bảo đảm cho các hoạt động vận tải hàng không được
an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia
với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không.
Cơ cấu quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD bao gồm quản lý
nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung ương và quản lý nhà nước
chuyên ngành về HKDD tại địa phương.
Quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD ở trung ương,
thường là cơ quan HKDD (Civil Aviation Authority), thực hiện
chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD trong phạm vi toàn quốc.
Quản lý nhà nước về HKDD tại địa phương, thường là nhà chức
trách hang không sân bay (Airport Authority), thực hiện chức năng
quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD tại các cảng hàng không, sân bay.
3. Đặc trưng của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
Đặc trưng chủ yếu của quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD
được thể hiện thông qua 2 chính sách vận tải hàng không là chính sách
điều tiết và bảo hộ vận tải hàng không.
a) Chính sách điều tiết vận tải hàng không
Chính sách điều tiết vận tải hàng không được thực hiện bằng công
cụ chủ yếu là qua quyền vận chuyển. Quyền vận chuyển hàng không
(thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương mại vận chuyển
hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay
khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
Thương quyền là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện
chủ quyền của quốc gia đó đối với việc khai thác thương mại lãnh thổ
của mình bằng đường hàng không. Thông qua quyền vận chuyển nhà
nước có thể điều tiết vận tải hàng không của quốc gia mình nhằm hạn
chế hoặc thúc đẩy cạnh tranh để vừa bảo hộ hợp lý các hãng hàng không
trong nước, vừa tạo điều kiện phát triển giao lưu quốc tế bằng đường
hàng không và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Hiện nay phần lớn các quốc
gia đều chỉ cấp quyền vận chuyển nội địa cho các hang hàng không trong
nước, còn quyền vận chuyển quốc tế được trao đổi qua các hiệp định
song phương và đa phương theo nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, bình
đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng
không trong nước và các hãng hàng không nước trao đổi thương quyền.
Ở nước ta, đến năm 2008, đã ký kết Hiệp định hàng không với 56
nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các cường quốc kinh tế trên thế
giới. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng các hãng HKVN và các nước liên
quan mở đường bay thỏa thuận. Bên cạnh các hiệp định hàng không song
phương, Việt Nam cũng tham gia các hiệp định hàng không đa phương
như Hiệp định đa phương về vận tải hàng không Cămphuchia, Lào,
Miama, Việt Nam (CLMV). Phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước,
trong những năm qua Việt Nam, bắt đầu áp dụng chính sách vận tải hàng
không theo hướng tự do hóa ở trong nước cũng như với các nước khu
vực trên cơ sở song phương cũng như đa phương, từng bước nới lỏng các
hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết có lộ trình đảm bảo vừa bảo
hộ một cách hợp lý vừa thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải HKVN phát
triển, tiến tới từng bước mở cửa bầu trời theo xu thế khu vực và trên thế giới.
b) Chính sách bảo hộ vận tải hàng không
Chính sách bảo hộ vận tải hàng không chủ yếu được các quốc gia
thực hiện với vận tải hàng không quốc tế. Sự hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực vận tải hàng không đòi hỏi từng bước phải tự do hóa cạnh tranh trên
thị trường vận tải hàng không quốc tế. Đối với các hãng hàng không còn
có những khoảng cách tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì việc
mở cửa hoàn toàn bầu trời sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng tồn tại và
phát triển của hãng. Vì vậy, các quốc gia cần phải có chính sách cạnh
tranh và bảo hộ hợp lý để vừa thúc đẩy các hãng hàng không của mình
phát triển và cạnh tranh một cách hiệu quả. Các chính sách bảo hộ đối
với vận tải hàng không quốc tế thường được các quốc gia xem xét gồm: -
Bảo hộ nhà nước đối với thị trường và giá cước vận tải hàng không
quốc tế, chủ yếu qua hiệp định vận tải hàng không song phương. Trên cơ
sở hiệp định song phương, bảo hộ nhà nước về thị trường và giá cước
vận tải hàng không quốc tế đảm bảo cơ hội bình đẳng và công bằng cho
2 quốc gia, thể hiện qua các nội dung như: Chỉ định một hoặc một số
hãng hàng không được quyền khai thác trên thị trường vận tải hàng
không; xác định tổng số tải được phép cung ứng và quyền khai thác
thương mại cho các hãng hàng không được chỉ định, qua đó khống chế
đối thủ cạnh tranh trực tiếp cung ứng lượng tải quá mong muốn, lịch cất
hạ, cánh…; thiết lập và điều tiết mức giá cước vận tải hàng không quốc
tế giữa các hãng hàng không…
Bảo hộ nhà nước về giá thành vận tải hàng không quốc tế qua các
ưu đãi về giá/phí về các dịch vụ tại sân bay (phí cất hạ cánh, điều hành
bay, nhà ga, sân đậu…) cho các hãng hàng không cần được bảo hộ nhằm
giúp hãng này giảm được giá thành để cạnh tranh được với đối thủ của mình.
4. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD ở Việt nam
Qua quá trình phát triển, đến nay cơ quan quản lý chuyên ngành về
HKDD ở Việt nam ở trung ương là Cục Hàng không Việt nam và ở cảng
hàng không, sân bay là các Cảng vụ hàng không.
4.1. Bộ giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường
sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước
các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của
pháp luật. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về HKDD.
4.2. Cục hàng không Việt nam
Cục HKVN là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước và là Nhà chức
trách hàng không theo quy định của pháp luật. Cục Hàng không Việt
Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVIL AVIATION
ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Quyết định
số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo
thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng
Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm,
các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc ngành hàng
không dân dụng trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành
hàng không dân dụng; ban hành tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng
không dân dụng, tiêu chuẩn nhân viên hàng không.
4. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ
thuật chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;
quy định việc áp dụng cụ thể tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chế khai
thác, tài liệu nghiệp vụ phù hợp với pháp luật về hàng không dân dụng;
công bố, phát hành trong nước và quốc tế các thông tin, thông báo liên
quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
5. Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng không.
6. Ban hành chỉ thị, huấn lệnh, thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao
gồm cả việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị,
nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh, an toàn hàng không và duy trì
hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không; tổ chức hệ
thống giám sát, quản lý an ninh, an toàn, cung cấp dịch vụ hàng không,