-
Thông tin
-
Quiz
TOP 80 câu hỏi trắc nghiệm giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội
TOP 80 câu hỏi trắc nghiệm giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
TOP 80 câu hỏi trắc nghiệm giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội
TOP 80 câu hỏi trắc nghiệm giáo dục học | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ trắc nghiệm 80 câu Giáo dục học là sản phẩm của Giảng viên ThS Nguyễn
Thúy Quỳnh – Khoa Tâm lí – Trường đại học sư phạm Hà Nội
TRẮC NGHIỆM PHẦN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG.
Câu 1: Hiện tượng giáo dục xuất hiện trong xã hội loài người là nhờ và do yếu tố
nào trong các yếu tố nào dưới đây?
a. Do con người có ý thức.
b. Do con người có ngôn ngữ.
c. Do con người có tư duy.
d. Do con người có lao động.
e. Do cả 4 yếu tố trên. *
Câu 2: Nêu đầy đủ các yếu tố tạo thành quá trình sư phạm.
a. Khách thể, chủ thể giáo dục.
b. Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục.
c. Phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục. d. Kết quả giáo dục. e. Cả a,b,c,d.*
Câu 3: Giáo dục – với tư cách là một hiện tượng xã hội – là:
a. Hoạt động của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm
về lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
b. Hoạt động của những người trẻ tuổi tiếp thu những kinh nghiệm về lao động
sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
c. Hoạt động của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm
về lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng và sự tiếp thu của những người
trẻ tuổi về những kinh nghiệm đó.*
d. Tất cả các hoạt động trên.
Câu 4: Giáo dục có đặc trưng cơ bản là:
a. Truyền đạt những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người.
b. Lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người.
c. Truyền đạt và lĩnh hội nền văn hoá của xã hội loài người.
d. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử
phát triển của xã hội loài người.*
Câu 5: Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch
sử phát triển của xã hội loài người, đó là nét đặc trưng cơ bản của:
a. Quá trình sư phạm – đối tượng của giáo dục học.
b. Quá trình giáo dục – 1 bộ phận của quá trình sư phạm.
c. Quá trình dạy học - 1 bộ phận của quá trình sư phạm.
d. Giáo dục – 1 hiện tượng của xã hội loài người.*
Câu 6: Nhờ được giáo dục mà cá thể trở thành: a. Con người. b. Cá nhân. c. Nhân cách.* d. Người lớn tuổi.
Câu 7: Giáo dục làm cho:
a. Nhu cầu và năng lực của con người ngày càng phong phú và đa dạng.
b. Nhân cách con người được phát triển ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.
c. Sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất của con người ngày càng tăng lên. d. Cả a, b, c.*
Câu 8: Giáo dục là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển đời
sốngcủa con người, của xã hội loài người vì:
a. Giáo dục tái sản xuất những nhu cầu và năng lực của con người.
b. Giáo dục tái sản xuất những sức mạnh bản chất của con người.
c. Giáo dục tái sản xuất những nhân cách, sức lao động cần thiết phù hợp với yêu cầu xã hội.*
d. Giáo dục tái sản xuất các hoạt động sống khác của xã hội.
Câu 9: Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục vì:
a. Giáo dục là một hoạt động có mục đích của con người.
b. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người.
c. Giáo dục là một chức năng đặc trưng của xã hội loài người.
d. Giáo dục là yêu cầu cần thiết của xã hội. e. Cả a, b, c. *
Câu 10: Giáo dục là một hiện tượng phổ biến của xã hội loài người vì:
a. GD là phương thức để tái sản xuất sức lao động xã hội.
b. GD là phương thức để tái sản xuất những nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội.
c. GD là chức năng đặc trung của xã hội loài người.*
d. GD là phương thức để tái sản xuất những hoạt động sống của xã hội.
Câu 11: GD là một tất yếu và không bao giờ mất đi (vĩnh hằng) vì:
a. GD ra đời sau sự ra đời của xã hội.
b. GD ảnh hưởng to lớn đến sự phát triến của xã hội.
c. GD là nhân tố tái sản xuất xã hội.* d. Cả a, b, c.
Câu 12: Mèo dạy con bắt chuột là một hiện tượng: a. Bản năng.* b. GD. c. Bắt chước.
Câu 13: Trong thế giới động vật có hiện tượng GD không? a. Có. b. Không.*
Câu 14: GD là một hiện tượng: a. Tự nhiên. b. Xã hội. c. Xã hội đặc biệt.* d. Tự nhiên – xã hội.
Câu 15: Quá trình sư phạm có phải là hiện tưọng GD không? a. Có.* b. Không.
Câu 16: Mọi hiện tượng GD đều là đối tượng nghiên cứu của GDH: a. Đúng. b. Sai.*
Câu 17: Những hiện tượng GD nào dưới đây là đối tượng nghiện cứu của GDH:
a. Các hiện tượng GD diễn ra ở các cung thiếu nhi.
b. Các hiện tượng GD diễn ra ở các câu lạc bộ văn hoá.
c. Các hiện tượng GD diễn ra ở các trường học. d. Cả a, b, c.*
Câu 18: Qúa tình sư phạm là sự thống nhất của hai quá trình bộ phận, đó là:
a. Quá trình dạy và quá trình học.
b. Quá trình DH và quá trình GD.*
c. Quá trình GD và quá trình tự GD.
d. Quá trình truyền thụ kinh nghiệm xã hội và quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội.
Câu 19: Chức năng trội của quá trình DH là:
a. Võ trang cho người học những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy. b. Trau dồi học vấn.*
c. Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nhận thức hoạt động.
Câu 20: Chức năng trội của quá trình GD (nghĩa hẹp) là:
a. Xây dựng hệ thống niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tính cách, thói quen.
b. Hình thành và phát triển những phẩm chất về thế giới quan khoa học, chính trị,
đạo đức, thẩm mỹ, .. của cá nhân người học. c. Cả a, b.*
Câu 21: Người sinh viên vừa phải học tri thức, vừa phải rèn luyện đạo đức vì:
a. Quá trình đào tạo ở đại học bao gồm cả quá trình dạy học và quá trình GD.
b. Xã hội yêu cầu con người phải có cả tài và đức.
c. Quá trình đào tạo ở đại học là quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho người sinh viên. d. Cả a, b, c*.
Câu 22: Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của quá trình giảng dạy và
quá trình học tập. Vì vậy, trong quá tình dạy học, người học đóng vai trò:
a. Chủ thể của quá trình dạy học.
b. Khách thể của quá trình dạy học.
c. Vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình dạy học*.
Câu 23: Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH là:
a. Nghiên cứu bản chất, cấu trúc và những tính quy luật của quá trình GD.
b. Nghiên cứu những đặc điểm của quá trình GD diễn ra với mọi khách thể GD khác nhau.
c. Nghiên cứu những đặc điểm của quá trình GD ở trong những thể chế khác nhau.
d. Xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức
GD để quá trình đó vận hành tối ưu. e. Cả a, b, c, d.*
Câu 24: Các quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lý
tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ, đối với hiện thực của con người, kể cả việc phát
triển nâng cao thể lực là:
a. Quá trình gd thể chất.
b. Quá trình gd đạo đức. c. Quá trình gd thẩm mỹ.
d. Quá trình gd (nghĩa hẹp)*. e. Cả a, b, c, d.
Câu 25: Hãy ghép các khái niệm cho phù hợp: 1. GD theo nghĩa hẹp
a. Là khái niệm bao gồm cả giáo dưỡng, dạy học, và tất b.
cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm chất của con người. 2. GD theo nghĩa
b. Là các quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoa học rộng a.
của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối
với hiện thựccủa con người kể cả việc phát triển nâng cao thể lực. 3. Dạy học d.
c. Là khái niệm chỉ hoạt động đan xen vào nhau của giáo
viên và học sinh nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
d. Là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và
người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát
triển trong cùng một quá trình thống nhất
Câu 26: Trong quá trình dạy học, vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện ở chỗ:
a. Định hướng việc truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học.
b. Tổ chức việc truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học.* c. Cả a và b.
Câu 27: Trong quá trình dạy học, vai trò chủ thể của người học thể hiện ở chỗ:
a. Người học tiếp thu một cách có ý thức hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo hoạt động.
b. Năng lực tiếp thu một cách độc lập và sáng tạo hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo hoạt động.
c. Người học hình thành năng lực và thái độ học tập đúng đắn. d. Cả a, b, c.*
Câu 28: Vai trò chủ động, tích cực,năng động của người học trong quá trình học
tập có ý nghĩa quyết định đối với:
a. Sự lĩnh hội kiến thức.
b. Sự phát triển trí tuệ.
c. Sự hoàn thiện nhân cách. d. Cả a, b, c.*
Câu 29: Phân ngành của GDH nghiên cứu về bản chất và những quy luật của quá
trình sư phạm toàn vẹn, về mục đích và nội dung của quá trình đó, để từ đó tạo ra
các ngành GDH khác đi sâu vào những vấn đề cụ thể, là: a. Lý luận dạy học. b. GDH đại cương.* c. Lý luận GD.
d. Lý luận quản lý nhà trường.
e. Lý luận về các phương pháp giảng dạy bộ môn.
Câu 30: GDH đại cương có nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sư phạm bộ phận, một phương
tiện để trau dồi học vấn, phát triển năng lục trí tuệ và GD phẩm chất nhân cách.
b. Các vấn đề lý luận chung, về phương pháp luận, về phương pháp của GDH.*
c. Quá trình GD với tư cách là một quá trình sư phạm bộ phận, nhằm hình thành
niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, những nét tính cách và những thói quen hành vi XHCN cho học sinh.
d. Xác định quy luật của việc giảng dạy và học tập từng môn học để từ đó xây
dựng nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy và học bộ môn cho phù hợp.
Câu 31: Việc học môn GDH đại cương có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên đại học?
a. Giúp sinh viên hình thành được kỹ năng tổ chức học tập hợp lý.
b. Giúp sinh viên có được kỹ năng ửng xử đúng đắn trong các mối quan hệ ở nhà trường.
c. Giúp sinh viên đại học xác định được vị trí, vai trò, trách nhiêm của người học
sinh trong nhà trường và có ý thức học tập để rèn luyện để trở thành người sinh viên tốt.
d. Góp phần hình thành ở sinh viên những phẩm chất và năng lực trí tuệ cơ bản ở giai đoạn đại cương.*
Câu 32: Sự phát triển cá nhân thường bao gồm những mặt nào?
a. Sự tăng trưởng về chiều cao, sự biến đổi các quá trình nhận thức, sự tham gia
tích cực, tự giác, vào các mặt khác nhau của đời sống xã hội.
b. Sự phát triển về mặt thể chất, sự phát triển về mặt tâm lý và xã hội.*
c. Sự hoàn thiện các giác quan, sự biến đổi cơ bản của các quá trình tình cảm, ý
chí, nhu cầu, nếp sống, thói quen, sự thay đổi trong việc ứng xử với mọi nguời xung quanh.
Câu 33: Sự phát triển cá nhân là:
a. Quá trình biến đổi về lượng trong mỗi con người.
b. Quá trình biến đổi về chất trong mỗi con người.
c. Quá trình biến đổi về lượng dẫn đến quá trình thay đổi về chất.*
Câu 34: Để có được nhân cách của con người lao động sáng tạo, năng động, có kỷ
luật, có kỹ thuật, có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam truyền
thống, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, người sinh viên đại học phải học
tập và tu dưỡng như thế nào?
a. Người sinh viên phải là chủ thể có ý thức trong mọi hoạt động của nhà trường.
b. Người sinh viên cần tự giác tích cực tham gia vào các hoạt động như học tập, lao động, giao lưu,…
c. Người sinh viên cần chủ động tu dưỡng rèn luyện bản thân. d. Cả a, b, c.*
Câu 35: Sự hình thành và phát triển cá nhân chịu tác động của các yếu tố nào? a. Bẩn sinh, di truyền. b. Môi trường. c. Giáo dục. d. Hoạt động cá nhân. e. Cả 4 yếu tố trên.*
Câu 36: Hãy ghép các yếu tố sau cho phù hợp với vai trò của nó đối với sự phát
triển của cá nhân. 1. Bẩm sinh, di
a. Quyết định trực tiếp đến sự phát triển cá nhân. truyền b 2. Môi trường c
b. Là những tiền đề vật chất của sự phát triển cá nhân 3. Giáo dục e
c. Ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển cá nhân.
d. Quyết định gián tiếp đến sự phát triển cá nhân.
e. Giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển cá nhân.
Câu 37: Những đặc điểm nào của cha mẹ được di truyền cho thế hệ sau?
a. Những đặc điểm về giải phẫu sinh lý và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh.*
b. Những phẩm chất của trí tuệ.
c. Những phẩm chất của nhân cách. d. Cả a, b, c.
Câu 38: Trong điều kiện nào dưới đây thì con người sẽ trở thành tài năng trong
một lĩnh vực nào đó?
a. Có những tư chất bẩn sinh di truyền thuận lợi.
b. Có điều kiện xã hội thuận lợi.
c. Có hoạt động cá nhân tích cực. d. Cả a, b, c.*
Câu 39: Trong những điều kiện dưới đây, thì điều kiện nào là điều kiện cần thiết
để cá nhân trở thành tài năng trong một lĩnh vực nào đó?
a. Có điều kiện học tập thuận lợi.
b. Có sự quan tâm đầu tư của gia đình.
c. Có những tư chất, năng khiếu thuận lợi.*
d. Có sự hoạt động tích cực, tự giác của cá nhân.
Câu 40: Môi trường xã hội bao gồm:
a. Các quan hệ xã hội trong một xã hội nhất định.
b. Nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội.
c. Các thiết chế xã hội. d. Cả a, b, c.*
Câu 41: Nói “GD có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách”, điều đó có nghĩa là:
a. GD vạch ra mục đích, phương hướng cho nhân cách phát triển.
b. GD tổ chức, hướng dẫn nhân cách phát triển theo mục đích, phương hướng đã vạch ra.
c. GD điều chỉnh, can thiệp đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. d. Cả a, b, c.*
Câu 42: GD có khả năng phát huy những nhân tố thuận lợi của bẩm sinh di truyền
nhằm đảm bảo cho sự phát triển con người ngày càng hoàn hảo hơn. Điều đó thể
hiện ở chỗ:
a. GD phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu sẵn có ở con ngưòi.*
b. GD tạo ra năng khiếu và năng lực ở con người. c. Cả a và b.
Câu 43: GD có khả năng hạn chế những ảnh hưởng không thuận lợi của bẩm sinh
di truyền nhằm đảm bảo cho sự phát triển con người ngày càng hoàn hảo hơn.
Điều đó thể hiện ở chỗ:
a. Dạy học cho những trẻ em bị mù.
b. Dạy học cho những trẻ em bị câm.
c. Dạy học cho những trẻ em bị điếc.
d. Dạy học cho những trẻ em bị trí tuệ thiểu năng. e. Cả a, b, c, d.*
Câu 44: Hãy ghép các câu thơ, câu tục ngữ sau cho phù hợp với các yếu tố ảnh
hưởng đế sự phát triển nhân cách con người. 1. Bẩm sinh di
a. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. truyền b 2. Môi trường
b. Trứng rồng lại nở ra rồng. a
Liu điu lại nở ra dòng liu điu. 3. Giáo dục
c. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. d 4. Hoạt động cá
d.… “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn nhân. c
Phần nhiêu do giáo dục mà nên”
e. Nhiều áo thì ấm, nhiều người thì vui.
Câu 45: Hãy ghép các khái niệm cho phù hợp: 1. Tư chất
a. Tổ hợp các năng lực cho phép con người đạt được những thành c
tựu sáng tạo trong thời kỳ mới của lịch sử 2. Năng lực
b. Một phức hợp các năng lực xác định mức độ và chất lượng của e
quá trình tư duy của một người, cho phép con người nhận ra
trong tình huống, hoàn cảnh và các mối quan hệ của chúng,
thuộc tính nào là cơ bản đối với hành động, đối tác để thay đổi
tình huống, hoàn cảnh một cách phù hợp nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. 3. Tài năng
c. Tất cả những tiềm năng phát triển được di truyền và bẩm sinh d của cá thể 4. Thiên tài
d. Tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi để hoạt động có a
kết quả cao, nằm trong khuôn khổ của những thành tựu đạt
được của xã hội loài người 5.Thông
e. Tổ hợp những đặc điểm tâm lý của con ngưòi đáp ứng được minh
yêu cầu của một số hoạt động nhất định và là điều kiện cần b
thiết để hoàn thành xuất sắc một hoạt động nào đó 6. Năng khiếu.
Câu 46: Hệ thống tiền đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh di truyền
được phát triển trong đời sống cá thể, cho con người năng lực giải quyết với chất
lượng cao những yêu cầu đặt ra, là: a. Tài năng. b. Thiên tài. c. Năng lực d. Tư chất e. Thông minh. f. Năng khiếu.*
Câu 47: Hãy ghép các tác giả cho phù hợp với tác phẩm: 1. J.J.Rutxo
a. Lý luận dạy học vĩ đại 2. J.A.Comexki a b. Bài ca sư phạm 3. A.X.Makarenko d
c. Thép đã tôi thế đấy. 4. K.D.Usinxki
Câu 48: Những đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong thời đại
ngày nay đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực nào của đời sống xã hội?
a. Ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến lĩnh vực kinh tế xã hội.
b. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo.
c. Tác động sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. d. Cả a, b, c.*
Câu 49: Mặt tích cực của cơ chế thị trường là:
a. Phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của con người.
b. Thúc đẩy con người áp dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
c. Đưa ra những yêu cầu khách quan đối với thế hệ trẻ.
d. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu khách quan. e. Cả a, b, c, d.*
Câu 50: Các nước phát triển trên thế giới đều khẳng định tác dụng to lớn của giáo
dục đối với xã hội vì:
a. GD là phương thức tái sản xuất các hoạt động sống của xã hội.
b. GD có các chức năng cơ bản, đó là: kinh tế - sản xuất, chính trị - xã hội, tư tưởng – văn hoá.*
c. GD làm cho sức lao động mới khéo léo hơn.
d. GD là phương thức tái sản xuất sức lao động xã hội.
Câu 51: Khoá họp lần thứ 27 của tổ chức UNESCO (1993) đã khẳng định vai trò của GD là:
a. Phát triển tiềm năng của con người.
b. Điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền.
c. Điều kiện để hợp tác trí tụê, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. d. Cả a, b, c.*
Câu 52: Những điều kiện mới để phát triển GD là:
a. Tăng cường đầu tư GD.
b. Từng bước xã hội hoá GD.
c. Từng bước dân chủ hoá GD. d. Cả a, b, c, d.*
Câu 53: Mục đích GD là:
a. Kiểu mẫu nhân cách con người mới cần GD đào tạo.
b. Các phẩm chất, các yêu cầu về mô hình của “con người thời đại”, phản ánh
tính quy định của xã hội. c. Cả a, b.*
câu 54: Mô hình nhân cách con người mà mỗi thời đại cần GD đào tạo được phản ánh tập trung ở: a. Mục đích GD.* b. Mục tiêu GD. c. Nội dung GD. d. Phương pháp GD.
Câu 55: Chuẩn mực cụ thể của một cấp học, bậc học, ở một giai đoạn GD đào tạo là: a. Mục đích GD. b. Mục tiêu GD.* c. Nội dung GD. d. Phương pháp GD.
Câu 56: Biểu hiện của con người phát triển toàn diện là:
a. Nhân cách được phát triển đầy đủ về các mặt cấu trúc xã hội, phong phú trong
quan hệ và trong hoạt động xã hội.
b. Hình thành các nhu cầu, năng lực phong phú, cần thiết để sống trong xã hội.
c. Phát triển hài hoà giữa thể chất và tâm hồn.
d. Phát triển hết mọi khả năng, cá tính con người trong xã hội mới. e. Cả a, b, c, d.*
Câu 57: Thời gian để hình thành và phát triển con người toàn diện phải là: a. Cả đời người. b. Cả thế hệ.
c. Thế hệ này sang thế hệ khác.
d. Lâu dài và phát triển dần theo sự phát triển của xã hội.*
Câu 58: Tính giai cấp của GD thể hiện tập trung nhất ở: a. Mục đích GD.* b. Nội dung GD. c. Phương pháp GD.
d. Hình thức tổ chức GD.
Câu 59: Đối tượng của GD là: a. Con người.* b. Quá trình GD. c. Hoạt động GD. d. Sản phẩm GD.
Câu 60: Mục đích GD do: a. Các nhà GD định ra.
b. Người được GD định ra. c. Nhà trường định ra.
d. Yêu cầu khách quan của xã hội và yêu cầu phát triển cá nhân của người GD quy định.*
Câu 61: Mục tiêu GD là:
a. Sự cụ thể hoá mục đích GD vào trong các hoạt động GD.
b. Sự cụ thể hoá mục đích GD vào các cấp học, ngành học.*
c. Sự cụ thể hoá mục đích GD vào nội dung, phương pháp GD.
d. Tất cả những điều nói trên đều không đúng.
Câu 62: Phân chia giai đoạn phát triển của con người là để:
a. Đoán trước xu thế phát triển tâm lý con người.
b. Xác định mục đích, nội dụng GD phù hợp với từng độ tuổi.*
c. Quy định tuổi đi học cho học sinh. d. Cả a, b, c.
Câu 63: Đổi mới GD nước ta hiện nay là:
a. Đổi mới cách hiểu về vị trí, vai trò của GD.
b. Đổi mới về mục tiêu, phương pháp, nội dung GD.
c. Đổi mới về công tác đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý GD. d. Cả a, b, c. *
Câu 64: Hãy ghép các mục đích GD sau cho phù hợp với các giai đoạn lịch sử:
1. Hướng vào đào tạo những người công dân mới, a. Nhà nước thống
những người công dân của một nước độc lập, “những
nhất, cả nước tiến lên
người công dân có ích cho nước Việt Nam, những CNXH (1975).
người công dân phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của mình”. c
2. Đào tạo những con người vừa phát triển hoàn toàn, b. Giai đoạn công
vừa biết lao động trí óc, vừa biết lao động chân tay. a nghiệp hoá, hiện đại hoá (1986 đến nay).
3. Đào tạo những người lao động mới có ý thức và c. Đất nước dành độc
quan điểm XHCN, có trình độ văn hoá phổ thông và lập (1945).
hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc
thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt, làm chủ tập thể, thiết tha yêu
nước và có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. d
4. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân d. Miền Bắc tiến lên
tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay xây dựng CNXH
nghề, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu (1960). CNXH. b e. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954).
Câu 65: Nhiệm vụ GD là:
a. Chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.
b. Thực hiện phổ cập GD, nâng cao dân trí.
c. Chuẩn bị nghề và đào tạo nghề cho thế hệ trẻ và những người lao động. d. Cả a, b, c.*
Câu 66: Phải chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành vì:
a. Lứa tuổi ấu thơ đang chứa đựng những mầm mống của tính cách con người tương lai.
b. Lứa tuổi ấu thơ đang chứa đựng những năng khiếu của con người tương lai.
c. Lứa tuổi ấu thơ đang chứa đựng những tiềm lực phát triển về trí tuệ và tình
cảm của con người tương lai.
d. Đây là lứa tuổi đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách sau này.*
Câu 67: Con đường GD là:
a. Những hình thức tổ chức GD.
b. Tổ chức các hoạt động GD cho trẻ.
c. Cách thức tổ chức hoạt động GD dựa trên những hoạt động cụ thể.*
Câu 68: Việc chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành được
thể hiện cụ thể ở những mặt nào?
a. Phải quan tâm đến những học sinh có năng khiếu đặc biệt.
b. Phải quan tâm đến những học sinh có khuyết tật hay trí tuệ chậm phát triển.
c. Phải làm sao cho tất cả thế hệ trẻ được học đầy đủ đến bậc phổ thông trung
học và được chuẩn bị tốt để đi vào nghề nghiệp. d. Cả a, b, c.*
Câu 69: Phải thực hiện phổ cập GD, nâng cao dân trí vì:
a. Nhu cầu phát triển của nhân dân cao.
b. Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học.
c. Do yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. d. Cả a, b, c.*