Trả lời câu hỏi và điều luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thờihạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Hợp đồng thương mại có được kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện trong trường
hợp bất khả kháng không?
Trả lời;
Căn cứ theo Điều 296 Luật Thương mại 2005 quy định trường hợp kéo dài thời hạn, từ
chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng như sau:
“1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền
từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt
hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên
kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố
định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.”
Như vậy, việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng thương mại trong trường hợp
bất khả kháng sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Luật Thương mại 2005
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền
từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt
hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên
kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không
áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về
giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
=> Đúng
Câu hỏi 2: Có các hình thức hòa giải thương mại nào? Và Thủ tục hoà giải được chấm
dứt khi nào?
Có các hình thức hòa giải thương mại nào?
Khi có tranh chấp về kinh doanh, thương mại xảy ra, các bên có thể lựa chọn hòa giải
theo các phương thức sau (Điều 317 Luật Thương mại 2005):
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo
các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định
- Trong đó, hòa giải thương mại (phương thức thứ hai nêu trên) là phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung
gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Thủ tục hoà giải được chấm dứt khi nào?
Thủ tục hòa giải sẽ chấm dứt khi:
- Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
- Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau
khi tham khảo ý kiến của các bên.
- Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.
Luật Thương mại 2005
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận
chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo
các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
=> Đúng
Câu hỏi 3 : Trong văn bản về kết quả hòa giải thương mại thành cần phải có chữ ký của
hòa giải viên thương mại hay không? Pháp luật quy định về các nội dung chính của văn
bản về kết quả hòa giải thương mại thành như thế nào?
Khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Nội dung chính của văn bản về kết quả hòa giải thành gồm:
- Căn cứ tiến hành hòa giải: như thỏa thuận hòa giải thương mại; hợp đồng thương
mại có nội dung về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
thương mại...
- Thông tin cơ bản về các bên.
- Nội dung chủ yếu của vụ việc.
- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện.
- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp
luật.
- Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương
mại.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
Điều 15. Kết quả hòa giải thành
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn
bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp
luật dân sự.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;
d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp
luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải
hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
=> Đúng
Câu hỏi 4: So sánh ưu nhược điểm giữa thương lượng và hòa giải trong thương mại?
Về ưu điểm:
- Thương lượng: Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của
các bên tranh chấp.
- Hòa giải: Có khả năng thành công cao hơn.
Về nhược điểm:
- Thương lượng: Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện
của các bên
- Hòa giải: Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi
phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
Ưu điểm của thương lượng:
Thương lượng luôn ưu điểm đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận
tiện, ít tốn kém chi phí của các bên.Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể
bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm của hòa giải:
Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải cho các
bên
Nhược điểm của thương lượng và hoà giải:
Thương lượng: Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
Hòa giải: Uy tín mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn
tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
Câu hỏi số 5: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B xảy ra tranh chấp thương mại. Trong
hợp đồng giữa hai doanh nghiệp này không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải mà sau khi tranh chấp xảy ra, hai doanh nghiệp mới thỏa thuận sử dụng phương thức
này để giải quyết. Có ý kiến cho rằng, do không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
hòa giải tại hợp đồng nên hai bên sẽ không được sử dụng phương thức này để giải quyết
tranh chấp. Vậy ý kiến này đúng hay sai? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải thương mại như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thoả thuận hòa
giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra
tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
- Như vậy, ý kiến nêu trên là sai. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có thể thỏa thuận
giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước trong hợp đồng hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh
chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Đúng
Câu 6: Ngày 26/11/2016, Công ty A (bên mua) ký hợp đồng với Công ty B (bên bán) để
mua máy móc. Hợp đồng đã được Bên bán ký tên và đóng dấu, nhưng Bên mua chưa ký
tên, đóng dấu. Cùng ngày, kế toán công ty chuyển tiền từ tài khoản cá nhân của mình
sang cho bên Bán (nội dung chuyển khoản là “TT đợt 1 máy móc”.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bên mua nhận thấy Bên bán không hỗ trợ và thực
hiện đúng như những cam kết trước đó, nên bên mua muốn kết thúc hợp đồng và lấy lại
tiền cọc. Nhưng bên bán không đồng ý. Nay bên mua muốn khởi kiện, thì trường hợp này
bên mua có đòi lại được tiền đã thanh toán trước đó không? Và nội dung tôi cần khởi kiện
là như thế nào?
Trả lời:
Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại như sau:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Theo quy định trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể được thể
hiện bằng lợi nói, văn bản hoặc xác lập bằng các hành vi cụ thể trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp đã nêu, công ty A và công ty B có thỏa
thuận mua bán một số máy móc nhất định, bên mua chưa ký tên và đóng dấu, nhưng trên
thực tế hai bên có thỏa thuận thông qua lời nói và đã đồng ý giao kết với nhau, như vậy,
trong trường hợp này, hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực.
Trong quá trình làm việc, bên mua nhận thấy bên bán không hỗ trợ và thực hiện không
đúng cam kết trước đó thì bên mua xem lại trong hợp đồng giữa bên mua và bên bán để
xử lý theo hợp đồng của hai bên. Nếu hai bên không có thỏa thuận cụ thể trong trường
hợp này thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh
chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã
thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia
được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật
này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”
Như vậy, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng thì bên mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán và yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu có.
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau
đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định trên, việc bên mua có lấy được tiền đặt cọc hay không phụ thuộc vào sự
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Nếu theo thỏa thuận ban đầu giữa bên bán và
bên mua xác định nếu bên bán vi phạm thì phải trả lại tiền đặt cọc thì trong trường hợp
này bên bán có trách nhiệm trả lại tiền đặt cọc cho bên mua.
Nếu bên bán vi phạm mà không đồng ý chấm dứt hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc (nếu có
theo thỏa thuận) thì bên mua có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên
bán đang có trụ sở hoạt động để yêu cầu giải quyết.
Luật Thương mại 2005
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Bộ luật Dân sự 2015
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết
về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ
đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia
được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây
gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Đúng
| 1/8

Preview text:

Câu 1: Hợp đồng thương mại có được kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện trong trường
hợp bất khả kháng không? Trả lời;
Căn cứ theo Điều 296 Luật Thương mại 2005 quy định trường hợp kéo dài thời hạn, từ
chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng như sau:
“1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được
thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền
từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên
kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố
định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.”
Như vậy, việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng thương mại trong trường hợp
bất khả kháng sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Luật Thương mại 2005
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì

thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền
từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên
kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không
áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về
giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
=> Đúng
Câu hỏi 2: Có các hình thức hòa giải thương mại nào? Và Thủ tục hoà giải được chấm dứt khi nào?
Có các hình thức hòa giải thương mại nào?
Khi có tranh chấp về kinh doanh, thương mại xảy ra, các bên có thể lựa chọn hòa giải
theo các phương thức sau (Điều 317 Luật Thương mại 2005):
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo
các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định
- Trong đó, hòa giải thương mại (phương thức thứ hai nêu trên) là phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung
gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Thủ tục hoà giải được chấm dứt khi nào?
Thủ tục hòa giải sẽ chấm dứt khi:
- Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
- Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau
khi tham khảo ý kiến của các bên.
- Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.
Luật Thương mại 2005
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận
chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo
các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
=> Đúng
Câu hỏi 3 : Trong văn bản về kết quả hòa giải thương mại thành cần phải có chữ ký của
hòa giải viên thương mại hay không? Pháp luật quy định về các nội dung chính của văn
bản về kết quả hòa giải thương mại thành như thế nào?
Khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Nội dung chính của văn bản về kết quả hòa giải thành gồm:
- Căn cứ tiến hành hòa giải: như thỏa thuận hòa giải thương mại; hợp đồng thương
mại có nội dung về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại...
- Thông tin cơ bản về các bên.
- Nội dung chủ yếu của vụ việc.
- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện.
- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
- Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
Điều 15. Kết quả hòa giải thành
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn
bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;
d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải
hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
=> Đúng
Câu hỏi 4: So sánh ưu nhược điểm giữa thương lượng và hòa giải trong thương mại? Về ưu điểm:
- Thương lượng: Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.
- Hòa giải: Có khả năng thành công cao hơn. Về nhược điểm:
- Thương lượng: Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
- Hòa giải: Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi
phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
Ưu điểm của thương lượng:
Thương lượng luôn có ưu điểm là đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận
tiện, ít tốn kém chi phí của các bên.Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể
bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm của hòa giải:
• Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải cho các bên
Nhược điểm của thương lượng và hoà giải:
Thương lượng: Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
Hòa giải: Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn
tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
Câu hỏi số 5: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B xảy ra tranh chấp thương mại. Trong
hợp đồng giữa hai doanh nghiệp này không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải mà sau khi tranh chấp xảy ra, hai doanh nghiệp mới thỏa thuận sử dụng phương thức
này để giải quyết. Có ý kiến cho rằng, do không thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
hòa giải tại hợp đồng nên hai bên sẽ không được sử dụng phương thức này để giải quyết
tranh chấp. Vậy ý kiến này đúng hay sai? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải thương mại như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thoả thuận hòa
giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra
tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
- Như vậy, ý kiến nêu trên là sai. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có thể thỏa thuận
giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước trong hợp đồng hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh
chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Đúng
Câu 6: Ngày 26/11/2016, Công ty A (bên mua) ký hợp đồng với Công ty B (bên bán) để
mua máy móc. Hợp đồng đã được Bên bán ký tên và đóng dấu, nhưng Bên mua chưa ký
tên, đóng dấu. Cùng ngày, kế toán công ty chuyển tiền từ tài khoản cá nhân của mình
sang cho bên Bán (nội dung chuyển khoản là “TT đợt 1 máy móc”.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bên mua nhận thấy Bên bán không hỗ trợ và thực
hiện đúng như những cam kết trước đó, nên bên mua muốn kết thúc hợp đồng và lấy lại
tiền cọc. Nhưng bên bán không đồng ý. Nay bên mua muốn khởi kiện, thì trường hợp này
bên mua có đòi lại được tiền đã thanh toán trước đó không? Và nội dung tôi cần khởi kiện là như thế nào? Trả lời:
Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như sau:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Theo quy định trên thì hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể được thể
hiện bằng lợi nói, văn bản hoặc xác lập bằng các hành vi cụ thể trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp đã nêu, công ty A và công ty B có thỏa
thuận mua bán một số máy móc nhất định, bên mua chưa ký tên và đóng dấu, nhưng trên
thực tế hai bên có thỏa thuận thông qua lời nói và đã đồng ý giao kết với nhau, như vậy,
trong trường hợp này, hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực.
Trong quá trình làm việc, bên mua nhận thấy bên bán không hỗ trợ và thực hiện không
đúng cam kết trước đó thì bên mua xem lại trong hợp đồng giữa bên mua và bên bán để
xử lý theo hợp đồng của hai bên. Nếu hai bên không có thỏa thuận cụ thể trong trường
hợp này thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh
chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật
này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”
Như vậy, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng thì bên mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán và yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu có.
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là
bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau
đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định trên, việc bên mua có lấy được tiền đặt cọc hay không phụ thuộc vào sự
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Nếu theo thỏa thuận ban đầu giữa bên bán và
bên mua xác định nếu bên bán vi phạm thì phải trả lại tiền đặt cọc thì trong trường hợp
này bên bán có trách nhiệm trả lại tiền đặt cọc cho bên mua.
Nếu bên bán vi phạm mà không đồng ý chấm dứt hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc (nếu có
theo thỏa thuận) thì bên mua có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên
bán đang có trụ sở hoạt động để yêu cầu giải quyết.
Luật Thương mại 2005
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Bộ luật Dân sự 2015
Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên

có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết
về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện

nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên
nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây
gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp
đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao

kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc
và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Đúng