Trắc nghiệm luật kinh doanh - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Chủ thể nào dưới đây KHÔNG phải là chủ thể kinh doanh?A) Người bán hàng rong. B) Doanh nghiệp. C) Người góp vốn vào doanh nghiệp. D) Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Chủ thể nào dưới đây KHÔNG phải là chủ thể kinh doanh? A) Người bán hàng rong. B) Doanh nghiệp.
C) Người góp vốn vào doanh nghiệp.
D) Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.
Đáp án đúng là: Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.
Vì: Chủ thể kinh doanh là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động kinh
doanh (hoạt động tìm kiếm lợi nhuận) trên thực tế. Cả ba chủ thể thuộc
phương án “Người bán rau”, “Doanh nghiệp” và “Người góp vốn vào doanh
nghiệp” đều có mục đích lợi nhuận khi tiến hành hoạt động của mình nên họ
đều là chủ thể kinh doanh.
Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp chỉ là một người lao động trong doanh
nghiệp, được trả lương, làm việc theo sự phân công của doanh nghiệp, không
tự mình kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho bản thân.
2. Nội dung chính của quyền tự do kinh doanh KHÔNG bao gồm:
A) quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản.
B) quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh.
C) quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.
D) quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
Đáp án đúng là: quyền tự do lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
Vì: Quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quyền gắn với chủ thể kinh doanh bao gồm:
- Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản;
- Quyền tự do thành lập doanh nghiệp;
- Quyền tự do hợp đồng;
- Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh;
- Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp.
Việc lựa chọn ngành nghề, sản phẩm kinh doanh phải phù hợp với quy định
của pháp luật, có một số ngành nghề, sản phẩm nhà nước cấm kinh doanh
hoặc hạn chế về chủ thể kinh doanh.
3. Đâu KHÔNG thuộc nội dung của pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp?
A) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.
B) Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.
C) Pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.
D) Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Đáp án đúng là: Pháp luật về sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Vì: Theo nghĩa hẹp: Pháp luật kinh tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên
cơ sở trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể
kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật lao động.
4. Phân loại doanh nghiệp thành: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, công ty TNHH dựa vào dấu hiệu nào?
A) Dấu hiệu sở hữu vốn, tài sản.
B) Dấu hiệu phương thức đầu tư.
C) Dấu hiệu phương thức quản lý vốn.
D) Dấu hiệu chủ sở hữu.
Đáp án đúng là: Dấu hiệu sở hữu vốn, tài sản.
Vì: Có 3 dấu hiệu làm căn cứ phân loại DN là: dấu hiệu sở hữu vốn, tài sản;
dấu hiệu phương thức đầu tư vốn; dấu hiệu chủ sở hữu. Căn cứ vào dấu hiệu
sở hữu vốn, tài sản, có 4 loại DN là: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, công ty TNHH.
5. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của
pháp luật Việt Nam, thì:
A) phải áp dụng theo pháp luật Việt Nam.
B) phải áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
C) có thể lựa chọn áp dụng theo pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế.
D) áp dụng theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Đáp án đúng là: phải áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.
Vì: Về nguyên tắc, trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của pháp
luật Việt Nam thì phải áp dụng Điều ước quốc tế.
6. Thương nhân nước ngoài là thương nhân:
A) được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật nước ngoài.
B) đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
C) được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận.
D) đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước thứ ba.
Đáp án đúng là: được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Vì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại 2005. Thương nhân
nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
7. Tập quán thương mại được áp dụng khi nào?
A) Không có các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đó.
B) Có quy định của pháp luật điều chỉnh nhưng các bên thỏa thuận áp dụng tập quán.
C) Không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và cá nhân khác.
D) Không có qui định điều chỉnh, các bên không có thỏa
thuận và không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Đáp án đúng là: Không có qui định điều chỉnh, các bên không có thỏa thuận
và không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Vì: Pháp luật Việt Nam qui định áp dụng tập quán thương mại trong trường
hợp pháp luật không có qui định điều chỉnh, các bên không có thỏa thuận và
không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
8. Chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân? A) Giám đốc công ty. B) Công ty.
C) Người quản lý công ty.
D) Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đáp án đúng là: Công ty.
Vì: Theo Quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Như vậy thương nhân trong trường hợp này công ty.
9. Nhóm quan hệ xã hội không thuộc sự điều chỉnh của Luật kinh tế?
A) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế.
B) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh.
C) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đơn vị kinh
doanh sử dụng lao động.
D) Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh.
Đáp án đúng là: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đơn vị kinh doanh sử dụng lao động.
Vì: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đơn vị kinh doanh sử dụng lao
động thuộc sự điều chỉnh của Luật lao động.
10. Quan hệ giữa tổng công ty và công ty thành viên thuộc nhóm quan hệ nào?
A) Quan hệ xã hội xã hội giữa cơ quan quản lý có thẩm quyền chung
và cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng.
B) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế.
C) Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh.
D) Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh.
Đáp án đúng là: Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ đơn vị kinh doanh.
Vì: Tổng công ty là một đơn vị kinh doanh, các công ty thành viên là các bộ
phận trong tổng công ty, quan hệ giữa 2 chủ thể này là quan hệ nội bộ doanh nghiệp.
11. Chọn đáp án chính xác nhất. Nguồn của pháp luật kinh tế gồm: A) văn bản luật.
B) văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại.
C) tiền lệ án trong lĩnh vực kinh tế. D) văn bản pháp quy.
Đáp án đúng là: văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại.
Vì: Nguồn của pháp luật kinh tế không chỉ gồm văn bản luật mà còn bao gồm
văn bản dưới luật (gọi chung là văn bản quy phạm pháp luật) và tập quán thương mại.
Tiền lệ án và văn bản pháp quy không phải nguồn của pháp luật Việt Nam.
12. Nhóm chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?
A) Công ty, hợp tác xã.
B) Công ty, chi nhánh công ty.
C) Công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện công ty.
D) Công ty, chi nhánh công ty, hợp tác xã.
Đáp án đúng là: Công ty, hợp tác xã.
Vì: Theo Quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Như vậy, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện đều không có tư cách thương nhân.
13. Đâu KHÔNG là đặc điểm của hành vi thương mại?
A) Hoạt động mang tính nghề nghiệp.
B) Diễn ra trên thị trường.
C) Có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
D) Chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa.
Đáp án đúng là: Chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa.
Vì: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác.
14. Tháng 01 năm 2017, Anh A đến Trung tâm điện máy X để mua tủ
lạnh. Qua thời gian sử dụng, chiếc tủ lạnh bị hỏng nhưng Trung tâm
điện máy không thực hiện chính sách bảo hành. Anh A khởi kiện
Trung tâm điện máy X, Anh A tiến hành lựa chọn Luật nào để giải
quyết tranh chấp, biết rằng trong hợp đồng của hai bên không có
thỏa thuận gì khác?
A) Phải lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015.
B) Phải lựa chọn Luật Thương mại 2005.
C) Có thể lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005.
D) Anh A không được lựa chọn luật áp dụng.
Đáp án đúng là: Có thể lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005.
Vì: Theo quy định Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động không
nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường
hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng
Luật này”. Do đó, Anh A có thể lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005.
15. Anh A là người lao động trong công ty đồng thời là cổ đông công
ty. Trong quá trình làm việc, anh A có vi phạm kỷ luật lao động, Công
ty ra quyết định khai trừ tư cách cổ đông của anh A. Anh A không
đồng ý Việc khai trừ tư cách cổ đông của anh A thuộc đối tượng điều
chỉnh của hệ thống PL nào?
A) Hệ thống pháp luật lao động.
B) Hệ thống pháp luật doanh nghiệp.
C) Hệ thống pháp luật dân sự.
D) Hệ thống pháp luật hành chính.
Đáp án đúng là: Hệ thống pháp luật doanh nghiệp.
Vi: Tranh chấp của Anh A và Công ty là tranh chấp giữa công ty và cổ đông,
do đó pháp luật doanh nghiệp sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
16. A là thành viên của công ty X. Khi muốn rút vốn ra khỏi công ty,
A phải ưu tiên chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. Hỏi
công ty X thuộc loại nào? A) Công ty cổ phần.
B) Công ty TNHH hai thành viên trở lên. C) Công ty hợp danh.
D) Công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Đáp án đúng là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Vì: Phần vốn góp trong công ty cổ phần được tự do chào bán ra ngoài.
Phần vồn góp trong công ty hợp danh chỉ được chào bán nếu được sự đồng ý
của các hợp danh còn lại.
Phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tự do chào bán
nhưng phải đảm bảo quyền ưu tiên mua trước của các thành viên còn lại.
17. Anh Đại là thành viên sáng lập của Công ty TNHH6 thành viên
Sao Sáng. Khi thành lập, anh Đại đăng ký góp vốn bằng chiếc ô tô
Vios được định giá 550 triệu. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện việc
góp vốn, anh Đại muốn góp bằng tiền mặt. Mong muốn của anh Đại
có được thực hiện hay không?
A) Anh Đại phải góp vốn bằng ô tô theo đúng cam kết.
B) Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được đa số thành
viên còn lại đồng ý.
C) Anh Đại được tự do thay đổi tài sản góp vốn.
D) Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được tất cả các thành viên còn lại đồng ý.
Đáp án đúng là: Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được đa số thành viên còn lại đồng ý.
Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014: Thành
viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản
khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
18. A là thành viên hợp danh của công ty hợp danh X. A muốn rút
vốn ra khỏi công ty vào ngày 01/08/2016. Hỏi A phải thông báo với
công ty về việc rút vốn này chậm nhất vào ngày nào? A) 01/5/2016. B) 31/12/2016. C) 01/02/2016. D) 01/08/2017.
Đáp án đúng là: 01/02/2016.
Vì: Thành viên hợp danh muốn rút vốn ra khỏi công ty thì phải thông báo
việc rút đó chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn. (Khoản 2 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014).
19. Anh Sơn Tùng thành viên của Công ty TNHH Bình Minh. Anh
Tùng tặng một phần vốn góp của mình trong công ty cho anh Tuệ -
người bạn thân của anh Tùng. Hệ quả pháp lý của việc làm trên là gì?
A) Anh Tuệ trở thành thành viên công ty.
B) Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
C) Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được đa số thành viên công ty chấp thuận.
D) Anh Tuệ không thể trở thành thành viên công ty và phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trên.
Đáp án đúng là: Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Vì: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014, Trường hợp người được
tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì
đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ
trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
20. Trong công ty hợp danh, thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
đã cam kết góp đối với mọi khoản nợ của công ty là:
A) tất cả thành viên công ty.
B) thành viên hợp danh công ty hợp danh.
C) thành viên góp vốn công ty hợp danh.
D) thành viên sáng lập công ty.
Đáp án đúng là: thành viên góp vốn công ty hợp danh.
Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên góp vốn chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
21. Thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải là:
A) cổ đông của công ty.
B) cổ đông lớn của công ty. C) cổ đông sáng lập.
D) không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Đáp án đúng là: không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Vì: Theo quy định tại Khoản Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014.
Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
22. Đâu KHÔNG phải là điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
A) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
B) Có giám định viên đủ tiêu chuẩn.
C) Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo
quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách
phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
D) Dịch vụ giám định được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Đáp án đúng là: Dịch vụ giám định được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Vì: Dịch vụ giám định thương mại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó đòi hỏi
người thực hiện hoạt động giám định phải có trình độ chuyên môn để đảm bảo tính chính xác
của hoạt động giám định. Luật Thương mại không quy định việc thực hiện dịch vụ này phải
được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Vì vậy, đáp án “Dịch vụ giám định được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công
thương” là chính xác nhất.
23. Ông H và bà D muốn cùng nhau thành lập doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ
công mỹ nghệ ở thành phố N. Họ có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
A) Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
B) Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
C) Công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần.
D) Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
Đáp án đúng là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
Vì: Họ chỉ có thể thành lập doanh nghiệp nhiều chủ. Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH
1 thành viên là doanh nghiệp 1 chủ nên không thể lựa chọn. Công ty cổ phần đòi hỏi phải có
từ 3 thành viên trở lên. Vì vậy, phương án Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty
hợp danh là phù hợp nhất.
24. Công ty TNHH 1 thành viên đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty:
A) không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
B) phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh thu nhập.
C) được miễn thuế thu nhập cá nhân.
D) được giảm một phần thuế thu nhập cá nhân.
Đáp án đúng là: phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh thu nhập.
Vì: Công ty TNHH 1 thành viên có sự tách bạch tài sản của công ty với chủ sở hữu công ty.
Công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là cá nhân độc lập nên chủ thể nào phát sinh thu
nhập thì chủ thể ấy phải nộp thuế trên thu nhập phát sinh.
25. Công ty cổ phần X chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty cổ phần H, đồng thời chỉ chấm dứt sự tồn tại của X. Đây là: A) tách doanh nghiệp.
B) sáp nhập doanh nghiệp.
C) hợp nhất doanh nghiệp. D) chia doanh nghiệp.
Đáp án đúng là: sáp nhập doanh nghiệp.
Vì: Theo định nghĩa về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào
một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của công ty bị sáp nhập.
26. Công ty cổ phần X có một số cổ đông sau:
Cổ đông A: Cổ đông phổ thông;
Cổ đông B: Cổ đông ưu đãi biểu quyết;
Cổ đông C: Cổ đông ưu đãi cổ tức;
Cổ đông D: Cổ đông ưu đãi hoàn lại.
Công ty tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, những cổ đông nào được tham gia cuộc họp? A) Cổ đông B.
B) Cổ đông A và cổ đông B.
C) Cổ đông A và cổ đông C. D) Cổ đông C.
Đáp án đúng là: Cổ đông A và cổ đông B.
Vì: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan chỉ bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Cổ
đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết vì vậy không được
tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
27. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần:
A) bắt buộc phải là thành viên hội đồng quản trị.
B) có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.
C) phải nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty.
D) không được đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.
Đáp án đúng là: có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác.
Vì: Điều 65, 157 Luật Doanh nghiệp 2014 không cấm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đảm
nhận đồng thời chức danh này tại doanh nghiệp khác.
28. Công ty TNHH Thành Đạt tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên lần 1, biết rằng
công ty có 04 thành viên sở hữu tỉ lệ như sau:
A: 10% vốn điều lệ;
B: 20% vốn điều lệ;
C: 30% vốn điều lệ;
D: 40% vốn điều lệ.
Cuộc họp hợp lệ trong trường hợp nào dưới đây?
A) Có thành viên A, B, C tham gia.
B) Có thành viên A, B, D tham gia.
C) Có thành viên B, D tham gia.
D) Có thành viên A, D tham gia.
Đáp án đúng là: Có thành viên A, B, D tham gia.
Vì: Theo Khoản 1 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014, cuộc họp Hội đồng thành viên lần 1
chỉ hợp lệ khi có thành viên đại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ.
Theo quy định này cuộc họp có A, B, D tham gia có số thành viên tham gia họp đại diện 70% vốn điều lệ.
29. Công ty A tổ chức họp hội đồng thành viên. Suy ra công ty A thuộc loại hình:
A) công ty TNHH 2 thành viên trở lên. B) công ty TNHH.
C) công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
D) công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
Đáp án đúng là: công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
Vì: Ở công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh
đều có hội đồng thành viên.
Tham khảo: Điều 56, Điều 79 và Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2014.
30. Công ty cổ phần X được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 13
tháng 11 năm 2015. Ngày 26 tháng 06 năm 2016, cổ đông sáng lập K muốn chuyển
nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông sở hữu từ thời điểm thành lập công ty cho anh D
không phải là cổ đông công ty. Cồ đông sáng lập K cần phải làm thủ tục như thế nào?
A) Không được thực hiện thủ tục để chuyển nhượng.
B) Tự do chuyển nhượng không phải làm thủ tục.
C) Phải xin ý kiến của các cổ đông sáng lập còn lại.
D) Phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
Đáp án đúng là: Phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.
Vì: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014: Trong thời hạn 03 năm,
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu
được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
31. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp Y không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào. Hỏi Y thuộc loại hình doanh nghiệp nào?
A) Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên.
B) Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
C) Công ty hợp danh và công ty TNHH 1 thành viên.
D) Công ty TNHH hai thành viên và công ty hợp danh.
Đáp án đúng là: Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Vì: Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân là các loại hình doanh nghiệp không được phát hành chứng khoán.
32. Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần bao gồm:
A) tất cả các cổ đông của công ty.
B) cổ đông phổ thông, không bao gồm cổ đông ưu đãi.
C) cổ đông có quyền biểu quyết.
D) cổ đông phổ thông đa số.
Đáp án đúng là: cổ đông có quyền biểu quyết.
Vì: Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được tham dự đại hội đồng cổ
đông, chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biêu quyết là những người có quyền biểu
quyết và được tham dự đại hội đồng cổ đông.
33. Doanh nghiệp nào dưới đây cần giấy phép kinh doanh?
A) Doanh nghiệp kinh doanh đại lý bán lẻ.
B) Công ty kinh doanh xăng, dầu.
C) Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.
D) Công ty kinh doanh mua bán hàng nông nghiệp.
Đáp án đúng là: Công ty kinh doanh xăng, dầu.
Vì: Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như
ngân hàng, dược phẩm, chất cháy nổ… Đối với ngành nghề tự do (Doanh nghiệp kinh
doanh hàng may mặc; Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật; Công ty bảo vệ) kinh doanh thì
không cần giấy phép kinh doanh mà chỉ cần có giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
34. Công ty cổ phần X thực hiện phát hành thêm cổ phần theo mệnh giá cho cổ đông
hiện hữu với tỷ lệ 4:3. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 04 cổ phần sẽ được quyền mua
thêm 03 cổ phần mới. Số lượng cổ phần được mua được làm tròn xuống đến hàng đơn
vị. Cổ đông M sở hữu 134 cổ phần của công ty này và muốn thực hiện toàn bộ quyền
mua của mình. Thị giá cổ phần tại thời điểm mua là 35.000 đồng/cổ phần. Hỏi cổ đông
M phải thanh toán bao nhiêu tiền cho công ty? A) 1.005.000 đồng. B) 1.000.000 đồng. C) 3.517.500 đồng. D) 3.500.000 đồng.
Đáp án đúng là: 1.000.000 đồng. Vì: 134 × 3: 4 = 100,5
Vì số cổ phần được mua được làm tròn xuống đến hàng đơn vị nên M được mua 100 cổ phần.
Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Do đó, M phải trả cho công ty số tiền là:
10.000 đồng/cổ phần × 100 cổ phần = 1.000.000 đồng.
Tham khảo: Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2014.
35. Hai công ty trách nhiệm hữu hạn P và Y đã chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mới, đồng thời chấm
dứt sự tồn tại của các công ty P và Y. Đây là trường hợp gì? A) Tách doanh nghiệp.
B) Sáp nhập doanh nghiệp.
C) Hợp nhất doanh nghiệp. D) Chia doanh nghiệp.
Đáp án đúng là: Hợp nhất doanh nghiệp.
Vì: Theo định nghĩa về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.
Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của
các công ty bị hợp nhất.
Tham khảo: Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014.
36. Thời hạn giao hàng theo hợp đồng giữa công ty Y và công ty K là đúng ngày
10/11/2015. Do tiện đường vận chuyển, công ty K đã chuyển số hàng này tới vào ngày 03/11/2015. Công ty Y:
A) buộc phải nhận lô hàng này.
B) không có quyền nhận lô hàng.
C) có quyền nhận hoặc không nhận hàng. D) huỷ bỏ hợp đồng.
Đáp án đúng là: có quyền nhận hoặc không nhận hàng.
Vì: Giao hàng trước thời điểm thỏa thuận thì bên nhận hàng có quyền nhận hoặc từ chối tiếp nhận.
Điều 38 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận
hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Tham khảo: Điều 38 Luật Thương mại năm 2005.
37. Hình thức của hợp đồng kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?
A) Bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
B) Bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, nhưng có một số trường hợp
bắt buộc phải bằng văn bản.
C) Bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các tài liệu giao dịch có giá trị tương đương văn bản.
D) Bắt buộc bằng văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Đáp án đúng là: Bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, nhưng có một số trường hợp
bắt buộc phải bằng văn bản.
Vì: Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Tham khảo: Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
38. Nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề
nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi đề nghị được: A) trả lời chấp nhận.
B) chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị.
C) đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
D) chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị hoặc đề nghị
được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
Đáp án đúng là: chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị hoặc đề nghị
được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
Vì: Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015.
Tham khảo: Điểm a khoản 2 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015.
39. Khi thực hiện hợp đồng mua bán thương mại trị giá 350 triệu đồng với đối tác,
công ty D đã không trả 100 triệu tiền hàng đúng hạn như đã cam kết. Đối tác của
công ty D có thể phạt mức phạt tối đa (trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận phạt vi phạm) là: A) 10 triệu đồng. B) 8 triệu đồng. C) 28 triệu đồng. D) 35 triệu đồng.
Đáp án đúng là: 8 triệu đồng.
Vì: Đối với hợp đồng thương mại, mức phạt do vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Tham khảo: Điều 301 Luật Thương mại 2005.
40. Bên vi phạm hợp đồng KHÔNG được miễn trách nhiệm trong trường hợp nào?
A) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận hoặc hành vi
vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
B) Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
C) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
D) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.
Đáp án đúng là: Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.
Vì: Theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Tham khảo: Điều 294 Luật Thương mại 2005.
41. Siêu thị N kinh doanh các loại nhu yếu phẩm là bạn hàng lâu năm của cơ sở sản
xuất rau sạch H. Như bình thường, cứ vào ngày 25 hàng tháng, siêu thị N nhận
được một lượng hàng cố định. Tháng 4 năm 2008, siêu thị N tìm được mối hàng
khác rẻ hơn so với lấy hàng của cơ sở H, nên đã chủ động chấm dứt giao dịch với
cơ sở H bằng một tin nhắn trên hộp thoại của cơ sở này vào ngày 25 tháng 4. Tuy
nhiên do hàng đã được gửi đến kho của siêu thị nên cơ sở H yêu cầu siêu thị vẫn
phải thanh toán tiền hàng. Trong trường hợp này, siêu thị phải xử lý như thế nào?
A) Siêu thị đã thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo.
B) Siêu thị phải thanh toán tiền hàng cho cơ sở H.
C) Siêu thị không phải thanh toán tiền hàng cho cơ sở H.
D) Siêu thị đã thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo và siêu thị không phải thanh
toán tiền hàng cho cơ sở H.
Đáp án đúng là: Siêu thị phải thanh toán tiền hàng cho cơ sở H.
Vì: Siêu thị vẫn phải thanh toán tiền hàng cho cơ sở H vì việc giao hàng được thực hiện
theo thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên. Nếu siêu thị
muốn xóa bỏ thói quen này thì phải gửi thông báo chính thức cho phía H.
Tham khảo: Điều 313 Luật thương mại 2005.
42. Công ty M và doanh nghiệp X ký kết một hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo
nhằm che giấu hợp đồng nhập khẩu lô hàng đồ điện tử thì:
A) hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo và hợp đồng nhập khẩu lô hàng điện tử đều vô hiệu.
B) hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo vô hiệu, hợp đồng nhập khẩu lô
hàng đồ điện tử vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu
theo quy định của pháp luật.
C) hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo chỉ bị vô hiệu nếu có yêu cầu của một bên.
D) hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo luôn vô hiệu. Hợp đồng nhập khẩu lô
hàng điện tử sẽ bị vô hiệu nếu có yêu cầu của một bên.
Đáp án đúng là: hợp đồng nhập khẩu lô hàng quần áo vô hiệu, hợp đồng nhập khẩu lô
hàng đồ điện tử vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Vì: Đây là trường hợp vô hiệu tuyệt đối theo đó một hợp đồng được ký kết nhằm che
dấu một hợp đồng khác. Vì vậy, hợp đồng có tính che dấu đó mặc nhiên bị vô hiệu. Hợp
đồng bị che dấu không bị vô hiệu trừ khi có yếu tố gây vô hiệu do pháp luật quy định.
Tham khảo: Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015.
43. Tài liệu nào sau đây KHÔNG bắt buộc phải lưu giữ tại trụ sở chính của công ty cổ phần?
A) Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ
của công ty; sổ đăng ký cổ đông.
B) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty.
C) Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán.
D) Các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của công ty.
Đáp án đúng là: Các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của công ty.
Vì: Theo quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2014 về chế độ lưu giữ tài liệu của
doanh nghiệp không đề cập đến việc phải lưu giữ các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của công ty.
Tham khảo: Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2014.
44. Trong công ty hợp danh, thành viên nào chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi
khoản nợ của công ty?
A) Tất cả thành viên công ty.
B) Thành viên hợp danh. C) Thành viên góp.
D) Thành viên sáng lập công ty.
Đáp án đúng là: Thành viên hợp danh.
Vì: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên hợp danh
liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công
ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Tham khảo: Điều 172 Luật Doanh nghiệp.
Câu 1: Pháp nhân đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội nên pháp luật
Việt Nam đã quy định một cách vụ thể trong: a) Bộ luật dân sự ← b) Bộ luật hình sự c) Luật thương mại d) Luật doanh nghiệp
Câu 2: Vốn điều lệ là:
a) Vốn góp của các thành viên và được ghi vào bản điều lệ của công ty. ←
b) Vốn góp theo quy định của pháp luật
c) Vốn hoạt động chính của Doanh nghiệp
d) Vốn cố định của Doanh nghiệp
Câu 3: Vốn pháp định là:
a) Mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp ←
b) Vốn góp của nhà nước vào doanh nghiệp
c) Vốn do các thành viên góp theo quy định của pháp luật d) Cả 3 đều đúng
Câu 4: Trong doanh nghiệp tư nhân có thuê giám đốc để điều hành hoạt động của doanh
nghiệp thì người đại diện theo pháp luật cũ là: a) Chủ doanh nghiệp ←
b) Chủ tịch hội đồng quản trị c) Giám đốc được thuê
d) Theo điều lệ của Doanh nghiệp
Câu 5: Cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty cổ phần là:
a) Đại hội đồng cổ đông ← b) Hội đồng quản trị c) Ban giám đốc d) Ban kiểm soát
Câu 6: Cuộc họp thứ nhất của hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên trở lên chỉ có giá trị khi có sự hiện diện của đố thành viên đại diện cho: a) 51% vốn điều lệ b) 65% vốn điều lệ ← c) 75% vốn điều lệ d) 50% vốn điều lệ
Câu 7: Theo luật chứng khoán Việt nam mệnh giá của một tờ cổ phiếu bằng: a) Một cổ phần ← b) Ba cổ phần c) Sáu cổ phần d) Tám cổ phần
Câu 8: Số lượng thành viên tối đa trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên là: a) 40 thành viên b) 45 thành viên c) 50 thành viên ← d) 55 thành viên
Câu 9: Cổ phần được thể hiện dưới hình thức một chứng thư được gọi là: a) Tờ trái phiếu b) Cổ tức
c) Cổ phiếu có ghi danh ←
d) Cổ phiếu không ghi danh
Câu 10: Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là: a) Tổng giám đốc
b) Chủ tịch hội đồng quản trị
c) Giám đốc nếu bản điều lệ công ty không quy định… ←
d) Do điều lệ công ty quy định
Câu 1: Trong công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, chủ sở hữu có thể là: a) Tổ chức b) Cá nhân
c) Cá nhân hoặc tổ chức← d) Cơ quan nhà nước
Câu 12: Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành: a) Cổ phiếu b) Trái phiếu ← c) Thương phiếu d) Công trái
Câu 13: Cổ phần được chia thành:
a) 2 loại: cổ phần phổ thong và cổ phần ưu đãi ←
b) 3 loại: cổ phần phổ thông , cổ phần ưu đãi và cổ cổ phần chuyển đổi
c) 4 loại: cổ phần phổ thông , cổ phần ưu đãi và cổ cổ phần chuyển đổi và cổ phần khác
d) Cổ phần có ghi danh và cổ phần không ghi danh
Câu 14: Một hoặc một số cổ đông nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần phổ thông liên tục
trong thời gian 6 tháng có quyền ứng cử hoặc đề cử thành viên tham gia vào:
a) Hội đồng quản trị ← b) Ban kiểm soát c) Ban giám đốc d) Đại hội cổ đông
Câu 15: Đầu tư dưới hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT là hình thức đầu tư: a) Trực tiếp ← b) Gián tiếp
c) Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp
d) Có vốn từ nước ngoài
Câu 16: Tòa kinh tế được thành lập tại:
a) Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ←
b) Tòa án nhân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương c) Những thành phố lớn d) Cả 2 đều sai
Câu 17: Nghị quyết đại hội đồng cổ đông có thể bị yêu cầu tòa án xem xét hủy bỏ trong thời hạn:
a) 60 ngày kể từ ngày thong qua
b) 90 ngày kể từ ngày thông qua ←
c) 30 ngày kể từ ngày thong qua d) Cả 3 câu đều sai
Câu 18: Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cầu tạm thời được áp dụng vào giai đoạn nào
của tiến trình xét xử: a) Sơ thẩm b) Phúc thẩm
c) Bất cứ giai đoạn nào ← d) Cả 3 đều sai
Câu 19: Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài nếu: