-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trả lời các câu hỏi liên quan - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Những tác động của khởi nghĩa Lam Sơn đến quan hệ đối ngoại thời Lê Sơ- Kết thúc sự ảnh hưởng của quân Minh, mở ra thời kỳ ngoại giao độc lập của dân tộc dưới thời Lê sơ.
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Câu hỏi về bài thuyết trình của nhóm Hậu Lê
PHẦN 1: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ THỜI LÊ SƠ
Câu 2: Khởi nghĩa Lam Sơn có tác động gì đến quan hệ đối ngoại của thời Lê sơ?
Trong lúc thuyết trình bạn có bảo những cuộc khởi nghĩa này có những chính
sách đối ngoại thú vị, vậy “sự thú vị” ấy được biểu hiện như thế nào và có ảnh
hưởng ra sao đến quan hệ đối ngoại của Đại Việt sau này? Trả lời:
● Những tác động của khởi nghĩa Lam Sơn đến quan hệ đối ngoại thời Lê Sơ
- Kết thúc sự ảnh hưởng của quân Minh, mở ra thời kỳ ngoại giao độc lập của
dân tộc dưới thời Lê sơ.
- Chiến thắng quân sự rực rỡ trước quân Minh cũng tạo ra một số trở ngại trong
quan hệ đối ngoại với Trung Quốc thời kỳ đầu của nhà Lê sơ: Nhà Minh không
sách phong ngay cho Lê Lợi mà đòi lập con cháu nhà Trần làm vua. Mãi sau
này khi vua bù nhìn Trần Cảo mất, Lê Lợi mới được phong làm An Nam quốc vương.
● Chính sách “thú vị” của khởi nghĩa Lam Sơn:
- Ngoại giao cũng là một mặt trận: Thực lực của mặt trận quân sự là tiền đề để
đấu tranh ngoại giao với mục đích sớm kết thúc chiến tranh, tránh đổ máu vô
ích, nhưng thậm chí đấu tranh ngoại giao hiệu quả sẽ tạo điều kiện giành thắng lợi quân sự sớm hơn.
- Ngoại giao “tâm công”: được Nguyễn Trãi thể hiện qua Bình Ngô sách, đó là
“mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người).
+ Nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động
viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông,
Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu
Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng.
+ Kết quả, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02
thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ
hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn
Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong
thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài.
- Khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước:
+ Tha cho 10 vạn quân Minh về nước. about:blank 1/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
+ Hội thề Đông Quan: Tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà
Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước
ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết
mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và
khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy.
→ Một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh.
⇒ Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý
trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.
Câu 1: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội dưới thời Lê sơ, ở Đàng
Ngoài, ở Đàng Trong có tác động gì đến chính sách đối ngoại của Đại Việt không?
Và đã tác động như thế nào?
Tiềm lực kinh tế, quân sự trong nước là cơ sở cho sự chủ động hay bị động trong
đường lối ngoại giao của Đại Việt cả ba thời.
Đánh giá về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-XH ở Đàng Ngoài: - Tình hình kinh tế:
+ So với thời nhà Lê Sơ - chính quyền phải bế quan tỏa cảng vì đang trong giai
đoạn chiến tranh và mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì chưa tốt, còn
với các nước khác thì chưa có sự phát triển nào, thời Lê Trung Hưng, chính
quyền đã mở cửa giao thương với các nước, và đặc biệt phải kể đến sự mở cửa
với các nước phương Tây do nhu cầu về ngoại thương, thu hút đầu tư nước
ngoài, và mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Với thương nhân Trung Quốc:
● Vốn là bạn hàng truyền thông nhưng trong khoảng thế kỉ XIV-XV do chính
sách cấm vận của nhà Minh mà thuyền buôn Trung bị hạn chế ra nước ngoài
nên việc buôn bán bị đình trệ.
● Đến XVI, Minh Mục Tông bãi bỏ lệnh cấm vận → nhộn nhịp hơn.
+ Các thuyền buôn không chỉ giữa quan hệ hai chiều giữa ĐNÁ vs TQ mà còn là
cầu nối giữa Đông Á và ĐNÁ.
+ Khi việc buôn bán bị sa sút, các thương nhân Hoa Kiều vẫn tiếp tục buôn bán với Đại Việt. - Tình hình chính trị:
+ Do tình hình chính trị trong nước căng thẳng, sự đối đầu giữa 2 chính quyền
Trịnh-Nguyễn khiến cho những chính sách của nhà Trịnh tập trung vào việc giữ
hòa hiếu, chỉ khi cần thiết lắm mới dùng đến vũ lực nhưng vẫn sẽ ưu tiên sử
dụng chính sách hòa hiếu để củng cố chính quyền, lực lượng.
- Tình hình văn hóa-xã hội: about:blank 2/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Điểm sơ qua như vậy, có thể thấy rằng, giai cấp phong kiến Việt Nam thượng tôn Nho
giáo không chỉ do nhu cầu xây dựng quốc gia, mà còn vì và chủ yếu là vì Nho giáo có
ích đối với việc cai trị nhân dân. Vì vậy, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng bao giờ Nho
giáo cũng là chiếc phao chống đắm của các triều đại phong kiến Việt Nam, kể từ khi
vua Lý Thánh Tông dựng Văn Miếu ở Thăng Long năm 1070, cho đến khi triều đình
Huế ký Hòa ước Quý Mùi (năm 1883) giao chủ quyền quốc gia cho Pháp. Lợi ích: 1. Quan điểm "chính danh":
- Nho giáo đề cao "chính danh", tức là người đứng đầu đất nước phải có đạo đức
và được dân chúng ủng hộ.
- Quan điểm này được áp dụng vào ngoại giao, thể hiện qua việc:
+ Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
+ Tôn trọng luật pháp và các quy tắc quốc tế.
+ Sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
2. "Tam Cương Ngũ Thường":
- Nho giáo đề cao "Tam Cương Ngũ Thường" làm nền tảng đạo đức cho xã hội.
- Trong ngoại giao, "Tam Cương Ngũ Thường" được thể hiện qua:
+ Giữ gìn lễ nghi, phép tắc trong giao tiếp với các nước khác.
+ Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của các nước khác.
+ Ứng xử với các nước khác trên tinh thần "lấy đức trị nước". 3. "Nhân nghĩa":
- Nho giáo đề cao "nhân nghĩa" làm giá trị cốt lõi của con người.
- Trong ngoại giao, "nhân nghĩa" được thể hiện qua:
+ Coi trọng hòa bình, tránh gây chiến tranh.
+ Giúp đỡ các nước láng giềng khi gặp khó khăn.
+ Ứng xử với các nước khác trên tinh thần nhân ái và vị tha. Tác hại:
- Về chính trị, tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho
sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho những dòng
vua, những ông vua ăn hại, bù nhìn. Thay vì làm cho non sông nhất thống, họ
lại làm cho chính sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than. Nhà Mạc
giết vua cướp ngôi, sau khi mất nước lại dấy binh làm loạn, vẫn được nhiều
người tôn phò để tái lập vương triều ở Cao Bằng. Nguyễn Kim lập Lê Duy
Ninh, một gã lang thang bất tài vô tướng, làm vua Lê Trang Tông để tái lập nhà
Lê, chỉ vì y là con cháu nhà Lê. Trịnh Tùng và con cháu giết hại các vua Lê,
nhưng không chính thức cướp ngôi, không phải vì sợ cái uy tín đã tiêu mòn của
các vua Lê, mà vì tư tưởng trung quân sâu nặng trong xã hội Đàng Ngoài.
- Về đối ngoại, ý thức hệ Nho giáo đã bóp méo nhãn quan người Việt đối với văn
hóa Trung Hoa, văn hóa các tộc người lân cận. Đối với văn hóa Trung Hoa, nhà
nho Việt Nam thường có cái nhìn tự ti, vong bản. Đối với các nền văn hóa bản about:blank 3/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
địa, họ có cái nhìn trịnh thượng, tự tôn. Tuy một bộ phận nhà nho cũng có ý
thức về cội nguồn dân tộc, ý thức về cái riêng của văn hóa dân tộc, nhưng do
ảnh hưởng của Nho giáo, trong một bộ phận nhà nho đã hình thành ý thức đồng
nhất cội nguồn dân tộc Việt với cội nguồn dân tộc Hán, đồng nhất văn hóa Việt
đã trải qua “giáo hóa” với văn hóa Hán. Đối với họ, “văn hiến” đồng nghĩa với
văn hóa Trung Hoa. Do quan điểm sai lệch đó, họ đã cải biên thần thoại và
truyền thuyết về cội nguồn tộc Việt theo hướng gắn nó với cội nguồn Hán tộc
(truyền thuyết về họ Hồng Bàng). Họ xem tiếng Việt, chữ Nôm, văn Nôm là
“nôm na mách qué” để thượng tôn chữ Hán và tất cả những gì được chuyển tải
qua chữ Hán (hầu hết các triều vua, trừ nhà Hồ và nhà Tây Sơn). Họ khinh miệt
và chủ trương xóa bỏ những phong tục tập quán bản địa để bắt chước Trung
Ho. Họ xem những tộc người chưa bị Hán hóa là “man di mọi rợ”, và tiến hành
“giáo hóa” mà thực tế là đồng hóa họ cho giống Hán.
- Chính trị và tổ chức chính quyền:
● Tổ chức bộ máy chính quyền: Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái
Tổ) lên ngôi Hoàng đế và khôi phục lại nước Đại Việt. Tổ chức chính quyền
được hoàn thiện, thể hiện tính quân chủ chuyên chế cao độ.
○ Ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh,
Hình, Công) đứng đầu, mỗi bộ có quan Thượng thư. Bên cạnh đó, có
Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), và Ngự sử đài (kiểm tra).
○ Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo, do 3 ty cai quản (Đô ty -
quân sự, Hiến ty - xử án, Thừa ty - hành chính) cai quản. Dưới ty là phủ, châu, huyện, xã.
● Quân đội: Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. Gồm các bộ
phận như binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh. Vũ khí bao gồm dao, kiếm,
giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Khác với thời Trần, thời Lê Sơ
không có quân đội của các vương hầu, quý tộc; vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội.
● Luật pháp: Vua Lê Thánh Tông soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật),
bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích phát triển kinh tế.
⇒ Quyền lực tập trung cao độ vào tay vua, kinh tế phát triển cung cấp
những nguồn lực cần thiết để Đại Việt thời Lê sơ chủ động, mạnh mẽ trong
các quan hệ đối ngoại. - Kinh tế và xã hội:
Trong thời kỳ Lê sơ, kinh tế giao thương của Đàng Ngoài (vùng ngoại ô) và Đàng
Trong (vùng nội địa) đã có tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Đại Việt. Sự
phát triển của thương mại và giao lưu văn hóa qua các tuyến đường thương mại
đã tạo ra sự phong phú và đa dạng trong quan hệ ngoại giao của Đại Việt. Việc about:blank 4/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
thúc đẩy mối quan hệ thương mại với các quốc gia láng giềng và các nước trong khu
vực đã giúp Đại Việt tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh, đồng thời củng cố vị thế và an ninh của đất nước.
Câu 6: Đánh giá vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc phát triển mối quan hệ ngoại giao.
- Cương quyết cứng rắn trong việc ngoại giao
- Quyết đoán, mềm dẻo, khôn khéo, có chính sách hợp lí trong việc phòng thủ
biên giới, chống mọi âm mưu lấn đất, lấn dân của nhà Minh.
- Ý thức giữ trọn vùng biển Tổ quốc, tổ chức tuần kiểm, giang quan ở vùng sông, vùng biển.
PHẦN 2: THỜI LÊ TRUNG HƯNG
Câu 3: Các bạn có đề cập đến việc Lê Trang Tông từng lưu lạc sang Ai Lao, liệu
sự kiện này có tác động đến mối quan hệ đối ngoại sau khi ông lên ngôi không?
Nếu có thì đã tác động như thế nào?
- Nguyễn Kim là người đã lưu lạc sang Ai Lao và từ đấy nhờ Ai Lao giúp đỡ
giúp tìm người nối dõi họ Lê (có dòng máu họ Lê) thì tìm được con Chiêu
Tông là Ninh lập lên làm vua, đổi niên hiệu là Nguyên Hoà (tức là Trang Tông)
để sửa lại quốc thống (Năm Quý Tỵ, [1533], mùa xuân, tháng giêng, vua Lê
Trang Tông lên ngôi ở Ai Lao. Triều Lê Trung hưng liên kết với vua Ai Lao Xạ
Đẩu, nhờ họ giúp binh khí, lương thực để mưu việc đánh lấy lại nước). Khi về
nước hoạt động, nhà Lê Trung Hưng vẫn giữ quan hệ láng giềng thân thiện với
Ai Lao (1571, chúa nước Ai Lao dâng 4 con voi đực và vật báu để cầu hôn.
Vua Trang Tông muốn hoà hảo với nước láng giềng, bèn đem con gái riêng của
vợ mình, phong làm Ngọc Hoa công chúa gả cho), từng đem công chúa, quận
chúa gả cho vua Ai Lao (Đời vua Lê Anh Tông năm [1564], Phothisarat (Sạ
Đẩu hoặc Xạ Đẩu) nước Ai Lao sai bề tôi sang cống phẩm vật địa phương và 4
con voi đực. Vua Anh Tông sai Thái sư Trịnh Kiểm đem con gái nuôi gả cho
Sạ Đẩu để kết hoà hảo với nước láng giềng).
⇒ Mối quan hệ láng giềng thân thiện với Ai Lao tiếp tục được duy trì
Tất nhiên, điều này cũng đã ảnh hưởng tới mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên vì nhờ
có Ai Lao mà triều đại nhà Lê vẫn có thể tiếp tục tồn tại và được củng cố, vậy nên kể
từ đấy chính quyền nhà Lê rất coi trọng sự giúp đỡ và mối quan hệ giao hảo của Ai Lao. about:blank 5/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Câu 8: So sánh chính sách ngoại giao thời Lê Trung Hưng với các triều đại trước đó. Lê Trung Hưng Lý Trần (1533-1788) (1009-1225) (1225-1400) Đàng trong Đàng ngoài Phía
-Quan hệ ngoại giao -Không tồn tại - Duy trì việc bang - Chỉ cử sứ giả Bắc chưa chính thức
mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, sang thăm chứ giao chính thức.
trong việc cầu cống- không cầu -Tiếp tục nề nếp sắc phong phong giao hảo với - Ngoại giao khôn => Thắng lợi Trung Quốc, cầu khéo ngoại giao đầu phong, nộp cống tiên như các thời trước - Chú trọng ngoại - Chính sách bảo giao kiên trì, mềm vệ chủ quyền lãnh dẻo, nhưng vẫn thổ cứng rắn. Chiêm -Quan hệ ngoại giao -Quan hệ giữa hai - Giữ gìn mối Thành không tốt, luôn xảy
nước vừa cương vừa quan hệ bang giao ra xung đột, chiến nhu. giữa hai nước, tranh. nhưng vẫn kiên -Giải quyết được quyết bảo toàn vấn đề lãnh thổ lãnh thổ và giữ gìn bản sắc Chân -Giữ vững mối quan -Duy trì quan hệ -Hoạt động ngoại Lạp hệ hòa hảo với triều cống Đại Việt thương giữa hai Chân Lạp, từng (1012 – 1195, Chân nước vẫn diễn ra bước lấn chiếm Lạp có 24 lần cử sứ Chân Lạp sang Đại Việt) Ai Lao -Quan hệ giữa hai -Ngoại giao không - Chịu thuần phục nước vẫn tiếp tục
được duy trì thường cống cho Đại Việt được nuôi dưỡng xuyên -Vẫn đem quân đi -Nhà Lê-Trịnh -Nhiều lần Đại Việt đánh Ai Lao tiếp tục duy trì đem quân đi đánh chính sách hòa Ai Lao do xung đột thuận, giúp đỡ Ai biên giới) Lao trong việc giữ đất nước Các -Với Xiêm La xung -Thực hiện chính -Chủ yếu tồn tại about:blank 6/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn nước đột liên tục, ảnh sách mở cửa với quan hệ thương mại, khác
hưởng đến chính trị, phương Tây không phải triều xã hội cống
Câu 9: Đánh giá ảnh hưởng của ngoại giao thời Lê Trung Hưng đối với sự phát
triển của đất nước. Bên cạnh những thành tựu thì những chính sách ngoại giao
này có những hạn chế như thế nào? 1. Ưu điểm a. Với Trung Hoa -
Ở thời kỳ Lê Trung Hưng, vì Đại Việt là một nước nhỏ vừa thoát ra khỏi nội
chiến nên chính quyền Lê - Trịnh luôn thực thi chính sách bang giao mềm dẻo,
linh hoạt với thái độ nhún nhường. Điều này đã giải quyết vấn đề nảy sinh
giữa hai nước, việc trao trả tù binh họ Mạc của Trung Hoa là bước quan
trọng trong quan hệ bang giao giữa hai nước
- Nhiều lần Đại Việt và Trung Hoa đã phối hợp chung trong các vấn đề liên quan
đến hai nước, tiêu biểu như đánh dẹp thổ phỉ và cướp biển dọc biên giới hai nước
-> Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
-> Giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh thông qua quan hệ bang giao b. Với Ai Lao
- Thực hiện chính sách hòa thuận, nhiều lần giúp đỡ Ai Lao trong việc trấn an
đất nước, từ đó Ai Lao góp phần bảo đảm an ninh của Đại Việt vì Ai Lao có vị
trí là vùng đệm quân sự chiến lược cho Đại Việt
- Phát triển giao thương và kinh tế bằng việc trao đổi hàng hóa c. Với phương Tây:
- Kích thích sự phát triển một số ngành kinh tế hàng hóa (tơ, gốm, đường,...) ->
Nông nghiệp và thủ công nghiệp bớt đi tính tự cung tự cấp
- Thúc đẩy buôn bán trong nước và tích lũy kinh nghiệm cho các thương nhân
- Hiện đại hóa thị trường trong nước nhờ tiếp cận với thị trường phương Tây
- Có nguồn thu từ thuế của tàu, thuyền nước ngoài 2. Hạn chế:
- Đối mặt với sự can thiệp từ các đế quốc lớn trong khu vực như Trung Hoa và các nước Đông Á khác
- Có sự phụ thuộc vào các đối tác ngoại giao, đôi khi giảm tính tự chủ và quyết định của đất nước
- Triều đình đặt ra nhiều thể lệ, quy định phiền hà, đánh thuế tùy tiện about:blank 7/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
- Chính sách độc quyền ngoại thương dẫn đến tham nhũng, các lái buôn phương
Tây muốn mua hàng phải đặt tiền trước cho quan lại
- Ngoại giao ở mặt kinh tế bị ảnh hưởng của chính sách “trọng nông ức thương”
-> khiến dân ta bị bỏ lỡ cơ hội hòa nhập với làn sóng văn minh mới đang phát triển
Câu 5: Các bạn cho rằng vị trí của Ai Lao có ảnh hưởng đến Đại Việt, vậy nó đã
ảnh hưởng như thế nào và vì sao các bạn lại cho rằng nó quan trọng trong mối quan hệ đối ngoại?
Đánh giá về tầm quan trọng của vị trí Ai Lao: 1. Về mặt kinh tế:
- Là cầu nối giao thương:
● Ai Lao nằm trên con đường giao thương quan trọng giữa Đại Việt và các nước
Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc.
● Việc giao thương qua Ai Lao giúp Đại Việt tiếp cận các nguồn hàng hóa đa
dạng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu:
● Ai Lao có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cung cấp cho Đại Việt các
nguyên liệu quan trọng như gỗ, voi, hổ phách,... 2. Về mặt quân sự:
- Vùng đệm chiến lược:
● Ai Lao là vùng đệm giữa Đại Việt và các nước láng giềng như Xiêm La (Thái
Lan), Miến Điện (Myanmar) và Lào.
● Vị trí này giúp Đại Việt phòng thủ trước các cuộc xâm lăng từ bên ngoài.
● Đặc biệt, ở nhà thời nhà Lê Trang Tông, Ai Lao là một nơi thích hợp để ẩn náu,
tránh khỏi sự truy đuổi của nhà Mạc, và tạo điều kiện để phát triển nhà nước:
“Tháng 12, cựu thần nhà Lê là An Thanh hầu Nguyễn Kim tôn lập con Chiêu
Tông là Ninh ở Ai Lao . Trước đây, Kim ở Ai Lao nuôi quân chứa sức, sai
người về trong nước tìm kiếm khắp con cháu nhà Lê, tìm được con Chiêu Tông
là Ninh lập lên làm vua, đổi niên hiệu là Nguyên Hoà (tức là Trang Tông) để
sửa lại quốc thống. Từ đấy, hào kiệt miền tây phần nhiều quy phụ. Vua phong
Kim là Thái sư Hưng quốc công và phong các tướng tá theo thứ bậc. Mọi việc
quân dân, không cứ lớn hay nhỏ, đều giao cho trông coi, ngày đêm cùng mưu,
chung lo việc khôi phục.”
⇒ Chính sách đối ngoại của Đại Việt thời Hậu Lê cũng có phần hòa hiếu và các nhà
vua luôn hướng tới mối quan hệ hòa bình giữa 2 bên. about:blank 8/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
⇒ Vậy nên việc giữ hòa hiếu với Ai Lao là vô cùng quan trọng và ngược lại, nếu như
xảy ra xung đột thì Ai Lao sẽ dựa vào vị trí của mình để gây thêm khó dễ với Đại
Việt, dựa vào lợi thế là nước ngay cạnh Đại Việt, Ai Lao có thể dễ dàng đem quân sang gây quấy nhiễu. + Thời vua Lê Thái Tổ:
- Khi vua cùng quân dân đang đánh với quân Minh. Ai Lao đem 3 vạn quân và
100 thớt voi thình lình tới doanh trại của vua phao tin là cùng hợp sức với vua
để đánh giặc. Vua tin lời họ, không phòng bị. Đến nửa đêm, bị họ đánh úp. Vua
phải đích thân đốc chiến, suốt từ giờ Tý đến giờ Mão, đánh tan bọn Ai Lao,
chém hơn 1 vạn thủ cấp, bắt được 14 con voi, thừ thắng truy kích liền 4 ngày
đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi về.
- Trước đây, vua vốn hòa hiếu với Ai Lao, chưa từng có hấn khích gì. Khi vua
cầm cự với giặc tại sách Lư Sơn, Ai Lao từng cho quân sang cứu viện. Đến khi
tên ngụy quan Lộ Văn Luật trốn giặc sang Ai Lao, sợ uy danh vua, thêu dệt gây
nên hiềm khích, nên mới đến nỗi thế.
- Mùa đông, tháng 12, vua tiến quân đóng ở Quan Da. Ai Lao lại với quân Minh
đánh vào trước mặt và sau lưng quân ta, nhiều người chết và bị thương. Vua
bèn bí mật lui về sách Khôi.
Câu 4: Ngoài yếu tố Ai Lao, liệu còn yếu tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa chính quyền Đàng Trong và Xiêm trong thế kỷ XVII - XVIII không? Những
yếu tố đó đã tác động đến mối quan hệ này như thế nào?
Ngoài sự tranh chấp về việc kiểm soát Ai Lao, 2 nước vẫn thường xuyên có những xung đột do:
- Từ giữa thế kỷ XVIII, các xung đột liên quan đến việc kiểm soát vùng biển và
thuyền buôn của hai nước đi qua vùng biển của nhau thường bị bắt giữ nên cả
hai bên có công văn và sứ thần qua lại giao dịch về những sự việc này.
- Xiêm thường xuyên quấy nhiễu, đánh chiếm các khu vực ở gần nước ta để chờ
cơ hội để tiến thẳng vào và đánh Đại Việt. (sự kiện cụ thể ở phần bình luận)
- Vì là 2 nước có tiềm lực, sức mạnh ngang nhau lúc bấy giờ, Xiêm La không
chịu triều cống cho Đại Việt. (giáo trình LSNGVN trang 76)
- Cả Xiêm và Đại Việt đều muốn xác định vị thế “trung tâm” của mình tại khu
vực Đông Nam Á thuộc địa.
Những yếu tố đó khiến cho mối quan hệ giữa Xiêm và Đại Việt luôn ở trong trạng thái
cạnh tranh, căng thẳng và dè chừng lẫn nhau. Hai nước luôn sẵn sàng chiến đấu để
bảo vệ hoặc mở rộng lãnh thổ và quyền lợi. about:blank 9/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
PHẦN 3: NHỮNG CÂU HỎI CHUNG
Câu 7: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm quan hệ với nhà
Minh. Nhà Lê đã từng có những chính sách đối ngoại nào để khắc phục không?
Những chính sách đó là gì?
Có một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm quan hệ của Đại Việt (nhà Lê) với nhà Minh như sau:
- Tranh chấp biên giới: Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, Đại Việt và nhà Minh
đã có nhiều mâu thuẫn về việc giành chiếm các vùng đất trên biên giới. Thỉnh
thoảng hai bên vẫn xảy ra những vụ lấn cướp biên giới qua lại, có những thổ
dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua Lê cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ
sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch.
- Mâu thuẫn chính trị: Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt liên tục cho quân đi
đánh Lão Qua, Chiêm Thành, Bồn Man và gây được nhiều thanh thế. Năm
1480, nhà Minh có thảo sắc văn nói về việc vua Nam liên tục điều động binh
mã đánh giết ở các quốc gia khác. Theo đó, vua Minh gửi thư trách vua Lê
"hiếp kẻ yếu, gây hấn lớn".
Để cải thiện mối quan hệ với nhà Minh, nhà Lê đã có những chính sách sau:
- Gửi các đại sứ sang nhà Minh: Nhà Lê nhiều lần cử người sang sang tuế cống,
dâng hương, tạ ơn việc sách phong cũng như tâu với vua nhà Mình về những
lần Đại Việt đánh với các nước khác.
Câu 10: Quan hệ ngoại giao thời Hậu Lê đã để lại những bài học gì cho Việt Nam
ngày nay? Theo các bạn thì bài học nào là quan trọng nhất?
- Giữ gìn độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đây luôn là quan
- Ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết
- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước
- Đề cao tinh thần tự tôn dân tộc, lợi ích quốc gia đặt trên hết
- Đối ngoại cần chú trọng bảo vệ biên giới, nhấn mạnh tư tưởng độc lập dân tộc.
- Bài học quan trọng nhất là: Giữ gìn độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Vì Để
bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đòi hỏi phải
có tầm nhìn xa, bản lĩnh vững vàng, kiên định về nguyên tắc nhưng tỉnh táo,
linh hoạt, khôn khéo trong sách lược “dĩ bất biến ứng vạn biến” ; Bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm
vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao nhãng, lơ là,
nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những khó khăn, thử thách to lớn. about:blank 10/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Câu 12: Tác động của việc "nhân xưng là An Nam quốc vương" và "nhận sắc phong" của nhà Minh.
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về tước phong “An Nam quốc vương”. Đây là tước hiệu
do các vị hoàng đế Trung Hoa các thời Tống, Nguyên, Minh và Thanh phong cho một
số vị vua Việt Nam hoặc hoàng thân quốc thích nhà Lý, Trần, Hồ, Hậu lê và Tây Sơn.
Đây được coi là tước hiệu cao nhất mà triều đình Trung Hoa phong cho các vua An
Nam. Bên cạnh còn có An Nam đô thống sứ, An Nam đô hộ sứ, v.v… hoặc trong các
thời kì phương Bắc đô hộ có Giao chỉ quận vương hoặc Giao Chỉ thái thú.
Nhìn chung việc phong tước “An Nam quốc vương” thể hiện sự công nhận của Trung
Quốc đối với vị trí thống trị của các vua Việt Nam với vai trò chư hầu.
Việc “nhận sắc phong” từ triều đình nhà Minh thể hiện mối “thiên triều” và “chư
hầu” trong trật tự Hoa Di của Trung Quốc.
Về mặt chính trị
● Thể hiện sự phục tùng nhà Minh: Việc các vua Việt Nam nhận sắc phong từ
nhà Minh là một hình thức thừa nhận quyền suzerain của nhà Minh.
● Giúp duy trì hòa bình: Việc thần phục nhà Minh giúp Đại Việt tránh được chiến tranh xâm lược.
● Giảm bớt sự can thiệp của nhà Minh: Tuy nhiên, nhà Minh vẫn thường
xuyên can thiệp vào nội bộ Đại Việt. Về mặt kinh tế:
● Giao thương phát triển: Quan hệ triều cống với nhà Minh thúc đẩy giao thương giữa hai nước.
● Thuế khóa nặng nề: Tuy nhiên, Đại Việt cũng phải cống nạp nhiều sản vật quý cho nhà Minh
● Tự chủ: Việc nhận sắc phong hạn chế sự tự chủ của Việt Nam trong việc cai trị đất nước.
● Tôn ti trật tự: Việc nhận sắc phong thể hiện sự chấp nhận vị trí "thiên tử” của
Trung Quốc và "chư hầu" của Việt Nam trong "tôn ti trật tự" của khu vực. ● 4. Kết luận: ●
Việc nhận sắc phong của triều đình nhà Minh thể hiện mối quan hệ triều cống
phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc với những lợi ích và hạn chế nhất định.
● Việc nhận sắc phong là một biểu tượng cho quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn lịch sử này." Nhìn chung:
● Việc "nhân xưng là An Nam quốc vương" và "nhận sắc phong" của nhà Minh
có cả tác động tích cực và tiêu cực đến Đại Việt.
● Tuy nhiên câu hỏi chưa rõ ý, tác động đến lĩnh vực gì, vấn để gì và dưới
thời kì nào. Đây là triều đại rất phức tạp và tùy thuộc vào câu hỏi. about:blank 11/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Câu 13: Đánh giá tác động của Nho giáo đối với quan niệm về ""chính danh"",
""thiên triều"", ""tứ di"" trong đối ngoại của Đại Việt" Trả lời:
● Để thực hiện nhân và lễ, Khổng Tử đã nêu ra tư tưởng chính danh (danh nghĩa
là tên gọi, danh phận, địa vị; chính có nghĩa là đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng
tên gọi và danh phận). Do đó, chính danh là làm cho mọi người ai ở địa vị nào,
danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không giành vị
trí của người khác, không lấn vượt và làm rối loạn.
● Từ quan niệm “trung tâm văn minh”, coi TQ là “thiên triều”, là trung tâm, khác
biệt hẳn so với sắc dân Man, Di, Nhung, Địch ở bốn phía xung quanh (tứ di),
Mạnh Tử chủ trương “dụng Hạ biến di”, đem văn minh tiên tiến của Trung
Nguyên truyền bá ra xung quanh như công cuộc khai hóa => Các hoàng đế
Trung Hoa đều muốn thôn tính, sáp nhập, đồng hóa dân tộc ta.
=> Tác động đến đối ngoại của Đại Việt:
1. Coi trọng hòa hiếu với các nước láng giềng (đặc biệt là với TQ):
Đứng trước một đối thủ mạnh, luôn thường trực tư tưởng bành trướng, bá
quyền, để có được quan hệ hòa hiếu, các quân chủ Đại Việt đã phải thực hiện
chính sách ngoại giao “thần phục thiên triều, trong xưng đế, ngoài xưng
vương”. Đây là chính sách vô cùng khôn ngoan, sáng suốt, sự lựa chọn phù
hợp nhất trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ. Việc xin thần phục Thiên triều được
thể hiện qua việc các vua Đại Việt đều xin được Thiên triều phong vương và
triều cống. Việc phong vương có ý nghĩa rất quan trọng là khẳng định tính
chính danh, tính hợp pháp của Triều đại đó đối với Thiên triều. Thiên triều có
nghĩa vụ đảm bảo an ninh, toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia được phong vương.
Chỉ có vậy mới có quan hệ hòa hiếu, ổn định để giữ vững độc lập, chủ quyền
và xây dựng, phát triển đất nước.
2. Nêu cao chính nghĩa, ngoại giao tâm công – tư tưởng lớn của ngoại giao truyền thống:
Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, mỗi bên đều tìm cách giành lấy lẽ phải
về mình. Về phía ta, là người bị xâm lược, cuộc chiến tranh của chúng ta là
chính nghĩa. Để cho nhân dân hiểu, và cũng nhằm chống lại luận điệu lừa bịp
của kẻ địch, cho nên cha ông ta đều hết sức coi trọng đấu tranh giành ngọn cờ
chính nghĩa. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo viết:“Rút cuộc lấy đại nghĩa
để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo”.Tính chất chính nghĩa là
cơ sở tiến hành một phương pháp ngoại giao tâm công. Đó là cách đánh vào
lòng người bằng chính nghĩa, bằng lẽ phải, bằng đạo lý, nhân tính. 1 ví dụ điển
hình về chiến lược ngoại giao tâm công của Đại Việt là ngoại giao Nguyễn
Trãi. Ông tuyên bố: Ta mưu đánh vào lòng người, không chiến mà cũng thắng. about:blank 12/13 00:49 7/8/24 Trả lời câu hỏi Lsngvn
Khi quân Minh bị bao vây trong thành Đông Quan, Nguyễn Trãi đã gửi hàng
chục bức thư cho Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh, vạch rõ tính
chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tinh thần nhân đạo của quân dân ta,
khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược, làm cho quân giặc hoang mang.
Ông đã chỉ ra cho họ con đường duy nhất là hòa, rút quân trong danh dự.
3. Kiên trì nguyên tắc, song rất mềm mỏng, linh hoạt, “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ứng xử ngoại giao:
Ứng xử của cha ông ta trong ngoại giao với Trung Quốc là mềm dẻo, linh hoạt,
uyển chuyển, song kiên quyết, không nhân nhượng nguyên tắc. Đặc biệt là kiên
quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong chiến tranh, áp dụng nguyên tắc : “đánh” kết hợp chặt chẽ với “đàm”, cố
gắng giảm thiểu hậu quả chiến tranh, hòa hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị
tiềm lực kinh tế, quân sự… TLTK:
https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv182/2008/CVv182S02200801 9.pdf
Đăng Bính bàn rằng: Triều Lê nhưng may nửa chừng suy yếu, đến đây là tận cùng rồi.
Cho nên tôi vẫn nói6 họ Mạc là bề tôi phản nghịch của nhà Lê. Đến khi vua Lê lên
ngôi ở Ai Lao, mới chép thành niên hiệu chính thống, cốt làm rõ danh phận vua tôi và
sửa lại giềng mối lớn đó. Bấy giờ họ Mạc đã lấy được cả nước mà không coi là chính
thống để ghi chép lại là cớ làm sao? Vì họ Mạc là bề tôi. Vua Lê tuy lên ngôi ở bên
ngoài, ẩn náu ở nước láng giềng, không có lấy một tấc đất, một người dân, nhưng vẫn
ghi thành kỷ chính thống là cớ làm sao? Vì họ Lê là vua vậy! Nhưng xét người xưa đã
có câu: Thiên hạ không phải là thiên hạ của một người. Từ xưa, Viêm Đế bắt đầu
phong nước Nam đến nay, vua hiền chúa giỏi các đời, người thì đánh dẹp mà thôn tính
cả nước, người thì truyền lại cho đời sau giữ ngôi, đều là nối đời làm vua cả.
Vì có vị hiệu nên mới ghi thành kỷ chính thống, như là Bản kỷ, Chính kỷ, Tiền kỷ,
Hậu kỷ, Trung kỷ, Mạt kỷ đều thuận cả thôi. Còn như kẻ bội nghịch cướp ngôi, giết
vua rồi miễn cưỡng tự lập, thì dẫu có xưng danh hiệu, cũng đều là danh bất chính lời
không thuận cả, thì chép thành kỷ phụ, đều là nghịch cả thôi. about:blank 13/13