-
Thông tin
-
Quiz
Top 26 câu hỏi ôn tập Chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất
Top 26 câu hỏi ôn tập Chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác – Lênin (7020105) 18 tài liệu
Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Top 26 câu hỏi ôn tập Chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất
Top 26 câu hỏi ôn tập Chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mỏ – Địa chất được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác – Lênin (7020105) 18 tài liệu
Trường: Đại học Mỏ – Địa chất 70 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỏ – Địa chất
Preview text:
Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội
Câu 1: Với triết học Mác – Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của các
khoa học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng. Đúng. Vì
Đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy.
Câu 2: Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn. Đúng. Vì
Khái niệm: Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên,
xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giúp giai cấp
công nhân, nhân dân lao động trong nhận thức và cải tạo thế giới
Hai chức năng cơ bản của Triết học Mác – Lênin là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận
Câu 3: Triết học Mác – Lênin là sự lồng ghép giữa phép biện chứng của Hêghen và
quan điểm duy vật của Phoiơbắc Sai.
Mác - Ăng ghen đã phê phán, kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo phép biện
chứng của Hêghen trên tinh thần duy vật trở thành Phép biện chứng duy vật
Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc mang tính chất siêu hình, Mác - Ăngghen đã cải tạo,
phát triển trên cơ sở phép biện chứng trở thành Chủ nghĩa duy vật biện chứng
=> Triết học Mác – Lênin: là sự kế thừa phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật của Phoiobac
Câu 4 Thế giới quan của Triết học Mác – Lênin nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Đúng. Vì
Có thế giới quan đúng đắn là điều kiện tiên quyết để hình thành nhân sinh quan tích cực,
giúp con người sáng tạo trong hoạt động. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí
quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.
Câu 5: Triết học Mác – Lênin tiếp tục khẳng định vai trò triết học là khoa học của mọi khoa học. Sai. Vì
Triết học cổ điển Đức: triết học là khoa học của mọi khoa học.
Triết học Mác – Lênin: tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy
Chương II Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 1: Chủ nghĩa duy vật khác với chủ nghĩa duy tâm ở chỗ: Chủ nghĩa duy vật
thừa nhận khả năng nhận thức thế giới còn chủ nghĩa duy tâm không thừa nhận
khả năng nhận thức thế giới của con người.
Câu 2: Định nghĩa vật chất, V.I. Lênin đã chỉ ra thuộc tính quan trọng nhất của vật
chất để phân biệt với ý thức là thực tại khách quan Đúng. Vì
Đặc tính cơ bản của vật chất là thực tại khách quan, tức là cái tồn tại hiện thực bên ngoài
không phụ thuộc vào ý thức, sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào việc con người
đã nhận thức hay chưa nhận thức được
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Câu 3: Vật chất với tư cách là phạm trù triết học phân biệt với các dạng tồn tại cụ
thể ở thuộc tính thực tại khách quan Đúng. Vì
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụthuộc
vào ý thức của con người. “Thực tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu
chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận
thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
Câu 4: Định nghĩa vật chất, V.I. Lênin đã giải quyết được hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đúng. Vì
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết được hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường duy vật triệt để và thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người
Câu 5: Đứng im là trạng thái không vận động của một sự vật ở một giai đoạn nhất
định trong sự phát triển của nó Sai. Vì
Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động, vận động trong trạng thái cân bằng,
trong sự ổn định tương đối, nói lên sự vật còn là nó mà chưa chuyển hóa thành cái khác.
Câu 6: Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất Đúng. Vì
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính (chiều cao, chiều rộng,
chiều dài) sự cùng tồn tại, trật tự (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái) và sự tác động lẫn nhau
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mật độ dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của
các quá trình vật chất (lâu, mau, nhanh, chậm)
Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
Câu 7: Có bộ não con người và thế giới khách quan tác động lên bộ não là có ý thức Đúng. Vì
Bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người chính là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Câu 8: Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động và ngôn ngữ Đúng. Vì
+ Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người. Đó là hoạt động chủ động, sáng
tạo và có mục đích; là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự
nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Hoạt động lao động
của con người đã làm cho bộ óc người có năng lực phản ánh sáng tạo về thế giới; đồng
thời hình thành và phát triển ý thức.
+ Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội, từ đó nảy sinh nhu cầu hình thành ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động
Câu 9: Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất Sai. Vì
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người
Bộ não người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ não người
Bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người chính là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Câu 10: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Đúng Vì
Ý thức do thế giới khách quan quy định tuy nhiên ý thức lại là tồn tại chủ quan. Ý thức
không phải sự vật mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong đầu óc con người. Sự tồn tại
của ý thức gắn liền với sự tồn tại của con người và khả năng nhận thức của con người
Ý thức phản ánh thế giới khách quan, nhưng thế giới đó đã được cải biến thông qua lăng
kính chủ quan của con người (chịu tác động của các yếu tố như tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng, nhu cầu, tri thức, kinh nghiệm, ... ). Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế
giới khách quan của bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Câu 11: Ý thức là hình ảnh vật lý của sự vật, hiện tượng trong đầu óc con người Sai. Vì
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không phải là hình ảnh vật
lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một
thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải
tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo
nhu cầu thực tiễn xã hội
Ví dụ: Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người chế tạo ra nhiều loại vật dụng
để đựng đồ uống hơn (cốc, ly, chén,..) với nhiều loại chất liệu ( nhựa, sứ, thủy tinh) cho
mục đích sử dụng khác nhau
Câu 12: Phép biện chứng duy vật cho rằng: nguồn gốc của sự phát triển nằm bên ngoài sự vật Sai. Vì
Phát triển mang tính khách quan – nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc
của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn vốn có ở bên trong sự vật.
Câu 13: Theo phép biện chứng duy vật phát triển chỉ là sự thay đổi theo hướng tăng
lên về lượng của sự vật Sai. Vì
Phát triển là quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Theo quan
điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp
lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
Câu 14: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại chỉ ra cách thức phát triển của sự vật hiện tượng Đúng. Vì
Nội dung quy luật: Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng trong khoảng giới hạn độ tới điểm nút sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động đến sự thay
đổi của lượng mới. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành phương thức phổ biến của các
quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
Câu 15: Mâu thuẫn biện chứng là sự xung đột không thể dung hòa của các mặt đối lập Sai. Vì
Mâu thuẫn biện chứng được tạo nên từ những mặt đối lập, vừa nương tựa vào nhau vừa
phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, nương tựa, ràng buộc,
làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao
hàm sự đồng nhất của nó.
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
Câu 16: Theo phép biện chứng duy vật, cách giải quyết mâu thuẫn đúng đắn nhất là
xóa bỏ các mặt đối lập Sai. Vì
Chúng tồn tại khách quan trong sự vật, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
Cách giải quyết mâu thuẫn duy nhất: tạo ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Việc giải quyết mâu thuẫn phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là phải xác định được
vị trí vai trò của từng loại mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết cụ thể và yêu cầu của
hoạt động nhận thức và thực tiễn
Câu 17: Phủ định biện chứng là quá trình xóa bỏ hoàn toàn sự vật cũ và hình thành sự vật mới Sai. Vì
Tính kế thừa: phủ định biện chứng kế thừa có chọn lọc những tinh hoa, nhân tố tích cực,
tiến bộ của sự vật cũ và lọc bỏ những yếu tố tiêu cực, bảo thủ, lạc hậu
Câu 18: Theo phép biện chứng duy vật, sự phát triển của sự vật hiện tượng thông
qua những lần phủ định biện chứng luôn diễn ra theo đường thẳng Sai. Vì
Phủ định của phủ định khái quát định hướng phát triển phổ biến của sự vật, hiện tượng
không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Đường “xoáy ốc” diễn tả tính
chất biện chứng của sự phát triển đó là tính lặp lại, tính kế thừa và tính tiến lên. Mỗi vòng
khâu mới của đường xoáy ốc dường như lặp lại nhưng với trình độ cao hơn. Sự nối tiếp
của các vòng khâu đó phản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của thế giới
Câu 19: Chỉ có cái tất nhiên là có nguyên nhân, còn cái ngẫu nhiên không có nguyên nhân Sai. Vì
Không phải chỉ có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân.
Tất nhiên là phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ cái do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh
bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện
như thế này hoặc như thế khác
Câu 20: Trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung thì cái riêng là cái bộ phận
nằm trong cái chung, cái chung là cái toàn thể bao hàm cái riêng Sai. Vì
Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của minh;
còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng
Câu 21: Mỗi nguyên nhân chỉ sinh ra một kết quả duy nhất Sai. Vì
Tính phức tạp của mối quan hệ nhân quả: một nguyên nhân sinh ra một hoặc nhiều kết quả
Ví dụ: Giảng viên truyền đạt kiến thức cho sinh viên (một nguyên nhân ) nhưng lại cho
ra nhiều kết quả : Có sinh viên hiểu bài tốt, nhưng có sinh viên lại hiểu có 40 – 50% bài giảng
Câu 22: Tất cả các quan hệ nối tiếp về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả Sai. Vì
Không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các sự vật, hiện tượng cũng đều biểu thị
mối quan hệ nhân quả, ví dụ như ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại
Câu 23: Hiện tượng luôn phản ánh đúng bản chất Sai. Vì
Bản chất không biểu hiện ở một hiện tượng mà ở nhiều hiện tượng. Còn hiện tượng chỉ
biểu hiện một khía cạnh đó của bản chất. Ví dụ một người trông có vẻ thờ ơ, lạnh lùng
nhưng khi tiếp xúc lâu dài mới biết người đó sống tình cảm.
Câu 24: Thực tiễn bao gồm toàn bộ các hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người Sai. Vì
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con
người nhằm cải biến thế giới khách quan. – Thực tiễn là hoạt động vật chất.
Thực tiễn không bao gồm hoạt động tinh thần của con người
Câu 25: Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển Đúng. Vì
Đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến
đầy đủ hơn. Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát
triển, có bổ sung và hoàn thiện.
Câu 26: Chân lý vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối Đúng. Vì
Tính tương đối và tính tuyệt đối: Chân lý có thể là tuyệt đối khi phản ánh đúng sự vật,
hiện tượng ở một mối liên hệ và trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, nhưng nó là tương đối
vì bản thân sự vật tồn tại với vô số các mặt, các mối liên hệ và thay đổi, phát triển theo thời gian