Tổng quan về Phật Giáo - Khoa học xã hội Chủ nghĩa | Đại học Hoa Sen

Tổng quan về Phật Giáo - Khoa học xã hội Chủ nghĩa | Đại học Hoa Sen với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

1. Tổng quan về Phật Giáo:
a. Khái niệm cơ bản:
Phật giáo là một tôn giáo được thiết lập lên bởi Đức Phật vì phúc lợi, hạnh phúc của
chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới loài người. Tất cả mọi người đến từ mọi xứ sở tuỳ
theo căn cơ, khả năng, điều kiện có thể và ý chí tự do đều có thể áp dụng những giáo lý và
hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình. Thông qua các giáo lý và quy luật
trong cuộc sống được truyền bá trong đạo Phật, chỉ tự bản thân mỗi người mới có thể nhìn
nhận và vượt qua các sự việc, vấn đề trong cuộc sống để giải thoát chính mình khỏi những
khổ đau trong dòng chảy cuộc đời. Và sau đó mà xuất phát từ lòng từ bi mà giúp đỡ người
khác trau dồi tâm tính hướng thiện và bao dung.
Phật giáo được coi là một tôn giáo chủ trương lẽ thật và sự thực hành của chính bản
thân mỗi người, nhờ tính nhân văn, sự thiện lương cùng những bài học giáo dục con người
sâu sắc mà Phật giáo đã, đang phát triển và luôn có chỗ đứng trong tiềm thức con người được
nhiều quốc gia công nhận và phát triển như một nét văn hóa tâm linh riêng biệt, trong đó có
Việt Nam.
Theo nhiều quan điểm lý luận, Phật giáo là một hệ thống triết học tôn giáo bao gồm các
tư tưởng, giáo lý về thế giới quan, nhân sinh quan cùng các phương pháp thức tỉnh, rèn dũa, tu
tập con người, hướng con người đến những điều chân thiện mỹ nhằm hoàn thiện nhân cách ở
mỗi cá nhân ngày một tốt đẹp hơn.
b. Nguồn gốc ra đời của Phật Giáo:
Phật giáo xuất xứ từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Người sáng lập ra
đạo Phật (gần giữa thế kỷ VII) là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công
nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na trị vì nước Ca
Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ. Là vị thái tử được vua cha yêu chiều, từ nhỏ Tất Đạt Đa đã có
cuộc sống trong nhung lụa bạc vàng, vương giả, đủ đầy. Ông cũng là người được vua cha định
sẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước. Dù sống cuộc đời thời niên thiếu đầy hoan lạc,
ngài vẫn nhận ra và trăn trở về sự đau khổ của nhân sinh trong vô thường của thế sự, do đó
vào năm 29 tuổi ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, tự mình bước chân đi tìm con
đường cứu khổ chúng sinh, khám phá triết lý sống của cuộc đời.
Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương pháp tu hành của các
vị đó đều không thể giải thoát cuộc sống đau khổ của cho con người. Cuối cùng, ông đến ngồi
nhập định dưới gốc cây Bồ đề (sau này được người đời gọi là cây giác ngộ) và thề rằng “Nếu
Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”.
Sau 49 ngày đêm thiền định, trong tâm Đức Phật đại ngộ, sạch hết phiền não đạt được Đạo vô
thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08
tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng 60 vị đệ tử thân tín đầu tiên
đã thành lập một giáo hội, mỗi người chia ra một phương để dạy đạo cho dân chúng. Từ đó,
Phật giáo ra đời và chính nhờ tính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng được
truyền bá rộng rãi và thu hút nhiều người muốn tu học đến ngày nay.
c. Hoàn cảnh ra đời:
Ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành
trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm
trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải
thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức
là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh,
là linh hồn của vũ trụ.
Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn
Độ: Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu
đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn.
Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được
phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt.
Trong thời kỳ Phật Thích-ca-mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống
xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ
họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ
sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề
chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình
dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-
môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích
thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt
những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật
khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người
có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó.
Với những lý lẽ đó Đức Phật hoàn toàn thành công lấy được phần lớn sự hưởng ứng mãnh liệt
của tầng lớp nô lệ lúc bấy giờ, nhờ đó đạo phật ngày càng được ủng hộ và trở thành một tôn
giáo chính thống. Mặc dù Phật giáo buổi đầu không phải là tôn giáo mà triết lý nhân sinh
nhưng sau đó đạo Phật đã tồn tại vững mạnh và có cho mình địa vị nhất định trong các đạo
giáo
2. Quá trình phong phái và truyền bá sang các nước khác:
a. Sự phân nhánh và xuất hiện của các đường phái:
Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, vì tín đồ cũng như đối tượng thuyết pháp thuộc đa dạng nhiều
tầng lớp và giai cấp khác nhau, đạo Phật đã có nhiều phân hoá và tông phái đã xuất hiện lại có
đường lối khác nhau để phù hợp với nhiều các ý hướng tu tập và niềm tin của nhiều người
khác nhau. Trong đó hai con đường giáo phái lớn được phân chia đó là Tiểu thừa và Đại thừa.
Tiểu thừa: Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Tiểu thừa được hình thành ngay trong thế kỷ
đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Trong đó, Tiểu thừa nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ”
hoặc “cỗ xe nhỏ”. Với chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái
này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình,
không thể giải thoát cho người khác.
Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt
nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết
Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Phật tổ là người đầu tiên đạt tới
Niết Bàn. Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan,
Lào, Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều
chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
Đại thừa: Phái Đại thừa nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn
giáo cải cách, là con đường giáo phái phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Giáo lý Đại thừa có
nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia
tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt. Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại
thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải
thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của
mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác
như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã
có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát...
Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối
tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng
được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan
Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù
khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo
phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của
các tôn giáo khác.
Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên
thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi
phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông,
Thiền tông.
b. Phật giáo trong giai đoạn suy tàn:
Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng trong cùng thời kỳ đồng thời chịu sự ảnh
hưởng to lớn từ các giáo phái và các đạo khác, sự suy tàn là điều không thể tránh khỏi đối với
một tôn giáo. Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ
vào thế kỷ VII và hoàn toàn biến mất vào thế kỷ XIV.
c. Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo với Phật giáo:
Với sự ra đời từ sớm của Ấn Độ Giáo (hay còn được biết là Bà La Môn) đã ăn sâu vào
trong tín ngưỡng và niềm tin của người dân Ấn Độ, trong đó số tín đồ của Phật Giáo có rất
nhiều tu sĩ phát gốc từ Ấn Độ Giáo thế nên tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít
nhiều đến đạo Phật. Cùng điểm đặc thù sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo
khác, Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La
Môn dẫn đến sau này và đến hiện nay vẫn rất dễ bối rối trong việc phân biệt hai tôn giáo này.
Bên cạnh các mâu thuẫn tồn tại lúc bấy giờ giữ Bà La Môn giáo và Phật giáo, kể từ thế kỷ VII
những cuộc tự đổi mới cuả Ấn Độ giáo đã đem lại sinh khí và sự phát triễn mạnh mẽ trở lại
qua đó làm mờ nhạt đi hình ảnh Phật Giáo tại đất nước Ấn Độ.
d. Chịu sự hủy diệt của Hồi Giáo:
Khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ thứ tám, liên tiếp là các cuộc tấn công xâm lược
của người Hồi giáo với một trong những mục đích lớn đó là truyền bá Hồi giáo vào đất nước
Ấn Độ. Để đạt được mục đích đó, họ không ngừng kế hoạch trừ khử và nhổ tận gốc Phật giáo
và Ấn Độ giáo. Mở đầu vào năm 775 Vua Al-Mahdi của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem
quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình và kiến trúc Phật giáo.
Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhamad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn
Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy, đáng chú ý, những nơi thiêng liêng của
Phật Giáo là Mahmud Gazinavi và Bakhtiaruddin Khilji đều bị phá hủy hoàn toàn. Bên cạnh
đó mọi tu viện lớn nhỏ như Nalanda, Vikramasla, và Odentapuri cũng bị người Hồi giáo càng
quét. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ.
Xuyên suốt giai đoạn, đã có vô số tu sĩ Phật giáo bị tàn hại, vào cuối thế kỷ 14 người Hồi giáo
chính thức chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.
e. Phật giáo du nhập vào các nước khác trong đó có Việt Nam:
Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lan truyền từ Ấn Độ đến Tích Lan (Sri Lanka) và
Burma (Miến Điện) vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Từ đó, đạo Phật đi đến các vùng
còn lại của Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Cao Miên (Cambodia), miền Nam Việt Nam, kể cả
Nam Dương (Indonesia).
Các trường phái khác của Tiểu thừa lan truyền đến Pakistan, A Phú Hãn (Afghanistan),
miền Đông và duyên hải của Iran và Trung Á ngày nay. Trừ Trung Á, các trường phái này lan
truyền đến Trung Quốc vào thể kỷ thứ 2 sau Công Nguyên. Sau đó, các hình thức Tiểu thừa
này được kết hợp với sắc thái Đại thừa, là truyền thống đã đến đây theo cùng một con đường
từ Ấn Độ, và cuối cùng thì Đại thừa trở thành hình thức Phật giáo chiếm ưu thế ở Trung Quốc
và hầu hết vùng Trung Á. Sau đó, hình thức Đại thừa Trung Quốc đã lan truyền đến Hàn
Quốc, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam.
Truyền thống Đại thừa Tây Tạng bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, thừa
hưởng toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ. Từ Tây Tạng, nó lan truyền khắp các
vùng Hy Mã Lạp Sơn và đến Mông Cổ, Trung Á, và một số vùng ở Nga (Buryatia, Kalmykia
và Tuva).
Khoảng thập niên 1960 Phật giáo đấu tranh chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dẫn
đến Biến cố Phật giáo,1963 Hiến chương 1964 đặt nền móng cho Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất, một tổ chức quy tụ nhiều giáo phái ở phía nam vĩ tuyến 17 thành một lực
lượng tôn giáo đáng kể.
Năm 1958 tại miền bắc, Đảng Lao động Việt Nam cho phép thành lập Hội phật giáo Thống
nhất Việt Nam.
Sau năm 1975, mãi đến năm 1981 chính quyền mới cho phép thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tổ chức Phật giáo duy nhất là đại diện cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành
viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981
tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất tất cả tổ chức Phật giáo trong nước. Hiện nay,
Đệ Tứ Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng
| 1/6

Preview text:

1. Tổng quan về Phật Giáo: a. Khái niệm cơ bản:
Phật giáo là một tôn giáo được thiết lập lên bởi Đức Phật vì phúc lợi, hạnh phúc của
chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới loài người. Tất cả mọi người đến từ mọi xứ sở tuỳ
theo căn cơ, khả năng, điều kiện có thể và ý chí tự do đều có thể áp dụng những giáo lý và
hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình. Thông qua các giáo lý và quy luật
trong cuộc sống được truyền bá trong đạo Phật, chỉ tự bản thân mỗi người mới có thể nhìn
nhận và vượt qua các sự việc, vấn đề trong cuộc sống để giải thoát chính mình khỏi những
khổ đau trong dòng chảy cuộc đời. Và sau đó mà xuất phát từ lòng từ bi mà giúp đỡ người
khác trau dồi tâm tính hướng thiện và bao dung.
Phật giáo được coi là một tôn giáo chủ trương lẽ thật và sự thực hành của chính bản
thân mỗi người, nhờ tính nhân văn, sự thiện lương cùng những bài học giáo dục con người
sâu sắc mà Phật giáo đã, đang phát triển và luôn có chỗ đứng trong tiềm thức con người được
nhiều quốc gia công nhận và phát triển như một nét văn hóa tâm linh riêng biệt, trong đó có Việt Nam.
Theo nhiều quan điểm lý luận, Phật giáo là một hệ thống triết học tôn giáo bao gồm các
tư tưởng, giáo lý về thế giới quan, nhân sinh quan cùng các phương pháp thức tỉnh, rèn dũa, tu
tập con người, hướng con người đến những điều chân thiện mỹ nhằm hoàn thiện nhân cách ở
mỗi cá nhân ngày một tốt đẹp hơn.
b. Nguồn gốc ra đời của Phật Giáo:
Phật giáo xuất xứ từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên. Người sáng lập ra
đạo Phật (gần giữa thế kỷ VII) là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công
nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na trị vì nước Ca
Tỳ La Vệ xứ Trung Ấn Độ. Là vị thái tử được vua cha yêu chiều, từ nhỏ Tất Đạt Đa đã có
cuộc sống trong nhung lụa bạc vàng, vương giả, đủ đầy. Ông cũng là người được vua cha định
sẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước. Dù sống cuộc đời thời niên thiếu đầy hoan lạc,
ngài vẫn nhận ra và trăn trở về sự đau khổ của nhân sinh trong vô thường của thế sự, do đó
vào năm 29 tuổi ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, tự mình bước chân đi tìm con
đường cứu khổ chúng sinh, khám phá triết lý sống của cuộc đời.
Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, Tất Đạt Đa nhận ra rằng phương pháp tu hành của các
vị đó đều không thể giải thoát cuộc sống đau khổ của cho con người. Cuối cùng, ông đến ngồi
nhập định dưới gốc cây Bồ đề (sau này được người đời gọi là cây giác ngộ) và thề rằng “Nếu
Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”.
Sau 49 ngày đêm thiền định, trong tâm Đức Phật đại ngộ, sạch hết phiền não đạt được Đạo vô
thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08
tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng 60 vị đệ tử thân tín đầu tiên
đã thành lập một giáo hội, mỗi người chia ra một phương để dạy đạo cho dân chúng. Từ đó,
Phật giáo ra đời và chính nhờ tính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng được
truyền bá rộng rãi và thu hút nhiều người muốn tu học đến ngày nay. c. Hoàn cảnh ra đời:
Ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành
trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm
trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải
thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức
là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh,
là linh hồn của vũ trụ.
Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn
Độ: Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu
đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn.
Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được
phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt.
Trong thời kỳ Phật Thích-ca-mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống
xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ
họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ
sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề
chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình
dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-
môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích
thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt
những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật
khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người
có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó.
Với những lý lẽ đó Đức Phật hoàn toàn thành công lấy được phần lớn sự hưởng ứng mãnh liệt
của tầng lớp nô lệ lúc bấy giờ, nhờ đó đạo phật ngày càng được ủng hộ và trở thành một tôn
giáo chính thống. Mặc dù Phật giáo buổi đầu không phải là tôn giáo mà triết lý nhân sinh
nhưng sau đó đạo Phật đã tồn tại vững mạnh và có cho mình địa vị nhất định trong các đạo giáo
2. Quá trình phong phái và truyền bá sang các nước khác:
a. Sự phân nhánh và xuất hiện của các đường phái:
Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, vì tín đồ cũng như đối tượng thuyết pháp thuộc đa dạng nhiều
tầng lớp và giai cấp khác nhau, đạo Phật đã có nhiều phân hoá và tông phái đã xuất hiện lại có
đường lối khác nhau để phù hợp với nhiều các ý hướng tu tập và niềm tin của nhiều người
khác nhau. Trong đó hai con đường giáo phái lớn được phân chia đó là Tiểu thừa và Đại thừa.
Tiểu thừa: Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Tiểu thừa được hình thành ngay trong thế kỷ
đầu tiên sau khi Thích Ca viên tịch. Trong đó, Tiểu thừa nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ”
hoặc “cỗ xe nhỏ”. Với chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái
này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình,
không thể giải thoát cho người khác.
Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt
nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết
Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Phật tổ là người đầu tiên đạt tới
Niết Bàn. Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan,
Lào, Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều
chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
Đại thừa: Phái Đại thừa nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn
giáo cải cách, là con đường giáo phái phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Giáo lý Đại thừa có
nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia
tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt. Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại
thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải
thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của
mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác
như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã
có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát...
Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối
tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng
được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan
Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù
khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo
phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác.
Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên
thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi
phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
b. Phật giáo trong giai đoạn suy tàn:
Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng trong cùng thời kỳ đồng thời chịu sự ảnh
hưởng to lớn từ các giáo phái và các đạo khác, sự suy tàn là điều không thể tránh khỏi đối với
một tôn giáo. Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ
vào thế kỷ VII và hoàn toàn biến mất vào thế kỷ XIV.
c. Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo với Phật giáo:
Với sự ra đời từ sớm của Ấn Độ Giáo (hay còn được biết là Bà La Môn) đã ăn sâu vào
trong tín ngưỡng và niềm tin của người dân Ấn Độ, trong đó số tín đồ của Phật Giáo có rất
nhiều tu sĩ phát gốc từ Ấn Độ Giáo thế nên tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít
nhiều đến đạo Phật. Cùng điểm đặc thù sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo
khác, Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La
Môn dẫn đến sau này và đến hiện nay vẫn rất dễ bối rối trong việc phân biệt hai tôn giáo này.
Bên cạnh các mâu thuẫn tồn tại lúc bấy giờ giữ Bà La Môn giáo và Phật giáo, kể từ thế kỷ VII
những cuộc tự đổi mới cuả Ấn Độ giáo đã đem lại sinh khí và sự phát triễn mạnh mẽ trở lại
qua đó làm mờ nhạt đi hình ảnh Phật Giáo tại đất nước Ấn Độ.
d. Chịu sự hủy diệt của Hồi Giáo:
Khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ thứ tám, liên tiếp là các cuộc tấn công xâm lược
của người Hồi giáo với một trong những mục đích lớn đó là truyền bá Hồi giáo vào đất nước
Ấn Độ. Để đạt được mục đích đó, họ không ngừng kế hoạch trừ khử và nhổ tận gốc Phật giáo
và Ấn Độ giáo. Mở đầu vào năm 775 Vua Al-Mahdi của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem
quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình và kiến trúc Phật giáo.
Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhamad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn
Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy, đáng chú ý, những nơi thiêng liêng của
Phật Giáo là Mahmud Gazinavi và Bakhtiaruddin Khilji đều bị phá hủy hoàn toàn. Bên cạnh
đó mọi tu viện lớn nhỏ như Nalanda, Vikramasla, và Odentapuri cũng bị người Hồi giáo càng
quét. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ.
Xuyên suốt giai đoạn, đã có vô số tu sĩ Phật giáo bị tàn hại, vào cuối thế kỷ 14 người Hồi giáo
chính thức chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.
e. Phật giáo du nhập vào các nước khác trong đó có Việt Nam:
Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lan truyền từ Ấn Độ đến Tích Lan (Sri Lanka) và
Burma (Miến Điện) vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Từ đó, đạo Phật đi đến các vùng
còn lại của Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Cao Miên (Cambodia), miền Nam Việt Nam, kể cả Nam Dương (Indonesia).
Các trường phái khác của Tiểu thừa lan truyền đến Pakistan, A Phú Hãn (Afghanistan),
miền Đông và duyên hải của Iran và Trung Á ngày nay. Trừ Trung Á, các trường phái này lan
truyền đến Trung Quốc vào thể kỷ thứ 2 sau Công Nguyên. Sau đó, các hình thức Tiểu thừa
này được kết hợp với sắc thái Đại thừa, là truyền thống đã đến đây theo cùng một con đường
từ Ấn Độ, và cuối cùng thì Đại thừa trở thành hình thức Phật giáo chiếm ưu thế ở Trung Quốc
và hầu hết vùng Trung Á. Sau đó, hình thức Đại thừa Trung Quốc đã lan truyền đến Hàn
Quốc, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam.
Truyền thống Đại thừa Tây Tạng bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, thừa
hưởng toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ. Từ Tây Tạng, nó lan truyền khắp các
vùng Hy Mã Lạp Sơn và đến Mông Cổ, Trung Á, và một số vùng ở Nga (Buryatia, Kalmykia và Tuva).
Khoảng thập niên 1960 Phật giáo đấu tranh chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dẫn
đến Biến cố Phật giáo,1963 Hiến chương 1964 đặt nền móng cho Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất, một tổ chức quy tụ nhiều giáo phái ở phía nam vĩ tuyến 17 thành một lực
lượng tôn giáo đáng kể.
Năm 1958 tại miền bắc, Đảng Lao động Việt Nam cho phép thành lập Hội phật giáo Thống nhất Việt Nam.
Sau năm 1975, mãi đến năm 1981 chính quyền mới cho phép thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tổ chức Phật giáo duy nhất là đại diện cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành
viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Giáo hội được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981
tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất tất cả tổ chức Phật giáo trong nước. Hiện nay,
Đệ Tứ Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng