Tổng quan về tôn giáo - Chủ nghĩa xã hội | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí,...
Môn: Chủ nghĩa xã hội (CNXHKH)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
1A, Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
* Bản chất của tôn giáo:
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào bộ
óc của con người. Các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí,...
- Tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo cụ thể (Công giáo, Tín lành, Phật
giáo ,...) với các tiêu chí cơ bản sau : có niềm tin sâu sắc về đấng siêu nhiên, thần linh
để tôn thờ; có hệ thống giáo thuyết phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ
nghi của tôn giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc
đạo ; có hệ thống tín đồ đông đảo
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra vì mục đích, lợi
ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ nhưng lại bị lệ
thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo vô điều kiện.
- Về phương diện thế giới quan : các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác
biệt với thế giới quan duy vật biện chứng , khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lenin. Những người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng
nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, đó chính là xã hội mà quần chúng tín đồ cũng từng
mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo
- Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan :
+ Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện
niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh
thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ
+ Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh
đến mức độ mê muội, cuồng tín dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá mức,
trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và cộng đồng
*Nguồn gốc của tôn giáo:
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội :
+ Lực lượng sản xuất chưa phát triển. Sự bần cùng về kinh tế + Áp bức giai cấp
+ Sự bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp
- Nguồn gốc nhận thức :
+ Khả năng nhận thức chưa đầy đủ của con người về thế giới, khi những điều mà khoa
học chưa giải thích được thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo
Khi mà khoảng cách giữa "biết" và "chưa biết" vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa
học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. about:blank 1/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
+ Cường điệu hóa chủ thể nhận thức, thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, rơi
vào ảo tưởng thần thánh hóa đối tượng, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thân thành - Nguồn gốc tâm lý :
+ Tâm lí sợ sệt, yếu đuối , thiếu sức mạnh lí trí trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội
hay những lúc ốm đau, bệnh tật hoặc tâm lí muốn bình yên khi làm một việc lớn cũng đều tìm tới tôn giáo
+ Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tình cảm của quần chúng nhân dân
( thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thần hoàng làng,...)
* TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1.Tính lịch sử của tôn giáo
- Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là
một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con
người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới
một mức độ 5 nhất định.
- Tôn giáo có sự hình thành, tốn tại, phát triển, có khả năng biến đổi trong những giai
đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội.
- Khi các điều kiện KT - XH thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.
- Trong qua trình vận động của các tôn giáo, chính các điêu kiện KT-XH, lịch sử cụ thể
đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phai khác nhau.
2. Tính quần chúng của tôn giáo.
- Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo.
Hiện nay tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếu chỉ tính
các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo)
- Tôn giáo là 1 hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu lục.
- Số lượng tín đồ đông
- Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân
- Tôn giáo có tính nhân văn, hướng thiện được nhiều người tin theo. about:blank 2/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
Tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo được gọi là tháng Ramadan - Đây được coi là tháng
ăn chay của tất cả người Hồi giáo trên toàn cầu. Tháng Ramadan được bắt đầu kể từ
lần nhìn thấy trăng lưỡi liềm đầu tiên trong tháng cho đến lần nhìn thấy tiếp theo, kéo dài khoảng 29-30 ngày
Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu
lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản
vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo about:blank 3/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
(Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy
ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).
3. Tính chính trị của tôn giáo
- Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mang tính chính trị. Tính chất chính trị
của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về lợi ích,
các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp
- GC thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích GC mình
- Tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - XH lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ
- Ở các nước Hồi giáo, các thành viên trong bộ máy lãnh đạo đồng thời là Lãnh tụ về
mặt tinh thần, tức là thủ lĩnh tôn giáo.
Họ được tuyển chọn từ bộ máy tôn giáo, là những người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đến xã hội.
- Nhà nước Vatican "đất thánh của Thiên Chúa giáo" được lãnh đạo bởi Giáo hoàng
và các Hồng y giáo chủ, chính là những Lãnh tụ tối cao của Thiên chúa giáo trên toàn
thế giới. Còn ở các nước Thiên chúa giáo, các giáo chủ cũng đóng 1 vai trò vô cùng
quan trọng trong chính quyền.
- Ở Anh, nữ hoàng chính là người đứng đầu Anh giáo, tức là cả lãnh đạo Nhà nước lẫn Tôn giáo. about:blank 4/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội 1B. Nguyên
tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa x$ hội:
Trong thời kỳ quá đô l lên chủ nghĩa xã hô l
i, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có sự biến
đổi trên nhiều mặt. Vì vâ ly, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau;
Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân:
Tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng là quyền tự do tư tưởng của
nhân dân, bao gồm quyền lựa chọn theo đạo, đổi đạo, hoặc không theo
đạo mà không bị can thiệp hay bắt buộc. Mọi hành vi ngăn cản tự do tín
ngưỡng xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của người dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng là tôn trọng quyền con người, thể hiện ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp
vào quyền tự do tín ngưỡng và lựa chọn tôn giáo của người dân, bảo vệ và
tôn trọng các hoạt động tôn giáo phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của công dân.
Khắc phBc dần nhCng ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trGnh cải tHo xJ hội cL, xây dựng xJ hội mới:
Nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh giải quyết ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo đối với nhân dân mà không can thiệp vào công việc nội bộ của các
tôn giáo. Để thay đổi ý thức xã hội, cần thay đổi bản thân tồn tại xã hội và loại
bỏ nguồn gốc của ảo tưởng. Quá trình này cần thiết để xây dựng một thế giới
hiện thực không bị áp bức, bất công, nghèo đói và thất học, là quá trình lâu dài
và không thể thực hiện nếu không cải tạo xã hội cũ để xây dựng xã hội mới. Phân biê N
t hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dBng tín
ngưỡng, tôn giáo trong quá trGnh giải quyết vấn đề tôn giáo:
Trên hành tinh xã hội nguyên thủy, tín ngưỡng và tôn giáo chỉ thể hiện về mặt tư
tưởng. Tuy nhiên, khi xã hội phân chia thành giai cấp, dấu ấn giai cấp - chính trị
thường được thể hiện trong các tôn giáo. Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ
giữa tiến bộ và phản tiến bộ, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và chính trị giữa các
giai cấp, trong khi mặt tư tưởng biểu hiện sự khác biệt về niềm tin giữa người có
tín ngưỡng tôn giáo và người không. Phân biệt giữa hai mặt chính trị và tư tưởng
trong vấn đề tôn giáo là cần thiết để tránh cực đoan trong quản lý và ứng xử với
các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo.
Quan điTm lịch sử cB thT trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo: about:blank 5/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
Tôn giáo vận động và biến đổi theo điều kiện kinh tế-xã hội-lịch sử cụ thể, mỗi
tôn giáo có lịch sử, tác động khác nhau ở các thời kỳ lịch sử. Quan điểm của các
tôn giáo và tác động đến đời sống xã hội luôn đa dạng, cần quan điểm lịch sử cụ thể khi đánh giá.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁO Ở VN
(In đậm cho vào slide )
- Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
+ Nước ta hiện nay có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đJ được công nhận và cấp
đăng kí hoHt động (với khoảng 57.000 chức sắc, 157.000 chức việc và hơn 29.000 cơ sở thờ tự)
+ HGnh thức tồn tHi:
Du nhập: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo
Nội sinh: Cao Đài, Hoà Hảo
-Thứ hai, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hoà bình và không có
xung đột, chiến tranh tôn giáo.
VN là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế giới
+ Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dHng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử
Vd: Tôn giáo Việt Nam có nguồn gốc từ phương Đông: Phật giáo, LJo giáo và
Nho giáo. Từ phương Tây có Thiên Chúa giáo
+ Tín đồ các tôn giáo khác nhau chung sống hoà bGnh trên một địa bàn, có sự tôn
trọng lẫn nhau và chưa từng xảy ra xung đột. (Thực tế, một số tôn giáo du nhập vào
Việt Nam có mang dấu ấn và chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam).
-Thứ ba, tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc.
+ (Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần đa dạng, chủ yếu là người lao động. Họ
đều) Có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoHi xâm, tôn trọng công lý, đi theo
Đảng, cách mHng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc about:blank 6/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
+ Trong các giai đoHn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân
làm nên thắng lợi to lớn, vẻ vang trongcác giai đoHn lịch sử, có ước vọng sống “
tốt trời, đẹp đHo”.
-Thứ tư, hàng ngL chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo
hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ
Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vB, phẩm sắc trong tôn giáo Chức năng: o Truyền bá o
Quản lý tổ chức, duy trG, củng cố và phát triTn o
Cầu nối Giáo hội các tôn giáo với tín đồ
-Thứ năm, các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài
+ Ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoHi nhập mà tôn giáo nội sinh đều có quan
hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế.
(Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới => đây là Điều kiện gián tiếp để củng cố phát sinh mối
quan hệ giữa tôn giáo ở Việt Nam và trên toàn thế giới)
+ Quan hệ quốc tế của các tôn giáo rất đH dHng (hoạt động thuầntúy theo giáo lý,
giáo luận; các hội nghị, hội thảo khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài, ...)
Việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giao lưu
quốc tế với các tôn giáo với việc độc lập chủ quyền (không để cho kẻ địch lợi dụng
và can thiệp vào công việc Nội bộ của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu “
diễn biến hòa bình” đối với nước ta)
Câu hỏi có thể thầy sẽ hỏi:
Làm sao để giải quyết các vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? about:blank 7/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội
-Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân-Phát huy mặt tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực củatôn giáo
gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới để cải thiện nền kinh tế, vật chất,
tinh thần, xây dựng xã hội công bằng bằng chisng nội lực của con người mà không cần
cầu tới các thế lực siêu nhiên
-Cần phân biệt chính trị và tư tưởng trong giải quyết các vấn đề của tôn giáo để có
những biện pháp, hình thức phù hợp. Đảng và Nhà nước, nhân dân cần phân biệt để
đảm bảo sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân và
loại bỏ những mặt tiêu cực của tôn giáo
-Cần quan tâm đến sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống xã hội để có
thể đưa ra những chủ trương, chính sách pháp luật cho phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể 2.B . QUAN ĐIỂM
VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ
VẤN ĐỀ DÂN TỘC.
* Quan điTm của Đảng về vấn đề dân tộc.
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời
cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển , cùng nhau
phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. xây
dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa
bàn vùng dân tộc và miền núi. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã
hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Các vùng dân tộc và miền núi.
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.
=> Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. about:blank 8/9 14:04 10/8/24
Tôn-giáo - Summary Chủ nghĩa xã hội Về chính trị Về kinh tế Về văn hoá Về xã hội
Về quốc phòng – an ninh
Về chính trị: Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển;
Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân và nhận
thức của đồng bào các dân tộc.
Về kinh tế: Nội dung nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc là các chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa
các vùng giữa các dân tộc.
Về văn hoá: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người phát triển ngôn ngữ, xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc.
Về xã hội: Thực hiện chính sách xã hội đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội công bằng thông qua việc thực
hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Về quốc phòng – an ninh: tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn
định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội., about:blank 9/9