Trắc nghiệm Chương 6 - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trắc nghiệm Chương 6 - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mac - Lenin (CN)
Trường: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 6
Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước nào? a. Đức b. Mỹ c. Anh d. Italia
Câu 2: Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là?
a. Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ
giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước
b. Sử dụng công nghệ thông tin
c. Chuyển từ lao động thủ công sang cơ khí hóa
d. Sử dụng động cơ điện
Câu 3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào thời gian nào?
a. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 b. Cuối thế kỷ 19
c. Nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 d. Đầu thế kỷ 20
Câu 4: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) bắt đầu khi nào?
a. Khoảng những năm đầu thập niên 60 thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20
b. Đầu thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20
c. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20
d. Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
Câu 5: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) là gì?
a. Sử dụng công nghệ thông tin
b. Sử dụng tự động hóa sản xuất
c. Sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất
d. Sử dụng công nghệ điện tử
Câu 6: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) được đề cập đầu tiên ở đâu? a. Tại Hội nghị ở Mỹ b. Tại Hội nghị ở Anh
c. Tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức)
d. Tại Hội chợ triển lãm tại Pháp
Câu 7: Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển là?
a. Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất/ Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản
xuất/ Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
b. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
c. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội
d. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 8: Công nghiệp hóa ở nước Anh được bắt đầu từ ngành nào? a. Công nghiệp nhẹ b. Công nghiệp nặng c. Công nghiệp dệt d. Ngành trồng bông
Câu 9: Con đường công nghiệp hóa theo mô hình Liên Xô (cũ) thường ưu tiên phát triển ngành nào? a. Công nghiệp nhẹ b. Công nghiệp nặng
c. Công nghiệp kết hợp với nông nghiệp d. Công nghiệp chế biến
Câu 10: Quá trình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển diễn ra trong thời gian bao lâu?
a. Trung bình từ 20 đến 50 năm
b. Trung bình từ 60 đến 80 năm
c. Trung bình từ 100 đến 200 năm d. Dưới 50 năm
Câu 11: Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs) diễn ra trong thời gian bao lâu? a. Trung bình trên 100 năm
b. Trung bình dưới 100 năm
c. Trung bình khoảng 20 – 30 năm d. Khoảng 50 năm
Câu 12: Con đường công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) là?
a. Đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước b. Đẩy mạnh nhập khẩu
c. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng d. Hạn chế xuất khẩu
Câu 13: Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)? a. Sử dụng máy móc
b. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện c. Sản xuất cơ khí
d. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 14: Theo nghiên cứu của Sogeti VINT, đặc trưng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (4.0) là:
a. Sử dụng năng lượng nước
b. Sử dụng động cơ điện c. Sử dụng máy tính
d. Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh
Câu 15: Nguồn vốn để công nghiệp hóa ở các nước tư bản cổ điển chủ yếu do: a. Vốn của nhà nước
b. Cướp bóc của người sản xuất nhỏ
c. Bóc lột lao động làm thuê, gắn liền với cướp bóc và xâm chiếm thuộc địa d. Xâm chiếm thuộc địa