TOP 20 câu hỏi của đề cương ôn tập học phần Giải phẫu cơ bản | Trường Đại học Phenikaa
Em hãy kể tên 2 phần xương tạo thành xương sọ? Nêu tên các xương tạo thành sọ tạng? Em hãy trình bày giới hạn của động mạch chủ ngực? Kể tên các nhánh bên của động mạch nách và động mạch cánh tay? Em hãy kể tên các xương tạo thành xương chi trên (không bao gồm xương vai, xương đòn)? Em hãy kể tên các xương tạo thành xương chi dưới (không bao gồm xương chậu)? Em hãy trình bày phân đoạn của ruột già và trình bày giải phẫu của đại tràng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP GIẢI PHẪU CƠ BẢN K17: ĐIỀU DƯỠNG
1. Em hãy kể tên 2 phần xương tạo thành xương sọ? Nêu tên các
xương tạo thành sọ tạng?
- Xương sọ gồm: sọ thần kinh và sọ tạng.
- Sọ tạng được tạo thành: xương hàm trên, hàm dưới, mũi, lệ, gò má, khẩu
cái, xoăn mũi dưới, lá mía, móng.
2. Em hãy trình bày giới hạn của động mạch chủ ngực? Kể tên các
nhánh bên của động mạch nách và động mạch cánh tay?
- Giới hạn ĐM chủ ngực: từ ngang đốt sống ngực IV và V qua lỗ ĐM chủ ở cơ hoành.
- Nhánh bên động mạch cánh tay: + ĐM cánh tay sâu. + ĐM bên trụ bên. + ĐM bên trụ dưới.
3. Em hãy kể tên các xương tạo thành xương chi trên (không bao
gồm xương vai, xương đòn)?
- Xương vai, xương đòn, xương cánh tay, xương trụ, xương quay. - Các
xương cổ tay (thuyền, nguyệt, tháp, đậu, thang, thê, cả, móc); các
xương đốt ngón tay.
4. Em hãy kể tên các xương tạo thành xương chi dưới (không bao gồm xương chậu)?
- Xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác.
- Xương bàn chân: xương gót, xương sên, xương hộp, xương thuyền, 3 xương chêm
- Các xương đốt bàn chân. 5.
Em hãy kể tên các thóp vùng xương sọ giải thích vai trò của các thóp của trẻ em? 6.
Em hãy nêu các xoang thuộc vùng sọ, mặt và giải thích ý nghĩa sinh lý của các xoang? 7.
Ứng dụng từ sự hiểu biết về giải phẫu thành bụng, vẽ và chú thích phân khu thành bụng? 8.
Vận dụng sự hiểu biết về giải phẫu hệ tuần hoàn, nêu các điểm bắt
mạch trên cơ thể người? 9.
Em hãy trình bày phân đoạn của ruột già và trình bày giải phẫu của đại tràng? -
Phân đoạn ruột già: (1) Manh tràng và ruột thừa, (2) Đại tràng, (3)
Trực tràng, (4) Ống hậu môn. -
GP đại tràng: là phần tiếp theo với manh tràng, hình chữ U ngược
ôm xung quanh hỗng và hồi tràng.
10. Em hãy nêu cách gọi tên theo chức năng của 12 đôi dây thần kinh sọ não?
- 12 đôi dây TK: 1 khứu giác , 2 thị giác, 3 vận nhãn, 4 ròng rọc, 5 sinh ba,
6 giạng, 7 mặt, 8 thính giác và tiền đình, 9 lưỡi hầu, 10 lang thang, 11 phụ, 12 hạ nhiệt.
11. Kể tên các phần của não. Trình bày vị trí, giới hạn và phân đoạn của tủy sống?
- Phần của não: Thân não, tiểu não, gian não, đại não.
- Vị trị giới hạn tủy sống: Nằm trong ống sống, từ đốt C1 đến bờ dưới L1
hoặc bờ trên L2. Phân đoạn: tủy cổ 8 đôi dây TK sống, tủy ngực 12 đôi,
tủy thắt lưng 5 đôi và nón tủy gồm tủy cùng 5 đôi và tủy cụt 1 đôi.
12. Kể tên các phần của hệ tiết niệu. Mô tả cấu tạo đại thể và vi thể của thận?
- Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
- Đại thể thận ngoài: giống hạt đậu dẹt, màu nâu đỏ, mặt trơn láng được
bọc trong một mạc thận dễ bóc tách, thận có hai mặt, hai bờ, hai cực.
- Đại thể trong thận: thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa rỗng là
xoang thận, bao quanh xoang thận là nhu mô thận.
+ Vi thể: thận được cấu tạo bởi nephron gồm: cuộn mao mạch ôm quanh
bởi bao bowman. Hệ thống ống: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp.
13. Em hãy phân tích giải phẫu của màng phổi?
- Màng phổi là một bao thanh mạc kín bọc lấy phổi, gồm 2 lá: màng phổi
tạng và màng phổi thành, giữa hai lá là một khoang tiềm tàng gọi là ổ màng phổi.
14. Em hãy nêu vị trí tim và phân tích cấu tạo của tim (3 lớp)? - Vị
trí: nằm trong lồng ngực, lệch về bên trái, giữa 2 phổi, sau xương ức và
các sụ sườn, trên cơ hoành.
- Cấu tạo 3 lớp của tim gồm:
+ Ngoại tâm mạc: là một lớp kép gồm bao ngoại tâm mạc sợi và ngoại tâm mạc thanh mạc.
+ Cơ tim: gồm hai loại sợi co bóp và sợi có tính thần kinh.
+ Nội tâm mạc: là một màng mỏng các tế bào nội mô lót mặt trong các
buồng tim và phủ lên các mặt của các lá van tim.
15. Em hãy kể tên các phần của hệ tiêu hóa. Trình bày giải phẫu hình
thể ngoài của dạ dày?
- Hệ tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các
tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan và tụy).
16. Em hãy kể tên các phần của hệ tiết niệu. Phân tích giải phẫu hình
thể ngoài của thận?
- Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
- Hình thể ngoài: mỗi người có 2 thận, nằm sau phúc mạc trong góc sườn
XI và cột sống thắt lưng. Thận phải thấp hơn thận trái 2cm. Mỗi thận nặng
150g, cao 10cm, rộng 5cm, dày 3cm.
giống hạt đậu dẹt, màu nâu đỏ, mặt trơn láng được bọc trong một mạc
thận dễ bóc tách, thận có hai mặt, hai bờ, hai cực.
17. Trình bày phân đoạn, hình thể ngoài và cấu tạo trong của tủy sống?
- Phân đoạn tủy sống: tủy cổ 8 đôi dây TK, tủy ngực 12 đôi, tủy thắt lưng 5
đôi, nón tủy gồm tủy cùng 5 đôi và tủy cụt 1 đôi.
- Hình thể ngoài: tủy sống có hình trụ, dẹt theo chiều trước sau, có 2 chỗ
phình là phình cổ và phình thắt lưng.
- Cấu tạo trong: bởi 3 phần chất xám, chất trắng, ống trung tâm.
18. Em hãy kể tên các phần của bộ máy sinh dục nữ. Phân tích giải
phẫu của vòi trứng?
- Hệ sinh dục nữ gồm các cơ quan trong và ngoài:
+ Cơ quan sinh dục trong: buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo.
+ Cơ quan sinh dục ngoài: âm hộ, âm vật, tuyến tiền đình lớn. - Giải phẫu vòi trứng:
+ Có 2 vòi, mỗi vòi dài khoảng 10-12 cm.
+ Có 2 đầu: đầu trong thông với buồng tử cung qua lỗ tử cung và đầu
ngoài mở vào ổ phúc mạc qua lỗ bụng.
+ Đi từ mặt trong buồng trứng tới góc tử cung.
+ Chia thành 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi, phần tử cung.
19. Em hãy trình bày phân đoạn của động mạch chi trên bắt đầu từ
điểm giữa xương đòn? Kể tên các nhánh bên của động mạch nách?
- Phân đoạn ĐM chi trên: ĐM nách, ĐM cánh tay, ĐM quay, ĐM trụ. - Cách
nhánh ĐM nách: ĐM ngực trên, ĐM ngực cùng vai, ĐM ngực ngoài, ĐM
dưới vai, ĐM mũ cánh tay trước, ĐM mũ cánh tay sau.
20. Em hãy kể tên các cơ thuộc khu đùi trước và khu đùi trong? Nêu
chức năng của nhóm cơ khu đùi trong? -
Các cơ đùi trước: cơ may, cơ tứ đầu đùi phần tận cùng của 2 cơ này
là cơ chậu và cơ thắt lưng lớn. -
Các cơ đùi trong: cơ lược, cơ khép dài, cơ khép ngắn, cơ khép lớn,
cơ thon. Nhóm cơ này các tác dụng khép đùi .
21. Chú thích các hình giải phẫu theo đề bài? (Phần này SV học theo
các hình trong tài liệu tham khảo chính và không có trước câu hỏi).
Lưu ý: Tài liệu tham khảo chính “Giải phẫu hệ thống – NXB Y học 2020”