Top 50 câu trắc nghiệm - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Top 50 câu trắc nghiệm - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (HVHK)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Câu 1: Nguồn gốc ra đời của triết học là
A. Nguồn gốc nhận thức. B. Nguồn gốc xã hội. C. Nguồn gốc tư tưởng. D. Cả a và b đúng.
Câu 2: Triết học ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên.
B. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ VI trước công nguyên.
C. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VI trước công nguyên.
D. Từ thế kỷ V đến thế kỷ VI trước công nguyên.
Câu 3: Khoa học nào là hạt nhân lý luận của thế giới quan? A. Khoa học xã hội. B. Thần học. C. Khoa học tự nhiên. D. Triết học.
Câu 4: Triết học Mác ra đời trong khoảng thời gian nào?
A.Vào những năm 40 của thế kỷ XVII.
B. Vào những năm 40 của thế kỷ XVIII.
C. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX.
D. Vào những năm 40 của thế kỷ XX.
Câu 5: Tiền đề lý luận nào sau đây là điều kiện ra đời của triết học Mác?
A. Triết học cổ điển Đức.
B. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. D. Cả a, b và c đúng.
Câu 6: Vấn đề cơ bản của triết học là gì? A. Vật chất và ý thức.
B. Vai trò của tự nhiên đối với con người.
C. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. Khả năng nhận thức của con người. Câu
7 : Người đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất là ai A. Mác. B. Ăngghen. C. Lênin. D. Hêghen.
Câu 8: Trước khi triết học ra đời, thế giới quan nào chi phối nhận thức hoạt động của con người? A. Thần thoại. B. Tôn giáo. C. Huyền thoại.
D. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 9: Quan điểm: “vật chất có trước, ý thức có sau” là quan điểm của trường phái triết học nào? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Bất khả tri.
D. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 10: Quan điểm ý thức Bất khả tri. có trước, vật chất có sau là quan điểm của trường phái triết học nào? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Bất khả tri. D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 11: Chủ nghĩa duy vật có mấy hình thức cơ bản? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 12
: Đâu là "Điểm nút" trong quá trình phát triển của một sinh viên trở thành một kỹ sư
tham gia vào quá trình lao động.
A. Kì thi tốt nghiệm hoặc đồ án
B. Kì thi kết thúc học phần
C. Kì thi kiểm tra năng lực tiếng anh chuẩn đầu ra
D. Kì kiểm tra sát hạch kiến thức chuyên môn
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là đúng về chủ nghĩa duy tâm?
A. Tinh thần có trước, vật chất có sau, thừa nhận sự sáng tạo của thế giới, của các lực lượng siêu nhiên.
B. Là thế giới quan của giai cấp thống trị và các lực lượng xã hội phản động.
C. Liên hệ mật thiết với thế giới quan tôn giáo.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Đâu là điều kiện ra đời của triết học Mác? A. Kinh tế xã hội. B. Lý luận khoa học.
C. Nhân tố chủ quan của Mác và Ăngghen.
D. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 15 Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt (hay mấy câu .
hỏi) cần được giải đáp? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 16: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là gì?
A. Khả năng con người không thể nhận thức được thế giới.
B. Khả năng con người có thể nhận thức được thế giới.
C. Hoài nghi về khả năng nhận thức thế giới của con người.
D. Con người chỉ nhận thức được cái hiện tượng, bề ngoài chứ không thể nhận thức được bản
chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 17: Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có những hình thức cơ bản nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
B. Chủ nghĩa hoài nghi và thuyết bất khả tri.
C. Chủ nghĩa duy linh và thần học.
D. Chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy lý.
Câu 18. Tư duy siêu hình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn nào của lịch sử văn minh nhân loại? A. Thời nguyên thuỷ. B. Thời cổ đại. C. Thời cận đại. D. Thời hiện đại.
Câu 19: Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng?
A. Phép biện chứng thời cổ đại.
B. Phép biện chứng duy tâm của Hê ghen.
C. Phép biện chứng duy vật Mác – Lênin.
D. Phép biện chứng của Hê-ra-cơ-lit.
Câu 20. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật về mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học?
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
B. Ý thức có trước, sinh ra và quyết định vật chất.
C. Không thể xác định vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định.
D. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện đồng thời và tác động lẫn nhau.
Câu 21: Hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật chất phát. B. Chủ nghĩa duy vật.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 22: Triết học ra đời ở đâu? A. Phương Đông. B. Phương Tây. C. Trung Quốc. D. Cả a và b đúng
Câu 23: Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội:
A Có sự phân công lao động xã hội.
B. Xuất hiện sự phân chia giai cấp.
C. Tồn tại áp bức, bóc lột. D. Cả a và b đúng.
Câu 24: Triết học ra đời từ chế độ xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Phong kiến. D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 25: Điền từ còn thiếu vào ô trống sau: Theo Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa …”. A. tư duy. B. tồn tại. C. tư duy, tồn tại. D. tư duy với tồn tại.
Câu 26: Nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành và phát triển của: A. Tư duy trừu tượng. B. Tư duy riêng lẻ. C. Tri thức cụ thể. D. Cả a, b và c đúng.
Câu 27: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn tất định nghĩa triết học “Triết học là hình thái
đặc biệt của … được thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về
con người và về tư duy của con người trong thế giới ấy”. A. ý thức xã hội B. tư duy trừu tượng C. tư tưởng xã hội D. tinh thần xã hội
Câu 28: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các hình thứ
A. Vận động cơ học, sinh học, vật lý, xã hội, hóa học.
B. Vận động sinh học, hóa học, cơ học, vật lý, xã hội.
C. Vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.
D. Vận động hóa học, vật lý, cơ học, sinh học, xã hội.
Câu 29: “Mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản
cho đến tư duy” được khái quát bằng khái niệm nào dưới đây? A. Phát triển. B. Vận động. C. Tiến bộ. D. Biến đổi.
Câu 30: Đêmôcrit – nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì? A. Nước. B. Không khí. C. Lửa. D. Nguyên tử.
Câu 31: Quan niệm nào sau đây đúng nhất về vật chất của triết học Mác – Lênin?
A. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.
B. Không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.
C. Coi có vật chất nói chung tồn tại tách rời các dạng cụ thể của vật chất.
D. Đồng nhất vật chất với vật thể.
Câu 32: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa đúng về vật chất của Lênin: Vật
chất là … (1) dùng để chỉ … (2) được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
A. 1- vật thể / 2- hoạt động
B. 1- phạm trù triết học / 2- thực tại khách quan
C. 1- phạm trù triết học / 2- một vật thể
D. 1- phạm trù / 2- khách quan
Câu 33: Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì? A. Lao động . B. Sáng tạo nghệ thuật. C. Làm khoa học. D. Làm chính trị.
Câu 34: Xét về mặt triết học, câu ca dao: "Thương nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ hòn
cũng méo" là biểu hiện của tư tưởng gì? A. Duy vật siêu hình. B. Duy tâm chủ quan. C. Duy vật chất phác. D. Duy tâm khách quan.
Câu 35: Quan điểm nào sau đây của chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Ý thức do vật chất quyết định.
B. Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
C. Ý thức tác động đến vật chất.
D. Ý thức và vật chất là hai thực thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
Câu 36: Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra nội dung nào sau đây?
A. Khuynh hướng của sự phát triển.
B. Nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
C. Cách thức của sự vận động, phát triển.
D. Mục đích của sự phát triển.
Câu 37: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
A. Phủ định biện chứng xóa bỏ cái cũ hoàn toàn.
B. Phủ định biện chứng không đơn giản là xóa bỏ cái cũ.
C. Phủ định biện chứng loại bỏ những yếu tố không thích hợp của cái cũ.
D. Phủ định của phủ định lặp lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cái mới cao hơn.
Câu 38: “Với nước nguyên chất, trong điều kiện áp suất bình thường, trong khoảng giới hạn từ
0oC đến 100oC thì nước ở trạng thái lỏng” - khoảng giới hạn trên được gọi là gì theo quy luật lượng – chất? A. Độ. B. Lượng. C. Chất. D. Bước nhảy.
Câu 39: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là không
đúng về mối quan hệ giữa lượng và chất ?
A. Trong giới hạn của độ sự thay đổi của lượng chưa làm cho chất của sự vật biến đổi.
B. Trong giới hạn của độ sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất của sự vật.
C. Chỉ khi lượng đạt đến giới hạn của độ mới làm cho chất của sự vật thay đổi. D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 40: Theo nghĩa đen câu ca dao sau:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Thể hiện nội dung nào của phép biện chứng duy vật? A. Quy luật mâu thuẫn.
B. Quy luật lượng – chất.
C. Quy luật phủ định của phủ định. D. Quy luật xã hội.
Câu 41: Vị trí của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật có vai trò gì?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển.
C. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
D. Chỉ ra động lực của sự phát triển.
Câu 42: Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác – Lênin là gì? A. Thực tiễn. B. Khoa học. C. Nhận thức. D. Hiện thực khách quan.
Câu 43: Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan
của con người là giai đoạn nhận thức nào? A. Nhận thức lý tính. B. Nhận thức khoa học. C. Nhận thức lý luận. D. Nhận thức cảm tính.
Câu 44: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa sau: “Cái riêng là phạm trù
triết học dùng để chỉ … sự vật, một hiện tượng nhất định.” A. một B. những C. nhiều D. các
Câu 45: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cái riêng là cái: A. Toàn bộ. B. Riêng lẻ. C. Đơn nhất. D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 46: Cơ sở hạ tầng của xã hội là gì?
A. Đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng.
B. Toàn bộ cơ sở vật chất của xã hội.
C. Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội.
D. Toàn bộ quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Câu 47: Theo quan điểm Macxit thì mọi xung đột trong lịch sử xét đến cùng đều bắt nguồn từ:
A. Mâu thuẫn về lợi ích giữa những tập đoàn người, giữa các cá nhân.
B. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
C. Mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
D. Mâu thuẫn về giai cấp.
Câu 48: Cơ sở khoa học của việc xác định con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là gì? A. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Triết học Mác - Lênin.
C. Hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác.
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Câu 49: Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh định nghĩa sản xuất vật chất: “là quá trình mà trong đó
con người sử dụng … tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất
của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người”. A. công cụ lao động B. tư liệu lao động C. dụng cụ lao động D. công cụ sản xuất
Câu 50: Điền từ còn thiếu vào ô trống: “Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản được xem là
cuộc đấu tranh giai cấp … trong lịch sử nhân loại”. A. cuối cùng B. đầu tiên C. mở đầu D. mở màn