-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng quan về các công cụ quản lý nhà nước và chính sách kinh tế xã hội
Tổng quan về các công cụ quản lý nhà nước và chính sách kinh tế xã hội giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học(ĐHTN) 11 tài liệu
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Tổng quan về các công cụ quản lý nhà nước và chính sách kinh tế xã hội
Tổng quan về các công cụ quản lý nhà nước và chính sách kinh tế xã hội giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(ĐHTN) 11 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
lOMoARc PSD|36242669 Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Nhà nước và các công cụ quản lý Kinh tế - xã hội
1.1.1. Tổng quan về Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm Nhà nước
Nhà nước vừa là cơ quan thống trị của một (hoặc một nhóm) giai cấp này đối
với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội, vừa là cơ quan quyền lực công
đại diện cho lợi ích của cộng đồng xã hội, thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển xã hội.
Như vậy, Nhà nước có hai thuộc tính cơ bản: thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội.
1.1.1.2. Đặc trưng của Nhà nước
Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản:
- Nhà nước phân chia và quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nhànước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổ, quản lí dân cư
theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo…
- Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lí xã hội và nắm quyền thống
trịthông qua việc thành lập bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lí Nhà nước và bộ
máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cảnh sát…) để duy trì địa vị của
giai cấp thống trị. Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quyền lực này như
tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc…
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tốicao
của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhà nước tự quyết định về chính
sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lí buộc các thành viên
trongxã hội phải tuân theo.
+ Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. lOMoARc PSD|36242669
+ Thông qua pháp luật, ý chí của Nhà nước trở thành ý chí của toàn xã hội,
buộc mọi cơ quan, tổ chức phải tuân theo.
+ Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành luật và áp dụng pháp luật.
- Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc.
+ Để duy trì bộ máy Nhà nước.
+ Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
+ Giải quyết các công việc chung của xã hội.
Qua 5 đặc trưng trên nhằm phân biệt Nhà nước với các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoàn thanh niên, hiệp hội…), đồng thời
cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc (trong xã hội nguyên thủy). Qua đó thấy
vai trò to lớn của Nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có.
1.1.1.3. Chức năng của Nhà nước Nhà
nước có hai chức năng cơ bản: - Chức năng đối nội:
+Tổ chức và quản lý xã hội.
+Đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội.
+Bảo vệ tự do, quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
- Chức năng đối ngoại:
+Bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu xâm lược từ bên ngoài.
+Mở rộng quan hệ đối ngoại.
1.1.1.4. Nhiệm vụ của Nhà nước
- Thiết lập một nền móng pháp luật vững chắc cho sự phát triển kinh tế theothị
trường có sự định hướng.
- Đảm bảo môi trường chính sách lành mạnh, bao gồm sự ổn định kinh tế vĩmô.
- Đầu tư vào con người và kết cấu hạ tầng.
- Bảo vệ những người dễ bị tổn thương.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.1.5. Quản lý Nhà nước đối với xã hội lOMoARc PSD|36242669
- Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người vớiđời
sống kinh tế và văn hóa chung cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định, ở một giai
đoạn nhất định của lịch sử.
Các hoạt động chủ yếu của xã hội bao gồm: các hoạt động sản xuất ra của cải
vật chất, các của cải phi vật chất, các hoạt động tái sinh sản giống, hoạt động quản
lý, giao tiếp, đối ngoại, an ninh quốc phòng…
=> Quản lý Nhà nước đối với xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
hướng đích và bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với quá trình xã hội, các
hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và củng
cố trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực Nhà nước, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của xã hội.
- Để quản lý xã hội, Nhà nước phải sử dụng sức mạnh của mình cùng vớinhững
truyền thống dân tộc để biến đường lối của mình thành hiện thực thong qua sự hình
thành một cấu trúc xã hội hợp lý, một cơ chế sử dụng nhân lực hữu hiệu, đặc biệt
là công tác cán bộ với các phương pháp, hình thức, nghệ thuật quản lý thích hợp
nhất, sử dụng các công cụ chính sách quản lý và vận dụng những thời cơ mang tính
đột biến để phát triển đất nước.
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
kinh tế - xã hội
Nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm phát huy những
ưu thế và khắc phục những khuyết tật của thị trường, đặc biệt đối với nền kinh tế
thị trường, nơi xảy ra hàng loạt những trục trặc trong phát triển kinh tế xã hội nếu
không có sự can thiệp của Nhà nước. Đó là: -
Tính chu kỳ của kinh doanh, bao gồm: những dao động của GDP,
khủnghoảng kinh tế có chu kỳ, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mại…
đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp bằng những chính sách để ổn định nền kinh tế. -
Có những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư hoặc
khôngthể làm, đó là lĩnh vực công cộng hoặc là những lĩnh vực yêu cầu vốn lớn, chậm thu hồi vốn… lOMoARc PSD|36242669 -
Tồn tại những yếu tố phi kinh tế như vấn đề môi trường, dân số, các
vấnđề về xã hội… đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp để giải quyết những vấn đề đó
nhằm đảm bảo trật tự và phát triển kinh tế - xã hội. -
Sự thiếu hụt thông tin, vì thông tin là cơ sở quan trọng để các chủ thể
kinhtế đưa ra các quyết định, nhưng vì những lý do nào đó mà các chủ thể kinh tế
có thể không có khả năng nhận được những thông tin đầy đủ và kịp thời dẫn đến
nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, Nhà nước cần có những can thiệp bằng
việc ra các quy định đối với chế độ thông tin để bảo vệ cho những chủ thể kinh tế và người tiêu dùng. -
Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, có tác
độnglàm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia thị trường. -
Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối, vì thế cần phải có sự can
thiệpcủa Nhà nước để xã hội công bằng hơn. -
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực khiến chúng ta phải tự
bảovệ, chống đối với những âm mưu chống phá của kẻ thù. 1.1.3. Các công cụ
quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý để tác
động lên đối tượng và khách thể quản lý (đối tượng quản lý là các hoạt động công
cộng, con người trong xã hội và các nguồn tài nguyên của đất nước, khách thể quản
lý là các thế lực của các xã hội bên ngoài thong qua hội nhập khu vực và thế giới).
Một vài công cụ quản lý của Nhà nước: a. Kế hoạch
Việc lập kế hoạch là quyết định xem trong tương lai cần đạt cái gì, cách làm,
phương tiện để làm, thời gian và người làm. Hệ thống kế hoạch: -
Chiến lược: là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu
nhằm đưa hệthống đạt đến mục tiêu dài hạn. Nội dung của chiến lược gồm:
+ Các đường lối tổng quát, chủ trương mà hệ thống sẽ thực hiện trong trong một thời gian dài.
+ Các mục tiêu dài hạn cơ bản.
+ Các mục tiêu cơ bản để đạt mục tiêu. lOMoARc PSD|36242669 -
Quy hoạch: là tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các
nguồn lực đểthực hiện mục tiêu theo không gian và thời gian. Ví dụ: quy
hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm… -
Kế hoạch trung hạn (thường là kế hoạch 5 năm): để cụ thể hóa
các mụctiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược. Đây là loại kế hoạch
rất quan trọng, là định hướng khung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. -
Chương trình mục tiêu: nhằm để xác định đồng bộ các mục tiêu,
các chínhsách, các bước cần tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng để thực
hiện một ý đồ lớn hoặc một mục đích nhất định của Nhà nước. Các chương
trình có thể là những chương trình lớn và dài hạn hay là chương trình trung hạn. -
Kế hoạch năm: là sự cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội căn cứvào định hướng mục tiêu chiến lược, vào kế hoạch trung hạn, vào
kết quả nghiên cứu để điều chỉnh các căn cứ xây dựng kế hoạch cho phù hợp
với điều kiện của năm kế hoạch. -
Dự án: là tổng thể các hoạt động, các nguồn lực, các chi phí
được bố tríchặt chẽ theo thời gian và không gian nhằm thực hiện những mục
tiêu kinh tế - xã hội cụ thể. b. Pháp luật
Là hệ thống các quy phạm (quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung được
thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được Nhà nước ban hành,
thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
Chức năng của pháp luật: - Chức năng điều chỉnh - Chức năng bảo vệ -
Chức năng tác động vào ý thức con người (hay còn gọi là chức
năng giáodục của pháp luật).
Việc thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua các hình thức sau: -
Tuân thủ pháp luật: là chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến
hành nhữnghoạt động mà pháp luật ngăn cấm. lOMoARc PSD|36242669 -
Thi hành pháp luật: là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện
nghĩa vụ củamình bằng các hoạt động tích cực. -
Sử dụng pháp luật: thể hiện ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực
hiện haykhông thực hiện quyền được pháp luật trao theo ý của mình chứ
không bị ép buộc phải thực hiện. -
Áp dụng pháp luật: là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực
của Nhànước được thực hiện thông qua cơ quan Nhà nước, người có thẩm
quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền theo trình tự,
thủ tục do Nhà nước quy định nhằm các biệt hóa những quy phạm pháp luật
vào trường hợp cụ thể. c. Bộ máy Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước
* Bộ máy Nhà nước bao gồm: -
Cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm: Quốc hội và hội đồng nhân dân. -
Cơ quan hành chính Nhà nước, gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân cáccấp. -
Các cơ quan xét xử bao gồm: Tòa án Nhân dân tối cao, tòa án
nhân dânđịa phương, tòa án quân sự các cấp và các tòa án khác. -
Các cơ quan kiểm sát gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các
viện kiểmsát nhân dân địa phương và viện kiểm sát quân sự. -
Cán bộ, công chức Nhà nước là những người làm việc trong lĩnh
vực quản líNhà nước, được bố trí trong các cơ quan quản lí thuộc bộ máy
Nhà nước. d. Tài sản của Nhà nước -
Ngân sách Nhà nước: Là các khoản dự toán thu – chi của Nhà
nước trongthời gian một năm. - Đất đai và tài nguyên -
Kho bạc Nhà nước (công khố) -
Kết cấu hạ tầng: là tập hợp những trang bị cơ bản về vật chất và
con ngườicủa một xã hội, gồm 2 bộ phận:
+ Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật: là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật được tổ chức
thành các công trình sự nghiệp (đường giao thông, các kho tàng, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc…) lOMoARc PSD|36242669
+ Kết cấu hạ tầng, xã hội: là những trang bị cơ bản về con người thể hiện ở
tiềm năng của con người trong xã hội (nhân lực). -
Các doanh nghiệp Nhà nước: là các tổ chức sản xuất kinh doanh
do Nhànước thành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ sở hữu. Doanh
nghiệp Nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình
đẳng trước pháp luật. -
Hệ thống thông tin Nhà nước:
+ Thông tin chính là công cụ giúp các chủ thể kinh tế xã hội khắc phục sức ỳ
và có được tính nhạy cảm cao trong hoạt động, là bộ phận không thể thiếu cho việc
nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nó làm nổi bật các nhu cầu, cơ hội cũng như là các mối
đe dọa xuất phát từ bên ngoài.
+ Hệ thống thông tin của quốc gia được tạo nên từ vô số nguồn khác nhau.
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thông tin, phổ biến thông tin
đến các chủ thể kinh tế - xã hội. -
Văn hóa dân tộc: theo cách hiểu thông thường thì đó là toàn bộ
của cải vậtchất và của cải tinh thần do con người tạo ra.
+ Văn hóa tinh thần: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, khoa
học kỹ thuật – công nghệ...
+ Văn hóa vật chất: các công trình kiến trúc, công sở, công viên, tượng đài,
danh lam thắng cảnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật...
1.2. Tổng quan về các chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công)
1.2.1. Các khái niệm về chính sách và chính sách kinh tế - xã hội 1.2.1.1. Chính sách
Theo quan niệm phổ biến, chính sách là hành động ứng xử của chủ thể với các
hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất.
Ví dụ: Giám đốc của một doanh nghiệp tuyên bố: "chính sách của chúng tôi
là khuyến khích và có chế độ ưu đãi đối với những cán bộ có năng lực và có những cống hiến cho công ty".
1.2.1.2. Chính sách kinh tế - xã hội lOMoARc PSD|36242669
Là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời
sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Những đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội: -
Chính sách là tư tưởng điển hình về các kiểu can thiệp của Nhà nước
vàokinh tế thị trường. -
Chính sách là hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giải quyết
mộthoặc một số vấn đề lớn có tính bức xúc, có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội. -
Chính sách giải quyết những mục tiêu bộ phận có thể mang tính ngắn
hạn,trung hạn, dài hạn nhưng phải hướng vào mục tiêu chung. -
Chính sách kinh tế - xã hội không chỉ thể hiện kế hoạch của những
ngườilàm ra chính sách mà còn thể hiện ý chí của những người thực thi chính sách. -
Chính sách kinh tế - xã hội được Nhà nước đề ra để phục vụ lợi ích
chungcủa nhiều người hoặc của xã hội. -
Chính sách là một quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia.-
Chính sách kinh tế - xã hội có phạm vi tác động rộng lớn.
1.2.2. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội -
Xét theo lĩnh vực tác động, gồm có: các chính sách kinh tế, chính sách
xã hội, các chính sách văn hóa, chính sách đối ngoại, chính sách an ninh, quốc phòng. lOMoARc PSD|36242669 -
Theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách, gồm: chính sách vĩ mô, chính
sách trung mô và chính sách vi mô. -
Theo thời gian phát huy hiệu lực, gồm: chính sách dài hạn, chính sách
trung hạn và chính sách ngắn hạn. -
Theo cấp độ của chính sách, gồm: chính sách quốc gia do Quốc hội ra
quyết định, chính sách của Chính phủ, chính sách của địa phương do chính quyền
địa phương quyết định.
1.2.3. Vai trò của các chính sách kinh tế - xã hội
Các chính sách kinh tế - xã hội có vai trò hết sức to lớn thể hiện ở những chức năng cơ bản sau:
1.2.3.1. Chức năng định hướng
Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của các
chủ thể kinh tế - xã hội, vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định,
nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào là có thể và quyết định nào là không thể.
Chính sách kinh tế - xã hội định hướng việc huy động và sử dụng các nguồn
lực nhằm giải quyết các vấn đề chính sách kịp thời và hiệu quả.
Ở nước ta, chính sách là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng để
định hướng hoạt động của những lĩnh vực theo đường lối chủ trương đó.
1.2.3.2. Chức năng điều tiết
Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì luôn tồn tại những
khiếm khuyết, những tiêu cực, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các chính sách để
điều tiết những sự mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra một hành
lang hợp lý cho các hoạt động xã hội theo các mục tiêu đã đề ra.
1.2.3.3. Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển
Các chính sách tập trung vào giải quyết các yếu tố quyết định đến sự phát
triển như giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống
thông tin và thị trường vốn...
Nhà nước cũng tạo tiền đề cho sự phát triển bằng cách đi tiên phong trong
các lĩnh vực mới, đòi hỏi đầu tư lớn, có mức độ mạo hiểm cao và lôi cuốn các thành
phần kinh tế khác cùng tham gia như huy động vốn, xuất khẩu, kích cầu... lOMoARc PSD|36242669
1.2.3.4. Chức năng khuyến khích sự phát triển
Các chính sách của Nhà nước có vai trò kích thích, tạo động lực cho sự phát triển.
Ví dụ: chính sách mở cửa hội nhập có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế. Một mặt, nó tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp
nhận những kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước, đồng thời nó cũng đặt ra
thách thức là chúng ta cần phải đẩy nhanh quá trình phát triển để giành được lợi thế
cạnh tranh trên trường quốc tế, để không bị tụt hậu quá xa so với các nước phát triển trên thế giới.
1.2.4. Yêu cầu đối với các chính sách kinh tế - xã hội
1.2.4.1. Tính khách quan
Để đảm bảo tính hiện thực cũng như hiệu quả và hiệu lực thực hiện, các chính
sách kinh tế - xã hội phải tuân thủ đòi hỏi của quy luật khách quan, có nghĩa là các
chính sách phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững vàng.
1.2.4.2. Tính chính trị
Ở nước ta, Đảng xác định những mục tiêu tổng quát, đó là những quan điểm,
tư tưởng mang tính định hướng. Chính vì vậy, các chính sách kinh tế - xã hội của
Nhà nước đều được đề ra và thực hiện căn cứ vào đường lối chính trị, chủ trương
và những chính sách của Đảng.
1.2.4.3. Tính đồng bộ và hệ thống
Các chính sách phải giải quyết được những hiện tượng kinh tế - xã hội có
quan hệ với nhau, và chính sách của từng lĩnh vực không triệt tiêu kết quả của những
chính sách ở các lĩnh vực khác. Các chính sách có thể đạt được những mục tiêu
khác nhau nhưng phải đạt đến mục tiêu chung của xã hội. Nếu các chính sách xây
dựng được đồng bộ và hệ thống thì nó có thể phát huy được mọi tiềm năng của cộng
đồng xã hội. 1.2.4.4. Tính thực tiễn
Mọi chính sách kinh tế - xã hội đều phải được hoạch định trên cơ sở các quy
luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện ý chí của nhân dân lao
động do Nhà nước đại diện.
1.2.4.5. Tính hiệu quả lOMoARc PSD|36242669
Trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách cần phải vận dụng quy
luật bù trừ để tính toán không chỉ có lợi thế so sánh mà cả chi phí cơ hội, để có thể
đáp ứng được cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1 Trình bày những đặc trưng của Nhà nước? Tính tất yếu khách quan của
quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế xã hội?
2 Tổng quan về các công cụ quản lý của Nhà nước? Vai trò của từng công
cụ đối với quản lý Nhà nước?
3 Chính sách kinh tế xã hội là gì?
4 Hệ thống và vai trò của các chính sách kinh tế xã hội?
5 Yêu cầu đối với các chính sách kinh tế xã hội? lOMoARc PSD|36242669 Chương 2
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tổng quan về hoạch định kinh tế - xã hội
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Khái niệm hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
* Khái niệm về hoạch định chính sách: là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây
dựng và ban hành đầy đủ một chính sách.
Khi được ban hành chính sách công sẽ có hiệu lực thực thi với mọi tổ chức,
cá nhân trong xã hội. Chính sách được hoạch định mới phải được hiểu là bao gồm
cả mục tiêu và biện pháp mới trong đó quyết định nhất là mục tiêu mới được chủ
thể xác định cần phải theo đuổi. Như vậy việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu và biện
pháp chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế theo thời gian sẽ không được coi
là hoạch định chính sách.
VD: Từ « Chính sách phát triển một nền kinh tế đóng », Nhà nước tiến hành
hoạch định mới chính sách phát triển nền kinh tế mở, đó là hai chính sách khác
nhau. Trong đó việc mở rộng quan hệ của nhà nước ta với các nước trong khối
ASEAN và với các nước khác ngoài khối cũng được coi là những chính sách khác
nhau. Song việc vận động các mối quan hệ đối ngoại của việc cắt giảm thuế xuất
nhập khẩu với các nước không được coi là hoạch định chính sách mà chỉ gọi là điều chỉnh chính sách.
2.1.1.2. Ý nghĩa hoạch định kinh tế - xã hội
Hoạch định chính sách được coi là một loại quyết định quản lý đặc biệt cho
cả một giai đoạn tồn tại phát triển của thực thể nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Nếu quyết định đúng đắn, khoa học sẽ giúp cho việc thuận lợi trong quá trình vận
động đến mục tiêu, ngược lại nếu quyết định sai sẽ làm cho mất phương hướng
trong quá trình vận động và gây ra những tổn thất, hậu quả không mong muốn. Nó
không chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận, một nhóm người, không chỉ ảnh hưởng nhất
thời mà ảnh hưởng lâu dài và đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong toàn xã hội. lOMoARc PSD|36242669
chính vì thế các nhà hoạch định chính sách cần hết sức thận trọng để chính sách
được ban hành phải là chính sách tốt.
Một chính sách tốt sẽ có ý nghĩa to lớn sau: -
Hoạch định chính sách mở đường cho cả tiến trình chính sách
Chu trình chính sách dường như là một vòng xoáy theo hướng ngày càng
hoàn thiện, trong đó hoạch định chính sách được xem là bước chuyển lên bậc cao
hơn trong chu trình. Những vấn đề được đúc kết trong suốt tiến trình chính sách sẽ
được coi là nền tảng để củng cố xây dựng chính sách cho kỳ sau. Như vậy hoạch
định chính sách là điểm khởi đầu cho một tiến trình chính sách trong cả chu trình chính sách. -
Hoạch định chính sách khởi xướng được những vấn đề mà xã hội
cầnphải giải quyết bằng chính sách
Vấn đề tồn tại trong đời sống xã hội rất phong phú đa dạng và vận động không
ngừng theo các quy luật khách quan. Mỗi loại vấn đề có lien quan đến một hay
nhiều quá trình kinh tế xã hội và được giải quyết bằng các công cụ và cách thức
khác nhau. Có những vấn đề nảy sinh và tồn tại theo quy luật, nó tác động có kỳ
hạn đến mục tiêu phát triển cần phải được giải quyết bằng chính sách. Điều này có
thể nhận biết được qua nội dung chính sách như lý do ban hành chính sách hay lựa
chọn vấn đề chính sách. Đây là ý nghĩa quan trọng đầu tiên của hoạch định chính sách. -
Hoạch định chính sách giúp cho việc củng cố niềm tin của dân chúng vàoNhà nước.
Hoạch định chính sách khởi xướng những vấn đề chính sách, đó là những vấn
đề bức xúc cần được giải quyết để duy trì hoạt động xã hội theo định hướng. nếu
những vấn đề chính sách đưa ra phù hợp với yêu cầu giải quyết của dân chúng đã
làm cho họ yên tâm làm theo Nhà nước. Nếu như các vấn đề chính sách nêu lên
được giải quyết nhanh, có hiệu quả thì càng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo, điều hành của Nhà nước. -
Hoạch định chính sách sẽ thu hút được các bộ phận chức năng của
toànhệ thống quản lý vào những hoạt động theo định hướng. lOMoARc PSD|36242669
Các quá trình kinh tế xã hội diễn ra rộng khắp trên địa bàn cả nước, đồng thời
còn diễn ra theo ngành, theo cấp độ quản lý, bởi vậy nếu không điều tiết được các
hoạt động đó một cách hợp lý, khoa học thì rất khó đạt được mục tiêu phát triển
chung. Nhưng khi có chính sách, các hoạt động cụ thể đã định hướng được cho
mình về cả mục tiêu và biện pháp. Mặc dù mỗi cơ quan quản lý Nhà nước đều phải
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao một cách độc lập, song nếu có chính sách
các cơ quan này sẽ phải liên hệ phối hợp với nhau để thực hiện mục tiêu quản lý. -
Hoạch định chính sách sẽ truyền đạt được cơ chế quản lý của Nhà
nướcđến nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Để quản lý nền kinh tế xã hội có kết quả, Nhà nước phải chủ động tạo lập cơ
chế vận động thích hợp với từng điều kiện về không gian và thời gian. Cơ chế vận
động bao gồm cơ chế vận hành của nền kinh tế tồn tại theo các quy luật và cơ chế
quản lý do Nhà nước lựa chọn. Nếu cơ chế quản lý tương thích với cơ chế vận hành
của nền kinh tế hay trình độ phát triển của xã hội sẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát
triển, còn ngược lại nó sẽ kìm hãm các quá trình vận động. Nhận thức đầy đủ về vai
trò chính sách như trên giúp chúng ta có ý thức hơn khi nghiên cứu xây dựng chính
sách để các chính sách được hoạch định ngày càng gần với tiêu chuẩn của một chính sách tốt.
2.1.2. Vị trí của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
Kết quả của quá trình hoạch định chính sách là một chính sách hợp lý, đáp
ứng một số yêu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách hợp
lý này phải được thể chế hóa, thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nhất định.
Có thể nhận thấy, sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách kinh tế xã
hội không phải là những kết quả của hoạt động thực tiễn, mà chỉ là một sản phẩm
dưới văn bản đã được cấp có thẩm quyền thông qua để đưa vào áp dụng trong thực
tiễn. Muốn chính sách đi vào cuộc sống, muốn biến mục tiêu chính sách thành hiện
thực tiếp theo phải tổ chức thực hiện chính sách.
Nhưng hoạch định chính sách kinh tế vẫn là giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa
quyết định đối với toàn bộ chu trình chính sách: lOMoARc PSD|36242669 -
Nếu coi quá trình chính sách là một quá trình quản lý nhà nước thì
hoạchđịnh chính sách chính là giai đoạn lập kế hoạch, mở đường cho cả chu trình
chính sách. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình đất nước, quá trình hoạch
định sẽ xác định trước mục tiêu cần đạt, cách thức, biện pháp tiến hành và công cụ
cần thiết để đạt tới mục tiêu đó. Không thể có một chính sách đúng nếu công tác
hoạch định chính sách làm không tốt. -
Sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách là căn cứ để đánh giá
toànbộ chu trình chính sách. Sau khi thực hiện một chính sách kinh tế - xã hội,
người ta chỉ có thể đánh giá chính sách trên cơ sở so sánh các kết quả của hoạt động
thực tiễn với mục tiêu và yêu cầu của chính sách được đề ra trong giai đoạn hoạch định chính sách. -
Việc định ra một chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu
củathực tiễn sẽ quyết định phần lớn kết quả tích cực trong thực tiễn hoạt động.
Ngược lại, đề ra một chính sách sai sẽ gây ra những hậu quả tai hại khó lường kết
trong đời sống xã hội.
2.1.3. Mục đích của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội -
Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Những đòi
hỏinày có thể là những nhu cầu trong nước, những yêu cầu nội tại của chính xã hội,
cũng có thể là những đòi hỏi của sự phát triển so với môi trường bên ngoài.
Ví dụ: sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đòi hỏi Nhà nước
phải kịp thời có những chính sách phù hợp đối với các thành phần kinh tế: sự mở
cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Nhà nước phải
xây dựng, đổi mới các chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính
sách bảo hộ sản xuất trong nước… -
Xác định cơ hội và những vấn đề cần giải quyết.
+ Vấn đề: là khoảng cách hay mâu thuẫn giữa mục tiêu mong muốn với thực tế chưa đạt được.
+ Cơ hội ở đây được hiểu như là tập hợp những hoàn cảnh thuận lợi trong
nước, ngoài nước để thực hiện một mục tiêu nào đó của đất nước.
Ví dụ: Nhà nước muốn phát triển kinh tế nhanh, đất nước giàu, nhưng nguồn
lực, khả năng thực tế chưa cho phép, như vậy là có vấn đề về tăng trưởng kinh tế. lOMoARc PSD|36242669
Hoặc: mong muốn có bộ máy hành chính hoạt động trôi chảy, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả nhưng thực tế thì bộ máy phình to ra, kém hiệu quả và hiệu lực, tức là
có vấn đề về cải cách hành chính. -
Hiện thực hóa triển vọng, khắc phục và hạn chế nguy cơ. Cơ hội sẽ có
thểđem lại những triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển đất nước nếu Nhà nước sự
dụng được cơ hội để tăng khả năng thành công. Ngược lại đối với các vấn đề, nếu
không được nhà nước xác định và xử lý giải quyết kịp thời và triệt để thì có thể đưa
đất nước tới những nguy cơ, những mối đe dọa.
Ví dụ: trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu vấn đề sở hữu và mối quan hệ
giữa các loại hình sở hữu không được xác định một cách rõ rang trong luật pháp và
chính sách của Nhà nước thì có thể đưa đất nước đến nguy cơ chệch hướng XHCH.
Hoặc ở nước ta hiện nay, hiện tượng tham nhũng là một nguy cơ lớn, đòi hỏi Nhà
nước phải đề ra những chính sách phòng, chống tham nhũng và tổ chức thực hiện
một cách triệt để, mạnh mẽ hơn.
2.2. Quá trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
2.2.1. Xác định và lựa chọn vấn đề
2.2.1.1. Vấn đề của chính sách -
Vấn đề chính sách có thể là một mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống
kinh tế xã hội, hoặc là một nhu cầu thay đổi, hoặc duy trì hiện trạng, đòi hỏi Nhà
nước ban hành một chính sách kinh tế - xã hội để giải quyết theo những mục tiêu mong muốn. -
Vấn đề của chính sách có thể là những vấn đề thường xuyên, quan
trọng, mang tính phổ biến như vấn đề tài chính, tiền tệ, việc làm… hay có thể là
những vấn đề nảy sinh trong một thời gian nhất định hoặc ở những giai đoạn nhất
định như vấn đề nghèo đói, dân số, mâu thuẫn sắc tộc…
2.2.1.2. Nguồn gốc xuất hiện các vấn đề trong đời sống kinh tế - xã hội -
Do những mâu thuẫn nảy sinh ở một lĩnh vực nào đó trong quá trình
vận hành của nền kinh tế thị trường. lOMoARc PSD|36242669 -
Những vấn đề về lợi ích của các giai cấp hoặc nhóm người trong xã
hội, đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm và có những chính sách điều tiết để thực hiện
mục tiêu xã hội công bằng. -
Những vấn đề xuất hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến
lược phát triển hay một kế hoạch dài hạn. -
Những vấn đề bất thường nảy sinh trong xã hội như: thiên tai, dịch hoạ, chiến tranh…
2.2.1.3. Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chính sách kinh tế - xã hội
Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chính sách kinh tế xã hội là tính quan
trọng và tính bức xúc của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. Những vấn đề có tính
quan trọng và tính bức xúc được biểu hiện dưới dạng sau: -
Vấn đề trở thành mâu thuẫn ngày càng gay gắt, hoặc trở thành vật cản
đối với sự phát triển của đất nước.
Ví dụ: các vấn đề về đói nghèo, nạn quan liêu, tham nhũng… -
Vấn đề đó là sự quan tâm, lo lắng của nhiều người, có ảnh hưởng tiêu
cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. -
Vấn đề có nhiều khả năng trở thành nguy cơ trong tương lai. Có nhiều
vấn đề tuy chưa biểu hiện rõ sự nguy hại ở hiện tại, nhưng nó có thể là vấn đề rất
nguy hiểm đối với tương lai.
2.2.1.4. Phân tích “ tiền chính sách”
Các bước của quá trình phân tích tiền chính sách bao gồm: Khẳng
định đường lối
Ở nước ta, đường lối của Đảng và Nhà nước là những căn cứ để các nhà hoạch
định đề ra những chính sách, đảm bảo cho những chính sách công đi đúng đường
lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Để đảm bảo đường lối đúng hướng,
xác định đúng vấn đề thì trước tiên các nhà hoạch định chính sách phải xuất phát từ
những mục tiêu tổng quát và những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu và dự báo a. Mục đích: -
Xác định vấn đề cần đề ra chính sách -
Xem xét nguyên nhân của vấn đề lOMoARc PSD|36242669 -
Lựa chọn vấn đề để khẳng định rằng có giải pháp để giải quyết vấn đề. -
Xác định và dự báo những nguồn lực và tiềm năng có thể huy
động đểthực hiện chính sách.
b. Nội dung của nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo các yếu tố thuộc hệ thống trong đó chính sách sẽ
hoạt động, bao gồm: -
Nghiên cứu và dự báo các đối tượng của chính sách nhằm xác định
những vấn đề xảy ra với đối tượng đó. -
Nghiên cứu chủ thể của chính sách. Nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến chủ thể về trình độ, năng lực, chế độ việc của chủ thể là Nhà nước và chính
phủ, các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như của công chức. -
Nghiên cứu các chính sách hiện hành.
Nghiên cứu và dự báo những yếu tố thuộc về môi trường của chính sách
Nghiên cứu môi trường trong nước
Nội dung của nghiên cứu này là: -
Đánh giá các nguồn lực của quốc gia. Ví dụ: nguồn lực về lực lượng
laođộng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ… - Đánh giá
những thành tựu, ưu điểm. -
Xác định những yếu kém, khuyết điểm. -
Phân tích nguyên nhân của những thành tựu cũng như của những yếu
kémnói trên để từ đó xác định được cơ hội và vấn đề.
Nghiên cứu môi trường bên ngoài ( môi trường quốc tế )
Về cơ hội, thuận lợi:
Một là: trên thế giới, hòa bình, hợp tác, và phát triển vẫn là xu thế.
Hai là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, dân tộc.
Ba là, khoa học, công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.
Bốn là, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông
Nam Á nói riêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng lOMoARc PSD|36242669
Về khó khăn, thách thức:
Một là, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt.
Hai là, quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng
chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc
gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật
các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các
nước ngày càng gay gắt.
Ba là, có nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức
quốc tế phối hợp giải quyết.
Bốn là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định, như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới,
lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước lớn. Một số nước có nguy cơ bất ổn về
kinh tế, chính trị, xã hội.
2.2.2. Xác định mục tiêu của chính sách
2.2.2.1. Cơ sở xác định mục tiêu
Cơ sở để xác định mục tiêu của chính sách là đường lối của Đảng, Nhà nước
và những kết quả trong công tác nghiên cứu và dự báo. Cụ thể là, sau khi phân tích
tình hình thực tế để nhận thức được nhu cầu hình thành chính sách và xác định rõ
vấn đề của chính sách, cũng như nắm rõ khả năng về các nguồn lực, các nhà hoạch
định chính sách đi tới việc xác định mục tiêu của chính sách.
Mục tiêu của một chính sách là cái đích mà chính sách đó phải đạt tới. Mục
tiêu phải được đề ra dựa trên sự xác định vấn đề đặt ra và phán đoán cách giải quyết
vấn đề đó, trong đó có tính đến nguồn lực và khả năng thực hiện mục tiêu.
2.2.2.2. Yêu cầu đối với mục tiêu chính sách
Yêu cầu đối với mục tiêu của một chính sách là phải xác đáng, có trọng tâm,
trọng điểm và thứ tự ưu tiên thực hiện, đồng thời phải khả thi. -
Mục tiêu xác đáng là phải cụ thể về không gian và thời gian và phải
được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình thực hiện
chính sách người ta có thể xác định được rằng các mục tiêu đó có thể thực hiện lOMoARc PSD|36242669
được hay không. Để có được sự xác đáng, các mục tiêu cần xác định về mặt định
tính cũng như định lượng.
Các mục tiêu sẽ trở lên rõ ràng và xác đáng hơn nếu nó được lượng hoá, tức
là được thể hiện dưới dạng số liệu có thể được cân, đo, đong, đếm. Tuy nhiên, phần
lớn các mục tiêu kinh tế - xã hội không dễ có thể định lượng được một cách hợp lý.
Các mục tiêu chính sách kinh tế - xã hội quan trọng chỉ có thể xác định về mặt định
tính hoặc kết hợp giữa định tính và định lượng. Mục tiêu vẫn có thể đảm bảo được
tính chính xác của chúng khi chúng được xác định rõ các đặc tính cũng như thời hạn hoàn thành. -
Mục tiêu có tính khả thi nghĩa là phải có khả năng thực hiện được trong
tương lai. Nếu như mục tiêu đặt ra mà không phù hợp với tình hình, hoàn cảnh hiện
tại hay trong tương lai cũng khó có thể thực hiện được thì mục tiêu đó được coi là
không mang tính khả thi. Do vậy cần dựa vào những căn cứ cụ thể để đề ra các mục
tiêu sao cho phù hợp và có thể giải quyết được.
2.2.2.3. Nguyên tắc xác định mục tiêu của chính sách
Một chính sách kinh tế - xã hội có thể có nhiều mục tiêu. Nhưng trong quá
trình xác định mục tiêu phải lựa chọn và xác định các mục tiêu theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Mục tiêu của mỗi chính sách đều phải hướng vào mục tiêu
tổng thể của đất nước, hình thành nên một hệ thống mục tiêu hỗ trợ nhau. Điều này
đảm bảo cho các mục tiêu đi theo một hướng chung, không gây ra sự mâu thuẫn,
chồng chéo giữa các mục tiêu, đảm bảo có sự hỗ trợ nhau giữa các mục tiêu trong quá trình thực hiện.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc về tính cấp thiết của mục tiêu. Do các mục tiêu
thì có rất nhiều nhưng chúng ta không thể cùng một lúc thực hiện được nhiều mục
tiêu do những hạn chế về nguồn lực. Do đó cần phải có sự ưu tiên và lựa chọn các
mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội. Ngoài
ra, cần sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, tuỳ theo tầm quan trọng và tính cấp
thiết của từng mục tiêu. Số lượng mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố sau: lOMoARc PSD|36242669 -
Điều kiện của những nguồn lực. Đó là các yếu tố về vốn, công
nghệ,nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… Những yếu tố này đối với hoàn cảnh
của nước ta hiện nay thì còn rất hạn chế, do đó trong quá trình lựa chọn mục tiêu
phải có sự xem xét và cân nhắc cho phù hợp với điều kiện về nguồn lực để đảm bảo
mục tiêu đó có khả năng thực hiện được. -
Khả năng quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra của cơ quan Nhà
nướcchịu trách nhiệm thi hành chính sách kinh tế - xã hội đó. -
Khả năng thực thi chính sách của cấp dưới.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc về tính hiện thực của mục tiêu. Nguyên tắc này
đòi hỏi khi xây dựng mục tiêu phải dựa trên cơ sở phát triển các nguồn lực và điều
kiện hiện tại. Tránh đưa ra các mục tiêu quá cao hoặc không có tính khả thi. Đồng
thời cũng tránh đề ra các mục tiêu quá thấp mà không cần cố gắng, nỗ lực gì cũng
thực hiện được. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các mục tiêu phải được thông báo,
được các tổ chức thực thi và các đối tượng chính sách ủng hộ hoặc chấp nhận.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc cân nhắc lợi, hại. Bất cứ một chính sách nào cũng
bao gồm hai mặt lợi và hại. Trong quá trình xác định mục tiêu cần phân tích những
mặt có lợi cũng như những mặt tiêu cực để từ đó đưa ra những lựa chọn những mục
tiêu mà trong quá trình thực hiện chính sách mang lại nhiều lợi ích hơn là những
mặt hạn chế. 2.2.2.4. Các bước xác định mục tiêu -
Phân tích thực trạng: trước khi đề ra các mục tiêu cần thực hiện thì
phải biết được tình hình hiện tại của vấn đề, để từ đó đánh giá được mặt nào đã làm
được, mặt nào còn yếu kém, hoặc chưa thực hiện được, từ đó có cơ sở để đề ra mục tiêu tiếp theo.
Ví dụ: để thực hiện mục tiêu cho lĩnh vực môi trường thì cần phân tích thực
trạng của ngành môi trường của quốc gia. -
Dự đoán biến động trong và ngoài nước: phải căn cứ vào những dự
đoán tình hình trong và ngoài nước để phân tích những mục tiêu nào có khả năng
thực hiện được hoặc mục tiêu nào không thể thực hiện được trong điều kiện biến
động trong nước và quốc tế. Cụ thể: phải căn cứ vào những xu hướng dịch chuyển
hướng sản xuất, sản phẩm và tính toán những khả năng có thể xảy ra để có những lOMoARc PSD|36242669
lựa chọn cũng như xây dựng được sẵn những phương án đối phó trong những trường
hợp, tình huống cụ thể để không bị rơi vào thế bị động. -
Xác định mức độ của các mục tiêu: căn cứ vào những nguyên tắc xác
định mục tiêu chúng ta có thể xác định được mức độ của các mục tiêu. Từ kết quả
này các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những lựa chọn, ưu tiên cho những
mục tiêu nào có tính cấp thiết và bức xúc cần phải thực hiện ngay hay những mục
tiêu nào có thể trì hoãn hoặc không thực hiện được. -
Chọn phương án tối ưu và quyết định về các mục tiêu cần đạt: sau
khi đã thực hiện những phân tích ở trên, những nhà hoạch định chính sách sẽ lựa
chọn phương án thích hợp nhất để thực hiện mục tiêu và quyết định lựa chọn mục
tiêu phù hợp nhất mà có thể thực hiện. -
Tính dự phòng: như ta đã biết, cùng một vấn đề có thể có nhiều cách
giải quyết và nhiều mục tiêu đặt ra. Khi ta đã lựa chọn được một mục tiêu tối ưu
nhất để thực hiện thì bên cạnh đó cũng phải tính toán, xác định các mục tiêu khác
mà mục tiêu đó chưa phải là tối ưu nhưng trong những trường hợp nào đó nó vẫn
có thể giải quyết được vấn đề. -
Điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với những biến động của thị trường:
do điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội luôn luôn biến động. Trong quá trình
lựa chọn vấn đề, xác định mục tiêu các nhà hoạch định cũng đã phải tính toán và dự
đoán những biến động có thể xảy ra trong tương lai có tác động đến các mục tiêu.
Nhưng có thể có những biến động bất thường không thể lường trước được, gây ra
những tác động không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội, những biến động bất thường đó
không thể tính toán, xác định trước được. Bởi vậy, trong trường hợp này các mục
tiêu đã đề ra phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình, đảm bảo
cho mục tiêu vẫn có thể thực hiện được. 2.2.3. Xây dựng các phương án chính
sách kinh tế - xã hội
Khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì cũng cần có nhiều phương án lựa chọn, phải
xác định được các điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nó. Để tạo điều kiện
cho việc lựa chọn phương án chính sách tối ưu, trong phần lớn các trường hợp phải lOMoARc PSD|36242669
xây dựng được một số các phương án chính sách. Trong mỗi phương án phải xác
định được hai yếu tố cơ bản: -
Các giải pháp của chính sách -
Các công cụ để thực hiện chính sách
Như vậy, xây dựng các phương án chính sách thực chất là việc xác định hệ
thống các giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu.
2.2.3.1. Nguyên tắc xác định giải pháp, công cụ
Việc lựa chọn các giải pháp, công cụ không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo những nguyên tắc sau:
-Giải pháp, công cụ phải bám sát mục tiêu của chính sách và phù hợp với
định hướng chính trị của xã hội. Các mục tiêu là cơ sở để xây dựng các giải pháp
thực hiện. Chính những mục tiêu và giải pháp là hai bộ phận gắn liền với nhau, tạo
nên nội dung của một chính sách kinh tế - xã hội. -
Giải pháp, công cụ phải hợp lý và hiện thực. Không thế đưa ra các
giải pháp, công cụ mà không thể thực hiện được, cũng không thể lựa chọn các giải
pháp lợi bất cập hại. Hoặc cũng không thể sử dụng những công cụ quá tốn kém mà
hiệu quả thu được không tương xứng. Nói chung, khó có thể có được những giải
pháp, công cụ tối ưu tuyệt đối cho những mục tiêu đề ra, vì các giải pháp công cụ
luôn bị giới hạn bởi các yếu tố như thông tin, thời gian, điều kiện vật chất và xã hội,
những rủi ro bất định, sự thiếu kiến thức, kinh nghiệm… Do đó, các giải pháp đề ra
chỉ có thể là hợp lý nhất trong khuôn khổ các điều kiện hoặc hoàn cảnh nhất định. -
Các giải pháp, công cụ phải mang tính hệ thống. Có nghĩa là các giải
pháp, công cụ có tính độc lập tương đối của nó nhưng chúng có quan hệ tác động
lẫn nhau. Vì vậy, khi đưa ra một giải pháp nào đó, phải xem xét ảnh hưởng của nó
đối với các giải pháp khác. Để thực hiện một mục tiêu của chính sách nào đó thường
phải sử dụng sự tổng hợp, phối hợp của các giải pháp khác nhau. Ví dụ, đối với
chính sách dân số, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ sinh phải mở rộng biện pháp
giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, tăng cường các biện pháp kinh tế ( chẳng
hạn, tăng chi ngân sách cho công tác kế hoạch hoá gia đình và giáo dục dân số…), lOMoARc PSD|36242669
đồng thời phải sử dụng các biện pháp tổ chức hành chính ( phạt hành chính nếu có
vi phạm), tức là sử dụng đồng bộ các giải pháp.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp tổng quát để xác định các giải pháp phục vụ cho mục tiêu nào
đó của một chính sách là phương pháp phân tích hệ thống. Phương pháp này đòi hỏi
các nhà hoạch định trước hết phải có sự phân tích một cách chính xác, khách quan
và có hệ thống, phân tích từng bước một, từng vấn đề một, và luôn đặt ra nhiều câu
hỏi để tìm giải pháp đáp ứng mục tiêu của chính sách. Các bước tiến hành giải pháp này như sau: -
Trước tiên căn cứ vào mục tiêu của chính sách nào đó người ta đề
xuấtmột loạt các giải pháp có liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nào đó. Mỗi
giải pháp lại cần một loạt các công cụ. Ở bước này càng có nhiều giải pháp càng tốt.
Ví dụ: để giải quyết các vấn đề về dân số và kế hoạch hoá gia đình thì cần
một loạt các giải pháp về giáo dục dân số như: tăng cường tiềm năng kỹ thuật cho
ngành dân số, tăng chi ngân sách cho công tác y tế, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Để làm được điều này, Nhà nước cần phải huy động một đội ngũ cán bộ, chuyên gia
có kiến thức và kinh nghiệm thuộc lĩnh vực có liên quan, đồng thời các nhà hoạch
định chính sách cần biết tham khảo ý kiến của các nhà quản lý. Kết quả cuối cùng
thu được ở bước này sẽ là sẽ là một bảng liệt kê các giải pháp. -
Sau đó, từ bảng liệt kê các giải pháp đã có, Nhà nước lại sử dụng
cácchuyên gia để phân tích tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm hoặc hệ số,
phân tích khả năng thực thi của các giải pháp. Từ đó cân nhắc và sắp xếp thứ tự ưu
tiên cho các giải pháp và soạn thành các phương án chính sách.
Để phân tích, đánh giá những giải pháp có khả năng thực thi và những giải
pháp tối ưu, trong mỗi giải pháp thường phải nêu ra các câu hỏi sau:
• Giải pháp đó có giải quyết được vấn đề hoặc làm thay đổi một cách cơ bản
vấn đề của chính sách đó không? Tức là có đạt được mục tiêu của chính sách không? lOMoARc PSD|36242669
• Giải pháp đó có mang lại hiệu quả như mong muốn không? Trong quá trình
thực hiện điều gì sẽ xảy ra?
• Giải pháp đó có phù hợp với điều kiện ở hiện tại không?
• Liệu giải pháp đó có tạo ra được hiệu quả khác đáng mong muốn không? Hay
sẽ tạo ra một hậu quả không tốt? Có thể đưa ra một giải pháp lại tạo nên một giải pháp khác không?
Trả lời được bốn câu hỏi trên thì giải pháp đó có thể là giải pháp hữu hiệu
nhất được chấp nhận.
2.2.4. Lựa chọn phương án chính sách tối ưu
Kết quả của bước ba thường đưa ra nhiều phương án chính sách nhưng chưa
có sự đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu. Vì vậy, khâu rất quan trọng trong quá
trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là việc lựa chọn một phương án hợp lý
nhất trong số các phương án đã đưa ra để Nhà nước thông qua, ban hành thành chính
sách và đưa vào thực hiện.
Việc lựa chọn chính sách kinh tế - xã hội là quá trình xem xét, đánh giá các
phương án chính sách kinh tế - xã hội đưa ra để tìm ra một phương án ( hoặc hơn
một phương án) tối ưu hoặc hợp lý nhất.
Về mặt lý thuyết, phương án chính sách được coi là phương án có ích nếu nó
đạt được hiệu quả Pareto ( đem lại lợi ích cho một đối tượng mà không làm hại đến ai).
Về mặt thực tiễn, phương án chính sách có thể được lựa chọn là phương án
mà nếu xét trên quan điểm xã hội thì lợi ích đem lại lớn hơn chi phí hay lớn hơn tổn thất.
Thực tế, toàn bộ quá trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là quá trình
liên tục lựa chọn trên cơ sở những căn cứ và phân tích cần thiết, từ lựa chọn vấn đề
cần đề ra chính sách, lựa chọn mục tiêu chính sách, lựa chọn các biện pháp giải
quyết vấn đề chính sách, đến lựa chọn một phương án chính sách hợp lý nhất để
thông qua và đưa vào thực hiện. Có thể nói, khâu lựa chọn một phương án chính
sách tối ưu là khâu lựa chọn cuối cùng trong số những cái đã đạt được lựa chọn.
Tuy nhiên, ở khâu này, việc lựa chọn không mang tính chất bộ phận, chi tiết mà là lOMoARc PSD|36242669
lựa chọn ở tầm bao quát toàn bộ chính sách. Vì vậy, sự lựa chọn này phải dựa vào
những tiêu chuẩn có tầm khái quát hơn, mang tính khả thi và thích ứng tối ưu với
những điều kiện đặt ra.
Khi có nhiều phương án được đưa ra xem xét, chính sách kinh tế - xã hội
được lựa chọn thường phải đáp ứng hệ thống các tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, phương án nào thực hiện được mục tiêu hoặc có ảnh hưởng
mạnh nhất đến mục tiêu đề ra. Chính sách có ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu đề ra
không phải là những chính sách tạo ra những thay đổi lớn và khác hẳn so với hiện
trạng, hoặc so với những chính sách trước đây. Ngược lại, những thay đổi tăng lên
từ từ thường dễ đạt được sự chấp nhận hơn những thay đổi lớn nhưng gián đoạn.
Nói cách khác, một phương án có ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu đề ra là phương
án tạo ra những thay đổi nhỏ, nhưng liên tục, do đó khả năng được chấp nhận của nó tăng lên.
Thứ hai, phương án nào tác động vào nguyên nhân của vấn đề. Hầu hết các
biện pháp của chính sách kinh tế - xã hội đều là sự phản ứng lại đối với vấn đề được
đặt ra. Có những phương án chính sách tác động vào nguyên nhân của vấn đề, song
có những phương án lại chỉ đơn thuần ngăn chặn những triệu chứng của vấn đề. Do
đó, nguyên tắc chung là phải lựa chọn phương án chính sách nào tác động vào
nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng làm được.
Chẳng hạn, Nhà nước phải đối phó với sự gia tăng giá nhập khẩu sẽ khó có thể làm
gì để tác động vào nguyên nhân của vấn đề, mà thường phản ứng gián tiếp lại bằng
nhưng biện pháp như tăng thu nhập về ngoại tệ và giảm bớt nhu cầu nhập khẩu.
Thứ ba, phương án nào có chi phí thấp nhất. Để đạt được cùng một mục
tiêu thì phương án có chi phí thấp nhất là phương án sẽ được lựa chọn. Có thể giảm
chi phí của Nhà nước tới mức thấp nhất và tận dụng sự đóng góp nguồn lực của khu
vực kinh tế tư nhân để thực thi một chính sách.
Thứ tư, tối đa hoá những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực. Theo tiêu chuẩn này, phương án chính sách kinh tế - xã hội được
lựa chọn là phương án mang lại những lợi ích lớn nhất hoặc tổn thất nhỏ nhất về lOMoARc PSD|36242669
mặt chính trị, xã hội. Những lợi ích hoặc tổn thất này được đánh giá trên cơ sở
những giá trị xã hội và mục tiêu của Nhà nước.
Thứ năm, phương án có khả năng tạo được sự hưởng ứng tích cực của dân
chúng. Các nhà hoạch định chính sách cần nhìn nhận một cách rõ ràng về phương
thức phản ứng của mọi người đối với các phương án chính sách kinh tế xã hội, từ
đó lựa chọn phương án ít có khả năng gây những phản ứng tiêu cực hoặc có tính
chống đối và cần quan tâm đến mức độ tin cậy của phương án đó.
Sau khi đã lựa chọn được một phương án chính sách đáp ứng mức cao nhất
những tiêu chuẩn trên, phương án được lựa chọn sẽ được trình lên cấp có thẩm
quyền thông qua để trở thành một chính sách kinh tế - xã hội có hiệu lực thực thi.
2.2.5. Thông qua và quyết định chính sách
Quá trình thông qua chính sách kinh tế - xã hội ở các quốc gia khác nhau
được tiến hành theo những cách thức khác nhau. Ở nước ta, tất cả các chính sách
kinh tế - xã hội mà Nhà nước đưa ra đều nhằm phục vụ lợi ích của dân tộc, của nhân
dân lao động. Các chính sách đó đề cập đến những vấn đề mà mọi người trong xã
hội đều quan tâm, mang tính quyết định đối với việc phát triển kinh tế xã hội như
những vấn đề về tài chính, tiền tệ, an ninh, việc làm, phòng chống bệnh tật… vì vậy,
quá trình thông qua chính sách không có sự phức tạp về chính trị. Việc dự thảo chính
sách thường do cơ quan Nhà nước tiến hành. Tuỳ thuộc loại vấn đề của chính sách
( nội dung, tầm quan trọng, phạm vi…) Nhà nước sẽ chỉ định cơ quan cụ thể chịu
trách nhiệm dự thảo chính sách đó. Các bản dự thảo chính sách này sau khi hoàn
thành được đệ trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, thảo luận và
thông qua tại các hội nghị chính thức ( Quốc hội, Chính phủ hoặc Bộ). Trước khi
chính thức được thông qua, các dự thảo chính sách có thể được gửi đến cho các cơ
quan, đoàn thể trên khắp đất nước để mọi người xem xét và góp ý. Các ý kiến này
được thảo luận và xem xét kỹ lưỡng tại các cuộc họp khi thông qua chính sách. Nếu
cơ quan chịu trách nhiệm quyết định chính sách chấp thuận đề án chính sách tối ưu
với những sự sửa đổi nhất định thì đề án chính sách sẽ được thông qua.
Để quá trình thông qua chính sách được tiến hành thuận lợi thì nói chung các
nhà hoạch định chính sách trước hết vẫn phải cố gẵng xây dựng chính sách một lOMoARc PSD|36242669
cách khoa học và hợp lý nhất, đồng thời biết tham khảo ý kiến của các tổ chức và
cá nhân liên quan, biết tranh thủ sự tán thành, sự ủng hộ của các quan chức. Nếu
nội dung của chính sách đề ra đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của đông đảo nhân dân,
nếu quá trình lấy ý kiến nhân dân để thực hiện một cách thực sự dân chủ thì việc
thông qua chính sách sẽ diễn ra thuận lợi, không gây xáo trộn trong đời sống chính trị của đất nước.
Sau khi chính sách được thông qua, cơ quan có thẩm quỳên sẽ ra quyết định,
thể hiện chính sách đó dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật và ban hành chính thức.
Tóm lại, trình tự công việc chủ yếu cần tiến hành các bước như sau: -
Trình phương án hay đề án chính sách đã lựa chọn lên cơ quan Nhà
nướccó thẩm quyền. Trong bước này, các cơ quan hoạch định chính sách phải trình
bày, thuyết trình phương án chính sách của mình trước Nhà nước và chờ phê duyệt chính thức. -
Các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn tiến hành đánh giá, thảo luận,
bànbạc, xem xét, hỏi ý kiến của các tổ chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học và
dân chúng về phương án chính sách nói trên, đặc biệt cần có ý kiến của đối tượng
sẽ chịu tác động của chính sách. Trên cơ sở đó bổ sung, hoàn chỉnh đề án chính sách
trước khi nó được chính thức thông qua và ban hành rộng rãi. -
Thông qua chính sách tại các hội nghị chính thức. -
Quyết định chính sách bằng văn bản, tức là thể chế hoá chính sách
thôngqua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Vấn đề của chính sách là gì? Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chínhsách kinh tế xã hội?
2. Cơ sở để xác định mục tiêu của chính sách? Trình bày các bước xác địnhmục tiêu chính sách? lOMoARc PSD|36242669
3. Các chính sách kinh tế xã hội được lựa chọn khi chúng đáp ứng được hệthống tiêu chuẩn nào?
4. Trình bày bước cuối cùng của quá trình hoạch định chính sách kinh tế xãhội? lOMoARc PSD|36242669 Chương 3
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa thực thi chính sách kinh tế - xã hội
3.1.1. Khái niệm thực thi chính sách kinh tế - xã hội
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể
trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết
quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, nhằm
hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra.
Tổ chức thực thi chính sách cần thiết phải giải đáp được các câu hỏi:
- Mục tiêu cụ thể mà chính sách cần phải đạt?
- Các nguồn lực có thể huy động? - Thời hạn tiến hành?
- Ai là người thực hiện?
- Ai là người chịu tác động chính sách và phản ứng của họ ra sao?
- Quan hệ của chính sách phải thực thi với chính sách hiện hành?
- Phản ứng của các quốc gia khác với chính sách?
- Hình thức thực hiện chính sách?
- Chính sách cần điều chỉnh những gì?
- Tổng kết việc thực hiện ra sao?
3.1.2. Vị trí của thực thi chính sách kinh tế - xã hội -
Là khâu hợp thành chu trình chính sách. Nếu thiếu công đoạn này thì
chutrình chính sách không thể tồn tại. -
Là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách, nhất là
vớihoạch định chính sách. -
La vị trí đặc biệt quan trọng vì đây là bước hiện thức hóa chính sách trongđời sống xã hội. -
Chính sách trở thành vô nghĩa nếu nó không được đưa vào thực hiện.
Nếuđưa vào thực thi một chính sách tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho lOMoARc PSD|36242669
các nhóm đối tượng chính sách mà còn góp phần làm tăng uy tín của Nhà nước
trong quá trình quản lý xã hội. Xác đnh Hoch đnh Thc t hi vấnấ đềề CS chính sách chính sách Phát hin Phấn tích Duy trì mấu thuấnẫ chính sách chính sách Đánh giá chính sách
=> Ta thấy vị trí quan trọng của thực thi chính sách, từ đó có ý thức tự giác trong
việc tổ chức thực thi chính sách KT-XH.
3.1.3. Ý nghĩa của thực thi chính sách kinh tế - xã hội
- Là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực.
- Tổ chức thực thi chính sách để từng bước thực hiện các mục tiêu
chínhsách và mục tiêu chung.
- Thực thi chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách.
- Qua thực thi giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh.
3.2. Các điều kiện cần thiết để thực thi chính sách kinh tế - xã hội
3.2.1. Phải có chính sách hợp lý, khoa học – điều kiện tiên quyết để thực thi
chính sách thành công
Điều kiện này phải được xác định ngay từ quá trình hoạch định chính sách.
Làm tốt công tác hoạch định chính sách sẽ cho ta một chính sách hợp lý để đưa vào
thực thi. Ngược lại, nếu chính sách sai thì dù công tác tổ chức thực thi chính sách
đó có cố gắng đến đâu đi nữa thì chính sách đó vẫn sẽ thất bại và mang lại những
tổn thất cho đất nước.
Một chính sách được coi là hợp lý và khoa học khi: -
Nó không trái với những quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội. lOMoARc PSD|36242669 -
Nó xác định đúng vấn đề, đúng đối tượng của chính sách. -
Xác định đúng mục tiêu ưu tiên cho chính sách, vì mỗi chính sách đều
cónhiều mục tiêu mà nguồn lực thì có hạn. -
Xác định đúng các giải pháp và công cụ cụ thể để thực hiện mục tiêu. -
Xây dựng được chương trình hành động, tức là chính sách đó phải
đượccụ thể hóa thông qua các chương trình lớn và nhỏ.
3.2.2. Phải có nền hành chính công đủ hiệu lực, có khả năng thích nghi cao và
trong sạch để thực thi đúng các chính sách công qua các thời kỳ phát triển.
Cùng với những cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đang phải tiến hành cải
cách nền hành chính Nhà nước, với 3 nội dung cơ bản sau: -
Cải cách nền hành chính cho phù hợp với cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN, đảm bảo dân chủ và kỷ cương xã hội. -
Xây dựng bộ máy hành chính gọn, nhẹ, thống nhất và thông suốt theo
nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc pháp quyền. -
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức
và năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới.
3.2.3. Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo
Chính sách kinh tế xã hội bao giờ cũng thể hiện quan điểm chính trị, lợi ích
giai cấp. Vì vậy, rất có thể một chính sách đưa ra sẽ vấp phải sự phá hoại, chống đối
của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, cũng không tránh khỏi những khó
khăn phức tạp do nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện. Điều đó đòi hỏi
các nhà lãnh đạo đất nước, những người có quyền quyết định chính sách cũng như
cơ quan tổ chức thực thi chính sách phải cương quyết, có đủ quyết tâm và bản lĩnh
để thực hiện chính sách đến thắng lợi cuối cùng nếu thấy rằng đó là một chính sách hợp lý.
3.2.4. Phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân.
Một chính sách công chỉ có thể thành công nếu có được nhân dân tin tưởng
và ủng hộ. Các chính sách công được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân là những
chính sách phục vụ cho lợi ích chính đáng của đại đa số. Tuy nhiên, đôi khi người lOMoARc PSD|36242669
dân không ủng hộ chính sách vì họ chưa hiểu hết được ý đồ và lợi ích do chính sách đem lại.
3.2.5. Thời hạn thực hiện chính sách
Cần phải xem xét tới thời hạn thực hiện chính sách để chúng ta có thể huy
động, phân bổ các chi phí và nguồn lực cho hợp lý vì có những chính sách chỉ có
thời hạn thực hiện ngắn, có chính sách có thời hạn thực hiện dài hoặc có những
chính sách chỉ thực thi một phần để giúp đỡ cho việc thực hiện chính sách sau.
3.3. Các bước tổ chức thực thi chính sách
3.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong thời gian dài,
vì thế chúng cần được lập kế hoạch chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai
thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn.
Kế hoạch triển khai thực thi chính sách được xây dựng trước khi đưa chính
sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ trung ương đến
địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện.
3.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực thi được thông qua, các cơ quan nhà nước
tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong
quá trình này là tuyên truyền vận động đối tượng của chính sách tham gia thực hiện chính sách.
3.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Bước tiếp theo là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện
chính sách theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách được thực thi trên phạm vi
rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham
gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động
của chính sách, nhân dân thực hiệ và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nước. .. Bởi
vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối
hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố
tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. lOMoARc PSD|36242669
3.3.4. Duy trì chính sách
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy hết tác dụng
trong môi trường thực tế. Muốn cho chính sách duy trì được đòi hỏi phải có sự đồng
tâm, hợp lực của cả người tổ chức, thực thi và môi trường tồn tại. -
Đối với các cơ quan nhà nước phải thường xuyên tuyên truyền vận
độngcác đối tượng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách.
Sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc
thực thi chính sách. Đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới. -
Đối với người chấp hành chính sách có trách nhiệm tham gia thực
thichính sách theo yêu cầu của Nhà nước và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành
chính sách của Nhà nước. 3.3.5. Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong
tiến trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.
Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Để chính
sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu,
hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay
đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi như chính sách không tồn tại.
Hoạt động điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác, hợp lý, nếu không
sẽ làm sai lệch, biến dạng chính sách, làm cho chính sách trở nên kém hiệu quả,
thậm chí không tồn tại được. Vì vậy cơ quan Nhà nước phải thường xuyên theo dõi,
kiểm tra đôn đốc thực thi mới kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh, bổ sung.
3.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Kiếm tra thương xuyên giúp cho nhà quản lý nắm chắc được tình hình thực
thi chính sách, từ đó đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác thực
thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức lOMoARc PSD|36242669
thực thi để điều chỉnh, tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của
các cơ quan đối tượng thực thi chính sách.
3.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì
chính sách. Đánh giá có thể từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách.
Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi thực thi chính sách được hiểu là quá
trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối
tượng thực thi chính sách.
Việc tổng kết thực thi chính sách là bước cuối cùng của giai đoạn thực thi
chính sách, nhằm đánh giá lại toàn bộ ý đồ và tiến trình triển khai chính sách. Việc
tổng kết phải đáp ứng các yêu cầu sau: -
Đánh giá cái được của chính sách trên tất cả các phương diện:
vật chất, ýđồ chính trị, thói quen, tập quán xã hội, các đối tượng được hưởng
lợi do chính sách đem lại... -
Đánh giá cái mất của chính sách đưa lại: là những hạn chế, tiêu
cực,những mâu thuẫn xã hội mà chính sách không thể né tránh khi thực hiện.
Đặc biệt cần phân tích kỹ: tiến độ và hình thức thực thi chính sách là tốt hay
xấu, cơ quan chủ trì chính sách là đúng hay sai, có những tiêu cực nào xảy
ra, mức độ và cách né tránh nếu biết trước... -
Đánh giá các tiềm năng chưa được huy động: đây cũng là một
yêu cầu củaviệc tổng kết thực thi chính sách: đó là thiếu sót về khâu tổ chức
đã bỏ quên một số tiềm năng (sức người, sức của, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân...) mà lẽ ra khi thực hiện chính sách có thể đưa vào sử dụng.
Đưa ra các kết luận sau chính sách: đó là việc trả lời các câu hỏi sau: -
Chính sách đã phải kết thúc chưa? -
Nếu chưa thì phải tiếp tục như thế nào? -
Nếu phải kết thúc thì cách kết thúc ra sao? -
Phải đưa ra chính sách nào kế tiếp hay tạm dừng một thời gian...
Việc tổng kết thực hiện chính sách phải được tổ chức khoa học, khách quan
với chi phí ít nhất và nó được giao cho một tổ chức chuyên trách thực hiện. lOMoARc PSD|36242669
Việc kiến nghị nếu thấy cần thiết có thể đưa ra đối với Nhà nước, với cơ quan
hoạch định chính sách hoặc với cơ quan thực thi.
Việc thực thi chính sách có thể kết thúc khi các mục tiêu cụ thể đề ra trong
một thời hạn nhất định được hoàn thành. Khi đó các cơ quan thực thi chính sách
được coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chính sách kinh tế xã hội cũng có thể được tiếp tục nếu những mục tiêu chính
sách đặt ra là mục tiêu thường xuyên hoặc lâu dài của xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Các điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách là gì?
2. Cơ quan thực hiện chính sách phải đảm bảo những yêu cầu nào?
3. Các hình thức nào có thể đưa vào để thực hiện chính sách?
4. Việc tổng kết chính sách phải đảm bảo những yêu cầu gì? lOMoARc PSD|36242669 Chương 4
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1. Tổng quan về phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.1.1. Khái niệm, chức năng,nhiệm vụ phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.1.1.1. Khái niệm phân tích chính sách kinh tế - xã hội
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân tích chính sách kinh tế - xã hội: -
Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực
vàhiệu quả chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách. -
Phân tích chính sách là công cụ tổng hợp thông tin nhằm tạo ra
cácphương án cho quyết định chính sách, đồng thời cũng là công cụ để xác định
thông tin cần thiết cho chính sách trong tương lai. -
Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một
tậphợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những
thông tin liên quan đến chính sách có thể sử dụng được trong quá trình chính trị để
giải quyết những vấn đề chính sách. -
Phân tích chính sách là việc phân giải toàn bộ các hoạt động liên quan
đếnchu trình chính sách, nhằm chỉ ra những mối quan hệ mang tính quy luật giữa
các yếu tố cấu thành hoạt động chính sách.
Tóm lại, phân tích chính sách được định nghĩa là quá trình xem xét, so sánh,
đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời
khuyên về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội.
4.1.1.2.Chức năng phân tích chính sách kinh tế - xã hội -
Chức năng thông tin: nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của
chủthể quản lý. Thông tin thu lượm được trong quá trình phân tích chính sách bao
gồm thông tin quá khứ, hiện tại, tương lai:
+ Thông tin quá khứ: là kết quả diễn biến của quá trình phát triển mâu thuẫn,
lựa chọn vấn đề cho hoạch định và thực thi những chính sách đang tồn tại trong đời
sống xã hội. Thông tin này cho biết giá trị thực tế và những hạn chế cụ thể của
những dự báo cho đến thời điểm phân tích, đồng thời cũng cho thấy những nguyên
nhân và mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả dự báo. lOMoARc PSD|36242669
+ Thông tin hiện tại: là thực trạng diễn biến của việc triển khai lựa chọn vấn
đề chính sách, hoạch định hay tổ chức thực thi chính sách trong đời sống xã hội.
Thông tin hiện tại cho biết các quá trình triển khai trên có đảm bảo mục đích, yêu
cầu của chủ thể đề ra không, đồng thời cũng cho biết mức độ chênh lệch giữa hoạt
động triển khai với dự kiến của chủ thể.
+ Thông tin tương lai: là kết quả diễn biến của quá trình chính sách đạt được
trong tương lai trên cơ sở kết quả phân tích chính sách quá khứ và hiện tại. Thông
tin tương lai cho biết khả năng vận động của quá trình chính sách hiện có để chủ
thể chủ động ứng phó với những tình huống xảy ra trong thực tế.
Chức năng thông tin là chức năng bản chất, phản ánh được bản chất các hoạt
động phân tích chính sách. Kết quả phân giải các hoạt động liên quan đến chu trình
chính sách, cho phép ta nhận diện được đầy đủ, chính xác, kịp thời về một hiện
tượng (kinh tế, xã hội, môi trường) trong quá trình vận động theo chính sách. -
Chức năng tạo động lực: Quan hệ truyền dẫn của chức năng thông tin
làmcho phân tích chính sách có được chức năng của một công cụ dùng để tạo động
lực cho các yếu tố cấu thành hoạt động hoạch định và tổ chức thực thi chính sách.
Các yếu tố đó là chủ thể, khách thể và môi trường chính sách.
Phân tích chính sách giúp chủ thể đánh giá được mức khả thi của một chuỗi
các quyết định từ việc lựa chọn vấn đề chính sách đến các biện pháp duy trì chính
sách. Giúp chủ thể thấy được tính khả thi của mục tiêu đưa ra, tạo động lực cho chủ
thể có ý chí quyết tâm thực hiện chính sách.
Phân tích chính sách còn chỉ cho khách thể thấy được thực trạng tồn tại và
vận động của mình trong quá trình thực thi chính sách để họ tự so sánh với mục tiêu
phấn đấu bản thân, với yêu cầu của chính sách và môi trường. Từ nhận thức đó sẽ
tạo lòng tin và động lực cho khách thể thực hiện tốt mục tiêu của chính sách.
Chính các yếu tố tham gia quá trình hoạch định và thực thi chính sách nhận
được động lực thúc đẩy từ kết quả phân tích chính sách đã tạo nên môi trường thuận
lợi cho các hoạt động cạnh tranh hay liên kết phát triển ngay trong tổ chức, giữa tổ chức với môi trường. lOMoARc PSD|36242669 -
Chức năng kiểm soát: Phân tích chính sách còn thể hiện ở khả năng
kiểmsoát toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách theo yêu cầu của chủ
thể quản lý. Khi ban hành chính sách, ý chí của chủ thể được phản ánh trong cách
ứng xử với các hiện tượng phát sinh nhằm đạt mục tiêu. Lộ trình đến mục tiêu dự
kiến được chủ động xây dựng thành chương trình, kế hoạch cụ thể làm căn cứ cho
việc thực thi chính sách. Phân tích chính sách sẽ giúp cho chủ thể nhân biết được
những sai lệch giữa dự kiến và thực tế để chủ động nắm bắt được thực trạng vận
động của tổ chức, của mỗi quá trình, từ đó kịp thời điều chỉnh mục tiêu, biện pháp
cho thích hợp với môi trường nhằm đạt mục tiêu định hướng.
4.1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích chính sách -
Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chính sách để
thựchiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: nghiên cứu
các quy luật của nền kinh tế thị trường, những ưu điểm cũng như những nhược điểm
của thị trường, những thành công và thất bại của Nhà nước trong việc phát huy
những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của thị trường... -
Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và giải pháp, công cụ chính
sáchnhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp cho sự can thiệp của Nhà nước
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. -
Đánh giá ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự
pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội. -
Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới chính sách.
4.1.2. Yêu cầu phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Yêu cầu toàn diện trong phân tích chính sách kinh tế - xã hội
Chính sách tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và liên quan đến nhiều
đối tượng trong một thời gian khá dà nên ảnh hưởng của nó không nhỏ. Muốn kết
quả phân tích đúng đắn, khách quan, sử dụng hữu hiệu cho quá trình hoạch định và
thực thi chính sách thì phải phân tích toàn diện quá trình diễn biến của chính sách
từ khi ra đời đến khi kết thúc một chính sách. Đồng thời phân tích toàn diện các yếu
tố tham gia chính sách, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và quá trình chính sách. Yêu lOMoARc PSD|36242669
cầu toàn diện phải trở thành quan điểm chỉ đạo của chủ thể đối với người thực thi nhiệm vụ phân tích.
4.1.2.2.Yêu cầu thường xuyên
Hoạt động kinh tế - xã hội vận động liên tục nên các vấn đề cũng không ngừng
nảy sinh và lại tác động đến các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Muốn kịp thời nắm bắt vấn đề chính sách hay điều chỉnh các biện pháp tác động
thích hợp đến đối tượng, chủ thể quản lý cần phải theo sát quá trình chính sách và
phân tích cả chu kỳ vận động của đối tượng. Sự vận động của các đối tượng chính
sách không phải luôn đều đặn theo chiều tăng hay giảm dần mà có thể đột biến do
tác động của môi trường. Những biến đổi đột ngột đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự an nguy của thực thể, nếu thiếu sự quan tâm thường xuyên liên tục của chủ
thể. Thực tế đó yêu cầu chúng ta phải phân tích chính sách thường xuyên để kịp thời
phát hiện những biến cố xảy ra nhằm điều chỉnh, bổ sung cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh.
4.1.2.3.Yêu cầu sát thực
Mọi hoạt động vật chất đều phải diễn ra trong đời sống thực tế để duy trì sự
tồn tại và phát triển của thực tế. Để đạt mục tiêu mong muốn, các nhà quản lý phải
quan sát thực thể vận động phát triển trong thực tế trên cơ sở mục tiêu của chính
sách để từ đó tác động làm cho chúng đi theo định hướng. Sự vận động của các yếu
tố cấu thành chính sách không những bị chí phối bởi ý chí của chủ thể quản lý mà
còn chịu tác động của môi trường theo quy luật vận động nhất định. Kết quả vận
động của các quy luật. Chúng diễn ra một cách độc lập với mong muốn của chủ thể
quản lý như trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh gay gắt xảy ra với sản xuất
các sản phẩm có lợi nhuận siêu ngạch cao, cứ như vậy sẽ dẫn đến độc quyền. Hay
trong nền kinh tế kém phát triển năng suất lao động thấp (chủ yếu là lao động thủ
công) tất yếu sẽ dấn đến một yêu cầu về tăng dân số và thất nghiệp ra tăng. Muốn
giải quyết các mâu thuẫn trên, chủ thể quản lý phải thường xuyên theo dõi, phân
tích những biến cố diễn ra trong quá trình vận động để nắm bắt được tính quy luật
trong hoạt động của các yếu tố vật chất ở từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Từ đó sẽ
kiếm được các biện pháp tác động tối ưu đến mục tiêu chính sách. lOMoARc PSD|36242669
4.1.2.4.Yêu cầu đồng bộ
Một thực thể tồn tại bao giờ cũng có những mục tiêu định hướng, đó là mục
tiêu phát triển ổn định, lâu dài. Mục tiêu chung bao gồn nhiều mục tiêu bộ phận,
mục tiêu cụ thể cả trong ngắn hạn và trung hạn và dài hạn. Các mục tiêu đó vừa kết
nối nhau, chuyển hóa nhau, vừa thúc đẩy nhau từng bước đến mục tiêu định hướng.
Để đạt mục tiêu bộ phận trong từng thời kỳ, chủ thể quản lý phải sử dụng một hệ
thống các công cụ, trong đó có chính sách để thúc đẩy các quá trình đến mục tiêu.
Điều đó có nghĩa là kết quả vận động thành các hiện tượng cụ thể bao gồm sự tác
động của nhiều loại công cụ nên khi phân tích chính sách cần phải xem xét đồng
thời với các kết quả phân tích khác để đảm bảo tính khách quan và hệ thống.
4.1.2.5.Yêu cầu lôgic
Kết quả đạt được của một chính sách không phụ thuộc vào một quá trình vận
động riêng biệt nào trong chu trình chính sách, mà nó phải kết thành từ mỗi bước
theo một hành trình liên tục. Cũng như vậy với phân tích chính sách, kết quả phân
tích ở bước này vừa mở đường, vừa làm nền tảng cho bước sau. Nếu bước sau không
dựa và kết quả phân tích của bước trước sẽ đưa ra những kết luận mang tính suy
đoán chủ quan, không chân thực và dẫn đến những quyết định thiếu tính khả thi,
không hiệu quả. Đó chính là yêu cầu loogic trong phân tích chính sách mà các nhà phân tích phải quan tâm.
4.1.3. Các nguyên tắc phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Nguyên tắc mục tiêu
Mục tiêu luôn là đích theo đuổi của mọi tổ chức, là vấn đề cốt lõi nhất của
mọi quá trình hoạt động. Từ mục tiêu, các chủ thể quản lý tiến hành định hướng cho
huy động, tổ chức, quản lý sử dụng các nguồn lực một cách phù hợp với những quy
mô và trình độ khác nhau. Mục tiêu tạo ra động lực cho các tổ chức trong suốt quá
trình vận động. Nếu mục tiêu càng gần thì tốc độ vận động càng cao, mục tiêu càng
lớn thì lực thúc đẩy đối với thực thể càng mạnh, vì mục tiêu mà các thực thể phải
thường xuyên cạnh tranh phát triển. Theo yêu cầu của nguyên tắc này hoạt động
phân tích chính sách cần phải: lOMoARc PSD|36242669 -
Mục tiêu phân tích chính sách phải xuất phát từ mục tiêu quản lý. -
Tổ chức công tác phân tích phải đúng mục tiêu -
Tài liệu phân tích phải phù hợp với mục tiêu -
Phương pháp phân tích phải thống nhất với mục tiêu -
Kết quả phân tích phải được sử dụng để phát triển mục tiêu
4.1.3.2. Nguyên tắc hợp lý
Mục tiêu phát triển là quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của
các tổ chức. Quá trình tiến tới mục tiêu là hết sức phức tạp bởi các yếu tố cấu thành
tổ chức không phải lúc nào cũng hoạt động đều nhau, có yếu tố vận động nhanh,
mạnh nhưng cũng có yếu tố chậm và yếu hơn. Môi trường hoạt động của tổ chức
có khi thuận lợi, có lúc khó khăn sẽ đưa đến những vận hội hay thách thức với tổ
chức và còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của tổ chức với môi trường, vào mối
quan hệ qua lại giữa tổ chức này với các tổ chức khác...Vì thế khi phân tích cần tuân
theo nguyên tắc hợp lý. Nguyên tắc hợp lý yêu cầu: -
Xác định mục tiêu phân tích hợp lý với điều kiện cụ thể diễn ra
quá trìnhthực hiện chính sách. -
Lựa chọn phương pháp phân tích hợp lý. -
Củng cố nguồn lực phân tích hợp lý. -
Tiến hành phân tích một cách hợp lý là yêu cầu tổng hợp của các yêu cầutrên.
4.1.3.3. Nguyên tắc thích ứng
Kết quả vận động của các tổ chức không giống nhau trong các môi trường
khác nhau, thậm chí mục tiêu hoạt động còn đi ngược lại mong muốn của chủ thể.
Có những tổ chức quy mô lớn, hoạt động nhiều năm nhưng hiệu quả lại kém các tổ
chức có quy mô nhỏ và mới thành lập. Thực tế đó chứng tỏ ưu thế của sự thích nghi
về hoạt động của tổ chức với môi trường. Tuy nhiên tự tổ chức không thể tạo ra sự
biến đổi cho mình mà phải có sự tác động của các công cụ quản lý, trong đó có
chính sách. Trong mỗi điều kiện khác về không gian và thời gian tổ chức lại cần
được tác động bằng những chính sách nhất định mới đem lại kết quả mong muốn. lOMoARc PSD|36242669
Việc lựa chọn mục tiêu, biện pháp của chính sách để ứng phó được với thực tế đã
thể hiện sự năng động, sáng tạo của các chủ thể trong quản lý. Như vậy nguyên tắc
thích ứng trong phân tích chính sách là cần thiết khách quan và được thể hiện trên các mặt sau: -
Lựa chọn mục tiêu phân tích nhất thiết phải theo yêu cầu quản lý. -
Xác định nội dung phân tích phải thích ứng với mục tiêu cụ thể trong từnggiai đoạn. -
Thời điểm phân tích tiến trình chính sách phải thích ứng với từng loạichính sách. -
Kết quả phân tích chính sách phải được sử dụng thích hợp theo
yêu cầuquản lý chính sách. 4.1.3.4. Nguyên tắc phối hợp
Kết quả phân tích chính sách được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích của
nhiều bộ phận, nhiều bước hợp thành nên khi tiến hành phân tích phải biết kết hợp
các kết quả phân tích bộ phận để có được những thông tin tổng hợp cho quá trình
phân tích tiếp theo. Nếu không phối hợp chặt chẽ các quá trình phân tích sẽ gây ra
những mâu thuẫn ngay giữa các quá trình, dẫn đến kết quả phân tích chung không
đảm bảo độ tin cậy. Đồng thời làm lãng phí những nguồn lực của Nhà nước và nhân
dân dành cho quá trình phân tích chính sách.
Ngoài những phối hợp về kỹ thuật, nguyên tắc phối hợp còn yêu cầu phối hợp
cả trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động phân tích giữa cơ quan Nhà nước
các cấp, các ngành. Các cơ quan quản lý ngành sẽ kết hợp với kết quả phân tích
ngành ở địa phương để phân tích, tổng hợp thành kết quả phân tích chung của ngành.
4.1.3.5. Nguyên tắc hiệu quả
Để đạt mục tiêu cụ thể, mỗi quá trình hoạt động đều cần có những yếu tố đầu
vào như trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, môi trường, nguyên vật liệu, lao động...
Các chi phí này được bố trí theo cơ cấu nhất định và phải cân đối với mục tiêu hoạt
động của mỗi quá trình đó. Kết quả so sánh giữa mục tiêu đạt được với những chi
phí đầu vào được dùng làm thước đo (theo những chuẩn mực nhất định) để đánh lOMoARc PSD|36242669
giá mỗi bước hay toàn bộ quá trình hoạt động của chủ thể. Cũng như các lĩnh vực
khác, phân tích chính sách phải lấy hiệu quả làm nguyên tắc hoạt động tối cao.
Theo yêu cầu của nguyên tắc này, hoạt động phân tích chính sách cần phải
đề cao việc tìm kiếm các phương pháp phân tích tối ưu để tiếp cận được kết quả
nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất. Chi phí hợp lý thể hiện mối quan hệ tương quan
với kết quả phân tích, trong một cơ cấu phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước.
4.1.3.6. Nguyên tắc chính trị
Có thể khẳng định rằng mục tiêu chính trị bao trùm cả mục tiêu chính sách,
tổ chức thực thi chính sách và phân tích chính sách. Thể hiện thực tế của nguyên
tắc này là các tổ chức cá nhân tham gia làm phân tích chính sách phải tôn chỉ mục
tiêu định hướng của Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực thi và
đánh giá sử dụng kết quả phân tích. Kết quả phân tích đánh giá chính sách cũng
phải nhằm vào việc hoàn thiện chính sách, tăng cường hiệu quả công tác phân tích,
củng cố lòng tin của nhân dân và Nhà nước, làm cho quan hệ giữa Nhà nước với
các công dân và tổ chức trong xã hội ngày càng được cải thiện. 4.1.4. Những kiến
thức cần thiết đối với nhà phân tích chính sách -
Nhà phân tích phải thu thập, tổ chức và truyền đạt được thông tin
trongđiều kiện tiếp cận với người nắm nguồn dữ liệu và người cần thông tin đều
khó khăn. Họ phải rất nhạy cảm để hiểu được thực chất của các vấn đề chính sách
và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Họ cũng phải có
khả năng xác định lợi ích và chi phí của các phương án chính sách và làm cho người
sử dụng bị thuyết phục bởi sự đánh giá của họ. -
Nhà phân tích phải nhạy cảm để xác định được thời điểm phù hợp cho
sựcan thiệp bằng chính sách của Nhà nước. -
Nhà phân tích cần có kiến thức và kỹ năng cho phép dự đoán và đánh
giávới độ tin cậy cao ảnh hưởng của các phương án chính sách. Kiến thức và kỹ
năng trong các lĩnh vực kinh tế và thống kê là những yếu tố đầu tiên cần lĩnh hội được. lOMoARc PSD|36242669 -
Nhà phân tích cần có hiểu biết sâu sắc về các hành vi chính trị và tổ
chứcđể dự đoán được ảnh hưởng của các yếu tố này lên khả năng ứng dụng thành công các chính sách. -
Nhà phân tích phải nắm chắc các nguyên tắc ứng xử và đạo đức để
xâydựng được mối quan hệ hợp lý với người sử dụng các kiến nghị chính sách. Các
nhà phân tích thường xuyên phải đối mặt với những tình trạng tiến thoái lưỡng nan,
khi mà lợi ích cá nhân của người sử dụng kiến nghị chính sách mâu thuẫn với lợi ích xã hội.
4.1.5. Quan điểm phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.1.5.1. Quan điểm giai cấp
Phải xuất phát từ quan điểm giai cấp trên cơ sở am hiểu và vận dụng đúng
đường lối chính trị của Đảng, vì quyền lợi của Nhân dân lao động và vì lợi ích
chung, lâu dài của dân tộc. Phải biết phân tích, nhìn nhận và ủng hộ những chính
sách hợp lý do Nhà nước đưa ra. Đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, không
thực hiện chính sách của Nhà nước chỉ vì lợi ích cá nhân, cục bộ.
4.1.5.2. Quan điểm lịch sử
Thể hiện ở thái độ biết tôn trọng quá khứ, biết phát huy và kế thừa những
kinh nghiệm do lịch sử để lại. Mỗi chính sách đưa ra chỉ phát huy tác dụng trong
hoàn cảnh lịch sử nhất định để rồi lại có những chính sách mới thay thế. Những đặc
trưng của nền văn hóa mỗi nước cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách, đòi
hỏi sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước khác trong việc thực hiện quá trình chính sách.
4.1.5.3. Quan điểm cách mạng
Nhà phân tích chính sách luôn phải đối diện với những xung đột, mâu thuẫn.
Nếu nhà phân tích lung lay trước những xung đột và mâu thuẫn đó thì các chính
sách sẽ không đi đến kết quả đúng đắn. Do vậy, các nhà phân tích cần có một cách
nhìn đúng đắn, cứng rắn, dám chỉ ra những hạn chế trong nội dung cũng như phương
thức thực hiện chính sách, dám đối mặt với các thế lực bảo thủ, trì trệ trong xã hội
cũng như trong các cơ quan quản lý Nhà nước.
4.1.5.4. Quan điểm hệ thống lOMoARc PSD|36242669 -
Phải phân tích mỗi chính sách trong quan hệ hữu cơ với các chính sách
vàcông cụ quản lý vĩ mô khác -
Mỗi chính sách có mục tiêu riêng của mình nhưng đều phải hướng
vàoviệc thực hiện những mục tiêu chung của đất nước -
Chính sách là một hệ thống được tổ chức thực hiện từ trung ương đến
địaphương, từ bộ ngành đến các đơn vị cơ sở. Những chính sách của địa phương
phải phù hợp với chính sách của trung ương, chịu sự quản lý, hướng dẫn của trung ương.
4.1.5.5. Quan điểm thực tiễn, hữu dụng
Phân tích chính sách được tiến hành nhằm thực hiện những mục đích rõ ràng.
Thông qua phân tích chính sách phải rút ra được những thông tin hữu ích giúp các
nhà lãnh đạo ra quyết định chính sách, cho các nhà hành chính vận dụng chính sách
trong điều hành quản lý, các nhà hoạch định có thêm chất liệu để điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện chính sách nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của chính sách
và hiệu lực, hiệu quả quản lý. Phân tích chính sách còn nâng cao nhận thức của các
chủ thể kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện chính sách.
4.2. Quy trình phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.2.1. Các cách tiếp cận trong phân tích chính sách kinh tế - xã hội
4.2.1.1. Phân tích chính sách trên bình diện vĩ mô
a. Xác định các bộ phận cấu thành của phân tích chính sách trên bình diện vĩ mô
Phân tích chính sách trên bình diện vĩ mô bắt đầu bằng việc xác định ba bộ
phận cấu thành: chiến lược, bối cảnh và các chỉ tiêu thực hiện.
Chiến lược: bao gồm tổng thể các mục tiêu và các chính sách. Chiến lược mang tính dài hạn.
+ Các mục tiêu: nhà phân tích chính sách phải nhận thức được tính đa dạng
của các mục tiêu chiến lược và thứ tự ưu tiên trong tập hợp các mục tiêu. Việc thực
hiện các mục tiêu sẽ được đo lường thông qua các chỉ tiêu. Chẳng hạn mục tiêu tăng
trưởng được cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng của GDP, các chỉ tiêu của
các bản kế toán thu nhập quốc dân; mục tiêu ổn định được thể hiện thông qua chỉ
tiêu lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách … lOMoARc PSD|36242669
+ Các chính sách: là hành động của Nhà nước hướng nhằm hướng tới mục
tiêu chiến lược của đất nước. Các chính sách được quan tâm trước hết là các chính
sách tác động lên quá trình tạo ra, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực. Các chính sách có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của bối cảnh vì mục
tiêu hoạt động của chính sách là nhằm thay đổi một hay nhiều đặc điểm của bối cảnh. Bối cảnh:
+ Các nguồn lực: như con người, vốn, tài nguyên, công nghệ... Sức mạnh của
nguồn lực con người được thể hiện thông qua số người trong độ tuổi lao động có
kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo và có mong muốn được lao động. Nguồn vốn thể hiện
thông qua khả năng đầu tư của các chủ thể kinh tế - xã hội và cũng đo lường trong
bản kế toán thu nhập quốc dân. Tài nguyên bao gồm khoáng sản, sinh vật, nước và
vị trí địa lý quốc gia. Sự phát triển của công nghệ được thể hiện thông qua khả năng
ứng dụng có hiệu quả các quy trình công nghệ và khả năng đổi mới.
+ Các chủ thể kinh tế - xã hội: gồm các gia đình, các doanh nghiệp, các tổ
chức trong và ngoài nước. Khả năng thực hiện mục tiêu của đất nước phụ thuộc trực
tiếp vào việc các chủ thể trên thực hiện quá trình chuyển đổi các nguồn lực như thế
nào. Các chính sách thường được xây dựng để tăng cường tính sáng tạo của các chủ thể.
+ Các quy tắc: việc cải tổ hệ thống quy tắc luôn nằm ở vị trí trung tâm của
các chiến lược mới. Tuy nhiên, hệ thống các quy tắc chính thức rất khó thay đổi vì
đòi hỏi hành động phối hợp của cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hệ thống các quy tắc phi chính thức, một cản trở lớn đối với quá trình đổi mới chính
sách cũng rất khó thay đổi vì có quán tính lớn do sức ỳ của các chủ thể.
+ Môi trường quốc tế: thành công trong việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược không chỉ phụ thuộc vào các chính sách và bối cảnh quốc gia mà còn phụ thuộc
rất nhiều vào môi trường quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ các
quy tắc và chính sách quốc gia phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của hệ thống
kinh tế khác, với những quy tắc và chính sách khác. Để giải quyết mâu thuẫn do sự
khác biệt giữa các tổ chức và để phát triển mối quan hệ hợp tác, các Nhà nước đã
sử dụng các tổ chức quốc tế nhằm thiết lập các quy tắc chung. lOMoARc PSD|36242669
Phân tích chính sách trên bình diện vĩ mô đòi hỏi các nhà phân tích không
phải chỉ có kiến thức sâu rộng về hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia và các
chính sách đối ngoại mà còn phải hiểu được cơ cấu và bản chất của các lực lượng
bên ngoài có ảnh hưởng đến những cơ hội và chính sách của đất nước. Các chỉ tiêu:
Các chỉ tiêu được xây dựng nhằm đo lường khả năng thực hiện mục tiêu của
chính sách. Có bốn nhóm chỉ tiêu quan trọng: kinh tế, xã hội, chính trị và quốc tế. b. Đánh giá chính sách
Việc đánh giá chính sách trên bình diện vĩ mô đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng
mối quan hệ giữa các chính sách và sự phát triển của đất nước. Tiêu chuẩn để đánh
giá chính là các mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện trong quá khứ và kết quả của
các quốc gia khác có điều kiện tương đồng. Trong quá trình đánh giá cần chú ý một số điểm sau:
Thứ nhất, các chính sách kinh tế phải có ảnh hưởng tích cực lên quá trình tạo
ra, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Các câu hỏi có thể đặt ra là: -
Chính sách ảnh hưởng lên việc huy động nguồn lực như thế nào? -
Chính sách ảnh hưởng lên việc phân bổ nguồn lực giữa các
ngành và lĩnhvực như thế nào? -
Chính sách ảnh hưởng lên hiệu quả phân bổ nguồn lực trong các
doanhnghiệp như thế nào?
Thứ hai, nhà phân tích chính sách cần xác định tập hợp các chính sách bảo
thủ và cấp tiến, đánh giá mối quan hệ giữa chúng và lựa chọn thời gian phù hợp để
có thể đưa chúng vào thực tế. Những câu hỏi cần đặt ra là: -
Chính sách có đem lại lợi ích cho các chủ thể đang tồn tại? -
Chính sách có đòi hỏi tạo ra các chủ thể tham gia trò chơi mới? -
Chính sách có đòi hỏi thay đổi các quy tắc của trò chơi? lOMoARc PSD|36242669 -
Đất nước có đủ năng lực tổ chức và luật chơi để đưa chính sách vào thựctế?
Thứ ba, tồn tại mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố của hệ thống
quốc gia. Một chính sách đem lại hiệu quả là nhờ các chính sách khác được áp dụng
đã làm thay đổi dần dần các tổ chức, các quy tắc chính thức và không chính thức.
4.2.1.2. Phân tích chính sách trên bình diện vi mô
Mục tiêu của phân tích chính sách trên bình diện vi mô là xem xét, đánh giá
ảnh hưởng của các chính sách lên hoạt động của những chủ thể kinh tế - xã hội cụ
thể. Cách tiếp cận này thường được áp dụng trong quá trình phân tích các chính
sách vi mô như chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, chính sách giáo dục và đào tạo...
4.2.2. Quá trình phân tích chính sách
Phân tích chính sách được coi là quá trình đưa ra những lời khuyên hữu ích
cho quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, bao gồm những công việc cơ bản sau: Phân tích Phân tích Phân tích Đánh giá vấn đề giải pháp hành chính chính chính động sách sách sách chính sách Thu thập thông tin
Giai đoạn 1: Phân tích vấn đề chính sách 1. Nhận thức vấn đề:
a. Đánh giá triệu chứng
Theo nghĩa hẹp, đánh giá triệu chứng là xác định các dữ liệu nhằm thể hiện
triệu trứng một cách định lượng.
Ví dụ: khủng hoảng kinh tế phải được phân tích dựa trên những số liệu về giá
trị giảm của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá đồng tiền và thị trường chứng
khoán sụt giảm còn ở mức bao nhiêu, tình hình thu hút FDI… lOMoARc PSD|36242669
Theo nghĩa rộng, nhà phân tích cần phải tìm hiểu kỹ ý kiến của quần chúng
đối với vấn đề và những chính sách đã tồn tại liên quan đến những vấn đề đó.
Đánh giá triệu chứng tạo cơ sở thông tin thực nghiệm cho quá trình phân tích
vấn đề chính sách. Nó khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề. Tuy
vậy, đánh giá triệu chứng không cung cấp cơ sở đầy đủ cho quá trình phân tích. Cần
phải xác định được mối quan hệ giữa các triệu chứng với các yếu tố tạo nên triệu chứng đó.
b. Xác định nguyên nhân của vấn đề
Việc quan trọng nhất ở đây là phải giải thích được nguyên nhân của vấn đề,
xác định ảnh hưởng của các vấn đề đối với xã hội nói chung và từng chủ thể kinh
tế xã hội nói riêng. Phải quyết định xem có cần sự can thiệp bằng chính sách đối
với vấn đề đó hay không. c. Mô hình hóa vấn đề
Các nhà phân tích cố gắng xác định mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố
của vấn đề đang được quan tâm từ đó xác định các biến số có thể tác động được
bằng chính sách để giải quyết vấn đề.
2. Lựa chọn và giải thích các mục tiêu và các hạn chế chính sách.
Xác định mục tiêu thường được coi là một trong những giai đoạn khó khăn
nhất của phân tích chính sách bởi vì các mục tiêu thường rất đa dạng, có thể không
rõ ràng và mâu thuẫn nhau. Có hai lời khuyên cho những nhà phân tích chính sách:
(1): coi mục tiêu vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của phân tích chính sách, (2): phân
biệt sự khác nhau giữa mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu của chính sách.
Giai đoạn 2: Phân tích giải pháp chính sách 3.
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá.
Các chỉ tiêu đánh giá chính sách rất đa dạng do tầm ảnh hưởng của các chính
sách thường rất rộng lớn. Những chỉ tiêu này có thể mang tính định lượng hoặc định
tính. Khi xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thường chú ý tới những yêu cầu sau: -
Số lượng các chỉ tiêu đánh giá cần được hạn chế ở mức tối thiểu,
chọnnhững chỉ tiêu phản ánh cơ bản nhất tính chất và nội dung của mục tiêu. -
Hệ thống các chỉ tiêu cần thể hiện được khả năng thực hiện mục tiêu củachính sách. lOMoARc PSD|36242669 -
Hệ thống các chỉ tiêu cần phản ánh mức độ tác động của những
ảnh hưởngquan trọng của chính sách. -
Cần cố gắng lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá chính sách tuy khó
tránh khỏicác chỉ tiêu định tính do sự có mặt của các mục tiêu xã hội. 4.
Xây dựng các phương án chính sách.
Trong quá trình xác định các phương án chính sách, nhà phân tích cần chú ý tới một số điểm sau: -
Không nên hy vọng sẽ tìm thấy một giải pháp chính sách hoàn
hảo. Phântích chính sách thường phải đương đầu với những vấn đề mang tính
tổng hợp, đa mục tiêu. Rất khó có giải pháp chính sách nào có khả năng thực
hiện tất cả các mục tiêu hay giải quyết tất cả các vấn đề. -
Không nên chấp nhận theo cảm tính của một số giải pháp nào
đó là hấpdẫn hơn các giải pháp khác. Chính sách tối ưu chỉ được xác định
thông qua quá trình đánh giá nghiêm túc khả năng thực hiện mục tiêu của tất
cả các phương án chính sách. -
Không nên xây dựng chính sách vạn năng, vì thực ra đó chỉ là
những giảipháp chính sách chung chung, không có mấy giá trị thực tế. 5.
Lựa chọn phương thức đánh giá các giải pháp chính sách nhằm lựa
chọnphương án chính sách tối ưu
Giai đoạn 3: Phân tích hành động chính sách Bao gồm: -
Phân tích hình thức cơ cấu được xây dựng như cơ cấu tổ chức
quản lí, cơcấu nguồn nhân lực nhằm đưa ra kiến nghị đổi mới kịp thời bộ
máy tổ chức thực thi chính sách, chương trình triển khai chính sách và hệ
thống các văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương. -
Phân tích, đánh giá tình hình chỉ đạo thực hiện thực thi chính
sách nhằmđưa ra kiến nghị điều chỉnh và đổi mới hoạt động của kênh truyền tải. -
Phân tích, đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm tra nhằm có
được đầy đủthông tin liên hệ ngược về quá trình thực hiện chính sách của tất
cả các đối tượng chính sách. lOMoARc PSD|36242669
Giai đoạn 4: Đánh giá chính sách -
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên sự phát triển kinh tế xã
hội của đấtnước cũng như các đối tượng chính sách. -
Đánh giá hiệu lực và hiệu quả thực tế của chính sách. -
Đưa ra những kiến nghị điều chỉnh chính sách. -
Rút ra những bài học cho chu kì chính sách sau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích chính sách là gì? Nhiệm vụ của phân tích chính sách?
2. Những kiến thức cần thiết mà một nhà phân tích chính sách cần phải có làgì?
3. Trình bày các quan điểm trong phân tích chính sách?
4. Phân tích các giai đoạn của quá trình phân tích chính sách? Chương 5: lOMoARc PSD|36242669
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
5.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa 5.2. Chính sách tài chính 5.3. Chính sách tiền tệ - tín dụng 5.4.
Chính sách việc làm 5.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo lOMoARc PSD|36242669
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Lê Chi Mai, Những vấn đề cơ bản trong chính sách và chu trình chính sách,
NXB Đại học quốc gia Thành phố HCM, 2001. 2.
TS. Lê Vinh Danh, Chính sách công của Hoa Kỳ, NXB Thống kê 2001. 3.
PGS. TS Đỗ Hoàng Toàn, PTS Phan Kim Chiến, PTS Đoàn Thị Thu Hà, Giáo
trình chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà nội 2002. 4.
PGS. TS Phạm Vân Đình, Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp,
NXB nông nghiệp TP Hồ Chí Minh 5.
Văn Được, Thuật trị nước của người xưa , NXB TP Hồ Chí Minh. 6.
Chính sách dân tộc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Sự thật. 7.
Phạm Văn Bích, Chu Tiến Quang, Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối
với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt nam, NXB Chính trị quốc gia Hà nội. 8.
Ban tư tưởng – văn hóa trung ương, Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết đại
hội X của Đảng, NXB chính trị quốc gia. 9.
Học viện chính trị quốc gia HCM, Viện Khoa học chính trị, Tìm hiểu về
khoahọc chính sách công, NXB chính trị Quốc gia Hà nội, 1999.
10. Học viện hành chính quốc gia, chính sách và phân tích chính sách, NXB Giáodục Hà nội 2000.
11. Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lí hành chính
Nhànước, chương trình chuyên viên chính, phần 2, Hành chính Nhà nước và kĩ năng hành chính, 2001.
12. Niên giám thống kê các năm 2005, 2006, 2007, 2008, Tổng Cục Thống kê, NXB Thống kê.
13. Trang Chính phủ: chinhphu.vn
14. Trang tapchicongsan.org.vn
15. Website tìm kiếm: google.com.vn MỤC LỤC Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH lOMoARc PSD|36242669
KINH TẾ - XÃ HỘI.................................................................................................................................1
1.1. Nhà nước và các công cụ quản lý Kinh tế - xã hội.......................................................................1
1.1.1. Tổng quan về Nhà nước.............................................................................................................1
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội...................3
1.1.3. Các công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà
nước......................................................................4
1.2. Tổng quan về các chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công).................................................8
1.2.1. Các khái niệm............................................................................................................................8
1.2.1.1. Chính sách........................................................................................................................8
1.2.1.2. Chính sách kinh tế - xã hội................................................................................................8
1.2.2. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội.....................................................................................8
1.2.3. Vai trò của các chính sách kinh tế - xã
hội...................................................................................9
1.2.3.1. Chức năng định hướng......................................................................................................9
1.2.3.2. Chức năng điều tiết...........................................................................................................9
1.2.3.3. Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển............................................................................9
1.2.3.4. Chức năng khuyến khích sự phát triển............................................................................10
1.2.4. Yêu cầu đối với các chính sách kinh tế - xã
hội..........................................................................10
1.2.4.1. Tính khách quan..............................................................................................................10
1.2.4.2. Tính chính trị...................................................................................................................10
1.2.4.3. Tính đồng bộ và hệ thống................................................................................................10
1.2.4.4. Tính thực tiễn..................................................................................................................10
1.2.4.5. Tính hiệu quả...................................................................................................................11
Chương 2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI.........................12
2.1. Xác định và lựa chọn vấn đề.......................................................................................................12
2.1.1. Vấn đề của chính sách............................................................................................................12
2.1.2 Nguồn gốc xuất hiện các vấn đề trong đời sống kinh tế - xã
hội.............................................12
2.1.3. Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chính sách kinh tế - xã
hội..............................................13
2.1.4. Phân tích “ tiền chính sách”...................................................................................................13
2.1.4.1. Khẳng định đường lối....................................................................................................13
2.1.4.2. Nghiên cứu và dự báo....................................................................................................14
2.2. Xác định mục tiêu của chính sách..............................................................................................18
2.2.1. Cơ sở xác định mục tiêu.........................................................................................................18
2.2.2. Yêu cầu đối với mục tiêu chính sách......................................................................................18
2.2.3. Nguyên tắc xác định mục tiêu của chính
sách........................................................................19 lOMoARc PSD|36242669
2.2.4. Các bước xác định mục tiêu...................................................................................................20
2.3. Xây dựng các phương án chính sách..........................................................................................21
2.3.1. Nguyên tắc xác định giải pháp, công
cụ.................................................................................22
2.3.2. Phương pháp xác định giải pháp, công
cụ.............................................................................22
2.4. Lựa chọn phương án chính sách tối ưu......................................................................................24
2.5. Thông qua và quyết định chính sách...........................................................................................26
Chương 3. TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI....................................28
3.1. Các điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách..........................................................................28
3.1.1. Phải có chính sách hợp lý, khoa học – điều kiện tiên quyết để thực thi chính sách thành
công.....28 3.1.2. Phải có nền hành chính công đủ hiệu lực, có khả năng thích nghi cao và trong sạch để thực thi
đúng các chính sách công qua các thời kỳ phát
triển............................................................................28
3.1.3. Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo............................................................................................29
3.1.4. Phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân
dân....................................29
3.1.5. Thời hạn thực hiện chính sách...................................................................................................29
3.2. Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách.....................................................................................29
3.2.1. Cơ quan chủ chốt để thực thi chính
sách....................................................................................30
3.2.2. Cơ quan phối hợp thực hiện......................................................................................................30
3.3. Các hình thức và phương pháp thực thi chính sách...................................................................31
3.3.1. Các phương pháp thực thi chính
sách...................................................................................31
3.3.1.1. Phương pháp thuyết phục................................................................................................31
3.3.1.2. Phương pháp cưỡng chế.................................................................................................32
3.3.1.3. Phương pháp tổ chức......................................................................................................32
3.3.1.4. Phương pháp kinh tế.......................................................................................................32
3.3.1.5. Phương pháp hành chính................................................................................................32
3.3.2. Các hình thức thực thi chính
sách..........................................................................................33
3.3.2.1. Hình thức theo địa chỉ cụ thể..........................................................................................33
3.3.2.2. Hình thức theo địa chỉ mở...............................................................................................33
3.3.2.3. Hình thức theo thông lệ xã hội........................................................................................33
3.3.2.4. Hình thức sốc..................................................................................................................34
3.3.2.5. Hình thức đi vào chiều sâu..............................................................................................34
3.4. Tổng kết việc thực hiện chính sách.............................................................................................34
Chương 4. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH........................................................................................36 lOMoARc PSD|36242669
4.1. Tổng quan về phân tích chính sách kinh tế - xã hội...................................................................36
4.1.1. Khái niệm................................................................................................................................36
4.1.2. Nhiệm vụ của phân tích chính sách...........................................................................................36
4.1.3. Những kiến thức cần thiết đối với nhà phân tích chính
sách.......................................................37
4.1.4. Quan điểm phân tích chính sách kinh tế - xã
hội........................................................................37
4.2. Quá trình phân tích chính sách...................................................................................................39
4.2.1. Các cách tiếp cận trong phân tích chính sách kinh tế - xã
hội.....................................................39
4.2.1.1. Phân tích chính sách trên bình diện vĩ
mô......................................................................39
4.2.1.2. Phân tích chính sách trên bình diện vi
mô......................................................................41
4.2.2. Quá trình phân tích chính sách..................................................................................................41
Chương 5. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI LỚN Ở VIỆT NAM................................45