-
Thông tin
-
Quiz
Top 8 câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Top 8 câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Top 8 câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Top 8 câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Khái niệm , đặc điểm của nhà nước? * Nhà nước:
- Là một tổ chức đặc biệt của quyền lực, chính trị
- Là bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý đặc biệt
- Duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo vệ địa vị giai cấp thống trị trong xã hội
*Các đặc điểm của nhà nước:
- Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
- Nhà nước có chủ quyền Quốc Gia
- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội
-Nhà nước quyết định và thu thuế
Câu 2:Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
- Hình thức chính thể: là cách tổ chức, trình tự thành
lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy nhà nước và
mối quan hệ giữa các cơ quan đó. Hình thức chính thể
có 2 dạng chủ yếu là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
–E Hình thức chính thể của Nhà nước Việt NamElà Nhà
nước đơn nhất, điều này được quy định cụ thể tại Điều 1 – Hiến
pháp năm 2013, cụ thể:“ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
– Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn
nhất, có độc lập, có chủ quyền có một hệ thống pháp luật thống
nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:
+ENhà nước Việt NamElà tổ chức duy nhất trong hệ thống chính
trị có chủ quyền quốc gia là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền
đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
+ENhà nước Việt NamEcó lãnh thổ thống nhất, không phân chia
thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị
hành chính trực thuộc, tương ứng mỗi đơn vị hành chính là cơ
quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ
quyền quốc gia và đặc điểm như Nhà nước.
+ENhà nước Việt NamElà Nhà nước thống nhất của các dân tộc
trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn
kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.
+ Hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến
pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan
Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ
thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
Câu 3:Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
– Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn
vịEhành chínhElãnh thổ và tính chấtEquan hệEgiữa các bộ phậnEcấu
thànhENhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ
quan Nhà nước địa phương.
–EHình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
NamElàENhà nước đơn nhất, đượcEHiến pháp 2013Equy định tại
điều 1:E“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
– Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn
nhất, có độc lập, chủ quyền, có mộtEhệ thống pháp luậtEthống
nhất, cóEhiệu lựcEtrên phạm vi toàn quốc.
-Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia
thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị
hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành chính làEcơ
quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ
quyềnEquốc giaEvà đặc điểm như Nhà nước.
-Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị
cóEchủ quyền quốc gia,là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối
nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
-Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực
Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ
quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
có quyền ban hành cácEvăn bảnEquy phạmEpháp luật trên cơ sở cụ
thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
-Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết
dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.
-Như vậy, cấu trúc nước ta là một thể thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, cùng chung một thể chế chính trị và đặc biệt là dưới sự quản
lý của một một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả
những hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chịu sự điều
chỉnh và giám sát của pháp luật, đảm bảo công bằng, văn mình
và vì lợi ích chung của cả cộng đồng dân cư chứ không riêng bất
kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào.
Câu 4:Đặc điểm của pháp luật?
*Pháp luật: là hệ thống quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những mục
tiêu , định hướng cụ thể. *Đặc điểm :
- Tính quyền lực nhà nước
- Tính quy phạm phổ biến - Tính bắt buộc chung - Tính hệ thống
- Tính xác định về hình thức
Câu 5: Tuân thủ pháp luật
- Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
- Bản chất: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể
hiện dưới dạng “hành vi không hành động”
- Chủ thể thực hiện: Mọi chủ thể
- Hình thức thực hiện: không thực hiện những hành vi bị cấm.
- Tính bắt buộc thực hiện: Mọi chủ thể đều bắt buộc thực hiện
theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn
- Ví dụ: Không được kinh doanh những mặt hàng bị cấm
Câu 6: Thi hành pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực .
- Bản chất: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình
thức “Hành vi hành động”
- Chủ thể hành động: Mọi chủ thể
- Hình thức thực hiện: Thường được thể hiện dưới dạng những
quy phạm bắt buộc. Theo dó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi, hành động hợp pháp
- Tính bắt buộc thực hiện: Mọi chủ thể đều bắt buộc thực hiện
theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn
- Ví dụ: Đóng thuế khi kinh doanh
Câu 7: Đặc điểm của vi phạm pháp luật
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi,
do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. -Đặc điểm:
+ VPPL là hành vi xác định của chủ thể pháp luật
+ Hành vi xác định của chủ thể pháp luật có tính trái pháp luật
+ Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi
Lỗi vô ý: Vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả
Lỗi cố ý: Có ý trực tiếp, cố ý gián tiếp
+ Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực hành vi
Câu 9: Đặc điểm trách nhiệm pháp lí
*Khái niệm: là loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa nhà
nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, nhà nước thông qua
các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
được quy định ở chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi
phạm pháp luật, chủ thể này có nghĩa vụ gánh chịu những hậu
quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. *Đặc điểm:
-Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lí là vi phạm pháp luật
-Trách nhiệm pháp lí thể hiện thái độ lên án của nhà nước đối với
chủ thể vi phạm pháp luật
-Trách nhiệm pháp lí liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước
-Trách nhiệm pháp lí do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng
Câu 10: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính VN
- Phương pháp điều chỉnh luật hành chính là phương
pháp mệnh lệnh ; được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng ”.
- Được thể hiện qua những đặc điểm :
+ Chủ thể có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý
chí của mình lên đối tượng quản lí và cũng được thực
hiện trong nhiều trường hợp khác nhau
+ Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện
ở chỗ,một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng
chế hành chính nhằm buộc đối tượng quản lí phải
thực hiện mệnh lệnh của mình
- Những quyết định này mang tính chất đơn phương vì
chúng biểu hiện ý chí của chủ thể quản lí nhà nước
trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định và
đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lí
Câu 11: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam.
* Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác
có liên quan đến tài sản.
- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau :
+ Các quan hệ tài sản có tính chất đền bù ngang giá trong trao
đổi tài sản, nghĩa vụ tài sản, trách nhiệm đền bù trong và ngoài hợp đồng.
+ Các quan hệ tài sản liên quan đến quyền sở hữu thông qua việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
+ Các quan hệ về thừa kế, tặng cho tài sản.
* Quan hệ nhân thân: là các quan hệ xã hội phát sinh từ một
giá trị tinh thần gắn liền với một chủ thể và không thể chuyển giao.
- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
- Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm :
+ Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và
ko thể dịch chuyển đc cho các chủ thể khác
+ Quyền nhân thân ko xác định được bằng tiền
Câu 12: Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam
- Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật dân sự là phương
pháp thỏa thuận ; được áp dụng xuất phát từ , và phù hợp với ,
bản chất của các quan hệ dân sự được xác lập giữa các bên chủ
thể có địa vị bình đẳng với nhau , độc lập về tổ chức và tài
sản ,quyền và nghĩa vụ gắn liền với lợi ích của các bên chủ thể *Đặc điểm:
• Địa vị pháp lí của các chủ thể đều bình đẳng.
• Bảo đảm quyền được lựa chọn, định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.
• Quy định trách nhiệm dân sự cho các bên và đảm bảo cho các
chủ thể được quyền khởi kiện dân sự.
Câu 13: Nội dung quyền sở hữu
Nội dung quyền sở hữu : Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không hợp pháp
- Chiếm hữu hợp pháp có cơ sở pháp luật :
+ Làm chủ sở hữu : tài sản mang tên người đó ,có hợp đồng mua bán trao tặng
+ Thừa kế là quyền dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của
người đã chết cho người sống
+ Thông qua 1 quyết định ,mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Dựa vào căn cứ ,cơ sở khác của pháp luật :
+ Chiếm hữu bất hợp pháp ko có những điều kiện trên
+ Chiếm hữu ko hợp pháp là chiếm hữu ko có cơ sở pháp luật chiếm hữu hợp pháp
- Bao gồm quyền chiếm hữu,quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu theo quy phạm pháp luật 1. Quyền chiếm hữu
- Là quyền kiểm soát hoặc làm chủ 1 vật nào đó của chủ sở
hữu ,biểu hiện ở chỗ : trong thực tế vật đang nằm trong sự chiếm
giữ của ai đó hoặc họ đang kiểm soát làm chủ và chi phối vật theo ý mình 2. Quyền sử dụng
- Là quyền chủ sở hữu khai thác cồn dụng,hoa lợi tức tài sản.
Người ko phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong
các trường hợp được chủ sở hữu chuyền quyền hoặc cho người
khác từ bỏ quyền sở hữu đó. 3.Quyền định đoạt
- Là quyền của chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản của mình
cho người khác hoặc cho người khác từ bỏ quyền sở hữu đó.Chủ
sở hữu có quyền tự mình bán ,trao đổi ,cho ,cho vay, từ bỏ hoặc
thực hiện các hình thức định đoạt khác.
Câu 14: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật và trái đạo đức xã hội
- Chủ thể có năng lực hành vi dân sự và có năng lực pháp luật
- Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện - Hình thức phù hợp
Câu 15: Hợp đồng dân sự vô hiệu:
*Khái niệm: Hợp đồng dân sự vô hiệu là những thỏa thuận nhằm
tạo lập quan hệ hợp đồng mà không thỏa mãn các điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng dân sự, không làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ dân sự giữa các bên giao kết.
*Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu
- Hợp đồng dân sự
vô hiệu tuyệt đối
và hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối
+ Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối là những thỏa thuận nhằm
xác lập quan hệ hợp đồng dân sự nhưng đương nhiên bị vô hiệu
theo quy định của pháp luật.
+Hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối là những thỏa thuận nhằm
xác lập quan hệ hợp đồng nhưng bị vô hiệu theo yêu cầu của một
hoặc các bên chủ thể tham gia giao kết, hoặc bên thứ 3 có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
-Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ và hợp đồng dân sự vô
hiệu từng phần:
+ Hợp đồng dân sự vô hiệu toàn bộ là những thỏa thuận nhằm xác
lập quan hệ hợp đồng dân sự bị vô hiệu, hậu quả là toàn bộ nội
dung thỏa thuận không có hiệu lực ràng buộc các bên.. Hợp đồng
dân sự bị vô hiệu toàn bộ có thể theo quy định của pháp luật hoặc
theo yêu cầu của bên chủ thể có liên quan có quyền lợi bị xâm hại
+Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần là những thỏa thuận nhằm
xác lập quan hệ hợp đồng dân sự có một phần nội dung bị vô
hiệu, theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của bên chủ
thể có liên quan, phần nội dung không bị vô hiệu vẫn là những
dàng buộc pháp lý giữa các bên do không bị ảnh hưởng bởi phần nội dung bị vô hiệu.
*Các nguyên nhân cụ thể làm cho hợp đồng dân sự vô hiệu:
1. Vi phạm các điều cấm của pháp luật. 2. Do giả tạo
3. Do người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 4. Do bị nhầm lẫn
5. Do bị lừa dối, đe dọa
6. Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
7. Do người đại diện xác lập, thực hiện không có thẩm quyền
đại diện hoặc vượt qua thẩm quyền đại diện
8. Không tuân thủ theo quy định về hình thức.
Câu 8 : Cấu thành vi phạm pháp luật
Khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật người đó : 1.Có đủ tuổi ko ?
2.Có khả năng nhận thức thực tế ko ?
3. Có ở trạng thái bình thường không ?
Mặt khách quan : bao gồm toàn bộ dấu hiệu bên ngoài như 1. Hành vi trái pháp luật
2. Hậu quả( thiệt hại ) 3. Quan hệ nhân quả 4. Địa điểm 5. Thời gian 6. Phương tiện 7. Vật chất 8. Tinh thần
Mặt chủ quan :gồm các dấu hiệu thể trạng tâm lí của chủ
thế , khía cạnh bên trong của chủ thể vi phạm.Bao gồm các
dấu hiệu lỗi ( lỗi cố ý hoặc vô ý ),động cơ,mục đích vi phạm -
: là người nhận thức được đầy đủ
tính sai trái mọi hành vi ; mong muốn -
: là chủ thể nhìn nhận được tính sai
trái và hậu quả của hành vi dù ko mong muốn nhưng
có ý thức để mặc hậu quả xảy ra -
: là trường hợp nhận thức được
tính sai trái và hậu quả hành vi nhưng cho rằng hậu
quả không được xảy ra nên vẫn thực hiện. -
: là chủ thể ko nhận thức được tính
sai trái và hậu quả hành vi dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.