










Preview text:
Chương 6
Họ và tên: Tôn Thọ Tâm Mssv : 2057010704 Nhóm: 6
1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường?
2. Đặc điểm chung của quá trình thải nhân tạo ?
3. Đặc tính chất gây ô nhiễm?
4. Khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm môi trường ?
5. Ô nhiễm không khí ? Nguồn gốc?
6. Các chất khí gây ô nhiễm không khí?
7. COx có nguồn gốc từ đâu?
8. Cơ chế và tác hại của CO đối với sức khoẻ của con người?
9. Tác động của CO đối với sức khỏe và môi trường? 2
10. Con người đang làm tăng lượng CO hiện nay như thế nào ? 2
11. Nguồn gốc, tác hại của các hợp chất khí NOx?
12. Nguồn gốc và tác hại của SO2?
13. Ozon nguồn gốc và có những tác hại gì đối với con người và sinh vật?
14. Nguồn gốc và tác hại của các hydrocacbon?
15. CFC nguồn gốc và tác hại?
16. Khói quang hóa là gì? Tác hại của nó là gì?
17. Bụi bao gồm những loại nào? Nguồn gốc và tác hại của các loại bụi?
18. Sol khí là gì? Có tác động như thế nào?
19. Vi sinh vật xâm nhập vào không khí theo những con đường nào ?
20. Càng gần mặt đất thì vi sinh vật trong không khí sẽ như thế nào ?
21. Bức xạ cực tím UV gồm những bước sóng nào ?
22. Những tác động của UVC, UVB, UVA tới con người là gì ?
23. Sự lan truyền, phát tán các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc các yếu tố nào?
24. Khái niệm sự lan truyền ô nhiễm trong không khí?
25. Tác nhân gây ô nhiễm không khí?
26. Hậu quả của lan truyền ô nhiễm trong không khí?
27. Kết quả của đảo nhiệt, nghịch nhiệt sương khói?
28. Những tác hại tiêu biểu do ô nhiễm không khí là gì?
29. Nguyên nhân gây mưa axit?
30. Vai trò của hiệu ứng nhà kính?
31. Hậu quả của gia tăng hiệu ứng nhà kính?
32. Những khu vực nào ở Việt Nam đang bị ô nhiễm không khí?
33. Vì sao không khí bị ô nhiễm ở vùng nông thôn, nông nghiệp
34. Hiện nay đã có công ước nào liên quan đến vấn đề kiểm soát xả thải CO2 và CFC?
35. Nêu những giải pháp mang tính “hành động địa phương”?
36. Khái niệm ô nhiễm nước?
37. Nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm nước như thế nào?
38. Con người gây ô nhiễm nước như thế nào?
39. Hãy kể ra những tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa lý?
40. Sự xuất hiện của màu, mùi, vị là dấu hiệu của sự thay đổi những tính chất nào?
41. Sự tăng nhiệt độ tác động đến những mắc xích nào?
42. Tác nhân làm cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng?
43. Thông số biểu thị sự có mặt của những hạt lơ lửng, các phù du thực vật?
44. Oxi hòa tan thấp ảnh hưởng như thế nào?
45. Nhu cầu oxi sinh hóa là gì?
46. Đại lượng gián tiếp biểu thị mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước?
47. Nhu cầu oxi hóa học là gì?
48. COD biểu là đại lượng biểu thị?
49. Tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa học là?
50. Hg phân tán vào nước từ các nguồn nào?
51. Thủy ngân tác động chủ yếu lên cơ quan nào? Thận.
52. Metyl thủy ngân tác động lên? Hệ thần kinh trung ương.
53. As có nguồn gốc từ đâu?
54. As gây ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người?
55. Photphat cao trong nước là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nào?
56. Nito tồn tại ở các dạng nào?
57. Nồng độ Nito cao trong nước ảnh hưởng như thế nào?
58. Nguồn gốc của nitrosamin gây ung thư?
59. Sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tại các vùng thiếu oxi sẽ tạo ra? H2S.
60. H2SO4 ảnh hưởng như thế nào đến các công trình, thiết bị dưới nước? Gây ăn mòn.
61. Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mặt sinh học là gì ?
62. Có những loại vi khuẩn phổ biến nào gây ô nhiễm nước về mặt sinh học ?
63. Các loại bệnh do vi khuẩn thường gây qua các con đường nào?
64. Khả năng tự làm sạch nước là gì ?
65. Khả năng tự làm sạch hóa học và hóa sinh của nước được diễn ra thế nào?
66. Có mấy loại khả năng tự làm sạch nước?
67. Lắng đọng là gì? Vai trò ? Hạn chế ?
68. Có những tác hại nghiêm trọng nào về vấn đề ô nhiễm nước về mặt lí học và hóa lý?
69. Tại sao ô nhiễm nước về mặt hóa học là vấn đề nghiêm trong xảy ra đối với mỗi quốc gia hiện
nay? Vì chúng gây ra hậu quả về nhiều măt:
70. Các tác nhân chính nào gây ra ô nhiễm nước về mặt sinh học và chúng có thể gây ra những bệnh gì không?
71. Hiện trạng ô nhiễm nước đang diễn ra như thế nào?
72. Những tác đọng nào gây nên tình trạng ô nhiễm nước hiện nay?
73. Đâu là những giải pháp có thể khắc phục vấn đề ô nhiễm nước? 74. Ô nhiễm đất là gì?
75. Các loại sinh vật trong đất có khả năng gì?
76. Khả năng tự làm sạch của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
77. Khả năng tự làm sạch của đất có vai trò gì?
78. Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm đất
79. Ô nhiễm nhiệt là gì? Nguyên nhân gây ra?
80. Ô nhiễm phóng xạ là gì? Nguyên nhân gây ra?
81. Tác hại của đất ô nhiễm phóng xạ là gì?
82. Phân loại ô nhiễm đất về mặt hóa học là như thế nào?
83. Chỉ tiêu ô nhiễm đất về mặt sinh học là gì?
84. Chỉ số vệ sinh là gì?
85. Giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm đất ?
Trả lời câu hỏi Chương 6
1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
Nguồn phát sinh: tự nhiên hoặc nhân tạo
- Nguồn tự nhiên: núi lửa, giông, bão, lốc, lũ bùn đá, lũ quét, lũ lụt..., các quá trình thối rửa xác động, thực
vật,... vừa trực tiếp tạo ra, vừa góp phần phát tán các vật chất gây ô nhiễm vào môi trường
- Nguồn nhân tạo: các chất gây ô nhiễm xuất phát từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Nguồn thải công nghiệp thường mang tính điểm, tập trung, cường
độ, tổng lượng lớn; nông nghiệp và sinh hoạt mang tính diện; giao thông vận tải mang tính tuyến
2. Đặc điểm chung của quá trình thải nhân tạo: lượng và cường độ thải lớn, tập trung, thay đổi theo thời gian,
chất thải đa thể, đa dạng.
3. Đặc tính chất gây ô nhiễm:
• Thể tồn tại : các chất gây ô nhiễm có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí, có thể chuyển hoá từ thể này sang thể
khác. Các chất thải ở một thể này, gia nhập vào môi trường ở các thể còn lại sẽ gây ra vấn đề môi trường nhất
định, ví dụ như chất rắn, bụi gia nhập vào môi trường lỏng hoặc khí sẽ trở thành nhân tố gây ô nhiễm bụi, đục,...
• Tính độc: Nhiều nguyên tố hoặc hợp chất có tính độc, ví dụ như DDT, axit, chất phóng xạ, kim loại nặng,...
• Tính trơ: Khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, ít tham gia vào các quá trình lý hoá học trong tự
nhiên nhưng có nguy cơ tích luỹ cao và gây tác dụng trong môi trường khi vượt quá ngưỡng cho phép
• Tính kém bền vững hóa học: Khả năng dễ biến đổi trong môi trường thành những chất khác có nguy cơ gây
độc cao hơn. Đặc điểm, tốc độ phản ứng hoá học biến đổi chất và sản phẩm cuối phản ứng phụ thuộc vào chất
tham gia phản ứng và các điều kiện môi trường. Do vậy, trong những điểu kiện môi trường khác nhau, cùng
một chất gia nhập có thể gây nên những hệ quả môi trường khác nhau.
4. Khả năng đồng hóa chất gây ô nhiễm môi trường:
• Khả năng tự làm sạch của môi trường có điều kiện: Khi các điều kiện đó tồn tại, thì khả năng làm sạch môi
trường nhờ cơ chế tự nhiên đó được thực hiện. Ví dụ khi có gió, dòng chảy thì vật chất gây ô nhiễm sẽ phát
tán, nhờ đó có thể pha loãng,..
• Khả năng đồng hoá của môi trường có giới hạn về lượng: do vậy, khi bị tiếp nhận một lượng thải quá lớn, sẽ diễn ra hai khả năng :
Môi trường không thể đồng hoá hết, phần còn tồn dư sẽ gây ô nhiễm môi trường
Phần tồn dư không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tổn thương, huỷ hoại chức năng tự làm sạch
của môi trường, khiến môi trường hoàn toàn không thể tiếp tục thực hiện chức năng này được nữa
• Khả năng tự đồng hoá của môi trường có giới hạn về chất:
Những chất từ tự nhiên, gần với tự nhiên sẽ dễ được môi trường đồng hoá, làm sạch
Những chất nhân tạo, đặc biệt là các hợp chất hoá học tổng hợp, khó được môi trường đồng hoá, nên sẽ tồn
lại và tích luỹ trong môi trường ngày càng nhiều hơn, gây ô nhiễm môi trường
• Hệ thống tự nhiên có tính thống nhất, liên hoàn: Khi một bộ phận, một thành tố của m ôi trường bị suy thoái,
ô nhiễm, sẽ gây ra ô nhiêm các bộ phận còn lại
• Khi biến trình thải không trùng pha với biến trình khả năng tự làm sạch của môi trường, lượng thải tập trung,
cường độ thải quá lớn, thành phần chất thải đa dạng, tính chất phức tạp thì các hậu quả môi trường sẽ càng lớn
5. Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn. Nguồn gốc
trong tự nhiên hoặc do con người gây ra.
6. Các chất khí gây ô nhiễm không khí: • COx, CO, CO2 • Các hợp chất NOx • SO2 • O3 • Hyđrocacbon • CFC • Khói quang hoá
7. COx có nguồn gốc từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp,... và
các hoạt động nhân tạo, như công nghiệp, nổ mìn, khai thác hầm lò và đặc biệt là từ đốt nhiên liệu hoá thạch, sinh khối.
8. Cơ chế: CO khuếch tán nhanh qua qua phế nang, qua màng mao mạch phổi vào máu và liên kết với nửa sắt
của heme với ái lực lớn hơn khoảng 240 lần so với ái lực oxy, liên kết này bền vững hơn oxy rất nhiều dẫn tới
nhân Heme không thể gắn với oxy được nữa. Tác hại: Bệnh nhân nhiễm độc CO nhẹ đến trung bình thường có
các triệu chứng không đặc hiệu gồm: Đau đầu (phổ biến nhất), khó chịu, buồn nôn và chóng mặt, và có thể bị
chẩn đoán nhầm với hội chứng virus cấp tính. Với nhóm bệnh nhân không có chấn thương hoặc bỏng, các dấu
hiệu lâm sàng gợi ý ngộ độc CO thường là các thay đổi về tình trạng tâm thần, từ nhầm lẫn nhẹ đến co giật và
hôn mê. Khám thần kinh cẩn thận là rất quan trọng để phát hiện ngộ độc CO. Biến chứng thiếu máu cơ tim có
thể xảy ra. Sau khi đã chẩn đoán nhiễm độc CO, bệnh nhân nên được làm điện tâm đồ (ECG); xét nghiệm các
dấu ấn sinh học tim để chẩn đoán chính xác.
9.Tác động của CO2 đến con người và môi trường: Sự gia tăng 10% lượng CO2 khí quyển sẽ gây tăng nhiệt
độ Trái Đất khoảng 0,5%. Nồng độ CO2 cao trong không khí làm giảm áp suất riêng phần của O2, CO2 > 350
ppm gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, ở nồng độ cao sẽ gây tử vong.
10. Con người hiện nay làm tăng lượng CO2: Hằng năm, con người thải vào khí quyển khoảng 8 tỷ tấn CO2.
Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay, lượng CO2 trong khí quyển tăng 25% và
nguy cơ tăng gấp 2 lần vào giữa thế kỷ sau.
11. Nguồn gốc và tác hại của hợp chất NOx: Trong hợp chất NOx chỉ có NO, NO2 và N2O có tác động bất lợi
nhất tới không khí. NOx có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, trong đó các nguồn tự nhiên lớn gấp 10 lần nguồn
nhân tạo. NO2 là một khí độc màu nâu. Nguồn phát sinh NO, NO2 nhân tạo chủ yếu là từ các công nghệ cháy,
nổ và các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất chứa Nitơ. Nhiệt độ càng cao, càng tạo ra nhiều NO, nhưng
trong tự nhiên NO dễ dàng bị oxi hoá thành NO2. NO gây tác động xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ cao có
thể gây tử vong. NO2 kết hợp với hơi nước trong không khí hoặc trong các niêm mạc phổi tạo thành axit, gây
tác động xấu cho bộ may hô hấp nói riêng và gây mưa axit. NO2 là 1 trong những thủ phạm gây tăng hiệu ứng nhà kính.
12. Nguồn gốc và tác hại SO2: SO2 có nguồn gốc từ các quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch có chất lưu huỳnh
và các quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất có lưu huỳnh. Đây là một chất khí không màu, có mùi sốc, cay,
gây phản ứng cáu giận, ngạt thở, kích thích niêm mạc mắt và đường hô hấp, ở nồng độ cao gây bỏng, tử vong
là khí gây mưa axit. H2S là một hợp chất có mùi thối, nguồn gốc từ phân huỷ yếm khí chất hữu cơ.
13/ Nguồn gốc và tác hại của Ozon: O3 có nhiều trong tầng đối lưu, là chất khí gây ô nhiễm. Nồng độ Ozon từ
0,3-0,8ppm gây bất lợi cho sức khỏe con người, ở nồng độ 0,2 ppm ozon gây nguy hại cho cà chua, thuốc lá,
đậu Hà Lan và nhiều loại cây trồng khác. Ozon có tác động bất lợi đến các vật liệu sợi, đặc biệt là sợi bông,
nilon, sợi nhân tạo, màu thuốc nhuộm, làm gia tăng quá trình lão hoá cao su,....
14. Nguồn gốc và tác hại của Hydrocacbon: Hydro cacbon (CnHm) Có 3 nguồn thải Hydro cacbon từ các phương tiện giao thông: - Từ khí thải.
- Thoát ra bằng cách bay hơi.
- Thoát ra từ cacte (lượng này tuy thấp nhưng lại chứa các hydrocacbon cấu tạo phức tạp, có khả năng gây ung
thư ở con người). Các hydro cacbonlà những chất độc gây rối loạn hô hấp, ngay ở nồng độ thấp chúng cũng
có thể làm sưng tấy màng phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm viêm mắt, viêm mũi. Hít phải hydro cacbon ở
nồng độ 40 mg/L dẫn đến tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra chúng
còn được coi là nguyên nhân gây ung thư phổi, họng và đường hô hấp.
15. CFC là những hợp chất tổng hợp, dùng nhiều trong kỹ nghệ làm lạnh, bọt xốp cách nhiệt, dung môi, chất
mang,... có thể tồn tại ở dạng sol khí và không sol khí. CFC tồn tại rất lâu trong khí quyển (hơn 100 năm).
CFC gây tổn thương tầng ozon, tấm lá chắn tia cực tím bảo vệ Trái Đất hiện nay.
16. Khói quang hoá là tập hợp tất cả các dạng NO2,, CH4 , C6H2 , formanđehyt, anđehyt, peroxyaxetylnitrat
(PAN – C2H3O5N),…. thường xuất hiện ở các khu vực đô thị. Thành phần của khí quang hoá rất phức tạp và
có tính độc cao tuỳ buộc vào thành phần của chúng. Tác hại: có khả năng gây xạm lá, giòn lá, mất màu lá, hạn
chế quá trình trao đổi chất của thực vật, gây cay, đua mắt, đau đầu, ho, mệt mỏi, gây bệnh phổi…thậm chí gây
tử vong đối với người.
17. Bụi bao gồm các hạt khoáng vô cơ không độc, các hạt hữu cơ như phấn hoa và các chất rắn lơ lửng có thể
có tính độc như bụi chì, kim loại nặng,... Bụi sinh ra từ nhiều quá trình tự nhiên và nhân tạo khác nhau: - Bụi
lơ lửng có thể di chuyển qua hàng ngàn kilomet. - Bụi phóng xạ có nguồn gốc từ các vụ nổ hạt nhân, lắng
đọng xuống đất, tích luỹ trong sinh vật theo chuỗi thức ăn, xâm nhập vào nước và từ đó gây hại cho người. -
Bụi gây nhiều bệnh nguy hiểm như viêm xoang, viêm phổi, ho, hen suyễn, gây dị ứng cho da hoặc cơ quan hô hấp.
18. Sol khí là những hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ, như sương mù, khói, có thể mang điện tích, tổn tại trong
trạng thái lơ lửng, rất khó lắng đọng. Sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt
trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, giảm tầm nhìn, gây mất thẩm mỹ, vệ sinh.
19. Vi sinh vật xâm nhập vào không khí theo những con đường nào ? Vi sinh vật xâm nhập vào không khí theo
nhiều con đường khác nhau, như trực tiếp từ vật và người mang mầm bệnh, phát tán đất,...
20. Càng gần mặt đất thì vi sinh vật trong không khí sẽ như thế nào ? Càng gần mặt đất, vi sinh vật trong
không khí càng nhiều; môi trường không khí càng tĩnh, khả năng phát tán càng kém và tích lũy càng cao,
nguy cơ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh trong không khí càng lớn.
21. Bức xạ cực tím UV gồm những bước sóng nào ? Bức xạ cực tím UV gồm nhiều dải có bước sóng khác nhau UVC, UVB và UVA.
22. Những tác động của UVC, UVB, UVA tới con người là gì ? - UVC có khả năng phá huỷ AND, giảm khả
năng đề kháng của cơ thể sống, dễ dàng bị ozon bình lưu hấp thụ, chặn lại. - UVB giúp tăng cường tổng hợp
D3 có ích cho xương và răng, giúp tăng sức đề kháng, lượng quá lớn gây đột biến ADN, gây bệnh về da (lão
hoá, ung thư) và các bệnh về mắt. - UVA giúp tăng cường kiến tạo sắc tố, bảo vệ da khỏi tác động xấu của
UVB, lượng quá nhiều gây đông kết chất sắc tố.
23.Sự lan truyền, phát tán các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc các yếu tố nào? - Phụ thuộc vào các
yếu tố: khí tượng, thời tiết, đặc biệt là chế độ gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
24.Khái niệm sự lan truyền ô nhiễm trong không khí? - Sự lan truyền ô nhiễm trong không khí là quá trình tự
nhiên vận chuyển các chất ô nhiễm xuyên biên giới gây nên các vấn đề môi trường đa khu vực, đa quốc gia
như mưa axit, thủng tầng ozon…
25.Tác nhân gây ô nhiễm không khí?
- Các chất khí, bụi và sol khí, vi sinh vật gây bệnh, tiếng ồn, bức xạ sóng ngắn.
26.Hậu quả của lan truyền ô nhiễm trong không khí?
- Lan truyền theo phương ngang bởi gió làm phán tán chất ô nhiễm tạo khả năng giảm ô nhiễm tại nguồn
nhưng tăng nguy cơ ô nhiễm theo hướng gió thổi, mở rộng vùng ô nhiễm.
27.Kết quả của đảo nhiệt, nghịch nhiệt sương khói?
- Kết quả: các chất khí thải ra từ nguồn mặt đất không phán tán được mà bị tích lũy lại làm nồng độ tăng dần
lên đến mức gây ô nhiễm, đồng thời xảy ra quá trình tạo khói quang hóa độc hại, gây ra hiện tượng sương khói.
28.Những tác hại tiêu biểu do ô nhiễm không khí là gì?
- Mưa axit, gia tăng hiệu ứng nhà kính, sự cố môi trường.
29.Nguyên nhân gây mưa axit?
- Mưa axit xảy ra do sự hòa tan các chất oxit axit (CO2, SO2, NO2) vào nước mưa.
30. Vai trò của hiệu ứng nhà kính? - Nhờ có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất đạt được trong biên độ như
hiện nay, thuận lợi cho mọi quá trình tự nhiên như tuần hoàn nước, hoàn lưu khí quyển và các quá trình sống trên Trái Đất.
31. Hậu quả của gia tăng hiệu ứng nhà kính?
- Nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, nước cho sản xuất và tiêu cùng cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Sự
nóng lên của toàn cầu khiến hệ sinh thái, động thực vật bị thay đổi điều kiện sống. Nhiều động vật không thể
thích nghi và dần rơi vào tuyệt chủng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhiều bệnh dịch mới
bùng phát, hệ miễn dịch của con người cũng bị suy giảm. Đặc biệt, việc nắng mưa thất thường khiến các vi
khuẩn và mầm bệnh lạ xuất hiện.
32. Những khu vực nào ở Việt Nam đang bị ô nhiễm không khí?
- Ô nhiễm KK ở VN xảy ra theo quy mô địa phương ( các khu đô thị, công nghiệp, nông thôn và nông nghiệp).
33. Vì sao không khí bị ô nhiễm ở vùng nông thôn, nông nghiệp
- Việc ô nhiễm có liên quan chủ yếu với việc dùng thuốc trừ sau và bảo vệ thực vật bừa bãi, quản lý không tốt
phân, rác chăn nuôi và sinh hoạt.
34. Hiện nay đã có công ước nào liên quan đến vấn đề kiểm soát xả thải CO2 và CFC?
- Liên quan với vấn đề kiểm soát xả thải CO2 và CFC đã có Công ước khung về biến đổi khí hậu toàn cầu và
Công ước về bảo vệ tầng ozon
35. Nêu những giải pháp mang tính “hành động địa phương”?
- Giảm xả thải vào KK bằng cách giảm sửu dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ
năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lý, lọc chất thải khí, tái sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại nguồn
- Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiể lập các vùng đệm, cách li có tính tới
điều kiện phát tán chất thải tại nguồn
- Quy hoạch điểm thải hợp lý, kiểm soát thải theo vùng xung quanh - Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm
- Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi trường
- Kiểm só đánh giá chất lượng môi trường bằng máy móc, thiết bị và các dấu hiệu chỉ thị
- Giáo dục môi trường các cấp để thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường
1 cách tự giác, khoa học, hợp lý
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất
36. Khái niệm ô nhiễm nước?
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước, không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác
nhau vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
37. Nguồn gốc tự nhiên gây ô nhiễm nước như thế nào?
Nhiều quá trình xảy ra trong tự nhiên có khả năng gây ô nhiễm nước như hoạt động của núi lửa, động
đất,gió, nước sẽ hòa tan, rửa trôi, xói mòn và đưa các chất vào trong thủy vực.
Sinh vật trong chu trình sinh địa hóa và trong vòng đời của mình có vai trò đáng kể trong việc cung cấp, biến
đổi hoặc lấy đi một số chất, làm thay đổi thành phần và tính chất của nước.
Sau đó, tùy thuộc vào đặc tính thủy lực của thủy vực và thành phần hóa học của nước, sẽ diễn các quá trình
khác nhau như phản ứng hóa học tạo chất mới, lắng đọng trầm tích…. Làm thay đổi tính chất ban đầu của nước.
Thiên tai gây nên những thảm họa cho thế giới tự nhiên nói chung và sự sống nói riêng, cũng đồng thời gây
ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
38. Con người gây ô nhiễm nước như thế nào?
Hoạt động nhân sinh gây ô nhiễm không khí và đất tất yếu sẽ gây ô nhiễm nước, bởi trong quá trình tuần
hoàn liên tục của mình, nước phải đi qua cả hai thành tố này
Nghiêm trọng hơn cả là các hoạt động xả thải trực tiếp vào nguồn nước
Nước thải được phân loại thành:
Nước thải sinh hoạt, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, các hợp chất nitơ, photpho là chất thải của người, gia
súc, từ hóa chất sử dụng trong sinh hoạt
Nước thải công nghiệp, thành phần đa dạng và tính chất phức tạp, thường có các chất độc hại cao phụ thuộc và nguồn thải
Nước thải nông nghiệp, chứa nhiều dư lượng các hợp chất sử dụng trong nông nghiệp, chất hữu cơ….
Nước thải mỏ, chứa nhiều khoáng chất và các vật chất không tan
39. Hãy kể ra những tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa lý?
Các tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa lý gồm: • Màu, mùi, vị • Nhiệt độ
• Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS)
• Tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ dẫn điện • pH • Oxi hòa tan (DO)
• Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD)
• Nhu cầu oxi hóa học (COD)
40. Sự xuất hiện của màu, mùi, vị là dấu hiệu của sự thay đổi những tính chất nào?
Sự xuất hiện màu, mùi vị của nước một mặt biểu thị thay đổi tính chất lý học của nước, tác động bất thường
đến cảm quan, thẩm mỹ, mặt khác nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nước
41. Sự tăng nhiệt độ tác động đến những mắc xích nào?
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc quá nhanh đều tác động xấu tới hệ sinh
thái, đặc biệt là những mắt xích nhạy cảm nhất, như loài hẹp nhiệt, con non, ấu trùng, trứng, cơ quan sinh sản.
42. Tác nhân làm cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng?
Các hạt lơ lửng, các phù du thực vật cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng.
43. Thông số biểu thị sự có mặt của những hạt lơ lửng, các phù du thực vật?
Độ trong, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS) là những thông số vật lý biểu thị sự có mặt của các hạt lơ lửng, các phù du thực vật
44. Oxi hòa tan thấp ảnh hưởng như thế nào?
Oxi hòa tan thấp không thuận lợi cho sự sống và quá trình tự làm sạch
45. Nhu cầu oxi sinh hóa là gì?
Nhu cầu oxi sinh hóa ( BOD) là lượng oxi cần thiết cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước bằng con đường sinh học.
46. Đại lượng gián tiếp biểu thị mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước? - COD, BOD, DO
47. Nhu cầu oxi hóa học là gì? Nhu cầu oxi hóa học là ( COD) là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa các
chất hữu cơ trong nước bằng con đường hóa học, được xác định thông qua việc sử dụng một tác nhân oxi hóa
mạnh trong môi trường axit, ví dụ như dùng pemanganatkali KmnO4, hoặc bicromatkali K2Cr2O7.
48. COD biểu là đại lượng biểu thị ? - Nhu cầu oxi hóa học
49. Tác nhân gây ô nhiễm nước về mặt hóa học là?
Kim loại nặng trong nước Hg As Photpho Ni tơ Lưu huỳnh Các chất tổng hợp và các chất hữu cơ độc hại khác
như thuốc bảo vệ thực vật, các chất tẩy rửa , các chất dầu mỡ,... cũng là những tác nhân quan trọng gây ô
nhiễm nước về mặt hóa học.
50. Hg phân tán vào nước từ các nguồn nào? Hg phân tán vào nước từ các nguồn thải tự nhiên, khai khoáng,
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất clo, kiềm.
51.Thủy ngân tác động chủ yếu lên cơ quan nào? Thận.
52. Metyl thủy ngân tác động lên? Hệ thần kinh trung ương.
53.AS có nguồn gốc từ đâu?
- AS có nguồn gốc tự nhiên từ núi lửa,xói mòn do gió, cháy rừng, bụi đại dương,
54.AS gây ảnh hưởng thế nào đến cơ thể con người?
-AS làm giảm sự ngon miệng, gây hội chứng dạ dày, ung thư.
55.Photphat cao trong nước là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nào? -Là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phì
dưỡng, phatstrieen nhanh chóng của tảo, gây ô nhiễm nước.
56.Nito tồn tại ở dạng nào?
-Nito tồn tại ở dạng khác nhau như nitrat, nitrit, amoni, và các dạn hữu cơ.
57. Nồng độ Nito cao trong nước gây ảnh hưởng như thế nào?
-Nông độ Nito cao trong nước gây nguy cơ phù dưỡng ô nhiễm nước.
58.Nguồn gốc của nitrosamine gây ung thư? -Nồng độ ion NO2 cao trong nước uống và thực phẩm là nguy cơ
tạo ra chất nitrosamine gây ung thư.
59.Sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tại các vùng thiếu oxi sẽ tạo ra? H2S.
60.H2SO4 ảnh hưởng như thế nào đến các công trình, thiết bị dưới nước? Gây ăn mòn.
61.Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mắt sinh học?
-Nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh hoặc ký sinh trùng có khả năng sống trong
môi trường nước, trong đó có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, thương hàn,..
- Đặc trưng cho ô nhiễm nước về mặt sinh học thường được xác định bằng sự có mặt của một số loài vi khuẩn
chỉ thị ô nhiễm, có đặc điểm là tồn tại với số lượng lớn, phổ biến trong phân người và gia súc .
- Trong đó một số loại thường được phân tích bao gồm: E. coli, Liên cầu khẩu Feacal streptococcus, Clostridium.
62. E.Coli, Liên cầu khuẩn Feacal streptococcus, Clostridium. 63. Qua đường ruột
64. Khả năng tự làm sạch của nước:
- Pha loãng: không trực tiếp làm giảm lượng chất ô nhiễm có trong khối nước, nhưnglàm giảm nồng độ chất ô nhiễm
- Lắng đọng là quá trình chuyển trạng thái của vật chất không tan từ lơ lửng trong khối nước sang tích luỹ trong vùng đáy
- Nhờ các phản ứng phân huỷ chất hữu cơ bằng vi sinh vật, diễn ra thuận lợi khi điều kiện sống của vi sinh vật
phân huỷ được đảm bảo và nồng độ chất ô nhiễm không quá cao. - Lọc sinh học.
65. Khả năng tự làm sạch hoá học của nước được thực hiện nhờ những phản ứng hoá học biến đổi một số chất
thành những chất mới có tính chất hoá học khác với các chất ban đầu như ít độc hơn, có thể kết tủa, bay hơi, ….
Khả năng tự làm sạch hoá sinh của nước được thực hiện nhờ những phản ứng phân huỷ chất hữu cơ bằng vi
sinh vật. Quá trình này chỉ diễn ra thuận lợi khi điều kiện sống của vi sinh vật phân huỷ được đảm bảo và
nồng độ chất ô nhiễm không quá cao.
66. Cơ lý, hoá sinh, hoá học.
67. Lắng đọng là quá trình chuyển trạng thái của vật chất không tan từ lơ lửng trong khối nước sang tích luỹ trong vùng đáy.
Quá trình này loại được vật chất ra khỏi khối nước, làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, tạo điều kiện
thuận lợi cho các quá trình hoá sinh tự làm sạch nước. Tuy nhiên nó không loại được chất ô nhiễm ra khỏi
thuỷ vực, hệ quả là tạo ra sự tích luỹ ô nhiễm trong trầm tích đáy.
68. Làm tác động bất lợi tới cảm quan, làm giảm giá trị các thực phẩm chế biến từ nước này, giảm giá trị sử
dụng của nước. Ô nhiễm nhiệt gây tác động rất xấu tới hệ sinh thái nước do nó làm tổn thương một phần hoặc
toàn cơ thể các cá thể. Ô nhiễm nhiệt còn gây tổn thương bộ phận sinh dục một số loài, ảnh hưởng tới duy trì nòi giống.
Sử dụng nguồn nước nhiễm phóng xạ liều cao gây chết, liều thấp gây chết tế bào, thay đổi cấu trúc tế bào, gây
ra các bệnh di truyền về máu, ung thư,….
69. Vì chúng gây ra hậu quả về nhiều măt:
- Ô nhiễm chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxi
- Ô nhiễm chất hữu cơ khó phân huỷ
- Ô nhiễm do các chất vô cơ, kim loại nặng - Ô nhiễm dầu
- Ô nhiễm chất tẩy rửa tổng hợp
70. Các tác nhân chính gây ô nhiễm nước về mặt sinh học là vi khuẩn gây bệnh virút ký sinh trùng và các loài
sinh vật khác. Các loại bệnh do vi khuẩn gây qua đường nước như tả lỵ thương hàn các bệnh do siêu vi khuẩn
gây ra lan qua đường nước là viêm gan siêu vi trùng bài liệt viêm kết mạc
71. Ô nhiễm nước ở Việt Nam mang tính địa phương những vùng đô thị khu công nghiệp khai khoáng nên
nhận nước thải ở mức độ cao nhiễm cao nhất nước mắt có màu mùi bị bất thường các chỉ tiêu chất lượng nước
không đảm bảo điều kiện cho quá trình tự làm sạch nước bị phá vỡ
72. Tác nhân gây ô nhiễm nước ở Việt Nam đa dạng giống như tình trạng chung của thế giới do các nguồn thải
công nghiệp nông nghiệp nhân sinh tự nhiên khai thác mỏ thành phần và tính chất chất thải phức tạp lượng
thải tập trung công tác quản lý chất thải không tốt . Tràn dầu đang là một trong những sự cố môi trường gây
nhiều thiệt hại cho hệ sinh thái đổi bên bờ ở vùng khơi
73. Ô nhiễm nước phát triển đang truyền và tác động theo phạm vi lưu vực do vậy giải pháp cho các vấn đề
môi trường nước trước tiên phải mang tính lưu vực bao gồm quản lý các dự án phát triển liên quan đến sử
dụng Tây Nguyên nói chung và tài nguyên nói riêng trên lưu vực quản lý chất lượng nước trên lưu vực quyết
giải quyết đồng bộ các vấn đề ô nhiễm môi trường nước và không khí.
74. Đất là một hệ sống một hệ sinh thái với đầy đủ các đặc trưng của nước nó do đó ôi nhiễm đất được nếu lạc
sự có mặt của các lực độc chất gây hại trực tiếp của con người và sinh vật hoặc thay đổi thành phần tính chất
của đất vượt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của sinh vật gây suy giảm nghiêm trọng các chức năng của đất
và ảnh hưởng xấu các hệ sinh vật trong đất và trên mặt đất
75. trong đất có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phan hủy chất hữu cơ chuyển hóa thành những chất dinh
dưỡng cho cây trồng, hoặc kìm hãm và hạn chế sự phát triển của các sinh vật gây hại.
76. Khả năng tự làm sạch của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và chất lượng hạt keo đất hàm
lượng nguồn thành phần cơ giới đất cũng như các tính chất lý hóa và sinh học đất khả năng tự làm sạch của đất là có giới hạn
77. Khả năng tự làm sạch của đất là cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường trong các vùng nông nghiệp và
dân cư trước đây khả năng tự làm sạch của đất hiện vẫn đang được khai thác để xử lý nước thải trong những điều kiện nhất định.
78. - TCVN 5941 – 1995 quy định giới hạn tối đa cho phép của dư lượng 22 hoá chất bảo vệ thực vật trong đất
- TCVN 5300 – 1995: Phân loại ô nhiễm đất về mặt hoá học
- TCVN 5302 – 1995: Yêu cầu chung đối với việc tái tạo đất bị huỷ hoại do các hoạt động kinh tế và dân sinh
79. Ô nhiễm nhiệt: Nguyên nhân gây ô nhiễm nhiệt đất là từ nước thải công nghiệp, đốt nương, cháy rừng,...
Gây biến động bất lợi trong hệ sinh vật đất, gây rối loạn, phá huỷ quá trình phân giải chất hữu cơ, nguy cơ dẫn
đến làm đất chai cứng, mất dinh dưỡng. Ở mức độ cao sẽ làm chết các sinh vật đất và phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái đất.
80. Ô nhiễm phóng xạ: Sau các vụ nổ nguyên tử, trong đất thường tồn lưu 3 chất phóng xạ chủ yếu là Sr90,
I131, Cs137. Các chất này sẽ theo chu trình dinh dưỡng xâm nhập vào các cơ thể sống và người, gây các bệnh
hiểm nghèo và di truyền về máu, gây ung thư.
81. . Các chất này sẽ theo chu trình dinh dưỡng xâm nhập vào các cơ thể sống và người, gây các bệnh hiểm
nghèo và di truyền về máu, gây ung thư.
82. Ô nhiễm đất về mặt hoá học:
- Do hoá chất sử dụng trong nông nghiệp: Các hoá chất gây ô nhiễm đất trong nông nghiệp đáng chú ý là các
loại thuốc bảo vệ thực vật
- Do chất thải công nghiệp: Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm đất nghiêm trọng là chất phóng xạ, kim loại
nặng, acid. Việc sử dụng bùn thải cống rãnh thành phố bón cho cây trồng cũng là nguyên nhân dẫn đến làm ô nhiễm đất
- Độc chất trong đất: thường gặp các hiện tượng ngộ độc thực vật do trong đất có nhiều H2S, CH4 , Cu2+,
Pb2+, Hg2+, Mn2+, Fe2+,.. và các hợp chất dầu mỏ. Độc chất trong đất mặn thường do hàm lượng muối
NaCl, BaCl2 , Na2SO4 , gây ra. Khi độ mặn trên 1% làm lúa kém phát triển, trên 4% làm chết lúa
83. Chỉ tiêu ô nhiễm đất về mặt sinh học:
- Nồng độ của các hợp chất nito khoáng trong quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ chứa nitơ xác định thời
điểm đất bị nhiễm chất hữu cơ
- Chỉ số vệ sinh là tỷ số giữa nito anbumin và nito hữu cơ của đất. Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt
động yếu, nitơ hữu cơ tăng và chỉ số vệ sinh giảm. Hoặc dựa vào số lượng trứng giun đất, mức độ nhiễm bẩn được đánh giá
84. Chỉ số vệ sinh là tỷ số giữa nito anbumin và nito hữu cơ của đất. Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt
động yếu, nitơ hữu cơ tăng và chỉ số vệ sinh giảm. Hoặc dựa vào số lượng trứng giun đất, mức độ nhiễm bẩn được đánh giá
85. Quản lý chất thải rắn công nghiệp và dân dụng: Không đổ thải trực tiếp các chất thải vào đất. Các chất thải
phải được thu gom toàn bộ, phân loại, nhằm tách riêng từng loại chất thải theo mức độ độc hại và cách thức ứng xử:
- Hàng hoá còn thời hạn sử dụng hoặc rác tái chế như giấy, kim loại, thuỷ tinh...,
- Chất thải xây dựng, vật liệu rắn dùng làm vật liệu san lấp
- Chất thải độc hại như hoá chất, chất phóng xạ, chất thải y tế,... có giải pháp ứng xử riêng bằng công nghệ và theo quy phạm phù hợp
- Chất thải hữu cơ có thể chôn lấp, đốt hoặc dùng để sản xuất phân bón.